You are on page 1of 16

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI TẬP HỌC KỲ LUẬT HÀNH CHÍNH....................................................1

NỘI DUNG...............................................................................................................4

Câu 1:.....................................................................................................................4

Câu 2:.....................................................................................................................8

Câu 3:...................................................................................................................10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................14


ĐỀ BÀI TẬP HỌC KỲ LUẬT HÀNH CHÍNH

1
2
Đầu năm 2020, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-COVID19 gây
ra đã tạo nên tình trạng khan hiếm đối với một số mặt hàng trang bi y tế, trong đó
có khẩu trang. Lợi dụng tình hình đó, một số cơ sở bán thuốc đã tăng giá mặt hàng
này lên mức cao.

Tại Thanh Hoá, từ ngày 02/02/2020 đến 10/02/2020, Sở Y tế đã ban hành


quyết định số 227/QĐ-SYT ngày 7/2/2020 thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược và Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với
4 cơ sở vì có hành vi tăng giá bán khẩu trang, trục lợi từ dịch nCoV.

Anh/chị hãy:

1. Phân tích tính hợp pháp của quyết định nêu trên của Sở Y tế Thanh
Hoá (về thẩm quyền, hình thức áp dụng, trường hợp áp dụng)? Căn cứ pháp
luật?

2. Phân tích tính hợp lí của quyết định nêu trên?

3. Đưa ra các giải pháp pháp lí để quản lí nhà nước đối với các mặt
hàng khan hiếm trong tình trạng bệnh dịch.

3
NỘI DUNG
Câu 1:
Tính hợp pháp của một quyết định hành chính được hiểu một cách khái quát là
sự phù hợp của quyết định đó với thẩm quyền; hình thức; trường hợp áp dụng của
các chủ thể quản lí trong khuôn khổ luật định. Cụ thể, tính hợp pháp của quyết
định của Sở Y tế Thanh Hóa trong trường hợp nêu trên được thể hiện như sau:

Về thẩm quyền, Điểm B Khoản 9 Điều 2 Thông tư số 51/2015/TT – BYT –


BNV của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở y tế thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và phòng y tế thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh: “Chỉ đạo, triển khai công tác quản lý kinh doanh thuốc,
hành nghề dược (cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược), cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, cấp số công bố mỹ phẩm theo đúng
quy định của pháp luật”. Đồng thời, theo theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư số
02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành
tốt cơ sở bán lẻ thuốc, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 12/2020/TT-BYT
ngày 22/06/2020: “Trường hợp biên bản đánh giá GPP kết luận cơ sở bán lẻ
thuốc đáp ứng GPP theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này: Trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc
và ký biên bản đánh giá, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược và/hoặc cấp Giấy chứng nhận GPP theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III
kèm theo Thông tư này”. Kết hợp với Điểm b Khoản 3 Điều 10 của Thông tư trên:
“Trường hợp cơ sở không đáp ứng một hoặc một số phạm vi kinh doanh trong
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp, Sở Y tế tiến hành thu hồi
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp để loại bỏ phạm vi kinh
doanh không đáp ứng và thu hồi Giấy chứng nhận GPP (nếu có) theo quy định tại
4
Điều 40 của Luật dược và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phù
hợp với phạm vi kinh doanh mà cơ sở đáp ứng”. Như vậy, việc Sở Y tế Thanh Hóa
thu hồi Giấy chứng nhận Đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận đạt
Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc hoàn toàn đúng thẩm quyền.

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 37 Luật Dược số 105/2016/QH13 quy định về
Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh
doanh dược: “Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, Điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng
nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược quy định tại
Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều 32 của Luật này”, Giám đốc Sở Y tế đã thực hiện
ký quyết định thu hồi Giấy chứng nhận Đủ điều kiện kinh doanh dược là đúng
thẩm quyền; tương ứng với đối tượng của quyết định này là Quầy thuốc số 79 –
Chi nhánh dược phẩm Nông Cống.

