You are on page 1of 8

SỰ HÒA TAN VÀ GIẢI PHÓNG THUỐC

I) Hiện tượng hòa tan:

Hòa tan là quá trình chuyển 1 chất ở pha rắn sang dạng dung dịch. Các
phân tử chất tan phân bố vào trong dung môi
Quá trình hòa tan:

Khi cho 1 chất tan vào dung môi luôn luôn xảy ra 2 quá trình song
song là quá trình hòa tan và quá trình kết tinh lại:
• Dung dịch chưa bão hòa: QT hòa tan> QT kết tinh, cho thêm chất tan
vào, chất tan sẽ tan tiếp, nồng độ chất tan < độ tan.
• Dung dịch bão hòa: QT hòa tan= QT kết tinh, cho thêm chất tan vào,
bắt đầu có hiện tượng kết tinh lại, nồng độ chất tan = độ tan.
• Dung dịch quá bão hòa: QT hòa tan≤QT kết tinh, cho thêm chất tan
vào thì sẽ không tan nữa và kết tinh lại, nồng độ chất tan = độ tan.

* Để xác định dung dịch là bão hòa hay quá bão hòa, nồng độ trên lý
thuyết của chất đó, nếu lớn hơn độ tan thì dung dịch đó là dung dịch
quá bão hòa
- Độ hòa tan và độ tan

Độ tan Độ hòa tan

Nồng độ dung dịch bão hoà trong


dung môi.
Lượng tan tối đa của chất đó
trong một thể tích dung môi
trong điều kiện nhiệt độ và áp
suất nhất định.

Lượng chất tan đã đi vào dung


dịch tại một thời điểm trong điều
kiện xác định
Khối lượng chất tan hoặc tỷ lệ
dược chất đã hòa tan theo thời
gian.

- Phương trình Noyes- Whitney

Sự chênh lệch nồng độ giữa viên thuốc và dung dịch bên ngoài là động
lực để viên thuốc tan.
Lớp khuếch tán càng dày => Nồng độ thuốc giải phóng ra dung môi
càng giảm.

D: Hệ số khuếch tán (Phụ thuộc bản chất của chất tan và dung môi)
S: Diện tích bề mặt chất tan
H: Bề dày lớp khuếch tán
Để tăng độ hòa tan, có thể
+) Giảm bề dày lớp khuếch tán
+) Giảm thể tích
+) Tăng sự chênh lệch Cs – C
* Điều kiện sink: Coi nồng độ C = 0 (luôn làm mới dung dịch)

- Một số yếu tố ảnh hưởng tới độ tan


• Kích thước tiểu phân của dược chất

S: Độ tan của dược chất với kích thước r


S0: Độ tan của dược chất ở kích thước to
σ: Độ nhớt (dyn/cm)
V: Thể tích (cm3
)

R: Hằng số khí = 8,314 (J.mol-1


.K-1
) = 8,314.107

(dyn.cm.K-1
.mol-1
)

T: Nhiệt độ (K)
R: Kích thước tiểu phân (cm)
=> Khi giảm kích thước tiểu phân => Tăng diện tích tiếp xúc => Tăng
độ tan (Do nhiều tiểu phân tiếp xúc được với dung môi hơn)
• Trạng thái kết tinh
+) Dược chất ở dạng kết tinh có độ tan thấp hơn dược chất ở dạng vô
định hình.
+) Ở các trạng thái tinh thể khác nhau thì dược chất có độ tan khác
nhau.
• Bản chất hoá học của dược chất
+) Dược chất có chứa nhóm phân cực có độ tan tốt trong nước do có
khả năng tạo liên kết hydro với phân tử nước (Vd nhóm -OH, -COOH,
-NH2, ...)
+) Dược chất chưa nhiều nhóm không phân cực (những nhóm ankyl)
=> Giảm độ tan dược chất
+) Dược chất chứa những nhóm chức có khả năng ion hoá của nhóm
chức => tăng độ tan (VD: -COOH, -NH2 thân dầu -COO- và –NH3
+

thân nước
• pH môi trường
- Với các dược chất có tính acid yếu, tăng pH khiến độ tan của dược
chất tăng trong nước:

S= S0. (1 + 10(pH-pKa))

