You are on page 1of 27

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


ž&žœ

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:

TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TRƯƠNG ĐÌNH HẢI THỤY


Sinh viên thực hiện: THẠCH THỊ THANH NHI
Lớp: CLC_21DMA03
Mã số sinh viên: 2121003370
Mã lớp học phần: 2121702026505

TP HỒ CHÍ MINH, ngày 25 tháng 04 năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Tài chính –
Marketing đã đưa môn học Tin học đại cương vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Trương Đình Hải Thụy đã
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa
qua. Trong thời gian tham gia lớp học của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức
bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này. Bộ môn Tin học đại cương là
môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, do vốn kiến thức
còn nhiều hạn chế nên mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận
khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô
xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2022

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 ii


MỤC LỤC


I. Giới thiệu sơ lược về trò chơi dân gian việt nam ........................................................ 1
II. Một số trò chơi dân gian phổ biến .............................................................................. 4
1. Trò Ô ăn quan: ................................................................................................................... 4
a) Lịch sử: .................................................................................................................................. 5
b) Cách chơi: ............................................................................................................................. 5
2. Trò Chi chi chành chành ..................................................................................................... 9
a) Luật chơi: .............................................................................................................................. 9
b) Lịch sử: ................................................................................................................................ 10
3. Trò rồng rắn lên mây ........................................................................................................ 11
4. Trò trốn tìm ..................................................................................................................... 13
5. Trò bịt mắt bắt dê ............................................................................................................ 13
a) Cách chơi: ........................................................................................................................... 13
b) Luật chơi: ............................................................................................................................ 14
c) Đồng dao: ........................................................................................................................... 14
6. Trò nhảy lò cò .................................................................................................................. 15
a) Hình thức chơi: ................................................................................................................... 16
b) Số người chơi: ..................................................................................................................... 17
c) Kết quả thắng thua: ............................................................................................................ 17
d) Một số quy đinh thông dụng: ............................................................................................. 17
7. Trò kéo co ........................................................................................................................ 18
a) Luật chơi: ............................................................................................................................ 18
b) Lịch sử: ................................................................................................................................ 18
c) Môn thể thao: ..................................................................................................................... 19
d) Di sản quốc gia: ................................................................................................................... 20

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 TCN Trước Công nguyên
2 SCN Sau Công nguyên

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Một số trò chơi dân gian Việt Nam.................................................................... 2


Hình 2. Trò kéo co giúp trẻ vận động ............................................................................. 3
Hình 3. Trò banh đũa đòi hỏi sự khéo léo của người chơi.............................................. 3
Hình 4. Trò Ô ăn quan (Awale) của người Châu Phi ..................................................... 5
Hình 5. Bàn chơi Ô ăn quan cho hai người..................................................................... 6
Hình 6. Bàn chơi Ô ăn quan đã sẵn sàng cho khai cuộc ................................................. 6
Hình 7. Bàn chơi Ô ăn quan cho 3 người ....................................................................... 8
Hình 8. Bàn chơi Ô ăn quan cho bốn người ................................................................... 8
Hình 9. Trò chi chi chành chành ..................................................................................... 9
Hình 10. Phiên bản gốc của bài vè trong trò chi chi chành chành ................................ 10
Hình 11. Một phiên bản khác của bài vè trong trò chi chi chành chành ....................... 10
Hình 12. Trò Rồng rắn lên mây .................................................................................... 12
Hình 13. Trò chơi trốn tìm ............................................................................................ 13
Hình 14. Trò bịt mắt bắt dê ........................................................................................... 14
Hình 15. Đồng dao trong trò bịt mắt bắt dê .................................................................. 15
Hình 16. Các kiểu sơ đồ chơi Cò cò ............................................................................. 16
Hình 17. Trò nhảy lò cò ................................................................................................ 17
Hình 18. Trò kéo co ...................................................................................................... 18
Hình 19. Bức ảnh ghi lại trò chơi kéo co vào năm 1904 .............................................. 19
Hình 20. Hình ảnh lễ đón nhận bằng UNESCO ........................................................... 20

