You are on page 1of 130

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

I. XEM CÁC NỘI DUNG MÃ HÓA AR TRÊN SÁCH

Để xem được các nội dung AR phủ bên trong các hình ảnh có trong tài liệu này các bạn
cần làm như sau
 Tải về phần mềm Zappar: Bằng cách quét mã QR bên dưới
Android iOS

 Mở phần mềm và quét ảnh trong mỗi chủ đề bằng phần mềm Zappar để xem nội
dung.

II. LÀM TẬP TƯƠNG TÁC SAU MỖI BÀI HỌC


Mỗi phần bài tập trắc nghiệm kèm theo mỗi bài học, các bạn có thể tự luyện tập và biết
ngay kết quả của mình bằng cách quét mã QR-Code. Để quét QR-Code các bạn có thể sử
dụng ứng dụng Zalo có sẵn trên điện thoại.
MỤC LỤC
Chuyên đề 0. GIỚI THIỆU....................................................................................................................... 1
Chuyên đề 1. PHÂN BÀO ........................................................................................................................ 6
Chủ đề 1. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN ................................................. 6
I. Tóm tắt lí thuyết ............................................................................................................................... 6
II. Các dạng bài tập ............................................................................................................................. 9
III. Bài tập trắc nghiệm ..................................................................................................................... 14
Chủ đề 2. GIẢM PHÂN ...................................................................................................................... 17
I. Tóm tắt lí thuyết ............................................................................................................................. 17
II. Các dạng bài tập ........................................................................................................................... 21
III. Bài tập trắc nghiệm ..................................................................................................................... 23
Chuyên đề 2. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT............................. 27
Chủ đề 1. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT .............................................................................................. 27
I. Tóm tắt lí thuyết ............................................................................................................................. 27
II. Các dạng bài tập ........................................................................................................................... 30
III. Bài tập trắc nghiệm ..................................................................................................................... 30
Chủ đề 2. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT .................................................................................................. 34
I. Tóm tắt lí thuyết ............................................................................................................................. 34
II. Các dạng bài tập ........................................................................................................................... 37
III. Bài tập trắc nghiệm ..................................................................................................................... 37
Chủ đề 3. HỆ TUẦN HOÀN .............................................................................................................. 42
I. Tóm tắt lí thuyết ............................................................................................................................. 42
II. Các dạng bài tập ........................................................................................................................... 48
III. Bài tập trắc nghiệm ..................................................................................................................... 48
Chuyên đề 3. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN ............................................ 56
Chủ đề 1. QUY LẬT MENDEN – QUY LUẬT PHÂN LI .............................................................. 56
I. Tóm tắt lí thuyết ............................................................................................................................. 56
II. Các dạng bài tập ........................................................................................................................... 60
III. Bài tập trắc nghiệm ..................................................................................................................... 63
Chủ đề 2. QUY LẬT MENDEN – QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP .......................................... 69
I. Tóm tắt lí thuyết ............................................................................................................................. 69
II. Các dạng bài tập ........................................................................................................................... 72
III. Bài tập trắc nghiệm ..................................................................................................................... 76
Chủ đề 3. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN ..................................... 81
I. Tóm tắt lí thuyết ............................................................................................................................. 81
II. Các dạng bài tập ........................................................................................................................... 83
III. Bài tập trắc nghiệm ..................................................................................................................... 89
Chủ đề 4. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN ............................................................................. 93
I. Tóm tắt lí thuyết ............................................................................................................................. 93
II. Các dạng bài tập ........................................................................................................................... 97
III. Bài tập trắc nghiệm ................................................................................................................... 100
Chủ đề 5. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN ...... 104
I. Tóm tắt lí thuyết ........................................................................................................................... 104
II. Các dạng bài tập ......................................................................................................................... 108
III. Bài tập trắc nghiệm ................................................................................................................... 111
Chủ đề 6. ẢNH HƯỚNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN ................ 116
I. Tóm tắt lí thuyết ........................................................................................................................... 116
II. Các dạng bài tập ......................................................................................................................... 119
III. Bài tập trắc nghiệm ................................................................................................................... 120
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 129

CAM KẾT VỀ TÁC QUYỀN SỬ DỤNG

1. Tác quyền sử dụng nội dung, hình ảnh, tư liệu media của tài liệu

Trong tài liệu này, chúng tôi đã sử dụng các hình ảnh, video và mô hình 3D được cung

cấp và khai thác miễn phí cho lĩnh vực giáo dục. Tất cả các tư liệu media này được sử

dụng với mục đích phi thương mại.

2. Quyền sử dụng, quyền sao chép và phổ biến tài liệu

Người sử dụng được chúng tôi trao quyền sử dụng miễn phí tài liệu này. Người sử dụng

được quyền sao chép và phổ biến cho cộng đồng học sinh trên toàn quốc mà không cần

xin phép. Tài liệu này được phát hành miễn phí.

Mọi thắc mắc và đóng góp xin được gửi về nhóm tác giả

Email: nguyenthucnguyen@arrebol.edu.vn

Websile: https://arrebol.edu.vn

Hoài Nhơn, tháng 06 năm 2022


Chuyên đề 0. GIỚI THIỆU

Chủ đề 0. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SINH HỌC DI


TRUYỀN
1. Phân tử sinh học là gì?

Phân tử sinh học là bất kỳ phân tử hữu cơ được sản xuất bởi một sinh vật sống, bao gồm các phân
tử lớn như đại phân tử protein, polysaccharides, và axit nucleic, cũng như các phân tử nhỏ như
metabolit, metabolit thứ cấp, và các sản phẩm tự nhiên. Tên gọi chung cho lớp của các phân tử là
một chất hữu cơ.
Các phân tử hữu cơ, phân tử sinh học bao gồm chủ yếu là cacbon và hydro, nitơ và oxy, và với
một mức độ nhỏ hơn, phosphor và lưu huỳnh. Các nguyên tố khác đôi khi được kết hợp với phân
tử hữu cơ, nhưng ít phổ biến hơn.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 1
2. ADN là gì?

ADN (DNA - tên khoa học là deoxyribonucleic acid) được xác định là vật liệu di truyền ở đa số
các cơ thể sống trong đó có sinh vật và con người. Hiểu một cách đơn giản, ADN chứa đựng các
thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ khả năng phân đôi trong quá trình sinh sản
và quyết định tất cả các đặc điểm của chúng ta.
ADN có cấu trúc không gian dạng xoắn kép với 2 mạch song song. Thực tế, 2 mạch này xoắn đều
xung quanh 1 mạch cố định và theo chiều ngược kim đồng hồ. Cấu trúc xoắn kép ADN của mỗi
người là khác nhau, do đó mỗi chúng ta đều có các đặc điểm riêng biệt. Do có tính đặc thù nên
nhờ phân tích ADN các nhà khoa học có thể khám phá ra sự phát triển và tiến hóa của mỗi giống
loài cũng như tìm ra giải pháp tối ưu để hạn chế, điều trị các căn bệnh do đột biến ADN di
truyền.

Dùng ứng dụng UniteAR scan vào hình bên dưới để xem cấu trúc không gian của AND.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 2
3. NHIỄM SẮC THỂ - Nơi chứa tất cả về bạn

Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm
tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho
mỗi loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ.
Nhiễm sắc thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 3
4. Tìm hiểu về tế bào nhân sơ

Sinh vật nhân sơ hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy (Prokaryote) là nhóm
sinh vật mà tế bào không có màng nhân. Tuy nhiên, trong tế bào của một số loài
Planctomycetales, DNA được bao bọc bởi một màng đơn. Đặc điểm chính để phân biệt với các
sinh vật nhân chuẩn được các nhà sinh học phân tử thường sử dụng là trình tự gene mã hóa cho
rRNA.
Sinh vật nhân sơ không có các bào quan và cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote. Hầu
hết các chức năng của các bào quan như ty thể, lục lạp, bộ máy Golgi được tiến hành trên màng
sinh chất.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 4
5. Tìm hiểu về tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực là những tế bào của động vật, thực vật hay nấm cùng một số loại tế bào khác.
Đặc điểm nổi bật nhất của tế bào nhân thực đó là có cấu tạo màng nhân và có nhiều bào quan để
thực hiện những chức năng khác nhau.
Mỗi loại bào quan của tế bào nhân thực đều có những cấu trúc phù hợp với từng chức năng
chuyển hóa của mình và tế bào chất cũng được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ có hệ thống màng.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 5
Chuyên đề 1. PHÂN BÀO

CHU KÌ TẾ BÀO VÀ
Chủ đề 1.

QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Chu kì tế bào
 Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
 Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần
nguyên phân liên tiếp mang tính chất chu kì.
 Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn
chu kì tế bào.
 Chu kì tế bào gồm
 Kì trung gian: gồm 3 pha là G1, S, G2. Diễn biến các pha như sau:

G1: tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự phân bào.

S: Pha nhân đôi ADN và NST


Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 6
G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.


Quá trình nguyên phân.


 Phân chia nhân.
 Phân chia tế bào chất.
 Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau trên cùng một cơ thể là rất
khác nhau để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Điều hoà chu kì tế bào


Điểm điều hoà chu kì tế bào (R) là điểm kiểm soát mà tại đó sẽ cho phép chu kì tế bào
tiếp tục hay dừng lại.
Các điểm điều hoà chu kì tế bào sẽ kiểm soát thời gian và tốc độ phân chia của tế bào.
Điểm R, xuất hiện ở pha G1 và G2 của kì trung gian.
Nếu vượt qua điểm kiểm soát R thì tế bào tiếp tục chu kì, nếu không vượt qua R thì tế
bào sẽ đi vào quá trình biệt hoá.
Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hỏng, trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh.
Ví dụ: Bệnh ung thư. Là hiện tượng các tế bào phân chia mất kiểm soát; các tế bào này
di chuyển khắp cơ thể gọi là di căn.

2. Quá trình nguyên phân


 Nguyên phân (hay còn gọi là phân bào nguyên nhiễm) nó chính là pha M của chu kỳ tế
bào, tiếp ngay sau pha G2. Quá trình phân bào này được phát hiện lần đầu tiên bởi
Straburger và Flemminh từ năm 1882.
 Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai
 Diễn biến của nguyên phân có thể tạm thời chia thành 2 giai đoạn là phân chia nhân
(caryokinesis) và phân chia tế bào chất (cytokinesis)
a. Phân chia nhân
Kì đầu: NST kép co xoắn, màng nhân tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện
Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung trên mặt phẳng xích đạo
Kì sau: các cromatit tách nhau thành 2 NST đơn và di chuyển về 2 cực tế bào
Kì cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 7
Các
Hình ảnh NST Những diễn biến cơ bản

 NST kép đóng xoắn và co
ngắn có hình thái rõ rệt
 Mỗi NST có hai nhiễm sắc
tử gắn với nhau ở tâm động.

 Thoi phân bào được hình
đầu
thành, dài ra và đẩy hai
trung tử về 2 cực của tế bào
 Hạch nhân dần dần biến
mất

 NST đóng xoắn cực đại


Kì  NST kép xếp thành hành ở
giữa mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào

Từng NST kép tách nhau ở tâm



động thành 2 NST đơn phân li
sau
về 2 cực của tế bào.

 Các NST đơn duỗi xoắn dài


ra ở dạng sợi mảnh dần

thành nhiễm sắc chất.
cuối
 Màng nhân và hạch nhân
dần được hình thành.

b. Phân chia tế bào


Ở động vật, tế bào chất phân chia nhờ hình thành eo thắt ở mặt phẳng xích đạo
Ở thực vật, tế bào chất phân chia nhờ hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo
⇒ Kết quả quá trình nguyên phân: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con giống nhau và
giống hệt mẹ.
3. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
 Ý nghĩa sinh học:
 Cấp độ tế bào: Là phương thức sinh sản của tế bào.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 8
Cấp độ cơ thể: Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, giúp tái sinh mô, cơ quan tổn
thương, là cơ sở của sinh sản vô tính (cơ chế sinh sản của sinh vật nhân thực đơn bào).
Là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống tế bào mẹ.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Là cơ sở khoa học cho công nghệ nuôi cấy mô và nuôi cấy tế bào gốc.
BÀI GIẢNG THAM KHẢO

II CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1. Tính số tế bào con sau nguyên phân

1 Phương pháp

1. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào bằng nhau:


Gọi a là số tế bào mẹ, k là số lần nguyên phân. Tổng số tế bào con tạo ra là n  a.2k .
2. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào không bằng nhau:
Giả sử có a tế bào có số lần nguyên phân lần lượt là: x1 , x2 , x3 ,.xa (nguyên dương)

Tổng số tế bào con n  2x1  2x2  2x3  2xa


2 Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Bốn hợp tử của cùng một loài nguyên phân liên tiếp 4 đợt bằng nhau.
Tổng số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 9
Ví dụ 2. Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và tạo ra 36 tế bào con. Biết số lần
nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Tìm số lần nguyên phân
và số tế bào con tạ ra từ mỗi tế bào A, B, C.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Dạng 2. Tính số NST môi trường cung cấp và số thoi vô sắc hình thành trong nguyên phân
(số NST, số cromatit, số tâm động trong một tế bào qua các kì của quá trình nguyên phân)

1 Phương pháp

1. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân:
a. Số NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp:
 Có a tế bào (mỗi tế bào chứa 2n NST) nguyên phân x lần bằng nhau, tạo ra
a.2 tế bào con.
x

 Số NST chứa trong a tế bào mẹ là: a.2n


 Số NST chứa trong các tế bào con là: a.2 x.2n
 Do đó, số lượng NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp là:
a.2x.2n  a.2n
 Vậy tổng số NST môi trường  a. 2n  2 x –1
b. Số lượng NST mới hoàn toàn do môi trường cung cấp là: a.2n  2 x –1
2. Tính số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình nguyên phân:
Nếu có a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2 x tế bào con thì số thoi vô
sắc được hình thành trong quá trình đó là: a.  2 x –1
 Kiến thức cần chú ý
 NST nhân đôi ở kì trung gian và tồn tại ở tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau NST kép bị
chẻ dọc tại tâm động và tác thành hai NST đơn và phân li về hai cực của tế bào.
 Cromatit chỉ tồn tại ở dạng NST kép, mỗi NST kép gồm có hai cromatit.
 Mỗi NST dù ở dạng kép hay đơn đều có 1 tâm động, trong tế bào có bao nhiêu NST thì có
bấy nhiêu tâm động.
 Từ đó ta có thể xác đinh được số NST trong tế bào, số cromatit, số tâm động của một tế bảo
qua mỗi kì của quá trình nguyên phân:
Kì Trung gian Kì đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối

Số NST đơn 0 0 0 4n 2n

Số NST kép 2n 2n 2n 0 0

Số cromatit 4n 4n 4n 0 0

Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 10
2 Ví dụ minh họa
Ví dụ 3. Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử ruồi giấm(2n = 8) tạo ra đc 8 tế bào
mới.
a) Xác định số đợt phân bào của hợp tử.
b) Hãy tính tổng số NST, số cromatit ,số tâm động có trong 8 tế bào qua mỗi kì của quá
trình nguyên phân
Kì Trung gian Kì đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối

Số NST đơn

Số NST kép

Số cromatit

Số tâm động
(Gợi ý là phần b các em chú ý ở đây là xác định xác định số lượng NST trong tế bào, số
cromatit, số tâm động trong 8 tế bào)
Ví dụ 4. Ở ruồi giấm 2n = 8, 1 tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế
bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Ví dụ 5. Nếu trong kì đầu của quá trình nguyên phân, một tế bào có 60 crômatit thì sau khi chu
kì tế bào kết thúc, các tế bào con của nó sẽ có số NST là bao nhiêu?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Ví dụ 6. Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong
các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta
đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
bao nhiêu?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Ví dụ 7. Một tế bào sinh dưỡng có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp. Tính
a) Số tế bào con được tạo ra khi kết thúc quá trình là ?
b) Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi ?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 11
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Ví dụ 8. Có 5 tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu ?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Ví dụ 9. Có 7 hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần.Trong các tế bào con có chứa
tổng số 448 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định:
a) Tính số tế bào con được tạo ra ?
b) Xác định bộ NST của loài nói trên ?
c) Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

c) Số lượng NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là: 8x7x( 23 – 1) = 392 NST
Ví dụ 10. Một loài có 2n = 18 NST. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo
ra các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 5400 mạch pôlinuclêôtit mới. Số
lần nguyên phân của các tế bào này là bao nhiêu? Chú ý: 1 NST tương ứng với 1 phân tử
ADN = 2 chuỗi polipepetit.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Ví dụ 11. Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của
môi trường nội bòa nguyên liệu tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bòa con được tạo
thành, số NST mới hoàn toàn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường là 2400.
a) Xác định tên loài.
b) Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 12
Dạng 3. Tính thời gian nguyên phân

1 Phương pháp

1. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không đổi:
Một tế bào tiến hành nguyên phân x lần liên tiếp với tốc độ không đổi, thì:
Thời gian nguyên phân = thời gian 1 lần nguyên phân. x
2. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không bằng nhau:
- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần giảm dần đều thì thời gian của các lần nguyên
phân tăng dần đều.
- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần tăng dần đều thì thời gian của các lần nguyên
phân giảm dần đều.
Trong 2 trường hợp trên, thời gian của các lần nguyên phân liên tiếp sẽ hình thành
một dãy cấp số cộng và thời gian của cả quá trình nguyên phân là tổng các số hạng trong
dãy cấp số cộng đó
Gọi x là số lần nguyên phân, u1 , u2 , u3 ,..., ux lần lượt là thời gian của mỗi lần nguyên
phân thứ nhất, thứ 2, thứ 3..., thứ x . Thời gian của quá trình nguyên phân là:
x
 Thời gian nguyên phân   u1  ux 
2
Gọi d là hiệu số thời gian giữa lần nguyên phân sau với lần nguyên phân liền trước nó
 Nếu tốc độ nguyên phân giảm dần đều thì d > 0
 Nếu tốc độ nguyên phân tăng dần đều thì d < 0
x
 Ta có thời gian   2u1   x  1 d 
2

2 Ví dụ minh họa

Ví dụ 12. Theo dõi quá trình nguyên phân liên tiếp của một hợp tử có tốc độ giảm
dần đều, nhận thấy thời gian nguyên phân của lần nguyên phân đầu tiên là 4
phút, thời gian của lần nguyên phân cuối cùng là 6,8 phút. Toàn bộ thời gian
của quá trình nguyên phân là 43,2 phút. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con được
tạo ra.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 13
Dạng 4. Mô tả biến đổi hình thái NST ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân.

