You are on page 1of 86

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

SỔ TAY SINH VIÊN


NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Nội dung:

- Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực .......................................Trang 1

- Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Quyết định số 1284/QĐ-
ĐHKT ngày 20/9/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế ..........Trang 28

- Quy chế công tác sinh viên Đại học Đà Nẵng đối với chương trình đào tạo đại
học hệ chính quy ban hành kèm Quyết định số 2721/QĐ-ĐHĐN ngày 10/8/2018
của Giám đốc Đại học Đà Nẵng ...............................................................Trang 46

- Phụ lục một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật sinh viên áp dụng đối với
các CSGDĐHTV, ĐVTT ban hành kèm theo Quyết định số 973/QĐ-ĐHĐN ngày
20/3/2020 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng về việc sửa đổi Phụ lục kèm theo Quyết
định số 2721/QĐ-ĐHĐN ngày 10/8/2018 của Đại học Đà Nẵng................ Trang 64

- Hướng dẫn thực hiện Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được
đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành theo Thông tư số 16/2015/TT-
BGDĐT tại các Cơ sở giáo dục Đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Đà
Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 3758/QĐ-ĐHĐN ngày 29/6/2016 của
Giám đốc Đại học Đà Nẵng .....................................................................Trang 68

- Quyết định số 622/QĐ-ĐHKT ngày 09/4/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Kinh tế sửa đổi, đổi bổ sung một số điều của Quy định chuẩn hoạt động ngoại
khóa của sinh viên đại học hệ chính quy của Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Đà Nẵng....................................................................................................Trang 77

- Thông báo chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin .....................................Trang 83

Năm 2022
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


(Ban hành kèm theo Quyết định số 1368/QĐ-ĐHKT ngày 14 tháng 9 năm 2022
của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế)

Ngành : Quản trị nhân lực (Human Resource Management)


Mã ngành : 7340404
Chuyên ngành : Quản trị nguồn nhân lực
(734040401)
Trình độ : Đại học
Văn bằng : Cử nhân
Số tín chỉ : 134 tín chỉ (không kể các học phần Giáo dục thể chất
và Giáo dục Quốc phòng)
1. Mục tiêu
Cử nhân chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực (QTNNL) nắm vững kiến
thức về quản trị nguồn nhân lực và được rèn luyện các kĩ năng tác nghiệp nhằm
thực hiện được các chức năng nguồn nhân lực tích hợp với chiến lược của tổ
chức. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực thấu hiểu con người và tổ
chức, có kĩ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả với con người, có phẩm chất tốt,
có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh
nhiều biến động và hội nhập, sinh viên có năng lực học tập suốt đời để có thể tự
học, tự nghiên cứu nhằm phát triển cá nhân trong sự nghiệp của mình. Chương
trình đào tạo QTNNL được thiết kế để giúp người học có thể đạt được các mục
tiêu sau ngay khi tốt nghiệp:
PO1: Chuyên viên trong lĩnh vực QTNNL có khả năng làm việc trong các loại
hình tổ chức và môi trường biến động toàn cầu

PO2: Thấu hiểu con người, tư duy phản biện, có đạo đức nghề nghiệp

PO3: Phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực NNL bao gồm thăng
tiến nghề nghiệp, tinh thần kinh doanh và theo đuổi việc học tập nghiên cứu sau
đại học

Trang 1
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Chuẩn đầu ra (CĐR)


2.1. Nội dung chuẩn đầu ra
Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực
có khả năng:

Mã CĐR Nội dung chuẩn đầu ra

Áp dụng được các kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý và pháp
PLO 1 luật để giải quyết các vấn đề liên quan đến Quản trị nguồn nhân lực
trong tổ chức
Thực thi các hoạt động chức năng của Quản trị nguồn nhân lực trong
PLO 2
bối cảnh hoạt động của một tổ chức
Phân tích được sự tích hợp của các chức năng quản trị nguồn nhân
PLO 3
lực với chiến lược và lợi thế cạnh tranh của tổ chức.
Đề xuất chính sách và các giải pháp cho những vấn dề
PLO4.01
nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược tổ chức
PLO 4
Nghiên cứu và phát hiện những hiện tượng NNL của xã
PLO4.02
hội và tổ chức

PLO 5 Thấu hiểu con người, tư duy phản biện tốt, hợp tác nhóm hiệu quả.

Giao tiếp, đàm phán tự tin, thuyết trình mạch lạc, biết lắng nghe, sẵn
PLO 6
sàng chấp nhận phản hồi từ người khác.
PLO 7 Kỹ năng ngoại ngữ đạt bậc 3 theo chuẩn quốc gia
Kỹ năng công nghệ thông tin đạt mức nâng cao theo chuẩn quốc gia
PLO 8 và sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong quản trị nguồn
nhân lực
Tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức và thực thi trách nhiệm xã hội
trong quán trị nguồn nhân lực; Có ý thức tự học, trau dồi thêm kiến
PLO 9 thức và kinh nghiệm, sẵn sàng thích nghi với các điều kiện, môi
trường làm việc khác nhau để nâng cao năng lực và phát triển sự
nghiệp

Trang 2
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

2.2. Đối sánh chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo với Khung trình độ
quốc gia Việt Nam bậc đại học
2.2.1. Chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia Việt Nam bậc đại học
Mức tự chủ và
Kiến thức Kỹ năng
trách nhiệm

- KT1: Kiến thức - KN1: Kỹ năng cần thiết để có thể - TCTN1: Làm việc
thực tế vững chắc, giải quyết các vấn đề phức tạp. độc lập hoặc làm
kiến thức lý thuyết - KN2: Kỹ năng dẫn dắt, khởi việc theo nhóm
sâu, rộng trong phạm nghiệp, tạo việc làm cho mình và trong điều kiện làm
vi của ngành đào tạo. cho người khác. việc thay đổi, chịu
- KT2: Kiến thức cơ - KN3: Kỹ năng phản biện, phê trách nhiệm cá nhân
bản về khoa học xã và trách nhiệm đối
phán và sử dụng các giải pháp với nhóm.
hội, khoa học chính thay thế trong điều kiện môi
trị và pháp luật. trường không xác định hoặc thay - TCTN2: Hướng
- KT3: Kiến thức về đổi. dẫn, giám sát những
công nghệ thông tin người khác thực
- KN4: Kỹ năng đánh giá chất hiện nhiệm vụ xác
đáp ứng yêu cầu công lượng công việc sau khi hoàn
việc. định.
thành và kết quả thực hiện của các
- KT4: Kiến thức về thành viên trong nhóm. - TCTN3: Tự định
lập kế hoạch, tổ chức - KN5: Kỹ năng truyền đạt vấn đề hướng, đưa ra kết
và giám sát các quá luận chuyên môn và
và giải pháp tới người khác tại nơi có thể bảo vệ được
trình trong một lĩnh làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến
vực hoạt động cụ thể. thức, kỹ năng trong việc thực hiện quan điểm cá nhân.
- KT5: Kiến thức cơ những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức - TCTN4: Lập kế
bản về quản lý, điều tạp. hoạch, điều phối,
hành hoạt động quản lý các nguồn
- KN6: Có năng lực ngoại ngữ bậc lực, đánh giá và cải
chuyên môn. 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của thiện hiệu quả các
Việt Nam. hoạt động.

Trang 3
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

2.2.2. Đối sánh CĐR của chương trình đào tạo với CĐR theo khung trình độ
quốc gia bậc đại học

KT1

KT2

KT3
KT4
KT5

KN1

KN2

KN3

KN4
KN5
KN6

TCTN1

TCTN2
TCTN3
TCTN4
PLO1 X X
PLO2 X X X X
PLO3 X X X X
PLO4.01 X X X X X X X
PLO4.02 X X X X X X X X
PLO5 X X X X X X
PLO6 X X X X X
PLO7 X
PLO8 X
PLO9 X X
3. Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên ngành Quản trị nhân lực ra trường có thể làm tại Bộ phận Hành
chính, Nhân sự, Tổ chức, Văn phòng của các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn
kinh tế, công ty nước ngoài, Các trung tâm hỗ trợ việc làm; trung tâm phát triển
nguồn nhân lực, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và tuyển dụng, Trường cao đẳng, đại
học, viện nghiên cứu.
Ngay sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm công việc chuyên viên Quản trị
nguồn nhân lực, dự án nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích, tiền
lương, bảo hiểm xã hội, quan hệ lao động.
Sau 3-5 năm có thể thăng tiến vào vị trí phó phòng nhân sự, trưởng bộ phận
C&B, trưởng bộ phận đào tạo, trưởng phòng nhân sự.
Sau 7-10 năm có thể đảm nhiệm vị trí giám đốc vùng, giám đốc nguồn nhân
lực.

4. Chuẩn đầu vào


Người học phải:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương;
- Đáp ứng các tiêu chí khác theo Đề án tuyển sinh đại học của Trường Đại
học Kinh tế.

Trang 4
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

5. Cách tính điểm: Theo quy chế đào tạo tín chỉ hiện hành.
6. Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được Nhà trường xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều
kiện sau:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác
theo yêu cầu của chương trình đào tạo (bao gồm chứng chỉ giáo dục quốc phòng -
an ninh, chứng chỉ tin học, hoàn thành học phần giáo dục thể chất);
- Đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
Điều kiện tốt nghiệp có thể được cập nhật theo Quy chế đào tạo hiện hành.

Trang 5
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

7. Phương pháp (PP) dạy và học


7.1. Các phương pháp dạy và học
TT Mã PP Tên PP Nhóm PP

1 TLM1 Giải thích cụ thể (Explicit Teaching)


Phương pháp giảng
2 TLM2 Thuyết giảng (Lecture)
dạy trực tiếp
3 TLM3 Tham luận (Guest Lecture)
4 TLM4 Giải quyết vấn đề (Problem Solving)
Phương pháp kỹ
5 TLM5 Tập kích não (Brainstorming)
năng suy nghĩ
6 TLM6 Học theo tình huống (Case Study)
7 TLM7 Đóng vai (Role Play)
8 TLM8 Trò chơi (Game) Phương pháp dựa
9 TLM9 Đi thực tế (Field Trip) trên hoạt động
10 TLM10 Tranh luận (Debates)
11 TLM11 Thảo luận (Discussion)
Phương pháp hợp
12 TLM12 Học nhóm (Teamwork Learning)
tác
13 TLM13 Câu hỏi gợi mở (Inquiry)
14 TLM14 Dự án nghiên cứu (Research Project)
15 TLM15 Học trực tuyến (Online Learning) Phương pháp học
16 TLM16 Bài tập (Work Assigment) tập độc lập
17 TLM17 Khác (Others)
*Nội dung các phương pháp dạy và học được đính kèm theo Phụ lục 1 của
chương trình đào tạo này.
7.2. Sự tương thích giữa phương pháp dạy và học với CĐR của chương trình
đào tạo
TLM1
TLM2
TLM3
TLM4
TLM5
TLM6
TLM7
TLM8
TLM9
TLM10
TLM11
TLM12
TLM13
TLM14
TLM15
TLM16

PLO1 X X X X X X X X X X X X
PLO2 X X X X X X X X X X X X X
PLO3 X X X X X X X X X X X
PLO4.01 X X X X X X X X X X X X X X

Trang 6
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

PLO4.02 X X X X X X X X X X X
PLO5 X X X X X X X X X X X X
PLO6 X X X X X X X X X X X X X
PLO7 X X X X X X X X X X X X X
PLO8 X X X X X X X X X
PLO9 X X X X X X X
8. Phương pháp đánh giá
8.1. Các phương pháp đánh giá
TT Mã PP Tên PP
1 AM1 Đánh giá chuyên cần (Attendance Check)
2 AM2 Đánh giá bài tập (Work Assigment)
3 AM3 Thuyết trình (Oral Presentation)
4 AM4 Đánh giá hoạt động (Performance Test)
5 AM5 Nhật kí thực tập (Journal And Blogs)
6 AM6 Thi viết tự luận (Essay)
7 AM7 Kiểm tra trắc nghiệm (Multiple Choice Exam)
8 AM8 Bảo vệ và thi vấn đáp (Oral Exam)
9 AM9 Viết báo cáo (Written Report)
10 AM10 Thuyết trình cá nhân (Oral Presentation)
11 AM11 Đánh giá làm việc nhóm (Teamwork)
12 AM12 Báo cáo luận văn/đề án (Graduation Thesis/ Report)
*Nội dung các phương pháp đánh giá được đính kèm theo Phụ lục 2 của
chương trình đào tạo này.
8.2. Sự tương thích giữa phương pháp đánh giá với CĐR của chương trình
đào tạo
AM1

AM2

AM3

AM4

AM5

AM6

AM7

AM8

AM9

AM10

AM11

AM12

PLO1 X X X X X X X X X
PLO2 X X X X X X X X X X X X
PLO3 X X X X X X X X X X X X
PLO4.01 X X X X X X X X X X X X
PLO4.02 X X X X X X X X X X X
PLO5 X X X X X X X X X X

Trang 7
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

PLO6 X X X X X X X X
PLO7 X X X X X X X X X
PLO8 X X X X X X X X X X
PLO9 X X X X X X

9. Khung chương trình đào tạo


9.1. Cấu trúc chương trình
Số tín chỉ
TT Khối kiến thức Tổng Trong đó:
cộng Bắt buộc Tự chọn
1 Khối kiến thức đại cương 46 46 -
2 Khối kiến thức khối ngành 30 30 -
3 Khối kiến thức ngành và chuyên ngành 58 45 13
3.1 Khối kiến thức chung của ngành 21 15 6
3.2 Khối kiến thức chuyên ngành 27 20 7
3.3 Thực tập cuối khóa 10 10 -
Tổng 134 121 13
Khối kiến thức giáo dục đại cương cung cấp cho sinh viên những kiến thức
cơ bản về môi trường kinh doanh như kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội và
pháp luật…, cũng như những kiến thức cơ bản về kinh tế học, quản trị học và các
kỹ năng cơ bản mà một nhà quản trị cần phải có như kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ
và tin học. Khối kiến thức giáo dục đại cương này là nền tảng và những kỹ năng
chung cơ bản, làm tiền đề cho các học phần của khối ngành, ngành và chuyên
ngành trong khung chương trình đào tạo về sau, đồng thời, cũng là tiền đề cho
việc học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
đại học.
Khối kiến thức chung của khối ngành cung cấp kiến thức và kỹ năng nền
tảng của khối ngành kinh doanh và quản lý, gồm các khối kiến thức cơ bản về kế
toán, tài chính, marketing, thống kê, hệ thống thông tin quản lý…. Khối kiến thức
này sẽ làm tiền đề cho các học phần của ngành và chuyên ngành trong chương
trình đào tạo về sau.
Khối kiến thức ngành giúp cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản của
ngành Quản trị kinh doanh, bao gồm kiến thức về chiến lược và kiến thức liên

