You are on page 1of 13

Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

BÀI 2: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH

Nội dung Mục tiêu


Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận  Hiểu được các khái niệm cơ bản về hệ
các nội dung: phương trình tuyến tính.
 Một số khái niệm chung.  Biết được các cách giải hệ phương trình.
 Phương pháp giải hệ phương trình  Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải hệ
tuyến tính: phương trình tuyến tính.
o Hệ tam giác và hệ bậc thang;
o Hệ Crammer; Hướng dẫn học
o Hệ tổng quát;
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần,
o Hệ thuần nhất.
đặc biệt học chắc bài học về ma trận định
 Bài đọc thêm: Cách tính định thức, ma thức, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham
trận nghịch đảo, giải hệ phương trình gia thảo luận trên diễn đàn.
tuyến tính bằng máy tính bỏ túi.
 Sinh viên trao đổi với giảng viên trực tiếp tại
lớp học hoặc qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang web môn học.

TOA105_Bai2_v1.0019106220 1
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

Một số khái niệm chung


Định nghĩa 1. Hệ phương trình tuyến tính
 Dạng đại số của hệ phương trình tuyến tính
Hệ phương trình tuyến tính gồm m phương trình, n ẩn là hệ phương trình có dạng:

a11 x1  a12 x2  ...  a1n xn  b1


a x  a x  ...  a x  b
 21 1 22 2 2n n 2
 (1)
............................................
am1 x1  am 2 x2  ...  amn xn  bm

Trong đó x1 , x2 ,..., xn là n ẩn số, aij là hệ số của ẩn xj trong phương trình thứ i; bi là các
số hạng tự do của phương trình thứ i;

R là tập các số thực; aij , bi  R; i  1, m , j  1, n .


 Dạng ma trận của (1)

 a11 a12 a1n   x1   b1 


a a22 a2 n   x2   b2 
 21   (1’)
     
     
 am1 am 2 amn   xn  bm 
 Dạng phương trình vectơ của (1)

Vectơ n chiều là bộ n số thực sắp xếp có thứ tự  x1 , x2 ,..., xn  , có thể viết


 x1   x1 
x   
 2  hoặc  x2 
   
   
 xn   xn 
Vectơ n chiều cũng chính là ma trận dòng hoặc ma trận cột.
Hệ phương trình tuyến tính (1) có thể viết được dưới dạng phương trình vectơ
như sau:

 a11   a12   a1n   b1 


a  a  a  b 
x1   21   x2   22    xn   2 n    2  (1”)
       
       
 am1   am 2   amn  bm 
Nếu tồn tại phương trình (1”) thì ta nói:

 b1   a11   a12   a1n 


b  a  a  a 
Vectơ   biểu diễn tuyến tính được qua các vectơ
2  21  ,  22  , ,  2n 
       
       
bm   am1   am 2   amn 

TOA105_Bai2_v1.0019106220 2
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

Định nghĩa 2. Nghiệm của hệ (1) là một bộ n số: x1 , x2 ,..., xn  0 0 0


 thỏa mãn (1).
Định nghĩa 3. Hệ phương trình tuyến tính được gọi là xác định nếu nó có duy nhất
nghiệm; được gọi là vô định nếu có vô số nghiệm và được gọi là vô nghiệm nếu không có
nghiệm nào.
Định nghĩa 4. Giải hệ phương trình là đi tìm tất cả các nghiệm của hệ. Nếu hệ có vô số
nghiệm thì tập tất cả các nghiệm của hệ được gọi là nghiệm tổng quá, mỗi nghiệm cụ thể
được gọi là một nghiệm riêng của hệ.
Định nghĩa 5. Hai hệ phương trình được gọi là tương đương với nhau nếu tập hợp
nghiệm của hai hệ trùng nhau.
Chú ý: Một số ký hiệu:

 a11 a12 ... a1n   x1  b1 


a a22 ... a2 n  x  b 
A  21
X  2
B 2 
....................   a11 a12 ... a1n : b1  ...  ... 
       
 am1 am 2 ... amn  mn ; A   a21 a 22 ... a 2n : b2   xn  n1 ; bm  m1
.............................. 
 
 am1 a m2 ... a mn : bm  m( n1)

Ma trận A mn gọi là ma trận hệ số.

Ma trận A m( n 1) gọi là ma trận bổ sung của hệ phương trình (1).

Ma trận Xn1 là ma trận cột của ẩn của hệ (1).

