You are on page 1of 3

THỂ HÀN THẤP

2.1 Triệu chứng lâm sàng:

- Đau: đau ê ẩm từ vùng thắt lưng cùng lan xuống chân dọc theo đường đi của dây tọa. Bệnh kéo
dài, dễ tái phát, thường kèm theo triệu chứng teo cơ

- Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, cơ thể suy ngược, mạch trầm nhược.

2.2 Chẩn đoán bát cương: Lý-Hàn

2.3 Điều trị:

- Pháp điều trị:

Khu phong – tán hàn – trừ thấp – hành khí - hoạt huyết – bổ can thận

*HUYÊT TẠI CHỖ

1)Thượng liêu BL.31( Túc Thái dương Bàng quang)

-Vị trí: giữa lỗ cùng thứ 1

-Công năng chủ trị:

Trị thắt lưng cùng và vùng xương chậu đều đau, kinh nguyệt rối loạn, tử cung viêm, bệnh
có xuất huyết, bệnh về đường tiểu và sinh dục, thần kinh suy nhược.
-Tác dụng huyệt: thông kinh,hoạt lạc bổ ích Can Thận, cường kiện yêu tất.
-Cách châm: Châm thẳng ngay vào lỗ cùng thứ I, sâu 1 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng, Ôn
cứu 5 – 15 phút
2)Yêu dương quan GV3(Mạch Đốc)

-Vị trí: trên đường giữa mặt sau cơ thể, ở bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4
- Tác dụng Ôn huyết thất, ôn tinh cung, điều Thận khí, lợi vùng lưng và gối, khử hàn thấp ở hạ
tiêu.

-CHỦ TRỊ

Trị vùng thắt lưng cùng đau nhức, liệt chi dưới, kinh nguyệt không đều, di tinh, liệt dương, ruột viêm
mạn, hông sườn đau, thần kinh hông đau.

-CHÂM CỨU

Châm kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng về khoảng gian đốt thắt lưng 4 – 5, sâu 0,3 – 1,5
thốn. Cứu 10 – 20 phút.

3)Thứ liêu

Vị trí: giữa lỗ cùng thứ 1


TÁC DỤNG

Thông kinh, lý khí, hoạt huyết, chỉ thống.


CHỦ TRỊ

Trị vùng thắt lưng và xương cùng chậu đau, tử cung viêm, dịch hoàn sưng, xích bạch đới.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 7 tráng. Ôn cứu 5 – 15 phút.

4)Giáp tích vùng thắt lưng

Vị trí : Nằm dọc 2 bên cột sống song song với mạch đốc cách ½ đồng thân thốn, từ
ngang mỏm gai đốt sống lưng 1 đến ngang mỏm gai đốt sống thắt lưng 5. Một huyệt
nằm cách mỏm gai đốt sống ngang ra 0.5 tấc. 
Dùng đầu ngón tay ấn vào vùng lõm giáp nhau giữa 2 đốt sống. Vùng ta sờ thấy
được và lồi ra là mỏm gai của các đốt sống.
Tác dụng :ho, suyễn, bệnh mạn , lao
Châm cứu: 0,3-0,5 thốn
5)Thận du BL23 ( Túc Thái dương BQ)
-Vị trí: Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn
TÁC DỤNG

Ích thủy, tráng hỏa, điều Thận khí, kiện cân cốt, minh mục, thông nhĩ.

CHỦ TRỊ

Trị Thận viêm, tiểu dầm, thắt lưng đau, điếc, tai ù, tiêu chảy mạn tính, kinh nguyệt rối loạn, liệt
dương, di mộng tinh.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 5–7 tráng

6) Đai trường du BL 25( Túc Thái dương BQ)

-Vị tri :Dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Yêu Dương Quan 

Tác Dụng

Điều Trường Vị, lý khí, hóa trệ.

Chủ Trị

Trị lưng đau, các cơ vùng lưng co giật, tiêu chảy, tiêu hóa kém, táo bón, chi dưới liệt, thần kinh tọa
đau.

-châm cứu: châm 0,3-0,8 . Cứu 10-20 phút

7)Yêu du

VỊ TRÍ
Tại chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cùng 4 hoặc ở chính giữa đường nối 2 lỗ cùng 4.

TÁC DỤNG

Ôn hạ tiêu, thư kinh mạch, khu phong thấp, làm mạnh lưng và gối.

CHỦ TRỊ

Trị vùng xương cùng đau, lưng đau, cột sống đau, tiểu đục, kinh nguyệt không đều.

-Châm cứu: Châm luồn kim vào ống xương cùng, sâu 0,5 – 0,8 thốn, hướng mũi kim chếch

lên trên. Cứu 15 – 40 phút.


* Toàn thân:

+Hoàn Khiêu(GB.30): Cách xđ:chỗ lõm đằng sau mầu chuyển lớn xương đùi trên cơ mông to khi bệnh
nhân nằm nghiêng, chân trên co, chân dưới duỗi. Tác dụng: đau khớp háng, đau thần kinh tọa, liệt chi
dưới. Cách châm: châm 1,5-2,5 thốn.

+Ủy trung(BL.40): Cách xđ: chính giữa nếp lằn khoeo, chỗ giữa hai gân cơ nhị đầu đùi và bán gân. Tác
dụng: đau khớp gối, đau thần kinh tọa,ỉa chảy, cảm nắng. Cách châm: châm 1-1,5 thốn

+Dương lăng tuyền(GB.34): cách xđ: chỗ lỏm giữa đầu trên xương chày và xương mác( huyệt ở trên và
ngoài huyệt túc tam lý 1 thốn). Tác dụng: khớp gối sưng nóng đỏ, liệt dây thần kinh nông, liệt nửa
người,chân tay co rút không co duỗi được. Cách châm:châm 0,8-1 thốn

+ Côn lôn(BL.60): cách xđ: điểm giữa đường nối chỗ lồi cao nhất mắt cá ngoài và gân gót. Tác dụng: đau
sưng khớp cổ chân. Đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ gáy. Cách châm: châm 0,3-0,5 thốn

You might also like