Trang 8
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

quan đến một số chức năng cơ bản của tổ chức như sản xuất, tài chính, chuỗi
cung ứng, marketing…cũng như các kiễn thức, kỹ năng mà nhà quản trị cần có
trong kỷ nguyên 4.0 như kiến thức về phân tích dữ liệu trong kinh doanh, kiến
thức về thành toán điện tử… hay các kỹ năng mềm như kỹ năng thương lượng,
đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm....
Khối kiến thức chuyên ngành Quản trị nhân lực giúp hình thành năng lực
chuyên môn của người làm công tác quản trị nguồn nhân lực và chuẩn bị tiếp cận
với một số lĩnh vực hoạt động cụ thể bao gồm cả lý thuyết và thực tiễn
9.2. Các học phần
Phân bổ thời gian
Mã học Tín
TT Học phần Lý Thực
phần Tổng chỉ
thuyết hành
A. Khối kiến thức đại cương
1. SMT1005 Triết học Mác-Lênin 34 11 45 3
2. SMT1006 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 25 5 30 2
3. SMT1007 Chủ nghĩa xã hội khoa học 24 6 30 2
4. SMT1008 Lịch sử Đảng cộng sản Việt
24 6 30 2
Nam
5. SMT1004 Tư tưởng Hồ Chí Minh 24 6 30 2
6. LAW1001 Pháp luật đại cương 21 9 30 2
7. TOU1001 Giao tiếp trong kinh doanh 30 15 45 3
8. MIS1002 Tin học ứng dụng trong quản
22 23 45 3

9. MAT1001 Toán ứng dụng trong kinh tế 45 0 45 3
10. MGT1001 Kinh tế vi mô 36 9 45 3
11. ECO1001 Kinh tế vĩ mô 35 10 45 3
12. MGT1002 Quản trị học 30 15 45 3
13. ENGELE1 English Elementary 1 0 45 45 3
14. ENGELE2 English Elementary 2 0 60 60 4
15. ENG2015 English Communication 1 19 26 45 3
16. ENG2016 English Communication 2 19 26 45 3

Trang 9
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

17. ENG2017 English Composition B1 21 9 30 2


Tổng 46
18. Giáo dục thể chất 4
19. Giáo dục Quốc phòng 4 tuần
B. Khối kiến thức khối ngành
20. HRM2001 Hành vi tổ chức 30 15 45 3
21. MIS2002 Hệ thống thông tin quản lý 30 15 45 3
22. IBS2001 Kinh doanh quốc tế 28 17 45 3
23. LAW2001 Luật kinh doanh 30 15 45 3
24. MKT2001 Marketing căn bản 34 11 45 3
25. ACC1002 Nhập môn kế toán 30 15 45 3
26. MGT2002 Nhập môn kinh doanh 27 18 45 3
Thị trường và các định chế tài
27. FIN2001 30 15 45 3
chính
Thống kê kinh doanh và kinh
28. STA2002 33 12 45 3
tế
29. ENG3001 Tiếng Anh kinh doanh 12 33 45 3
Tổng 30
C. Khối kiến thức ngành và chuyên ngành
C1. Học phần chung của ngành: 21 tín chỉ gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 6 tín chỉ tự
chọn
● Các học phần bắt buộc
30. MGT3001 Quản trị chiến lược 27 18 45 3
31. MGT3010 Lý thuyết và thiết kế tổ chức 28 17 45 3
32. HRM3001 Quản trị nguồn nhân lực 37 8 45 3
33. HRM3004 Quan hệ lao động 30 15 45 3
34. HRM3007 Phát triển nghề nghiệp 30 15 45 3
Tổng 15
● Học phần tự chọn
Chọn ít nhất 6 tín chỉ trong các học phần tự chọn sau:

Trang 10
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

35. MGT3020 Chuyển đổi số 21 24 45 3


36. MGT3014 Quản trị chất lượng 27 18 45 3
37. LAW3010 Luật lao động 30 15 45 3
Quản trị nguồn nhân lực quốc
38. HRM3017 30 15 45 3
tế
39. HRM3005 Thương lượng 35 10 45 3
C2. Học phần chuyên ngành: 27 tín chỉ gồm 20 tín chỉ bắt buộc và 7 tín chỉ tự
chọn
● Các học phần bắt buộc
40. HRM3013 Hoạch định nguồn nhân lực 30 15 45 3
41. HRM3003 Phát triển nguồn nhân lực 30 15 45 3
42. HRM3002 Phát triển kỹ năng quản trị 24 21 45 3
43. HRM3009 Quản trị thành tích 32 13 45 3
44. HRM3010 Thù lao 30 15 45 3
45. HRM3014 Tuyển dụng 21 24 45 3
Đề án Thiết kế chính sách
46. HRM3095 0 30 30 2
nguồn nhân lực
Tổng 20
● Học phần tự chọn
Chọn ít nhất 7 tín chỉ trong các học phần tự chọn sau:
47. MGT3021 Kinh doanh số 21 24 45 3
48. MGT3011 Khởi sự kinh doanh 15 30 45 3
49. HRM3016 Phân tích nhân viên 30 15 45 3
Phương pháp nghiên cứu khoa
50. RMD3001 15 15 30 2
học
51. FIN3006 Quản trị tài chính 28 17 45 3
52. HRM3015 Quản trị nguồn nhân lực số 14 16 30 2
53. HRM3006 Tâm lý học 15 15 30 2
54. COM3001 Thương mại điện tử 23 22 45 3
55. MKT3006 Truyền thông Marketing 23 22 45 3

Trang 11
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

D. Thực tập tốt nghiệp cuối khóa


Sinh viên lựa chọn đăng ký Khoá luận tốt nghiệp hoặc Báo cáo thực tập tốt
nghiệp với các điều kiện được quy định theo Quy chế đào tạo hiện hành.
Hình thức 1
56. HRM4001 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4
Học bổ sung ít nhất 6 tín chỉ được chọn từ các học phần
57. 6
tự chọn
Hình thức 2
58. HRM4002 Khóa luận tốt nghiệp (*) 10

9.3. Đề cương chi tiết các học phần


Phụ lục 3

Trang 12
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

10. Sự tương thích giữa chuẩn đầu ra và các học phần

PLO1

PLO2

PLO3

PLO4.01

PLO4.02

PLO5

PLO6

PLO7

PLO8

PLO9
Mã học
STT Tên học phần
phần

Học phần chung toàn Trường


1 SMT1005 Triết học Mác – Lênin X X X
2 SMT1006 Kinh tế chính trị Mác – Lênin X X X
3 SMT1007 Chủ nghĩa xã hội khoa học X X X
4 SMT1008 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam X X
5 SMT1004 Tư tưởng Hồ Chí Minh X X X
6 LAW1001 Pháp luật đại cương X X
7 TOU1001 Giao tiếp trong kinh doanh X X
8 MGT1001 Kinh tế vi mô X
9 ECO1001 Kinh tế vĩ mô X
10 MGT1002 Quản trị học X X
11 MIS1002 Tin học ứng dụng trong quản lý X X
12 MAT1001 Toán ứng dụng trong kinh tế X X
13 ENGELE1 English Elementary 1 X X
14 ENGELE2 English Elementary 2 X X
15 ENG2015 English Communication 1 X X
16 ENG2016 English Communication 2 X X
17 ENG2017 English Composition 2 X X
Học phần chung khối ngành
18 HRM2001 Hành vi tổ chức X X X X X
19 MIS2002 Hệ thống thông tin quản lý X X X

Trang 13
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

20 IBS2001 Kinh doanh quốc tế X X


21 LAW2001 Luật kinh doanh X X X
22 MKT2001 Marketing căn bản X X
23 ACC1002 Nhập môn kế toán X X
24 MGT2002 Nhập môn kinh doanh X X
Thị trường và các định chế tài
FIN2001 X X X
25 chính
26 STA2002 Thống kê kinh doanh và kinh tế X X X X
27 ENG3001 Tiếng Anh kinh doanh X X X
Học phần chung của ngành
Học phần bắt buộc
28 MGT3001 Quản trị chiến lược X X
29 MGT3010 Lý thuyết và thiết kế tổ chức X X X
30 HRM3001 Quản trị nguồn nhân lực X X X X X X X
31 HRM3004 Quan hệ lao động X X X X X
32 HRM3007 Phát triển nghề nghiệp X X X X X X
Học phần tự chọn (Chọn ít nhất 6 tín chỉ)
33 MGT3020 Chuyển đổi số X X
34 MGT3014 Quản trị chất lượng X X
35 LAW3010 Luật lao động X X
36 HRM3017 Quản trị nguồn nhân lực quốc tế X X X X X X
37 HRM3005 Thương lượng X X X X
Học phần chuyên ngành
Học phần bắt buộc
38 HRM3013 Hoạch định nguồn nhân lực X X X X X X X X X
39 HRM3003 Phát triển nguồn nhân lực X X X X X X
40 HRM3002 Phát triển kỹ năng quản trị X X X X

Trang 14
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

41 HRM3009 Quản trị thành tích X X X X X X


42 HRM3010 Thù lao X X X X X X
43 HRM3014 Tuyển dụng X X X X X X X X X
Đề án Thiết kế chính sách nguồn
44 HRM3095 X X X X X X X
nhân lực
Học phần tự chọn (Chọn ít nhất 7 tín chỉ)
45 MGT3021 Kinh doanh số X X
46 MGT3011 Khởi sự kinh doanh X X
47 HRM3016 Phân tích nhân viên X X X X
48 RMD3001 Phương pháp nghiên cứu khoa học X X X
49 FIN3006 Quản trị tài chính X X X
50 HRM3015 Quản trị nguồn nhân lực số X X X X X X X
51 HRM3006 Tâm lý học X X X X
52 COM3001 Thương mại điện tử X X
53 MKT3006 Truyền thông Marketing X X X
Thực tập cuối khóa
Hình thức 1
54 HRM4001 Báo cáo thực tập tốt nghiệp X X X X X
Hình thức 2
55 HRM4002 Khóa luận tốt nghiệp X X X X X X X

Trang 15
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

11. Đối sánh với một số chương trình đào tạo trong và ngoài nước
Phụ lục 4
12. Lộ trình đào tạo
Phụ lục 5
13. Hướng dẫn thực hiện chương trình
13.1. Hướng dẫn chung

Quá trình triển khai chương trình đào tạo tuân thủ các quy định hiện hành
về đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đà Nẵng và
Trường Đại học Kinh tế.
Chương trình được thiết kế với thời gian đào tạo chuẩn là 4 năm đối với
hình thức đào tạo chính quy. Mỗi năm học có hai học kỳ chính (bắt đầu từ giữa
tháng 8 đến cuối tháng 6) và một học kỳ hè (bắt đầu từ đầu tháng 7 đến giữa
tháng 8). Tuy nhiên, hệ thống đào tạo tín chỉ tại Trường cho phép sinh viên linh
hoạt trong kế hoạch học tập cá nhân. Do đó, tuỳ theo khả năng và điều kiện học
tập, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học tập còn 3 năm hoặc kéo dài thời gian
học tối đa lên đến 6 năm.
Theo lộ trình đào tạo đối với hình thức đào tạo chính quy, sinh viên sẽ học
các học phần thuộc khối kiến thức đại cương (46 tín chỉ) trong 3 kì học đầu tiên;
các học phần thuộc khối kiến thức khối ngành (30 tín chỉ) trong năm học thứ 2,
đầu năm thứ 3; cuối cùng, các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên
ngành sẽ được học vào cuối năm thứ 2 trở đi. Sau đó, vào học kỳ cuối cùng, sinh
viên sẽ đi thực tập; với 1 trong 2 hình thức là Báo cáo thực tập tốt nghiệp (và học
bổ sung ít nhất 6 tín chỉ được chọn từ các học phần tự chọn) hoặc Khóa luận tốt
nghiệp. Đối với các học phần tự chọn ngành và chuyên ngành, sinh viên sẽ được
hướng dẫn chọn các học phần phù hợp nhất với điều kiện thực tế, yêu cầu xã hội
và định hướng nghề nghiệp của sinh viên.
13.2. Hướng dẫn về đảm bảo chất lượng đào tạo
Chương trình đào tạo hằng năm được rà soát, đánh giá, cập nhật. Kết quả rà
soát, đánh giá được Trường ĐHKT áp dụng để cải tiến, nâng cao chất lượng đào
tạo. Cứ sau 5 năm, chương trình đào tạo được xem xét đánh giá tổng thể, toàn
diện để có các thay đổi, cập nhật cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, của các bên
liên quan.

Trang 16
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Việc thực hiện đảm bảo chất lượng đào tạo của chương trình được tuân thủ
theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐHĐN; và tuân thủ
theo chính sách chất lượng áp dụng tại Trường Đại học Kinh tế (ban hành kèm
theo Quyết định số 1524/QĐ-ĐHKT ngày 23/11/2021 của Hiệu trưởng trường
Đại học Kinh tế).

Trang 17
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

1. Phương pháp giảng dạy trực tiếp

Đối với Phương pháp giảng dạy trực tiếp, thông tin được truyền đạt đến
học viên theo cách trực tiếp: giáo viên giảng bài và học viên lắng nghe. Phương
pháp này thường được áp dụng trong các lớp học truyền thống và đặc biệt hiệu
quả khi giảng viên muốn truyền đạt cho học viên những kiến thức cơ bản hoặc
giải thích một kĩ năng mới.

Phương pháp giảng dạy trực tiếp được áp dụng bao gồm:

- Giải thích cụ thể - Explicit Teaching (TLM1): với phương pháp này, giảng
viên sẽ hướng dẫn và giải thích các khía cạnh của nội dung bài học, giúp học viên
đạt được các kiến thức và kĩ năng.

- Thuyết giảng - Lecture (TLM2): Giảng viên trình bày và giải thích nội
dung bài giảng. Người dạy sẽ trình bày các chi tiết của bài giảng và học viên có
trách nhiệm nghe và ghi lại các điều cần thiết để đạt được kiến thức.

- Tham luận - Guest lecture (TLM3): Với phương pháp này, học viên được
tham gia cùng với người trình bày, diễn giả không phải là giảng viên. Họ là các
chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế và hợp tác quốc tế đến từ
các cơ quan quản lý nhà nước, ban ngành các cấp từ trung ương đến địa phương,
hoặc các tổ chức quốc tế tổ chức xã hội, phi lợi nhuận liên quan đến công việc
hoạch định phương pháp, chính sách, quy hoạch và quản lý hoạt động kinh tế
quốc tế, hoặc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có
quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của
nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam, hoặc các nghiên cứu viên
kinh nghiệm tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và các cơ sở nghiên cứu.
Phương pháp này được sử dụng cho một nhóm các học phần của chuyên ngành và
được thực hiện gắn với hoạt động ngoại khóa của chương trình đào tạo.

2. Phương pháp kỹ năng suy nghĩ

Phương pháp kĩ năng suy nghĩ phát triển tư duy phê phán, kỹ năng đặt câu
hỏi, kỹ năng phân tích và thực hành kĩ năng phản xạ trong phương pháp học tập
của học viên. Những phương pháp này được thiết kế để thúc đẩy tư duy và học

Trang 18
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

tập sáng tạo, độc lập; bao gồm: giải quyết vấn đề, động não và nghiên cứu trường
hợp cụ thể.

- Giải quyết vấn đề - Problem Solving (TLM4): Trong quá trình học, học
viên phải dùng tư duy sâu và logic để nhìn nhận và giải quyết các vướng mắc
giữa tình hình hiện tại và mục tiêu mong muốn, qua đó học được các kiến thức
mới trong khi đối mặt và giải quyết vấn đề.