- Với các dược chất có tính base yếu, tăng pH khiến độ tan của dược
chất giảm trong nước:

S= S0. (1 + 10(pKa-pH))

S0: Độ tan dược chất ở dạng ion hóa


S: Độ tan của dược chất tại pH đề cho
pKa: Hằng số phân ly acid yếu
Amphoteric drugs: Thuốc chứa cả 2 nhóm acid và base: Độ tan thay
đổi phụ thuộc vào pH
Khi bào chế amphoteric drugs, cần phải điều chỉnh pH tránh điểm có
độ tan thấp nhất.
• Nhiệt độ
Nhiệt độ càng cao, độ tan dược chất càng lớn

X: Độ tan tại nhiệt độ T


Tnc: Nhiệt độ nóng chảy

∆Hnc: Nhiệt nóng chảy


R: Hằng số khí
• Áp suất
• Dung môi
- Dược chất phân cực dễ tan trong dung môi phân cực và ngược lại
- Dược chất dễ tan trong một hỗn hợp dung môi (phối hợp dung môi)
VD: hỗn hợp Nước – Ethanol
II) Sự hòa tan và giải phóng thuốc
- Động lực hòa tan và giải phóng thuốc: Do sự chênh lệch nồng độ
chất tan trên bề mặt pha rắn so với chất tan trong dung dịch.
- Thuốc hòa tan thành các phân tử và được hấp thu vào cơ thể

-Test độ hòa tan của thuốc: Test nồng độ thuốc hòa tan trong môi
trường.
- Máy test độ hòa tan

+) Thiết bị khuấy: Cánh quay hoặc giỏ quay: Làm nồng độ dung dịch ở
mọi nơi bằng nhau, tạo động lực cho thuốc giải phóng.
+) Bể điều nhiệt: Đảm bảo nhiệt độ thử cố định.
+) Điểm lấy mẫu: Điểm mà nồng độ dung dịch đồng đều nhất, đem đi
thử nồng độ.
+) Môi trường thử: Phù hợp với nhu cầu, điều kiện test.
Một số mô hình giải phóng thuốc
- Thuốc giải phóng ngay

+) Đặc điểm:
• Giải phóng ngay lập tức 80%
thuốc trong 1 khoảng thời
gian rất ngắn (5-10 phút)
+) Phương pháp xác định độ
hòa tan
• Tốc độ khuấy: 100 RPM (Giỏ
quay), 50 RPM: Cánh khuấy
• Môi trường: HCl 0,1N
• Không có chất diện hoạt
• Nhiệt độ: 37±0.5°C
- Thuốc giải phóng chậm:
+) Đặc điểm:
Có 1 pha thuốc giải phóng rất chậm,
gần như không giải phóng, sau đó
thuốc giải phóng 1 cách từ từ.
+) Phương pháp xác định độ hòa tan
• Môi trường: HCl 0,1 N trong 2h,
sau đó sử dụng môi trường đệm pH
4,5-7,5
• Tốc độ khuấy
– 50, 100, and 150 rpm (giỏ quay- USP apparatus 1)
– 50, 75, and 100 rpm (cánh khuấy- USP apparatus 2)
• Nhiệt độ: 37±0.5°C

• Thời gian: đến khi 80% thuốc giải phóng


- Thuốc giải phóng kéo dài:
+) Đặc điểm:
Thuốc giải phóng từ từ trong 1 khoảng
thời gian kéo dài.
+) Phương pháp xác định độ hòa tan
• HCl 0,1N
• Đệm pH 4,5 và 6,8
• Nhiệt độ: 37±0.5°C

• Thời gian: Tới khi 80% thuốc giải phóng

- Thuốc giải phóng theo nhịp


+) Đặc điểm:
Có 1 khoảng thời gian thuốc không
giải phóng (lag time), sau đó thuốc
giải phóng nhanh.
+) Phương pháp xác định độ hòa tan
• Thời gian: Phụ thuộc vào Lag time
• Apparatus 1, 2
• Dung môi: Phụ thuộc lag time

• Nhiệt độ: 37±0.5°C


Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải phóng và hấp thu thuốc
- Độ hòa tan:
- Độ tan
- Hệ số phân bố
- Khả năng thấm

You might also like