You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


--------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


MARKETING QUỐC TẾ

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA UNIQLO

SVTH: NHÓM 2
Lớp: MKE305_222_1_D02
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

TP. HCM, tháng 06 năm 2023


DANH SÁCH NHÓM 2

Họ và Tên MSSV
Đinh Vân Anh 030337210046
Quách Mỹ Anh 030337210051
Chu Thị Dung 030337210067
Nguyễn Thùy Hương 030337210115
Đỗ Khánh Linh 030337210129
Lê Ngọc Anh Thư 030337210228
Phạm Như Quế Trâm 030337210249
Phạm Thị Thùy 030336200281
Nguyễn Phương Thảo 030336200353
Võ Thị Mộng Kiều 030336200112

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thành Nhàn - giảng viên môn
Marketing quốc tế trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị những
kiến thức cần thiết về Marketing quốc tế và tận tình giúp đỡ nhóm trong quá trình thực
hiện đề tài thuyết trình.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của nhóm còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính
mong sự chỉ dẫn và đóng góp của Cô để tài thuyết trình của nhóm được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn cô và mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của cô trong
quá trình học tập và nghiên cứu tiếp theo.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU UNIQLO ................................ 1
1. Giới thiệu về thương hiệu Uniqlo: .............................................................. 1
2. Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................... 1
3. Triết lý kinh doanh: ..................................................................................... 2
4. Tầm nhìn và sứ mệnh: ................................................................................. 3
5. Thị trường mục tiêu: .................................................................................... 3
PHẦN 2: THỰC TRẠNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA UNIQLO: ......... 3
1. Chiến lược sản phẩm – Product: ................................................................ 3
2. Chiến lược định giá – Price: ........................................................................ 7
3. Chiến lược phân phối – Place: .................................................................... 8
4. Chiến lược xúc tiến – Promotion: ............................................................. 11
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA
UNIQLO .............................................................................................................. 16
1. Thành tựu: .................................................................................................. 16
2. Hạn chế, nguyên nhân, giải pháp: ............................................................ 16
KẾT LUẬN: ........................................................................................................ 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................ 21
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, việc mở rộng và phát triển thương
hiệu trên thị trường quốc tế đã trở thành một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng
của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với ngành thời trang - một ngành công nghiệp đòi hỏi
sự sáng tạo và đổi mới không ngừng. Để duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh trong
ngành thời trang, các thương hiệu cần xây dựng và áp dụng các chiến lược marketing
quốc tế hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng ở từng thị trường.
Uniqlo là ví dụ điển hình về một thương hiệu thời trang nội địa đã thành công vươn lên
trở thành một tên tuổi toàn cầu nhờ vào các chiến lược marketing quốc tế của mình. Sự
tăng trưởng vượt bậc ở thị trường nội địa và quốc tế là minh chứng cụ thể về khả năng
tạo ra giá trị và đáp ứng nhu cầu khách hàng trên toàn cầu của Uniqlo. Trong bài luận
này, nhóm sẽ làm rõ các hoạt động marketing quốc tế của thương hiệu Uniqlo, đồng thời
trình bày những thành tựu, hạn chế và đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp này.

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU UNIQLO

1. Giới thiệu về thương hiệu Uniqlo:


Uniqlo là một công ty thiết kế, may mặc và bán lẻ thời trang đến từ Nhật Bản trực thuộc
công ty Fast Retailing Co.,Ltd do ông Tadashi Yanai sáng lập và điều hành. Uniqlo hiện
là một trong những công ty bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới và là thương hiệu chủ lực
của Fast Retailing. Uniqlo có mặt ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2000 cửa
hàng đặt tại các thành phố lớn trên khắp thế giới.
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 1963, ông Tadashi Yanai thành lập công ty Ogori Shoji với tiền thân là một cửa
hàng nhỏ kinh doanh quần áo nam cùng tên được thành lập năm 1949 đặt tại thành phố
Ube, tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Waseda với tấm bằng cử nhân kinh tế và khoa học chính trị
vào năm 1971, năm 1972, Yanai đã thừa kế chuỗi 22 cửa hàng may đo và bán lẻ quần áo
của cha mình. Đến năm 1984, ông mở thêm một cửa hàng mới với tên “Unique Clothing
1
Houseware” ở Fukuro-machi, Naka-ku, Hiroshima được lấy cảm hứng từ những chuyến
du lịch đến Châu Âu và Hoa Kỳ, nơi ông phát hiện ra các chuỗi cửa hàng lớn kinh doanh
quần áo casual như Benetton và Gap. Về sau, “Unique Clothing Houseware” được rút
gọn thành “Uniqlo” và được sử dụng cho đến hiện tại.
Năm 1991, Ogori Shoji Co.,Ltd chính thức được đổi tên thành Fast Retailing Co.,Ltd.
Năm 1994, chỉ trong vòng 10 năm sau khi đổi tên, Uniqlo đã cán mốc hơn 100 cửa hàng
hoạt động tại Nhật Bản đồng thời chính thức niêm yết lên sàn chứng khoán Hiroshima.
Đến 1998, Uniqlo trở nên nổi tiếng vì quyết định mở cửa hàng đầu tiên ở quận sầm uất
nhất của thủ đô Tokyo, đánh bại các ông lớn đến từ nước ngoài như Nike, adidas và gây
bão với sản phẩm áo khoác lông cừu khóa kéo giá rẻ.
Vào năm 2002, Uniqlo tiến đánh thị trường Châu Âu và Châu Mỹ với 21 cửa hiệu trong
thành thị lẫn vùng ven của kinh đô thời trang London và những cửa hàng đặt tại 3 siêu
thị lớn ở New Jersey - Mỹ.
Tính đến nay, Uniqlo đã sở hữu 2394 cửa hàng lớn nhỏ ở khắp các nước Châu Á, Châu
Âu và Hoa Kỳ, đồng thời trở thành một trong những thương hiệu bán lẻ quần áo lớn nhất
thế giới.
3. Triết lý kinh doanh:
Triết lý kinh doanh của Uniqlo là "LifeWear", một khái niệm được công ty mô tả là
những sản phẩm mang tính thực tiễn, đơn giản, đề cao tính ứng dụng và phổ biến, phù
hợp với cuộc sống hàng ngày của mọi người. Triết lý LifeWear của Uniqlo đã được thể
hiện trong tất cả các hoạt động kinh doanh của thương hiệu, bao gồm việc không ngừng
cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và nỗ lực tiếp cận giá trị
“Simple made better” của LifeWear với nhân viên và người tiêu dùng.
Triết lý kinh doanh của Uniqlo cũng được thể hiện thông qua khẩu hiệu “Made for All”.
Không quan trọng bạn là ai, bạn sống ở đâu, Uniqlo khiến cho quần áo trở nên phù hợp
với tất cả mọi người, vượt qua vấn đề tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc...Những
người sáng lập thương hiệu nói rằng: "Quần áo Uniqlo được tạo nên cho tất cả mọi người
(Made for All) - yếu tố tạo nên trang phục phù hợp với bất cứ nơi nào bạn sống. Khái

