You are on page 1of 33

1

ĐẶT VẤN ĐỂ
Gãy thân hai xương cẳng chân là gãy ở vị trí dưới lồi củ trước xương
chày 1 cm hoặc dưới khớp gối ba khoát ngón tay hoặc dưới mặt khớp mâm
chày khoảng 10 cm đến trên khớp chày sên ba khoát ngón tay hoặc trên trần
chày khoảng 7 cm gồm 2 loại gãy kín và gãy hở.
Theo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy (1986), gãy hở hai xương cẳng
chân chiếm 49% tổng sổ các trường hợp gãy hở thân xương dài [3]. Tại khoa
chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức (1993) tỷ lệ này là 37,2% trong
đó gãy hở độ II, độ III chiếm 68,18% và nguyên nhân do tai nạn giao thông
chiếm 80,18% [3]. Thống kê trong 3 năm ( 2000- 2003 ) tại khoa Chấn
thương chỉnh hình Bệnh viện 103 đã thu dung và điều trị cho 401 trường hợp
gãy hai xương cẳng chân trong đó 152 trường hợp gãy hở chiếm 37,91%, gãy
kín 249 trường hợp chiếm 62,09%
Gãy 2 xương cẳng chân là loại gãy xương dài thường gặp và có xu hướng
ngày càng gia tăng với thương tổn ngày càng nặng nề, phức tạp hơn do sự
phát triển của các phương tiện giao thông cơ giới, đặc biệt là phương tiện giao
thông có tốc độ cao và sự phát triển của ngành xây dựng cơ bản.
Có nhiều phương pháp điều trị gãy 2 xương cẳng chân, bao gổm các
phương pháp điều trị bảo tổn như bó bột… và các phương pháp diều trị phẫu
thuật như kết hợp xương bằng đinh nội tủy, nẹp vít, cố định khung ngoại vi….
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, có những chỉ định áp
dụng riêng cho từng lứa tuổi, từng loại gãy. Việc tìm được một phương pháp
điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân, ở từng vị trí gãy, từng loại gãy cũng không
ngoài mục đích rút ngắn thời gian điều trị, trả lại tốt nhất chức phận chi thể
cho người bệnh.
Do đặc điểm giải phẫu vùng căng chân và mặt trước trong chỉ có da, nên
xương cẳng chân dễ bị gãy, đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh trong gãy hai
xương cẳng chân thường phức tạp, lớp da ở đây có thể bị chấn thương bầm
dập phải cắt bỏ hoặc hoại tử thứ phát gây khuyết hổng phần mềm lộ xương,
2

nên việc điều trị gãy 2 xương cẳng chân dễ gặp các biến chứng như: nhiễm
khuẩn, chậm liền xương, khớp giả, liền lệch xương, teo cơ, cứng khớp.
Chúng tôi tiến hành chuyên đề “ Tổng quan chẩn đoán và điều trị gãy
hai xương cẳng chân ở người lớn” Nhằm hai mục tiêu
1. Trình bày được giải phẫu hai xương cẳng chân
2. Trình bầy được chẩn đoán và điều trị gãy hai xương cẳng chân ở
người lớn.
3

NỘI DUNG

1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cẳng chân liên quan đến tổn thương và kỹ
thuật điều trị.
1.1. Một số đặc điểm về xương.
Cẳng chân có 2 xương: xương chính ở trong là xương chày và xương
phụ ờ ngoài là xương mác. Bàn thân xương mác chỉ chịu 1/9 - 1/10 trọng lực
tỳ đè của cơ thể. Do vậy trong gãy 2 xương cẳng chân (2XCC) người ta chi
chú ý đến chỉnh trục, cố định ổ gãy xương chày còn xương mác thì không cần
thiết phải nắn chỉnh [1].

Hình 1.1: Giải phẫu 2 xương cẳng chân theo bản dịch Atlas giải phẫu người
[2].
4

Xương chày: về hình dáng, đầu trên thân xương chày hình lăng trụ tam
giác, xuống đến 1/3 dưới (1/3 D) thì đổi thành lăng trụ tròn. Chỗ tiếp nối 2/3
trên và 1/3 dưới (1/3 D) là điểm yếu của xương chày (do thay đổi về hình
dạng) nên dề gãy, khó liền [1].
Ống tủy xương chày không đều ở giữa nhỏ, 2 đầu loe to. Chính vì điều
này nên khi gãy 1/3 trên (1/3 T) hoặc 1/3 D xương chày, người ta không áp
dụng phương pháp kết xương bằng đinh nội tuỷ (ĐNT) Kũntscher [3]. Xương
chày thay đổi hình dáng từ trên xuống dưới do vậy khả năng chịu lực tác động
khác nhau. Hình lăng trụ tam giác chịu lực uốn bẻ tốt hơn lực xoắn vặn.
Xương mác: là một xương dài thân mảnh, 2 đầu phình to. Đầu trên là
chỏm xương mác, nơi thần kinh mác đi qua do vậy khi gãy xương mác ở vị trí
này dề gây tổn thương thần kinh. Đầu dưới phình to tạo nên mắt cá ngoài.
Xương mác bị xoắn từ sau vào trong cách đầu dưới khoảng 6 - 8cm, đây là
chỗ yếu của xương nên khi gãy thường gãy ở vị trí này [8] . Khi gãy xương
mác thường liền nhanh hơn xương chày. Khi gãy xương chày đơn độc mà di
lệch thì khó nắn chỉnh.
* Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 hệ thống:
1. Hệ thống mạch trong ống tủy.
2. Hệ thống mạch màng xương.
3. Hệ thống mạch đầu hành xương.

Hình 2: Mạch máu nuôi dưỡng xương chày [2 ].