- Tập kích não - Brainstorming (TLM5): Trong quá trình làm việc nhóm,
học viên được yêu cầu sử dụng phương pháp này để tạo ra các câu hỏi, ý tưởng và
ví dụ; được dùng để minh họa, mở rộng và đào sâu vào ý tưởng chính hoặc chủ
đề. Mỗi thành viên của nhóm được khuyến khích đóng góp ý kiến mà không cần
quan tâm tới tính khả thi. Phương pháp này tạo nên sự linh hoạt suy nghĩ của học
viên và giúp tăng khả năng tìm kiếm và mở rộng vấn đề. Nó được dùng trong các
học phần nhằm phát triển cách suy nghĩ sáng tạo, tìm kiếm ý tưởng và phương
pháp giải quyết vấn đề.

- Học theo tình huống - Case Study (TLM6): Đây là một phương pháp dạy
lấy tâm điểm là học viên, giúp học viên tạo ra lối tư duy sâu để trao đổi với giảng
viên, học viên khác. Với phương pháp này, giảng viên sẽ đưa ra các nhiệm vụ và
các mốc thời gian tùy theo từng tình huống, vấn đề và thách thức gặp phải. Việc
yêu cầu học viên xác định và phân tích vấn đề sẽ giúp học viên hình thành kĩ
năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng học tập.

3. Phương pháp dựa trên hoạt động

Phương pháp này khuyến khích học viên học tập thông qua các hoạt động
thực tế. Những hoạt động này cung cấp cho học viên cơ hội trải nghiệm thực tế,
điều này sẽ thúc đẩy người học thực hiện các khám phá, đưa ra quyết định, giải
quyết vấn đề và tự mình tương tác với người khác.

- Đóng vai - Role play (TLM7): Phương pháp mà học viên giả định các vai
diễn khác nhau trong một tình huống và tương tác (diễn) với người khác.

- Trò chơi - Game (TLM8): Các trò chơi được xem như là hoạt động tương
tác, có thể tạo ra sự hỗ trợ qua lại giữa giảng viên – học viên hoặc các thành viên

Trang 19
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

trong lớp, giúp hệ thống hóa kiến thức đồng thời tăng cường sự tự tin của học
viên. Trò chơi có thể được giảng viên đưa ra để mở đầu hoặc kết thúc bài học.
Trò chơi cũng có thể được nhóm học viên đưa ra từ sự khuyến khích của giảng
viên trong quá trình làm việc nhóm để mở đầu hoặc kết thúc bài thuyết trình của
nhóm.

- Đi thực tế - Field Trip (TLM9): Học viên được tham quan, khảo sát tại
một số cơ quan quản lý nhà nước, ban ngành các cấp từ trung ương đến địa
phương hoặc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có
quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của
nước ngoài và các công ty nước ngoài để trải nghiệm môi trường làm việc thực tế
của chuyên ngành kinh tế quốc tế, cung cấp các cơ hội khám phá và học hỏi
chuyên môn trong công việc, xây dựng các kĩ năng nơi làm việc, dần hoàn thiện
các kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc về sau. Phương pháp này được sử
dụng cho một nhóm các học phần của chuyên ngành và được thực hiện gắn với
hoạt động ngoại khóa của chương trình đào tạo.

- Tranh luận - Debates (TLM10): Đây là phương pháp mà giảng viên đưa
ra một vấn đề liên quan tới bài học và học viên, với những ý kiến khác nhau, cố
thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm của mình. Qua tranh luận, học viên
đạt được những kĩ năng hữu ích như tư duy sâu, đàm phán, ra quyết định, và nói
trước đám đông.

4. Phương pháp hợp tác

Phương pháp hợp tác giúp học viên trở nên năng động, có trách nhiệm và
chu đáo, nhờ vào sự tương tác tích cực và hợp tác trong nhóm. Bên cạnh đó, học
viên có thể thực hành các kĩ năng lắng nghe, tôn trọng và xem xét các mặt của
một vấn đề. Phương pháp này tập trung vào cách làm cho học viên tương tác với
nhau và sau đó áp dụng các kỹ năng này vào thực tế.

- Thảo luận - Discussion (TLM11): Một Phương pháp mà học viên được
chia thành các nhóm và đưa ý kiến về vấn đề giảng viên đã đưa ra từ trước.
Phương pháp này giúp cho học viên phân tích các định nghĩa, ý tưởng, dữ liệu về
chủ đề và bàn luận với thầy/cô, qua đó có thể liên kết các ý tưởng và làm rõ vấn
đề.

Trang 20
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Học nhóm - Teamwork Learning (TLM12): Học viên được chia thành
những nhóm nhỏ để giải quyết vấn đề được cho và trình bày kết quả bằng báo cáo
hoặc thuyết trình. Trong chương trình học, học viên được cung cấp kiến thức căn
bản và kĩ năng làm việc nhóm từ năm nhất. Tiếp đó, họ sẽ luyện tập phương pháp
này trong những học phần ở các cấp độ khác nhau.

- Câu hỏi gợi mở - Inquiry (TLM13): Giảng viên sử dụng các câu hỏi hoặc
vấn đề mở và hướng dẫn học viên/nhóm học viên trả lời từng bước một.

5. Phương pháp học tập độc lập


- Dự án nghiên cứu - Research Project (TLM14): Phương pháp này cho
học viên khả năng lập kế hoạch, tổ chức, khám phá và giao tiếp về một chủ đề
một cách độc lập và còn hơn cả thế, dưới sự hướng dẫn của đội ngũ trong Khoa.
Nó cũng tăng cường động lực học tập và tính chủ động học tập vì học viên được
quyền lựa chọn điều gì mà họ muốn trình bày. Khoa và DUE có thư viện với
lượng sách dồi dào và cập nhật là tài nguyên hỗ trợ hữu ích cho việc tự học của
học viên.
- Học trực tuyến (TLM15): Giảng viên và học viên dùng các công cụ trực
tuyến hỗ trợ quá trình dạy và học.
- Bài tập - Work Assigment (TLM16): Học viên được yêu cầu phải hoàn
thành các bài tập của giảng viên tại nhà. Qua quá trình này, học viên sẽ học được
cách tự học, cũng như đạt được các kiến thức và kĩ năng.
- Khác (TLM17): Các phương pháp khác.

Trang 21
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

PHỤ LỤC 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ


Đánh giá là quá trình ghi lại, lưu trữ và cung cấp thông tin về quá trình học
tập của học viên. Việc đánh giá đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, chính xác, khách
quan, thường xuyên và liên tục. Các phương pháp đánh giá được nêu rõ trong
chương trình đào tạo này gắn với đề cương chi tiết từng học phần cấu thành nên
chương trình đào tạo. Yêu cầu và tiêu chí của từng phương pháp đánh giá của
từng học phần được các giảng viên phụ trách học phần đó thiết kế chi tiết và
thông báo cho học viên vào buổi học đầu tiên.
Sau đây là những phương pháp đánh giá được áp dụng trong chương trình
đào tạo:
▪ Đánh giá chuyên cần - Attendance Check (AM1)
Cùng với tự học, việc có mặt thường xuyên của học viên và những đóng
góp từ học viên trong suốt môn học cũng thể hiện thái độ của họ tới môn học đó.
▪ Đánh giá bài tập - Work Assigment (AM2)
Học viên được yêu cầu làm bài tập liên quan đến bài học trong và sau giờ
lên lớp. Những bài tập này có thể được hoàn thành bởi cá nhân hoặc nhóm và
được cho điểm dựa theo những tiêu chí đã thông báo từ trước.
▪ Thuyết trình - Oral Presentation (AM3)
Học viên được yêu cầu thực hiện một số nội dung liên quan tới hoạt động
thuyết trình trong giờ học hoặc sau giờ lên lớp. Các hoạt động này được thực hiện
bởi cá nhân hoặc nhóm và được đánh giá theo các tiêu chí cụ thể (rubrics).
▪ Đánh giá hoạt động - Performance test (AM4)
Học viên được yêu cầu thực hiện một số thao tác cụ thể, kỹ thuật theo yêu
cầu về kiến thức và kĩ năng của môn học.
▪ Nhật kí thực tập - Journal and blogs (AM5)
Học viên viết nhật kí thực tập trong suốt quá trình thực hành để phản ánh
hiệu suất và kinh nghiệm trong trải nghiệm học tập. Đây là phương pháp chính để
đánh giá học viên trong khoá thực tập.
▪ Thi viết tự luận - Essay (AM6)
Theo phương pháp đánh giá này, học viên được yêu cầu trả lời một số câu
hỏi, bài tập hoặc ý kiến cá nhân về các câu hỏi liên quan đến các yêu cầu tiêu
chuẩn của khoá học.
▪ Kiểm tra trắc nghiệm - Multiple choice exam (AM7)

Trang 22
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Phương pháp đánh giá này tương tự như phương pháp kiểm tra viết, tuy
nhiên điểm khác biệt là học viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi dựa trên đáp án
được thiết kế sẵn.
▪ Bảo vệ và thi vấn đáp - Oral Exam (AM8)
Học viên được đánh giá thông qua các cuộc phỏng vấn, câu hỏi và câu trả
lời trực tiếp. Phương pháp này được sử dụng trong một số học phần để đánh giá
năng lực tổng thể của học viên bao gồm kiến thức và kỹ năng thuyết trình. Tất cả
các học phần áp dụng kiểm tra vấn đáp đều có tiêu chuẩn đánh giá (rubrics) và
được công bố.
▪ Viết báo cáo - Written Report (AM9)
Học viên được đánh giá thông qua các báo cáo, bao gồm nội dung được
trình bày trong báo cáo, cách trình bày, hình vẽ/ hình ảnh trong báo cáo.
▪ Thuyết trình cá nhân - Oral Presentation (AM10)
Phương pháp đánh giá này rất giống với phương pháp thuyết trình song là
đánh giá tổng kết (summative), được thực hiện định kỳ (giữa kỳ, cuối kỳ hoặc sau
khoá học).
▪ Đánh giá làm việc nhóm - Teamwork (AM11)
Đánh giá công việc nhóm được sử dụng khi thực hiện các hoạt động giảng
dạy nhóm và được sử dụng để đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của học viên.
Phiếu đánh giá nhóm và tiêu chí đánh giá được công bố rõ.
▪ Báo cáo luận văn/đề án- Graduation Thesis/ Report (AM12)
Trong phương pháp này, học viên được đánh giá thông qua bài báo cáo
trước Hội đồng đánh giá được nhà trường ra quyết định thành lập trên cơ sở đề
xuất của Khoa. Học viên thuyết trình báo cáo luận văn/đề án của mình trước Hội
đồng. Ủy viên phản biện và các thành viên Hội đồng nhận xét và nêu ra các câu
hỏi. Học viên trả lời trực tiếp câu hỏi tại buổi bảo vệ. Phương pháp này được sử
dụng để đánh giá năng lực tổng thể của học viên bao gồm kiến thức, kỹ năng và
năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm. Hội đồng đánh giá sẽ cho điểm theo Rubric
được thể hiện trong đề cương chi tiết. Điểm đánh giá luận văn/đề án là điểm trung
bình của các thành viên Hội đồng.

Trang 23
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

PHỤ LỤC 3: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN

Trang 24
______________________________________________________________________________________________________________________________________
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022

PHỤ LỤC 4: ĐỐI SÁNH VỚI MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực được nghiên cứu và đối sánh
với các chương trình đào tạo quốc tế và trong nước.
CTĐT chuyên ngành Quản trị nhân lực đã thực hiện đối sánh với các
chương trình đào tạo sau đây:

Bảng 1: Đối sánh với một số chương trình đào tạo trong và ngoài
nước – Chuyên ngành Quản trị nhân lực

Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học


Quản Trị Nguồn Nhân Lực Quốc Tế

Đề Án Thiết Kế Chính Sách NNL


Lý Thuyết Và Thiết Kế Tổ Chức

Quản Trị Nguồn Nhân Lực Số


Hoạch Định Nguồn Nhân Lực

Phát Triển Kỹ Năng Quản Trị


Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Quản Trị Nguồn Nhân Lực

Truyền Thông Marketing


Phát Triển Nghề Nghiệp

Thực Tập Cuối Khóa


Quản Trị Chiến Lược

Quản Trị Chất Lượng

Thương Mại Điện Tử


Khởi Sự Kinh Doanh

Phân Tích Nhân Viên


Quản Trị Thành Tích

Quản Trị Tài Chính


Quan Hệ Lao Động

Học phần

Kinh Doanh Số
Chuyển Đổi Số

Luật Lao Động

Thương Lượng

Tâm Lý Học
ngành và Tuyển Dụng
Thù Lao

chuyên ngành

Chương trình
đào tạo
Chương trình 1 C X X X X X X X X X X X X X
Chương trình 2 C X X X X C X X X X X X X
Chương trình 3 C X X X X C X X X X X X
Chương trình 4 C X X X X X X X X X X
Chương trình 5 X X C X X X X C X X X
Chương trình 6 X X X X X X X X X X X C X C X
Chương trình 7 X X X C X C X X X X X X C
Chương trình 8 X X X X X X X C C X C X C C C X
Chương trình 9 X C X X X X C X C X X X X C C X
Chương trình 10 X X C C C C C C X

Trang 25
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

X: Học phần có nội dung tương thích


C (Close): học phần có nội dung gần
(Chi tiết của chương trình đào tạo đối xứng được đính kèm)
Chương trình 1: Chương trình cử nhân Quản trị Nguồn nhân lực - Rutgers School of
Management and Labor Relations.
https://smlr.rutgers.edu/academic-programs/undergraduate-programs/bachelors-
degree-human-resource-management
Chương trình 2: Chương trình cử nhân Quản trị Nguồn nhân lực - Broad College of
Business - Michigan State University.
https://broad.msu.edu/undergraduate/programs/human-resource-management-major/
Chương trình 3: Chương trình Cử nhân Quản trị nguồn nhân lực - College of
Business Administratio - University of Pittsburgh.
https://cba.pitt.edu/academics/business-majors/human-resources-management/
Chương trình 4: Chương trình cử nhân Nguồn nhân lực và quan hệ lao động - Carlon
School of Management - University of Minnesota Twin Cities.
https://carlsonschool.umn.edu/degrees/undergraduate/majors-and-minors/human-
resources-and-industrial-relations
Chương trình 5: Chương trình cử nhân Quản trị nguồn nhân lực - Singapore School
of Social Science.
https://www.suss.edu.sg/programmes/detail/bachelor-of-human-resource-
management-with-minor-fthrm
Chương trình 6: Chương trình cử nhân Quản trị nhân lực DN- Đại học Thương Mại.
https://tmu.edu.vn/vi/news/Chuong-trinh-dao-tao-cu-nhan/quyet-dinh-ban-hanh-
chuan-dau-ra-va-chuong-trinh-dao-tao-quan-tri-nhan-luc-doanh-nghiep-chuong-
trinh-chat-luong-cao-trinh-do-dai-hoc-2293.html
Chương trình 7: Chương trình cử nhân Quản trị nhân lực - Đại học Hoa Sen.
https://fba.tdtu.edu.vn/dao-tao/chuong-trinh-tieu-chuan-cu-nhan-qtkd-chuyen-nganh-
quan-tri-nguon-nhan-luc
Chương trình 8: Chương trình cử nhân Quản trị nguồn nhân lực - Đại học Tôn Đức
Thắng.
https://fba.tdtu.edu.vn/dao-tao/chuong-trinh-tieu-chuan-cu-nhan-qtkd-chuyen-nganh-
quan-tri-nguon-nhan-luc
Chương trình 9: Chương trình cử nhân Quản trị nhân lực - Đại học Kinh tế quốc dân.
https://daotao.neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/daotao/CTDT%20K63/15.%2
0Nga%CC%80nh%20Qua%CC%89n%20tri%CC%A3%20nha%CC%82n%20lu%C
C%9B%CC%A3c_CT%C4%90T%202021.pdf
Chương trình 10: Chương trình cử nhânKinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực -
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
https://se.ueh.edu.vn/vi/quan-tri-nhan-luc/