2
niệm độc đáo này được chúng tôi đặt ra bên cạnh việc theo đuổi các xu hướng thời
trang".
4. Tầm nhìn và sứ mệnh:
Tầm nhìn của Uniqlo được công ty tự đánh giá là khá táo bạo khi hướng đến trở thành
thương hiệu bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Uniqlo tin rằng ước mơ này
sẽ được hiện thực hóa khi công ty cung cấp cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất
trên thị trường. Hoạt động kinh doanh của Uniqlo luôn hướng đến khách hàng và đặt
khách hàng lên hàng đầu. Sản phẩm, cửa hàng, dịch vụ, con người, hệ thống quản
lý….đều được xây dựng và thực hiện xoay quanh mỗi cá nhân khách hàng.
Uniqlo tuyên bố sứ mệnh bền vững mới mà công ty theo đuổi là "Unlocking the Power
of Clothing”. Bằng việc tập trung vào sản phẩm, chuỗi cung ứng, nhân viên, cửa hàng
và cộng đồng, thương hiệu sẽ thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn thông qua hoạt
động kinh doanh của mình.
5. Thị trường mục tiêu:
Thị trường mục tiêu hiện tại của Uniqlo là cả nam và nữ độ tuổi từ 18 - 40 đang tìm kiếm
cho mình những sản phẩm quần áo hợp thời trang, giản dị, phù hợp với lối sống cá nhân.
Uniqlo không giới hạn ở những khách hàng có thu nhập cao mà còn tập trung hướng đến
đối tượng là tầng lớp lao động, người có thu nhập trung bình - thấp sinh sống ở cả thành
thị và nông thôn. Uniqlo tin rằng: Chất lượng tốt và giá cả phải chăng sẽ mang đến những
giá trị tốt đẹp cho người tiêu dùng. Chính chiến lược này đã giúp thương hiệu mở rộng
thị trường bởi lẽ tất cả mọi người đều mong muốn sử dụng các sản phẩm vừa chất lượng
vừa hợp túi tiền.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA UNIQLO:


1. Chiến lược sản phẩm – Product:
1.1. Định vị sản phẩm:
Uniqlo hiện đang áp dụng cách định vị sản phẩm dựa trên thuộc tính và dựa trên lợi
ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Uniqlo tập trung sản xuất và cung cấp các