Ba hệ thống này có sự nối thông với nhau nhưng nghèo nàn. Nguồn
5

nuôi dưỡng chủ yếu là động mạch nuôi xương tách từ động mạch chày sau, đi
vào lỗ nuôi xương ở chỗ nối 1/3 T và 1/3 giữa (1/3 G) ở mặt sau xương chày.
Khi gãy xương chày ở vị trí này động mạch nuôi xương dễ bị tổn thương, gây
ánh hướng đến nguồn nuôi dưỡng ổ gãy.
Hệ thống mạch máu màng xương là do các động mạch của các cơ xung
quanh xương chày tạo nên. Các mạch máu này cấp máu cho 1/3 ngoài vỏ
xương, bảo đảm từ 10 - 30% lượng máu nuôi xương chày. Trong trường hợp
động mạch tuỷ xương bị tổn thương do gãy xương hoặc do đóng ĐNT thì sau
một thời gian mạch máu màng xương sẽ phát triển hơn, nuôi dưỡng một phần
rộng lớn hơn bình thường. Cũng vì thế, lúc mới gãy xương thì 2 đầu gãy sẽ
thiếu máu nuôi dưỡng, giảm sức đề kháng của mô xương nên rất dể bị nhiễm
khuẩn nếu gãy hở hoặc mổ kết xương.
Động mạch màng xương và động mạch đầu hành xương nhỏ nên có vai
trò thứ yếu trong nuôi dưỡng xương chày. Vậy nếu bị tổn thương thì sự liền
xương càng khó khăn hơn [1].
1.1.1.Đặc điểm về phần mềm.
Sự phân bố các cơ cẳng chân không đều nhau. Mào chày và mặt trong
xương chày nằm sát ngay dưới da không có cơ che phủ. Lớp da ở mặt trong
cẳng chân nhất là ở vùng 1/3 D và cổ chân nằm ngay trên bề mặt xương,
không có đệm ở dưới vì thế khi gãy xương da dể bị bầm dập, bong lóc rộng,
dễ gây rối loạn dinh dưỡng, hoại tử thứ phát gây lộ xương, viêm xương.
Mặt ngoài xương chày có các cơ duỗi che phủ, mặt sau có các cơ cẳng
chân sau rất mạnh nhất là cơ tam đầu khoẻ, dày gấp 4 lần khối cơ duỗi. Vì thế
khi gãy 2XCC thì lực chấn thương và sự co kéo của các cơ, nhất là các cơ
phía sau cẳng chân dề làm đầu gãy chọc thủng da mặt trước trong gây gãy hở.
Đồng thời lực co kéo này gây di lệch lớn, khó nắn chỉnh, dễ di lệch thứ phát
sau nắn chỉnh, ở 1/3 D cẳng chân do các cơ đã chuyển thành gân nên cả ở
phía trước và phía sau cẳng chân không có mô mềm bảo vệ xương chày chi
6

còn là gân và da.


Do đặc điểm phần mềm nêu trên, xét về mặt cơ sinh học thì ở cẳng
chân nên kết xương chày bằng ĐNT thì hợp hơn, ít gây căng cộm sau phẫu
thuật kết xương

Hình 3 : Thiết đồ 1/3 G cẳng chân theo bản dịch Atlas giải phẫu người [2]
1.1.3. Cấu trúc các khoang cẳng chân.
Cẳng chân có 4 khoang:
- Khoang cẳng chân trước.
- Khoang cẳng chân trước ngoài.
- Khoang cẳng chân sau nông.
- Khoang cẳng chân sau sâu.
Vách của các khoang là tổ chức kém đàn hồi hoặc không đàn hổi (cân,
vách liên cơ, màng lên cốt, xương).
Khi gãy 2XCC máu từ ổ gãy xương đổ vào các khoang, các cơ trong
khoang bị phù nề, đầu xương gãy di lệch chồng trên nhau làm tăng nhanh thể
tích trong khoang. Hơn nữa thành các khoang lại chắc lên làm tăng áp lực
khoang. Nên dễ gây hội chứng chèn ép khoang. Vị trí gãy xương hay gây hội
7

chứng chèn ép khoang là 1/3 T xương chày, khoang thường bị chèn ép là


khoang sau sâu.

Hình 4: Cấu trúc khoang cẳng chân theo bản dịch Atlas giải phẫu người [2].
2. Nguyên nhân, cơ chế, hình thái gãy hai xương cẳng chân
2.1. Cơ chế và nguyên nhân trong gãy hai xương cẳng chân
Cơ chế chấn thương trực tiếp: Lực chấn thương tác động trực tiếp vào
cẳng chân ở vị trí gãy làm cho đường gãy ngang, cả xương chày và xương
mác gãy cùng một mức. Xương gãy có mảnh rời hình chêm hay gãy thành
nhiều mảnh.
Trong cơ chế chấn thương trực tiếp, lực chấn thương gây gãy xương
đồng thời cũng gây bầm dập tổ chức phần mềm xung quanh ổ gãy nhiều. Đặc
biệt là lớp da mặt trước trong cẳng chân có thể bị đụng dập và hoại tử thứ
phát gây di chứng khuyết hổng phần mềm, lộ xương, viêm xương.
Các nguyên nhân thường gặp hiện nay là do tai nạn giao thông (TNGT)
nhất là phương tiện giao thông có tốc độ cao, tai nạn lao động (TNLĐ),
* Cơ chế chấn thương gián tiếp: Lực chấn thương gây gãy xương là lực
xoắn vặn. Vị trí gãy xương thường gặp là chỗ tiếp nối 1/3 G và 1/3 D xương
chày. Xương mác thường gãy thứ phát sau gãy xương chày và gãy cao hơn
xương chày. Mức độ tổn thương phần mềm xung quanh ổ gãy do cơ chê chấn
thương gián tiếp cũng ít hơn so với cơ chế chấn thương trực tiếp.
8

- Nguyên nhân thường gặp là do ngã trong sinh hoạt hay trong thể thao.
2.2. Đặc điểm về vị trí gãy xương.
Theo Chapman M.D. gãy thân 2XCC là đường gãy nằm trong giới hạn
từ dưới lồi củ xương chày lên đến trên khe khớp chày sên 3 khoát ngón tay
[40].
Vị trí gãy xương cũng tuỳ thuộc vào nguyên nhân, cơ chế chấn thương.
Nếu do cơ chế chấn thương trực tiếp có thể gãy xương ở bất cứ vị trí nào khi
lực tác động vào đó. Còn do cơ chế chấn thương gián tiếp thì xương hay bị
gãy ở vị trí tiếp giáp 1/3 G với 1/3 D. đây là điểm yếu của xương chày do sự
thay đổi về hình dạng. Tuỳ theo đường gãy ở vị trí cao hay thấp mà gọi là gãy
1/3 T, 1/3 G hay 1/3 D.
2.3. Hình thái đường gãy.
Trong gãy 2XCC, đối với xương chày đường gãy rất đa dạng có thể gãy
ngang, gãy chéo vát ngắn, gãy chéo vát dài, gãy có mảnh rời, gãy 3 hay nhiều
đoạn... tuỳ thuộc vào nguyên nhân và cơ chế gây chấn thương.
Xương mác có thể gãy cùng hoặc khác mức với xương chày, về tiên
lượng Johner R và Wruhs O cho rằng kết quả X.quang sau nắn chinh bó bột
không quan trọng. Trái lại hình thái và mức độ gãy và các mảnh rời có ảnh
hưởng đáng kê trong tiên lượng [6].
2.4. Sự di lệch của các đoạn gãy.
Gãy thân 2XCC có thê có di lệch hoặc không di lệch, nhưng thường là
di lệch. Di lệch phụ thuộc vào lực chấn thương, cơ chể gây chấn thương, sức
co kéo của khối cơ, sức nặng của đoạn ngoại vi, tư thế bất động.
Có 4 loại di lệch thường gặp: Di lệch chồng, di lệch sang bên, di lệch
gập góc thường mở ra ngoài và ra sau, di lệch xoay theo thống kê chiếm
khoảng 25% các trường hợp gãy. Đối với các di lệch này khi điều trị bằng
phương pháp nắn chinh bó bột thường hay di lệch thứ phát do lỏng bột, ánh
hường nhiều đến kết quả điều trị. Gây di chứng liền lệch, ngắn chi, gộp góc,
xoay trục cẳng chân.
9