Ma trận Bm1 là ma trận cột số hạng tự do của hệ (1).

Ví dụ 2.1. Hãy viết hệ phương trình sau dưới dạng ma trận và dạng vectơ.

 2 x1  3 x2  x3  x4  4

 x1  2 x2  5 x3  1
4 x  x  2 x  6 x  10
 1 2 3 4

Giải:

 x1 
 2 3 1 1    4 
  x2  
Dạng ma trận:  1 2 5 0       1
 x3 
 4 1 2 6    10 
 x4 

2  3 1  1  4 


Dạng vectơ: x1   1   x2   2   x2   5  x4   0    1
     
 4   1  2   6  10 

TOA105_Bai2_v1.0019106220 3
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

Cách giải hệ phương trình tuyến tính

2.2.1. Hệ tam giác và hệ bậc thang


Định nghĩa 6. Hệ phương trình có ma trận hệ số dạng tam giác như sau:
a11 x1  a12 x2  ....  a1n 1 xn 1  a1n xn  b1
 a22 x2  ...  a2 n 1 xn 1  a2 n xn  b2

.............................................................
 an 1n 1 xn 1  an 1n xn  bn 1

 ann xn  bn
(2)

với aii  0, i  1, n được gọi là hệ phương trình dạng tam giác.

Định nghĩa 7. Hệ phương trình có ma trận hệ số dạng bậc thang:

a11 x1 +a12 x 2 +...  a1k x k  a1k 1x k 1  ...  a1n xn = b1


 a 22 x 2 +...  a2 k x k  a2 k 1x k 1  ...  a2 n xn = b 2


 ...........................................................
 akk x k  akk 1x k 1  ...  akn xn = b k
(3)
Với akk  0, số phương trình nhỏ hơn số ẩn, được gọi là hệ bậc thang.

3 x1  2 x2  2 x3  5 x4  10
 2 x2  3x3  x4  6

Ví dụ 2.2. Giải hệ phương trình 
 x3  6 x4  4
 3 x4  1

Giải: Từ phương trình cuối rút ra x4 , sau đó thay ngược trở lên ta có nghiệm duy nhất của
4 1 1
hệ đã cho là: x1  ; x2  ; x3  -2; x4 
3 6 3

2 x1  x2  3x3  x4  x5  2

Ví dụ 2.3. Giải hệ phương trình  3x2  2 x3  x4  2 x5  1
 x3  x4  2 x5  4

Giải: Trong hệ trên ta coi các ẩn: x1 , x2 , x3 là 3 ẩn chính, x4 , x5 là 2 ẩn phụ; chuyển các ẩn
x4 và x5 sang vế phải, khi đó hệ tương đương:

 37 7 17
 x1  6  6 x4  6 x5
2 x1  x2  3x3  2  x4  x5 
  7 1 2
 3x2  2 x3  1  x4  2 x5   x2   x4  x5
  3 3 3
 x3  4  x4  2 x5
 x3  4  x4  2 x5

TOA105_Bai2_v1.0019106220 4
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

Cho ẩn phụ x4  , x5  ; ,  R , khi đó hệ đã cho có vô số nghiệm và tập nghiệm


 25 7 17 5 1 2  
tổng quát của hệ:     ,    , 4   - 2, ,   : ,  R 
 6 6 6 3 3 3  
Nhận xét:
- Để giải hệ tam giác, chỉ cần lần lượt thế từ phương trình cuối lên phương trình đầu.
Hệ tam giác có nghiệm duy nhất.
- Hệ bậc thang luôn có vô số nghiệm.

2.2.2. Hệ Cramer
Định nghĩa 8. Hệ phương trình tuyến tính có số phương trình bằng sổ ẩn và định thức ma
trận hệ số khác không được gọi là hệ Cramer.
Hệ phương trình Cramer với n ẩn số có dạng:

a11 x1  a12 x2  ...  a1n xn  b1


a x  a x  ...  a x  b
 21 1 22 2

2n n 2
det( A)  0 (4)
...........................................
an1 x1  an 2 x2  ...  ann xn  bn

Định lý Cramer. Hệ Cramer với n ẩn số luôn có duy nhất nghiệm và nghiệm duy nhất
det  k
xác định bởi công thức: xk  ; k  1, n
det A
det k là định thức nhận được từ det A sau khi thay cột k trong det A bằng cột số hạng
tự do.