3
sản phẩm với những đặc tính độc đáo thông qua việc kết hợp sử dụng các công nghệ
độc quyền trong sản xuất vải như HEATTECH, AIRism, Ultra Light Down…Nhờ
những công nghệ độc quyền này, Uniqlo đã tạo ra các sản phẩm thời trang độc đáo và
có tính năng ưu việt, mang lại lợi ích vượt trội cho người mặc. Điều này giúp thương
hiệu tạo được sự khác biệt và thu hút được sự quan tâm của khách hàng trên toàn thế
giới.
1.2. Sản phẩm cốt lõi:
• HEATTECH: Đây là công nghệ độc quyền trong sản xuất sợi vải của Uniqlo.
Loại vải này giúp giữ nhiệt tốt, các sợi vải siêu mịn hấp thụ những hạt nước do
cơ thể giải phóng ra và chuyển hóa năng lượng từ các hạt nước này thành hơi
ấm và giữ nhiệt. Uniqlo sử dụng công nghệ HEATTECH để sản xuất các sản
phẩm đồ mặc trong, đồ giữ nhiệt với ba mức độ giữ nhiệt được thiết kế phù
hợp với các điều kiện thời tiết khác nhau bao gồm: HEATTECH, HEATTECH
EXTRA WARM và HEATTECH ULTRA WARM.
• AIRism: Công nghệ AIRism của Uniqlo hướng đến sự thoải mái mỗi ngày bằng
việc sử dụng loại sợi siêu mịn (chỉ bằng 1/12 sợi tóc), ma sát thấp, hấp thụ, giải
phóng mồ hôi tức thời, giúp khử mùi và tạo cảm giác làm mát tức thì. Công
nghệ AIRism được Uniqlo ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm như đồ lót,
áo khoác chống tia UV, trang phục thể thao, các sản phẩm đồ mặc nhà và phụ
kiện với đặc tính chung là nhẹ, mịn màng, thoải mái, tạo cảm giác mát mẻ cho
người mặc.
• Ultra Light Down: Đây là một dòng sản phẩm áo khoác lông vũ siêu nhẹ và ấm
áp với nhiều kiểu dáng khác nhau. Áo khoác ULD chỉ nặng khoảng 268 gam,
tương đương trọng lượng của một quả táo, có thể dễ dàng gấp gọn và đóng gói
vào túi đựng riêng kèm theo. Đồng thời áo có hiệu quả cách nhiệt vượt trội
giúp người mặc luôn được giữ ấm.
• Áo thun UT: Áo thun UT được chính thức ra mắt lần đầu vào năm 2003 với
mục đích tạo ra những chiếc áo thun không chỉ là món đồ thời trang mà còn
truyền đi thông điệp về cá tính, phong cách sống và văn hóa đương đại. Áo
4
thun UT là sự kết hợp giữa áo thun phổ thông cổ tròn, tay ngắn, kiểu dáng cơ
bản với những họa tiết đa dạng. Họa tiết trên áo thun UT được lấy cảm hứng
từ nhiều nguồn khác nhau như các nhân vật hoạt hình nổi tiếng, tác phẩm nghệ
thuật, chủ đề xã hội, logo các thương hiệu hay theo sở thích cá nhân. Mỗi năm,
Uniqlo ra mắt hơn 50 bộ sưu tập với hơn 1000 thiết kế UT và được bán rộng
rãi tại các cửa hàng Uniqlo trên toàn cầu. Ngoài ra Uniqlo còn cho phép khách
hàng thiết kế và in chiếc áo UT của riêng mình với ảnh chụp, hình vẽ, hay chữ
viết ngay tại khu vực UTme! tại các cửa hàng trên toàn thế giới.
1.3. Sản phẩm gia tăng:
Bên cạnh việc sản xuất và bán các sản phẩm thời trang, Uniqlo còn cung cấp thêm các
dịch vụ hỗ trợ khách hàng như:
• Dịch vụ gói quà (có phí) cho cả 2 hình thức là mua sắm trực tiếp tại cửa hàng
và mua sắm online. Đối với hình thức mua online, Uniqlo cho phép khách hàng
lựa chọn giữa “Giao hàng có gói quà và “Giao hàng cùng vật liệu gói quà” để
khách hàng có thể tự sáng tạo nên gói quà.
• Dịch vụ lên lai quần: Khách hàng có thể tự do lựa chọn kỹ thuật may thường
và may giấu chỉ tùy theo nhu cầu và sở thích của mình. Dịch vụ được áp dụng
ở cả 2 hình thức mua sắm trực tiếp và trực tuyến.
• Uniqlo StyleHint: Đây là một ứng dụng di động của Uniqlo, được thiết kế để
giúp người dùng tìm kiếm và chọn lựa trang phục phù hợp với phong cách và
sở thích của mình. Ứng dụng này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để đề xuất
các sản phẩm thời trang dựa trên thông tin mà người dùng cung cấp về phong
cách, mục đích sử dụng và sở thích. Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp các tính
năng như tìm kiếm sản phẩm, xem đánh giá, bình luận và tương tác với các
người dùng khác cũng như đặt hàng trực tuyến và nhận thông tin về các chương
trình khuyến mãi của Uniqlo.
• Uniqlo LifeWear Magazine: là một tạp chí thời trang của Uniqlo. Tạp chí này
giới thiệu về triết lý và sản phẩm của Uniqlo, cũng như những câu chuyện về
nghệ thuật, văn hóa và cuộc sống. Tạp chí này được phát hành mỗi mùa với
5
những chủ đề khác nhau. Khách hàng có thể xem tạp chí này trên website hoặc
ứng dụng di động của Uniqlo, hoặc tải về dưới dạng PDF.
• Uniqlo Gift Card: là một loại thẻ quà tặng được phát hành bởi Uniqlo. Thẻ quà
tặng này có giá trị tương đương với số tiền được nạp vào thẻ và có thể sử dụng
để mua hàng tại các cửa hàng Uniqlo hoặc trên trang web của Uniqlo. Thẻ quà
tặng Uniqlo bao gồm 2 dạng là thẻ vật lý và thẻ điện tử. Thẻ vật lý có dạng thẻ
nhựa với mã số và hạn sử dụng được in trên thẻ. Thẻ điện tử được gửi qua
email và có mã số và hạn sử dụng được ghi trong email. Khách hàng có thể sử
dụng Uniqlo Gift Card làm quà tặng cho người thân, bạn bè.
1.4. Bao bì sản phẩm:
Với cam kết giảm thiểu bao bì nhựa dùng 1 lần, từ tháng 9 năm 2019, Uniqlo bắt đầu
chuyển sang sử dụng túi mua sắm thân thiện với môi trường, được làm từ giấy hoặc
giấy tái chế được chứng nhận FSC (Hội đồng quản lý rừng). Thiết kế túi giấy mua
sắm của Uniqlo được sử dụng chung cho tất cả các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên,
thiết kế của túi giấy có thể được thay đổi để phù hợp với những dịp lễ đặc biệt quan
trọng tại một số quốc gia và chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định với mục
đích chúc mừng và kích thích khách hàng mua sắm.
Trong dịp khai trương cửa hàng đầu tiên của Uniqlo tại Parkson Đồng Khởi Thành
phố Hồ Chí Minh, Uniqlo đã sử dụng túi giấy được thiết kế bằng việc “bản địa hóa”
bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với ngôn ngữ Việt