2.5. Diễn biến của vết thương gãy xương hở


* Đặc điểm vi khuẩn học
Tất cả các vết thương gãy xương hở đều bị ô nhiễm, trong vết thương
có những tạp khuẩn và vi khuẩn gây bệnh (yếm khí, ái khí ). Có thể gặp trực
khuẩn gây hoại thư sinh hơi và trực khuẩn gây bệnh uổn ván. Theo Friedrich,
trước 6 giờ vi khuẩn có mặt tại vết thương nhưng chưa nhân lên và phát sinh
độc tổ, vết thương đang ở trong thời kỳ ô nhiễm. Sau 6 giờ vi khuẩn có mặt
tại vết thương sẽ sinh sản, nhân lên và phát sinh độc tổ, lúc này vết thương
chuyên sang giai đoạn nhiễm khuẩn. Tuy nhiên sự nhiễm khuẩn chi xuất hiện
khi tại vết thương có những yếu tổ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đó là:
- Các tổ chức phần mềm dập nát, các mô chết, máu tụ, tuỷ xương là
môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng rổi loạn tuần hoàn
cục bộ tại ổ gãy do tổn thương các hệ mạch máu nuôi xương và phần mềm,
làm giảm sức chổng đỡ của tổ chức với vi khuẩn. Sự di động của hai đầu
xương gãy làm nặng thêm tình trạng trên, làm cho nhiễm khuẩn nhanh chóng
xuất hiện và lan tỏa.
• Diễn biến của vết thương phần mềm trong gãy xương hở
- Nếu không có sự can thiệp vết thương có thể lành khỏi nhưng cũng có
thể bị nhiễm khuẩn với 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn ủ bệnh (giai đoạn ô nhiễm ): từ 3 đến 6 giờ, tương ứng với
thời gian Friedrich, vi khuẩn có mặt tại vết thương nhưng chưa sinh sôi và
gây bệnh.
+ Giai đoạn viêm tấy: Từ 6 giờ trở đi, vi khuẩn bắt đầu sinh sối lan toả,
xâm lấn các mô sống gây nên phản ứng viêm sưng, nóng, đó, đau, và bắt đầu
có mủ.
+ Giai đoạn hoá mủ: Sau giai đoạn viêm tấy tại ổ viêm sẽ hình thành
mủ, vi khuẩn lan tràn vào máu gây vãng khuẩn huyết và nhiễm khuẩn huyết.
- Nếu phản ứng toàn thân mạnh sẽ hình thành áp xe tại chỗ.
• Diễn biến của ổ gãy xương hở
10

Nếu ổ gãy không bị nhiễm khuẩn và được cổ định vững chắc thì quá
trình liền xương diễn ra như trong gãy xương kín. Nếu ổ gãy nhiễm khuẩn thì
quá trình hình thành can xương bị kìm hãm thậm chí bị phá huỷ do quá trình
viêm xương, tuỷ xương, ổ gãy khó liền xương, dễ thành khớp giã nhiễm
trùng. Nếu ổ gãy hở bị mất cơ càng nhiều thì càng khó liền xương. Tình trạng
mất da, sẹo xấu dính xương, rổi loạn dinh dưỡng, viêm dò kéo dài sẽ ảnh
hưởng đến quá trình liền xương.
3. Chẩn đoán, phân loại, biến chứng gãy hai xương cẳng chân
3.1. Chẩn đoán gãy hai xương cẳng chân
Để chẩn đoán xác định, dựa vào dấu hiệu lâm sàng và X quang, thường
là dễ chẩn đoán.
* Lâm sàng
Đau, sưng nề, bất lực vận động chân gãy, bệnh nhân không đứng dậy
được.
+ Biến dạng chân gãy: nhìn thấy rõ sự di lệch với ngắn chi, bàn chân
xoay ngoài, gập góc mở ra sau- ngoài
+ Sờ thấy đầu xương gãy di lệch ngay dưới da, có tiếng lạo xạo xương.
+ Có thể nhìn thấy vết thương chảy máu có váng mỡ hoặc đầu xương
gãy lộ ra ngoài vết thương trong gãy hở.
+ Cẳng bàn chân xoay đổ ra mặt giường.
+ Cẳng chân cử động bất thường
- Chú ý đến các biến chứng chèn ép mạch khoeo hoặc chày sau, biến
chứng chèn ép khoang. Do vậy cần bắt mạch ở mu chân, đánh giá mức độ phù
nề cẳng chân, khám cảm giác và vận động các ngón. Có thể xuất hiện các nốt
phổng nước, biểu hiện sự trầm trọng của biến chứng chèn ép khoang.
- Thăm khám cần xác định các thương tổn cổ chân, gãy cổ xương mác,
tổn thương thần kinh mạch máu kèm theo.
11

Hình 5. Hình ảnh lâm sàng gãy kín hai xương cẳng chân

Hình 6. Hình ảnh lâm sàng gãy hở 1/ 3 giữa hai xương cẳng chân phải
* Chụp phim Xquang
Chụp X quang để chẩn đoán loại gãy ( đơn giản hay phức tạp), sự di
lệch của của ổ gãy. Phim chụp phải lấy được cả 2 khớp (khớp gối và cổ chân).

Hình 7. Hình ảnh X- Quang gãy hai xương cẳng chân


3.2. Phân loại gãy xương
3.2.1. Phân loại gãy kín thân hai xương cẳng chân
12

Việc phân loại gãy xương là rất quan trọng, nó giúp cho người thầy
thuốc tiên lượng được diễn biến của ổ gãy, những biến chứng có thể xảy ra và
là cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Là cơ sở để đánh giá
kết quả, so sánh các kết quả điều trị của các trung tâm chấn thương chỉnh hình
trên toàn thế giới. Việc phân loại gãy kín xương chày chính xác, có ích, dễ sử
dụng là khó vì nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau.
Hiện nay có nhiều cách phân loại gãy kín thân 2XCC.
* Phân loại của Johner R và Wruhs o (1983) [6].
- Loại A: Gãy đơn giản.
+ Gãy chéo xoắn.
+ Gãy chéo vát.
+ Gãy ngang.
- Loại B: Gãy mảnh bướm.
+ Mảnh bướm chéo xoắn.
+ Mảnh bướm nhỏ.
+ Mánh bướm chéo vát
- Loại C: Gãy phức tạp.
+ Phức tạp chéo xoắn.
+ Phức tạp 2 tầng
+ Phức tạp nhiều mảnh.
Trên cơ sở cách phân loại gãy kín thân xương chày của Mũller M.E .
Hiệp hội kết xương bên trong AO/ASIF đã đưa ra bảng phân loại gãy kín thân
2XCC như sau:
13

Hình 8. Phân loại gãy kín thân 2 xương cẳng chân theo AO/ASIF[6]

