You are on page 1of 7

Khóa học PRO S.A.T Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.

atn

ĐỀ LÝ THUYẾT HAY VÀ KHÓ SỐ 15 MÔN HÓA


ID: 67172

LINK XEM LỜI GIẢI http://moon.vn/FileID/67172

Câu 1 [403110]: Cho dãy các axit: H2S, H2SO3, H2CO3, H3PO4, CH3COOH. Số axit nhiều nấc trong
dãy trên là
A.3 B. 4
C.5 D. 6

Câu 2 [566767]: Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ : “Từ nitơ đến
bitmut thì...”
A.nguyên tử khối tăng dần. B. bán kính nguyên tử tăng dần.
C.độ âm điện tăng dần. D. năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần.

I. Nhận biết
Câu 1 [516940]: X, Y, Z, T là một trong bốn chất: triolein, glyxin, tristearin, anilin. Cho bảng số liệu
sau:

Nhận định nào sau đây là sai?


A.T tham gia phản ứng thủy phân.
B. Y phản ứng được với dung dịch HCl ở điều kiện thường.
C.X là glyxin.
D.Z không làm quỳ tím đổi màu.

Câu 2 [527084]: Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit
hữu cơ đa chức, chất Y là muối của một axit vô cơ. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư,
đun nóng, thu được 0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá
trị của m là
A.2,40. B. 2,54.
C.3,46. D. 2,26.

Câu 3 [387681]: Sục khí NH3 từ từ đến dư vào dung dịch nào sau đây thì thấy hiện tượng: có kết tủa
xuất hiện, sau đó kết tủa tan hết và thu được dung dịch trong suốt không màu?
A.Fe(NO3)3 B. ZnCl2
C.AlCl3 D. CuSO4

II . Thông hiểu
 NaOH  HCl
Câu 1 [537587]: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin  X   Y. Chất Y là:
A.H2N-CH2-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH3Cl)COONa.
C.CH3-CH(NH3Cl)COOH. D. CH3-CH(NH2)-COONa.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học PRO S.A.T Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.atn

Câu 2 [536958]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt chứa


A.saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin. B. etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.
C.anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. D. saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin.

Câu 3 [562241]: Cho các dãy chất sau : Muối ăn (NaCl), đường glucozo (C6H12O6), rượu etylic
(C2H5OH), metan (CH4), khí Cl2, giấm ăn (CH3COOH), NaOH, H3PO4, CuSO4.
Số chất là chất điện li trong dãy trên là:
A.5 B. 4
C.6 D. 8

Câu 4 [458050]: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn là phản ứng oxi hoá – khử?
A.Phản ứng thế. B. Phản ứng trao đổi.
C.Phản ứng phân hủy. D. Phản ứng hoá hợp.

Câu 5 [563427]: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5;
(4) CH3COOH; (5) CH3OCOC2H3;
Số chất thuộc loại este đơn chức là
A.2. B. 3.
C.4. D. 5.

Câu 6 [613858]: Số liên kết xichma σ C–C trong phân tử etan C2H6 là
A.2. B. 6.
C.7. D. 1.

Câu 7 [434569]: Số đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C6H10 và đều có khả năng phản ứng
với AgNO3 trong dung dịch NH3 là
A.3. B. 4.
C.5. D. 2.

Câu 8 [403069]: Cho dãy các axit: HF, HCl, HBr, HI, HNO3, HNO2, H2SO4, H2SO3, HClO, HClO2,
HClO3, HClO4, H3PO4, CH3COOH. Số axit mạnh trong dãy trên là
A.7 B. 8
C.9 D. 10

Câu 9 [563237]: Este E (no, mạch hở) có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Số đồng phân cấu tạo
chứa chức este của E là
A.1. B. 4.
C.2. D. 3.

Câu 10 [424734]: Ankan X là chất khí ở điều kiện thường. X phản ứng với clo (có askt) tạo 2 dẫn xuất
monoclo. Có bao nhiêu chất thỏa mãn điều kiện trên ?