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 v


I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM
Trò chơi dân gian là một trong những kho tàng của di sản văn hóa và được xem
là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Đó là sản phẩm mang tính chất vận động và tinh
thần xuất phát từ lao động, sản xuất, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và được lưu
truyền bằng miệng, truyền tai, được trình diễn, thi đấu. Từ xa xưa, cha ông ta đã sáng
tạo ra trò chơi dân gian, làm nên sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa cổ truyền dân tộc,
đồng thời qua đó làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần, phong tục tập quán của
cư dân các vùng miền đất nước.
Trong ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt, trò chơi dân gian như một
phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, tạo thêm sợi dây gắn kết mọi
người với quê hương, xứ sở thanh bình. Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành
mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang
tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.
Nói đến các lễ hội, bên cạnh phần lễ, thì phần hội luôn thu hút sự tham gia của
đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương bởi sự phong phú của các
trò chơi dân gian, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho cả người chơi và người
xem. Trò chơi dân gian bên cạnh việc khuyến khích rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự
khéo léo của người chơi còn góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng, gắn kết tình làng
nghĩa xóm. Cha ông ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: đánh đu, kéo co, đấu vật,
đánh cờ tướng, hô bài chòi, làm thầy xem bói,… Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng
có các trò chơi khá phong phú như: ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo,… Các cư dân vùng
biển thì có thi bơi biển, kéo co trên cát, chạy tiếp sức trên bãi biển hay thi gánh cá,…
Trò chơi dân gian không chỉ mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, mà
còn kích thích trí thông minh của người chơi. Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ
thuật mang tính thẩm mỹ cao. Trò chơi đánh đu có thời thu hút rất đông nam thanh, nữ
tú. Trên chiếc đu, đôi trai gái cùng nhún rất nhịp nhàng và chiếc đu được đẩy lên cao
dần cùng tà áo dài của cô gái tung bay trước gió tạo thành hình ảnh đẹp và thơ mộng.
Trò chơi ném còn với quả còn nhiều màu sắc được tung lên không trung qua bàn tay
khỏe khoắn, khéo léo của các chàng trai, cô gái tìm cách lọt qua chiếc vòng trên ngọn
cây nêu gây hồi hộp, hấp dẫn. Những bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như múa rối
nước, bài chòi cũng khởi đầu từ trò chơi dân gian. Trò chơi cờ tướng (cờ người) thể
hiện trí tuệ điều binh khiển tướng; trò đấu vật thể hiện tinh thần thượng võ và sức khỏe
của trai tráng,… Có những trò chơi dành cho trẻ con tự sáng tạo ở các vùng miền nông
thôn cũng không kém phần sôi nổi như: trò bắt cướp, đánh trận, xem ngày cưới hỏi để
tổ chức đám cưới như người lớn,… Thông qua các trò chơi dân gian, mọi người cũng
có thể hiểu hơn về cuộc sống sinh hoạt đặc sắc, tiêu biểu nhất của chính địa phương
mình sinh sống cũng như trong từng dân tộc.
Bên cạnh những trò chơi dành cho người lớn và thường được tổ chức vào dịp tết,
lễ hội,… còn có vô vàn trò chơi dân gian hàng ngày dành cho trẻ em, mà ngày xưa đi
đến bất cứ ngõ xóm, làng quê nào, bạn cũng có thể bắt gặp như: bịt mắt bắt dê, ô ăn
quan, chơi thuyền, pháo đất, đánh đáo, thả diều,… Trò chơi dân gian dành cho trẻ em
thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc.
Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn
dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt. Những vòng quay của con quay (chơi cù) hay
những bước nhảy lò cò của trò chơi ô ăn quan,… tất cả như một bức tranh sinh động

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 1


của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm mại, những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao như
đưa văn hóa Việt Nam đến khắp năm châu.

Hình 1. Một số trò chơi dân gian Việt Nam


Trò chơi dân gian được gắn liền với môi trường sống. Nó thường đơn giản, dễ
chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn tiền, dễ tổ chức dù trong không gian hẹp như góc sân,
lớp học. Tất cả những trò chơi có chung một mục đích là rèn luyện sức khỏe, nhanh
tay, tinh mắt, sáng tạo, khéo léo, vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho trẻ, nhất là trẻ
đang độ tuổi tiểu học.
Lợi ích lớn nhất của trò chơi dân gian là tạo sự gắn kết của trẻ với bạn bè. Đa
phần các trò chơi đông người đều đòi hỏi sự ăn ý, hợp tác của từng thành viên. Trẻ sẽ
học được tinh thần đoàn kết, hợp tác, chịu trách nhiệm, biết chia sẻ và yêu thương
người khác. Trong khi lo ngại những trò chơi điện tử có thể làm trẻ có xu hướng trở
nên bạo lực, ích kỷ, dễ cáu gắt. Nhưng trong điều kiện tràn ngập công nghệ trong cuộc
sống, chắc chắn người lớn có thể nhìn thấy sự chênh lệch nghiêm trọng và sự cần thiết
phải cân bằng.
Trò chơi dân gian hướng các em về với những giá trị truyền thống của cha ông,
giúp các em thêm yêu quê hương và tự hào về truyền thống của dân tộc. Điểm đặc biệt
của trò chơi dân gian đó chính là sự gắn kết với môi trường thiên nhiên. Chính điều
này làm cho trẻ hòa mình với thiên nhiên hơn, hiểu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên
hơn.
Ngoài việc tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ qua trò chơi, trò chơi dân gian còn giúp
các em rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Khi các em chơi phải biết nhường nhịn
nhau, không quá ăn thua để đánh mất tình bạn.
Khi trẻ em ngồi quá lâu trước tivi chúng sẽ tiếp nhận thông tin một cách thụ
động mà không hề có tư duy. Việc lười vận động gây ra tình trạng béo phì, vẹo cột
sống, cận thị,… ngày càng gia tăng ở trẻ thành phố. Vì vậy, trò chơi dân gian giúp cho
các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng,
thân thiện, đoàn kết,… Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 2


hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo
ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm
hồn các em theo chiều hướng tốt hơn.
Việc chơi các trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ yêu dân tộc, hiểu các giá trị
văn hóa, bản sắc dân tộc mà còn cho trẻ thấm hơn các tình yêu thương, việc bảo vệ
môi trường sống xung quanh mình.
Trẻ dễ dàng phát triển khả năng toán học qua trò ô ăn quan, với việc phải đếm
và tính sau mỗi nước đi, cân nhắc đi nước nào “ăn” nhiều nhất giúp trẻ biết cách thức
tính toán (đặc biệt là tính cộng trừ), tăng tính sáng tạo. Qua trò chơi các trẻ thêm đoàn
kết, gần gũi với nhau. Để trẻ vận động thô, cha ông không cần dùng đến xe đạp, không
cần đi patin mà có rất nhiều trò chơi giúp trẻ vận động như kéo co, mèo đuổi chuột,
rồng rắn lên mây ,ù ập, cá sấu lên bờ, trốn tìm,…