Về hình thức, theo Điều 35 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 Quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Dược: “1. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra trong đó có kiến
nghị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc khi phát hiện các
trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật dược, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dược phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược thuộc thẩm quyền quản lý; trường hợp không thu hồi phải có văn bản trả lời
cho cơ quan kiến nghị thu hồi và nêu rõ lý do;

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan ban hành quyết định thu
hồi có trách nhiệm:

5
a) Đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và gửi quyết định này đến Bộ Y tế và các Sở
Y tế khác trên phạm vi toàn quốc;

b) Cập nhật thông tin thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Bộ Y tế và các Sở Y tế có trách
nhiệm đăng tải quyết định này trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị”.

Có thể hiểu, việc thu hồi Giấy chứng nhận Đủ điều kiện kinh doanh dược phải
được thể hiện thông qua quyết định dưới dạng văn bản. Như vậy, Quyết định số
227/QĐ – SYT của Sở Y tế Thanh Hóa về việc thu hồi Giấy chứng nhận Đủ điều
kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
được ban hành hợp pháp về mặt hình thức.

Về trường hợp áp dụng, Quyết định số 227/QĐ – SYT của Sở Y tế Thanh Hóa
về việc thu hồi Giấy chứng nhận Đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng
nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc chưa thực sự phù hợp với các căn cứ
pháp luật hiện hành tại thời điểm ban hành quyết định đó.

Theo Điều 40 Luật Dược số 105/2016/QH13 quy định về các trường hợp thu hồi
Giấy chứng nhận Đủ điều kiện kinh doanh dược: “1. Chấm dứt hoạt động kinh
doanh dược.

2. Không đáp ứng một trong các Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện
kinh doanh dược quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật này.

3. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược được cấp nhưng không đúng
thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.

6
4. Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ
quan quản lý nhà nước về dược”.

Có thể thấy, trường hợp tăng giá khẩu trang bất hợp lý không thuộc các trường hợp
thu hồi Giấy chứng nhận Đủ điều kiện kinh doanh dược quy định tại điều này.

Mặt khác, khẩu trang không thuộc các mặt hàng do Nhà nước định giá được quy
định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Giá số 11/2012/QH – 13. Theo quy luật cung – cầu,
khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả có xu hướng tăng; vì vậy, trong trường hợp nguồn
chung hạn chế mà nhu cầu của người dân tăng cao thì tăng giá là hoàn toàn hợp lí.
Tuy theo Khoản 1 Điều 19 Luật Giá số 11/2012/QH – 13 và quy luật cung – cầu
thông thường, các quầy thuốc, cơ sở bán lẻ hoàn toàn có đủ cơ sở để tăng giá
nhưng việc tăng giá trong trường hợp này lại rơi vào hành vi bị cấm trong lĩnh vực
giá được quy định tại Điểm C Khoản 2 Điều 10 Luật Giá số 11/2012/QH – 13:
“Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều
kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán
hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý”. Tuy nhiên, mức độ tăng giá thế nào “bất hợp lí” thì
cũng chưa được quy định cụ thể trong luật. Vì vậy, việc đánh giá mức độ “bất hợp
lí” đối với hành vi tăng giá bán khẩu trang trong thời buổi dịch nCoV trong trường
hợp trên hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế không quy định chế tài xử phạt với hành vi tăng giá khẩu trang bất hợp lý.
Chỉ có Khoản 1 Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn có quy định
tại Điều 17 là: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi
lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện
bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng
hóa, dịch vụ bất hợp lý”. Có thể thấy, chế tài xử phạt đối với hành vi lợi dụng dịch

7
bệnh để tăng giá sản phẩm bất hợp lý chỉ bị “phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng” chứ không có hình phạt bổ sung là tước giấy phép hành nghề.
Cho đến ngày 28/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ – CP để
thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ – CP thì Điểm A Khoản 4 Điều 14 Nghị định
này mới quy định: ngoài việc bị “phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng”, hình phạt bổ sung đối với “hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá
bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu
sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh” là “tước quyền sử
dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược,
đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng”.