Trang 26
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
PHỤ LỤC 5: LỘ TRÌNH ĐÀO TẠO
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 27
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1284/QĐ-ĐHKT ngày 20 tháng 9 năm 2021
của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học của
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Trường), bao gồm:
Chương trình đào tạo và thời gian học tập; hình thức và phương thức tổ chức đào
tạo; lập kế hoạch và tổ chức giảng dạy; đánh giá kết quả học tập và cấp bằng tốt
nghiệp; một số quy định khác đối với sinh viên của Trường.
2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường, các
tổ chức, cá nhân liên quan trong đào tạo trình độ đại học theo hình thức chính quy
và hình thức vừa làm vừa học của Trường.
Điều 2. Chương trình đào tạo và thời gian học tập
1. Chương trình đào tạo là hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được
thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới việc
cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm
mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức
đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với
Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
2. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các
học phần, trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương
trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường
hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo phải
thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành.
3. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với
các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau.
Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập
thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và
miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
4. Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi
tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến

Trang 28
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước
khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
5. Kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa của chương trình đào tạo:
a) Thời gian học tập theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình
thức đào tạo chính quy là 4 năm;
b) Thời gian học tập theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình
thức đào tạo vừa làm vừa học là 5 năm.
6. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học không vượt quá 02 lần
thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối
với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian
tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế
hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Điều 3: Tín chỉ và học phần
1. Tín chỉ
a) Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên.
b) Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 tiết thực hành,
thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; Đối với những học phần
lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải
dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
c) Một tiết học lý thuyết được tính bằng 50 phút trên lớp.
2. Học phần
a) Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh
viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4
tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ.
Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết
kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng
tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng
do trường quy định. Kết thúc học phần, người học được đánh giá kết quả học tập
của học phần đó.
b) Học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính
yếu của mỗi chương trình đào tạo bắt buộc người học phải tích lũy;
Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần
thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa
hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định
cho mỗi chương trình.
c) Học phần tiên quyết và học phần học trước

Trang 29
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Học phần tiên quyết là học phần bắt buộc sinh viên phải tích lũy, trước khi
đăng ký học phần khác yêu cầu phải học học phần tiên quyết đó.
Học phần học trước là học phần sinh viên phải học trước, trước khi đăng
ký học phần khác yêu cầu phải học học phần học trước đó.
Điều 4. Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ
1. Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ là phương thức tổ chức đào tạo
theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và
thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế
hoạch giảng dạy của Trường;
2. Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó
hoặc học một học phần thay thế theo Quy định của Trường nếu học phần đó không
còn được giảng dạy;
3. Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó
hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình
đào tạo.
Điều 5. Hình thức đào tạo
1. Đào tạo chính quy:
a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại Trường, riêng những hoạt
động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực
hiện ngoài Trường;
b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối với hình thức đào tạo chính
quy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7;
thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực
hiện theo quy định của Trường.
2. Đào tạo vừa làm vừa học:
a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại Trường hoặc tại cơ sở phối
hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 6 của Quy chế này, riêng những
hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể
thực hiện ngoài Trường, cơ sở phối hợp đào tạo;
b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
3. Đối với các ngành ưu tiên đào tạo phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh
tế - xã hội trong từng giai đoạn, Trường thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Điều 6. Liên kết đào tạo
1. Liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học theo
quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo
dục đại học và theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Trang 30
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Các yêu cầu tối thiểu đối với Trường để thực hiện liên kết đào tạo:
a) Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi
tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định;
b) Chương trình đào tạo dự kiến liên kết đào tạo đã được tổ chức thực hiện
tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy; từ khóa tuyển sinh năm 2024
yêu cầu chương trình đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng theo quy
định hiện hành;
c) Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung,
khối lượng chương trình đào tạo;
d) Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm
chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo;
3. Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo:
a) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư
viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
b) Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu đã được
công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành.
4. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo:
a) Trường và cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng liên
kết đào tạo, thỏa thuận cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên trong việc phối
hợp tổ chức thực hiện, quản lý quá trình dạy học bảo đảm chất lượng đào tạo và
thực hiện nội dung đã thỏa thuận phù hợp với các quy định của Quy chế này và
các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Trường chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đào tạo; báo cáo hoạt động
liên kết đào tạo với với Đại học Đà Nẵng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi liên
kết đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh; nếu cơ sở phối hợp đào tạo không đáp
ứng được các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định của học phần hoặc
của chương trình đào tạo thì phải chuyển sinh viên về Trường để tiếp tục đào tạo
theo quy định và bảo đảm quyền lợi cho sinh viên; Danh mục hồ sơ đăng ký mở
lớp liên kết đào tạo như hướng dẫn ở Phụ lục I.
c) Cơ sở phối hợp đào tạo có trách nhiệm cùng Trường bảo đảm đủ điều
kiện cơ sở vật chất thực hiện đào tạo; tham gia quản lý, giảng dạy, theo thoả thuận
giữa hai bên;
d) Trường và cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào
tạo; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho giảng viên, sinh viên trong suốt quá trình
thực hiện hoạt động đào tạo.

Trang 31
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương II
LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
Điều 7. Kế hoạch giảng dạy và học tập
1. Kế hoạch giảng dạy và học tập chi tiết hóa việc tổ chức thực hiện các
chương trình đào tạo theo năm học, học kỳ, phù hợp với hình thức đào tạo và
phương thức tổ chức đào tạo.
2. Kế hoạch năm học thể hiện những mốc thời gian chính của các hoạt động
đào tạo trong năm học cho tất cả hình thức, chương trình đào tạo, được công bố
kịp thời tới các bên liên quan trước khi bắt đầu năm học. Một năm học có 2 hoặc
3 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính,
Trường có thể tổ chức thêm học kỳ phụ.
3. Kế hoạch học kỳ bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy và học (trực
tiếp hoặc trực tuyến), lịch học, lịch thi của các học phần được tổ chức trong học
kỳ cho các khoá học, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo. Kế hoạch học kỳ
phải được xây dựng và công bố kịp thời với đầy đủ thông tin cần thiết, bảo đảm
thuận tiện cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập.
4. Thời khoá biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của
từng lớp thuộc các khoá học, hình thức và chương trình đào tạo công bố trước mỗi
học kỳ hoặc trước mỗi đợt học. Thời khóa biểu của các lớp học phần bình thường
được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp
lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với một học phần bất kỳ không vượt
quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày.
5. Theo kế hoạch đào tạo hàng năm, Trường xây dựng thời khóa biểu từng
học kỳ, Khoa/ Bộ môn phân công giảng viên giảng dạy các lớp học phần theo thời
khóa biểu.
Điều 8. Tổ chức đăng ký học tập
1. Thời gian đăng ký:
Việc tổ chức đăng ký học tập của sinh viên được thực hiện trước 2 tuần tính
đến thời điểm bắt đầu học kỳ.
2. Phương thức đăng ký:
a) Trường đăng ký: căn cứ vào kế hoạch học tập dự kiến trong chương trình
đào tạo, Trường đăng ký mặc định một số học phần bắt buộc cho sinh viên, sinh
viên tự kiểm tra và điều chỉnh phù hợp với lộ trình học của mình.
b) Sinh viên tự đăng ký: sinh viên dùng tài khoản cá nhân của mình để đăng
ký qua hệ thống quản lý học tập của Trường, gồm: những học phần mới, một số
học phần chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu
có) căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.

Trang 32
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

3. Khối lượng đăng ký học tập


a) Trường hợp Trường tổ chức 2 học kỳ chính:
- Đối với những sinh viên xếp hạng học bình thường, khối lượng đăng ký
học tập tối thiểu 12 tín chỉ và tối đa 25 tín chỉ cho mỗi học kỳ chính.
- Đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu, khối
lượng đăng ký học tập tối thiểu 12 tín chỉ và tối đa 17 tín chỉ cho mỗi học kỳ chính.
b) Trường hợp Trường tổ chức 3 học kỳ chính:
- Đối với những sinh viên xếp hạng học bình thường, khối lượng đăng ký
học tập tối thiểu 8 tín chỉ và tối đa 16 tín chỉ cho mỗi học kỳ chính.
- Đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu,
khối lượng đăng ký học tập tối thiểu 8 tín chỉ và tối đa 11 tín chỉ cho mỗi học kỳ
chính.
c) Đối với học kỳ phụ: Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với
sinh viên ở học kỳ phụ.
Riêng đối với sinh viên theo học chương trình 2, số tín chỉ đăng ký tối thiểu
cho một học kỳ chính là 3 tín chỉ.
Khối lượng học tập tối thiểu từng học kỳ không áp dụng đối với một trong
các trường hợp sau:
- Tổng số tín chỉ chưa tích lũy của sinh viên ít hơn khối lượng học tập tối thiểu.
- Không có lớp học phần mà sinh viên bắt buộc phải đăng kí học (do Trường
không mở lớp học phần này trong kỳ hoặc do lớp học phần không đủ số sinh viên
đăng ký tối thiểu để mở lớp).
4. Rút bớt học phần đã đăng ký học
a) Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký được thực
hiện ở tuần thứ 4 của học kỳ chính. Nếu quá thời hạn quy định, nếu sinh viên
không rút bớt học phần và không đi học mà không có lý do chính đáng sẽ được
xem như tự ý bỏ học, sinh viên phải nhận điểm F của học phần đó.
b) Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:
- Không vi phạm khoản 3 Điều 8 của Quy chế này.
- Không phải là học phần Báo cáo thực tập tốt nghiệp hoặc học phần Khóa
luận tốt nghiệp.
c) Thủ tục rút học phần:
- Sinh viên phải viết đơn gửi phòng Đào tạo của Nhà trường;
- Được cố vấn học tập chấp thuận;

Trang 33
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng
viên phụ trách học phần và sinh viên nhận được thông báo của Phòng Đào tạo.
5. Đăng ký học lại
a) Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần
đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm D trở lên.
b) Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần
đó hoặc học học phần tự chọn tương đương khác.
c) Ngoài các trường hợp quy định tại mục a và mục b của khoản này, sinh
viên được quyền đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần khác
(nếu là học phần tự chọn) để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.
Điều 9. Tổ chức giảng dạy và học tập
1. Yêu cầu về tổ chức giảng dạy và học tập:
a) Phát huy năng lực chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ
giảng viên, phù hợp với quy định về chế độ làm việc của giảng viên;
b) Phát huy vai trò chủ động đồng thời đề cao trách nhiệm của sinh viên,
tạo điều kiện và động lực để sinh viên nỗ lực học tập; giữ vững kỷ cương học
đường, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo;
c) Có cơ chế thanh tra, giám sát nội bộ và có hệ thống cải tiến chất lượng
dựa trên thu thập, đánh giá ý kiến phản hồi của người học.
2. Dạy và học trực tuyến:
a) Việc tổ chức các lớp học phương thức trực tuyến phải đáp ứng các quy
định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo
qua mạng; có các giải pháp bảo đảm chất lượng và minh chứng về chất lượng tổ
chức lớp học phương thức trực tuyến không thấp hơn chất lượng lớp học phương
thức trực tiếp;
b) Đối với đào tạo theo hình thức chính quy và vừa làm vừa học, tối đa 30%
tổng khối lượng của chương trình đào tạo được thực hiện bằng lớp học trực tuyến.
Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng
khác, Trường thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Trường phải tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học đối với tất cả các
môn học thuộc chương trình đào tạo.
Chương III
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP
Điều 10. Đánh giá và tính điểm học phần
1. Đánh giá học phần

Trang 34
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

a) Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm
thành phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần chiếm tỷ trọng không dưới 50%
điểm học phần. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương
pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy
định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần;
b) Hình thức đánh giá: trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp hai hình thức
này. Hình thức trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và
khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số
điểm học phần; Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá khóa luận được thực hiện
trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm
ít nhất 3 thành viên;
- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành
viên hội đồng và người học;
- Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả
kháng khác, Trường thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Các nội dung khác liên quan đến điểm học phần được đề cập cụ thể trong
Quy định đánh giá và quản lý điểm học phần hiện hành của Trường.
2. Tổ chức Kỳ thi kết thúc học phần
a) Cuối mỗi học kỳ, Trường tổ chức một kỳ thi chính.
b) Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học
phần đó, ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ.
3. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần
a) Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung và chuẩn đầu ra của
học phần đã quy định trong chương trình. Đối với học phần đã có ngân hàng đề
thi thì phải sử dụng đề thi từ ngân hàng đề thi theo quy định hiện hành.
b) Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự
luận), vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, thực hành trên máy tính hoặc kết
hợp giữa các hình thức trên. Hình thức thi được quy định trong đề cương chi tiết
của mỗi học phần.
c) Việc tổ chức coi thi, chấm thi, cập nhật và công bố kết quả thi, bảo quản
và lưu giữ các bài thi sau khi chấm được thực hiện theo quy định riêng về tổ chức
thi kết thúc học phần của Trường.
d) Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do
chính đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Sinh viên

Trang 35
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, được dự thi ở các kỳ thi kết thúc học
phần tiếp theo và điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu.
4. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
a) Điểm thành phần được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến 0,1 điểm.
b) Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số
tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới
đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm c khoản này.
- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung
bình học tập, bao gồm:

TT Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4

1 Từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

2 Từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

3 Từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

4 Từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

5 Từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

6 Từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

7 Từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

8 Từ 4,0 đến 4,9 D 1,0

- Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt,
không tính vào điểm trung bình học tập:
Đ: từ 5,0 trở lên.
- Loại không đạt:

TT Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4

1 Dưới 4,0 F 0,0

c) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được
tính vào điểm trung bình học tập:
V: Điểm chưa hoàn thiện do vắng thi không có đơn xin phép;
P: Điểm chưa hoàn thiện do vắng thi có đơn xin phép được nhà Trường chấp thuận;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

Trang 36
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

M: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
5. Học lại, thi và học cải thiện điểm:
a) Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký học lại theo quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Quy chế này, điểm lần học cuối là điểm chính
thức của học phần;
b) Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký học lại để cải thiện
điểm; điểm chính thức của học phần là điểm cao nhất trong các lần học.
Điều 11: Đánh giá kết quả học tập và xếp loại
1. Tính điểm trung bình:
a) Để tính điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình tích lũy, điểm chữ của
học phần được quy đổi về điểm số thang điểm 4 như mục b khoản 4 Điều 10 của
Quy chế này.
b) Những điểm chữ không được quy định tại mục a khoản 1 Điều này không
được tính vào các điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy.
c) Điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo
công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

∑a
i =1
i × ni
A= n

∑ni =1
i

Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy;
ai là điểm của học phần thứ i, theo thang điểm 4;
ni là số tín chỉ của học phần thứ i;
n là tổng số học phần được tính vào điểm trung bình.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học
kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình
chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực
sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao
nhất trong các lần thi.
2. Xếp loại học lực
Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ hoặc điểm
trung bình tích lũy theo thang điểm 4, kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp
vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh
viên về học lực, như sau:
Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

Trang 37
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;


Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
Dưới 1,0: Kém.
3) Xếp trình độ năm học:
Sinh viên được xếp trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu
khóa học (gọi tắt là N) và số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học
tập chuẩn (gọi tắt là M), cụ thể như sau:
a) Trình độ năm thứ nhất: N < M;
b) Trình độ năm thứ hai: M ≤ N < 2M;
c) Trình độ năm thứ ba: 2M ≤ N < 3M;
d) Trình độ năm thứ tư: 3M ≤ N < 4M;
e) Trình độ năm thứ năm: 4M ≤ N < 5M.
Điều 12. Cảnh báo học tập và buộc thôi học
1. Cảnh báo học tập
Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập khi rơi vào một
trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học,
dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
b) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ
nhất; dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai; dưới 1,6 đối với sinh viên
trình độ năm thứ ba; dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
c) Sinh viên đã học hết thời gian chuẩn của chương trình đào tạo hoặc chưa
hết thời gian chuẩn nhưng đã học học phần Báo cáo thực tập tốt nghiệp/Khóa luận
tốt nghiệp mà chưa tích lũy đủ số tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo
không thực hiện đăng ký học ở học kỳ tiếp theo. Kết quả cảnh báo học tập này
không cộng dồn để tính tổng số lần cảnh báo để buộc thôi học.
2. Buộc thôi học:
Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Bị cảnh báo học tập vượt quá 2 lần liên tiếp.
b) Bị cảnh báo vượt quá 3 lần. Riêng khoản này không áp dụng cho sinh
viên là người dân tộc thiểu số, sinh viên quốc tế.
c) Vượt quá thời gian đào tạo tối đa cho phép học tại Trường quy định tại
khoản 6, Điều 2 của Quy chế này.