Hình 2. Trò kéo co giúp trẻ vận động


Về vận động tĩnh: trò chơi banh đũa yêu cầu người chơi vừa phải vừa thảy banh
lên là trải đũa ra nhanh cho kịp bắt chụp lại trái banh, rồi lần lượt ném banh vừa bắt
từng cây đũa một, rồi hai, ba, bốn,… tức là phải tính chính xác làm sao vừa ném banh
lên là phải nhanh mắt nhanh tay nắm đúng số đũa cần lấy và kịp thời bắt chụp lại trái
banh. Hay như hoạt động làm diều vào mỗi mùa hè, trẻ đi kiếm những cây tre về tước
nhỏ sau đó vót mỏng, bẻ cong làm khung diều, không chỉ yêu cầu đôi bàn tay khéo léo
mà còn cần thiết kế cho chiếc diều của mình thật đẹp thật độc để khi bay lên cao dễ
dàng nhận diện cũng như nhận được sự ngưỡng mộ từ đám bạn.

Hình 3. Trò banh đũa đòi hỏi sự khéo léo của người chơi
Trò chơi dân gian tạo điều kiện trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, dễ dàng
quan sát, nhận biết sự vật hiện tượng thông thường. Bọn trẻ có thể thấy và nghe tiếng
đủ loại con vật, biết được nhiều loại cây, tăng khả năng quan sát. Đứa nhỏ lom khom
nhìn đứa lớn rồi bắt chước tự làm, không cần ai bày, tụm lại là chủ động học hỏi và
làm. Trí tưởng tượng của trẻ lại càng được nâng cao với trò đóng vai, nhất là làm cô
Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 3
dâu chú rể, cô giáo, làm ba mẹ và chơi đồ hàng. Bọn trẻ tự soạn kịch bản, diễn theo
những gì chúng nghĩ, chúng tưởng tượng. Thật ngạc nhiên khi chúng làm áo cưới cô
dâu bằng những chiếc lá chuối được tước ra trông giống như chiếc váy, và dùng hoa
dại gắn lên đầu cô dâu.
Các trò chơi dân gian thường mang yếu tố cộng đồng, nghĩa là có sự tham gia
của rất nhiều người cùng tương tác với nhau. Khả năng giao lưu của trẻ rất nhanh vì
khi chơi trò chơi dân gian cần tụ tập một nhóm nhỏ, chúng phải tự đi tìm bạn, tự rủ
bạn tham gia trò chơi với mình. Chính vì điều đó, chúng làm cho những mối quan hệ
trở nên gắn bó hơn giữa những người bạn tí hon của nhau, và cả những người bậc cha
mẹ của chúng cũng trở nên thân thiết hơn.
Có thể khẳng định trò chơi dân gian có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng,
rèn luyện thể chất, sức mạnh, dẻo dai, khôn khéo và sức chịu đựng của con người.
Trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn đều theo
xu hướng “công nghệ hóa” như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… Rất
khó bắt gặp những đứa trẻ chơi trò kéo co, ô ăn quan hay đánh khăn,… Trong khi lo
ngại những trò chơi điện tử có thể làm trẻ có xu hướng trở nên bạo lực, ích kỷ, dễ cáu
gắt thì tại sao bố mẹ không hướng trẻ đến những trò chơi dân gian. Dễ dàng nhận thấy
lợi ích trò chơi dân gian mang lại vô cùng to lớn: phát triển tư duy, sức khỏe, sự dẻo
dai, tinh thần đoàn kết, hợp tác, chịu trách nhiệm, biết chia sẻ và yêu thương người
khác – điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình có được, phải chăng
chúng ta cần nhìn nhận lại và học hỏi cách giáo dục con cái từ cha ông của mình.
Đối với trẻ em, những trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành
nên bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu
nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội. Bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi
cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát
triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình
yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Tuy nhiên trong đời sống hiện nay, khi quá trình hội nhập và phát triển, sự giao
lưu và tiếp biến văn hóa và sự ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của nhiều trào
lưu văn hóa mới, cùng với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã dẫn tới
những sự thay đổi mang tính tiêu cực của các trò chơi dân gian của các dân tộc.
Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách nào hay
hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Sự kết hợp giữa các trò chơi dân
gian, trò chơi có tính trí tuệ trong giải toán tuổi thơ, trò chơi có tính ứng xử trên cơ sở
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực sẽ giúp các em được ôn luyện, trau
dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian,…
II. MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHỔ BIẾN
1. Trò Ô ăn quan:
Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của
trẻ em Việt Nam. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người
chơi trở lên thường là từ 2 đến 3 người và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm
để chuẩn bị cho trò chơi.