1 Phương pháp

Quá trình nguyên phân của tế bào xảy ra được phân làm 5 kỳ: kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ
giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
2 Ví dụ minh họa
Ví dụ 13. Có một hợp tử nguyên phân liên tiếp một số lần với tốc độ bằng nhau.
Ở mỗi lần nguyên phân của hợp tử, nhận thấy giai đoạn của kì trung gian kéo
dài 10 phút; mỗi kì còn lại có thời gian bằng nhau là 1 phút.
a) Tính thời gian của một chu kì nguyên phân
b) Mô tả trạng thái biến đổi của NST ở phút theo dõi thứ 22.
c) Sau ban lần nguyên phân hợp tử đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương a) đương
266 NST đơn.
d) Cho biết số tâm động trong mỗi tế bào ở thời điểm quan sát
e) Tính số thoi vô sắc đã được hình thành trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng:

A. thời gian sống và phát triển của tế bào

B. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp

C. thời gian của quá trình nguyên phân

D. thời gian phân chia của tế bào chất


Câu 2: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
1. Có 3 pha: G1, S và G2
2. Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
3. Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép
4. Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4)
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 14
Câu 3: Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào
B. Chu kì tế bào luôn gắn với quá trình nguyên phân
C. Ở phôi, thời gian của một chu kì tế bào rất ngắn
D. Trong chu kì tế bào, pha G1 thường có thời gian dài nhất
Câu 4: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về
A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
Câu 5: Thoi phân bào có chức năng nào sau đây?
A. Là nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của ADN và NST
B. Là nơi NST bám và giúp NST phân ly về các cực của tế bào
C. Là nơi NST xếp thành hàng ngang trong quá trình phân bào
D. Là nơi NST bám vào để tiến hành nhân đôi thành NST kép
Câu 6: Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là
A. Tế bào phân chia → nhân phân chia
B. nhân phân chia → tế bào chất phân chia
C. nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
D. chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia
Câu 7: Trong quá trình phân chia tế bào chất, hoạt động chỉ xảy ra ở tế bào thực vật mà không
có ở tế bào động vật
A. Hình thành vách ngăn ở giữa tế bào B. Màng nhân xuất hiện bao lấy NST
C. NST nhả xoắn cực đại D. Thoi tơ vô sắc biến mất
Câu 8: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?
A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên
B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống
C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản
Câu 9: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau
Câu 10: Kì trung gian được gọi là thời kì sinh trưởng của tế bào vì:
A. kì này nằm trung gian giữa hai lần phân bào
B. nó diễn ra sự nhân đôi của NST và trung thể
C. Nó diễn ra quá trình sinh tổng hợp các chất, các bào quan
D. nó là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia của tế bào
Câu 11: Cho các dữ kiện sau:
1. Các NST kép dần co xoắn
2. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến
3. Màng nhân và nhân con xuất hiện
4. Thoi phân bào dần xuất hiện
5. Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
6. Các nhiếm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 15
7. Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động
8. NST dãn xoắn dần
Các sự kiện diễn ra trong kì đầu của nguyên phân là
A. (1), (2), (7) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (3) D. (2), (4), (8)
Câu 12: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST
giống tế bào mẹ là do:
A. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau
B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con
C. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con
D. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào
Câu 13: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép?
A. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối
C. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
Câu 14: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?
A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên
B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì giống nòi
C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản
Câu 15: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn
Câu 16: Nếu tế bào nhân thực phân bào theo hình thức trực phân thì có thể dẫn tới hậu quả nào
sau đây?
A. Tạo ra quá nhiều tế bào do thời gian phân chia ngắn
B. Biến thành tế bào nhân sơ do bị mất màng nhân
C. Tế bào con có bộ NST khác nhau và khác tế bào mẹ
D. Các thế hệ tế bào con có sức sống giảm dần
Câu 17: Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân?
A. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n
B. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n
C. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n
D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới
Câu 18: Quá trình nguyên phân của một hợp tử ở đậu Hà lan đã tạo nên 8 tế bào con. Số NST
trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân cuối trong quá trình trên là:
A. 32 B. 128 C. 64 D. 16
Câu 19: Khi nói về phân bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có hai hình thức phân bào là trực phân và gián phân
B. Vi khuẩn phân bào trực phân nên tế bào con có bộ NST khác tế bào mẹ
C. Thứ tự các pha trong một chu kì tế bào là: G1 → S → G2 → M
D. Phân bào trực phân chỉ có ở tế bào nhân sơ (vi khuẩn)
Câu 20: Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng?
A. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng
xích đạo
B. Tế bào thực vật phân chia tế bào từ trung tâm mặt phẳng xích đạo và tiến ra hai bên
C. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành
D. Tế bào chất được phân chia đồng đều cho hai tế bào con

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 16
Chuyên đề 1. PHÂN BÀO

Chủ đề 2. GIẢM PHÂN

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1.Giảm phân
Khác với nguyên phân, giảm phân là quá trình phân bào chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín (tế
bào sinh tinh và sinh trứng), kết quả của giảm phân là tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng)
mang một nửa bộ nhiễm sắc thế của tế bào mẹ ban đầu.
 Với cơ thể lưỡng bội (2n), tế bào sinh dục giảm phân bình thường thì sẽ tạo ra giao tử có bộ
NST đơn bội n
 Với trường hợp cơ thể đa bội (4n) giảm phân binh thường sẽ tạo ra giao tử có bộ NST (2n )
 Với cơ thể đa bội lẻ thường bất thụ và không tạo ra giao tử.
2. Diễn biến quá trình giảm phân
Kì trung gian I: ADN nhân đôi ở pha S, pha G2 tế bào chuẩn bị các chất cần thiết cho quá
trình phân bào. Kết thúc kì trung gian tế bào có bộ NST 2n kép.
Kì Giảm phân 1 Hình minh họa
 NST kép bắt đầu đóng xoắn, co
ngắn.
 Các cặp NST thể kép trong cặp
tương đồng bắt cặp theo chiều
Kì đầu dọc, tiếp hợp với nhau và trao đổi
1 chéo xảy ra giữa hai cromatit
không cùng chị em.
 Cuối kì đầu hai NST kép tách
nhau ra.
 Màng nhân và nhân con tiêu biến

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 17
 NST tiếp tục co xoắn cực đại, NST
có hình thái đặc trưng cho loài.
 Thoi vô sắc đính vào tâm động ở
Kì giữa
một bên của NST.
1
 Các cặp NST tương đồng tập trung
và thành 2 hàng ở mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào.
 Các cặp
NST kép tương đồng di
Kì sau chuyển độc lập về hai cực của tế
1 bào và chúng phân li độc lập với
nhau.
 Sau khi di chuyển về hai cực của
tế bào NST bắt đầu dãn xoắn,
Kì cuối màng nhân và nhân con hình
1 thành
 Thoi vô sắc tiêu biến, màng nhân
và nhân con xuất hiện

Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép


Kết quả sinh ra 2 tế bào con có bộ NST n
kép

Kì trung gian II: Sau khi kết thúc giảm phân tế bào con tiếp tục đi vào giảm phân 2 mà không
nhân đôi NST. Trong tế bào có n NST kép
Giảm phân 2 Hình minh họa

 NST bắt đầu đóng xoắn


 Màng nhân và nhân con tiêu
Kì đầu 2
biến
 Thoi vô sắc xuất hiện

 NST kép co xoắn cực đại


và tập trung 1 hàng trên
mặt phẳng xích đạo của thoi
Kì giữa 2
vô sắc.
 Thoi vô sắc dính vào 2 phía
của NST kép

 NST tách nhau tại tâm động


Kì sau 2 trượt trên thoi vô sắc di
chuyển về hai cực tế bào.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 18
 NST dãn xoắn. Màng nhân
và nhân con xuất hiện,
Kì cuối 2
màng tế bào hình thành. Tạo
ra hai tế bào con.

 Từ 1 tế bào có n NST kép


Kết quả tạo ra 2 tế bào mang bộ NST
n đơn
 Kết quả của giảm phân:
Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n đơn .
 Ở giới đực:
o Không xảy ra hoán vị gen thì 1 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường sẽ tạo ra 4
tinh trùng (n) trong đó có 2 loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau.
o Hoán vị gen thì 1 tế bào sẽ tạo ra 4 loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau.
 Ở giới cái: Tế bào sinh trứng luôn chỉ tạo ra 1 tế bào trứng (n) và 3 thể định hướng (n)
3. Ý nghĩa của giảm phân:
 Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân
kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp.
 Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các
biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tế bào giúp các loài có khả
năng thích nghi với điều kiện sống mới.
 Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc
trưng cho loài.
BÀI GIẢNG THAM KHẢO

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 19
SO SÁNH NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Giảm phân
Nguyên phân
Giảm phân I Giảm phân II
Các NST nhân đôi tạo ra Các NST không nhân đôi
Các NST nhân đôi tạo ra NST
Trung NST kép dính nhau ở tâm dạng kép dính nhau ở tâm
kép dính nhau ở tâm động.
gian động. động.
Bộ NST 2n → 2n kép
Bộ NST 2n → 2n kép Bộ NST dạng n kép
Không xảy ra tiếp hợp Xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao Không xảy ra tiếp hợp giữa
giữa các NST kép trong đổi đoạn giữa các NST kép các NST kép trong cặp
Kỳ đầu
cặp NST tương đồng. trong cặp tương đồng. tương đồng.
Tơ vô sắc đính 2 bên NST Tơ vô sắc đính 1 bên NST tại Tơ vô sắc đính 2 bên NST
tại tâm động tâm động tại tâm động
Các NST kép dàn thành 1 Các NST kép dàn 2 hàng (đối Các NST kép dàn thành 1
Kỳ
hàng trên mặt phẳng xích diện) trên mặt phẳng xích hàng trên mặt phẳng xích
giữa
đạo tế bào đạo tế bào đạo tế bào
Các NST kép tách nhau Các NST tách nhau thành
Các NST kép không tách
Kỳ sau thành dạng đơn tháo xoắn dạng đơn tháo xoắn và duỗi
nhau và không tháo xoắn
và duỗi dần ra dần ra
Kỳ Các nhiễm sắc thể phân ly đồng đều về 2 cực tế bào và tế bào phân chia thành 2 tế
cuối bào mới
Kết Từ 1 tế bào 2n NST thành Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 Từ 1 tế bào n NST kép
quả 2 tế bào 2n NST tế bào n NST kép thành 2 tế bào n NST
Từ 1 tế bào 2n → 2 TB 2n Từ 1 tế bào 2n → 4 TB n
Đặc
Các tế bào tạo ra có thể Các tế bào tạo ra không tiếp tục nguyên phân mà biệt hoá
điểm
tiếp tục nguyên phân thành giao tử
Tiêu bản hiển vi quan sát quá trình giảm phân ở tế bào Hoa hẹ trên kính hiển vi DMK-1841

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 20
II CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1. Tính số giao tử và hợp tử hình thành

1 Phương pháp

1. Số giao tử được tạo từ mỗi loại tế bào sinh giao tử:


 Qua giảm phân:
 Một tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng
 Một tế bào sinh trứng tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng
 Do đó:
 Số tinh trùng tạo ra = số tế bào sinh tinh x 4
 Số tế bào trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng
 Số thể định hướng (thể cực) = số tế bào sinh trứng x 3
2. Tính số hợp tử:
Trong quá trình thụ tinh, một trứng (n) kết hợp với 1 tinh trùng (n) tạo ra hợp tử (2n)
Số hợp tử = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh
3. Hiệu suất thụ tinh: là tỉ số phần trăm giữa giao tử được thụ tinh trên tổng số giao tử
được tạo ra.

2 Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Một thỏ cái sinh được 6 con. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là
6,25%. Tìm số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng đã tham gia vòa quá trình trên.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Dạng 2. Tính số loại giao tử và hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST
1 Phương pháp

1. Tính số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST:
Gọi n là số cặp NST của tế bào được xét
 Nếu trong giảm phân không có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo dẫn đến hoán vị
gen trong cùng một cặp NST kép tương đồng:
 Số giao tử có nguồn gốc và cấu trúc NST khác nhau là: 2n
 Nếu trong giảm phân có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen ở m
cặp NST kép tương đồng (mỗi cặp NST kép trao đổi chéo xảy ra ở một điểm):
 Số giao tử có nguồn gốc và cấu trúc NST khác nhau là: 2n m
2. Số kiểu tổ hợp giao tử: Số kiểu tổ hợp giao tử = số giao tử ♂ x số giao tử ♀

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 21
2 Ví dụ minh họa

Ví dụ 2. Xét một tế bào sinh dục có kiểu gen AB De XY. Xác định số loại giao tử trong hai trường
hợp xảy ra hiện tượng trao đổi chéo và có hiện tượng trao đổi chéo.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Dạng 3. Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao tử
1 Phương pháp

1. Số NST môi trường cung cấp cho các tế bào sinh giao tử giảm phân tạo giao tử:
 a tế bào sinh tinh trùng (mỗi tế bào chứa 2n NST) từ vùng sinh trường chuyển sang
vùng chín thực hiện 2 lần phân chia tạo 4a tinh trùng đơn bội (n)
 a tế bào sinh trứng (mỗi tế bào chứa 2n NST) từ vùng sinh trường chuyển sang vùng
chín thực hiện 2 lần phân chia tạo a trứng và 3a thể cực đều đơn bội (n)
 Vậy
 Số NST chứa trong a tế bào sinh tinh trùng hoặc a tế bào sinh trứng ở giai đoạn sinh
trưởng: a  2n
 Số NST chứa trong tất cả tinh trùng hoặc trong các trứng và các thể cực được tạo ra:
4a  n  2a  2n
 Số NST môi trường cung cấp cho a tế bào sinh giao tử giảm phân tạo giao tử:
2a  2n – a  2n  a  2n
2. Số NST môi trường cung cấp cho cả quá trình phát sinh giao tử từ các tế bào sinh dục
sơ khai
 Giả sử có a tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân x lần liên tiếp (ở vùng sinh sản), tạo
ra a  2 x tế bào con, sau đó đều trở thành các tế bào sinh giao tử (ở vùng sinh trưởng) và
đều chuyển sang vùng chín giảm phân tạo giao tử.
 Tổng số giao tử (và số thể cực nếu có) là: 4a  2 x
 Ta có:
 Tổng số NST chứa trong a tế bào sinh dục sơ khai lúc đầu là: a  2n
 Tổng số NST chứa trong toàn bộ các giao tử ( kể cả các thể định hướng nếu có) là:
4a  2x  n  2  2x  a  2n
 Tổng số NST môi trường cung cấp cho a tế bào sinh dục sơ khai tạo giao tử:
2  2x  a  2n  a  2n   2  2x  1  a  2n

2 Ví dụ minh họa

Ví dụ 3. Tại vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của ruồi giấm có 6 té bào sinh dục sơ khai
nguyên phân 3 lần liên tiếp. Các tế bào con sinh ra đều chuyển sang vùng chín trở thành các
tế bào sinh giao tử.
a) Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao tử từ 6 tế bào sinh dục sơ khai
nói trên

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 22
b) Tính số NST mà các tế bào sinh giao tử đã sử dụng để tạo giao tử? cho biết bộ NST của
ruồi giấm 2n=8.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở thời kì đầu giảm phân 2 không có hiện tượng:


A. NST co ngắn và hiện rõ dần
B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo
C. màng nhân phồng lên và biến mất
D. thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành
Câu 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?
1. Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I
2. Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian
3. Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ
4. Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc
Những phương án trả lời đúng là
A. (1), (2) B. (1), (3) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 3: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân
B. Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào n
C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội
D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?
A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo
B. Có sự phân chia của tế bào chất

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 23
C. Có sự phân chia nhân
D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép
Câu 5: Có x tế bào chín sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi
phân bào được hình thành?
A. x B. 2x C. 3x D. 4x
Câu 6: Trường hợp nào sau đây được gọi là giảm phân?
A. Tế bào mẹ 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n
B. Tế bào mẹ 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n
C. Tế bào mẹ n tạo ra các tế bào con có bộ NST n
D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn
Câu 7: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là
A. Các NST đều ở trạng thái đơn B. Các NST đều ở trạng thái kép
C. Có sự dãn xoắn của các NST D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào
Câu 8: Phân bào 1 của giảm phân được gọi là phân bào giảm nhiêm vì nguyên nhân nào sau
đây?
A. Ở kì cuối cùng, bộ nhiễm sắc thể có dạng sợi kép, nhả xoắn
B. Mỗi tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội
C. Hàm lượng ADN của tế bào con bằng một nửa tế bào mẹ
D. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào con bằng một nửa so với tế bào mẹ
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?
A. Phân li các NST đơn
B. Phân li các NST kép, không tách tâm động
C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào
D. Tách tâm động rồi mới phân li
Câu 10: Một tế bào sinh dục giảm phân vào kì giữa của giảm phân I thấy có 96 sợi cromatit. Kết
thúc giảm phân tạo các giao tử, trong mỗi tế bào giao tử có số NST là:
A. 24 B. 48 C. 96 D. 12
Câu 11: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào
sau đây?
A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế
bào
C. Mỗi chiếc về một cực tế bào D. Đều nằm ở giữa tế bào
Câu 12: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần
B. Giảm phân trải quan hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 24
C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục
D. Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất
Câu 13: Một tế bào có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào này qua một lần phân bào bình
thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào trên đã
không trải qua quá trình phân bào nào sau đây?
A. Nguyên phân B. Giảm phân 1 C. Giảm phân 2 D. Trực phân
Câu 14: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là
A. Tương tự như quá trình nguyên phân B. Thể hiện bản chất giảm phân
C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì D. Có xảy ra tiếp hợp NST
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
1. Diễn ra hai lần phân bào liên tiếp
2. Nó chỉ diễn ra ở các loài sinh vật hữu tính
3. Ở kì giữa 1 có nhiều kiểu sắp xếp NST
4. Ở kì đầu 1 có sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng
Có bao nhiêu phát điểu đúng với nguyên nhân quá trình giảm phân được nhiều loại giao
tử?
A. 1, 2, 3 B. 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4
Câu 16: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là
A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối của giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm
phân 2?
A. Màng nhân xuất hiện B. Thoi tơ vô sắc biến
mất
C. NST ở dạng sợi đơn D. Các NST ở dạng sợi kép
Câu 18: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần
giảm phân 1 sẽ tạo ra:
A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn
B. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép
C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép
D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn
Câu 19: Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa
thu được là
A. 20 B. 10 C. 5 D. 1

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 25
Câu 20: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có
A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động
C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 26
Chuyên đề 2. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

Chủ đề 1. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Chức năng của hệ tiêu hóa đối với cơ thể


Động vật là sinh vật dị dưỡng chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng (có
trong thức ăn) từ môi trường ngoài. Các chất dinh dưỡng hữu cơ như prôtêin, lipit và cacbohidrat
thường có cấu trúc phức tạp. Các chất này phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hóa của
động vật tạo thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Tiêu hóa là gì
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn
giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. Ở các nhóm động vật
khác, thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.
2. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào. Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào
là tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào)
Các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:
- Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong
- Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy
phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản
- Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng
phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 27
3. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
- Các loài ruột khoang và giun dẹp tiêu hóa bằng túi tiêu hóa
- Túi tiêu hóa có hình túi được tạo thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra
bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng, vừa làm chức năng của hậu môn, nghĩa là
thức ăn đi qua lỗ thông để vào túi tiêu hóa, đồng thời các chất thải cũng đi quan lỗ thông đó ra
ngoài.
- Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa
- Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên
ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa)

4. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá


- Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống có ống tiêu hóa. Ống tiêu hóa
được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.
- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa và
nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.
- Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 28
- Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thúc ăn được tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizôxôm vào
không bào tiêu hoá thuỷ phân chất hữu cơ có trong thúc ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Các chất dinh dữong đơn giản đuợc tế bào sủ dụng cho các hoạt động sống.