Trang 38
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

d) Bị kỷ luật lần thứ 2 vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ.


e) Không đăng ký học trong 1 học kỳ chính mà không có quyết định cho
phép tạm ngừng học tập của Hiệu trưởng đối với sinh viên không thuộc điểm f,
khoản 2 của Điều này.
f) Không đăng kí học trong 2 học kỳ chính liên tiếp mà không có đơn xin
tạm ngừng học tập đối với sinh viên đã học hết thời gian chuẩn của chương trình
đào tạo hoặc chưa hết thời gian chuẩn nhưng đã học học phần Báo cáo thực tập
tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp.
g) Điểm thành phần của tất cả các học phần đã đăng ký học trong học kỳ
bằng 0.
h) Sinh viên bị buộc thôi học được phép bảo lưu kết quả học tập đã tích lũy
trong thời gian đào tạo tại Trường. Số tín chỉ được bảo lưu không quá 50% khối
lượng chương trình đào tạo.
Điều 13. Xét miễn học, công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
1. Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác,
một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc
từ một cơ sở đào tạo khác được Trường xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín
chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
2. Hội đồng chuyên môn của Trường xem xét miễn học, công nhận, chuyển
đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách
thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương
trình theo các cấp độ:
a) Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
b) Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
c) Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
3. Khối lượng tín chỉ tối đa được miễn học, công nhận, chuyển đổi không
vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo.
4. Học phần được miễn học, công nhận tín chỉ và tính điểm trung bình học
tập bao gồm: các học phần đã tích lũy từ một ngành đào tạo hoặc một chương
trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác tối thiểu
phải cùng trình độ đào tạo. Đối với các học phần này thì trong bảng điểm sẽ ghi
kết quả theo thang điểm 10, được quy đổi sang thang điểm chữ và thang điểm 4.
5. Học phần được miễn học, công nhận tín chỉ và không tính điểm trung
bình học tập bao gồm: Các học phần đã được tích lũy từ một ngành đào tạo hoặc
một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác
có trình độ đào tạo thấp hơn hoặc các học phần được tích lũy từ các chứng chỉ
chuyên môn được công nhận (Tiếng Anh, tin học, các học phần thực hành nghiệp

Trang 39
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

vụ liên quan đến lĩnh vực du lịch…). Đối với các học phần này thì trong bảng
điểm ghi chữ “M”.
Điều 14. Thực tập cuối khóa, làm khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp
1. Sinh viên sau khi tích lũy đủ các học phần tiên quyết được đăng ký thực
tập cuối khóa, thực hiện khóa luận tốt nghiệp, đề án tốt nghiệp hoặc báo cáo thực
tập tốt nghiệp.
2. Khóa luận tốt nghiệp:
Khóa luận tốt nghiệp áp dụng cho sinh viên thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Còn tối đa 7 tín chỉ chưa học theo chương trình đào tạo của chuyên ngành
và các học phần chưa học này không thuộc danh mục các học phần học trước khi
đăng ký thực tập tốt nghiệp của ngành, chuyên ngành đó.
- Có điểm trung bình chung tích lũy từ 3,0 trở lên tại thời điểm đăng ký.
- Đã hoặc đang học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học ở thời
điểm đăng ký thực tập tốt nghiệp.
3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp áp dụng cho sinh viên không chọn học phần
Khóa luận tốt nghiệp, còn tối đa 13 tín chỉ chưa học theo chương trình đào tạo của
chuyên ngành và các học phần chưa học này không thuộc danh mục các học phần
học trước khi đăng ký thực tập tốt nghiệp của chuyên ngành đó. Trong học kỳ
thực hiện học phần Báo cáo thực tập tốt nghiệp, sinh viên được đăng ký học thêm
các học phần khác nhưng không quá 13 tín chỉ (không tính học phần Báo cáo thực
tập tốt nghiệp).
4. Đề án tốt nghiệp:
Đề án tốt nghiệp áp dụng cho sinh viên đào tạo theo chương trình đào tạo
đặc thù, đã học các học phần học trước khi đăng ký đề án tốt nghiệp của chuyên
ngành đó. Trong học kỳ thực hiện học phần đề án tốt nghiệp, sinh viên được đăng
ký học thêm các học phần khác nhưng không quá 7 tín chỉ (không tính học phần
Đề án tốt nghiệp).
Điều 15. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc
khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ hạng trung bình trở
lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

Trang 40
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

d) Có đơn gửi Phòng Đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp.
2. Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận
tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này để lập danh sách sinh viên đủ điều kiện
tốt nghiệp. Hội đồng xét tốt nghiệp do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được
Hiệu trưởng ủy quyền làm Chủ tịch, Trưởng phòng Đào tạo làm thư ký, các thành
viên là các trưởng khoa, trưởng các phòng, giám đốc các trung tâm có liên quan.
3. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định
công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp và cấp bằng tốt
nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều
kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với Trường.
4. Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn
khoá được quy định như sau:
Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
Trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại
Xuất sắc và Giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín
chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
5. Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ
điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng -
an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công
nghệ thông tin, chuẩn đầu ra hoạt động ngoại khóa trong thời hạn 03 năm tính từ
khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt
nghiệp.
6. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần
đã tích lũy học trong chương trình đào tạo của Trường.
7. Sinh viên đại học theo hình thức đào tạo chính quy hết thời gian học tối
đa theo quy định được chuyển qua học theo hình thức vừa học vừa làm của Trường
nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.

Trang 41
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương IV
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Điều 16. Nghỉ học tạm thời, thôi học
1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng (thông qua Phòng Đào
tạo) xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b) Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các
kỳ thi, giải đấu quốc tế;
c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
d) Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở Trường
và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân được tính vào thời gian học chính
thức quy định tại khoản 6 Điều 2 của Quy chế này.
2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại Trường, phải
viết đơn gửi Hiệu trưởng (qua Phòng Đào tạo) ít nhất một tuần trước khi bắt đầu
học kỳ mới.
3. Sinh viên được xin thôi học vì lý do cá nhân trừ trường hợp bị xem xét
buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Sinh viên cần viết đơn xin thôi học gửi Hiệu
trưởng (thông qua Phòng Đào tạo). Những sinh viên này muốn quay trở lại học
phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.
4. Sinh viên chỉ được nghỉ học tạm thời, thôi học khi được Hiệu trưởng nhà
trường cho phép.
Điều 17. Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển
hình thức học
1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành
đào tạo khác của Trường khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa,
không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy
định tại khoản 6 Điều 3 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo trong
cùng khóa tuyển sinh;
c) Trường có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực
đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của Trưởng Khoa phụ trách chương trình, ngành đào tạo
chuyển đi và chuyển đến và của Hiệu trưởng Nhà trường.

Trang 42
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện
sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa,
không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy
định tại khoản 5 Điều 3 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng
khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
c) Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá
năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở
đào tạo xin chuyển đến.
3. Sinh viên được xem xét chuyển từ đào tạo theo hình thức chính quy sang
hình thức vừa làm vừa học nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định đối với
hình thức chuyển đến.
4. Căn cứ vào hồ sơ, các điều kiện đảm bảo chất lượng, Đại học Đà Nẵng
quyết định cho phép sinh viên được chuyển ngành, chuyển cơ sở đào tạo và
chuyển hình thức học. Danh mục hồ sơ chuyển ngành, chuyển cơ sở đào tạo,
chuyển hình thức đào tạo được hướng dẫn ở Phụ lục II.
5. Việc xét miễn học, công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ đối
với các sinh viên chuyển ngành học, chuyển trường thực hiện theo quy định ở
Điều 13 của Quy chế này.
Điều 18. Trao đổi sinh viên và hợp tác trong đào tạo
1. Trường xây dựng và ban hành quy định, quy trình về việc công nhận lẫn
nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ làm căn cứ cho
phép sinh viên của Trường được học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác và
ngược lại (sau đây gọi là trao đổi sinh viên).
2. Trong hợp tác đào tạo giữa Trường với các cơ sở đào tạo khác, sinh viên
của Trường có thể đăng ký thực hiện học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác
và ngược lại, nếu được Hiệu trưởng của hai cơ sở đào tạo đồng ý.
3. Việc đánh giá và công nhận lẫn nhau số lượng tín chỉ mà sinh viên tích
lũy tại cơ sở phối hợp đào tạo khác không vượt quá 25% tổng khối lượng của
chương trình đào tạo.
4. Điều kiện trao đổi sinh viên, hợp tác đào tạo, việc công nhận kết quả học
tập và chuyển đổi tín chỉ cho sinh viên khi thực hiện chương trình đào tạo dựa
trên biên bản hợp tác ký kết giữa Trường và cở sở đào tạo khác và công khai trên
trang thông tin điện tử của Trường.

Trang 43
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Điều 19. Học cùng lúc hai chương trình


1. Sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình
khác, ngành khác nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem
xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học
chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được
xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất (quy định tại Khoản 3, Điều
11 của Quy chế này). Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02
điều kiện sau:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp
ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp
ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
3. Sinh viên muốn đăng ký chương trình thứ 2 làm đơn gởi Hiệu trưởng
(thông qua Phòng Đào tạo). Trường sẽ xem xét kiểm tra hồ sơ của sinh viên. Nếu
sinh viên đủ điều kiện, Trường lập tờ trình và chuyển hồ sơ về Đại học Đà Nẵng
xét duyệt. Căn cứ vào hồ sơ, các điều kiện đảm bảo chất lượng, Đại học Đà Nẵng
quyết định cho phép sinh viên được học chương trình thứ 2. Danh mục hồ sơ đăng
ký học chương trình thứ 2 được hướng dẫn ở Phụ lục III.
4. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung
bình tích lũy của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện
cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp
theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.
5. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương
trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 6
Điều 2 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận
kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có
trong chương trình thứ nhất. Kết quả các học phần này được tính vào điểm trung
bình chung tích lũy khi xét công nhận tốt nghiệp chương trình 2.
6. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều
kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng ký muộn nhất 02 năm trước
thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
7. Trường chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp
ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo.
Điều 20. Học liên thông đối với người có văn bằng khác
1. Người đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp được
dự tuyển và học liên thông lên trình độ đại học theo quy định hiện hành của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy chế của cơ sở đào tạo.

Trang 44
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Người đã tốt nghiệp đại học được dự tuyển và học liên thông để nhận thêm
một bằng tốt nghiệp đại học của Trường đối với các ngành đã tuyển sinh được tối
thiểu 03 khóa theo ngành đào tạo và hình thức đào tạo mà người học lựa chọn.
3. Người học liên thông thực hiện chương trình đào tạo và đăng ký học tập
theo kế hoạch chung như các sinh viên khác cùng hình thức đào tạo. Trên cơ sở
công nhận và chuyển đổi tín chỉ, sinh viên được miễn trừ các học phần tương ứng
với những khối lượng học tập đã tích lũy theo quy định về công nhận kết quả học
tập và chuyển đổi tín chỉ của Trường được quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
4. Người học chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học hình thức
chính quy được học các tín chỉ trong chương trình đào tạo cùng với sinh viên
chính quy và người học chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học hình thức
vừa làm vừa học được học các nội dung trong chương trình đào tạo cùng với sinh
viên vừa làm vừa học tương ứng. Việc tổ chức đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp
thực hiện theo quy định hiện hành về đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Điều 21. Xử lý vi phạm đối với sinh viên
1. Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị
xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi
tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học
tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với
trường hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng
tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã
được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
1. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì phát sinh, vướng mắc, khó khăn các
đơn vị phản hồi về trường (qua phòng Đào tạo) để trình Hiệu trưởng ban hành các
quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
Trưởng các đơn vị có liên quan, giảng viên, cán bộ viên chức và toàn thể
sinh viên đại học chịu trách nhiệm thi hành quy chế này.

HIỆU TRƯỞNG

Trang 45
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ
Công tác sinh viên Đại học Đà Nẵng
đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy
(Ban hành kèm Quyết định số 2721/QĐ-ĐHĐN ngày 10/8/2018
của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về công tác sinh viên đối với chương trình đào
tạo đại học hệ chính quy tại Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN), bao gồm: Quyền và
nghĩa vụ của sinh viên; hệ thống tổ chức và quản lý; khen thưởng và kỷ luật sinh
viên; nội dung công tác sinh viên.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học thành viên
(CSGDĐHTV); các Khoa, Viện, Phân hiệu trực thuộc ĐHĐN sau đây gọi chung
là các đơn vị trực thuộc (ĐVTT) có đào tạo sinh viên trình độ đại học hệ chính
quy và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Sinh viên
1. Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương
trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các CSGDĐHTV và ĐVTT
ĐHĐN.
2. Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu
tại ĐHĐN; được hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để phát
triển toàn diện cả về đạo đức, tri thức, phẩm chất, năng lực, tầm nhìn, kỹ năng
và sức khỏe… đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.
Điều 3. Công tác sinh viên
1. Công tác sinh viên là một trong những công tác trọng tâm của ĐHĐN,
bao gồm tổng thể các hoạt động giáo dục đào tạo, tuyên truyền, quản lý, tư vấn,
hướng nghiệp, hỗ trợ, chăm sóc toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của sinh
viên nhằm đảm bảo các mục tiêu của giáo dục đại học.
2. Công tác sinh viên tại ĐHĐN phải thực hiện đúng chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và của ĐHĐN.