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học PRO S.A.T Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.atn

A.2. B. 3.
C.4. D. 5.

Câu 11 [594240]: Cho thứ tự một số cặp oxi hoá - khử: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag. Tiến
hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (b) Cho Cu vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (d) Cho Cu vào dung dịch FeSO4.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A.1. B. 2.
C.3. D. 4.

Câu 12 [541584]: Cho dãy gồm các chất: C6H5OH (phenol), C3H5(OH)3, HOCH2COOH, CH3COOH,
CH2=CHCOOH. Số chất trong dãy vừa có khả năng tác dụng với Na, vừa có khả năng tác dụng với
dung dịch NaOH là
A.2. B. 5.
C.3. D. 4.

Câu 13 [572902]: Cho các dung dịch sau: (1) C2H5NH2, (2) NH3, (3) H2NCH2COONa, (4)
H2N[CH2]4CH(NH2)COOH. Số dung dịch có môi trường bazơ là
A.2. B. 1.
C.4. D. 3.

Câu 14 [511245]: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
A.4 B. 3
C.5 D. 2

Câu 15 [560513]: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là


A.NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3. B. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2.
C.NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O. D. NH3, N2, NH4NO3, N2O.

Câu 16 [250537]: Ứng với công thức phân tử C5H10 bao nhiêu đồng phân mạch hở?
A.5. B. 6.
C.7. D. 8.

Câu 17 [537968]: Cho các chất có cấu trúc hình học sau:

Chất nào được gọi tên là cis-3-metylhex-3-en?

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học PRO S.A.T Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.atn

A.(2). B. (3).
C.(1). D. (4).

Câu 18 [641863]: Cho phản ứng sau: Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+


Nhận định nào sau đây đúng?
A.Tính khử của Cu mạnh hơn của Fe2+.
B. Tính oxi hóa của ion Fe2+ mạnh hơn tính oxi hóa của ion Cu2+.
C.Kim loại Cu đẩy được Fe ra khỏi muối.
D.Tính oxi hóa của ion Cu2+ mạnh hơn tính oxi hóa của ion Fe3+.

Câu 19 [653288]: Khẳng định nào sau đây không đúng?


A.SiO2 tan được trong dung dịch HF.
B. Si không có khả năng tác dụng với kim loại.
C.Thành phần hóa học chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O.
D.Si tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.

Câu 20 [592014]: Đốt nóng các bình kín chứa chất rắn và chất khí sau đây, trường hợp nào không xảy
ra phản ứng oxi hoá-khử?
A.Fe và Cl2. B. Mg và N2.
C.Al và O2. D. Au và O2.

III. Vận dụng


Câu 1 [527077]: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(e) Cho Ag vào dung dịch HCl.
(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được chất khí là
A.4. B. 5.
C.2. D. 3.

Câu 2 [537554]: Cho các phát biểu sau:


(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(c) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(d) Có thể dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt CH3COOC2H5 và HCOOC2H5.
(e) Thủy phân hoàn toàn saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là:
A.4. B. 2.
C.1. D. 3.

Câu 3 [533487]: Cho các phát biểu sau:


(a) Anbumin (protein có trong lòng trắng trứng) phản ứng được với Cu(OH)2.
(b) Ở nhiệt độ thường, dung dịch hồ tinh bột phản ứng được với dung dịch I2.
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Axit glutamic có tính lưỡng tính.
(e) Tất cả protein đều chỉ tạo thành từ các gốc α-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học PRO S.A.T Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.atn

Số phát biểu đúng là


A.3 B. 2
C.5 D. 4

Câu 4 [533885]: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol glyxin (Gly). a
mol alanin (Ala) 2 mol valin (Val). Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thấy thu được sản
phẩm có chứa Ala-Gly, Gly-Val. Số CTCT phù hợp của X là:
A.6. B. 4.
C.2. D. 8.