- Độ A: Gãy đơn giản - A1: Gãy chéo xoắn dài > 30" - B1: Gãy mành rời chéo
- Độ B: Gãy mảnh rời - A2: Gãy chéo vát ngán < 30° xoắn
- Độ C: Gãy phức tạp - A3: Gãy ngang - B2: Gãy mảnh rời chéo vát
- C1: Gãy phức tạp chéo xoắn - B3: Mảnh rời nhỏ
- C2: Gãy phức tạp 3 đoạn
- 1: Xương mác nguyên vẹn
-C3: Gãy phức tạp nhiều mành
rời - 2: Xương mác gãy khác
mức
- 3: Xương mác gãy cùng
mức
14

Hình 9. Phân loại gãy kín thân 2 xương cẳng chân theo AO/ASIF[6]
Bảng phân loại này được chấp nhận rộng khắp trên thế giới. Theo các
tác giả đây là cách phân loại đơn giản nhưng có sự kết hợp giữa lâm sàng và
cận lâm sàng. Cách phân loại theo AO giúp cho người thầy thuốc tiên lượng
được diễn biến của tổn thương, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và
đánh giá kết quả điều trị của các phương pháp.
3.2.2. Phân loại gãy xương hở
Có rất nhiều cách phân loại trên thế giới về gãy hở 2 xcc như: Kaplan,
Gustilo, Cauchoix.Duparc hay của Byrd. Ở đây chi đề cập đến 3 cách phân
loại:
- Theo Kaplan ( 1975) phân loại gãy hở thân xương và hành xương của
các thân xương dài.
15

Theo Cauchoix và Duparc ( 1957) phân loại gãy xương hở chi dựa vào
tổn thương phần mềm là chính.- Cách phân loại của Gustilo: Lần đầu tiên
Gustilo và Anderson đưa ra bảng phân độ vết thương gãy xương hở của mình
là nãm 1976. [7]
+ Gãy hở độ I:
• Vết thương rách da nhỏ, đưởng kính < 1 cm, bầm dập tổ chức phần
mềm ít.
• Gãy xương vững ( gãy ngang hoặc gãy chéo vát ngắn ).
• Vết thương sạch.
+ Gãy hở độ II:
• Vết thương rách da 1 - 10 cm.
• Tổn thương phần mềm mức độ trung bình nhưng da không có bong
lóc.
• Vết thương sạch.
• Gãy xương đơn giản, có thể có mảnh nhỏ hoặc đưởng gãy chéo vát
dài.
+ Gãy hở độ III:
• Vết thương rách da rộng > 10 cm.
• Vết thương ô nhiễm nặng.
• Tổ chức phần mềm bị thương tổn nặng nề, có thể gây khuyết hổng tổ
chức phần mềm.
• Gãy xương nhiều đoạn hoặc nhiều mảnh
Gãy xương hở độ III được chia thành 3 loại:
• Gãy hở độ IIIA: Phần mềm bị tổn thương rộng nhưng xương vẫn
được các mô mềm che phủ thích hợp.
• Gãy hở độ IIIB: Phần mềm bị tổn thương rộng, mất da và tổ chức
phần mềm gây lộ xương cần chuyển vạt để che phủ xương.
• Gãy hở độ IIIC: Thương tổn giổng độ IIIB nhưng có kèm theo
thương tổn ĐM và TK chính của chi, có nguy cơ phải cắt cụt chi thể.
16

Các tác giả cho rằng có thể dựa vào cách phân độ gãy xương hở theo
Gustilo để đánh giá mức độ thương tổn phần mềm trong gãy hở hai xương
cẳng chân và từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp . Theo Jones L
trong điều trị gãy hở 2 xcc dùng báng phân độ của Gustilo có nhiều thuận lợi
vì nó không chi là cơ sỡ đê chọn phương pháp điều trị phù hợp mà còn là cơ
sở để tiên lượng, đánh giá kết quả điều trị và đê so sánh kết quá điều trị của
các phương pháp khác.
3.3. Biến chứng gãy hai xương cẳng chân
3.3.1.Biến chứng toàn thân.
* Sốc là biến chứng năng nề trong gãy thân 2XCC. Nguyên nhân là do
đau đớn, mất máu. Sốc có thể xảy ra ngay sau khi bị thương hoặc xuất hiện
muộn sau gãy xương khoảng 4-5 giờ.
Biếu hiện của sốc: Người bệnh nằm yên hay vật vã, mặt xanh nhợt
nhạt, chân tay lạnh, mạch nhanh trên 100 lần/phút, huyết áp tối da < 90mmHg
* Biến chứng tắc mạch do mỡ là biến chứng ít gặp. Đây là một nguyên
nhân gây hội chứng suy hô hấp cấp.
* Ngoài ra có thể gặp các biến chứng như viêm phổi, viêm đường tiết
niệu, suy kiệt hay gặp ở người già do nằm lâu, do không được chăm sóc chu
đáo hay điều trị bằng phương pháp mà BN không thể tập vận động sớm được.
3.3.2. Biến chứng tại chỗ.
* Biến chứng gãy xương kín thành gãy xương hở: Nguyên nhân của
biến chứng này là sau khi gãy xương không được sơ cứu và cố định tạm thời
ổ gãy ngay. Vì thế các cơ tiếp tục co kéo đồng thời với sự di động tự do của
đầu xương gãy làm cho đầu gãy chọc thủng da gây gãy xương hở. Vết thương
gãy hở hay gặp ở mặt trước trong của cẳng chân.
* Biến chứng tổn thương mạch máu, thần kinh: Nguyên nhân có thể do
chấn thương gãy đứt hoặc do căng giãn đột ngột quá mức, do đầu xương gãy
sắc, nhọn gây nên. Động mạch tốn thương thường là động mạch khoeo do gãy
1/3 trên 2XCC. Triệu chứng là: khôi máu tụ to dần, chi lạnh, không bắt được
17

mạch ống gót, mạch mu chân . Chapman M.D khuyên nếu gãy phức tạp cẳng
chân phải nghi có tổn thương mạch máu không, trước khi chọn phương pháp
diều trị.
Dây thần kinh hay bị tổn thương là thần kinh hông khoeo ngoài ở vùng
cổ xương mác. Việc phát hiện sớm liệt do tổn thương dây thần kinh là khó vì
dễ nhầm với chấn thương các cơ, làm cho BN không cử động được. Vì vậy
khi khám phải khám tỉ mỉ và khám đi khám lại nhiều lần [4].
* Biến chứng chèn ép khoang:
Đây là biến chứng quan trọng và hay gặp nhất trong gãy 2XCC.
Thường là do gãy 1/3 trên 2XCC. Nguyên nhân là do: cấu tạo giải phẫu cẳng
chân có 4 khoang, vách các khoang là tổ chức kém hoặc không đàn hổi. Khi
gãy xương, máu cháy từ ổ gãy vào các khoang, các cơ bị phù nề, 2 đầu xương
gãy di lệch chóng lên nhau làm tăng thể tích trong các khoang, gây chèn ép bó
mạch thần kinh gây tình trạng thiếu máu toàn bộ cẳng chân. Ngoài nguyên
nhân trên ra, nếu bó bột quá chặt hoặc mổ đóng chặt lớp cân sẽ làm tăng nguy
cơ chèn ép khoang. Hội chứng này thường xuất hiện từ giờ thứ 2 đến giờ thứ
6 sau chấn thương và kéo dài nhất là giờ 15 đến giờ thứ 30.
Nguy cơ làm tăng hội chứng chèn ép khoang, theo nhiều tác giả là ở
nam giới trẻ < 35 tuổi, các BN có rối loạn đông máu hoặc người đang dùng
thuốc chống đông.
Các biểu hiện của hội chứng chèn ép khoang là:
+ Đau: dữ dội tăng dần, dùng thuốc giảm đau không đỡ mặc dù đã nắn
chỉnh, cố định. Khi kéo các ngón chân BN đau tăng.
+ Rối loạn cảm giác ở bàn chân: Lúc đầu thấy tê bì, sau mất hắn cám
giác.
+ Sờ thấy bắp chân căng cứng, bàn chân và các ngón chân tím lạnh dấu
hiệu hổi lưu tuần hoàn kém. Mạch mu chân + mạch ống gót lúc đầu yếu sau
không bắt được.
+ Do áp lực khoang thấy tăng trên 30mmHg (bình thường = 0).
18