- Ở động vật có túi tiêu hoá, thúc ăn đuợc tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh
duỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hoá nội bào.

- Ở động vât có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào. Thúc ăn đi qua ống tiêu hoá được
biến đổi cơ học và hoá học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thu vào máu.
Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.
BÀI GIẢNG THAM KHẢO

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 29
III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tiêu hóa là quá trình:


A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể
hấp thụ được
Câu 2: Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa:
A. trong không bào tiêu bào B. trong túi tiêu hóa
C. trong ống tiêu hóa D. cả A và C
Câu 3: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 4: Khi nói về tiêu hóa nội bào, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở trong tế bào và ngoài tế bào
B. Đây là quá trình tiêu hóa thức ăn ở trong ống tiêu hóa
C. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizoxim
D. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong ống tiêu hóa và túi tiêu hóa
Câu 5: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là
A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 6: Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?
A. Protein B. Tinh bột chín C. Lipit D. Tinh bột sống
Câu 7: Trong mề gà, thường có những hạt sỏi nhỏ. Tác dụng của các viên sỏi nay là:
A. cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà
B. tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học
C. tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học
D. giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học
Câu 8: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tuyến nước bọt. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Thực quản.
Câu 9: Các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên các nếp gấp của niêm mạc ruột có tác dụng
A. làm tăng nhu động ruột
B. làm tăng bề mặt hấp thụ
C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học
D. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học
Câu 10: Hình bên là quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa của thủy tức. Em hãy chú thích
cho các số trên hình bằng cách ghép với chữ cái tương ứng
a) Miệng
b) Thức ăn
c) Tế bào trên thành túi tiết ra enzim tiêu hóa
d) Thức ăn đang tiêu hóa dở dang sẽ tiếp tục được tiêu hóa nội bào

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 30
e) Túi tiêu hóa

Phương án trả lời đúng là:


A. 1-a; 2-e; 3-b; 4-c; 5-d B. 1-a; 2-e; 3-b; 4-d; 5-c
C. 1-a; 2-c; 3-b; 4-e; 5-d D. 1-a; 2-b; 3-c; 4-c; 5-d
Câu 11: Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.
C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về
chức năng.
D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Câu 12: Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 13: Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn
B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn
C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn
D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn
Câu 14: Ở loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa:
A. Thực quản B. Tuyến nước bọt C. Khoang miệng D. Dạ dày
Câu 15: Phương án chú thích đúng cho các bộ phận ống tiêu hóa của chim là:

A. 1 - miệng; 2 - diều; 3 - thực quản; 4 - dạ dày tuyến; 5 - dạ dày cơ; 6 - ruột; 7 - hậu
môn

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 31
B. 1 - miệng; 2 - thực quản; 3 - diều; 4 - dạ dày cơ; 5 - dạ dày tuyến; 6 - ruột; 7 - hậu
môn
C. 1 - miệng; 2 - diều; 3 - thực quản; 4 - dạ dày cơ; 5 - dạ dày tuyến; 6 - ruột; 7 - hậu
môn
D. 1 - miệng; 2 - thực quản; 3 - diều; 4 - dạ dày tuyến; 5 - dạ dày cơ; 6 - ruột; 7 - hậu
môn
Câu 16: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn
giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được
chuyển hóa thành những chất đơn giản.
C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa
nội bào.
D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 17: Hình bên là ông tiêu hóa của giun đất và châu chấu. Em hãy xác định các bộ phận
tương ứng giống nhau của hai loài này bằng cách ghép chữ cái trên ống tiêu hóa của
châu chấu với số tương ứng trên ống tiêu hóa của giun đất

Phương án trả lời đúng là:


A. 1 - a; 3 - b; 4 - c; 5 - d; 6 - e; 7 – f B. 1 - a; 2 - b; 4 - c; 5 - d; 6 - e; 7 - f
C. 1 - a; 3 - c; 4 - d; 5 - d; 6 - e; 7 – f D. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d; 6 - e; 7 - f
Câu 18: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp
thụ vào máu.
C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào
máu.
D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi
tế bào.
Câu 19: Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau:
1. Hình thành không bào tiêu hóa
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 32
2. Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức
ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được
3. Màng tế bảo lõm vào bao lấy thức ăn
4. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa
5. Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất
6. Chất thải, chất bã được xuất bào
Các hoạt động trên được diễn ra theo trình tự đúng là:
A. 1-2-3-4-5-6 B. 3-1-4-2-5-6 C. 3-1-2-4-5-6 D. 3-6-4-5-1-2
Câu 20: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng
A. từ thức ăn cho cơ thể.
B. và năng lượng cho cơ thể.
C. cho cơ thể.
D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Câu 21: Khi nói về tiêu hóa ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa
B. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa
C. Quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ bằng hoạt động cơ học
D. Quá trình tiêu hóa thức ăn có sự tham gia của các enzim
Câu 22: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 23: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức:
A. tiêu hóa nội bào B. tiêu hóa ngoại bào
C. tiêu hóa ngoại bào và nội bào D. túi tiêu hóa
Câu 24: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. không bào tiêu hóa.
B. túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa.
D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
Câu 25: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 33
Chuyên đề 2. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

Chủ đề 2. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Hô hấp là gì
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các
chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong.
- Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi
khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…
2. Bề mặt trao đổi khí
- Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và CO2 khuếch tán
từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài gọi là bề mặt trao đổi khí.
- Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp ở động vật là khác nhau nên hiệu quả trao đổi khí của
chúng cũng khác nhau. Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí:
+ Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn)
+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng
khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
3. Các hình thức hô hấp
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, có thể phân chia thành 4 hình thức hô hấp chủ yếu : hô hấp qua
bề mặt cơ thể, hô hấp bằng hệ thống ống khí, hô hấp bằng mang, hô hấp bằng phổi
a) Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình
thức hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 34
b) Hô hấp bằng hệ thống ống khí

- Nhiều loài động vật sống trên cạn như côn trùng… sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp.
- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh
nhỏ dần. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ thể.
- Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở
c) Hô hấp bằng mang

- Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm (trai, ốc…) và của
các loài chân khớp (tôm, cua…) sống trong nước.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 35
Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu
quả trao đổi khí, đó là:
- Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần
như liên tục từ miệng qua mang
- Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song
và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.
Nhờ các đặc điểm trên, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua
mang.
d) Hô hấp bằng phổi
- Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú (kể cả người) có cơ quan trao đổi khí là
phổi. Không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí (khoang mũi, hầu, khí quản và
phế quản)
- Vì sống ở cả môi trường cạn và môi trường nước nên lưỡng cư trao đổi khí qua cả phổi và da.
- Ở chim, hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí. Phổi chim cấu tạo bởi các ống khí có mao mạch
bao quanh. Nhờ hệ thống túi khí nên khi thở ra và hít vào đều có không khí giàu O2 đi qua
phổi. Vì vậy, chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.
- Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và có mạng lưới mao mạch dày đặc.
- Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. Sự thông khí
ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của
khoang bụng hoặc lồng ngực.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 36
BÀI GIẢNG THAM KHẢO

III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hô hấp ở động vật là quá trình:


A. cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào
B. giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài
C. tiếp nhận oxi và cacbonic vào cơ thể để tạo ra năng lượng cho hoạt động sống
D. cả A và B
Câu 2: Khi mô tả về cử động hô hấp ở cá, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở
B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng
C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở
D. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng
Câu 3: Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là
A. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán
qua bề mặt trao đổi khí.
B. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán
qua bề mặt trao đổi khí
C. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá
D. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
Câu 4: Động vật đơn bảo hoặc đa bào bậc thấp hô hấp
A. bằng mang B. qua bề mặt cơ thể
C. bằng phổi D. bằng hệ thống ống khí
Câu 5: Xét các loài sinh vật sau:
(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
(4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang?
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 37
A. (1), (2), (3) và (5) B. (4) và (5) C. (1), (2), (4) và (6) D. (3), (4), (5) và (6)
Câu 6: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt
hiệu suất cao nhất?
A. Phổi của chim B. Phổi và da của ếch nhái
C. Phổi của bò sát D. Bề mặt da của giun
Câu 7: Côn trùng hô hấp
A. bằng hệ thống ống khí B. bằng mang
C. bằng phổi D. qua bề mặt cơ thể
Câu 8: Tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao?
A. Mang cá gồm nhiều cung mang
B. Mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang
C. Dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang
D. Cả ba phương án trên
Câu 9: Trong các đặc điểm sau về cơ quan hô hấp
1. diện tích bề mặt lớn
2. mỏng và luôn ẩm ướt
3. có rất nhiều mao mạch
4. có sắc tố hô hấp
5. có sự lưu thông khí
6. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy một chiều từ miệng
qua mang
7. cách sắp xếp của mao mạch trong mang
Những đặc điểm nào chỉ có ở cá xương?
A. (5) và (6) B. (1) và (4) C. (2) và (3) D. (6) và (7)
Câu 10: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt
trao đổi khí ở
A. mang
B. bề mặt toàn cơ thể
C. phổi
D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…
Câu 11: Sự thông khí trong ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ hoạt động của cơ quan nào
sau đây?
A. Sự co giãn của phần bụng B. Sự di chuyển của chân
C. Sự nhu động của hệ tiêu hóa D. Sự vận động của cánh
Câu 12: Quan sát hình dưới đây và ghép nội dung phù hợp với số tương ứng trên hình

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 38
a) khoang mũi
b) mao mạch
c) phổi
d) phế nang
e) khí quản
f) phế quản
Phương án trả lời đúng là:
A. 1-a; 2-e; 3-f; 4-c; 5-d B. 1-e; 2-e; 3-f; 4-c; 5-d
C. 1-e; 2-d; 3-c; 4-b; 5-f D. 1-a; 2-e; 3-c; 4-b; 5-d
Câu 13: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là
A. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
B. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
C. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
Câu 14: Khi nói về đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí với môi trường, phát
biểu nào sau đây là sai?
A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể với diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
B. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dnafg khuếch tán qua
C. Dưới da có nhiều lớp mao mạch và sắc tố hô hấp
D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S.V) khá lớn
Câu 15: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp
A. bằng mang B. bằng phổi
C. bằng hệ thống ống khí D. qua bề mặt cơ thể
Câu 16: Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu
quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả hơn so với chuột?
A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch hơn và có nhiều
oxi hơn
B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh giúp phổi chim co giãn tốt hơn
C. Vì phổi của chim có hệ thống ống khí trao đổi trực tiếp với các tế bào phổi còn chuôt
có các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn
D. Vì hệ thống hô hấp khí của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí, hô hấp kép và
không có khí cặn
Câu 17: Điều không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất là quá trình
A. khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệc về phân áp giữa O2 và CO2
B. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn
thấp hơn bên ngoài
C. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào
luôn cao hơn bên ngoài
D. khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2
Câu 18: Khi mô tả động tác hít vào của cá, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua
miệng vào khoang miệng.
B. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua
miệng vào khoang miệng.
C. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng
vào khoang miệng.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 39
D. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng
vào khoang miệng.
Câu 19: Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng
A. nâng lên, diềm nắp mang mở ra B. nâng lên, diềm nắp mang đóng lại
C. hạ xuống, diềm nắp mang mở ra D. hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại
Câu 20: Khi nói về trao đổi khí ở sâu bọ và trao đổi khí ở chim, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các ống khí ở sâu bọ không có hệ mao mạch bao quanh còn ống khí ở chim có hệ
mao mạch bao quanh
B. Cử động hô hấp ở sâu bọ và chim đều nhờ sự co giãn các cơ hô hấp
C. Ở sâu bọ, trao đổi khí của các tế bào diễn ra trực tiếp với môi trường không thông qua
hệ tuần hoàn, hiệu quả trao đổi khí thấp hơn
D. Ở sâu bọ, không có sắc tố hô hấp, ở chim có sắc tố hô hấp trong dịch tuần hoàn
Câu 21: Lưỡng cư sống được ở nước và cạn vì
A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú
B. hô hấp bằng da và bằng phổi
C. da luôn khô
D. hô hấp bằng phổi
Câu 22: Hệ thống ống khí của chim không có khí cặn là vì:
A. Phổi của chim có khả năng xẹp tối đa ép toàn bộ khí ra ngoài
B. Dòng khí lưu thông một chiều từ túi khí trước → phổi → túi khí sau rồi ra môi trường
C. Hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí: trước và sau
D. Khi thở ra túi khí trước đóng lại, túi khí sau co bóp tạo lực lớn đẩy toàn bộ khí trong
phổi ra ngoài
Câu 23: Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì
A. quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn
B. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng
C. diềm nắp mang chỉ mở một chiều
D. cá bơi ngược dòng nước
Câu 24: Khi nói về sự di chuyển của khí O2 và khí CO2 diễn ra ở các mô của các cơ quan, phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. O2 từ tế bào vào máu
B. O2 từ máu ra phế nang
C. CO2 từ tế bào vào máu
D. Sau khi trao đổi khí, nồng độ O2 trong máu tăng cao
Câu 25: Khi nói về sự di chuyển của khí O2 và khí CO2 diễn ra ở phổi, phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. O2 từ phế nang vào máu
B. O2 từ máu ra phế nang
C. CO2 từ phế nang vào máu
D. CO2 từ máu ra phế nang nhờ các kênh protein

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 40
Chuyên đề 2. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

Chủ đề 3. HỆ TUẦN HOÀN

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN


1. Cấu tạo chung
Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô
- Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
- Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn


Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng
cho các hoạt động sống của cơ thể.

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT


- Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp không có hệ tuần hoàn, các chất được
trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng
được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn ở động vật có các dạng sau:

1. Hệ tuần hoàn hở
- Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 41
Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:
- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu trộn lẫn với
dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực
tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2. Hệ tuần hoàn kín
- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống
- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm:
+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh
mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
- Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ
tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim
và thú.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 42
Bảng. So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Đặc điểm so sánh Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

Đại diện Lớp Cá Lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú

Cấu tạo của tim Tim 2 ngăn Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn Chỉ có 1 vòng tuần hoàn Có 2 vòng tuần hoàn

Máu đi nuôi cơ thể Đỏ thẫm Máu pha hoặc máu đỏ tươi

Tốc độ của máu trong động Máu chảy với áp lực tế bào Máu chảy với áp lực cao
mạch
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim
- Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh
dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự
động của tim.
- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc
biệt có trong thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim


Nút xoang nhĩ phát xung điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất,
đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
2. Chu kì hoạt động của tim
- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co
tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.
- Chu kì tim diễn ra : Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào
động mạch chủ và động mạch phổi.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 43
- Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây;
tâm thất co 0,3 giây; thời gian dãn chung là 0,4 giây.
- Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp
tim là 75 lần/phút.

- Nhịp tim của các loài động vật là khác nhau


Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật có khối lượng càng nhỏ thì nhịp tim càng
nhanh và ngược lại.

IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH


1. Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ mạch gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
+ Hệ thống động mạch : động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính nhỏ dần và
cuối cùng là tiểu động mạch.
+ Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn
dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.
+ Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 44
2. Huyết áp
- Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành
mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và
huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn). Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 –
120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 – 80mmHg.
- Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.
- Những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn
hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
- Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động
về huyết áp.