Ngoài ra, từ mùa thu năm 2019, Uniqlo cũng bắt đầu loại bỏ việc sử dụng nhựa trong
đóng gói một số mặt hàng như dép đi trong nhà, thử nghiệm xác minh nhằm mục đích
chuyển đổi từ bao bì nhựa cho HEATTECH, AIRism và các trang phục nội y khác
6
sang các vật liệu thân thiện với môi trường hơn. Các loại bao bì này được áp dụng
chung trên toàn cầu và được điều chỉnh để phù hợp với ngôn ngữ của từng thị trường.
1.5. Chiến lược phát triển sản phẩm:
Uniqlo đã áp dụng cả hai chiến lược tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa sản phẩm để
thâm nhập vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tiêu chuẩn hóa được xem là chiến lược
trọng tâm, phù hợp với triết lý "Made For All" của thương hiệu.
• Tiêu chuẩn hóa: Uniqlo đã áp dụng những yếu tố thành công chính của mình ở
Nhật Bản sang các thị trường quốc tế, bao gồm chất lượng sản phẩm, giá cả,
phong cách….Tuy có điều chỉnh về kích thước sản phẩm để phù hợp với từng
thị trường, nhưng về cơ bản, Uniqlo cung cấp những sản phẩm giống nhau tại
tất cả các thị trường trên toàn cầu.
• Thích nghi hóa: Bên cạnh việc áp dụng chiến lược sản phẩm toàn cầu để nhấn
mạnh triết lý LifeWear thì Uniqlo cũng thường xuyên “bản địa hóa” sản phẩm
của mình để phù hợp với một số thị trường nhất định. Cụ thể đối với thị trường
Châu Âu, Uniqlo đã có sự điều chỉnh về kích thước cho một số sản phẩm nhất
định. Đồng thời, Uniqlo cũng thường xuyên kết hợp với các nghệ sĩ, các nhà
thiết kế trong nước để tạo ra các bộ sưu tập thuộc dòng áo thun UT mang đậm
phong cách và văn hóa của mỗi quốc gia.
2. Chiến lược định giá – Price:
2.1. Định giá dựa trên giá trị (Value-based pricing)
Uniqlo tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách cung cấp quần áo
chất lượng cao với mức giá phải chăng, phù hợp với đại đa số mọi người. Bằng cách
đó, thương hiệu tạo ra nhận thức về giá trị trong tâm trí khách hàng, giúp Uniqlo xây
dựng lòng trung thành của khách hàng và mở rộng thị phần trên toàn cầu.
2.2. Định giá dựa trên thị trường (Market-based pricicing):
Giá của Uniqlo khác nhau, tùy thuộc vào thuế nhập khẩu, chi phí lao động, nhu cầu…
ở mỗi quốc gia và khu vực. Tại một số thị trường như Trung Quốc và Hàn Quốc, giá
của Uniqlo được coi là thấp hơn so với các đối thủ địa phương. Ở các thị trường khác,
như Hoa Kỳ và Châu Âu, giá của Uniqlo cao hơn một số đối thủ cạnh tranh địa phương.
7
Bằng cách đưa ra mức giá nội địa hóa, Uniqlo có thể duy trì tính cạnh tranh ở từng thị
trường đồng thời duy trì cam kết định giá theo giá trị.
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng:
Hiệp định thuế quan và thương mại: Tùy thuộc vào quan hệ thương mại giữa Nhật
Bản và các quốc gia khác, Uniqlo phải đối mặt với các mức thuế quan khác nhau. Sau
Brexit, Uniqlo đã phải điều chỉnh giá tại Anh vì những thay đổi trong hải quan và thuế.
Lạm phát và biến động tiền tệ: Uniqlo phải đối phó với những thay đổi về tỷ lệ lạm
phát và tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau, ảnh hưởng đến chi phí và doanh
thu của công ty. Gần đây Uniqlo thông báo rằng họ có thể phải tăng giá do chi phí
nguyên vật liệu cao hơn do lạm phát.
Rủi ro chính trị: Bất ổn chính trị, xung đột, trừng phạt, cấm vận hoặc tẩy chay có thể
làm gián đoạn chuỗi cung ứng, hoạt động hoặc doanh số của Uniqlo. Uniqlo đã phải
đối mặt với phản ứng dữ dội ở Trung Quốc sau khi bày tỏ sự ủng hộ đối với người
biểu tình ở Hồng Kông vào năm 2019.
Chi phí: Đẩy mạnh đầu tư về phát triển công nghệ để tạo khác biệt cho sản phẩm là
một điểm mạnh của Uniqlo, do đó, việc cắt giảm chi phí đầu tư về nghiên cứu và phát
triển là không phù hợp. Chính vì vậy Uniqlo tập trung vào cắt giảm chi phí sản xuất
và chi phí lưu kho. Uniqlo không sở hữu bất kỳ nhà máy sản xuất nào. Khi mở rộng
ra toàn cầu, thương hiệu này đã hình thành mối quan hệ kinh doanh với các nhà máy
đối tác ở các quốc gia khác: Việt Nam, Bangladesh, Indonesia và Ấn Độ. Những quốc
gia này có thế mạnh về nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp, do đó, việc tận dụng lợi
thế vùng đã giúp Uniqlo giảm được tối đa chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, Uniqlo theo
đuổi những mẫu quần áo cơ bản, do đó thuận tiện cho việc tập trung vào việc sản xuất
hàng loạt các sản phẩm thời trang với số lượng lớn để tận dụng lợi thế kinh tế theo
quy mô. Tại Tokyo, Uniqlo đã tiến hành cải tiến lại các kho hàng hiện có bằng hệ
thống robot tự động và giúp cắt giảm chi phí thuê nhân công và chi phí lưu trữ kho
trong dài hạn.

3. Chiến lược phân phối – Place:


8
3.1. Mở rộng mạng lưới cửa hàng:
Uniqlo tập trung vào việc mở rộng mạng lưới cửa hàng của mình ở các quốc gia trên
toàn thế giới. Họ đầu tư vào việc mở cửa hàng mới tại các địa điểm chiến lược: trung
tâm mua sắm lớn, các khu vực thương mại sầm uất và các thành phố lớn.
Vào tháng 9/2001, Uniqlo đã mở một chuỗi cửa hàng ở London, đánh dấu nỗ lực bành
trướng đầu tiên ra thị trường quốc tế. Một năm sau đó, cửa hàng Uniqlo tại Trung
Quốc đầu tiên đi vào vận hành, địa điểm được chọn là Thượng Hải. Chỉ chưa đầy 2
thập kỷ sau, số cửa hàng Uniqlo tại Trung Quốc đã vượt qua số cửa hàng trên chính
quê hương Nhật Bản.
Năm 2019, Uniqlo chính thức đặt chân đến thị trường thời trang Việt năng động với
nhiều tiềm năng và thử thách. Sau 3 năm, hiện tại Uniqlo đã có 15 cửa hàng tại các
trung tâm thương mại, thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội…
3.2. Chiến lược đa kênh:
Uniqlo đã phát triển một chiến lược phân phối đa kênh, kết hợp cả cửa hàng truyền
thống và kênh bán hàng trực tuyến, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch COVID-19, kênh
bán hàng trực tuyến hoạt động rất hiệu quả, giúp tối ưu quy trình mua hàng. Uniqlo
cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn giao hàng và nhận hàng khác nhau, chẳng
hạn như dịch vụ giao hàng trong ngày hoặc dịch vụ mua hàng online và nhận tại các
cửa hàng (Click and collect).