Khi có dấu hiệu chèn ép khoang cẩn theo dõi sát. Nếu nghi ngờ nhiều
nên can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt, tốt nhất < 24h. Nếu do áp lực
khoang > 30 mmHg nên rạch khoang giải phóng chèn ép, kết hợp cố định
xương gãy.
3.3.3. Các biến chứng muộn.
Theo Mũller M.E, trong gãy 2XCC có những biến chứng muộn sau:
- Di lệch thứ phát, teo cơ, cứng khớp là biến chứng thường gặp trong
điều trị gãy 2XCC bằng phương pháp bó bột.
- Các biến chứng chậm liền xương, khớp giả, can lệch.
- Biến chứng co cứng cơ tam đầu cẳng chân hay gọi là hội chứng kiểu
Volkman như ở cẳng tay.
- Nhiễm khuẩn sâu, viêm xương tuỷ xương gồm các loại:
+ Viêm xương tuỷ xương trên ổ gãy không liền xương.
+ Viêm xương tuỷ xương trên ổ gãy đang liền xương.
+ Viêm xương tuỷ xương trên ổ gãy đã liền xương chắc.
4. Điều trị gãy hai xương cẳng chân
- Nguyên tắc điều trị
+ Điều trị gãy xương cẳng chân quy tụ vào điều trị gãy xương chày.
Xương mác dẫu có can lệch cũng không ảnh hưởng cơ năng của cẳng chân.
Nếu điều trị sớm thì nắn tương đối dễ vì chưa sưng nề nhiều, máu tụ còn ít, cơ
chưa co rút nhiều. Nếu để muộn, tại chỗ sưng nề nhiều, có hể thấy các nốt
phổng nước, cơ co kéo mạnh, do vậy nắn sẽ khó ngay cả trong phẫu thuật.
+ Mục đích điều trị bao gồm: Tạo can xương tốt không ngắn chi, không
xoay, không cứng khớp gối và cổ chân.
4.1.Các phương pháp điều trị gãy kín thân hai xương cẳng chân.
4.1.1. Các phương pháp điều trị bảo tồn.
4.1.1.1. Phương pháp nắn chỉnh bó bột.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phương pháp nắn chinh bó bột là
phương pháp kinh điển để điều trị gãy kín thân 2XCC. Bohler (1929), Watson
19

Jones (1955) coi đây là phương pháp cố định chủ yếu trong điều trị gãy kín
thân 2XCC [13]. Do những ưu điểm của phương pháp là kỹ thuật đơn giản, có
thể tiến hành ở những cơ sở thiếu thốn trang thiết bị, phương tiện kết xương,
ít tốn kém nên hiện nay phương pháp nắn chinh bó bột vẫn được áp dụng khá
phổ biến trong điều trị gãy kín 2XCC.
Chi định của phương pháp là gãy kín 2XCC không di lệch hoặc di lệch
ít mà nắn chinh dễ ràng. Những gãy kín 2XCC có ngắn chi < lcm, không di
lệch hoặc di lệch < 50% vỏ xương, còn tiếp xúc giữa 2 đầu gãy, không có di
lệch xoay thì điều trị bảo tổn. Sử dụng bột đùi bàn chân 10-12 tuần.
Quy trình: nắn chinh ngay bằng bàn chinh hình, bó bột rạch dọc từ 7 -
15 ngày. Kiểm tra lại bằng x.quang sau khi đã hết xưng nề, nếu kết quả tốt sẽ
bó bột đùi bàn chân tròn kín.
Sarmiento A cải tiến bột ôm gối chức năng, có điểm tựa để đi, vận
động được khớp gối khi đã cố định. Kết quả tốt 89%, không liền xương 1%,
liền xương di lệch 10% [].
Nhược điểm chính của phương pháp là khi mới gãy xương cẳng chân
còn xưng nề nhiều, nếu bó bột ngay dể gây biến chứng chèn ép bột, nên phải
rạch dọc vì vậy sau đó dễ lỏng bột gây di lệch thứ phát.
Mặt khác do phải bất động trong thời gian 3-4 tháng nên tất cả các BN
sau khi phá bột đều bị biến chứng teo cơ, cứng khớp, hạn chế vận động phải
luyện tập một thời gian dài mới phục hồi được chức năng.
Theo các tác giả: Bone L.B, Nicoll E.A, Oni OOA. Puno R.M, cho thấy
kết quả điều trị bằng phương pháp nắn chinh bó bột: tỷ lệ không liền xương từ
2 - 4%, liền lệch 4 - 5%.
Phương pháp nắn chỉnh bó bột tuy có một số nhược điểm như trên đã
nêu, nhưng một số tác giả vẫn coi đây là phương pháp điều trị phù hợp ở các
cơ sở còn thiếu trang thiết bị kỹ thuật. Ngày nay ở những bệnh viện lớn có đủ
điều kiện, thì những trường hợp gãy xương di lệch lớn mà tiên lượng nắn
chỉnh, bó bột khó đạt yêu cầu hoặc sau nắn chỉnh dễ di lệch thứ phát nên mổ
20