2 x1  x2  x3  1

Ví dụ 2.4. Giải hệ phương trình  x1  4 x2  2 x3  2
3 x  2 x  x  1
 1 2 3

Giải:
Cách 1: Dùng định lý Cramer.
2 1 1
Hệ có 3 phương trình và 3 ẩn số; det A  1 4 2  5  0
3 2 1

Vậy hệ đã cho là hệ Cramer, ta có:


1 1 1 2 1 1
2 4 2 1 2 2
det 1 1 2 1 4 det  2 3 1 1
x1    ; x2    4;
det A 5 5 det A 5

TOA105_Bai2_v1.0019106220 5
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

2 1 1
1 4 2
det  3 3 2 1 33
x3   
det A 5 5
 4 33 
Vậy hệ nghiệm duy nhất:   ; 4;  .
 5 5 

Cách 2: Dùng phương pháp ma trận nghịch đảo.


Hệ đã cho có thể viết dưới dạng ma trận:
1
 2 1 1   x1   1   x1   2 1 1   1   4 / 5
1 4 2    x    2   x   1 4 2   2    4 
   2    2      
 3 2 1  x3   1  x3   3 2 1  1  33 / 5 

Chú ý: Sinh viên có thể thử giải lại bằng máy tính bỏ túi.

2.2.3. Hệ phương trình tuyến tính tổng quát


 Các phép biến đổi sau là các phép biến đổi tương đương, tức là không làm thay đổi tập
nghiệm của hệ phương trình tuyến tính:
o Nhân hai vế của một phương trình trong hệ với một số thực khác không.

o Nhân hai vế của một phương trình trong hệ với một số thực rồi cộng tương ứng
vào các vế của một phương trình khác trong hệ.
o Đổi vị trí các phương trình trong hệ cho nhau.

 Khi thực hiện ba phép biến đổi trên đối với một hệ phương trình thì thực chất là ta đã
thực hiện các phép biến đối sơ cấp trên các dòng của ma trân bổ sung của hệ đó, cụ
thể như sau:
o Nhân một dòng của ma trận với một số thực khác không.

o Nhân các phần tử của một dòng với một số thực rồi cộng tương ứng vào các phần
tử của một dòng khác trong ma trận.
o Đổi chỗ hai dòng cho nhau trong ma trận.

Các phép biến đổi này cho kết quả: Hệ phương trình có ma trận bổ sung ban đầu tương
đương với hệ phương trình có ma trận bổ sung vừa nhận được qua các phép biến đổi.

 x1  2 x2  x3  1

Ví dụ 2.5. Giải hệ phương trình sau: 2 x1  3 x2  3 x3  4
5 x  6 x  x  3
 1 2 3

Giải: Biến đối sơ cấp trên các dòng của ma trận bổ sung của hệ; ta có:

 1 2 1 : 1  5d 2d1 +d 2  1 2 1 : 1 
4d 2 +d 3
 1 2 1 : 1 

A   2 3 3 : 4    0 1 1 : 6    0 1 1 : 6   A1
1 +d 3
 
 5 6 1 : 3  34  0 4 4 : 8   0 0 8 : 16 

TOA105_Bai2_v1.0019106220 6
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

 x1  2 x2  x3  1  x1  5
 
Hệ trên tương đương với hệ có ma trận bổ sung A1 :  x2  x3  6   x2  4
 
  8 x3  16  x3  2

Hệ đã cho có duy nhất nghiệm:  x1 , x 2 , x 3    5, 4, 2 

 x1  2 x2  x3  1

Ví dụ 2.6. Giải hệ phương trình: 3 x1  5 x2  2 x3  1
2 x  5 x  3x  b
 1 2 3

Giải: Biến đối sơ cấp trên các dòng của ma trận bổ sung của hệ; ta có:

1 2 1 : 1 3d 1 +d 2  1 2 1 : 1  1 2 1 : 1 
   
4   0 1 1 : 4   B
2d1 +d3 d 2 +d3
A   3 5 2 : 1   0 1 1 :
 2 5 3 : b  0 1 1 : b  2  0 0 0 : b  6 

 x1  2 x2  x3  1

Hệ trên tương đương với hệ có ma trận bổ sung B :  x2  x3  4
 0 x2  0 x3  b  6

Nếu b  6 thì hệ phương trình đã cho vô nghiệm.
Nếu b  6 thì hệ có vô số nghiệm và nghiệm tổng quát của hệ là:

 x1 , x2 , x3      7,   4,   ,   R

Phương pháp Gauss để giải hệ phương trình tuyến tính:


Thực hiện các biến đổi tương đương trên hệ (1) để khử dần các ẩn, đưa hệ phương trình
đã cho về hệ phương trình dạng tam giác (có duy nhất nghiệm), hoặc hệ bậc thang (có vô
số nghiệm), hoặc hệ vô nghiệm.
Khi biến đổi tương đương một hệ phương trình đã cho bằng phương pháp Gauss ta chỉ
cần sử dụng các phép biến đổi sơ cấp trên các dòng của ma trận bổ sung A , để đưa ma
trận bổ sung về dạng bậc thang.
Định lý Kronecker Capelli: Hệ (1) có nghiệm khi và chỉ khi hạng của ma trận hệ số bằng
hạng của ma trận bổ sung.

2.2.4. Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất


Định nghĩa 9. Hệ phương trình tuyến tính với vế phải bằng không được gọi là hệ phương
trình tuyến tính thuần nhất.

TOA105_Bai2_v1.0019106220 7
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

a11 x1  a12 x2  ...  a1n xn  0


a x  a x  ...  a x  0
 21 1 22 2 2n n
 (5)
...........................................

am1 x1  am 2 x2  ...  amn xn  0
Nhận xét: Hệ thuần nhất luôn có nghiệm tầm thường (0,0,…,0).
Thật vậy: thay x1  x2  ...  xn  0 luôn thỏa mãn (5).

Định lý 2. Hệ thuần nhất có duy nhất nghiệm tầm thường khi và chỉ khi r (A)  n và có
vô số nghiệm khi và chỉ khi r (A)  n .

TOA105_Bai2_v1.0019106220 8
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

Bài đọc thêm: Cách tính định thức, ma trận nghịch đảo, giải hệ phương trình tuyến tính
bằng máy tính bỏ túi.
1. Nhập ma trận
Bước 1: Chọn ma trận A cần nhập số liệu
Mode 6 (Matrix) 1 (matA)
Chọn matrix có số dòng và cột tương ứng cần tính toán.
Ví dụ: 1 – ma trận 3 dòng 3 cột.

1 2 3 
Bước 2: Nhập số liệu ma trận A  1 4 5 
 
1 2 6 
– Nhập số liệu theo dòng: 1 = 2 = 3 = 1 = 4 = 5 = 1 = 2 = 6 AC
– Sau khi nhập xong ma trận A, có thể nhập thêm ma trận B bằng cách:
Shift 4 (Matrix) 1 (Dim) 2 (MatB)
– Lập lại tương tự cho MatC.
2. Tính định thức
Tính định thức cho MatA:
Shift 4 (Matrix) 7 (Det) Shift 4 (Matrix) 3 (MatA) =
3. Tìm ma trận nghịch đảo
Ma trận nghịch đảo của MatA:
Shift 4 (Matrix) 3 (MatA) x–1 =
4. Giải phương trình: AX = B
– Nhập ma trận A, ma trận B như trên.
– Nghiệm X bằng:
Shift 4 (Matrix) 3 (MatA) x–1  Shift 4 (Matrix) 4 (MatB) =
Cho kết quả của X.

Tính ma trận nghịch đảo với fx570ms


1. Nhập ma trận
Bước 1: Chọn ma trận A cần nhập số liệu
MODE MODE MODE 2 Shift 4 1(DIM) 1 (nhập Ma trận A )

TOA105_Bai2_v1.0019106220 9
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

xuất hiện MtA (mn), bạn nhập số dòng và số cột của ma trận A

1 2 3 
Bước 2: Nhập số liệu ma trận A  1 4 5 
 
1 2 6 
Ví dụ: A có 3 dòng 3 cột thì bạn bấm 3 = 3 = rồi nhập ma trận A
– Nhập số liệu theo dòng: 1 = 2 = 3 = 1 = 4 = 5 = 1 = 2 = 6 AC
2. Tìm ma trận nghịch đảo
Shift 4 (Matrix) 3 1 (MatA) x–1 =

TOA105_Bai2_v1.0019106220 10
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

TỔNG KẾT BÀI HỌC


 Dạng đại số của hệ phương trình tuyến tính
Hệ phương trình tuyến tính gồm m phương trình, n ẩn là hệ phương trình có dạng:

a11 x1  a12 x2  ...  a1n xn  b1


a x  a x  ...  a x  b
 21 1 22 2 2n n 2
 (1)
............................................