9
Ngoài ra, Uniqlo lắp đặt các máy bán hàng tự động, bán các sản phẩm chủ lực tại các
sân bay và trung tâm thương mại trên khắp thế giới.
Phương pháp tiếp cận đa kênh của Uniqlo kết nối liền mạch trải nghiệm thực tế với
kỹ thuật số để khách hàng có thể mua sắm bất cứ thứ gì, bất kể lúc nào, ở đâu.
3.3. Hợp tác với đối tác chiến lược:
Uniqlo tạo ra các liên kết độc quyền với các nhà bán lẻ và nền tảng lớn như Amazon,
Costco, Target… mở rộng mạng lưới tiếp cận.
Kết hợp với Disney trong bộ sưu tập Thu/Đông 17: Uniqlo mới đây đã kết hợp với
Disney để giới thiệu BST mới với tên gọi “Magic For All”. Những bộ sưu tập phiên
bản giới hạn được bán độc quyền thông qua các đối tác bán lẻ của Uniqlo.
3.4. Đầu tư vào hệ thống phân phối:
Uniqlo hợp tác với công ty hậu cần Nhật Bản, Daifuku Co. Ltd., từ năm 2008, khi
Uniqlo mở trung tâm phân phối hoàn toàn tự động đầu tiên tại Nhật Bản. Kể từ đó,
quan hệ đối tác đã mở rộng và phát triển nhiều trung tâm phân phối ở Nhật Bản và
các quốc gia khác: Hoa Kỳ và Trung Quốc. Daifuku cung cấp cho Uniqlo một loạt hệ
thống xử lý vật liệu tự động, bao gồm hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động, hệ thống
băng chuyền, được sử dụng để di chuyển sản phẩm qua các trung tâm phân phối của
Uniqlo. Quy trình tự động hoá giúp xử lý khối lượng lớn sản phẩm một cách nhanh
chóng và chính xác, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng.
Uniqlo sử dụng thẻ RFID (RFID tags)* để theo dõi các sản phẩm và dữ liệu bán hàng,
đồng thời kết nối chúng với một nền tảng kỹ thuật số chung cho phép dự đoán chính
xác doanh số bán hàng hàng ngày và lập kế hoạch sản xuất.
Khác với Zara sử dụng hệ thống phân phối tập trung (tất cả sản phẩm sẽ được tập
trung tại 4 trung tâm phân phối ở Thổ Nhĩ Kỳ), Uniqlo sử dụng hệ thống phân phối
khu vực (regional distribution system)*, chủ yếu ở châu Á, đảm bảo thời gian vận
chuyển trong vòng 6 ngày (offline sales) và không quá 1 ngày (online sales).
3.5. Mô hình “Help yourself”:
Mô hình "Help Yourself" là mô hình mà Uniqlo xây dựng, tập trung vào việc tạo ra
trải nghiệm mua sắm tự phục vụ cho khách hàng, nơi họ được khuyến khích tự mình
10
duyệt và tương tác với các sản phẩm, thay vì dựa vào sự trợ giúp của nhân viên bán
hàng. Uniqlo làm được điều này là nhờ cách bày trí cửa hàng, giúp khách hàng dễ
dàng tìm và tiếp cận sản phẩm, đồng thời thiết kế bảng chỉ dẫn và màn hình để cung
cấp các thông tin về tính năng và lợi ích của sản phẩm.
Bằng cách trao quyền cho khách hàng kiểm soát trải nghiệm mua sắm của họ, Uniqlo
đã xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành coi trọng các sản phẩm và bản sắc
thương hiệu của công ty.

4. Chiến lược xúc tiến – Promotion:


4.1. Chiến dịch RE.Uniqlo:
Chiến dịch Re.Uniqlo ra đời với mong muốn giảm thiểu lượng khí thải có hại đến môi
trường, đồng thời tái sử quần áo cũ cho những mục đích ý nghĩa.

• Tái chế đồ cũ: Uniqlo thu gom quần áo từ khách hàng và biến chúng thành sản
phẩm mới, sử dụng công nghệ hiện đại để tái chế lông tơ và lông vũ. Những
khách hàng quyên góp sẽ nhận được phiếu mua hàng trị giá $10 khi mua các
mặt hàng áo khoác ngoài mới.
• Quyên góp quần áo: Uniqlo quyên góp quần áo cũ cho người tị nạn, nạn nhân
thảm họa và những người khác có nhu cầu trên toàn thế giới, thông qua sự hợp
tác với Cơ quan Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR), các tổ chức phi chính phủ và
tổ chức phi lợi nhuận.
• Quần áo làm từ chai PET: Uniqlo đã tạo ra áo polo Dry-EX và áo parkas từ
chai PET đã qua sử dụng giúp giảm thiểu rác thải nhựa và khí thải CO2.

11
4.2. Triển lãm thương mại:
Uniqlo đã tham gia Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE)* tại Thượng
Hải. Uniqlo đã tận dụng cơ hội này để nhấn mạnh những nỗ lực bền vững và khái
niệm LifeWear của thương hiệu.
4.3. Chương trình khuyến mãi:
Xuất phát từ văn hóa tri ân trong truyền thống lâu đời của Nhật Bản, Tuần Lễ Cảm
Ơn (Kanshasai) là chương trình được Uniqlo tổ chức với mong muốn gửi lời cảm ơn
chân thành đến khách hàng vì đã luôn tin yêu và đồng hành. Tuần Lễ Cảm Ơn sẽ luôn
có ưu đãi với những sản phẩm Lifewear được yêu thích, quà tặng cùng các hoạt động
gắn kết cộng đồng ý nghĩa. Lần này, với trọng tâm hướng đến Kỷ niệm 50 năm với
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản Tuần Lễ Cảm Ơn được thiết
kế với nhiều hoạt động, quà tặng độc đáo.