sớm. Giúp BN phục hồi chức năng nhanh hơn. tránh BN phái bất động một
thời gian dài.
4.1.1.2. Phương pháp xuyên đinh kéo liên tục.
Với những trường hợp gãy kín thân 2XCC không vững, gãy có nhiều
mảnh rời, gãy xương mà cẳng chân xưng nề nhiều cần theo dõi biến chứng
chèn ép khoang. Khi đó các tác giả chú trương tiến hành xuyên đinh qua
xương gót kéo liên tục thẳng trục cẳng chân, với trọng lượng kéo từ 2 - 5kg.
trong vòng 7 - 15 ngày vừa dễ nắn chinh các di lệch, vừa dễ theo dõi diễn
biến tại chỗ.
Khi hết giai đoạn theo dõi các biến chứng cấp tính có thế xảy ra, sẽ tiến
hành bó bột tròn kín ngay trên giá kéo, sau khi đã kiêm tra kết quá nắn chinh
ổ gãy trên phim x.quang.
Phương pháp này có ưu điểm là kỹ thuật đơn giản, có thể nắn chỉnh
được các di lệch đặc biệt là di lệch chồng, giữ được ổn định tại ổ gãy trong
một chừng mực nào đó tránh được biến chứng chèn ép khoang. Nhược điểm
của phương pháp là: kết quả nắn chinh trong nhiều trường hợp là không hoàn
hảo, phải kiểm tra x.quang nhiều lần. Người bệnh phải nằm bất động tại
giường 2-3 tuần, sau đó lại phải bó bột thêm một thời gian dài nên không
tránh khỏi được nhược điểm của phương pháp bó bột.
Hiện nay kéo liên tục chỉ áp dụng như là bước cố định tạm thời ban đầu
để theo dõi biến chứng và để chuẩn bị cho phẫu thuật cố định bên trong.
4.1.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật trong gãy kín hai xương cẳng
chân.
4.1.2.1. Phương pháp kết xương bằng cố định ngoài.
- Từ những đặc điểm về giải phẫu và tổn thương giải phẫu bệnh riêng
biệt của cẳng chân trong gãy kín 2XCC. Nên có một số tác giả đã áp dụng
phương pháp kết xương bằng khung CĐN để điều trị.
Phương pháp CĐN có ưu điểm là chấn thương do phẫu thuật ít hơn so
với phương pháp kết xương bên trong, vì có thể nắn chỉnh sau đó xuyên đinh
21

lắp khung CĐN. Nếu có phải mở vào ổ gãy chỉ là mở tối thiểu, do đó tôn
trọng được nguồn nuôi dưỡng ổ gãy. Khung CĐN sau mổ có thể điều chỉnh
dễ dàng, nhất là căng giãn, nén ép cho hai mặt gãy ép sát nhau để cố định ổ
gãy vững chắc giúp cho quá trình liền xương.
Khung CĐN ưu thế ở gãy xương hở, đặc biệt là gãy hở xương độ III
(theo phân loại cúa gustilo), gãy hở nhiễm khuẩn, viêm lộ khuyết xương vì nó
tạo điều kiện dễ ràng cho các thao tác chăm sóc hoặc chuyển vạt khi điều trị
bổ sung.
Nhược điểm của phương pháp: khung cổng kềnh, gây vướng víu. thời
gian cố định không ngắn, dễ bị nhiễm khuẩn chân đinh, lỏng đinh, cong đinh,
gãy đinh, di lệch thứ phát hoặc biến chứng chậm liền xương, khớp giả, bàn
chân thuổng.
Chỉ định kết hợp xương bằng CĐN trong gãy kín thân 2XCC trong
những trường hợp gãy có phần mềm bị đụng dập, sây sát nhiều mà kết xương
bên trong không bảo đảm an toàn.
4.1.2.2. Phương pháp buộc vòng dây thép hoặc bắt vít.
Đây là phương pháp áp dụng điều trị trong thập kỷ 60 - 70, trong những
trường hợp gãy chéo vát dài ở thân xương và trong điều kiện thiếu thốn về
phương tiện kết xương. Phương pháp này cô' định thực sự không vững chắc
nên sau mổ phải tăng cường bó bột thêm trong một thời gian dài.
Ngày nay ít khi sử dụng một trong hai phương pháp này đơn thuần mà
thường phải kết hợp cùng với phương pháp khác như: ĐNT+ buộc vòng chỉ
thép.
4.1.2.3: Phương pháp kết xương nẹp vít:
Chi định: Cho các vị trí gãy 1/3 T, 1/3 D và các hình thái gãy có mảnh rời,
gãy chéo vát.
22

Hình 10 . Kết hợp xương chày bằng nẹp vít


Ưu điểm: nắn chinh hoàn hảo về giải phẫu, cố định vững chắc ổ gãy,
BN tập vận động, tỳ nén sớm, phục hồi chức năng tốt tránh biến chứng teo cơ
cứng khớp, không gây vướng víu cho bệnh nhân.
Nhược điểm: về chỉ định chỉ áp dụng với gãy kín hoặc gãy hở 2XCC
độ I, II (Theo Gustilo) đến sớm trước 6h. Những trường hợp mà tình trạng
phần mềm không tốt, kể cả gãy kín thì không nên áp dụng phương pháp này.
Khi kết xương nẹp vít: Vết mổ phải rộng, lóc cốt mạc nhiều, phải lấy
hết khối máu tụ là nguyên liệu tham gia hình thành khối can xương nguyên
thuỷ. Hoặc trong khi phẫu thuật làm bầm dập thêm tổ chức phần mềm, đây là
những vấn đề làm chậm quá trình liền xương.
Theo các tác giả Olerud S. Karl G phẫu thuật kết xương nẹp vít điều trị
gãy kín 2XCC thì tỷ lệ liền xương là 88%, không liền xương là 12% .
Trong kết xương nẹp vít một biến chứng hay gặp là nhiễm khuẩn đặc
biệt là nhiễm khuẩn sâu, viêm xương ổ gãy. Đây là biến chứng hết sức nặng
nề và phức tạp, khó giải quyết trong điều trị gãy xương.
Ngoài ra kết xương nẹp vít trong gãy kín 2XCC còn gặp các biến
chứng gãy nẹp 3,13%, sẹo dính xương,xấu về mặt thẩm mỹ.
Trong phẫu thuật kết xương nẹp vít đối với gãy thân 2XCC, nhất là vị
trí 1/3 D và vùng cổ chân thì vị trí đặt nẹp là vấn đề phải tính toán kỹ lưỡng
sao cho không đê lộ nẹp, toác vết mổ, cũng như bảo đám về cơ sinh học của
phương pháp.
23

Thời điểm mổ lấy nẹp vít phải kéo dài hơn vì nẹp vít tạo sự cố định
vững chắc, tạo can xương đẹp nhưng không chắc, nên khi lấy phương tiện kết
xương dễ bị gãy lại ổ gãy cũ.
4.1.2.4: Điều trị gẫy kín 2XCC bằng phương pháp đóng ĐNT
- Đinh nội tuỷ xuôi dòng mở ổ gãy:
* Chỉ định:
+ Gãy ngang 1/3 giữa.
+ Gãy chéo xoắn.
+ Gãy 2 tầng.
* Chống chỉ định:
+ Có can dính.
+ Gãy quá cao hoặc quá thấp.
+ Diện gãy xoắn rộng.
- Phẫu thuật không mở ổ gãy
+ Đinh nội tuỷ đơn thuần dưới màn huỳnh quang tăng sáng: ít gây tổn
thương nuôi dưỡng xương nhưng không chống đựơc xoay.
+ Đinh nội tủy có chốt ngang (ĐNTCC)

Hình 11. Kết hợp xương chày bằng đinh nội tủy chốt.
a. Ưu điểm đinh nội tủy có chốt
24