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 4


Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala đã hiện diện ở
Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 – 1150 TCN).
a) Lịch sử:
Tuy xuất hiện rất lâu đời nhưng kì thực nguồn gốc xuất xứ của nó lại cách
Việt Nam khá xa, cụ thể là Châu Phi. Trò chơi xuất phát từ Bờ Biển Ngà, Nigeria sau
trở nên phổ biến ở châu Phi. Tại Châu Phi ô ăn quan được “khai sinh” với cái tên là
Awale (nghĩa là túi hạt), tên ô ăn quan cũng xuất phát từ phiên âm của từ này.

Hình 4. Trò Ô ăn quan (Awale) của người Châu Phi


Hiện chưa rõ nguồn gốc cũng như thời điểm bắt đầu nhưng chắc chắn rằng Ô
ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh
đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ
năm sinh, năm mất), đõ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn
về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất
hiện trong khi chơi. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của
Việt Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi.
Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là
manqala hoặc minqala, có nguồn gốc từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi
mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 – 1150 TCN). Tuy
nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở
Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad.
Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala Mandeb sang bờ
đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau,
các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở
rộng của tôn giáo và văn hóa.
b) Cách chơi:
• Chuẩn bị:
Bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước
linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn
Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 5
để thuận tiệnc cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè,
trên miếng gỗ phẳng,… Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ
nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn
của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.
Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô
quan.
Quân chơi gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất
liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều
quân bằng một bàn tay khi chơi. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân
biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả,…
hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan
luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.
Quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một
quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp
không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng
cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Trò chơi thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài
hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người
chơi ngồi bên đó.
• Luật chơi:
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò
chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy
theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là
1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân (cờ).

Hình 5. Bàn chơi Ô ăn quan cho hai người

Hình 6. Bàn chơi Ô ăn quan đã sẵn sàng cho khai cuộc


Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân
theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt.
Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa
thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do
người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào
các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược chiều xuôi chiều kim

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 6


đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lí
tiếp như sau:
- Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có
chứa quân thì người chơi sẽ bị mất lượt số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại
ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn
lại là một trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô
này,… Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết
toàn bộ sô quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi mủa mình. Một ô có nhiều dân
thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi giàu sụ. Người chơi có thể
bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được
nhiều điểm.
- Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì
người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
- Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người
chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt
vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5
dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. Cuộc chơi sẽ kết thúc khi
toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết
nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về
người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay
hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến
được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần
thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ
bị mất lượt.
- Ở một số địa phương còn có cách chơi: Khi liền sau là ô quan sẽ được bốc một viên
dân trong ô quan để đi đến ô tiếp theo, trong trường hợp ô quan chỉ có một viên quan
lớn người chơi sẽ không được dùng mà mất lượt, quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
• Đồng dao:
Trong cách chơi truyền thống có sử dụng một số bài đồng dao, dưới đây là
một bài trong số đó:
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng cúng Phật.
• Biến thể:
Trò chơi có một số biến thể sau:
- Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và/ hoặc ở ô quan ngoài còn có thêm 20 hay 30 dân
- Khi đến lượt đi người chơi có thể tính toán phương án đi của mình trong một khoảng
thời gian hợp lý hoặc phải đi ngay mà không được phép tính toán.

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 7


Hình 7. Bàn chơi Ô ăn quan cho 3 người
Ô ăn quan cho nhiều hơn hai người chơi:
Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển
quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết
kế khác đi cho phù hợp.
- Bàn chơi cho 3 người: có hình tam giác đều với 3 ô quan ở 3 đỉnh của tam giác, ở
mỗi cạnh kẻ 5 ô vuông để làm ô dân. Người chơi ngồi ở phía cạnh tam giác có các ô
dân thuộc quyền kiểm soát của mình.
- Bàn chơi cho 4 người: có hình vuông với 4 ô quan ở 4 góc vuông, các ô dân hình
vuông kẻ ở 4 cạnh, mỗi cạnh 5 ô. Người chơi ngồi ở phía cạnh hình vuông có những ô
dân thuộc quyền kiểm soát của mình.

Hình 8. Bàn chơi Ô ăn quan cho bốn người


Ô ăn quan trong văn học, nghệ thuật:
Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với
một khoảng sân nhỏ và những viên sởi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có
thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật:
- Thành ngữ: Một đập ăn quan – hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì
đạt kết quả to lớn.
- Trích bài thơ “Chơi Ô ăn quan” của Lữ Huy Nguyên:
“Bên rìa hầm trú ẩn

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 8


Em chơi ô ăn quan
Sỏi màu đua nhau chạy
Trên vòng ô con con.
Sỏi nằm là giặc Mỹ
Sỏi tiến là quân mình
Đã hẹn cùng nhau thế…
Tán bàng nghiêng bóng xanh…”
- Trích bài thơ “Thời gian trắng” cảu Xuân Quỳnh:
“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”
- Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng “Chơi Ô ăn quan” (1931).
2. Trò Chi chi chành chành
Chi chi chành chành là một trò chơi dân gian phổ biến ở Việt Nam.