3. Vận tốc máu


- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Ví dụ, tốc độ máu chảy trong động mạch chủ
bằng khoảng 500mm/s, trong mao mạch bằng khoảng 0,5mm/s, trong tĩnh mạch chủ bằng
khoảng 200mm/s.
- Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch
và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 45
Ở người, tiết diện của động mạch chủ bằng khoảng 5 – 6cm2, tốc độ máu ở đây bằng khoảng
500mm/s. Tổng tiết diện của mao mạch bằng khoảng 6000cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn
khoảng 0,5mm/s.
BÀI GIẢNG THAM KHẢO

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 46
III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở hệ tuần hoàn kín, máu được phân phối trong cơ thể như thế nào?
A. máu điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan
B. máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến các cơ quan
C. máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan
D. máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan
Câu 2: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là
A. Tìm → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch
mô→ tĩnh mạch→ tim
B. Tìm→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ
thể→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế
bào→ tĩnh mạch→ tim
D. tim→ động mạch→ quang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
Câu 3: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 4: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim
Câu 5: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết
Câu 6: Ở hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp
được thực hiện chị nhờ dịch mô
B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp nên tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp
được thực hiện nhờ máu và dịch mô
C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (
mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp
việc thực hiện chỉ nhờ máu
Câu 7: Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
A. tĩnh mạch và mao mạch B. mao mạch
C. động mạch và mao mạch D. động mạch và tĩnh mạch
Câu 8: trong các loài sau đây:
(1)tôm (2) cá (3) ốc sên
(4) ếch (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt
Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?
A. (1), (3) và (5) B. (1), (2) và (3) C. (2), (5) và (6) D. (3), (5) và (6)
Câu 9: Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 47
A. lưỡng cư và bò sát
B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú
C. mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu
D. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá
Câu 10: Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự
A. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch
các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ
B. Tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch
các cơ quan → tĩnh mạch → tâm thất
C. Tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch
các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ
D. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch đến các cơ quan → động mạch lưng →
mao mạch mang → tĩnh mạch → tâm nhĩ
Câu 11: Nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào vì một lượng CO2
A. khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
B. được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể
C. còn lưu giữ trong phê nang
D. thải ra trong hô hấp tế bào của phổi
Câu 12: Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở

A. giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch
nối
B. tốc độ máu chảy chậm
C. máu chảy trong động mạch gâydưới áp lực lớn
D. còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô
Câu 13: Xét các đặc điểm sau:
1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
2. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
3. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
4. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
5. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14: Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
(1) Tôm (2) mực ống (3) ốc sên ( 4) ếch
(5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt
A. (1), (3) và (4) B. (5), (6) và (7) C. (2), (3) và (5) D. (2), (4), (6) và (7)
Câu 15: Điều không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là
A. Tim hoạt động ít tốn năng lượng
B. máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình
C. máu đến các cơ quan ngang nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
D. tốc độ máu chảy nhanh, máu thì được xa
Câu 16: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự
A. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim
B. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch→ tĩnh mạch giàu O2 → tim
C. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 48
D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim
Câu 17: Trong hệ tuần hoàn kín
A. máu lưu thông liên tục trong mạch kín ( từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch
và về tim)
B. tốc độ máu chạy chậm, máu không đi xa được
C. máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình
D. màu đến các cơ quan chậm nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
Câu 18: Trong các phát biểu sau:
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn
2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao
Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19: Hãy quan sát đường đi của máu trong hệ tuần hoàn dưới đây và cho biết, đây là hệ tuần
hoàn đơn hay kép? Điền chú thích cho các số tương ứng trên hình

Phương án trả lời đúng là:


A. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - tâm thất; 2 - động mạch mang; 3 - mao mạch mang; 4 - động
mạch lưng; 5 - mao mạch; 6 - tĩnh mạch; 7 - tâm nhĩ
B. Hệ tuần hoàn kép. 1 - tâm thất; 2 - động mạch mang; 3 - mao mạch mang; 4 - động
mạch lưng; 5 - mao mạch; 6 - tĩnh mạch; 7 - tâm nhĩ
C. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - tâm nhĩ; 2 - động mạch mang; 3 - mao mạch mang; 4 - động
mạch lưng; 5 - mao mạch; 6 - tĩnh mạch; 7 - tâm thất
D. Hệ tuần hoàn kép. 1 - tâm thất; 2 - tĩnh mạch; 3 - mao mạch mang; 4 - động mạch
lưng; 5 - mao mạch; 6 - động mạch mang; 7 - tâm nhĩ
Câu 20: Hãy quan sát đường đi của máu trong hệ tuần hoàn bên và cho biết, đây là hệ tuần hoàn
đơn hay kếp? Điền chú thích cho các số tương ứng trên hình

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 49
Phương án trả lời đúng là:
A. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - mao mạch phổi; 2 - động mạch chủ; 3 - mao mạch
B. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - mao mạch; 2 - động mạch chủ; 3 - mao mạch phổi
C. Hệ tuần hoàn kép. 1 - mao mạch phổi; 2 - động mạch chủ; 3 - mao mạch
D. Hệ tuần hoàn kép. 1 - mao mạch; 2 - động mạch chủ; 3 - mao mạch phổi
Câu 21: Khi nói về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây sai?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp
C. Đáp ứng nhu cầu trao đổi chất giữa máu với tế bào chậm do phải khuếch tán qua
thành mao mạch và dịch mô
D. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
Câu 22: Trong thí nghiệm mổ lộ tim ếch, người ta nhỏ dung dịch Adrenalin 1/100000 và dung
dịch acetylcholin nhằm mục đích:
A. Duy trì hoạt động của tim ếch
B. Làm thay đổi nhịp tim và sức co tim
C. Tim hoạt động đều đặn hơn
D. Làm tăng tính ma sát của bề mặt tim với kẹp tim để dễ dàng đo điện tim đồ
Câu 23: Khi nói về mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. Động vật càng lớn nhịp tim càng nhanh và ngược lại
B. Động vật càng lớn nhịp tim càng ổn định
C. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng nhanh và ngược lại
D. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng chậm và ngược lại
Câu 24: Khi tiêm chất nào sau đây vào máu thì sẽ gây hiện tượng co mạch máu?
A. Adrenalin B. Acetylcholin C. Andostreron D. Histamin
Câu 25: Tim bơm máu vào động mạch theo từng đợt nhưng máu vẫn chảy thành dòng liên tục
trong mạch, nguyên nhân chính là do:
A. lực liên kết giữa các phân tử máu
B. lực liên kết giữa máu và các thành mạch
C. tính đàn hồi của thành mạch
D. tim co rồi giãn có chu kì giúp dàn máu thành dòng trong mạch
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 50
Câu 26: Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng
A. 95 lần/phút B. 85 lần/phút C. 75 lần/phút D. 65 lần/phút
Câu 27: Lượng hemoglopin trong máu của động vật có xương sống ở nước phụ thuộc vào nhiệt độ
của nước nơi chúng sống. Đường cong nào của đồ thị dưới đây mô tả đúng sự biến đổi
này?

A. Đường cong a B. Đường cong b C. Đường cong c D. Đường cong d


Câu 28: Động mạch là nhưng mạch máu
A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia
điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa
lượng máu đến các cơ quan
C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều
hòa lượng máu đến các cơ quan
D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm
bài tiết của các cơ quan
Câu 29: Trong hệ nhóm máu AOB của người có 4 nhóm máu A, máu B, máu O và máu AB. Máu
nhóm AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào sau đây?
A. AB B. A C. B D. O
Câu 30: Mao mạch là những
A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản
phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào
B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao
đổi chất giữa máu và tế bào
C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất
giữa máu và tế bào
D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao
đổi chất giữa máu với tế bào
Câu 31: Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất (van nối giữa tâm nhĩ với tâm thất) sẽ dễ bị suy tim.
Nguyên nhân chính là do:
A. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ, làm cho lượng máu
chảy vào động mạch vành giảm nên lượng máu nuôi tim giảm
B. Khi bị hở van tim thì sẽ dẫn tới làm tăng nhịp tim rút ngắn thời gian nghỉ của tim.
C. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ làm cho lượng máu
cung cấp trực tiếp cho thành tâm thất giảm, nên tâm thất bị thiếu dinh dưỡng và oxi

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 51
D. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ ngăn cản tâm nhĩ
nhận máu từ tĩnh mạch về phổi làm cho tim thiếu oxi để hoạt động
Câu 32: Tĩnh mạch là những mạch máu từ
A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim
B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim
Câu 33: Một người sống ở vùng núi cao và một người sống ở đồng bằng cùng thi đấu thể thao ở
vùng đồng bằng. Khi nói về hoạt động của tim, phổi của người này khi đang thi đấu,
phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hoạt động của tim, phổi hai người này đều tăng mạnh
B. Hoạt động của tim, phổi của hai người đều giảm mạnh
C. Người sống ở vùng cao có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng đồng
bằng
D. Người sống ở vùng đồng bằng có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở
vùng cao
Câu 34: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài
A. 0,1 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là
0,5 giây
B. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là
0,4 giây
C. 0,12 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là
0,6 giây
D. 0,6 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là
0,6 giây
Câu 35: Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là
A. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” B. Tự động
C. Theo chu kỳ D. Cần năng lượng
Câu 36: Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở
cường độ dưới ngưỡng
A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim
co tối đa
B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa
C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim
co bóp bình thường
D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ
tim không co bóp
Câu 37: Ở một người bình thường không bị bệnh về tim, hàm lượng oxi trong máu động mạch
chủ là 19ml/ 100ml máu và trong tĩnh mạch chủ là 14ml/ 100ml máu. Trong 1 phút,
người này tiêu thụ 250 ml oxi nếu nhịp tim 80 lần /phút thì năng suất tim ( thể tích máu
tống đi trong 1 lần co tim) của người này là bao nhiêu?
A. 16,4 ml B. 75 ml C. 62,5 ml D. 22,3 ml
Câu 38: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là:
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 52
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử
máu với nhau khi vận chuyển
Câu 39: Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu
nào sau đây sai?
A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu
động mạch nên vận tốc máu giảm
B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất
C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh
mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần
D. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu
Câu 40: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự:
A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm
nhĩ, tâm thất co
B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm
nhĩ, tâm thất co
C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm
nhĩ, tâm thất co
D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm
nhĩ, tâm thất co
Câu 41: Huyết áp là lực co bóp của
A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch
Câu 42: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì
A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm
vỡ mạch
B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ
làm vỡ mạch
C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao
dễ làm vỡ mạch
D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao
dễ làm vỡ mạch
Câu 43: Khi nói về ý nghĩa của hiện tượng cấu trúc của 2 tâm thất ở người không giống nhau,
phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thành tâm thất phải tương đối mỏng, phù hợp với chức năng tâm thất phải đẩy máu
đến hai lá phổi với quãng đường đi ngắn
B. Thành tâm thất trái dày phù hợp với chức năng tâm trái đẩy máu theo vòng tuần hoàn
lớn đi khắp cơ thể với quãng đường đi dài cần áp lực lớn
C. Nếu thành tâm thất trái có cấu trúc giống như thành tâm thất phải thì sẽ dẫn đến sự
thiếu hụt máu cho các quan hoạt động
D. Nếu thành tâm thất phải có cấu trúc giống như thành tâm thất trái thì hoạt động trao
đổi khí được tăng cường do máu đi trong động mạch phổi nhanh
Câu 44: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn
B. Mao mạch thường ở gần tim

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 53
C. Số lượng mao mạch ít hơn
D. Áp lực co bóp của tim tăng
Câu 45: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi mất máu thì chỉ số lượng hồng cầu/ ml máu tăng do số lượng hồng cầu giữ nguyên
mà thể tích máu giảm
B. Khi mất máu thì chỉ số số lượng hồng cầu/ ml máu không thay đổi do số lượng hồng
cầu và thể tích máu đều giảm
C. Khi mất máu thì chỉ số số lượng hồng cầu/ ml máu tăng do số lượng hồng cầu tăng,
thể tích máu giảm
D. Khi mất máu thì chỉ số số lượng hồng cầu/ ml máu giảm do số lượng hồng cầu giảm,
thể tích máu nhanh chóng được phục hồi
Câu 46: Trong hệ mạch, máu vận chuyền nhờ
A. Dòng máu chảy liên tục B. Sự va đẩy của các tế bào máu
C. Co bóp của mao mạch D. Lực co của tim
Câu 47: Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co sau tâm nhĩ. Nguyên nhân là vì:
A. Đợi máu từ tâm nhĩ đổ xuống để tống máu vào động mạch
B. Thành tâm thất dày hơn nên co chậm hơn
C. Hoạt động của hệ dẫn truyền tim
D. Các tĩnh mạch đổ máu về tâm nhĩ gây co tâm nhĩ trước sau đó mới đến co tâm thất
Câu 48: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?
1. Lực co tim
2. Nhịp tim
3. Độ quánh của máu
4. Khối lượng máu
5. Số lượng hồng cầu
6. Sự dàn hổi của mạch máu
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4) và (5) B. (1), (2), (3), (4) và (6)
C. (2), (3), (4), (5) và (6) D. (1), (2), (3), (5) và (6)
Câu 49: Ở người, cơ tim có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
1. Nguyên sinh chất có vân ngang
2. Giữa các sợi cơ có cầu nối tạo nên hợp bào
3. Nhân tế bào nằm ở giữa sợi cơ
4. Các sợi cơ tập hợp thành bó
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 50: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ
A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch
C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 54
Chuyên đề 3. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Chủ đề 1. QUY LUẬT MENDEN


QUY LUẬT PHÂN LI

Mendel và những nghiên cứu của ông

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menden


a. Một số khái niệm liên quan
 Dòng thuần chủng: Là hiện tượng tất cả các thế hệ con lai trong dòng họ đều có kiểu
hình giống nhau và giống bố mẹ.
 Con lai: Là thế hệ con cháu được tạo thành khi đem lai 2 dòng thuần chủng có kiểu
hình khác nhau.
 Gen: Là nhân tố di truyền qui định đặc điểm bên ngoài của cá thể.
 Alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen, mỗi trạng thái qui định 1 kiểu hình
khác nhau.
 Gen trội (alen trội-A):Thể hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử trội (AA) và dị hợp tử
(Aa).
 Gen lặn (alen lặn-a): Chỉ có thể biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn
(aa).
 Kiểu gen: Là các cặp alen qui định các kiểu hình cụ thể của tính trạng đang nghiên
cứu.
 Tính trạng: Là 1 đặc điểm nào đó đang được nghiên cứu.
 Kiểu hình: Là đặc điểm cụ thể của tính trạng đang được nghiên cứu đã thể hiện ra bên
ngoài cơ thể.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 55
 Cặp tính trạng tương phản: Hai kiểu hình có biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 tính
trạng
b. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel
Mendel sử dụng phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai và lai phân tích, đánh giá kết quả
dựa trên thống kê toán học để rút ra được những quy luật di truyền.
 Phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai
 Quan sát sự di truyền của một vài tính trạng qua nhiều thế hệ
 Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản
 Lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra F1
 Cho các cây lai F1 tự thụ phấn để tạo ra đời F2. Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo
ra F3
 Dùng thống kê toán học trên số lượng lớn, qua nhiều thế hệ sau đó rút ra quy luật di
truyền
 Phương pháp lai phân tích
 Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội (AA hoặc Aa) với một cá thể
có kiểu hình lặn (aa), mục đích là kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội là thuần
chủng hay không thuần chủng.
 Nếu con lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cá thể có kiểu hình trội đem lai là thuần chủng
(AA), nếu xuất hiện tỉ lệ 1: 1 thì cá thể đem lai là dị hợp tử (Aa)

* Thí nghiệm và cách suy luận khoa học của Menđen.


Bố mẹ thuần chủng: cây hoa đỏ x cây hoa trắng
F1: 100% hoa đỏ
Cho F1 tự thụ phấn ⇒ F2
F2: 705 cây hoa đỏ: 224 cây hoa trắng (xấp xỉ 3 đỏ: 1 trắng)
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 56
2. Hình thành học thuyết khoa học
a. Nội dung giả thuyết
- Mỗi tính trạng dều do 1 cặp nhân tố di truyền qui định. Trong tế bào nhân tố di truyền không
hòa trộn vào nhau
- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của nhân tố di truyền.
- Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
b. Kiểm tra giả thuyết:
- Bằng phép lai phân tích (lai kiểm nghiệm): Tiến hành ở 7 tính trạng khác nhau, cho F 1 lai với
cây hoa trắng cho tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1:1
- Sơ đồ lai như dự đoán của Men đen.
Qui ước gen: A ⇒ qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a ⇒ qui định hoa trắng.
Ta có sơ đồ lai một cặp tính trạng như sau:
Ptc: AA x aa
Gp: A a
F1: Aa (100% hoa đỏ)
F1 x F1: Aa x Aa
GF1: A , a, A , a
F2: KG: 1AA: 2Aa: 1aa
KH: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

c. Nội dung qui luật


- Mỗi tính trạng được qui định bởi 1 cặp alen.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 57
- Các alen của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn
vào nhau.
- Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên
50% số giao tử chứa alen này và 50% số giao tử chứa alen kia.
3. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li
- Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp. Các gen nằm trên
các NST.
- Khi giảm phân tạo giao tử, các NST trong từng cặp NST tương đồng phân li đồng đều về các
giao tử,kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó.

- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li


 Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
 1 gen quy định 1 tính trạng. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
 Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
 Quá trình giảm phân diễn ra bình thường.

BÀI GIẢNG THAM KHẢO

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 58
II CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 0: Cách viết giao tử, tính số giao tử tạo ra của 1 kiểu gen
1 Phương pháp

+ Gọi n là số cặp gen dị hợp ⇒ Số giao tử tạo ra 2n

2 Ví dụ minh họa
V1. Cá thể có kiểu gen Aa qua giảm phân tạo ra những loại giao tử nào?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V2. Cá thể có kiểu gen AaBb qua giảm phân tạo ra những loại giao tử nào?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V3. Cá thể có kiểu gen AaBbDD qua giảm phân tạo ra những loại giao tử nào?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Cá thể có kiểu gen AaBb qua giảm phân tạo bao nhiêu giao tử?

Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V4. Cá thể có kiểu gen AABbDDEe qua giảm phân tạo bao nhiêu giao tử?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 59
Dạng 1: Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của P và
đặc điểm di truyền của tính trạng đó
1 Phương pháp

Các bước giải:


+ Bước 1: Xác định tính trạng trội, lặn; quy ước gen.
+ Bước 2: Từ kiểu hình của P, xác định kiểu gen P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai dựa trên cơ sở xác định thành phần và tỉ lệ của các giao tử.
+ Bước 4: Xác định sự phân li kiểu gen, phân li kiểu hình của F.
Chú ý: Tỷ lệ một kiểu gen ở đời con bằng tổng cộng các tích tỷ lệ các giao tử kết hợp
thành kiểu gen đó.

2 Ví dụ minh họa
V5. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Xác định
kết quả phân li kiểu hình của phép lai sau.
a) Quả đỏ x quả vàng.
b) Quả đỏ x quả đỏ.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Dạng 2. Xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình của P và kết quả phép lai.

1 Phương pháp

- Nguyên tắc:
+ Số tổ hợp giao tử = Số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.
+ Từ tỉ lệ phân li ở đời con sẽ xác định được số tổ hợp giao tử và từ số tổ hợp giao tử →
số loại giao tử của bố mẹ → kiểu gen của P.
* Chú ý: Khi biết số kiểu tổ hợp → biết số loại giao tử đực, giao tử cái → biết số cặp gen
dị hợp trong kiểu gen của cha hoặc mẹ. VD: 4 tổ hợp = 2 x 2 (hoặc 4 x 1).
Lưu ý công thức cộng xác suất và nhân xác suất của Toán 11
Một số kết quả áp dụng:
+ Nếu đời con đồng tính: → P: AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa.
+ Nếu đời con phân tính theo tỉ lệ:
3:1 → P: Aa x Aa (Trội hoàn toàn)
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 60
1 : 2 : 1 → P: Aa x Aa (Trội không hoàn toàn)
1:1 → P: Aa x aa
2:1 → P: Aa x Aa và có hiện tượng gây chết ở thể đồng hợp AA.
 Chú ý: trong trường hợp không rõ tỉ lệ phân tính ở đời con thì cần dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn
(aa) để xác định kiểu gen của bố mẹ.
2 Ví dụ minh họa
V6. Ở đậu Hà Lan, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho các
phép lai sau
Phép lại 1: Thân cao x Thân cao : 75,2 % cao ; 24,8 % thấp
Phép lai 2: Thân cao x Thân cao : 100% cao
Xác định kiểu gen của các cây thân cao trong các phép lai trên ?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V7. Ở người, gen A quy định bình thường, gen a da bị bệnh bạch tạng. Trong một gia đình bố
mẹ mang kiểu gen dị hợp. Hãy xác định tỷ lệ để bố mẹ đó
a) Sinh 1 con bình thường.
b) Sinh 1 con gái bị bệnh.
c) Sinh1 con gái bình thường hoặc một con trai bị bệnh.
d) Sinh 1 con bị bệnh và một đứa con bình thường.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 61
Dạng 3. Bài tập về gen đa alen

1 Phương pháp

- Quan hệ giữa các alen trong trường hợp gen đa alen cũng bao gồm các quan hệ như
trong trường hợp 1 gen gồm 2 alen: trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn, đồng trội.
n  n  1
- Một gen có n alen thì số kiểu gen được tạo ra là:
2
- Số kiểu gen đồng hợp là: n
n  n  1
- Số kiểu gen dị hợp là:
2
- Số kiểu hình:
+ Nếu các alen chỉ có quan hệ trội lặn hoàn toàn thì số kiểu hình là: n
+ Nếu các alen có quan hệ trội lặn không hoàn toàn thì số kiểu hình = n + số kiểu
hình trung gian.
+ Nếu các alen có quan hệ đồng trội thì số kiểu hình = n + số kiểu hình đồng trội.