Trang 46
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

3. Công tác sinh viên phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công
khai, minh bạch trong các vấn đề có liên quan đến sinh viên.
4. Công tác sinh viên phải đảm bảo tính hiệu quả, thống nhất trong toàn
ĐHĐN.
Chương II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN
Điều 4. Quyền của sinh viên
1. Được nhận vào học đúng ngành đã trúng tuyển, được cấp thẻ sinh viên,
được cấp tài khoản thông tin riêng phục vụ hoạt động học tập.
2. Được hưởng đầy đủ các quyền về đào tạo theo Quy chế đào tạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định của ĐHĐN, các CSGDĐHTV và ĐVTT.
3. Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài theo quy định hiện hành,
tham gia các hoạt động trao đổi, giao lưu sinh viên quốc tế trong khuôn khổ
chương trình hoặc hiệp định hợp tác quốc tế của Nhà nước, của ĐHĐN hoặc các
CSGDĐHTV và ĐVTT.
4. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được ĐHĐN và các
CSGDĐHTV cấp Bằng tốt nghiệp, bảng kết quả học tập và rèn luyện, hồ sơ sinh
viên, các giấy tờ liên quan cần thiết, hỗ trợ các thủ tục tìm kiếm việc làm sau khi
tốt nghiệp.
5. Được đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi
Olympic, thi sinh viên giỏi, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, thi năng khiếu và các
cuộc thi khác dành cho sinh viên; tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ chuyên
ngành (nếu có).
6. Được sử dụng học liệu, thiết bị và phương tiện phục vụ học tập, nghiên
cứu khoa học (NCKH) theo quy định.
7. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá
nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định; được phổ biến nội quy, quy định,
quy chế về đào tạo, rèn luyện, chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ĐHĐN có liên quan đến sinh viên.
8. Được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động trong các tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt
Nam; được tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động văn hóa,
xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học phù hợp với quy định của của
pháp luật và của ĐHĐN.
9. Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và
các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện
hợp pháp của mình kiến nghị với các CSGDĐHTV, ĐVTT và ĐHĐN các giải
pháp để góp phần xây dựng các CSGDĐHTV, ĐVTT và ĐHĐN phát triển;

Trang 47
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng các CSGDĐHTV, Thủ
trưởng các ĐVTT, Giám đốc ĐHĐN giải quyết các vấn đề có liên quan đến
quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
10. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được đơn vị đào
tạo và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nếu ở ngoại trú.
11. Được thực tập, thực tế tại các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước.
12. Được hưởng các chế độ, chính sách, được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe;
được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành.
13. Được xem xét, giải quyết nguyện vọng ở nội trú (Ký túc xá) theo quy chế,
quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHĐN, các CSGDĐHTV và
ĐVTT.
14. Được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm hoặc cung
cấp thông tin về thị trường lao động để có thể kiếm việc làm phù hợp, phát huy
năng lực chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
15. Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của các CSGDĐHTV và
ĐVTT (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe,
tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt...).
Điều 5. Nghĩa vụ của sinh viên
1. Chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, Điều lệ trường đại học, các nội quy, quy chế, quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, ĐHĐN, các CSGDĐHTV và ĐVTT.
2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của
các CSGDĐHTV, ĐVTT; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn
luyện đạo đức, lối sống.
3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ, viên chức, nhân viên trong các
CSGDĐHTV, ĐVTT; đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập, rèn
luyện và NCKH; thực hiện tốt nếp sống văn hóa; tích cực tham gia các phong
trào, các cuộc vận động về chính trị, tư tưởng, đạo đức của ngành giáo dục, của
ĐHĐN, các CSGDĐHTV và ĐVTT.
4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của tập thể và cá nhân; góp phần xây dựng, giữ
gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống, uy tín của ĐHĐN, các CSGDĐHTV và
ĐVTT.
5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học,
khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập và khi ra trường.
6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

Trang 48
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội
vì cộng đồng, các tổ chức sự kiện phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu
cầu của ĐHĐN, các CSGDĐHTV và ĐVTT.
8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà
nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước
ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi
hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
9. Tham gia phòng, chống các hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi
cử và trong các hoạt động khác của sinh viên, cán bộ, giảng viên; kịp thời báo
cáo với khoa, phòng chức năng thuộc các CSGDĐHTV và ĐVTT, Hiệu trưởng
các CSGDĐHTV, Thủ trưởng ĐVTT khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian
lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội
quy, quy chế khác của sinh viên, viên chức, công chức, giảng viên.
10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.
11. Giữ gìn, bảo vệ và sử dụng đúng mục đích Thẻ sinh viên, Thẻ thư
viện và các giấy tờ liên quan khác theo quy định của ĐHĐN, các CSGDĐHTV
và ĐVTT.
12. Nghiêm chỉnh chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự.
13.Thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú với công an Phường (Xã) theo quy
định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của chính quyền, công an địa
phương; xin nhận xét nơi cư trú theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, ĐHĐN và của các CSGDĐHTV và ĐVTT.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp
luật, của ĐHĐN, các CSGDĐHTV và ĐVTT.
Điều 6. Các hành vi sinh viên không được làm
Thực hiện theo quy định tại Điều 88 Luật Giáo dục, Điều 61 Luật Giáo
dục đại học. Cụ thể:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ,
nhân viên, sinh viên và những người khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học.
4. Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong ĐHĐN,
các CSGDĐHTV, ĐVTT và nơi công cộng.
5. Tuyên truyền, chia sẻ các thông tin sai sự thật qua các trang mạng xã
hội ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức và đơn vị.
6. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

Trang 49
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương III
HỆ THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
Điều 7. Đại học Đà Nẵng
1. Trách nhiệm:
a) Giám đốc ĐHĐN chịu trách nhiệm cao nhất đối với công tác sinh viên
trong toàn ĐHĐN; chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác sinh viên của
ĐHĐN;
b) Ban Công tác HSSV là Ban chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám
đốc, làm đầu mối phối hợp với các Ban chức năng, CSGDĐHTV, ĐVTT và các
tổ chức liên quan tổ chức thực hiện công tác sinh viên ở ĐHĐN;
c) Văn phòng và các Ban chức năng khác, Trung tâm trực thuộc có trách
nhiệm tham mưu, giúp Giám đốc ĐHĐN về công tác sinh viên theo lĩnh vực công
tác được phân công.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Ban hành các văn bản quy định về chủ trương, chính sách, xây dựng
phương hướng, kế hoạch công tác sinh viên ở ĐHĐN; chỉ đạo, tổ chức, hướng
dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác sinh viên tại các
CSGDĐHTV, ĐVTT;
b) Chỉ đạo, ban hành hướng dẫn tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - Học
sinh sinh viên” đầu khóa, đầu năm học và cuối khóa theo hướng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; tổ chức đối thoại với học sinh, sinh viên cấp ĐHĐN, chỉ
đạo các CSGDĐHTV, ĐVTT hằng năm tổ chức đối thoại với sinh viên để cung
cấp thông tin cần thiết cho sinh viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết
kịp thời những thắc mắc, nhu cầu chính đáng của sinh viên; Chỉ đạo, hướng dẫn
các CSGDĐHTV, ĐVTT tổ chức các hoạt động chính trị và nội dung các đợt
sinh hoạt chính trị cho sinh viên;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý sinh viên, công tác thực
hiện chế độ, chính sách đối với sinh viên tại các CSGDĐHTV, ĐVTT;
d) Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm
cho sinh viên toàn ĐHĐN;
đ) Chịu trách nhiệm phát triển, khai thác, điều tiết và tổ chức thực hiện
việc cấp các học bổng ngoài ngân sách do ĐHĐN quản lý. Chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng học bổng ngoài ngân sách Nhà nước
tại các CSGDĐHTV, ĐVTT;
e) Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, lưu trữ hồ sơ và các cơ sở dữ liệu có
liên quan tới sinh viên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
ĐHĐN;

Trang 50
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

g) Quyết định cử sinh viên đi học nước ngoài theo các chương trình đào
tạo hoặc liên kết đào tạo dài hạn (thời gian trên 06 tháng);
h) Chỉ đạo và tổ chức việc phối hợp thực hiện công tác sinh viên giữa các
CSGDĐHTV, ĐVTT đảm bảo tính liên thông, liên kết, chia sẻ và phát huy
nguồn lực trong toàn ĐHĐN;
i) Tổ chức các hoạt động sinh viên quy mô cấp ĐHĐN. Thành lập và tổ
chức đội tuyển của ĐHĐN tham gia hoạt động cấp Tỉnh, Ngành và Trung ương.
Quyết định sự tham gia của sinh viên mang tính chất đại diện cho ĐHĐN khi có
sự huy động của địa phương, các cấp, các ngành hoặc các tổ chức khác;
k) Làm đầu mối phối hợp với chính quyền, công an địa phương trong việc
xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp, tổ chức thực hiện công tác quản lý, giáo
dục, trợ giúp sinh viên toàn ĐHĐN nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội và môi trường giáo dục lành mạnh trên địa bàn;
l) Tạo điều kiện để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ
chức chính trị - xã hội khác phát huy hiệu quả vai trò trong công tác sinh viên;
chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Điều 8. Các CSGDĐHTV, ĐVTT
1. Hiệu trưởng các CSGDĐHTV, Thủ trưởng ĐVTT chịu trách nhiệm cao
nhất đối với công tác sinh viên trong đơn vị mình:
a) Chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tác sinh viên. Bố trí
các nguồn lực nhằm bảo đảm thực hiện tốt các nội dung của công tác sinh viên;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, ngành và địa phương trong công tác sinh viên; tạo điều kiện cho sinh
viên thực hiện đầy đủ quyền và nhiệm vụ của mình;
c) Chỉ đạo tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” đầu khóa, đầu
năm và cuối khóa học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHĐN;
hằng năm, tổ chức đối thoại với sinh viên để cung cấp thông tin cần thiết cho
sinh viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc,
nhu cầu chính đáng của sinh viên;
d) Đảm bảo các điều kiện để phát huy hiệu quả vai trò của tổ chức Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trong công tác sinh viên; chú trọng công
tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên;
đ) Quyết định sự tham gia của sinh viên mang tính chất đại diện cho cơ sở
giáo dục đại học khi có sự huy động của địa phương, các cấp, các ngành hoặc
các tổ chức khác.
2. Phòng (bộ phận phụ trách) Công tác sinh viên

Trang 51
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Là đơn vị chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng/Thủ trưởng
ĐVTT, làm đầu mối phối hợp với các đơn vị khác (phòng, khoa, trung tâm...)
trong CSGDĐHTV/ĐVTT thực hiện nhiệm vụ quản lý sinh viên.
Phòng (bộ phận phụ trách) Công tác sinh viên có trách nhiệm theo dõi,
hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận khác trong hệ thống quản lý của CSGDĐHTV/
ĐVTT triển khai thực hiện công tác quản lý sinh viên theo sự phân cấp của Hiệu
trưởng/Thủ trưởng; tham mưu Hiệu trưởng/Giám đốc ĐHĐN quyết định cử sinh
viên đi học nước ngoài theo các chương trình đào tạo hoặc liên kết đào tạo có
thời hạn dưới 06 tháng.
3. Khoa đối với các CSGDĐHTV/Tổ chuyên môn đối với ĐVTT.
Là đơn vị chuyên môn thuộc CSGDĐHTV/ĐVTT có nhiệm vụ quản lý
sinh viên thuộc Khoa/Tổ và thực hiện một số nội dung công tác sinh viên theo
phân cấp của Hiệu trưởng CSGDĐHTV/Thủ trưởng ĐVTT.
4. Chủ nhiệm lớp sinh viên
Căn cứ điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng CSGDĐHTV/Thủ trưởng ĐVTT
(hoặc cấp phó được ủy quyền) phân công giảng viên, viên chức của nhà trường
làm công tác chủ nhiệm lớp sinh viên để hỗ trợ quản lý lớp sinh viên về các mặt
học tập, rèn luyện và các hoạt động khác của lớp sinh viên. Hiệu trưởng/Thủ
trưởng quy định cụ thể về trách nhiệm, chế độ đối với chủ nhiệm lớp sinh viên.
5. Cố vấn học tập
Cố vấn học tập là giảng viên có cùng hoặc gần lĩnh vực chuyên môn với
môn học; căn cứ điều kiện cụ thể Hiệu trưởng CSGDĐHTV/Thủ trưởng ĐVTT
(hoặc cấp Khoa/Tổ chuyên môn được Hiệu trưởng/Thủ trưởng ủy quyền) phân
công giảng viên kiêm nhiệm công tác cố vấn học tập cho sinh viên để tư vấn,
hướng dẫn sinh viên thực hiện tốt quy chế, quy định về đào tạo. Có thể phân
công một giảng viên kiêm nhiệm công tác cố vấn học tập và chủ nhiệm lớp sinh
viên. Hiệu trưởng CSGDĐHTV/Thủ trưởng ĐVTT quy định cụ thể về trách
nhiệm, chế độ đối với cố vấn học tập.
Điều 9. Lớp sinh viên
1. Lớp sinh viên: Bao gồm những sinh viên cùng ngành, nghề, khoá học,
được duy trì ổn định trong cả khóa học, là nơi để CSGDĐHTV, ĐVTT tổ chức,
quản lý về thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các
hoạt động xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Đại diện lớp là Ban cán sự lớp
sinh viên.
2. Ban cán sự lớp sinh viên gồm:
a) Lớp trưởng và 02 lớp phó do tập thể sinh viên trong lớp bầu vào đầu
năm học, được Hiệu trưởng CSGDĐHTV/Thủ trưởng ĐVTT (hoặc người được

Trang 52
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hiệu trưởng CSGDĐHTV/Thủ trưởng ĐVTT ủy quyền) công nhận. Nhiệm kỳ


Ban cán sự lớp sinh viên theo năm học;
b) Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp sinh viên
- Tổ chức sinh hoạt lớp; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ học
tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống, các hoạt động xã hội và các
hoạt động khác theo kế hoạch của các cấp thuộc CSGDĐHTV, ĐVTT;
- Đôn đốc sinh viên trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế
về học tập, rèn luyện của ĐHĐN, CSGDĐHTV, ĐVTT. Xây dựng nề nếp tự
quản trong lớp;
- Tổ chức hoạt động của lớp để động viên, giúp đỡ những sinh viên gặp
khó khăn trong học tập, rèn luyện. Thay mặt cho sinh viên của lớp liên hệ với
chủ nhiệm lớp sinh viên và các giảng viên bộ môn để giải quyết các công việc
hằng ngày liên quan tới tập thể lớp, tới từng sinh viên; đề nghị các Khoa/Tổ
chuyên môn, Phòng (bộ phận phụ trách) Công tác sinh viên và lãnh đạo
CSGDĐHTV, ĐVTT giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của sinh viên trong lớp;
- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Hội Sinh viên các cấp trong hoạt động của lớp.
c) Quyền lợi của Ban cán sự lớp sinh viên
Được ưu tiên cộng điểm rèn luyện và các chế độ khác theo quy định của
ĐHĐN, CSGDĐHTV, ĐVTT.
Điều 10. Lớp học phần
1. Lớp học phần: Gồm các sinh viên đăng ký cùng học một học phần.
Được tổ chức theo thời gian từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc học phần, là nơi
để nhà trường theo dõi, quản lý về học tập và ý thức kỷ luật của sinh viên trong
giờ học.
2. Ban cán sự lớp học phần: Ban cán sự lớp học phần gồm lớp trưởng và
lớp phó do giảng viên giảng dạy học phần đó chỉ định. Nhiệm kỳ của Ban cán sự
lớp học phần theo thời gian học của học phần. Ban cán sự lớp học phần có trách
nhiệm báo cáo việc chấp hành nội quy, quy chế của sinh viên trong lớp với đơn
vị phụ trách công tác sinh viên. Ban cán sự lớp học phần được ưu tiên cộng điểm
rèn luyện và các chế độ khác theo quy định của ĐHĐN, CSGDĐHTV, ĐVTT.
3. Tùy theo đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị, Hiệu trưởng
CSGDĐHTV và Thủ trưởng ĐVTT quyết định việc tổ chức thực hiện lớp học
phần.