Hình 9. Trò chi chi chành chành


a) Luật chơi:
Trò chơi cần từ hai người chơi trở lên. Một người được chọn đứng ra trước
xòe bàn tay ra, những người khác giơ ngón trỏ đặt vào lòng bàn tay người được chọn.
Người xòe bàn tay đọc một bài vè, đến cuốu bài vè thì những người khác cố gắng rút
tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay. Trò chơi
cứ thế lặp lại.
• Bài vè:
Có rất nhiều phiên bản của bài vè. Phiên bản gốc là: Chu tri rành rành.
“Cái đanh nổ lửa.
Con ngựa đứt cương.
Ba Vương tập đế
Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 9
Cấp kế đi tìm
Hú tim bắt ập.”

Hình 10. Phiên bản gốc của bài vè trong trò chi chi chành chành

Hình 11. Một phiên bản khác của bài vè trong trò chi chi chành chành
b) Lịch sử:
Theo Giáo sư Lê Quang Châu, khi ngồi chơi bên bở sông Đuống, dưới chân
mộ thủy tổ Kinh Dương Vương. Ông giải mã bài đồng dao như sau: Chi chi là cho nọ
(trong một tộc họ) nối chi kia. Chành chành là nếu không có chi kế tiếp thì ‘chành”
sang họ trực hệ hoặc đồng tông. “Cái đanh thổi lửa” là biểu hiện thời cổ xưa có ông
Toại Nhân dùng dùi đá lấy lửa. “Con ngựa chết trương” là hình ảnh chuyện nhân vật
Hiên Viên phản vua Thần Nông, giết vua và mười bốn người, cướp ngôi, tự xưng
chính mình là hậu duệ, phạm vào lời nguyền “Bắc Nam không xâm phạm nhau”, gây
nên cảnh “người và ngựa chết trương đầy đồng nội”, “Ba vương Ngũ đế”, nói trước về
ngũ đế là năm vị tổ của Kinh Dương Vương gồm Đế Thiên (Phục Hy), Đế Thích
(Thần Nông), Đế Khôi (Viêm Đế, viêm là lửa), Đế Tiết (Hoàng Đế, vị vua đã phạm lời
Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 10
nguyền), Đế Thức (Thần Đế). Ba vương là ba vua anh em ruột dòng dõi Đế Thức: Vua
Minh, vua Lai và vua Long Cảnh. Vua cả tên Minh đã đặt tên nước ta thời ấy là Xích
Quỳ, xích là đỏ, màu lửa để chỉ rằng đây là dòng dõi của Viêm Đế, quỷ là một trong
28 ngôi sao, tượng trưng phương nam (không phải quỷ là ma quái). “Chấp chế đi tìm”
kể từ Ba vương ngũ đế đã chấp nhận đi tìm một thể chế để có thể xây dựng cơ đồ bền
vững. “Ú tim bắt được”, bắt được chế độ liên hiệp trăm họ lại, tạo dựng nên nhà nước
Văn Lang. “Ù à ù ập” là tán thán từ tỏ dấu hiệu vui mừng.
3. Trò rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là trò chơi thân thuộc với biết bao thế hệ trẻ em Việt
Nam. Trò chơi rồng rắn lên mây góp phần rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo trong
di chuyển, phát huy khả năng ngôn từ, ứng xử cho trẻ.
Thể thức:
Trò chơi cần ba, bốn người trở lên, càng đông thì càng vui. Một người được
chỉ định làm “Thầy Thuốc”. Một người làm đầu rắn, số còn lại là thân và đuôi rắn.
Rắn tạo hình bằng cách các em xếp hàng dài, người sau ôm eo hay nắm áo người trước
nhịp nhàng di chuyển như một con rắn.
Chỗ chơi là ngoài sân để chạy đuổi được. Khi bắt đầu thì Thầy Thuốc đứng
giữa sân, con rắn di chuyển một vòng chung quang, vừa đi các em vừa đồng thanh hát:
“Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”
Khi dứt ở câu này thì đầu rắn phải trở lại đối diện Thầy Thuốc.
Lần đầu tiên Thầy Thuốc sẽ trả lời: “Không có nhà”. Rắn lại phải lượn một
vòng và hát rồi lại hỏi: “Thầy Thuốc có nhà hay không?”. Lần thứ nhì Thầy Thuốc lại
nói: “Không có nhà”. Rắn lại lượn một vòng và hát, rồi hỏi: “Thầy Thuốc có nhà hay
không?”. Lần thứ ba này Thầy Thuốc mới nói: “Có nhà”.
Sau đó đoạn đối thoại ngắn:
Thầy Thuốc: “Con đi đâu?”
Rắn: “Con đi mua thuốc”
Thầy Thuốc: “Mua thuốc cho ai?”
Rắn: “Mua thuốc cho con”
Thầy Thuốc: “Con lên mấy?”
Rắn: “Con lên một”
Thầy Thuốc: “Thuốc chẳng hay”
Rắn: “Con lên hai”
Thầy Thuốc: “Thuốc chẳng hay”
Rắn: “Con lên ba…”