2 Ví dụ minh họa

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung chính của qui luật phân li là gì?

A. Các cặp alen không hoà trộn vào nhau trong giảm phân

B. Các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử

C. F2 phân li kiểu hình xáp xỉ 3 trội /1 lặn

D. F1 đồng tính còn F2 phân tính xấp xỉ 3 trội/1lặn

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 62
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Menđen?

A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyển quy định

B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định

C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân

tố của cặp

D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết

Câu 3: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn là:

A. Thấy được phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai

B. Xác định được dòng thuần chủng

C. Tìm được phương thức di truyền của tính trạng

D. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống

Câu 4: Trong phép lai một cặp tính trạng tương phản,điều kiện để F2 có sự phân ly kiểu hình

theo tỉ lệ 3 trội / 1 lặn là:

1: Các cặp gen phân li độc lập

2: tính trạng trội phải hoàn toàn

3: Số lượng cá thể lai lớn

4: Giảm phân bình thường

5: mỗi gen qui định một tính trạng, tác động riêng rẽ

6: Bố và mẹ thuần chủng

Câu trả lời đúng là:

A. 1,2,3,4 B. 2,3,4,5 C. 2,3,4,5,6 D. 1,2,3,4,5,6

Câu 5: Ở một loại thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả

vàng. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, cho rằng quá trình giảm phân bình

thường và không có đột biến xảy ra. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ tứ bội với nhau, phép

lai nào sau đây ở đời con không có sự phân tính về kiểu hình?

A. AAaa x Aaaa B. Aaaa x AAAa C. AAaa x Aaaa D. Aaaa x Aaaa

Câu 6: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 ở F1 sẽ xuất hiện

trong kết quả của phép lai nào dưới đây?

A. Aa x Aa B. aa x aa C. AA x Aa D. AA x AA

Câu 7: Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li là:

A. số lượng cá thể đem lai phải lớn

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 63
B. cá thể đem lai phải thuần chủng

C. quá trình giảm phân xảy ra bình thường

D. tính trạng trội là trội hoàn toàn

Câu 8: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:

A. Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự thụ tinh đưa đến

sự phân li của cặp gen alen.

B. Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng

trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hơp của cặp gen alen.

C. Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li của

cặp gen alen.

D. Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của

chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li của cặp gen alen.

Câu 9: Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

A. Bố và mẹ phải thuần chủng

B. Số lượng cá thế lai phải lớn

C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn

D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường

Câu 10: Phương pháp lai và phan tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:

1. Đưa gải thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

2. Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vào tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2,

F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự đúng của các bước mà Menđen đã thực hiện là

A. (2) → (3) → (4) → (1) B. (1) → (2) → (4) → (3)

C. (3) → (2) → (4) → (1) D. (1) → (2) → (3) → (4)

Câu 11: Bệnh pheninketo niệu ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường gây ra. Bệnh biểu

hiện rất sớm, nếu trẻ em không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ bị thiểu năng trí

tuệ. Một cặp vợ chồng bình thường có khả năng sinh con mắc bệnh với xác suất bao

nhiêu phần trăm? Biết rằng bố mẹ của họ đều bình thường nhưng người chồng có cô em

gái mắc bệnh và người vợ có cậu em trai mắc bệnh này.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 64
A. 6,25% B. 11,11% C. 25% D. 15%

Câu 12: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng,Menden đã đề ra giả thuyết về sự phân ly của

các cặp:

A. gen B. Alen C. Tính trạng D. Nhân tố di truyền

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.

Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân

thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu

được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

A. 3 cây thân thấp: 1 cây thân cao B. 2 cây thân cao: 1 cây thân thấp

C. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp D. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp

Câu 14: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một một cặp nhân tố di truyền quy định, các

nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao

tử. Menđen kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Cho F1 lai phân tích B. Cho F2 tự thụ phấn

C. Cho F1 giao phấn với nhau D. Cho F1 tự thụ phấn

Câu 15: Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 5 alen nằm

trên NST thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra

trong quần thể này là:

A. 4 B. 6 C. 15 D. 10

Câu 16: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng,Menden đã đề ra giả thuyết về sự phân ly của

các cặp:

A. gen B. Alen C. Tính trạng D. Nhân tố di truyền

Câu 17: Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li

ở đời F2 là:

A. 1 trội / 2 trung gian / 1 lặn B. 2 trội / 1 trung gian / 1 lặn

C. 3 trội / 1 lặn D. 100% trung gian

Câu 18: Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có

đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là:

A. Đều có kiểu gen Nn

B. Đều có kiểu gen nn

C. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược là

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 65
D. Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại

Câu 19: Theo Menđen, cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương

phản qua các thế hệ là do

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh

B. sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh

C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh

D. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân

Câu 20: Ở một loại côn trùng, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4

alen. Tiến hành 3 phép lai:

Phép lai 1: đỏ x đỏ → F1: 75% đỏ: 25% nâu.

Phép lai 2: vàng x trắng → F1: 100% vàng.

Phép lai 3: nâu x vàng → F1: 25% trắng: 50% nâu: 25% vàng.

Từ kết quả trên rút ra kết luận về thứ tự của các alen từ trội đến lặn là:

A. vàng → nâu → đỏ → trắng B. nâu → đỏ → vàng → trắng

C. đỏ → nâu → vàng → trắng D. nâu → vàng → đỏ → trắng

Câu 21: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh

B. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân

C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh

D. sự tổ hợp của cặp NST trong thụ tinh

Câu 22: Cho cây lúa hạt tròn lai với cây lúa hạt dài, F1 thu được 100% cây lúa hạt dài. Cho F1 tự

thụ phấn được F2. Trong số cây lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây lúa hạt dài

khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

A. ¼ B. 1/3 C. ¾ D. 2/3

Câu 23: Ở một loài thực vật, locut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ

trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ

phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này

không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu

hình ở F1?

A. Các cây F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ

và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 66
B. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.

C. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.

D. Trên mỗi cây F1 chỉ có 1 loại quả là quả đỏ hoặc quả vàng.

Câu 24: Khi lai các cây đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ (AA) với cây hoa trắng (aa) thì kết quả

thực nghiệm thu được ở F2 là tỉ lệ 1:2:1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3:1 về kiểu hình.

Kết quả trên khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?

A. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tửm thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1

B. Mỗi cá thể đời P cho 2 loại giao tử mang gen khác nhau

C. Mõi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau

D. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1

Câu 25: Bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy

định tính trạng bình thường. Trong một gia đình, người bố bị bạch tạng, còn người mẹ

bình thường nhưng có bố mắc bệnh bạch tạng. Cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh với

xác suất là

A. 75% con gái B. 25% tổng số con C. 75% con trai D. 50% tổng số con

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 67
Chuyên đề 3. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

QUY LUẬT MENDEN


Chủ đề 2.

QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Thí nghiệm lai hai tính trạng


a. Thí nghiệm ở đậu Hà lan

b. Nhận xét kết quả thí nghiệm


 Tỉ lệ phân li KH chung ở F2 = 9 : 9 : 3 : 1
 Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp tính trạng đều = 3 : 1
 Mối quan hệ giữa các tỉ lệ KH chung và riêng là (3 : 1) x (3 :1) = 9 : 3 : 3 : 1
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 68
 Sơ đồ lai
Quy ước gen:
A : hạt vàng > a : hạt xanh
B : hạt trơn > b : hạt nhăn
Ta có sơ đồ lai hai cặp tính trạng như sau:
Ptc: AABB × aabb
Gp: A, B a, b
F1: AaBb ( 100% hạt vàng, trơn)
F1 × F1: AaBb × AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2: Khung penet:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
 Tỉ lệ kiểu gen
1AABB: 2AABb: 1AAbb: 2AaBB: 4AaBb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
 Tỉ lệ kiểu hình
9A_B_: Vàng- trơn 3A_bb: Vàng- nhăn
3aaB_: Xanh- trơn 1aabb: Xanh- nhăn
c. Nội dung định luật phân li độc lập
Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình
hình thành giao tử
2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 69
 Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
 Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân
hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen
tương ứng
2.3. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
 Quy luật phân li độc lập cho thấy khi các cặp alen phân li độc lập nhau thì quá trình sinh
sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp à sinh vật đa dạng, phong phú
 Nếu biết được 2 gen nào đó phân li độc lập, thì dựa vào quy luật này ta sẽ đoán trước được
kết quả phân li ở đời sau
 Biến dị tổ hợp: kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ.
Biến dị tổ hợp phụ thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng
lớn thì biến dị tổ hợp càng cao
 Điều kiện cần thiết để có thể xảy ra phân li độc lập là các cặp gen qui định các cặp tính
trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
 Số tổ hợp giao tử = số giao tử đực x số giao tử cái trong phép lai đó

BÀI GIẢNG THAM KHẢO

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 70
II CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1. Xác định số giao tử, các loại giao tử, tỉ lệ giao tử
1 Phương pháp

a) Xác định số giao tử


 Một tế bào sinh dục đực khi giảm phân cho ra hai loại giao tử.
 Một tế bào sinh dục cái giảm phân cho ra 1 tế bào trứng.
 Một cơ thể dị hợp n cặp gen, các gen nằm trên các NST khác nhau thì giảm phân
sẽ tạo ra tối đa 2n loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
b) Cách xác định các giao tử của thể dị hợp
 Xác định thành phần các giao tử của thể dị hợp bằng cách vẽ sơ đồ lưỡng phân,
mỗi alen xếp về một nhánh, giao tử là tổng các alen của mỗi nhánh (tính từ gốc lên ngọn)
c) Xác định tỉ lệ giao tử được tạo ra
 Trong điểu kiện các gen phân li độc lập với nhau thì tỉ lệ mỗi loại giao tử bằng tích
tỉ lệ của các alen có trong giao tử đó. (Sử dụng quy tắc nhân xác suất của Toán 11, các
alen trong giao tử được xem như là các biến cố độc lập với nhau).

2 Ví dụ minh họa
V1. Xác định số giao tử tạo thành từ các kiểu gen sau: Aa, AaBbDd, AabbDdeeff
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V2. Xác định các loại giao tử của có kiểu gen AABbDDEe và AaBbDdEe
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 71
V3. Cơ thể có kiểu gen AaBbccDd giảm phân bình thường không xảy ra đột biến. Không cần viết
sơ đồ lai, hãy xác định tỉ lệ loại giao tử abcd?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Dạng 2. Tính số tổ hợp – kiểu gen – kiểu hình ở thế hệ lai


1 Phương pháp

1. Số kiểu tổ hợp:
Sử dụng quy tắc nhân của Toán lớp 11, để có tổ hợp ở thế hệ lai ta thực hiện hai bước:
Bước 1: Chọn 1 giao tử đực.
Bước 2: Chọn một giao tử cái.
Theo quy tắc nhân: Số kiểu tổ hợp = số giao tử đực × số giao tử cái
 Chú ý: Khi biết số kiểu tổ hợp (biết số loại giao tử đực, giao tử cái) có thể suy ra số
cặp gen dị hợp trong kiểu gen của cha hoặc mẹ hoặc ngược lại.
2. Số loại kiểu hình và số loại kiểu gen
Trong điểu kiện các gen phân li độc lập thì ở đời con
 Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của từng cặp gen.
 Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của các cặp tính trạng.
2 Ví dụ minh họa
V4. Xét phép lai ♂AaBbDDEe x ♀AabbDdee
a) Xác định số giao tử đực và giao tử cái trong phép lai
b) Ở đời con có bao nhiêu kiểu tổ hợp ở đời con
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 72
V5. Cho biết mỗi tính trạng do một kiểu gen quy định trong đó A quy định hạt vànga quy định
hạt xanh, B quy định hạt trơn và b quy định hạt nhắn, D quy định thân cao d quy định thân thấp.
Xét phép lai có AabbDd x AaBbdd cho bao nhiêu kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Dạng 3. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình, phân li kiểu gen ở đời con
1 Phương pháp

Xét các cặp gen phân li độc lập (xem các gen, kiểu hình,… phân li độc lập như là các
biến cố độc lập trong xác suất thống kê) thì
 Tỉ lệ kiểu gen của phép lai bằng tích tỉ lệ phân li kiểu gen của các cặp gen.
 Tỉ lệ phân li kiểu hình của một phép lai bằng tích tỉ lệ phân li kiểu hình của các
cặp tính trạng.
 Tỉ lệ của một kiểu hình nào đó thì bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng có trong
kiểu hình đó.
2 Ví dụ minh họa
V6. Xét phép lai có ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdee. các cặp gen quy định các tính trạng khác
nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và gen trội là gen trội hoàn toàn. Hãy cho biết:
a) Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu?
b) Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ là bao nhiêu ?
c) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố là bao nhiêu ?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 73
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V7. (Câu 21-ĐH 2009-Khối B) Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen
quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh ×
AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 27/256. B. 9/64. C. 81/256. D. 27/64
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Dạng 4. Xác định kiểu gen, kiểu hình của p khi biết tỉ lệ kiểu hình của đời con
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 74
1 Phương pháp

Xác định tỉ lệ kiểu hình lặn ở đời con


=> Xác định tỉ lệ giao tử lặn ở hai bên bố mẹ
=> Xác định kiểu gen của cơ thể bố mẹ
2 Ví dụ minh họa
V8. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định quả màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu
xanh. Cho lai đậu Hà Lan có quả màu vàng với nhau, thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 vàng : 1 xanh.
 Xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai.
 Nếu kết quả cho tỉ lệ 1 quả vàng : 1 quả xanh thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải
như thế nào?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thực chất của qui luật phân li độc lập là nói về:

A. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng

B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)n

C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh

D. Sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân

Câu 2: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập

và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, tổng số các cá thể thu được ở đời con,

số cá thể có kiểu gen dị hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen dị hợp về hai cặp

gen trên chiếm tỷ lệ lần lượt là:

A. 50 % và 25% B. 25% và 50% C. 50% và 50% D. 25% và 25%

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 75
Câu 3: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn.

Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Lai phân tích một cay đậu Hà Lan mang kiểu

hình trội về cả 2 tính trạng, thế hệ sau được tỉ lệ 50% cây hạt vàng, trơn: 50% cây hạt

xanh, trơn. Cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen

A. aabb B. AaBB C. AABb D. AABB

Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt

xanh; gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp

gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn so với cây hạt xanh, trơn.

F1 thu được 120 hạt vàng, 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ

lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt ở F1 là:

A. 1/4 B. 2/3 C. 1/3 D. 1/8

Câu 5: Qui luật phân li độc lập đúng đối với lai bao nhiêu tính trạng?

A. 1 tính trạng B. 2 tính trạng C. 2 hoặc 3 tính trạng D. 2 hoặc

nhiều tính trạng

Câu 6: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B

và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp

NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong

quần thể người là

A. 54 B. 24 C. 10 D. 64

Câu 7: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương

phản thì số loại kiểu hình ở F2 là

A. 9:3:3:1 B. 2n C. (3:1)n D. 4

Câu 8: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các alen trội là trội hoàn

toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là

A. 3/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 27/256

Câu 9: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm

trên các cặp NST khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra

A. 3 B. 8 C. 1 D. 6

Câu 10: Trong phép lai một cặp tính trạng tương phản,điều kiện để F2 có sự phân ly kiểu hình

theo tỉ lệ 3 trội / 1 lặn là:

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 76
1. Các cặp gen phân li độc lập

2. tính trạng trội phải hoàn toàn

3. Số lượng cá thể lai lớn

4. Giảm phân bình thường

5. mỗi gen qui định một tính trạng, tác động riêng rẽ

6. Bố và mẹ thuần chủng

Câu trả lời đúng là:

A. 1,2,3,4 B. 2,3,4,5 C. 2,3,4,5,6 D. 1,2,3,4,5,6

Câu 11: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;

alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này

nằm trên các NST thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết,

trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lại cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng

chiếm tỉ lệ 25%?

1. AaBb x Aabb.

2. AaBB x aaBb.

3. Aabb x aaBb.

4. aaBb x aaBb

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 12: Trong phép lai hai cặp tính trạng tương phản,điều kiện để F2 có sự phân ly kiểu hình

theo tỉ lệ 9/3/3/1 là:

1. Các cặp gen phân li độc lập

2. Tính trạng trội phải hoàn toàn

3. Số lượng cá thể lai lớn

4. Giảm phân bình thường

5. Mỗi gen qui định một tính trạng,

6. Bố và mẹ thuần chủng

7. Các gen tác động riêng rẽ

Câu trả lời đúng là:

A. 2,3,4,5,6 B. 3,4,5,6,7 C. 1,2,3,4,5,6 D. 1,2,3,4,5,6,7

Câu 13: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình

thường thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 77
A. 2 B. 8 C. 6 D. 4

Câu 14: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn

toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe

cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

A. 27/128 B. 9/256 C. 9/64 D. 9/128

Câu 15: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:

A. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự thụ tinh

đưa đến sự phân li của cặp alen.

B. Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng

trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hơp của cặp alen.

C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao

tử của chúng đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen

D. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp

tự do của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp

alen.

Câu 16: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột

biến. Trong 1 phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B-:

3aaB-: 1A-bb: 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. AaBb x aaBb B. AaBb x Aabb C. Aabb x aaBb D. AaBb x AaBb

Câu 17: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là

A. 8 B. 12 C. 16 D. 4

Câu 18: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy

định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng,

các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4

loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với 2 cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có 1 loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của

cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A. AaBb, Aabb, AABB B. AaBb, aaBb, AABb

C. AaBb, aabb, AABB D. AaBb, aabb, AaBB

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 78
Câu 19: Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBBDdEE x AaBbddee với các gen trội là trội

hoàn toàn. Số kiểu hình và kiểu gen ở thế hệ sau là bao nhiêu?

A. 4 kiểu hình; 12 kiểu gen B. 8 kiểu hình; 12 kiểu gen

C. 4 kiểu hình; 8 kiểu gen D. 8 kiểu hình; 8 kiểu gen

Câu 20: Phân tích kết quả thí nghiệm, MenDen cho rằng hình dạng và màu sắc hạt đậu di

truyền độc lập vì:

A. Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều là 3/1

B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp

C. F2 có 4 kiểu hình

D. Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 79
Chuyên đề 3. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

TƯƠNG TÁC GEN VÀ


Chủ đề 3.

TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Tương tác gen


 Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các lôcut khác nhau (gen không
alen) trong quá trình hình thành một kiểu hình
 Thực tế, các gen trong tế bào không trực tiếp tương tác với nhau mà do sản phẩm của
chúng tác động qua lại với nhau để tạo kiểu hình
a. Tương tác bổ sung
 Thí nghiệm:

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 80
 Giải thích kết quả lai:
 F2 phân li tỉ lệ (9: 7) = 16 tổ hợp giao tử, vì vậy mỗi bên F1 phải tạo ra được 4 loại giao tử.
 Để F1 tạo được 4 loại giao tử thì F1 phải dị hợp tử 2 cặp gen và có kiểu gen là AaBb →
hoa đỏ
Sơ đồ lai
Ptc: AAbb x aaBB
Gp: Ab aB
F1: AaBb (100% hoa đỏ)
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
 Khung penet:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
Tỉ lệ kiểu gen: 1AABB: 2AABb: 1AAbb: 2AaBB: 4AaBb: 2Aabb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình:
9A_B_: 9 hoa đỏ
3A_bb; 3aaB_; 1aabb: 7 hoa trắng
 Kết luận:
 Sự có mặt của 2 gen trội không alen (A và B) trong cùng 1 kiểu gen làm xuất hiện màu đỏ
(kiểu hình mới). Ta nói A và B đã tác động bổ sung cho nhau trong việc qui định màu đỏ.
 Sự tác động riêng lẻ của các gen trội và gen lặn khác qui định kiểu hình hoa trắng
 Tương tác kiểu bổ sung có 2 tỉ lệ F2 là: 9: 6: 1 và 9: 7

b. Tương tác cộng gộp


 Thí nghiệm: Tính trạng da trắng ở người do các alen: a1 a1 a2 a2 a3 a3 quy định. (vì các
alen này không có khả năng tạo sắc tố melanin), gen trội A1 A2 A3 làm cho da màu đậm
 Sơ đồ lai:
P: A1A1 A2A2 A3A3 x a1 a1 a2 a2 a3 a3
(da đen) (da trắng)
F1: A1a1 A2a2 A3a3 (da nâu đen)

 Kết luận:
 Sự xuất hiện của mỗi alen trội trong kiểu gen trên làm gia tăng khả năng tổng hợp
melanine nên làm da có màu sậm hơn
 Mỗi gen trội đều đóng góp 1 phần như nhau trong việc tổng hợp sắc tố da (tác động cộng
gộp)
 Khi lai F1 dị hợp về 2 cặp gen với nhau được F2 có các tỉ lệ: 15 : 1 và 1: 4 : 6 : 4 : 1
2. Tác động đa hiệu của gen
a. Khái niệm tác động đa hiệu của gen
Tác động đa hiệu của gen là hiện tượng 1 gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng
khác nhau.
Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa
hiệu.
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 81
b. Ví dụ
Gen HbA ở người quy định tổng hợp chuỗi b-hemôglôbin bình thường gồm 146 axit amin.
Gen đột biến HbS cũng quy định sự tồng hợp chuỗi b-hemôglôbin bình thường gồm 146 axit
amin, nhưng chỉ khác 1 aixt amin ở vị trí số 6 (axit amin glutamic thay bằng valin). Gây hậu
quả làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm → Xuất hiện hàng loạt rối loạn
bệnh lí trong cơ thể.
BÀI GIẢNG THAM KHẢO

II CÁC DẠNG TOÁN

* Dấu hiệu nhận biết di truyền tương tác gen không alen
- Ở F2 có 16 tổ hợp nhưng chỉ quy định 1 tính trạng.
- Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình biến đổi so với tỉ lệ phân li độc lập.
- Trong phép lai phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 1:1:1 hoặc 3:1 (4 tổ hợp).
Dạng 1. Xác định quy luật chi phối sự di truyền
Xác định kiểu tương tác giữa hai cặp gen không alen, kiểu gen bố mẹ khi biết kiểu hình của P và kết
quả phép lai.
1 Phương pháp

 Phương pháp chung: Muốn kết luận một tính trạng nào được di truyền theo quy luật
tương tác gen ta phải chứng minh tính trạng đó do hai hay nhiểu cặp gen chi phối.
 Phương pháp 1
- Khi xét sự di truyền về một tính trạng nào đó. Nếu tính trạng ta xét phân li kiểu hình
theo tỉ lệ 9:3:3:1 hay biến đổi của tỉ lệ này như 9:6:1; 9:3:4; 9:7; 12:3:1; 13:3; 15:1;
1:4:6:4:1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác của hai
cặp gen không alen với nhau.
- Tùy vào tỉ lệ cụ thể, ta xác định được kiểu tương tác tương ứng.
+ 9: 7 → Tương tác bổ sung.
+ 13: 3 → Tương tác át chế.
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 82
+ 15: 1 → Tương tác cộng gộp.
 Phương pháp 2
- Khi lai phân tích về một tính trạng nào đó. Nếu FB phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1
hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 1: 2: 1; 3: 1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di
truyền theo quy luật tương tác của hai cặp gen không alen.
- Tùy vào điều kiện cụ thể của đề, ta có thể xác định được kiểu tương tác nếu biết kiểu
hình của đời trước và đời FB. Nếu đề không cho đủ các kiểu hình, ta chọn tất cả các
trường hợp hợp lí.
 Phương pháp 3
- Khi xét sự di truyền về một tính trạng nào đó, nếu tính trạng phân li kiểu hình theo tỉ lệ
3: 3: 1: 1 hoặc là biến đổi của tỉ lệ này như 4: 3: 1; 3: 3: 2; 6: 1: 1; 5: 3; 7: 1. Ta kết luận
tính trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác của hai cặp gen không alen.
- Tùy vào tỉ lệ cụ thể ta xác định được kiểu tương tác tương ứng.
+ 6: 1: 1 → Tương tác át chế kiểu 12 : 3: 1.
+ 3: 3: 2 → Tương tác bổ sung hay át chế kiểu 9: 3: 4.
+ 5: 3 → Tương tác bổ sung 9: 7 hoặc tương tác át chế 13: 3. Nếu đề cho biết kiểu
hình của đời trước và sau, ta xác định được chắc chắn là một trong hai trường hợp trên,
ngược lại ta chọn cả hai trường hợp.
Nhận biết quy luật tương tác gen
+ Tỉ lệ bài ra: Phép lai phân tích cho các tỉ lệ 3:1; 1:2:1; 1:1:1:1
+ Nếu nhiều cặp gen cùng quy định 1 loại tính trạng
+ Dựa vào tỉ lệ phân li ở đời con để nhận biết quy luật tương tác gen.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 83
2 Ví dụ minh họa
V1. Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, F1 thu được 100% hoa đỏ.
Cho lai F1với cây hoa trắng thuần chủng ở trên, F2 thu được 3 hoa trắng: 1 hoa đỏ. Sự di truyền
tính trạng trên tuân theo quy luật nào?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V2. Một loài thực vật, hình dạng quả gồm 2 tính trạng. Tròn và dài. Tiến hành lai phân tích 1
cây có quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ 3 dài : 1 tròn. Xác định quy luật chi phối sự di
truyền?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 84
V3. Cho giao phấn giữa 2 cây bí thuần chủng thu được F1; cho F1 giao phấn → F2: 898 dẹt, 602
tròn, 99 dài. Xác định quy luật di truyền và kiểu gen P?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V4. Ở chuột, khi giao phối lai F1 với nhau, đời F2 xuất hiện 56,25% lông đốm, 18,75% lông lâu,
25% lông trắng. Biết gen nằm trên NST thường. Màu sắc lông chuột được di truyền theo quy luật
nào?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V5. Giao phối giữa F1 mang các gen dị hợp tử có kiểu hình vị ngọt với một cây chưa biết kiểu
gen, đời F2 xuất hiện 62,5% cây vị ngọt, 37,5% cây vị chua. Cho biết quy luật điều khiển sự di
truyền vị quả?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 85
Dạng 2. Cho biết kiểu tương tác, kiểu gen của P, tìm tỉ lệ phân li ở đời con

1 Phương pháp

Bước 1: Quy ước gen, xác định tỷ lệ giao tử của P


Bước 2: Từ kiểu tương tác, xác định kiểu gen tương ứng với kiểu hình.
Bước 3: Lập bảng, suy ra tỷ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình đời con.
Chú ý: Sử dụng phép nhân xác suất hoặc sơ đồ phân nhánh để tìm tỉ lệ kiểu gen, kiểu
hình.
* Các kiến thức cơ bản cần nhớ:
- Xét phép lai a: P: AaBb x AaBb → F1: 9A-B-: 3A-bb: 3aaB-: 1aabb
Tùy vào kiểu tương tác, kết quả phân li kiểu hình F1 của phép lai a sẽ là 9:3:3:1 hay là sự biến
đổi của tỉ lệ này như 9:6:1; 9:3:4; 9:7; 12:3:1; 13:3; 15:1; 1:4:6:4:1.
- Xét phép lai b: P: AaBb x aabb→ F1: 1A-B-: 1A-bb: 1aaB-: 1aabb
Tùy thuộc vào kiểu tương tác, kết quả phép lai b phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1 hoặc biến
đổi của tỉ lệ này như 1:2:1 hoặc 3:1.
- Xét phép lai c: P: AaBb x Aabb→ F1: 3A-B-: 3A-bb: 1aaB-:1aabb.
- Xét phép lai d: P: AaBb x aaBb→ F1: 3A-B- : 1A-bb: 3aaB-: 1aabb.
Tùy thuộc vào kiểu tương tác, kết quả phép lai c và phép lai d sẽ phân li theo kiểu hình theo tỉ
lệ 3: 3: 1:1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 4:3:1; 6:1:1; 3:3:2; 5:3; 7:1.
2 Ví dụ minh họa
V6. Ở ngựa sự có mặt của 2 gen trội A và B cùng kiểu gen qui định lông xám, gen A có khả năng
đình chỉ hoạt động của gen B nên gen B cho lông màu đen khi không đứng cùng với gen A trong
kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp lặn cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập
trong quá trình di truyền. Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng nào?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V7. Tính trạng kích thước thân của lúa do tác động cộng gộp của 3 cặp alen phân li độc lập Aa,
Bb, Dd. Cây lúa đồng hợp trội cả 3 cặp gen cao 90 cm. Mỗi gen lặn làm lúa thấp hơn 5 cm. Hỏi
cây lúa thấp nhất có kiểu hình cao bao nhiêu cm và xác định kiểu gen của cây cao 75 cm?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 86
Dạng 3. Cho biết kiểu hình của P và tỉ lệ phân li đời con, xác định kiểu gen của P
Xác định kết quả lai khi biết kiểu hình hoặc kiểu gen của P và sự tác động qua lại giữa các gen hoặc
chuỗi phản ứng sinh hóa.
1 Phương pháp

Bước 1: Biện luận tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen
 Khi lai F1 x F1 tạo ra F2 có 16 kiểu tổ hợp như: 9:3:3:1; 9:6:1; 9:7; 12:3:1;
13:3, 9:3:4; 15:1 hoặc có 1 kiểu hình chiếm tỉ lệ 1/16. (16 = 4.4 => P giảm phân cho 4
loại giao tử)
 Khi lai F1 với cá thể khác tạo ra F2 có 8 kiểu tổ hợp như: 3:3:1:1; 4:3:1; 3:3:2;
5:3; 6:1:1; 7:1. (8 = 4.2 => một bên P cho 4 loại giao tử, một bên P cho 2 loại giao tử)
 Khi lai phân tích F1 tạo ra F2 có 4 kiểu tổ hợp như: 3:1; 1:2:1; 1:1:1:1. (4 = 4.1
=> một bên P cho 4 loại giao tử, một bên P cho 1 loại giao tử)
Bước 2: Biện luận kiểu tương tác. Quy ước gen.
Bước 3: Xác định kiểu gen của P, F.
Bước 4: Lập sơ đồ lai.
 Lưu ý: Tương tác bổ trợ có 2 trường hợp vì vai trò của 2 gen trội như nhau.
2 Ví dụ minh họa
V8. Cá thể đực dị hợp hai cặp gen AaBb nằm trên 2 cặp NST khác nhau, cho lai với cá thể cái.
Biết 2 tính trạng trên trội hoàn toàn. Xác định kiểu gen của cá thể cái biết F1 thu được tỉ lệ kiểu
hình 3:3:1:1.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V9. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a-cây thấp; gen B quả đỏ, gen b-quả trắng.
Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp quả trắng chiếm 1/16. Xác định
công thức lai?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 87
III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác động đa hiệu của gen là trường hợp

A. nhiều gen chi phối tính trạng

B. một gen chi phối một tính trạng

C. một gen cùng một lúc chi phối sự hình thành nhiều tính trạng

D. nhiều gen chi phối lên một tính trạng

Câu 2: Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích:

A. Hiện tượng biến dị tổ hợp

B. Kết quả của hiện tượng đột biến gen

C. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau

D. Sự tác động qua lại giữa các gen không alen cùng quy định một tính trạng.

Câu 3: Khi cho một thứ cây hoa đỏ tự thụ phấn, thế hệ con thu được 135 cây hoa đỏ; 105 cây

hoa trắng. Màu hoa di truyền theo quy luật nào?

A. Tương tác cộng gộp B. Tương tác bổ sung

C. Qui luật phân li của Men đen D. Tương tác át chế

Câu 4: Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhất?

A. Một gen quy định một tính trạng B. Một gen quy định một enzim/protein

C. Một gen quy định một chuỗi polipeptit D. Một gen quy định một kiểu hình

Câu 5: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen là A, a; B, b và D,

d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì

chiều cao cây tăng 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí

thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ

A. 5/16 B. 1/64 C. 3/32 D. 15/64

Câu 6: Lai hai dòng thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng, người ta thu được đồng loạt cá cây hoa

đỏ. Để kết luận hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng phải có thêm điều kiện. Điều

kiện nào dưới đây không đúng?

A. Các gen tác động qua lại cùng quy định một màu hoa

B. Tính trạng màu sắc hoa do cùng một gen quy định

C. Nếu F2 thu được tỷ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

D. Nếu lai phân tích F1 thu được tỷ lệ kiểu hình 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 88
Câu 7: Tính trạng đa gen là trường hợp:

A. Di truyền đa alen

B. Hiện tượng gen đa hiệu

C. 1 gen chi phối nhiều tính trạng

D. Nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng

Câu 8: Trong phép lai một cặp tính trạng người ta thu được tỷ lệ kiểu hình ở con lai là 135 cây

hoa tím; 45 cây hoa vàng; 45 cây hoa đỏ và 15 cây hoa trắng. Quy luật di truyền nào

sau đây đã chi phối tính trạng màu hoa nói trên?

A. Tác động gen kiểu bổ trợ B. Tác động gen kiểu át chế

C. Trội lặn không hoàn toàn D. Quy luật phân li độc lập

Câu 9: Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là

A. tương tác cộng gộp B. tác động bổ sung giữa 2 alen trội

C. tác động bổ sung giữa 2 gen không alen D. tác động đa hiệu

Câu 10: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen tác động cộng gộp quy định.

Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao tăng 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 190cm.

Các cây cao 170cm có kiểu gen

A. AaBbddee; AabbDdEe B. AAbbddee; AabbddEe

C. aaBbddEe; AaBbddEe D. AaBbDdEe; AABbddEe

Câu 11: Một loài thực vật nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen thì quy định màu hoa đỏ,

các kiểu gen khác sẽ cho màu hoa trắng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết

quả phân tính ở F2 sẽ là:

A. 1 hóa đỏ: 3 hoa trắng B. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng

C. 100% hoa đỏ D. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

Câu 12: Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là hiện

tượng phân li độc lập

A. có thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gen

B. làm tăng biến dị tổ hợp

C. có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen

D. có tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 89
Câu 13: Cho lai 2 cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả

bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy

luật

A. phân li độc lập của Menđen B. liên kết gen hoàn toàn

C. tương tác cộng gộp D. tương tác bổ sung

Câu 14: Điểm khác nhau giữa các hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là:

A. 2 cặp gen alen quy định các tính trạng nằm trên những NST khác nhau

B. Thế hệ F1 dị hợp về cả 2 cặp gen

C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ con lai

D. Tăng biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới

Câu 15: Các alen ở trường hợp nào có thể co sự tác động qua lại với nhau?

A. Các alen cùng một locut

B. Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên mộ NST

C. Các alen nằm trên các cặp NST khác nhau

D. Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên cùng một cặp NST hoặc trên các cặp NST

khác nhau

Câu 16: Ở một loại thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một

cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng: 1

cây hoa đỏ. Có thể kết luận màu sắc hoa được quy định bởi

A. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính

B. hai cặp gen liên kết hoàn toàn

C. hai cặp gen không alen tương tác bổ sung

D. hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp

Câu 17: Khi lai 2 cây táo thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, cây có quả

tròn, ngọt, màu vàng với cây có quả bầu dục, chua, màu xanh thì thế hệ F1 thu được toàn

cây quả tròn, ngọt, màu vàng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 75% quả tròn, ngọt,

màu vàng: 25% quả bầu dục, chua, màu xanh. Cơ chế di truyền chi phối 3 tính trạng

trên có thể là:

A. Gen đa hiệu B. Tương tác gen C. Phân li độc lập D. Hoán vị gen

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 90
Câu 18: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng ( kiểu gen đồng hợp lặn)

được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Quy luật tác động

nào của gen đã cho phối sự hình thành màu lông của chuột?

A. Tác động cộng gộp của các gen không alen

B. Các cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng

C. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng

D. Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen

Câu 19: Đem lai giữa 2 cây bố mẹ thuần chủng hoa màu đỏ với hoa màu trắng thu được F1 đều

là cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 xuất hiện 1438 cây hoa đỏ: 1123 cây hoa trắng.

Đem F1 lai với 1 các thể khác, thu được đời con có tỉ lệ: 62,5% cây hoa trắng: 37,5%

cây hoa đỏ. Kiểu gen của các thể đem lai với F1 là:

A. AaBb B. Aabb C. Aabb hoặc aaBb D. AABb hoặc AaBB

Câu 20: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa đỏ do 2 gen không alen phân li độc lập quy

định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả 2 alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có

mặt alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa

trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F 1 gồm

50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết,

các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?

(1) AAbb x AaBb.

(2) AAbb x AaBB.