4.4. Chương trình tài trợ:


Chương trình Tài trợ Uniqlo cung cấp hỗ trợ tài chính, quyên góp sản phẩm và các
nguồn lực dành cho các cá nhân và tổ chức từ khắp nơi trên thế giới. Các ứng viên
được đánh giá dựa trên sự phù hợp của họ với các giá trị của Uniqlo và tác động tiềm
năng của họ đối với xã hội.
4.4.1. Tài trợ thể thao:

12
• Giải đấu bóng đá J.League: Uniqlo là nhà tài trợ chính của giải đấu bóng đá
J.League từ năm 2009.
• Sự kiện chạy bộ Tokyo Marathon: Những người tham gia sự kiện đã được tặng
áo Uniqlo với thiết kế dành riêng cho sự kiện này.
• Uniqlo tài trợ cho nhiều đội thể thao và vận động viên trên khắp thế giới: vận
động viên quần vợt Roger Federer, vận động viên quần vợt xe lăn Shingo
Kunieda và vận động viên trượt băng nghệ thuật Nhật Bản Yuzuru
Hanyu…Năm 2012, Novak Djokovic, tay vợt chuyên nghiệp số 1 thế giới được
chọn làm đại sứ thương hiệu Uniqlo. Djokovic được chọn vì anh sở hữu một
giá trị chung với Uniqlo – cam kết tạo ra tác động tích cực đến cuộc sống của
mọi người và đóng góp cho xã hội. Mối quan hệ đối tác với Djokovic sẽ nâng
cao độ nhận diện của Uniqlo trong quá trình thâm nhập vào thị trường châu Âu.

4.4.2. Tài trợ nghệ thuật:


Uniqlo hỗ trợ nhiều sự kiện văn hóa và nghệ thuật trên khắp thế giới:

• Lễ hội truyền thống Jidai Matsuri


• Triển lãm nghệ thuật: "Yayoi Kusama: Infinity Mirrors", "Vẻ đẹp tương lai: 30
năm thời trang Nhật Bản"
• Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York và Tate Modern ở London.

4.4.3. Tài trợ vì mục đích xã hội:


Uniqlo hỗ trợ nhiều mục đích xã hội khác nhau, bao gồm các nỗ lực cứu trợ thiên
tai, bảo vệ môi trường và tinh thần kinh doanh vì xã hội.

• Năm 2020, Uniqlo đã quyên góp 10 triệu yên để hỗ trợ nạn nhân lũ lụt và sạt
lở đất ở Kumamoto, Nhật Bản.
• Uniqlo cũng đã hợp tác với các tổ chức như Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
(WWF) để thúc đẩy tính bền vững và bảo vệ môi trường.

13
4.5. Chiến lược truyền thông thích nghi hóa (Adaption):
Uniqlo hiểu rằng các thị trường khác nhau sẽ có nền văn hóa địa phương và các
định mức sống khác nhau. Mặc dù các giá trị cốt lõi và thông điệp của thương
hiệu vẫn nhất quán trên tất cả các thị trường, Uniqlo điều chỉnh chiến lược
truyền thông của mình để phù hợp với văn hóa địa phương và sở thích của người
tiêu dùng ở từng thị trường.
4.5.1. Nhật Bản:
Tại Nhật Bản, chiến lược truyền thông của Uniqlo tập trung vào việc làm nổi bật
chất lượng và sự đơn giản của sản phẩm. Công ty nhấn mạnh đến di sản và nghề
thủ công của Nhật Bản, gây được tiếng vang với người tiêu dùng Nhật Bản.
4.5.2. Mỹ:
Tại Mỹ, chiến lược truyền thông của Uniqlo tập trung vào việc thu hút người tiêu
dùng trẻ tuổi, có ý thức về thời trang. Công ty hợp tác với những người nổi tiếng
và người có ảnh hưởng ở Mỹ để quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội.
Uniqlo đã hợp tác với Billie Eilish để tạo ra bộ sưu tập áo phông họa tiết lấy cảm
hứng từ phong cách của Eilish. Bộ sưu tập nổi bật với những chiếc áo phông quá
khổ với những hình ảnh và khẩu hiệu táo bạo.
4.5.3. Trung Quốc:
Tại Trung Quốc, Uniqlo chú trọng đến giá cả phải chăng và sử dụng các nền tảng
truyền thông xã hội như WeChat để tương tác với khách hàng và quảng bá sản
phẩm của mình.
4.5.4. Đông Nam Á:
Tại Đông Nam Á, Uniqlo tập trung quảng bá quần áo nhẹ và thoáng khí, phù hợp
với khí hậu nóng ẩm của khu vực.
4.5.5. Châu Âu:
Tại Châu Âu, Uniqlo nhấn mạnh cam kết của mình đối với các hoạt động sản xuất
bền vững và có đạo đức. Công ty cũng hợp tác với các nhà thiết kế châu Âu để tạo
ra các bộ sưu tập độc quyền.

14
Trong Bộ sưu tập Xuân hè 2023, Uniqlo hợp tác cùng NTK tài hoa đến từ nước
Pháp - Christophe Lemaire, thổi hồn vào những trang phục thiết yếu đời thường
với những cải tiến về mặt chất liệu và phom dáng hiện đại.
4.6. Direct Marketing:
4.6.1. Email Marketing:
Uniqlo gửi email thường xuyên cho những khách hàng, những email này chứa
thông tin về sản phẩm mới, giảm giá và khuyến mãi cũng như các tin tức khác liên
quan đến thương hiệu.
4.6.2. Chương trình khách hàng thân thiết:
Các khách hàng tham gia chương trình Thành viên Uniqlo (Uniqlo Membership)
được giảm giá độc quyền, ưu tiên đặt hàng sớm và các đặc quyền khác.
4.7. Digital Marketing:
Năm 2019, chiến dịch #UTPlayYourWorld trên Tiktok khuyến khích khách hàng diện
trang phục của Uniqlo và “khoe” sự thoải mái khi mặc.