Tuy nhiên, do Quyết định số 227/QĐ – SYT của Sở Y tế Thanh Hóa được ban
hành vào ngày 7/2/2020 nên chưa thể áp dụng các quy định theo Nghị định số
117/2020/NĐ – CP mà vẫn phải tuân theo Nghị định số 176/2013/NĐ – CP. Vì
vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành vào thời điểm ban hành Quyết
định số 227/QĐ – SYT của Sở Y tế Thanh Hóa thì hoàn toàn chưa đủ cơ sở để áp
dụng hình phạt thu hồi Giấy chứng nhận Đủ điều kiện kinh doanh dược đối với
hành vi tăng giá khẩu trang, trục lợi từ dịch nCoV của Quầy thuốc số 79 – Chi
nhánh dược phẩm Nông Cống.

Câu 2:
Tính hợp lí của quyết định hành chính được hiểu một cách khái quát là sự thể
hiện phương án được lựa chọn để điều chỉnh đối tượng quản lí trong quyết định là
phương án cần thiết và tối ưu nhất. Cụ thể, tính hợp lí của quyết định của Sở Y tế
Thanh Hóa trong trường hợp nêu trên được thể hiện như sau:

Khẩu trang y tế được xem là một trong những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa
virus Corona. Việc người dân mua khẩu trang chứng tỏ ý thức được việc ngừa
8
bệnh cho bản thân và lây các bệnh đường hô hấp cho người xung quanh, hạn chế
dịch lây lan trong cộng đồng. Do không phải ai cũng dư dả về tài chính, việc nâng
giá khẩu trang lên quá cao, gấp 2 – 3 lần so với giá thông thường khiến nhiều
người gặp khó khăn trong việc tự trang bị cho mình công cụ cần thiết để bảo vệ sức
khỏe; thậm chí vào thời điểm hàng hóa khan hiếm thì có tiền cũng chưa chắc mua
được.

Trước tình hình khẩu trang y tế cháy hàng, loạn giá, trong cuộc họp trực tuyến
sáng 1/2/2020 với các địa phương về phòng chống dịch, Phó thủ tướng Vũ Đức
Đam nhấn mạnh: "Thay mặt Thủ tướng, tôi chỉ đạo, không được phép tăng giá
khẩu trang, phải giữ nguyên giá và yêu cầu rút giấy phép bất kể hiệu thuốc nào
tăng giá bán khẩu trang. Từ giờ phút này trở đi, người dân có bằng chứng, hình
ảnh bất kỳ cửa hiệu thuốc tăng giá bán, không cần thanh tra xuống làm việc, Bộ Y
tế rút giấy phép ngay lập tức cửa hiệu đó. Đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức"1.
Ngay sau chỉ đạo của Phó thủ tướng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) các địa
phương đã phối hợp cùng lực lượng công an, y tế vào cuộc xử lý nghiêm, rút giấy
phép kinh doanh đối với nhiều nhà thuốc có hành vi tăng giá bán khẩu trang, đơn
cử như Quyết định số 227/QĐ – SYT ngày 7/2/2020 của Sở Y tế Thanh Hóa.

Quyết định nêu trên gặp nhiều phản ứng trái chiều do thiếu các căn cứ pháp lý
cũng như không phù hợp với lý thuyết kinh tế thông thường. Tuy nhiên, xét trên
tình hình thực tế khan hiếm nguồn cung nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế vào
đầu năm 2020 cũng như nhu cầu của người dân đối với mặt hàng khẩu trang y tế
tăng vọt, quyết định số 227/QĐ – SYT của Sở Y tế Thanh Hóa là hoàn toàn hợp lí;
đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như nguyện vọng của người dân và phù hợp
với thực tế khách quan. Quyết định này thể hiện mục tiêu cao nhất khi đó là bảo vệ
sức khỏe của người dân thay vì quá chú trọng đến các yếu tố kinh tế, thị trường.
1
Thiên Lam (2020), “Rút giấy phép các hiệu thuốc tăng giá bán khẩu trang”, https://nhandan.vn/tin-tuc-
y-te/rut-giay-phep-cac-hieu-thuoc-tang-gia-ban-khau-trang-448504, truy cập ngày 10/7/2021.
9
Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 96 Hiến Pháp 2013 quy định Chính phủ có nhiệm
vụ và quyền hạn: “Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,
khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên
cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ
Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân”. Như vậy, Chính phủ hoàn
toàn có quyền chỉ thị cấm nâng giá bán khẩu trang để bảo đảm công tác chống dịch

và sức khỏe của người dân trong hoàn cảnh đặc biệt này. Kết quả là sau một thời
gian áp dụng đã mang lại hiệu quả tích cực, bình ổn thị trường khẩu trang y tế, đảm
bảo nhu cầu tiếp cận mặt hàng này của nhân dân nhằm phục vụ công tác phòng
chống dịch bệnh.