(3) aaBb x AaBB

A. (1) B. (1) và (2) C. (2) và (3) D. (1) và (3)

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 91
Chuyên đề 3. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Chủ đề 4. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Liên kết gen (Liên kết hoàn toàn)


a. Thí nghiệm của Morgan trên ruồi giấm:

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 92
b. Nhận xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:
Phép lai xét sự di truyền của các cặp tính trạng : màu thân và độ dài cánh ⇒ phép lai hai
cặp tính trạng
Số loại kiêu hình xuất hiện ở F 2 : 2 kiểu hình
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình tính trạng màu thân : Thân xám : Thân đen = 1 : 1
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình tính trạng kích thước cánh : 1 cánh dài : 1 cánh cụt
Tỉ lệ phân li kiểu hình chung : 1 xám, dài : 1 đen, cụt
⇒ Kết quả phân tích F2 cho thấy màu sắc thân và chiều dài cánh không tuân theo quy luật
phân li động lập của Men den
⇒ Kết quả lai phân tích của Mooc gan giống với kết quả lai phân tích một cặp tính trạng
c. Giải thích thí nghiệm
Đời F1 cho kết quả 100% ruồi thân xám, cánh dài ⇒ thân xám là trội so với thân đen, cánh
dài là trội hơn so với cánh ngắn.
P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản
⇒ F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai phân tích thì sẽ cho tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1
nhưng F2 cho tỉ lệ 1 : 1 ⇒ F1 chỉ tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
⇒ Hai cặp gen cùng nằm trên 1 NST
d. Sơ đồ lai
Quy ước: A : thân xám > a : thân đen
B : cánh dài > b : cánh cụt
P tc: ♀ ABABABAB x ♂ abababab
GP : AB ab
F1: ABabABab 100% thân xám, cánh dài
Lai phân tích thuận
Fb: ♂ ABabABab x ♀ abababab
GFb: AB , ab ab
F2: ABabABab : abababab (50% TX, CD) : (50% TĐ, CC)
e. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết gen

Các gen quy định các tính trạng khác nhau (màu thân, dạng cánh) cùng nằm trên 1 NST và di
truyền cùng nhau
f. Kết luận:
 Liên kết gen là hiện tượng các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau
 Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết
 Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 93
2. Hoán vị gen
a. Thí nghiệm của Moogan

b. Nhận xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:


Kết quả lai phân tích 4 kiểu hình với tỉ lệ khác nhau, khác với tỉ lệ LKG (1:1) và PLĐL
(1:1:1:1)
c. Giải thích thí nghiệm bằng sơ đồ lai
Quy ước A : thân xám > a : thân đen
B : cánh dài > b : cánh cụt
Ptc: ♀ ABABABAB x ♂ abababab
F1: ABabABab (100% TX, CD)
Pa : ♀ ABabABab x ♂ abababab

Fa : ABabABab : abababab
(41, 5% TX, CD) (41, 5% TĐ, CC)
AbabAbab : aBabaBab
(8, 5% TX, CC) (8, 5% TĐ, CD)
d. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn
Sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng dẫn đến sự trao
đổi (hoán vị) giữa các gen trên cùng 1 cặp NST tương đồng. Các gen nằm càng xa nhau thì lực
liên kết càng yếu, càng dễ xảy ra hoán vị gen
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 94
e. Kết luận:
 Do các gen có xu hướng liên kết hoàn toàn nên hiện tượng hoán vị gen ít xảy ra.
 Các giao tử hoán vị gen chiếm tỉ lệ thấp
 Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết và khoảng cách tương đối của các gen
3. Ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen
a. Ý nghĩa của liên kết gen
 Nhiều nhóm gen quý cùng nằm trên NST thì di truyền cùng nhau tạo nên nhóm tính trạng
tốt giúp cho sự ổn định loài.
 Trong công nghiệp chọn giống, chuyển các gen có lợi cùng trên 1 NST để tạo được các
giống như mong muốn
b. Ý nghĩa của hoán vị gen
 Tăng biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
 Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại tạo thành nhóm gen liên kết mới → Rất có ý nghĩa
trong tiến hóa và chọn giống
 Thiết lập được khoảng cách tương đối của các gen trên nhiễm sắc thể → thiết lập bản đồ
gen có thể dự đoán trước tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn
giống (giảm thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm) và nghiên cứu khoa học

BÀI GIẢNG THAM KHẢO

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 95
II CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1. Tính tần số hoán vị gen


1 Phương pháp

2 Ví dụ minh họa
V1. Khi lai giữa P đều thuần chủng, đời F1 chỉ xuất hiện kiểu hình cây quả tròn, ngọt. Cho F1 tự
thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu hình theo tỷ lệ như sau: 66% cây quả tròn, ngọt; 9% cây quả tròn,
chua; 9% cây quả bầu dục, ngọt; 16% cây quả bầu dục, chua. Biết mỗi cặp gen quy định một cặp
tính trạng. Xác định tần số hoán vị gen?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

V2. Ở loài ruồi giấm đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng đời F1 chỉ xuất hiện loại kiểu hình
thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối, đời F2 có 4 loại kiểu hình sau: 564 con thân xám,
cánh dài; 164 con thân đen, cánh cụt; 36 con thân xám, cánh cụt; 36 con thân đen, cánh dài.
Xác định tần số hoán vị gen?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 96
Dạng 2. Xác định quy luật di truyền quy định phép lai
1 Phương pháp
-

2 Ví dụ minh họa
V3. Khi lai cây thân cao, chín sớm (dị hợp tử hai cặp gen) với cây thân thấp, chín muộn (đồng
hợp lặn) Fa thu được 35% cây thân cao, chín sớm : 35% cây thân thấp, chín muộn : 15% cây
thân cao, chín muộn : 15% cây thân thấp, chín sớm. Xác định quy luật di truyền các gen nói
trên?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Dạng 3. Biết gen trội lặn, kiểu gen P và tần số hoán vị xác định kết quả lai
1 Phương pháp
-

2 Ví dụ minh họa
V4. Cho phép lai P: ABab×ababABab×abab (tần số hoán vị gen là 30%). Các cơ thể lai mang
hai tính trạng lặn chiếm tỷ lệ?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 97
Dạng 4. Phương pháp xác định tỉ lệ giao tử
1 Phương pháp
-

2 Ví dụ minh họa
V5. Biết trong quá trình giảm phân, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Xác định tỉ lệ giao tử
của các cá thể có kiểu gen như sau
1. (AB / ab)
2. (Ab / aB)
3. (AbD / aBd)
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 98
III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào là không đúng khi nói về liên kết gen?

A. Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp

B. Liên kết gen là do các gen cùng nằm trên 1 NST nên

không thể phân li độc lập với nhau được

C. Số nhóm liên kết tương ứng với số NST lưỡng bội của loài

D. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng

Câu 2: Khi nói về sự di truyền liên kết, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

A. Trong hai phép lai tính, tỷ lệ phân li kiểu hình 1: 2: 1 chứng tỏ hai gen liên kết hoàn

toàn và bố mẹ đem lại là dị hợp tử chéo

B. Phép lai hai tính cho tỷ lệ 3: 1 chứng tỏ 2 gen liên kết hoàn toàn và bố mẹ dị hợp tử

đều

C. Liên kết gen không hoàn toàn không những làm thay đổi tần số của lớp kiểu hình mà

còn làm thay đổi số loại kiểu hình của phép lai

D. Các lớp kiểu hình có tần số cao nhất được hình thành do liên kết không phải do tổ lái

tái hợp

Câu 3: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số

A. tính trạng của loài B. NST trong bộ lưỡng bội của loài

C. NST trong bộ đơn bội của loài D. giao tử của loài

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền liên kết?

A. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ NST lưỡng bội (2n)

của loài đó

B. Liên kết gen hoàn toàn tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lịa với nhau

C. Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết

D. Liên kết gen hoàn toàn làm tăng tần số biến dị tổ hợp

Câu 5: Ở cà chua, alen A: thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục. Các gen cùng nằm

trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa

hai giống và chua thuần chủng: thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F 1.

Khi cho F1 tự thụ phấn thì các cây F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ:

A. 3 cao, tròn: 1 thấp, bầu dục

B. 1 cao, bầu dục: 2 cao, tròn: 1 thấp, tròn


Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 99
C. 3 cao, tròn: 3 cao, bầu dục: 1 thấp, tròn: 1 thấp, bầu dục

D. 9 cao, tròn: 3 cao, bầu dục: 3 thấp, tròn: 1 thấp, bầu dục

Câu 6: Cho các nhận định sau đây:

1. Số nhóm gen liên kết thường bằng số bộ NST đơn bội của loài

2. Khi lai hai cặp tính trạng mà F1 có tỉ lệ kiểu hình 3: 1, chứng tỏ hai gen liên kết hoàn

toàn và bố mẹ có kiểu gen là Ab/aB

3. Liên kết gen không hoàn toàn luôn cho nhiều loại kiểu hình với nhiều tỉ lệ ngang nhau

4. Khi lai hai cặp tính trạng mà F1 có tỷ lệ kiểu hình 1: 2: 1, chứng tỏ 2 gen liên kết hoàn

toàn và bố mẹ có kiểu gen là AB/ab

5. Các gên trên cùng 1 NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau

Có bao nhiêu nhận định đúng về di truyền liên kết

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 7: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a: thân thấp; alen B: quả đỏ, alen b:

quả trắng. Biết các gen liên kết hoàn toàn với nhau, cho cây có kiểu gen Ab//aB giao

phấn với cây có kiểu gen ab//ab thì tỉ lệ kiểu hình thụ được ở F1 là:

A. 1 cây thân cao, quả đỏ: 1 cây thân thấp, quả trắng

B. 3 cây thân cao, quả trắng: 1 cây thân thấp, quả đỏ

C. 1 cây thân cao, quả trắng: 1 cây thân thấp, quả đỏ

D. 9 cây thân cao, quả trắng: 7 cây thân thấp, quả đỏ

Câu 8: Cho các phát biểu sau về liên kết gen:

1. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái

2. Liên kết gen luôn làm tăng biến dị tổ họp

3. Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể đơn

bội của loài đó

4. Các gen trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau

Số phát biểu đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a: thân thấp; alen B: quả đỏ, alen b:

quả trắng. Cho 2 cây có kiểu gen Ab//aB giao phấn với nhau. Biết rằng cấu trúc NST của

2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:

A. 1 cây thân cao, quả đỏ: 1 cây thân thấp, quả trắng

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 100
B. 3 cây thân cao, quả trắng: 1 cây thân thấp, quả đỏ

C. 1 cây thân cao, quả đỏ: 1 cây thân cao, quả trắng: 1 cây thân thấp, quả đỏ: 1 cây

thân thấp, quả trắng

D. 1 cây thân cao, quả trắng: 2 cây thân cao, quả đỏ: 1 cây thân thấp, quả đỏ

Câu 10: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp NST tương

đồng khác nhau thì chúng:

A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết

B. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nucleotit giống nhau

C. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử

D. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng

Câu 11: Cho cá thể có kiểu gen AB//ab (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại

kiểu gen này với tỉ lệ

A. 50% B. 25% C. 75% D. 100%

Câu 12: Nếu các gen liên kết hoàn toàn, một gen quy định 1 tính trạng, gen trội là hoàn toàn thì

phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 3: 1 là:

A. Ab//aB x AB//ab B. AB // ab x AB//ab C. Ab//aB x Ab//aB D. AB//ab x ab//ab

Câu 13: Một cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de. Nếu các cặp gen liên kết hoàn toàn trong giảm

phân thì tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

A. 9 B. 4 C. 8 D. 16

Câu 14: Một cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de. Nếu các cặp gen liên kết hoàn toàn trong giảm

phân thì qua thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần ở thế hệ sau?

A. 9 B. 4 C. 8 D. 16

Câu 15: Xét ba locut gen nằm trên 2 cặp NST thường, Locut thứ nhất gồm 3 alen thuộc cùng

nhóm gen liên kết với locut thứ 2 có 2 alen. Locut thứ ba gồm 4 alen thuộc nhóm liên

kết khác. Xét trên lí thuyết, trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen được tạo ra từ 3

locut trên?

A. 90 B. 360 C. 180 D. 210

Câu 16: Ở một loại thực vật nếu trong kiểu gen có mặt cả 2 alen trội A và B thì cho kiểu hình

thân cao, nếu thiếu một hoặc cả 2 alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D

quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắn. Cho gioa phấn giữa các

cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ:

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 101
3 cây thân thấp, hoa đỏ: 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính

trạng này nằm trên NST thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị

gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?

A. ABD/abd x ABD/abd B. AD/ad Bb x AD/ad Bb

C. Aa Bd / bD x Aa Bd/bD D. ABd/abD x Abd/aBD

Câu 17: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết

hoàn toàn với nhau. Theo lí thuyết, phép lai nào say đây cho đời con có kiểu hình phân

li theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1?

A. Bv/bv x bv/bv B. BV/bv x bv/bv C. bV/bv x Bv/bv D. BV/bv x BV/bv

Câu 18: Nhờ hiện tượng hoán vị gen mà các gen… (M: alen/ N: không alen) nằm trên… (C: các

cặp NST tương đồng khác nhau/ D: các NST khác nhau của cặp tương đồng) có điều

kiện tổ hợp với nhau trên… (K: cùng 1 kiểu gen/ S: cùng một NST) tạo thành nhóm gen

liên kết.

Hãy lựa chọn các cụm từ ngữ trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong nội dung trên cho

phù hợp.

Lựa chọn đúng là:

A. M, C, K B. M, C, S C. N, C, S D. M, D, S

Câu 19: Ở mỗi loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn

toàn.Xét 2 gen, mỗi gen đều có hai alen, nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho giao

phấn giữa hai cây thuần chủng khác nhau về kiểu gen nhưng đều có kiểu hình mang

một tính trội cà một tính trạng lặn (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn. Kết luận nào sau đây là

không chính xác?

A. F1 dị hợp tử về hai cặp gen đang xét

B. F2 có tỷ lệ phân li kiểu gen giống với tỷ lệ phân li kiểu hình

C. F2 có số loại kiểu gen khác với số loại kiểu hình

D. F2 có tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội chiếm 50

Câu 20: Cách tốt nhất để phát hiện được các gen nào đó là phân li độc lập hay liên kết với

nhau:

A. Cho tự thụ qua nhiều thế hệ B. Cho giao phấn

C. Cho lai 2 dòng thuần chủng nhiều lần D. Lai phân tích

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 102
Chuyên đề 3. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Chủ đề 5. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH


VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Di truyền liên kết với giới tính


a. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
 NST giới tính
o NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.
o Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
 Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST
 Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.
o Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
 Kiểu XX, XY
 Con cái XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người
 Con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá, ếch nhái.
 Kiểu XX, XO:
 Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xit
 Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy
b. Di truyền liên kết với giới tính
 Gen trên NST X
o Phép lai thuận nghịch: là 2 phép lai trong đó có sự hoán đổi kiểu hình của cặp bố mẹ
giữa lai thuận và lai nghịch. Mục đích để đánh giá sự ảnh hưởng của giới tính đến sự
hình thành 1 tính trạng nào đó.
Ví dụ: lai thuận : bố mắt đỏ x mẹ mắt trắng; lai nghịch : bố mắt trắng x mẹ mắt đỏ

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 103
Thí nghiệm:
o
Phép lai thuận: Phép lai nghịch:
Ptc: ♀ Mắt đỏ × ♂ Mắt trắng Ptc: ♀ Mắt trắng × ♂ Mắt đỏ
F1: 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt đỏ F1: 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng
F2: 100% ♀ Mắt đỏ : F2: 50% ♀ Mắt đỏ : 50% ♀ Mắt trắng :
50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng 50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt trắng
 Nhận xét
o Kết quả phép lai thuận, nghịch là khác nhau
o Có sự phân li không đồng đều ở 2 giới
o Dựa vào phép lai thuận: mắt đỏ là tính trạng trội, mắt trắng là tính trạng lặn. Một gen
quy định một tính trạng
o Quy ước gen: A: mắt đỏ; a: mắt trắng
 Giải thích
o Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có alen tương ứng trên
NST Y
o Cá thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn a nằm trên X đã biểu hiện ra kiểu hình mắt trắng
o Cá thể cái (XX) cần 2 gen lặn a mới cho kiểu hình mắt trắng
 Cơ sở tế bào học
o Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm
phân và sự tổ hợp trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định màu
mắt

 Sơ đồ lai
o Quy ước : A mắt đỏ; a mắt trắng

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 104
 Kết luận
o Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể đực chỉ cần có
1 alen lặn nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình
o Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo
 Gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ
 Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới
o Một số bệnh di truyền ở người do gen lặn trên NST X: mù màu, máu khó đông...
 Gen trên NST Y
o Tính trạng do gen nằm trên NST Y chỉ biểu hiện ở 1 giới
o Di truyền thẳng (cha truyền cho con trai)
o Ví dụ

 Nhận xét
o NST X có những gen mà trên Y không có hoặc trên Y có những gen mà trên X không có
o Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này quy định chỉ được
biểu hiện ở 1 giới
o Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng
 Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính
o Dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ
đực, cái tuỳ thuộc vào mục tiêu sản xuất
2.2. Di truyền ngoài nhân
 Ở tế bào nhân thực không chỉ có các gen nằm trên NST trong nhân tế bào mà còn có các
gen nằm trong ti thể và lục lạp ngoài tế bào chất

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 105
 Do khối tế bào chất ở giao tử cái lớn gấp nhiều lần ở giao tử đực, sau khi thụ tinh hợp tử lại
phát triển trong trứng. Nên hệ gen ngoài tế bào chất ở cơ thể con có được hoàn toàn là di
truyền từ mẹ
 Thí nghiệm
o Lai thuận: P: (cái) Xanh lục x (đực) Lục nhạt → F1: 100% Xanh lục
o Lai nghịch: P: (cái) Lục nhạt x (đực) Xanh lục → F1: 100% Lục nhạt
 Nhân xét
o Cả 2 phép lai thuận và nghịch đều thu được F1 luôn có KH giống bố mẹ
 Giải thích
o Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen
nằm trong TBC (trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng

 Kết luận
o Tế bào chất có vai trò nhất định trong sự di truyền các tính trạng từ thế hệ trước đến
thế hệ sau
o Tính trạng di truyền ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ (không tuân theo quy luật di
truyền)

BÀI GIẢNG THAM KHẢO

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 106
II CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1. Bài toán thuận: Biết KH P, gen liên kết trên NST-GT → xác định kết quả phép lai
1 Phương pháp

Phương pháp giải bài tập về di truyền liên kết với giới tính
Bước 1 : Qui ước gen
Bước 2 : Xét từng cặp tính trạng
3/1 → Kiểu gen : XA Xa x XAY
1/1 → Kiểu gen : XA Xa x Xa Y (tính trạng lặn xuất hiện ở 2 giới)
Xa Xa x XA Y (tính trạng lặn xuất hiện ở cá thể XY)
Bước 3 : Xét cả 2 cặp tính trạng ở đời sau xuất hiện tỉ lệ khác thường
Bước 4 : Xác định kiểu gen của P hoặc F1 và tính tần số hoán vị gen
 Xác định kiểu gen của ♀(P) dựa vào ♂ (F1)
 Xác định kiểu gen của ♂(P) dựa vào ♀ (F1)
 Tần số hoán vị gen bằng tổng % của các cá thể chiếm tỉ lệ thấp
Bước 5: Viết sơ đồ lai
2 Ví dụ minh họa
V1. Phép lai giữa một chim hoàng yến ♂ màu vàng với một chim ♀ màu xanh sinh ra tất cả
chim ♂ có màu xanh và tất cả chim ♀ có màu vàng. Hãy giải thích các kết quả này
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 107
Dạng 2. Bài toán nghịch: Biết KH P, gen liên kết trên NST-GT và kết quả phép lai → XĐ KG P

1 Phương pháp

Phương pháp giải bài tập về di truyền liên kết với giới tính
Bước 1 : Qui ước gen
Bước 2 : Xét từng cặp tính trạng
3/1 → Kiểu gen : XA Xa x XAY
1/1 → Kiểu gen : XA Xa x Xa Y (tính trạng lặn xuất hiện ở 2 giới)
Xa Xa x XA Y (tính trạng lặn xuất hiện ở cá thể XY)
Bước 3 : Xét cả 2 cặp tính trạng ở đời sau xuất hiện tỉ lệ khác thường
Bước 4 : Xác định kiểu gen của P hoặc F1 và tính tần số hoán vị gen
 Xác định kiểu gen của ♀(P) dựa vào ♂ (F1)
 Xác định kiểu gen của ♂(P) dựa vào ♀ (F1)
 Tần số hoán vị gen bằng tổng % của các cá thể chiếm tỉ lệ thấp
Bước 5: Viết sơ đồ lai
2 Ví dụ minh họa
V2. Ở 1 giống gà, các gen XĐ lông trắng và lông sọc vằn nằm trên NST X. Tính trạng sọc vằn là
trội so với tính trạng lông trắng. Tại 1 trại gà khi lai gà mái trắng với gà trống sọc vằn thu đc đời
con bộ lông sọc vằn ở cả gà mái và gà trống. Sau đó, người ta lai những cá thể thu được từ phép
lai trên với nhau và thu được 594 gà trống sọc vằn 607 gà mái trắng và sọc vằn. Xác định KG bố
mẹ và con cái thế hệ thứ 1 và 2?
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 108
V3. Một thí nghiệm lai giữa ruồi giấm cái thân xám, mắt đỏ với ruồi giấm đực thân đen, mắt
trắng thu được toàn bộ ruồi F1 thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 phân
li theo tỉ lệ:
Ruồi cái: 75% thân xám, mắt đỏ: 25% thân đen,mắt đỏ.