Trang 53
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT SINH VIÊN
Điều 11. Nội dung, hình thức khen thưởng
1. Công tác khen thưởng đối với công tác sinh viên được thực hiện thường
xuyên, kịp thời để động viên, khuyến khích các cá nhân và tập thể lớp sinh viên
đạt thành tích tiêu biểu, xứng đáng. Nội dung, hình thức và mức khen thưởng
thường xuyên do Giám đốc ĐHĐN, Hiệu trưởng các CSGDĐHTV và Thủ
trưởng ĐVTT quy định.
2. Khen thưởng chuyên đề, đột xuất, các trường hợp có thành tích đặc biệt
xuất sắc:
a) Đoạt giải trong các cuộc thi Olympic các môn học, nghiên cứu khoa
học, các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, học thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao;
b) Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh
viên, trong hoạt động thanh niên xung kích, sinh viên tình nguyện, giữ gìn an
ninh trật tự, các hoạt động trong lớp, khoa, trong khu nội trú (Ký túc xá), hoạt
động xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao;
c) Có thành tích trong việc thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã
hội, dũng cảm cứu người bị nạn, chống tiêu cực, tham nhũng;
d) Các thành tích đặc biệt khác;
đ) Hiệu trưởng các CSGDĐHTV và Thủ trưởng ĐVTT đề xuất Giám đốc
ĐHĐN khen thưởng các sinh viên đạt thành tích đặc biệt xuất sắc (Thủ khoa, Á
khoa kỳ tuyển sinh; Thủ khoa tốt nghiệp; đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia,
quốc tế; đạt thành tích nổi bật trong công tác đảng, đoàn thể...).
3. Thi đua, khen thưởng toàn diện, định kỳ đối với cá nhân và tập thể lớp
sinh viên được tiến hành vào cuối năm học, khóa học. Cụ thể:
a) Đối với cá nhân:
- Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại: Khá, Giỏi, Xuất sắc.
- Tiêu chuẩn xếp loại:
+ Đạt danh hiệu sinh viên Khá: Xếp loại học tập và rèn luyện từ Khá trở lên.
+ Đạt danh hiệu sinh viên Giỏi: Xếp loại học tập từ Giỏi trở lên và xếp
loại rèn luyện từ Tốt trở lên.
+ Đạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc: Kết quả học tập đạt Xuất sắc và xếp
loại rèn luyện Xuất sắc.
- Danh hiệu cá nhân được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên.

Trang 54
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Không xét khen thưởng đối với sinh viên bị kỷ luật hoặc có điểm thi kết
thúc học phần ở lần thi thứ nhất trong học kỳ hoặc năm học đó dưới mức Trung
bình.
b) Đối với tập thể lớp sinh viên:
- Danh hiệu tập thể lớp sinh viên gồm 2 loại: Lớp sinh viên Tiên tiến và
Lớp sinh viên Xuất sắc.
- Đạt danh hiệu Lớp sinh viên Tiên tiến nếu đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Có từ 25% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Khá trở lên.
+ Có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên Giỏi trở lên.
+ Không có cá nhân xếp loại học tập Kém hoặc rèn luyện Kém, bị kỷ luật
từ mức Cảnh cáo trở lên.
+ Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều
hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong các
CSGDĐHTV, ĐVTT.
- Đạt danh hiệu Lớp sinh viên Xuất sắc nếu đạt các tiêu chuẩn của danh
hiệu lớp sinh viên Tiên tiến và có từ 10% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên
Giỏi trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc.
Việc công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng năm học đối với cá
nhân và tập thể sẽ do Hiệu trưởng các CSGDĐHTV quyết định. Thủ trưởng các
ĐVTT thực hiện theo ủy quyền của Giám đốc ĐHĐN.
Điều 12. Trình tự, thủ tục xét khen thưởng
1. Vào đầu năm học, các CSGDĐHTV và ĐVTT tổ chức cho sinh viên,
các lớp sinh viên đăng ký danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể lớp sinh viên.
2. Thủ tục xét khen thưởng:
- Căn cứ vào thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện của sinh viên,
các lớp sinh viên tiến hành lập danh sách kèm theo bản thành tích cá nhân và tập
thể lớp, có xác nhận của chủ nhiệm lớp, đề nghị lên Khoa đối với các
CSGDĐHTV hoặc Tổ chuyên môn đối với các ĐVTT xem xét;
- Khoa hoặc Tổ chuyên môn tổ chức họp, xét và gửi danh sách lên
Phòng (bộ phận phụ trách) Công tác sinh viên tổng hợp;
- Phòng (bộ phận phụ trách) Công tác sinh viên tập hợp đề nghị lên Hội
đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên của CSGDĐHTV/ĐVTT tổ chức
xét và đề nghị Hiệu trưởng (Thủ trưởng đối với ĐVTT) công nhận danh hiệu đối
với cá nhân và tập thể lớp sinh viên.
- Đối với sinh viên nhận khen thưởng cấp ĐHĐN: các
CSGDĐHTV/ĐVTT gửi tờ trình khen thưởng qua Ban Công tác HSSV, Ban

Trang 55
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Công tác HSSV tổng hợp, đề xuất Ban Pháp chế Thi đua ĐHĐN và Ban Giám
đốc ĐHĐN quyết định.
Điều 13. Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm
1. Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tuỳ tính chất, mức độ, hậu quả
của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong
các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách: Áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu
nhưng ở mức độ nhẹ;
b) Cảnh cáo: Áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm
hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên
hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
c) Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong
thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành
vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho
hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Hiệu trưởng các CSGDĐHTV căn cứ
vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ
một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt
tù nhưng cho hưởng án treo. Thủ trưởng các ĐVTT thực hiện theo ủy quyền của
Giám đốc ĐHĐN;
d) Buộc thôi học: Áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình
chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính
chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến ĐHĐN,
các CSGDĐHTV, ĐVTT và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù.
2. Hình thức kỷ luật của sinh viên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh
viên và thông báo cho gia đình sinh viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức
đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, các cơ sở đào tạo phải gửi
thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú, công an (nơi
các CSGDĐHTV, ĐVTT đóng), gia đình sinh viên và cơ quan liên quan khác
biết để quản lý, giáo dục.
3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ
lục kèm theo Quy chế này.
Điều 14. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật
1. Thủ tục xét kỷ luật:
- Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình
thức kỷ luật. Trong trường hợp sinh viên không chấp hành làm bản tự kiểm điểm
thì Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên vẫn họp để xử lý trên cơ sở các
chứng cứ thu thập được;

Trang 56
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Chủ nhiệm lớp sinh viên chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích
và đề nghị hình thức kỷ luật gửi lên Khoa đối với các CSGDĐHTV hoặc Tổ
chuyên môn đối với các ĐVTT;
- Khoa (Tổ chuyên môn) tổ chức họp, xét và gửi danh sách lên Phòng (bộ
phận phụ trách) Công tác sinh viên tổng hợp;
- Phòng (bộ phận phụ trách) Công tác sinh viên tập hợp đề nghị lên Hội
đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên tổ chức họp để xét kỷ luật;
Thành phần dự họp xét kỷ luật sinh viên bao gồm: Các thành viên của Hội
đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên, đại diện tập thể lớp sinh viên có sinh
viên vi phạm và sinh viên có hành vi vi phạm. Sinh viên vi phạm kỷ luật đã
được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng) thì Hội đồng vẫn
tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật;
- Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Hiệu trưởng của
CSGDĐHTV hoặc Thủ trưởng ĐVTT ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.
Khi ra quyết định kỷ luật sinh viên từ hình thức cảnh cáo trở lên, các đơn
vị đào tạo phải báo cáo về ĐHĐN qua Ban Công tác HSSV để theo dõi, tổng
hợp và trả lời sinh viên khi có khiếu nại lên ĐHĐN.
2. Hồ sơ xử lý kỷ luật của sinh viên:
- Bản tự kiểm điểm (nếu có);
- Biên bản của tập thể lớp sinh viên họp kiểm điểm sinh viên có hành vi vi
phạm;
- Biên bản của Khoa (Tổ chuyên môn), Phòng (bộ phân phụ trách) Công
tác sinh viên;
- Các tài liệu có liên quan.
Điều 15. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật
1. Đối với sinh viên bị kỷ luật khiển trách: sau 03 tháng kể từ ngày có
quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm
đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết
định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật
chấm dứt hiệu lực.
2. Đối với sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo: sau 06 tháng kể từ ngày có quyết
định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến
mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ
luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm
dứt hiệu lực.
3. Đối với trường hợp đình chỉ học tập có thời hạn: khi hết thời hạn đình
chỉ, sinh viên phải xuất trình chứng nhận của địa phương (cấp xã, phường, thị

Trang 57
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

trấn) nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương; chứng
nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng
cho hưởng án treo để các CSGDĐHTV, ĐVTT, ĐHĐN xem xét, tiếp nhận vào
học tiếp.
4. Cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải có điều khoản ghi rõ thời
gian sinh viên bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến
thời điểm hết thời hạn bị kỷ luật theo quy định.
Điều 16. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng khen thưởng và kỷ
luật sinh viên
1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên:
Hiệu trưởng các CSGDĐHTV hoặc Thủ trưởng ĐVTT thành lập Hội
đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên để theo dõi công tác khen thưởng và kỷ
luật đối với sinh viên trong đơn vị mình. Thành phần Hội đồng gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng CSGDĐHTV
được ủy quyền; Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng ĐVTT được ủy quyền;
- Thường trực Hội đồng là Trưởng phòng (Trưởng bộ phận phụ trách)
Công tác sinh viên;
- Các ủy viên: Là đại diện các khoa, phòng, Tổ chuyên môn có liên quan;
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên cấp CSGDĐHTV, ĐVTT (nếu có).
Hội đồng có thể mời đại diện lớp sinh viên (lớp trưởng hoặc bí thư chi
đoàn) và chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập lớp của những lớp có sinh viên được
khen thưởng hoặc kỷ luật. Các thành phần này được tham gia phát biểu ý kiến,
đề xuất mức khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết.
2. Hiệu trưởng các CSGDĐHTV, Thủ trưởng ĐVTT tùy theo đặc điểm,
tình hình của đơn vị để thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và hoạt động của Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên.
Điều 17. Quyền khiếu nại về khen thưởng, kỷ luật
Cá nhân và tập thể sinh viên nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ
luật không thỏa đáng có quyền khiếu nại lên các Phòng, Ban chức năng hoặc
Hiệu trưởng CSGDĐHTV, Thủ trưởng ĐVTT; nếu đã được Hiệu trưởng
CSGDĐHTV, Thủ trưởng ĐVTT xem xét lại mà thấy chưa thỏa đáng có thể
khiếu nại lên ĐHĐN theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Các cấp nhận được đơn khiếu nại có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu và
trả lời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương V
NỘI DUNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
Điều 18. Tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền

Trang 58
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

1. Giáo dục tư tưởng chính trị


a) Giáo dục, tuyên truyền để sinh viên nắm vững và thực hiện đúng chủ
trương, đường lối của Đảng, hình thành bản lĩnh chính trị, yêu tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, cảnh giác và biết phê phán những luận điểm xuyên tạc, hành
động chống phá Đảng và Nhà nước;
b) Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức
chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động rèn luyện của sinh viên.
Tạo môi trường để sinh viên rèn luyện phấn đấu, được xét kết nạp vào Đảng.
2. Giáo dục đạo đức, lối sống
a) Giáo dục, tuyên truyền cho sinh viên những giá trị, truyền thống đạo đức
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và đạo
đức nghề nghiệp; biết phê phán những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo
đức;
b) Định hướng, giáo dục lối sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ phù hợp
với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân
sinh viên đối với tập thể và cộng đồng.
3. Giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật
a) Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp
luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật;
b) Nội dung giáo dục pháp luật đối với sinh viên tập trung vào các quy
chế, quy định về học tập và rèn luyện; pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ
nạn xã hội; đảm bảo trật tự an toàn giao thông và các Luật khác có liên quan.
4. Giáo dục kỹ năng: Kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm,...
5. Giáo dục thể chất
a) Giáo dục, hướng dẫn sinh viên về kỹ thuật, phương pháp luyện tập và
tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho sinh viên về ăn uống
đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh hoạt điều độ, không lạm
dụng rượu, bia, sử dụng chất kích thích, gây nghiện; kiến thức và kỹ năng chăm
sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh, tai nạn thương tích,…; Tổ chức và triển
khai hoạt động của Trạm Y tế trong cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
6. Giáo dục thẩm mỹ
a) Giáo dục kiến thức, kỹ năng để sinh viên biết yêu và cảm thụ cái đẹp
trong tự nhiên, cuộc sống xã hội và trong nghệ thuật.

