You are on page 1of 7

HÓA HỌC GEN ALPHA – BEAUTIFUL CHEMISTRY – 7 NGÀY LẤY LẠI GỐC HÓA HỌC 10

7 NGÀY LẤY LẠI GỐC HÓA HỌC 10


NGÀY 3 – LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1: Nguyên tố X thuộc nhóm A, có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np3. Số electron hóa
trị của nguyên tố X nhận giá trị là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Silicon Si thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số electron hóa trị
của Si nhận giá trị là:

A. 2 B. 4 C. 6 D. 8

Câu 3: Số electron hóa trị của Fe (Z=26) nhận giá trị là:

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 4: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Khi hình thành liên
kết mới, nguyên tố X có xu hướng:

A. Nhường 2 electron để đạt octet B. Nhận 2 electron để đạt octet


C. Nhường 6 electron để đạt octet D. Nhận 6 electron để đạt octet

Câu 5: Nguyên tố Beryllium có số hiệu nguyên tử Z=4. Khi hình thành liên kết mới, nguyên tố X có xu
hướng:

A. Nhường 2 electron để đạt octet B. Nhận 2 electron để đạt octet


C. Nhường 4 electron để đạt octet D. Nhận 4 electron để đạt octet

Câu 6: Khi tham gia hình thành liên kết hóa học mới, nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron
thu gọn là [Ne] 3s2 3p3 có xu hướng:

A. Nhường 3 electron để đạt octet B. Nhận 3 electron để đạt octet


C. Nhường 5 electron để đạt octet D. Nhận 5 electron để đạt octet

HỌC BÀI BẢN – HỌC BẢN CHẤT – HỌC TƯ DUY – HỌC THỰC TIỄN 1
HÓA HỌC GEN ALPHA – BEAUTIFUL CHEMISTRY – 7 NGÀY LẤY LẠI GỐC HÓA HỌC 10

Câu 7: Trong phản ứng hóa học, nguyên tố oxygen O (Z=8) có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững
của khí hiếm nào dưới đây ?

A. Helium B. Neon C. Argon D. Krypton

Câu 8: Trong phản ứng hóa học, nguyên tố caesium (Z=55) có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững
của khí hiếm nào dưới đây ?

A. Neon B. Argon C. Krypton D. Xenon

Câu 9: Để hình thành các liên kết hóa học trong phân tử methane CH4, mỗi nguyên tử C và H lần lượt
cần thêm bao nhiêu electron để đạt được cấu hình khí hiếm theo quy tắc octet ?

A. Carbon – 2, Hydrogen - 1 B. Carbon – 4, Hydrogen - 2


C. Carbon – 4, Hydrogen -1 D. Carbon – 2, Hydrogen - 2

Câu 10: Để hình thành các liên kết hóa học trong phân tử aluminium bromide AlBr 3, mỗi nguyên tử Al
và Br lần lượt cần thêm bao nhiêu electron để đạt được cấu hình khí hiếm theo quy tắc octet ?

A. Aluminium – 1, Bromine - 1 B. Aluminium – 2, Bromine - 1


C. Aluminium – 3, Bromine - 1 D. Aluminium – 1 , Bromine – 3

Câu 11: Bản chất của liên kết ion là:

A. Hai nguyên tử tham gia hình thành liên B. Một nguyên tử góp 1 cặp electron,
kết góp chung electron nguyên tử còn lại có AO trống
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion cùng dấu D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion khác dấu

Câu 12: Liên kết ion là liên kết đặc trưng trong hợp chất của:

A. Kim loại và phi kim điển hình B. Phi kim điển hình và phi kim yếu
C. Kim loại chuyển tiếp và phi kim yếu D. Kim loại điển hình và khí hiếm

HỌC BÀI BẢN – HỌC BẢN CHẤT – HỌC TƯ DUY – HỌC THỰC TIỄN 2
HÓA HỌC GEN ALPHA – BEAUTIFUL CHEMISTRY – 7 NGÀY LẤY LẠI GỐC HÓA HỌC 10