Ruồi đực: 37,5% thân xám, mắt đỏ: 37,5% thân xám, mắt trắng :12,5% thân đen, mắt

đỏ:12,5% thân đen, mắt trắng.

Biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên. Viết kiểu gen của F1. Biết

rằng mỗi gen quy định một tính trạng?


Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 109
III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về NST giới tính là đúng?

A. NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại

trong tế bào xoma

B. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái

còn có các gen quy định các tính trạng thường

C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST

giới tính XY

D. Ở tất cả các loài động vật, NST giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau

giữa giới đực và giới cái

Câu 2: Ở những loài giao phối, tỉ lệ đực: cái luôn xấp xỉ 1: 1 vì

A. số giao tử đực bằng với số giao tử cái.

B. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau.

C. sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.

D. cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.

Câu 3: Khi nói về NST giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y đều không mang gen

B. Trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen

C. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp

D. Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương

ứng trên NST Y

Câu 4: Ở người,bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen

tương ứng trên Y.

Bố và mẹ bình thường nhưng họ sinh ra một người con bị bệnh máu khó đông.Có thể nói

gì về giới tính của người con nói trên?

A. Chắc chắn là con gái B. Chắc chắn là con trai

C. Khả năng là con trai 50%,con gái 50% D. Khả năng là con trai 25%,con gái 75%

Câu 5: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X

ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành từng cặp alen

B. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 110
C. Tỷ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới

D. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái

Câu 6: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X quy định, không có

alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường

quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ

đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ

bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là

A. 1/12 B. 1/24 C. 1/36 D. 1/8

Câu 7: Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây

mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên

Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con cái bị mù màu vàng và một con trai mắt nhìn

bình thường. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là:

A. XBXb x XbY B. XBXB x XbY C. XbXb x XBY D. XBXb x XBY

Câu 8: Ý nghĩa của phép lai thuận nghịch:

A. Phát hiện các gen di truyền liên kết với giới tính

B. Phát hiện các gen di truyền ngoài nhân

C. Xác định cặp bố mẹ phù hợp trong lai khác dòng tạo ưu thế lai

D. Cả A,B và C đúng

Câu 9: Ở một loài động vật,alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so vói alen a quy định lông

trắng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm

sắc thể giới tính Y. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỷ lệ phân li

kiểu hình là 50% con lông trắng: 50% con lông vằn?

A. XaY x XAXA B. XAY x XAXa C. XAY x XaXa D. XaY x XaXa

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất?

A. Số lượng gen ngoài NST ở các tế bào con là giống nhau.

B. Không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST.

C. Có đặc điểm di truyền giống như gen trên NST.

D. Có sự phân chia đồng đều gen ngoài NST cho các tế bào con.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 111
Câu 11: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng.

Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lý thuyết, phép lai: XAXa x XAY cho đời con

có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

A. 1 ruồi cái mắt đỏ: 2 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng

B. 2 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ

C. 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng

D. 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?

A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai B. Bố di truyền tính trạng cho con gái

C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới D. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ

Câu 13: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật người ta đã phát hiện ra có 1

gen gồm 2 alen (A và a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có

thể kết luận gen này nằm trên:

A. nhiễm sắc thể X B. nhiễm sắc thể Y

C. nhiễm sắc thể X và Y D. nhiễm sắc thể thường

Câu 14: Ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định màu

lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do B trội không hoàn toàn.

Lai mèo cái tam thể với mèo đực lông đen, màu lông của mèo con sẽ là:

A. Mèo cái toàn đen; mèo đực 50% đen: 50% hung

B. Mèo cái 50% đen: 50% tam thể; mèo đực 100% đen

C. Mèo cái 50% đen: 50% tam thể; mèo đực 100% hung

D. Mèo cái 50% đen: 50% tam thể; mèo đực 50% đen: 50% hung

Câu 15: Thực hiện phép lai ở gà: Gà mái lông đen lai với gà trống lông xám được F1: 100% gà

lông xám. Cho F1 tạp giao được F2 có tỷ lệ kiểu hình: 25% gà mái lông xám: 25% gà

mái lông đen: 50% gà trống lông xám. Cho biết tính trạng màu lông do 1 cặp gen quy

định. Kết luận nào sau đây là không đúng?

A. Gà trống F2 có hai kiểu gen

B. Tính trạng lông xám trội hoàn toàn so với lông đen

C. Gen quy định tính trạng màu lông trên NST giới tính

D. Chỉ có gà mái ở tính trạng lông xám mới biểu hiện trội hoàn toàn

Câu 16: Hiện tượng lá có đốm xanh và trắng ở cây vạn niên thanh là do:

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 112
A. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân

B. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp

C. Đột biến bạch tạng do gen ngoài tế bào chất

D. Đột biến bạch tạng do gen trong ty thể

Câu 17: Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn trên NST giới tính X.Alen trội tương ứng

qui định người bình thường.Mẹ bị bệnh,bố bình thường.Con gái của họ như thế nào:

A. 50% bị bệnh B. 100% bị bệnh C. 50% bình thường D. 100% bình thường

Câu 18: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật là?

A. NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

B. NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.

C. Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

D. NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

Câu 19: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết

không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen

về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên

cho đời co có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1: 1?

A. AA x Aa B. Aa x aa C. XAXA x XaY C. XAXa x XAY

Câu 20: Đặc điểm không đúng đối với tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X quy định:

A. Di truyền chéo B. Thường phổ biến ở giới đồng giao

C. Kết quả lai thuận khác lai nghịch D. Biểu hiện không đều ở 2 giới

Câu 21: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tính trạng do gen trên NST giới tính Y quy định là

A. được di truyền thẳng ở giới dị giao tử B. luôn di truyền theo dòng bố

C. chỉ biểu hiện ở con cái D. chỉ biểu hiện ở con đực

Câu 22: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính

X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai

ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi

mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi

F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ

A. 6,25% B. 31,25% C. 75% D. 18,75%

Câu 23: Một đột biến điểm ở gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu

nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 113
A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.

B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bình thường.

C. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh

D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì bà nội bị bệnh.

Câu 24: Bệnh,tật nào ở người di truyền ngoài nhân?

A. Bệnh máu khó đông B. Chứng động kinh

C. Tật dính ngón tay 2 và 3 D. Tính trạng túm lông trên vành tai

Câu 25: Phát biểu nào chưa đúng?

A. Plasmit ở vi khuẩn chứa gen ngoài NST

B. Đột biến gen có thể xảy ra ở gen trong nhân và gen ngoài tế bào chất

C. Di truyền trong nhân tuân theo các qui luật di truyền chặt chẻ hơn di truyền ngoài tế

bào chất

D. Gen trong tế bào chất có vai trò chính trong di truyền

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 114
Chuyên đề 3. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Chủ đề 6. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG


LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

I TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng


 Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong
cũng như bên ngoài cơ thể chi phối
2.2. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
 Kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kiểu gen qui định khả
năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình
cụ thể. Kiểu hình là kết quả tương tác của kiểu gen và môi trường
o Ví dụ:

 Ví dụ: sự thay đổi màu sắc của lông thỏ Hymalaya phụ thuộc vào nhiệt độ, màu sắc hoa cẩm
tú cầu phụ thuộc pH của đất. ⇒ Kiểu hình bị chi phối bởi môi trường
 Ví dụ: Năng suất (kiểu hình) của một giống lúa bất kỳ bị chi phối bởi cả giống (kiểu gen) và kỹ
thuật canh tác, chế độ chăm sóc (môi trường)

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 115
 Những biến đổi ở kiểu hình trong đời cá thể do ảnh hưởng của môi trường, không do biến đổi
trong kiểu gen được gọi là thường biến. Tuy thường biến không được di truyền nhưng nhờ nó
mà cơ thể có khả năng thích ứng với những biến đổi của môi trường
o Ví dụ: những cây môn, cây ráy nếu trồng ở nơi ít nước, khô hạn thì lá sẽ nhỏ còn nếu trồng
nơi mát mẻ ẩm ướt thì lá và thân sẽ rất to → thường biến
2.3. Mức phản ứng của kiểu gen
1. Khái niệm mức phản ứng của kiểu gen
 Là Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức
phản ứng của một KG
 Ví dụ: Tập hợp những kiểu hình của một con tắc kè tương ứng với các chế độ môi trường được
gọi là mức phản ứng

2. Đặc điểm của mức phản ứng


 Do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng
 Di truyền được vì do KG quy định
 Thay đổi theo từng loại tính trạng
3. Phương pháp xác định mức phản ứng
 Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể SV có cùng 1 kiểu gen,
theo dõi đặc điểm của chúng trong những điều kiện môi trường khác nhau
4. Sự mềm dẻo về kiểu hình
 Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự
mềm dẻo về KH (hay còn gọi là thường biến)
o Ví dụ:

 Nguyên nhân: Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của
MT
 Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 116
 Đặc điểm: Có tính đồng loạt, theo hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường, không
di truyền
5. Ý nghĩa của mức phản ứng
Giống → kỹ thuật → năng suất
 Đẩy mạnh việc thực hiện: chọn, cải tạo và lai giống
 Tăng cường các biện pháp kỹ thuật xử lí, chăm sóc, phòng trừ bệnh,...
 Xác định thời gian thu hoạch

BÀI GIẢNG THAM KHẢO

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 117
II CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1. Xác định kết quả phân li kiểu hình


1 Phương pháp

2 Ví dụ minh họa
V1. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Xác định
kết quả phân li kiểu hình của phép lai sau.
a) Quả đỏ x quả vàng.
b) Quả đỏ x quả đỏ.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Dạng 2. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình
1 Phương pháp
- Lưu ý công thức cộng xác suất và nhân xác suất của Toán 11

2 Ví dụ minh họa
V2. Ở người, gen A quy định bình thường, gen a da bị bệnh bạch tạng. Trong một gia đình bố
mẹ mang kiểu gen dị hợp. Hãy xác định tỷ lệ để bố mẹ đó
a) Sinh 1 con bình thường.
Lời giải
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 118
III TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không phải là thường biến?

A. Màu sắc của tắc kè hoa thay đổi theo nền môi trường

B. Số lượng hồng cầu trong máu người thay đổi khi ở các độ

cao khác nhau

C. Hình dạng lá rau mác thay đổi ở các môi trường khác nhau

D. Sâu ăn lá cây có màu xanh

Câu 2: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố

nào quy định?

A. Tác động của con người B. Điều kiện môi trường

C. Kiểu gen của cơ thể D. Kiểu hình của cơ thể

Câu 3: Nguyên nhân của thường biến là do

A. tác động trực tiếp của các tác nhân lí, hóa học

B. rối loạn phân li và tổ hợp của NST

C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào

D. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường

Câu 4: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Kiểu gen và môi trường B. Điều kiện và môi trường sống

C. Quá trình phát triển của cơ thể D. Kiểu gen do bố mẹ di truyền

Câu 5: Loại tính trạng chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường hơn là chịu ảnh hưởng của kiểu

gen:

A. Tính trạng trội B. Tính trạng lặn

C. Tính trạng số lượng D. Tính trạng chất lượng

Câu 6: Mức phản ứng là gì?

A. Giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau

B. Giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau

C. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường

khác nhau

D. Biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen

Câu 7: Nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại tính trạng.
Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 119
B. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của môi trường là môi trường biến.

C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật càng thích nghi với môi trường.

D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu 8: Yếu tố "giống" trong sản xuất tương đương với yếu tố nào sau đây?

A. Môi trường B. Kiểu gen C. Kiểu hình D. Năng suất

Câu 9: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ

thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không

đúng?

A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần

thân.

B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hòa tổng hợp melanin, nên các tế bào ở phân

thân không có khả năng tổng hợp melanin làm cho lông có màu trắng.

C. Nhiệt độ thấp làm enzim điều hòa tổng hợp melanin hoạt động nên các tế bào vùng

đầu mút tổng hợp được melanin làm lông đen.

D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.

Câu 10: Tính trạng nào sau đây là không phải là di truyền liên kết với giới tính?

A. Mù màu ở người B. Màu mắt ở ruồi giấm

C. Hói đầu ở người nam D. Tật dính ngón tay 2-3 ở người nam

Câu 11: Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là:

A. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định

B. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường

khác nhau

C. Tính trạng có mức phản ứng rộng

D. Sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen

Câu 12: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện

ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào

A. nhiệt độ môi trường B. cường độ ánh sáng

C. hàm lượng phân bón D. độ pH của đất

Câu 13: Cho biết các bước của một quy trình như sau:

1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

2. Theo dõi, ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 120
3. Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.

4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây

trồng, người ta phải thực hiện theo trình tự các bước là:

A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (3) → (1) → (2) → (4)

C. (1) → (3) → (2) → (4) D. (3) → (2) → (1) → (4)

Câu 14: Hiện tượng nào dưới đây là ví dụ về sự mềm dẻo kiểu hình?

A. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường

B. Bố mẹ bình thường sinh con ra bị bạch tạng

C. Lợn con sinh ra co vành tai xẻ chùy, chân dị dạng

D. Trên cây hoa giấy xuất hiện cành hoa trắng

Câu 15: Điều nào không đúng khi nói về mức phản ứng?

A. Di truyền được B. Khác nhau ở các gen khác nhau

C. Không phụ thuộc vào kiểu gen D. Thay đổi tùy môi trường

Câu 16: Hiện tượng nào dưới đây là ví dụ về sự mềm dẻo kiểu hình?

A. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.

B. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.

C. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.

D. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.

Câu 17: Cho các phát biểu sau đây vè mức phản ứng:

(1) Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với điều

kiện môi trường.

(2) Mức phản ứng là kết quả sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong giới hạn tương ứng với

môi trường.

(3) Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng

hẹp.

(4) Mức phản ứng do môi trường quy định, không di truyền.

Hãy đánh giá tính chính xác của các phát biểu trên.

A. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng B. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) sai

C. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai D. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng

Câu 18: Thường biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 121
A. Ý nghĩa gián tiếp trong chọn giống và tiến hoá

B. Ý nghĩa trực tiếp trong chọn giống và tiến hoá

C. Giúp sinh vật thích nghi trong tự nhiên

D. Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi thường xuyên và không thường xuyên của

môi trường

Câu 19: Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a

quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì ra hoa

đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa

trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ.

- Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gen aa trông ở môi trường có nhiệt độ 20°C hay 35°C

đều ra hoa trắng.

Trong các kết luận sau được rút ra khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên, có bao

nhiêu kết luận đúng?

1. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen AA.

2. Cây có kiểu gen AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C ra hoa trắng. Thế hệ sau của

cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ, điều này

chứng tỏ bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn

3. Nhiệt độ môi trường là 20°C hay 35°C không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gen Aa.

4. Nhiệt độ cao làm cho alen quy định hoa đỏ bị đột biến thành alen quy định hoa trắng,

nhiệt độ thấp làm cho alen quy định hoa trắng bị đột biến thành alen quy định hoa đỏ.

5. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả

của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

6. Hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gen AA trước các điều kiện môi trường

khác nhau gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng với khái niệm về kiểu hình?

A. Kiểu hình liên tục thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi

B. Kiểu hình ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi

C. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

D. Kiểu hình khó thay đổi khi môi trường thay đổi.

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 122
PHỤ LỤC
I. XEM CÁC NỘI DUNG MÃ HÓA AR TRÊN SÁCH
Để xem được các nội dung AR phủ bên trong các hình ảnh ở phần phụ lục này các bạn
cần làm như sau
 Tải về phần mềm UniteAR: Bằng cách quét mã QR bên dưới
Android iOS

 Mở phần mềm và quét ảnh bên dưới.


II. MỘT SỐ FLASHCARD 3D
1. Quét hình này để xem mô hình DNA

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 123
2. Quét hình này để xem mô hình tế bào

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 124
3. Quét hình này để xem mô hình trái tim người

4. Quét hình này để xem mô hình hệ cơ và hệ xương của cơ thể người

Nguyễn Thục Nguyên & Đoàn Thị Trà - Tài liệu Sinh học dành cho học sinh THPT - Trang 125

You might also like