You are on page 1of 3

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM PHẦN CÁC PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỐ

A. PHỐ KHỐI LƯỢNG:


Là kĩ thuật để đo lường khối lượng phân tử và từ đó xác định công thức hóa học của hợp chất hữu cơ.

Thông thường, phân tử ban đầu sẽ bị hóa hơi và ion hóa


bới một dòng electron năng lượng cao (electron beam),
quá trình ion hóa khiến phân tử giải phóng một electron.
Sản phẩm của quá trình trên là một cation gốc tự do kém
bền.
M → M +. + e-
Sau đó hạt trên bị phân hủy thành các mảnh phân tử nhỏ
hơn. Rồi các cation tiếp tục tiến tới đĩa tích điện âm và
xuyên qua ống phân tích trong từ trường. Máy phân tích
sẽ cho ra kết quả khối lượng của các phân mảnh phân tử
cũng như cường độ của chúng dựa trên tỉ lệ m/z.
Bởi vì z thường có giá trị bằng +1, nên m/z được coi luôn
là m của các ion tương ứng.
Một phổ đồ của phổ khối lượng sẽ mô tả số lượng của
mỗi cation (độ phong phú tương đối, intensity hoặc
relative abundance) tương ứng với khối lượng của nó.
Ví dụ về phổ khối lượng của CH4:

Khối lượng phân tử methane với đồng vị 12C và


1
H là 16, ứng với peak tại m/z = 16. Peak cao
nhất được gọi là base peak.
Giống như phổ khối lượng của một nguyên tố,
độ phong phú tương đối của cation phân tử gốc
ban đầu phụ thuộc vào tỉ lệ các đồng vị có trong
mẫu đang xét.
Ở đây, 12C và 1H là các đồng vị phổ biến nhất
nên có peak cao nhất tại m/z=16.
Sự xuất hiện của peak m/z = 17 có thể là do có
một 13C hoặc một 2H, tuy nhiên do đồng vị này
rất ít nên cường độ cực kì bé.
Các peak còn lại ứng với các mảnh phân tử nhỏ
hơn phân hủy từ cation CH4+ như sau:

Một ví dụ khác về phổ đồ của n-hexane:


Các phân mảnh phân tử cũng tồn tại các loại đồng vị khác như ion
phân tử gốc, nên có sự xuất hiện của các tháp chẻ ngọn, peak cao
nhất ứng với đồng vị phổ biến nhất.
Khi xét các cation khác nhau thì độ phong phú tương đối cũng
khác nhau tùy thuộc vào độ bền của cation đó, ở đây mành
[C4H9]+ có base peak.
Cation ứng với m/z lớn nhất và độ phong phú tương đối lớn
nhất chính là thứ ta cần quan tâm để biết khối lượng phân tử.
Ngoài ra, dựa vào các peak còn lại, ta còn có thể xác định được cả
công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
A. PHỐ HỒNG NGOẠI (PHỔ IR: INFRARED SPECTROSCOPY):
I. Nguyên lí hoạt động: Dựa trên các tính chất của bức xạ điện từ
Các hạt trong các bức xạ điện từ được gọi là photon, và chúng được đặc trưng bởi đại lượng bước sóng và tần
số.
 Bước sóng: là khoảng cách từ đỉnh của sóng này
đến đỉnh của sóng liền kề, kí hiệu là λ .
 Tần số: là số sóng thực hiện được trong một đơn
vị thời gan, kí hiệu là υ , đơn vị là s-1 hay Hz.

Năng lượng của photon được tính theo công thức:


hc
E=hυ=
λ
E: năng lượng photon
h: hằng số Plank, h = 6,626.10-34 J.s
c: tốc độ ánh sáng, c = 3.108 m/s
Các hợp chất hữu cơ có khả năng hấp thụ năng lượng của các photon, để chuyển hợp chất hữu cơ từ mức năng
lượng thấp lên mức năng lượng cao hơn thì năng lượng photon truyền tới phải lớn hơn khoảng cách năng lượng
giữa hai mức tương ứng.
II. Tính chất chung:
Người ta sử dụng phổ IR là các bức xạ hồng ngoại có số sóng từ 4000 cm -1 đến 400 cm-1 để xác định các nhóm
chức có trong hợp chất hữu cơ đang xét.
1
Thang đo số sóng v = được sử dụng trong phổ IR.
λ
Liên kết cộng hóa trị có thể bị làm dãn ra hoặc bị cong (dao động), và các liên kết khác nhau thì độ dao động
khác nhau cũng như bức xạ hồng ngoài cần hấp thụ để có sự dao động đó cũng khác nhau. Nên người ta dựa
vào vào đặc điểm đó để phân biệt các loại liên kết cộng hóa trị trong hợp chất hữu cơ đang xét.
Trong thiết bị phổ hồng ngoại, ánh sáng sẽ được chiếu qua mẫu đang xét. Các phần ánh sáng có số sóng tương
ứng với liên kết nào thì phần ánh sáng đó sẽ bị hấp thụ, phần không hấp thụ sẽ tiếp tục truyền qua cho đến máy
dò.
Ví dụ về phổ hồng ngoại của 1-propanol, CH3CH2CHOH:
Trục tung thể hiện mức độ hấp thụ ảnh
sáng, 100% transmittance nghĩa là ánh sáng
không bị hấp thụ mà xuyên qua mẫu hoàn
toàn.
Mỗi liên kết trong phân tử sẽ hấp thụ ánh
sáng ở các số sóng khác nhau nên mỗi peak
thể hiện trong phổ đồ tương ứng với liên
kết cụ thể.
Khi liên kết hấp thụ ánh sáng thì phần peak
sẽ đi xuống như trong hình
Phổ đồ IR được chia làm 2 vùng:
- Vùng đặc trưng: <1500 cm-
1
là vùng gồm nhiều peak
phức tạp, đặc trưng cho mỗi
hợp chất hữu cơ.
- Vùng nhóm chức: >1500
cm-1 là vùng thể hiện các
peak riêng biệt của các
nhóm chức ở các số sóng cụ thể, ta cần quan tâm cùng này.
Chẳng hạn như trong phổ đồ trên, liên kết O-H được thể hiện qua peak trải dài từ 3200-3600 cm -1, liên kết C-H
được thể hiện qua peak khoảng từ 2850-3000 cm-1.
III. Sự hấp thụ trong phổ IR:
Theo định luật Hooke: ν=k
√ f
m
, trong đó f là hằng số lực đặc trưng cho mỗi liên kết, m là khối lượng
Qua biểu thức trên cho thấy số sóng phụ thuộc vào khối lượng nguyên tử cũng như độ bền liên kết.
- Liên kết càng bền thì hấp thụ ở số sóng càng cao.
- Liên kết giữa các nguyên tử càng nhẹ thì hấp thụ ở số sóng càng cao.

Dựa vào kết luận trên, có thể


chia vùng nhóm chức của phổ
IR thành bốn vùng nhỏ:

Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra các


số sóng hấp thụ đặc trưng của mỗi loại
liên kết trong bảng sau:

Lưu ý:
- Csp3 chỉ C xung quanh chỉ có
liên kết đơn (0 liên kết pi)
- Csp2 chỉ C xung quanh có một
liên kết đôi (1 liên kết pi)
- Csp chỉ C xung quanh có một
liên kết ba hoặc có hai liên kết
đôi (2 liên kết pi)
- Đi từ Csp3 đến Csp thì tính chất
của orbital s tăng dần, mà
orbital s gần hạt nhân và có độ
xen phủ mạnh nên dẫn đến liên
kết C-H càng bền, nên số sóng
hấp thụ càng cao.

You might also like