You are on page 1of 2

BÀI TẬP DI TRUYỀN MENĐEN VÀ TƯƠNG TÁC GEN

Câu 1. Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành
phép lai: AaBdDd × AaBbDd, thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 27 loại kiểu gen.
II. F1 có tối đa 6 loại kiểu hình.
III. Ở F1, loại kiểu gen có 3 cặp gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ 3/64.
IV. Ở F1, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 27/64.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội không hoàn toàn. Tiến
hành phép lai: AaBBDd × AABbDd, thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 32 kiểu tổ hợp giao tử.
II. F1 có số loại kiểu hình và số loại kiểu gen bằng nhau.
III. Ở F1, loại kiểu hình trội về 3 tính trạng chiếm tỉ lệ là 1/32.
IV. Ở F1, loại kiểu hình trung gian về tất cả các tính trạng chiếm 1/8.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Cho biết mỗi gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai ♂AaBbCcDdEe ×
♀AaBbCcDdEe sẽ cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 81 kiểu gen, 16 kiểu hình. B. 243 kiểu gen, 16 kiểu hình.
C. 243 kiểu gen, 32 kiểu hình. D. 81 kiểu gen, 32 kiểu hình.
Câu 4. Một cơ thể đực có kiểu gen AaBbDD tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 4 loại giao tử.
II. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử.
III. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1.
IV. Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân thì có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 5:5:1:1.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 5. Xét cơ thể cái có kiểu gen AaBbDd giảm phân không đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Có 1 tế bào giảm phân thì chỉ sinh ra tối đa 1 loại giao tử.
II. Có 2 tế bào giảm phân thì tối đa sẽ cho 2 loại giao tử.
III. Giả sử có 4 tế bào giảm phân sinh ra 4 loại giao tử thì tỉ lệ các loại giao tử là 4:4:1:1.
IV. Giả sử có 5 tế bào giảm phân thì tỉ lệ các loại giao tử có thể là 4:1.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. Cho một cây hoa đỏ giao phấn với 3 cây của cùng loài, kết quả thu được như sau:
Với cây thứ nhất, đời con có 25% cây hoa đỏ; 50% cây hoa vàng: 25% cây hoa trắng.
Với cây thứ hai, đời con có 56,25% cây hoa đỏ; 37,5% cây hoa vàng; 6,25% cây hoa trắng.
Với cây thứ ba, đời con có 37,5% cây hoa đỏ; 50% cây hoa vàng; 12,5% cây hoa trắng.
Tính trạng màu hoa đi truyền theo quy luật nào?
A. Tương tác cộng gộp. B. Trội không hoàn toàn.
C. Liên kết gen. D. Tương tác bổ sung.
Câu 7. Ở 1 loài thực vật, giao phấn cây thân cao với cây thân thấp được F1 có 100% cây thân cao. Cho F1
tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 56,25% cây thân cao: 43,75% cây thân thấp. Biết không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong số các cá thể của F2, có thể thuần chủng về kiểu hình thân cao chiếm tỉ lệ 6,25%
II. Trong số các cá thể của F2, cá thể thân cao không thuần chủng chiếm tỉ lệ 50%.
III. Trong số các cá thể của F2, cá thể thân thấp không thuần chủng chiếm tỉ lệ 25%.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao ở F2, xác suất để được cá thể thuần chủng là 1/9.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 8. Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần
chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 có 100%
kiểu hình lông màu. Giao phối các cá thể F1 với nhau, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 7 con lông trắng : 9 con
lông màu. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Lấy cá thể F1 giao phối với cá thể lông trắng thuần chủng, đời con có thể thu được tỉ lệ kiểu hình có 3
lông trắng : 1 lông màu.
II. Ở F2, khi lấy các cá thể lông màu giao phối với nhau, đời con có thể thu được lông trắng đồng hợp tử lặn
chiếm tỷ lệ 1/72.
III. Ở F2, khi cho tất cả các cá thể lông màu giao phối với nhau, đời con thu được cá thể lông màu thuần
chủng chiếm tỉ lệ 16/81.
IV. Lấy 1 cá thể lông màu ở F2 thì xác suất thu được cá thể dị hợp là 1/9.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 9. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do nhiều cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau
di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây cao nhất (150cm) lai với cây thấp nhất(70 cm) được F1.
Cho F1 giao phấn tự do được F2 có 9 loại kiểu hình . Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tính trạng chiều cao do nhiều nhất 3 cặp gen quy định.
II. Ở F2, có 65 loại kiểu gen không thuần chủng.
III. Ở F2, kiểu hình trung bình luôn chiếm tỉ lệ cao nhất.
IV. Ở F2, có 10 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao 90cm
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST
thường khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp. Cây có kiểu gen đồng hợp lặn có chiều cao 100cm; Trong
kiểu gen, cứ có thêm một alen trội thì cây cao thêm 10 cm. Cho cây thấp nhất giao phấn với cây cao nhất (P)
tạo ra F1 gồm tất cả các cây có kiểu gen giống nhau, F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 1792 cây. Biết không
xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Loại cây cao 130 cm chiếm tỉ lệ lớn nhất.
II. Ở F2, đếm được 168 cây có chiều cao 110 cm.
III. Ở F2, loại cây có chiều cao 140 cm là 420 cây.
IV. Ở F2, loại cây cao nhất có 28 cây.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like