- Phương pháp kết xương bằng ĐNTCC cho phép cô định ổ gãy vững
chắc, áp dụng cho cả gãy vững, gãy không vững và gãy phức tạp.
- Kết xương ĐNTCC nắn chỉnh được trục ổ gãy nên đám bào tổt đặt lại
hình thể chi gãy.
- Kết xương ĐNTCC kết xương vững chắc, chổng được di lệch chồng
và di lệch xoay, cho phép BN vận động sớm , tập tỳ nén sớm để tạo lực ép tại
ổ gãy, nhanh chóng phục hồi chức năng và trở lại lao động.
- Kết xương bằng ĐNTCC đám báo được chiều dài của chi trong
trường hợp gãy có nhiều mánh rởi gây khuyết hổng xương.
- Hạn chế tổi đa tình trạng nhiễm khuẩn do không phải can thiệp nhiều
tại ổ gãy.
- Tránh được tổn thương thểm phần mềm do phẫu thuật gây nên.
- Không phài bóc tách cốt mạc nên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
liền xương.
b. Nhược điểm đinh nội tủy có chốt
- Về mặt chỉ định: Đóng ĐNTCC là một phương pháp kết xương bên
trong nên chi áp dụng cho các trường hợp gãy kín hoặc gãy hở độ I, độ II 2
xcc đến sớm.
- Phương pháp đóng ĐNT + bắt các vít chốt đòi hỏi những dụng cụ
chuyên dụng, đồng bộ. Mà những dụng cụ này hiện nay ta chưa sản xuất
được, nếu hỏng một hay một sổ chi tiết dụng cụ quan trọng sẽ không có để
thay thế.
- Do đặc điểm của đinh là loại đinh rỗng nên nếu bị nhiễm khuẩn thì có
thể lan dọc theo đinh gây nhiễm khuẩn rộng.
Giá thành còn cao chưa phù hợp với điều kiện kinh tê của một sổ BN
4.2. Điều trị gãy hở hai xương cẳng chân
* Nguyên tắc điều trị gãy xương hở
Hiện nay các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất những nguyên
tắc điều trị gãy xương hở sau:
25

- Gãy xương hở phải coi là một cấp cứu, nên mổ sớm, tổt nhất trong 6
giờ đầu tức là khi vết thương còn đang ở giai đoạn ô nhiễm.
- Cắt lọc triệt để tổ chức dập nát, tưới rửa, dẫn lưu tổt và che phủ xương
lộ.
- Cổ định ổ gãy vững chắc.
- Gãy hở IIIc: ngoài xử lý tốt vết thương phần mềm, quan trọng hơn là
xử lý nhanh, sớm tổn thương mạch máu, thần kinh kèm theo.
- Dùng kháng sinh và tiêm phòng uổn ván càng sớm càng tổt.
4.2.1. Các phương pháp điều trị bảo tồn.
- Cũng tương tự gãy kín hai xương cẳng chân
4.2.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật trong gãy kín 2XCC.
- Đối với gãy hở độ I, II điều trị tương tự gãy kín hai xương cẳng chân
* Đối với gãy hở độ III.
- Cắt lọc vết thương: Làm có tuần tự, có hệ thống, từ nông đến sâu, cắt
lọc tuần tự, tiết kiệm, lấy bỏ dị vật, Bơm rửa nước sạch.
+ Xử lý ổ gẫy xương chày, xử lý ổ gãy xương mác
* Chỉnh di lệch ổ gãy xương chày và kết xương bằng khung cố định ngoài
Ngày nay trên thế giới các nhà ngoại khoa đã thống nhất về chi định sử
dụng khung cổ định ngoài ( CĐN ) để điều trị gãy hở hai xương cẳng chân, là
các gãy hở phức tạp, gãy hở đến muộn và gãy hở có biến chứng nhiễm khuẩn.
Các khung CĐN như khung : Hoffmann, F.E.S.S.A, Jndet, Efix và cọc ép ren
ngược chiều ( CERNC ) của Nguyễn Vãn Nhân là những khung đã được sử
dụng nhiều đê điều trị gãy hở 2 xcc và di chứng.
Phương pháp CĐN có ưu điểm là không phải bóc tách rộng cốt mạc ở
xung quanh ổ gãy nên chấn thương do phẫu thuật ít hơn các phương pháp kết
xương bằng nẹp vít hay đóng đinh nội tuỷ vì có thể nắn chỉnh kín sau đó
xuyên đinh CĐN hoặc nếu có mở vào ổ gãy thì cũng chi là mở tổi thiểu do đó
tôn trọng được nguồn nuôi dưỡng tại ổ gãy. Mặt khác phương pháp CĐN ít bị
biến chứng nhiễm khuẩn do không đưa phương tiện kết xương vào ổ gãy và
26

sau mổ có thể tiếp tục chỉnh ép theo dọc trục xương giúp cho quá trình liền
xương nhanh hơn.
Trong những trường hợp gãy hở 2 xcc có tổn thương phần mềm rộng,
sau cuộc phẫu thuật kỳ đầu có thể còn phải cắt lọc tổ chức hoại tử thứ phát và
tạo hình phủ bổ xung bằng các vạt có cuổng mạch liền kề. Phương pháp CĐN
nhất là CĐN một bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc vết thương,
vết mổ và thực hiện các phẫu thuật tạo hình phủ ở giai đoạn tiếp theo đê điều
trị biến chứng khuyết hổng phần mềm ( KHPM), lộ xương, mà không phải
tháo khung.
Tuy vậy phương pháp CĐN cũng có những nhược điểm là: khung cổ
định cồng kềnh, vướng víu, hạn chế trong sinh hoạt và lao động. Bệnh nhân
dễ bị nhiễm khuẩn chân đinh, các biến chứng lỏng đinh, cong đinh, gãy đinh
cũng hay gặp gây nên di lệch thứ phát. Vì vậy chỉ định kết xương bằng CĐN
trong gãy thân 2 xcc là những trường hợp gãy hở có phần mềm đụng dập
nhiều hoặc gãy hở từ độ III trở lên (theo phân loại của Duparc).