Các buổi phát trực tiếp (livestream) của Uniqlo là một cách mua sắm trực tuyến mới
cho phép giúp khách hàng mua sắm và tương tác với những khách mời đặc biệt, những
người chia sẻ thông tin, mẹo và bí mật về các sản phẩm của Uniqlo.
Học cách mua sắm bền vững với chuyên gia Zero Waste Daniel: Giới thiệu cách giảm
thiểu chất thải và tái sử dụng vật liệu với nhà thiết kế thời trang bền vững.
Thông qua các hoạt động digital marketing, Uniqlo khuyến khích người tiêu dùng trở
thành 1 phần của chiến lược truyền thông.

15
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA
UNIQLO
1. Thành tựu:
1.1. Quốc tế:
Chỉ trong vòng 15 năm, từ một cái tên bán lẻ nội địa, Uniqlo đã trở thành cái tên cạnh
tranh với những thương hiệu thời trang “khủng” như Zara, Gap, H&M…Tính đến
năm 2019, thương hiệu Uniqlo đã có 2.136 cửa hàng tại 22 thị trường trên thế giới.
Chỉ riêng đối với thị trường nội địa, các cửa hàng tại Nhật Bản đã đóng góp 44% vào
tổng doanh thu của công ty, đồng nghĩa với việc cứ 4 người Nhật thì sẽ có 1 người sở
hữu một chiếc áo khoác của Uniqlo.
Theo tạp chí quản lý toàn cầu Forbes, hiện giá trị thương hiệu thời trang Uniqlo lên
đến 7 tỷ USD và đứng thứ 91 trong danh sách các thương hiệu có giá trị cao nhất thế
giới.
1.2. Việt Nam:
Ngày 6/12/2019 - cột mốc cửa hàng Uniqlo đầu tiên tại Việt Nam khai trương. Sau 3
năm, Uniqlo đã có 15 cửa hàng trên toàn quốc tại các thành phố lớn như TP.HCM,
Hà Nội, Hải Phòng. Việt Nam cũng có đến 4 cửa hàng đặc biệt quy mô lớn diện tích
dao động 3.000m2 với thiết kế đặc biệt.
2. Hạn chế, nguyên nhân, giải pháp:
2.1. Vấn đề môi trường:

• Sử dụng các loại vải và quy trình gây ô nhiễm.


• Sử dụng một lượng lớn nước trong quá trình sản xuất quần jean.
• Sự thiếu minh bạch và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng, nhân
quyền, lao động và môi trường

❖ Giải pháp:

16
• Tham gia Better Cotton Initiative - tổ chức toàn cầu giáo dục nông dân trồng
cây bông về cách sử dụng nước và hóa chất.
• Phát triển công nghệ giảm lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất quần
jeans.
• Sử dụng polyester tái chế làm từ chai PET.
• Tiến hành đánh giá tác động môi trường của các nhà máy vải cốt lõi.
• Tham gia vào các sáng kiến liên ngành để giải quyết vấn đề ô nhiễm hạt vi
nhựa.
• Giới thiệu đèn LED và tấm năng lượng mặt trời tại một số cửa hàng

2.2. Áp lực thích nghi địa phương:


Uniqlo không theo xu hướng nên những sản phẩm không đáp ứng được tính hợp thời
và không đáp ứng được nhu cầu về tính đa dạng tại một vài quốc gia như Mỹ, Pháp…
Thời gian đầu khi mới thâm nhập thị trường, giá của Uniqlo đã bị một số nhà phân
tích trong ngành chỉ trích là quá cao so với các thương hiệu thời trang nhanh khác có
uy tín hơn ở Mỹ, Anh và Châu Âu (H&M, Zara…). Người tiêu dùng lúc đó không sẵn
sàng bỏ tiền ra với một món hàng mà họ không biết rõ. Uniqlo cũng gặp phải những
trở ngại lớn khi thâm nhập vào các thị trường kể trên bởi sự khác biệt về văn hóa, tôn
giáo và pháp luật.

❖ Giải pháp:

Để đối phó với áp lực thích nghi địa phương, Uniqlo đã không ngừng thay đổi để phù
hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của từng thị trường.
Thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu: người Nhật xem thời trang
nhanh như những cửa hàng bán đồ giảm giá với chất lượng kém ở những vùng ngoại
ô. Do đó, Tadashi Yanai đã nhanh chóng khiến người tiêu dùng thay đổi nhận định
khi mở một cửa hàng 3 tầng tại Harajuku, khu phố xô bồ và mang đậm tính biểu tượng
ở trung tâm Tokyo vào những năm 1998. Tại đây, mọi người đã bắt đầu chú ý đến
thương hiệu thời trang Uniqlo với chiếc áo khoác lông cừu chất lượng cao. Nhận thức
17
về thương hiệu ngay lập tức chuyển từ “chất lượng thấp giá rẻ” thành “giá cả phải
chăng và chất lượng cao”.
Khi gặp thất bại tại thị trường nước ngoài, ông Tadashi Yanai, nhà sáng
lập Uniqlo, đã nhận ra sai lầm nằm ở địa điểm cửa hàng. Nếu ở Nhật, người dân rất
yêu thích những cửa hàng ngoại ô thì ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu, đây là một điều
tối kỵ bởi nó đem lại sự bất tiện cho khách hàng. Năm 2005, ông Yanai quyết định
tiếp tục giữ lại các cửa hàng ngoại ô ở Nhật Bản và tập trung mở các cửa hàng mới
tại trung tâm các thành phố lớn ở mỗi châu lục.
Sự thích nghi tiếp theo là việc thay đổi kích thước quần áo và điều chỉnh lại cách bày
trí trong cửa hàng. Uniqlo đã thay đổi kích thước trang phục để sản phẩm trở nên phù
hợp hơn với khách hàng Châu Âu và thiết kế lại cửa hàng giúp họ dễ dàng mua sắm,
thử đồ.
Ngoài ra, dù thương hiệu có số lượng thiết kế khá giới hạn, Uniqlo không khiến người
tiêu dùng cảm thấy thiếu lựa chọn bằng cách xếp hàng đầy khắp từ sàn đến trần, tạo
ra ảo tưởng về sự lựa chọn phong phú.
2.3. Áp lực bên ngoài:
• Biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu
thô và sản xuất sản phẩm.
• Các điều kiện thương mại như thuế quan và hiệp định thương mại có thể ảnh
hưởng đến chi phí xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

❖ Giải pháp:

• Tham gia vào phòng ngừa rủi ro tiền tệ, sử dụng các công cụ tài chính để bù
đắp rủi ro biến động tỷ giá hối đoái.
• Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu và sản xuất sản phẩm từ nhiều địa điểm
khác nhau, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất để giảm sự phụ
thuộc vào bất kỳ quốc gia hoặc khu vực nào.