Trong từ điển tiếng việt, “hợp lí” được hiểu là “đúng lẽ phải”. Như vậy, tính
hợp lí của quyết định nêu trên không nên chỉ xem xét trên phương diện pháp luật
mà còn trên cả phương diện đạo đức. Việc bình ổn giá khẩu trang trong tình trạng
khan hiếm vừa tạo điều kiện để nhiều người có thể mua hàng, vừa cho thấy sự tử
tế, tinh thần tương thân tương ái trong lúc khó khăn của toàn xã hội.

Câu 3:
Tình hình dịch bệnh khiến sản xuất bị đình trệ, hàng hóa thiếu thốn cục bộ, có
khi khan hiếm khiến tâm lí người dân lo sợ dẫn đến tình trạng tích trữ hàng hóa.
Đồng thời, nhiều người lợi dụng dịch bệnh nhằm trục lợi, kiếm lời: họ tích trữ
hàng hóa vượt quá nhu cầu sử dụng của mình rồi bán lại với giá cao gấp nhiều lần.
Do đó, nhà nước cần đề ra những biện pháp cụ thể để quản lí nhà nước đối với các
mặt hàng dễ khan hiếm nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh cũng như
đảm bảo khả năng tiếp cận cho người dân. Các giải pháp để quản lí nhà nước đối
với các mặt hàng khan hiếm trong tình trạng bệnh dịch có thể kể đến như: định giá

10
nhà nước; xử lí nghiêm các trường hợp đầu cơ, tăng giá bất hợp lí; chuẩn bị và
phân phối dự trữ quốc gia.

Thứ nhất, định giá nhà nước sẽ bảo đảm giá thành sản phẩm được giữ ở mức ổn
định, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận. Theo Khoản 1 Điều 19 Luật
Giá số 11/2012/QH – 13, các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bao gồm:
“a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;

b) Tài nguyên quan trọng;

c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng ngân sách nhà nước”.

Theo đó, Nhà nước không được định giá các mặt hàng khan hiếm mà không
thuộc danh sách nêu tại điều luật trên; đơn cử là khẩu trang y tế. Thực chất, việc
xác định chính xác một danh sách các mặt hàng được Nhà nước định giá rất khó và
không hợp lí. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, cụ thể là trong tình trạng dịch
bệnh, ta hoàn toàn có thể cân nhắc đến giải pháp định giá nhà nước đối với các mặt
hàng dễ khan hiếm nhằm phục vụ cho công tác chống dịch cũng như nhu cầu
chung của toàn xã hội. Đồng thời, việc định giá nhà nước đối với các mặt hàng
khan hiếm cũng giúp tránh trường hợp nhiều người dân, doanh nghiệp lợi dụng
tình hình dịch bệnh để đẩy giá lên cao một cách bất hợp lý để trục lợi.

Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền phải xử lí thật nghiêm các trường hợp vi
phạm các quy định về găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lí. Nhiều người cho rằng
việc xử phạt là không phù hợp với quy luật cung – cầu thông thường và vi phạm tự
do kinh doanh. Theo luật sư (LS) Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM) cho rằng:
“Đây là quan điểm không đúng vì trong bối cảnh thiên tai, địch họa thì Nhà nước
có quyền áp dụng các biện pháp luật định để điều tiết, bảo đảm sự ổn định của thị