Hình 12: Cố định ngoài hai bên bằng CERNC


- Phẫu thuật tạo hình bổ sung:
27

+ 1/3 giữa, và trên cẳng chân: Có thể tạo hình phủ ngoài bằng các vạt
cơ như: Cơ sinh đôi trong, cơ sinh đôi ngoài, nửa trong cơ dép cuống trung
tâm, hoặc cơ sinh đôi chéo chân.
+ Ở 1/3 dưới cẳng chân: Có thể tạo hình phủ ngoài bằng nửa trong cơ
dép cuống ngoại vi, hoặc nửa ngoài cơ dép hình đảo có cuống nuôi là bó
mạch mác phía ngoại vi, hoặc vạt cơ sinh đôi chéo chân.
- Chăm sóc điều trị sau mổ: Kháng sinh, hướng dẫn tập phục hồi chức năng,
chăm sóc và theo dõi vạt da, và chân đinh cố định ngoài…
4.3. Điều trị sau mổ
- Sau mổ 24 giờ thay băng kỳ đầu và rút dẫn lưu.
- Gác chân trên giá Braun.
- Kháng sinh: Sử dụng Cefalosporin thế hệ III, kết hợp nhóm Quinolon
hoặc amynoglycosid…
- Kết hợp dùng thuổc giảm đau và chổng phù nề.
- Chụp XQ qui ước cẳng chân để đánh giá kết quả kết xương.
- BN ổn định, vết mổ khô dịch, cho BN ra viện.
- Hướng dẫn BN tập vận động sớm các khớp lân cận như khớp gối và
khớp cổ chân, ngày đầu sau mổ.
- Theo dõi hội chứng CEK: Cử động các ngón chân, cổ chân, mạch mu
chân, gót chân, hồi lưu tuần hoàn ngón chân. Khi phát hiện có hội chứng CEK
phải tiến hành phẫu thuật mở càn cẳng chân sớm.
- Hướng dẫn BN tập vân động phục hồi chức năng đối với đóng đinh có
chốt tĩnh
+ Từ ngày thứ 3 sau mổ, cho tập gấp duỗi đùi, cẳng chân, bàn chân
trong 2 tuần đầu.
+ Sau 10 ngày cho BN tập đi chông 2 nạng, không tỳ lên chân mổ.
+ Từ tuần thứ 3 sau mổ cho tập đứng, tập tỳ nén lên chân mổ, lúc đầu
đi 2 nạng sau đi 1 nạng.
+ Bó nạng sau 6-8 tuần.
28

- Với các trường hợp chốt tĩnh, hẹn BN sau 8 tuần đến tháo vít chốt
một đầu, với chốt động không cần tháo.
- Hẹn BN kiểm tra định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, sau đó cứ 6 tháng
một lần đến kiểm tra, rút đinh khi xương đã liền chắc (thường > 12 tháng).
29

KẾT LUẬN
Gãy kín 2 xương cẳng chân là loại gãy xương dài thường gặp và có xu
hướng ngày càng gia tăng với thương tổn ngày càng nặng nề, phức tạp hơn do
sự phát triển của các phương tiện giao thông cơ giới, đặc biệt là phương tiện
giao thông có tốc độ cao và sự phát triển của ngành xây dựng cơ bản.
Vì vậy, trong điều trị gãy thân hai xương cẳng chân, chủ yếu đề cập
đến điều trị gãy thân xương chày, là xương chịu lực tỳ nén chính của cơ thể.
Trong điều trị gãy xương nói chung,vấn đề cố định ổ gãy hai xương cẳng
chân có vai trò rất quan trọng, cố định ổ gãy vững chắc là yếu tố phòng chống
nhiễm khuẩn, làm giảm các tổn thương thứ phát ở phần mềm, tránh di lệch
thứ phát, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền vết thương, liền xương và
phục hồi chức năng.
30

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


2XC : Hai xương cẳng chân
C
ĐNT : Đinh nội tủy
ĐNTCC : Đinh nội tủy có chốt
1/3 T : 1/3 trên
1/3 G : 1/3 giữa
1/3 D : 1/3 dưới
CĐN : Cố định ngoài
CTC : Chấn thương chỉnh hình
H
TNG : Tai nạn giao thông
T
TNL : Tai nạn lao động
Đ
AO : Hội chỉnh hình Thụy Sỹ
XQ : X.quang
BN : Bệnh nhân
CEK : Hội chứng chèn ép khoang
31

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cẳng chân liên quan đến tổn thương và kỹ thuật
điều trị..................................................................................................................3
2. Nguyên nhân, cơ chế, hình thái gãy hai xương cẳng chân..............................7
2.1. Cơ chế và nguyên nhân trong gãy hai xương cẳng chân..............................7
2.2. Đặc điểm về vị trí gãy xương.......................................................................8
2.3. Hình thái đường gãy.....................................................................................8
2.4. Sự di lệch của các đoạn gãy.........................................................................8
3. Chẩn đoán, phân loại, biến chứng gãy hai xương cẳng chân..........................10
3.1. Chẩn đoán gãy hai xương cẳng chân............................................................10
3.2. Phân loại gãy xương.....................................................................................11
3.3. Biến chứng gãy hai xương cẳng chân...........................................................16
4. Điều trị gãy hai xương cẳng chân....................................................................18
4.1.Các phương pháp điều trị gãy kín thân hai xương cẳng chân.......................18
4.2. Điều trị gãy hở hai xương cẳng chân............................................................24
4.3. Điều trị sau mổ.............................................................................................27
KẾT LUẬN.........................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
32

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Giải phẫu 2 xương cẳng chân theo bản dịch Atlas giải phẫu người.......3
Hình 2: Mạch máu nuôi dưỡng xương chày........................................................4
Hình 3 : Thiết đồ 1/3 G cẳng chân theo bản dịch Atlas giải phẫu người............6
Hình 4: Cấu trúc khoang cẳng chân theo bản dịch Atlas giải phẫu người..........7
Hình 5. Hình ảnh lâm sàng gãy kín hai xương cẳng chân...................................11
Hình 6. Hình ảnh lâm sàng gãy hở 1/ 3 giữa hai xương cẳng chân phải.............11
Hình 7. Hình ảnh X- Quang gãy hai xương cẳng chân.......................................11
Hình 8. Phân loại gãy kín thân 2 xương cẳng chân theo AO/ASIF....................13
Hình 9. Phân loại gãy kín thân 2 xương cẳng chân theo AO/ASIF....................14
Hình 10 . Kết hợp xương chày bằng nẹp vít........................................................22
Hình 11. Kết hợp xương chày bằng đinh nội tủy chốt........................................23
Hình 12: Cố định ngoài hai bên bằng CERNC....................................................26
33

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Xuân Hợp (2010). “Giải phẫu học đại cương chi trên và chi dưới đầu
mặt cổ”. NXB y học, tr .
2. Nguyễn Quang Quyền (1999). "Biên dịch Atlas giải phẫu người", NXB y
học, tr 475 - 480.
3. Nguyễn Thế Điệp (2005) “ Đánh giá kết quả điều trị gãy hở độ I, độ II hai
xương cẳng chân ở người lớn bằng đinh Sanatmetal có chốt ” tại Bệnh viện
103. Luận văn thạc sỹ Y học.
4. Phạm Tuyết Ngọc (2005). "Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân 2 xương
cẳng chân bằng (đóng đinh nội tuỷ Sanatmetal) kín, có chốt ". Luận văn thạc
sỹ Y học.
5. Phan Quang Trí(2018). "Phác đồ điều trị của bệnh viện chấn thương chỉnh
hình phần một". tr 339-341
6. Johner R, VVruhs o (1983). "Classification of tihial shafi fractures and
correlation with result after rigid internal fi.xation" Clin orthop: 187.7.
7. Rainon B. Gustilo, M.D. ( 1982 ). "Principles of the Management of open
íractures.Management of open íractures and their complication", Vol. 4, pp.
19, Saunders Monographs in clinical orthopaedics.

You might also like