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 11


Tới một con số nào đó (có khi là con số trẻ em lắm rắn) thì Thầy Thuốc sẽ
nói: “Thuốc hay vậy”
Thầy Thuốc: “Xin khúc đầu”
Rắn: “Những xương cùng xẩu”
Thầy Thuốc: “Xin khúc giữa”
Rắn: “Những máu cùng me
Thầy Thuốc: “Xin khúc đuôi”
Rắn: “Tha hồ Thầy đuổi”
Dứt lời thì Thầy Thuốc cố chạy vòng ra sau túm lấy cái đuôi rắn trong khi
đầu rắn cố gắng giang tay ra cản còn thân rắn thì vặn mình cố thoát Thầy Thuốc nhưng
không được “đứt khúc”, nghĩa là hàng người phải luôn ôm nối nhau. Trò chơi kết thúc
khi Thầy Thuốc chạy bắt được đuôi rắn hay con rắn ngoằn ngoèo “đứt” ra từng khúc.
Trẻ em xô nhau chạy, la hét, có khi té nhào, đứt cả dép làm cảnh vui nhộn
để mọi người đứng xem.

Hình 12. Trò Rồng rắn lên mây

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 12


4. Trò trốn tìm

Hình 13. Trò chơi trốn tìm


Trốn tìm, hay còn gọi là chơi 5-10 là trò chơi phổ biến của trẻ em, số lượng
người chơi không hạn chế (nhưng ít nhất là ba). Mục đích là một người đi tìm còn
những người kia lẩn trốn. Người bị chỉ định là “người tìm” thường nhắm mắt và úp
mặt vào một vật lớn như bức tường hoặc thân cây rồi hô lớn một chuỗi con số; ở Việt
Nam thì đếm lớn tiếng: 5, 10, 15, 20, 25… cho đến khi đạt 100 thì người tìm mở mắt
rồi bắt đầu đi vòng quanh tìm những người kia. Trong khi còn đếm thì những người
kia có thì giờ chạy chốn.
Trò chơi kết thúc bằng nhiều cách. Người tìm khi phát hiện một người trốn
thì có thể hô lớn tên đương sự và vị trí của họ, kể như người trốn bị loại. Một biến thể
khác là người trốn khi bị phát hiện phải đứng yên bất động ở vị trí đó. Biến thể khác
nữa là người trốn dù bị phát hiện nhưng nếu nhanh chân chạy trở lại vị trí đầu tiên và
đập tay vào vật mà người tìm úp mặt lúc khởi đầu đếm thì coi như “sống”. Nếu người
tìm chạy về trước và đập tay vào chỗ đếm khởi đầu thì người trốn đó bị loại. Người
nào trốn tránh được lâu nhất là kẻ thắng.
Trò chơi là một ví dụ truyền thống truyền miệng, thường được trẻ em dạy
nhau chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5. Trò bịt mắt bắt dê
Bịt mắt bắt dê (tiếng Anh: blind man’s bluff) là một biến thể của trò chơi
đuổi bắt, trong đó có một phạm vi sân chơi giới hạn. Người bị bắt sẽ thua cuộc và phải
thế chỗ cho người bắt.
Trò chơi bị mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn,
khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng
thêm tính đoàn kết.
a) Cách chơi:
• Cách 1:

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 13


Cả nhóm cùng oẳn tù xì hoặc chọn môt người xung phong bịt mắt đi bắt dê,
khăn bịt mắt, những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng.
Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho đến khi người đó hô “đứng
lại” thì phải đứng lại không được di chuyển, lúc này người bịt mắt đi quanh vòng tròn
và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương
hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó
thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để
mọi người di chuyển.
• Cách 2:
Chọn hai người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả hai
cùng đứng trong vòng tròn và bị bịt mắt, đứng quay lưng vào nhau. Sau đó nghe theo
hiệu lệnh người làm dê vừa di chuyển vừa kêu “be be” để người bắt dê định hình
phương hướng và đuổi bắt. Những người đứng xung quanh hò reo tạo không khí sôi
động. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở
hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.
b) Luật chơi:
- Mắt phải được bịt kín
- Người chơi chỉ được cổ vũ, không được nhắc hoặc mách cho bạn đi bắt
dê.
- Không được đi ra khỏi vòng tròn
- Nếu trong một thời gian quy định mà không bắt được dê thì coi nhưu bên
dê thắng và thay người khác vào chơi.

Hình 14. Trò bịt mắt bắt dê


c) Đồng dao:
Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 14
“Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dê tấp bờ hè
Ngã kềnh bốn vó
Mọi người cười rộ
Cố đuổi vòng quanh
Dê chạy thật nhanh
Túm ngay một chú.”

Hình 15. Đồng dao trong trò bịt mắt bắt dê


6. Trò nhảy lò cò
Cò cò hay lò cò là một trò chơi dân gian, được cho là đã có từ thời Trung
Cổ, rất thông dụng và có ảnh họa trên các giáo đường. Trò chơi này rèn luyện người
mới chơi tập trung giữ thăng bằng, nâng cao sự khéo léo và tính toán.
Thường thấy trẻ em thả chân nhảy cò cò trên khoảng sân gạch, đất, cát
nhám hay vỉa hè lấp xấp. Dùng viên phấn, cục than hay đầu cây nhọn ấn tới hằn rõ
những đường kẻ thẳng giao nhau tạo các ô vuông, ra sơ đồ đường, mức đi cò cò. Các ô
vẽ rộng vừa đủ sức người chơi lấy đà bật một lần có thể nhảy qua ô khác.