Câu 13: Công thức electron của phân tử nitrogen N2 là:

A. B.
C. D.

Câu 14: Công thức electron của phân tử nước H2O là:

A. B.

C. D.

Câu 15: Công thức Lewis của phân tử ammonia NH3 là:

A. B.

C. D.

Câu 16: Công thức Lewis của phân tử carbon disulfide CS2 là:

B.
A.
C.
D.

Câu 17: Công thức Lewis của phân tử sulfuric acid H2SO4 là:

A. B.

HỌC BÀI BẢN – HỌC BẢN CHẤT – HỌC TƯ DUY – HỌC THỰC TIỄN 3
HÓA HỌC GEN ALPHA – BEAUTIFUL CHEMISTRY – 7 NGÀY LẤY LẠI GỐC HÓA HỌC 10

C. D.

Câu 18: Cho các chất sau: NaCl, H2O, NH3, SiH4, K2S. Tổng số hợp chất mang liên kết ion là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 19: Cho các chất sau: BaO, HF, LiCl, PCl3, SO2. Tổng số hợp chất mang liên kết cộng hóa trị
nhận giá trị là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 20: Cho các chất sau: I2, H2Te, BeF2, CS2. Tổng số hợp chất mang liên kết cộng hóa trị không
phân cực nhận giá trị là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 21: Cho các chất sau: AlF3, AlCl3, AlBr3, AlI3. Hợp chất mang liên kết ion trong phân tử là:

A. AlF3 B. AlCl3 C. AlBr3 D. AlI3

Câu 22: Cho các chất sau: CCl4, BCl3, AsH3, OF2. Độ âm điện của các nguyên tố trong các chất trên
lần lượt như sau (F: 3,98, O: 3,44, Cl: 3,17, C: 2,55, H: 2,20, As: 2,18, B: 2,04). Hợp chất mang liên
kết cộng hóa trị không phân cực trong phân tử là:

A. CCl4 B. BCl3 C. AsH3 D. OF2

Câu 23: Cho các chất sau: SCl2, CaS, H2Se, NH3. Độ âm điện của các nguyên tố trong các chất trên
lần lượt như sau (Cl: 3,16, N: 3,07, S: 2,58, Se: 2,55, H: 2,20, Ca: 1,00). Hợp chất mang liên kết
cộng hóa trị không phân cực trong phân tử là:

A. SCl2 B. CaS C. H2Se D. NH3

HỌC BÀI BẢN – HỌC BẢN CHẤT – HỌC TƯ DUY – HỌC THỰC TIỄN 4
HÓA HỌC GEN ALPHA – BEAUTIFUL CHEMISTRY – 7 NGÀY LẤY LẠI GỐC HÓA HỌC 10

Câu 24: Trong phân tử chlorine Cl2, liên kết Cl-Cl được hình thành bởi:

A. Sự xen phủ trục của AO 2s trong 2 B. Sự xen phủ trục của AO 2p trong 2
nguyên tử Cl nguyên tử Cl
C. Sự xen phủ trục của AO 3s trong 2 D. Sự xen phủ trục của AO 3p trong 2
nguyên tử Cl nguyên tử Cl

Câu 25: Trong phân tử hydrogen selenide H 2Se, liên kết Se-H được hình thành bởi:

A. Sự xen phủ bên của AO 1s trong H với B. Sự xen phủ trục của AO 1s trong H với
AO 4p trong Se AO 4p trong Se
C. Sự xen phủ bên của AO 2s trong H với D. Sự xen phủ trục của AO 2s trong H với
AO 4p trong Se AO 4p trong Se

Câu 26: Trong phân tử ethylene C2H4, liên kết π trong liên kết đôi C=C được hình thành bởi:

A. Sự xen phủ trục của AO lai hóa sp 2 B. Sự xen phủ trục AO lai hóa sp 2 trong C1
trong 2 nguyên tử C với AO không lai hóa 2p trong C2
C. Sự xen phủ bên của AO lai hóa sp 2 trong D. Sự xen phủ bên AO lai hóa sp 2 trong C1
2 nguyên tử C với AO không lai hóa 2p trong C2