18
• Tìm cách đàm phán với chính phủ và các bên liên quan khác để giải quyết các
rào cản thương mại và tạo điều kiện thuận lợi hơn.
2.4. Sự kém linh hoạt của chiến lược tích hợp dọc:
Chiến lược tích hợp theo chiều dọc của Uniqlo (Uniqlo's vertical integration strategy)
kiểm soát tất cả các khía cạnh trong chuỗi cung ứng, từ lập kế hoạch và thiết kế sản
phẩm, đến sản xuất và phân phối. Điều này cho phép Uniqlo tiết kiệm chi phí, đảm
bảo chất lượng và tính nhất quán, đồng thời bổ sung hàng tồn kho một cách nhanh
chóng. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là Uniqlo có ít không gian hơn để thử
nghiệm và điều chỉnh, vì hãng phải lên kế hoạch sản xuất trước một năm. Quy trình
này khiến Uniqlo kém linh hoạt để phản ứng nhanh trước nhu cầu thị trường và sở
thích biến động của khách hàng.

❖ Giải pháp:

• Cân bằng chiến lược tích hợp theo chiều dọc bằng việc cộng tác theo chiều
ngang nhiều hơn với các đối tác bên ngoài (nhà cung cấp, nhà phân phối và
nhà bán lẻ).
• Tận dụng phân tích dữ liệu và phản hồi của khách hàng để theo dõi xu hướng
thị trường và sở thích của khách hàng chặt chẽ, sát sao hơn.
• Rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm bằng cách sử dụng các công cụ và nền
tảng kỹ thuật số.

2.5. Khó kiểm soát chất lượng:

Nhược điểm của thuê ngoài các nhà máy là khó khăn trong khâu kiểm soát chất
lượng.

❖ Giải pháp:

Để khắc phục điều này, Uniqlo thuê một bên thứ ba để kiểm tra các vật liệu ở giai
đoạn tạo mẫu và trước khi sản xuất hàng loạt để xác nhận chất lượng và độ an toàn.
19
Cuối cùng, thành phẩm được kiểm tra lại trước khi xuất xưởng. Họ tuyển thạc sĩ dệt
may người Nhật tên là Takumi, chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với các nhà sản
xuất để cải tiến và kiểm soát các loại vải công nghệ cao. Họ cử khoảng 400 nghệ nhân
dệt may lành nghề đến các nhà sản xuất để chia sẻ kỹ năng kỹ thuật, duy trì tiêu chuẩn
chất lượng và đảm bảo an toàn cho người lao động. Điều này giúp Uniqlo dù không
trực tiếp sản xuất nhưng vẫn có thể kiểm soát tiến độ và chất lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN:
Tổng kết lại, sau khi phân tích hoạt động marketing quốc tế của thương hiệu Uniqlo, có
thể thấy rằng Uniqlo đã có những bước đi đúng đắn để tạo nên sự thành công của mình
trên thị trường quốc tế. Nhờ việc tận dụng các ưu thế về chất lượng, công nghệ trong sản
xuất sản phẩm và kết hợp thực hiện các chiến dịch truyền thông marketing phù hợp với
từng thị trường, Uniqlo đã từng bước khẳng định vị thế và trở thành một trong những
thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt
của thị trường thời trang toàn cầu, Uniqlo cần tập trung nghiên cứu và cập nhật xu hướng
thị trường, liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời xây dựng và triển
khai các chiến lược marketing sáng tạo để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng toàn
cầu, đóng góp vào sự phát triển của ngành thời trang quốc tế.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(n.d.). Women's, Men's & Kids' Clothing & Accessories | UNIQLO US. Retrieved June 18, 2023, from

https://www.uniqlo.com/

How Ethical Is Uniqlo? (2023, April 19). Good On You. Retrieved June 20, 2023, from

https://goodonyou.eco/how-ethical-is-uniqlo/

Tran, L. (n.d.). Global Marketing Strategies For Uniqlo | PDF | Retail | Marketing. Scribd.

https://www.scribd.com/document/246864850/Global-Marketing-Strategies-for-Uniqlo

Uniqlo “bản địa hoá” nhận diện thương hiệu dựa trên đặc tính của tiếng Việt | Tâm Thương. (2022,

March 20). Advertising Vietnam. Retrieved June 18, 2023, from

https://advertisingvietnam.com/uniqlo-ban-dia-hoa-nhan-dien-thuong-hieu-dua-tren-dac-tinh-

cua-tieng-viet-l19186

Uniqlo Marketing Strategy & Marketing Mix (4Ps). (2018, October 27). MBA Skool. Retrieved June

20, 2023, from https://www.mbaskool.com/marketing-mix/products/17655-uniqlo.html

UNIQLO's overseas strategy. (n.d.). FAST RETAILING CO., LTD.

https://www.fastretailing.com/eng/ir/library/pdf/earnings060413_Dacus.pdf

Uniqlo Vietnam. (n.d.). Facebook. Retrieved June 18, 2023, from

https://www.facebook.com/uniqlovnam/

UNIQLO Vietnam (@uniqlovnam) • Instagram photos and videos. (n.d.). Instagram. Retrieved June 18,

2023, from https://www.instagram.com/uniqlovnam/

21

You might also like