am1 x1  am 2 x2  ...  amn xn  bm
 Dạng ma trận của (1)

 a11 a12 a1n   x1   b1 


a a2 n   x2   b2 
 21 a22   (1’)
     
     
 am1 am 2 amn   xn  bm 

 Dạng phương trình vectơ của (1)

 a11   a12   a1n   b1 


a  a  a  b 
x1   21 
 x2   22    xn   2 n    2  (1”)
       
       
 am1   am 2   amn  bm 
 Hệ phương trình Cramer với n ẩn số có dạng:

a11 x1  a12 x2  ...  a1n xn  b1


a x  a x  ...  a x  b
 21 1 22 2 2n n 2
 (4)
...........................................
an1 x1  an 2 x2  ...  ann xn  bn

Với det(A) ≠ 0.
Định lý Cramer. Hệ Cramer với n ẩn số luôn có duy nhất nghiệm và nghiệm duy nhất xác
det  k
định bởi công thức: xk  ; k  1, n
det A
 Phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính
o Để giải hệ tam giác, chỉ cần lần lượt thế từ phương trình cuối lên phương trình đầu.
o Hệ tam giác có nghiệm duy nhất.
o Hệ bậc thang luôn có vô số nghiệm.
o Phương pháp Gauss: Thực hiện các biến đổi tương đương trên hệ (1) để khử dần các
ẩn, đưa hệ phương trình đã cho về hệ phương trình dạng tam giác có duy nhất nghiệm,
hoặc hệ bậc thang có vô số nghiệm, hoặc hệ vô nghiệm.

TOA105_Bai2_v1.0019106220 11
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

Khi biến đổi tương đương một hệ phương trình đã cho bằng phương pháp Gauss, ta chỉ
cần viết ma trận bổ sung A và sử dụng các phép biến đổi sơ cấp trên các dòng của A , để
đưa ma trận bổ sung về dạng bậc thang.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nêu dạng đại số của hệ phương trình tuyến tính?
2. Viết dạng phương trình ma trận và dạng phương trình vectơ của hệ phương trình
tuyến tính?
3. Hệ dạng tam giác có bao giờ vô nghiệm không?
4. Hệ dạng bậc thang có bao giờ vô nghiệm không?
5. Khi nào thì hệ bậc thang vô nghiệm, có nghiệm duy nhất, vô số nghiệm?
6. Nêu định lý Cramer?
7. Nêu phương pháp Gauss giải hệ phương trình tuyến tính?

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Cho vectơ B = (2k, 1, 1); A1 = (k, 1, 1); A2 = (–1, 2k, –2); A3 = (–1, –1, –1). Với những giá trị
nào của k thì vectơ B:
Câu 1. Biểu diễn một cách duy nhất qua A1, A2, A3.
Câu 2. Có vô số cách biểu diễn qua A1, A2, A3.
Câu 3. Không biểu diễn được qua A1, A2, A3.

TOA105_Bai2_v1.0019106220 12
Bài 2: Hệ phương trình tuyến tính

ĐÁP ÁN
Câu 1.
B biểu diễn tuyến tính một cách duy nhất qua A1, A2, A3

 Tồn tại duy nhất bộ  x1 , x2 , x3  sao cho B  x1A1  x2 A2  x3A3

 kx1  x2  x3  2k

 Hệ phương trình tuyến tính đối với ẩn x1 , x2 , x3 :  x1  2kx2  x3  1 có nghiệm duy nhất
 x  2x  x  1
 1 2 3

k 1 1
 1 2k 1  0  k  1
1 2 1

Câu 2. Tương tự, B có vô số cách biểu diễn tuyến tính qua A1, A2, A3

 kx1  x2  x3  2k

 Hệ phương trình tuyến tính đối với ẩn x1 , x2 , x3 :  x1  2kx2  x3  1 có vô số nghiệm.
x  2x  x  1
 1 2 3

Trong trường hợp này k chỉ có thể nhận giá trị là 1 hoặc –1.

  x1  x2  x3  2

Với k = –1, hệ đã cho trở thành:  x1  2 x2  x3  1 . Hệ này có vô số nghiệm.
 x  2x  x  1
 1 2 3

 x1  x2  x3  2

Với k = 1, hệ đã cho trở thành:  x1  2 x2  x3  1 . Hệ này vô nghiệm.
x  2x  x  1
 1 2 3

Kết luận: k = –1.


Câu 3. Theo phần b), ta có: k = 1

TOA105_Bai2_v1.0019106220 13

You might also like