Câu 5 [518133]: Cho các phát biểu sau:


(1) Trong số các kim loại: Na, Ba, Li, Cr, Al, Fe có 3 kim loại tan tốt trong nước.
(2) Al, Cr đều tan tốt trong dung dịch NaOH loãng nóng.
(3) Al, Fe bị thụ động hóa với dung dịch H2SO4 đặc nguội.
(4) Khi cho một thanh Zn vào dung dịch CuSO4 chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(5) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.
(6) Gang là hợp kim của Fe với C (C từ 2 đến 5% khối lượng) và một số nguyên tố khác như S, Si,
Mn,...
(7) Dung dịch FeSO4 có thể làm mất màu nước Br2.
Số phát biểu đúng là
A.4 B. 5
C. 6 D. 7

Câu 6 [645208]: Trong phòng thí nghiệm, khí Z ( làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ
chất rắn X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng pp đầy không khí như hình vẽ
sau:

Các chất X, Y, Z lần lượt là


A.Fe, H2SO4, H2. B. Cu, H2SO4, SO2.
C.CaCO3, HCl, CO2. D. NaOH, NH4Cl, NH3.

Câu 7 [653408]: X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozơ, anilin, fructozơ và phenol. Tiến hành
các thí nghiệm để nhận biết chùng và ta có kết quả như sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học PRO S.A.T Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.atn

A.phenol, fructozơ, anilin, glucozơ. B. glucozơ, anilin, phenol, fructozơ.


C.fructozơ, phenol, glucozơ, anilin. D. anilin, fructozơ, phenol, glucozơ.

Câu 8 [653833]: Cho các chất : axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol,
glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A.4 B. 6
C.3 D. 5

Câu 9 [633327]: Có các phát biểu sau:


(1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(2) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng,...
(3) SO3 khi tác dụng với nước tạo thành 2 axit.
(4) Al(OH)3 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl.
(5) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết nước trong chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A.1. B. 4.
C.3. D. 2.

Câu 10 [622254]: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp
đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3, cách 4) như các hình vẽ dưới đây:

Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí hiđro clorua bằng cách cho tinh thể NaCl tác dụng với
axit H2SO4 đậm đặc và đun nóng:
NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HCl (khí)
Dùng cách nào trong bốn cách trên để thu khí HCl ?
A.Cách 1. B. Cách 2.
C.Cách 3. D. Cách 4.

Câu 11 [629267]: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(1) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng.
(4) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng.
(5) Để một vật bằng thép ngoài không khí ẩm.
(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A.1. B. 2.
C.4. D. 3.

Câu 12 [604569]: Khi được chiếu ánh sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo
theo tỉ lệ mol 1:1 thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A.Pentan. B. Neopentan.
C.Isopentan. D. Butan.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học PRO S.A.T Hóa học – Thầy Nguyễn Anh Tuấn www.facebook.com/tuanhoa.atn

Câu 13 [610700]: Đổ dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4,
K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp tạo thành kết tủa là:
A.9. B. 6.
C.7. D. 8.

Câu 14 [641226]: X, Y là hai hợp chất hữu cơ đều no, đơn chức, mạch hở và là đồng phân của nhau.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X bằng oxi, thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 phản ứng.
Biết rằng a mol X tác dụng với NaHCO3 dư thu được a mol CO2 và X, Y không cùng dãy đồng đẳng.
Số nguyên tử hiđro trong phân tử Y là
A.8. B. 6.
C.4. D. 2.

Câu 15 [422831]: Cấu hình electron các nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt là :
[Ne]3s23p5; [Ar]3d104s24p4; [He]2s22p5; [Ne]3s23p4. Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố
tăng dần từ trái sang phải là :
A. Y, T, X, Z B. T, Y, X, Z
C. Y , X, T, Z D. X, Y, Z ,T

--
Chương trình học Hóa học Online trên Moon.vn : http://moon.vn/khoahoc/ProSAT

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình

You might also like