11
trường”2. Theo Khoản 3 Điều 96 Hiến Pháp 2013 quy định Chính phủ có nhiệm vụ
và quyền hạn: “Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa
học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục
bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ
quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân”. Theo đó, quyền tự do kinh
doanh tuy là quyền hiến định, cơ bản của công dân nhưng bất cứ quyền nào cũng
bị giới hạn ở chỗ không được xâm phạm lợi ích của người khác và cộng đồng. Do
đó, lợi dụng quyền tự do kinh doanh để trục lợi bất chấp lợi ích của của cả cộng
đồng là không chấp nhận được. Vì vậy, việc xử lí hành vi găm hàng, đầu cơ, tăng
giá bất hợp lí trong hoàn cảnh đặc biệt này là hoàn toàn cần thiết và hợp lí. Đây là
biện pháp hết sức cần thiết khi nguồn cung nhiều hàng hóa còn hạn chế. Xử lí sẽ
mang tính răn đe, giảm thiểu tình trạng tương tự. Cụ thể, hành vi găm hàng sẽ bị
xử phạt theo Khoản 1, 2 Điều 47 Nghị định 185/2013/NĐ – CP về xử phạt hành
chính hoạt động thương mại, sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng. Mức phạt cho hành
vi găm hàng là từ 5.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đối với hành vi đầu cơ hàng
hóa, Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ – CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đến
10.000.000 đồng (mức phạt có thể tăng lên tùy vào giá trị của hàng hóa bị đầu cơ).
Ngoài ra, đối với hai hành vi nêu trên, cơ sở kinh doanh còn bị áp dụng nhiều hình
phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh,
chứng chỉ hành nghề từ ba đến sáu tháng nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Bên cạnh hành vi găm hàng, đầu cơ hàng hóa, hành vi tăng giá bất hợp lí gấp nhiều
lần giá thông thường để trục lợi cũng có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến
30.000.000 đồng theo Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ – CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lí giá, lệ phí, hóa đơn.
2
Châu Yến (2020), “Phải xử phạt nặng người găm hàng, tăng giá khẩu trang”,
https://plo.vn/phap-luat/phai-xu-nang-nguoi-gam-hang-tang-gia-khau-trang-888341.html, truy cập ngày
11/7/2021
12
Thứ ba, chuẩn bị và phân phối dự trữ quốc gia với mức giá hợp lí cũng là một
biện pháp khả thi và hợp lí. Bởi lẽ, hàng dự trữ quốc gia thuộc mặt hàng được định
giá nhà nước (theo khoản 1 Điều 19 Luật giá số 11/2012/QH – 13) nên sẽ bảo đảm
mức giá hợp lí, người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Như vậy, Nhà nước cần bảo
đảm nguồn dự trữ quốc gia đối với những mặt hàng thiết yếu, dễ khan hiếm trong
trường hợp khẩn cấp. Điều này không chỉ tạo điều kiện để người dân có thể tiếp
cận hàng hóa với mức giá phải chăng mà còn đảm bảo nguồn cung, tránh tình trạng
thiếu thốn cục bộ gây tâm lí hoang mang, lo lắng cho người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hiến pháp 2013;

13
2. Luật Dược số 105/2016/QH13;

3. Luật giá số 11/2012/QH – 13;

4. Thông tư số 51/2015/TT – BYT – BNV của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng


Bộ 5. Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở
y tế thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phòng y tế
thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

6. Thông tư số 02/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành


tốt cơ sở bán lẻ thuốc, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 12/2020/TT-BYT;

7. Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành luật Dược;

8. Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế;

9. Nghị định số 117/2020/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh


vực y tế (thay thế cho Nghị định 176/2013/NĐ-CP);

10. Nghị định 109/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn ;

11. Nghị định 185/2013/NĐ – CP về xử phạt hành chính hoạt động thương mại,
sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng ;
12. Thiên Lam (2020), “Rút giấy phép các hiệu thuốc tăng giá bán khẩu trang”,
https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/rut-giay-phep-cac-hieu-thuoc-tang-gia-ban-khau-
trang-448504, truy cập ngày 10/7/2021;
13. Châu Yến (2020), “Phải xử phạt nặng người găm hàng, tăng giá khẩu trang”,
https://plo.vn/phap-luat/phai-xu-nang-nguoi-gam-hang-tang-gia-khau-trang-
888341.html, truy cập ngày 11/7/2021.

14
15

You might also like