Câu 27: Trong liên kết ba chứa:

A. 3 liên kết π B. 3 liên kết σ


C. 1 liên kết π, 2 liên kết σ D. 1 liên kết σ, 2 liên kết π

Câu 28: Trong cấu trúc phân tử hypophosphorous acid H 3PO2 chỉ nhóm một nhóm -OH, còn lại các
nguyên tử H liên kết trực tiếp với nguyên tử P trung tâm. Tổng số liên kết σ trong H3PO2 nhận giá trị là :

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 29: Tổng số liên kết σ trong phân tử vinyl acetylene CH 2=CH-C≡CH nhận giá trị là :

A. 7 B. 8 C. 9 D. 10

HỌC BÀI BẢN – HỌC BẢN CHẤT – HỌC TƯ DUY – HỌC THỰC TIỄN 5
HÓA HỌC GEN ALPHA – BEAUTIFUL CHEMISTRY – 7 NGÀY LẤY LẠI GỐC HÓA HỌC 10

Câu 30: Cho các loại liên kết sau: C-H, H-F, N=O, C≡C. Loại liên kết có giá trị năng lượng liên kết lớn
nhất là:

A. C-H B. H-F C. N=O D. C≡C

Câu 31: Dạng hình học của phân tử H2O là:

A. Đường thẳng B. Hình chữ V C. Tam giác D. Tứ diện đều

Câu 32: Dạng hình học của phân tử PCl5 là:

A. Tứ diện lệch B. Bát diện đều


C. Lưỡng tháp tam giác D. Tháp vuông

Câu 33: Dạng hình học của phân tử SF4 là:

A. Tứ diện lệch B. Bập bênh 2 chân


C. Hình chữ T D. Vuông phẳng

Câu 34: Dạng hình học của phân tử HNO3 là:

A. Tam giác phẳng B. Góc chữ V


C. Tứ diện lệch D. Tháp tam giác

Câu 35: Trong phân tử CH4, nguyên tử trung tâm C ở trạng thái lai hóa:

A. sp B. sp2 C. sp3 D. sp3d

Câu 36: Trong phân tử H2SiO3, nguyên tử trung tâm Si ở trạng thái lai hóa:

A. sp B. sp2 C. sp3 D. sp3d

Câu 37: Trong cation nitroni NO 2+, nguyên tử trung tâm N ở trạng thái lai hóa:

A. sp B. sp2 C. sp3 D. sp3d

HỌC BÀI BẢN – HỌC BẢN CHẤT – HỌC TƯ DUY – HỌC THỰC TIỄN 6
HÓA HỌC GEN ALPHA – BEAUTIFUL CHEMISTRY – 7 NGÀY LẤY LẠI GỐC HÓA HỌC 10

Câu 38: Cho các phân tử sau: CaH2, PH3, C2H5OC2H5, CH3OH, NH3. Số hợp chất tạo được liên kết
hydrogen giữa các phân tử là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 39: Các hợp chất hydride (hợp chất với nguyên tố hydrogen) của dãy nguyên tố nhóm VA được
cho trong dãy sau: AsH 3, NH3, PH3, SbH3. Phân tử có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong dãy là:

A. AsH3 B. NH3 C. PH3 D. SbH3

Câu 40: Các hợp chất hydrocarbon no còn được gọi là alkane. 4 alkane đầu tiên trong dãy: methane
CH4, ethane C2H6, propane C3H8 và butane C4H10 ở điều kiện thường đều là thể khí. Thứ tự tăng dần
nhiệt độ nóng chảy của các chất trên chính xác là:

A. Butane < ethane < methane < propane B. Ethane < Propane < Butane < Methane
C. Methane < ethane < propane < butane D. Propane < methane < ethane < butane

HỌC BÀI BẢN – HỌC BẢN CHẤT – HỌC TƯ DUY – HỌC THỰC TIỄN 7

You might also like