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 15


Chọn vẽ một trong các kiểu sơ đồ sau để chơi: Cò cò đơn, Cò cò đôi, Cò cò sủn, Cò cò
ốc sên.

Hình 16. Các kiểu sơ đồ chơi Cò cò


a) Hình thức chơi:
Trước tiên người chơi tự chọn lấy “Chàm” cho mình. Đó là viên sỏi, mảnh
gạch hay sứ vỡ, đồng tiền,… thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc nảy
ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có chàm trong đó. Trật tự hướng đi được
đánh số thứ tự trong từng ô (hoặc không cần ghi do người chơi thông báo cho nhau và
ngầm nhớ), nhảy đứng một chân vào ô đơn, bất kỳ chân nào, không để té mất thăng
bằng, không giẫm vào đường kẻ, chỉ sử dụng một chân để xoay trở mũi và bật đi tiếp.
Không dừng lại chậm quá 60 giây, tới hai ô sát nhau nhảy dang hai chân đứng bẹp
trong hai ô, chân phải trong ô phía phải, chân trái ở ô phía trái. Vòng về đứng ở ô gần
ô có chàm nhất, cúi lấy tay lượm chàm, nhảy ra khỏi vòng và hoàn thành một mức.
Khi đang dỉ chuyển mà mắc lỗi phạm qui, người chơi phải dừng lại ra ngoài nhưng
chàm để nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất.
Thay vì cúi lượm, có thể cò vào ô chứa chàm, dùng chân sủn nó ra ngoài
vòng,
Tiếp tục tung chàm vào mức kế tiếp và đi lập lại kiểu như vậy cho tới khi
xong mức chót tới lượt cất nhà. Sau khi tung đồng chàm ngược ra sau lưng, nó rớt vào
ô nào, ô đó được đánh dấu là “Nhà”. Người khác cò hay tung chàm vào sẽ bị phát. Còn
chủ nhân vào nhà theo kiểu nào cũng được. Tuy vậy, điều này có thể thay đổi và được
giao khó hơn như: Cò vào nhà cháy nhà.
Cuộc chơi cho phép người chơi yếu có thể bắt cặp với một người giỏi nhằm
giúp mau cất nhà. Vì được hưởng quyền theo mức cao nhất của người mình.
Với cò cò đôi, nếu một trong hai phạm qui, người kia còn tiếp tục đi tiếp
hay dừng lại tùy theo luật đã giao.

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 16


Hình 17. Trò nhảy lò cò
b) Số người chơi:
Không giới hạn. Một người hay tối đa 5 người chơi chung một sân, vì dễ
dàng vẽ ô cò khác để người chơi khỏi phải đứng chờ lâu quá mới đến lượt.
c) Kết quả thắng thua:
Người chơi quy định.
Khi hầu hết các ô đã là nhà, người thắng cuộc có nhiều nhà hơn các người
khác, phần thưởng đại loại: Ngồi trên kiệu tay đi vài vòng; Được các bạn lần lượt cõng
đi một quãng đường ngắn; Hoặc có thêm vài món vật lạ vào trong bộ sưu tập của mình
do các bạn phải nộp chuộc…
d) Một số quy đinh thông dụng:
Trong cuộc, người chơi tuân theo những quy tắc căn bản, còn có thể thêm
những giao ước khó hơn, dưới đây là quy tắc chơi ở Việt Nam:
• Không thảy chàm vào ô có nhà, đụng chàm nhau hay lấy nhầm
chàm; Không được thay chàm trong khi chơi.
• Không thay đổi chân cò trong suốt lượt đi; Không chống tay hoặc
chụm đứng hai chân cúi lượm chàm, không chạm tay vào đường kẻ,
không lượm rơi chàm.
• Khi thảy chàm cất nhà phải xướng lớn: Thảy đất cất nhà Một – Hai –
Ba…
• Chỉ được tung chàm không quá ba lần khi cất nhà.
• Thảy chàm cất nhà vào nơi nhà mình đã có trước thì bị cháy nhà.
• Miếng sứt ra từ đồng chàm chạm vào đường kẻ cũng bị mất lượt.
• Tăng gấp đôi quãng đường cất nhà bằng cách đi ngược lại các mức.
• Không hoặc được nhẩm miệnh theo khi nhảy tương ứng: Cò, cò,
bẹp, cò,…
Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 17
7. Trò kéo co
Kéo co hay kéo dây là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian thông
dụng và đơn giản trên thế giới hiện nay. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và
là môn trọng vào sức mạnh. Kéo co không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà
còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải
mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo
co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn
hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng
trong các lễ hội cổ truyền. Hiện nay, nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Campuchia,
Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi
vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.

Hình 18. Trò kéo co


a) Luật chơi:
Luật kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số
người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên
kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có
buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi
bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, mọi người thường chọn những
trai gái chưa vợ chưa chồng.
Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre
hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy
dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức
kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng
tiếng “dô ta”, “cố lên”.
Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng
đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Đang
giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên
nào kéo thắng hai keo trước là thắng.
b) Lịch sử:

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 18


Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên
tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc
thi đấu kéo co từ năm 2500 TCN. Khi đó người ta chơi kéo co không dùng đến dây
thừng như bấy giờ mà dùng loại dây khác. Theo các tài liệu ghi lại, kéo co là một trò
chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Quốc đặc biệt là vào đời nhà Đường
và sau này là thời nhà Tống. Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm TCN, kéo co được xem như
là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.
Ở Tây Âu, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 SCN. Các chiến binhViking
thường chơi một trò chơi có thên gọi là “kéo da”, trong đó người ta dùng da động vật
thay cho dây thừng để chơi kéo co. Tại nước Anh, cuộc thi đấu kéo co đầu tiên được
ghi nhận là diễn ra vào thế kỷ 16 giữa hai làng vùng Norfolk. Tuy vậy, theo nhiều câu
chuyện kể lại thì kéo co dưới hình thức là một môn thể thao hiện đại bắt đầu từ con tàu
Cutty Sark. Vào khoảng thời gian từ năm 1885 đến 1895, Richard Woodget, thuyền
trưởng tàu Cutty Sark, đã thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu kéo co cho các thủy
thủ của mình. Bằng cách này, Woodget muốn rèn luyện sức khỏe và trau dồi bản năng
chiến đấu cho họ.

Hình 19. Bức ảnh ghi lại trò chơi kéo co vào năm 1904
c) Môn thể thao:
Kéo co đã trở thành một môn thể thao hiện đại. Kéo co có mặt trên đấu
trường Olympic từ khoảng năm 1916 đến 1917. Tuy nhiên, năm 1920, Ủy ban
Olympic quốc tế IOC đã quyết định giảm bớt số lượng vận động viên tham gia Thế
vận hội Olympic, vì lý do này mà một số môn thể thao bị loại bỏ trong đó có môn kéo
co. Năm 1958, Liên đoàn kéo co Anh được thành lập. Hai năm sau tức vào năm 1960,
Liên đoàn kéo co quốc tế cũng ra đời và do George Hutton (người Anh) cùng Rudolf
Ullmark (người Thụy Điển) đứng đầu. Cuộc họp đầu tiên của Liên đoàn quốc tế diễn
ra tại Thủy Điển vào năm 1964. Cũng trong năm đó, Liên đoàn kéo co quốc tế (TWIF)
tổ chức giải vô địch châu Âu đầu tiên năm 1965 tại Crystal Palace, Anh. Từ đó đến
nay, Giải vô địch châu Âu được tranh tài đều đặn, mãi cho đến năm 1975, khi các
quốc gia ngoài châu Âu trực thuộc TWIF thì giải Vô địch kéo co thế giới đầu tiên
được tổ chức tại Hà Lan. Hiện nay, giải diễn ra hai năm một lần. Năm 1999, Liên đoàn
kéo co quốc tế (TWIF) được công nhận tạm thời và năm 2002, tổ chức này được công
nhận chính thức theo luật 29 của Hiến chương Olympic.
Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 19
d) Di sản quốc gia:
Vào hồi 12 giờ 15 phút giờ địa phương (tức 17 giờ 15 phút giờ Việt Nam)
ngày 02/12/2015, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi
vật thể lần thứ 10 của UNESCO, diễn ra tại thành phố Windhoek, nước Cộng Hòa
Namibia từ ngày 30/11 đến 4/12/2015. Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống của
Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản
văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.

Hình 20. Hình ảnh lễ đón nhận bằng UNESCO


Ở Hàn Quốc, kéo co là nghi lễ phổ biến của người dân các địa phương
thuộc tỉnh Chungcheongdam, Gangwon, Gyeongsangnam… Trong khi đó, ở
Campuchia, kéo co được thực hành thường xuyên bởi ba cộng đồng đại diện xung
quanh Hồ lớn (Great Lake) của Biển Hồ Tonle Sap, gần khu vực khảo cổ Angkor. Tại
Philippines, các nhóm kéo co được biết đến hội tụ tại Nunhipukana, nơi hơpk lưu của
sông Hapao và các sông nhánh. Riêng Việt Nam, kéo co được các cộng đồng người
Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy và nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang,
Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh cùng nhiều tỉnh trên cả nước Việt Nam đã
biết tới từ lâu đời, lưu truyền cho tới ngày nay

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giới thiệu về trò chơi dân gian:
http://www.spnttw.edu.vn/articledetail.aspx?articleid=3674&sitepageid=656
Trò Ô ăn quan: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ô_ăn_quan
Trò Chi chi chành chành: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_chi_chành_chành
Trò Rồng rắn lên mây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Rồng_rắn_lên_mây
Trò Bịt mắt bắt dê: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bịt_mắt_bắt_dê
Trò Trốn tìm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trốn_tìm
Trò Nhảy lò cò: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cò_cò
Trò Kéo co: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kéo_co

Thạch Thị Thanh Nhi - 2121003370

You might also like