Trang 59
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

b) Hình thành năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ; hình thành thị
hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn; hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng
ham muốn và khả năng chuyển tải cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng
xử. Có thái độ phê phán cái xấu, phản thẩm mỹ trong tâm hồn, trong hành vi
ứng xử, hình dáng, trang phục,...
Điều 19. Công tác quản lý sinh viên
1. Công tác hành chính
a) Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, sắp xếp, bố trí sinh viên vào các
lớp; chỉ định Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó) lâm thời, làm thẻ sinh viên,
thẻ thư viện;
b) Thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến sinh
viên; giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến sinh viên.
2. Công tác khen thưởng và kỷ luật
a) Theo dõi, đánh giá ý thức học tập; tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện
của sinh viên; phân loại, xếp loại sinh viên cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học
theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định, hướng dẫn của ĐHĐN;
b) Phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong sinh viên; Tổ chức
đánh giá, bình bầu và khen thưởng cho tập thể, cá nhân sinh viên đạt thành tích
cao trong học tập và rèn luyện; tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học, thi
Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích
học tập khác;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về
học tập và rèn luyện đối với sinh viên;
d) Tham mưu, theo dõi và tổng hợp việc xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm
theo quy định.
3. Công tác sinh viên nội trú, ngoại trú
Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác sinh viên nội
trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHĐN.
4. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học
a) Ban hành nội quy, quy định, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật của Đảng,
Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội trong sinh viên. Phối hợp với công an địa phương thực hiện
các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trường học;
b) Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo an toàn cho các
hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên. Theo dõi, nắm bắt diễn biến tư
tưởng, hành vi của sinh viên để có sự định hướng, giáo dục; phối hợp ngăn chặn

Trang 60
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

việc kích động, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà
nước, tham gia các tệ nạn xã hội, truyền đạo trái phép và các hành vi vi phạm
pháp luật; phối hợp xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự trường học và các vụ
việc liên quan đến sinh viên ở trong và ngoài CSGDĐHTV và ĐVTT.
5. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên
Tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và giải quyết các chế độ,
chính sách của Nhà nước, của ĐHĐN và của CSGDĐHTV, ĐVTT liên quan
đến sinh viên theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 20. Hỗ trợ và dịch vụ sinh viên
Hiệu trưởng các CSGDĐHTV, Thủ trưởng ĐVTT tùy theo đặc điểm, tình
hình của đơn vị để quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý sinh viên
cho phù hợp.
1. Tư vấn học tập
Tư vấn, hỗ trợ sinh viên xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù
hợp với mục tiêu và năng lực; cung cấp thông tin về chương trình đào tạo,
hướng dẫn sinh viên tiếp cận các nguồn lực (về học thuật, tài chính, kỹ thuật...)
nhằm nâng cao khả năng, học tập hiệu quả.
2. Công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm
a) Tư vấn, giới thiệu về ngành, chuyên ngành đào tạo của các
CSGDĐHTV,
ĐVTT và cơ hội tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp;
b) Tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp
nhằm cải tiến, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra
và nhu cầu của xã hội;
c) Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, hợp tác, ký kết
với đơn vị, cá nhân sử dụng lao động tham gia quá trình đào tạo nhằm giúp đỡ hỗ
trợ sinh viên thực tập, thực hành, giúp sinh viên bổ sung kiến thức thực tế và các
kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết để nâng cao khả năng có việc làm,
nhanh chóng thích ứng, hoà nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp;
d) Tổ chức, tham gia các cuộc giao lưu, hội thảo, hội nghị, hội chợ về việc
làm;
đ) Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác tư vấn hướng
nghiệp, việc làm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe
a) Tư vấn, hỗ trợ sinh viên khi gặp phải các vấn đề về tâm lý - xã hội; phối
hợp tổ chức các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe để có sự hỗ trợ, can thiệp cần
thiết khi sinh viên gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần;

Trang 61
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

b) Tổ chức khám sức khỏe đầu vào và định kỳ cho sinh viên; tư vấn,
tổ chức cho sinh viên thực hiện Luật bảo hiểm y tế; sơ, cấp cứu, khám chữa
bệnh ban đầu cho sinh viên.
4. Hỗ trợ tài chính
Phối hợp với các tổ chức, cá nhân hảo tâm xây dựng, quản lý các quỹ học
bổng; tổ chức trao học bổng tài trợ cho sinh viên xuất sắc, sinh viên có hoàn
cảnh gia đình khó khăn.
5. Hỗ trợ đặc biệt
Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong trường học, tạo điều kiện giúp đỡ
sinh viên khuyết tật, sinh viên diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
6. Tổ chức, quản lý các dịch vụ sinh viên
Tổ chức, quản lý dịch vụ cho sinh viên như: internet, điện thoại, nhà ăn,
căng tin, trông giữ xe, sân chơi, bãi tập, thiết chế văn hóa,... theo các quy định
hiện hành của Nhà nước.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Công tác phối hợp
Các CSGDĐHTV, ĐVTT chủ động phối hợp chặt chẽ với ĐHĐN, các tổ
chức đoàn thể, chính quyền địa phương, gia đình sinh viên, các cơ quan có liên
quan trên địa bàn để tổ chức thực hiện tốt công tác sinh viên.
Điều 22. Chế độ báo cáo
a) Chế độ báo cáo định kỳ: khi kết thúc học kỳ và năm học các
CSGDĐHTV, ĐVTT tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác sinh viên, công
tác phục vụ đào tạo và báo cáo ĐHĐN;
b) Chế độ báo cáo đột xuất: Các CSGDĐHTV, ĐVTT thực hiện các báo
cáo
đột xuất theo theo yêu cầu của ĐHĐN và các cơ quan quản lý nhà nước có liên
quan; kịp thời báo cáo ĐHĐN và các cơ quan có thẩm quyền về những vụ việc
phức tạp, nghiêm trọng xảy ra có liên quan đến sinh viên hoặc những việc cần
xin ý kiến chỉ đạo.
Điều 23. Công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật
1. ĐHĐN chịu sự thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác sinh viên của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. ĐHĐN thực hiện kiểm tra, thanh tra các CSGDĐHTV, ĐVTT trong
việc thực hiện Quy chế này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Trang 62
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

3. Các CSGDĐHTV, ĐVTT có trách nhiệm tự tổ chức thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo các lĩnh vực hoạt động của mình hằng năm, định kỳ
hoặc đột xuất theo đúng các quy định của pháp luật và báo cáo ĐHĐN.
4. Các CSGDĐHTV, ĐVTT, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công
tác sinh viên được xét khen thưởng theo quy định.
5. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế về công tác sinh viên tùy theo
mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
Các CSGDĐHTV, ĐVTTcó trách nhiệm cụ thể hóa Quy chế,ban hành các
hướng dẫn chi tiết phù hợp với các nội dung trong Quy chế và điều kiện cụ thể
của đơn vị, tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế về công tác sinh viên của
ĐHĐN.
Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế, Giám đốc ĐHĐN
sẽ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy chế này
hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với các quy định
của pháp luật./.

GIÁM ĐỐC

Trang 63
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

PHỤ LỤC
MỘT SỐ NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT SINH
VIÊN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CSGDĐHTV, ĐVTT
(Ban hành kèm Quyết định số 973/QĐ-ĐHĐN ngày 20/3/2020
của Giám đốc Đại học Đà Nẵng về việc sửa đổi Phụ lục kèm theo Quyết định số
2721/QĐ-ĐHĐN ngày 10/8/2018 của Đại học Đà Nẵng)

Số lần vi phạm
và hình thức xử lý
(Số lần tính trong năm học)
TT Tên vụ việc vi phạm Đình Ghi chú
Khiển chỉ học Buộc
trách Cảnh tập thôi
cáo
1 năm học
học
1 2 3 4 5 6
Đến muộn giờ học,
giờ thực tập; nghỉ học CSGDĐHTV/ĐVTT
1.
không phép hoặc quá quy định cụ thể
phép
Mất trật tự, làm việc
CSGDĐHTV/ĐVTT
2. riêng trong giờ học,
quy định cụ thể
giờ thực tập và tự học
Trong trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng, có
Vô lễ với thầy cô giáo,
thể đình chỉ 01 năm
3. CBVC, NLĐ trong nhà Lần 1 Lần 2 Lần 3
học hoặc buộc thôi học
trường
ngay lần vi phạm đầu
tiên
Học hộ hoặc nhờ
4. Lần 1 Lần 2 Lần 3
người khác học hộ
Thi, kiểm tra hộ hoặc
nhờ thi, kiểm tra hộ;
làm hộ, nhờ làm hoặc
5. Lần 1 Lần 2
sao chép tiểu luận, đồ
án, khoá luận tốt
nghiệp
Tổ chức học, thi, kiểm Lần 1 Tuỳ theo mức độ có
6. tra hộ; tổ chức làm hộ thể giao cho cơ quan
tiểu luận, đồ án, khoá chức năng xử lý theo

Trang 64
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

luận tốt nghiệp quy định của pháp luật


Mang tài liệu vào
phòng thi, đưa đề thi ra
ngoài nhờ làm hộ, ném
tài liệu vào phòng thi,
vẽ bậy vào bài thi; bỏ Xử lý theo Quy chế đào
7.
thi không có lý do tạo
chính đáng và các hình
thức gian lận khác
trong học tập, thi, kiểm
tra.
Cố tình chậm nộp
hoặc không nộp học
Tùy theo mức độ, xử lý
phí, bảo hiểm y tế
8. từ nhắc nhở, khiển
theo quy định mà
trách đến buộc thôi học
không có lý do chính
đáng.
Làm hư hỏng tài sản Tùy mức độ xử lý từ
trong KTX và các tài khiển trách đến buộc
9.
sản khác của cơ quan, thôi học và phải bồi
đơn vị thường thiệt hại
Uống rượu, bia trong
10. giờ học; say rượu, bia Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
khi đến lớp
Hút thuốc lá trong giờ
học, phòng họp, Từ lần 3 trở lên, xử lý
11. phòng thí nghiệm và từ khiển trách đến cảnh
nơi cấm hút thuốc cáo
theo quy định
Tuỳ theo mức độ có
Đánh bạc dưới mọi thể giao cho cơ quan
12. Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
hình thức chức năng xử lý theo
quy định của pháp luật
Tàng trữ, lưu hành,
truy cập, sử dụng sản
Nếu nghiêm trọng, giao
phẩm văn hoá đồi trụy
cho cơ quan chức năng
13. hoặc tham gia các Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
xử lý theo quy định của
hoạt động mê tín dị
pháp luật
đoan, hoạt động tôn
giáo trái phép
14. Buôn bán, vận Giao cho cơ quan chức

Trang 65
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

chuyển, tàng trữ, lôi Lần 1 năng xử lý theo quy


kéo người khác sử định của pháp luật
dụng ma tuý
Xử lý theo Thông tư số
31/2009/TT-BGDĐT
ngày 23/10/2009 ban
hành Quy định về công
15. Sử dụng ma tuý
tác phòng, chống tệ nạn
ma túy tại các cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân
Giao cho cơ quan chức
Chứa chấp, môi giới
16. Lần 1 năng xử lý theo quy
mại dâm
định của pháp luật
Tuỳ theo mức độ xử lý
từ cảnh cáo đến buộc
Lấy cắp tài sản, chứa thôi học. Nếu nghiêm
17. chấp, tiêu thụ tài sản trọng, giao cho cơ
do lấy cắp mà có quan chức năng xử lý
theo quy định của pháp
luật
Chứa chấp, buôn bán
Giao cho cơ quan chức
vũ khí, chất nổ và
17. Lần 1 năng xử lý theo quy
hàng cấm theo quy
định của pháp luật
định của Nhà nước
Đưa phần tử xấu vào
trong trường, KTX Tùy theo mức độ xử lý
19. gây ảnh hưởng xấu từ cảnh cáo đến buộc
đến an ninh, trật tự thôi học
trong nhà trường
Nếu nghiêm trọng, giao
Đánh nhau, tổ chức
cho cơ quan chức năng
20. hoặc tham gia tổ chức Lần 1 Lần 2 Lần 3
xử lý theo quy định của
đánh nhau
pháp luật
Kích động, lôi kéo Nếu nghiêm trọng, giao
người khác biểu tình, cho cơ quan chức năng
21. Lần 1 Lần 2
viết truyền đơn, áp xử lý theo quy định của
phích trái pháp luật pháp luật
Tham gia biểu tình, tụ Nếu nghiêm trọng, giao
22. tập đông người, khiếu Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 cho cơ quan chức năng
kiện trái quy định của xử lý theo quy định của

Trang 66
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

pháp luật pháp luật


Đăng tải, bình luận,
chia sẻ bài viết, hình
ảnh có nội dung dung
Tùy theo mức độ, xử lý
tục, bạo lực, đồi trụy,
từ khiển trách đến
xâm phạm an ninh
buộc thôi học. Nếu
quốc gia, chống phá
23. nghiêm trọng, giao
Đảng và Nhà nước,
cho cơ quan chức năng
xuyên tạc, vu khống,
xử lý theo quy định
xúc phạm uy tín của tổ
của pháp luật
chức, danh dự và nhân
phẩm của cá nhân trên
mạng Intenet.
Tùy theo mức độ,
xử lý từ khiển trách
Có hành động quấy
đến buộc thôi học. Nếu
rối, dâm ô, xâm phạm
24. nghiêm trọng, giao
nhân phẩm, đời tư của
cho cơ quan chức năng
người khác
xử lý theo quy định
của pháp luật.
Tùy theo mức độ,
Vi phạm các quy định
25. xử lý từ khiển trách đến
về an toàn giao thông
buộc thôi học
Tùy theo mức độ, đơn
vị xem xét, nhắc nhở,
phê bình, trừ điểm rèn
luyện hoặc xử lý kỷ
luật từ khiển trách đến
26. Các vi phạm khác buộc thôi học.
Nếu nghiêm trọng,
giao cơ quan chức
năng xử lý theo quy
định của pháp luật

Trang 67
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 3758/QĐ-ĐHĐN Đà Nẵng, ngày 29 tháng 06 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ RÈN LUYỆN CỦA NGƯỜI HỌC ĐƯỢC ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ
ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY BAN HÀNH THEO THÔNG TƯ SỐ
16/2015/TT-BGDĐT TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THÀNH
VIÊN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

GIÁM ĐỐC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


Căn cứ Nghị định số 32/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ về
việc thành lập Đại học Đà Nẵng;
Căn cứ Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghã Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 18 tháng 6 năm
2012;
Căn cứ Thông tư số 16/2015/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá kết quả
rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy;
Xét đề nghị của ông Trưởng ban Công tác học sinh sinh viên

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn thực hiện Quy chế
đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính
quy ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BGDĐT tại các cơ sở giáo dục
đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Đà Nẵng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hướng dẫn ở điều 1
được áp dụng bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, các văn bản trước đây trái với
hướng dẫn đều bị bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, hướng dẫn có thể được điều
chỉnh, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với các quy định của Nhà nước, Bộ Giáo dục
và Đào tạo và của Đại học Đà Nẵng.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban của Đại học Đà Nẵng, Hiệu
trưởng các cơ sở giáo dục đại học thành viên và Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Đại học Đà Nẵng căn cứ quyết định thi hành.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC


- Như điều 3 (để th/hiện); PHÓ GIÁM ĐỐC
- Ban Giám đốc (để báo cáo);
- Lưu : VT, HSSV.
(Đã ký)

PGS.TS. Ngô Văn Dưỡng

Trang 68
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA NGƯỜI
HỌC ĐƯỢC ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY BAN HÀNH
THEO THÔNG TƯ SỐ 16/2015/TT-BGDĐT TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC THÀNH VIÊN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3758/QĐ-ĐHĐN,
ngày 29/6/2016 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Văn bản này hướng dẫn thực hiện Thông tư số 16/2015/TT-BGDĐT ban
hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện (ĐGKQRL) của người học được đào
tạo trình độ đại học hệ chính quy (sau đây gọi tắt là sinh viên) tại các cở sở giáo
dục đại học thành viên, đơn vị trực thuộc (sau đây gọi tắt là nhà trường) của Đại
học Đà Nẵng (ĐHĐN).
Điều 2. Nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên
1. Thực hiện nghiêm túc quy trình và các tiêu chí đánh giá theo Quy chế,
đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, chính xác;
2. Đảm bảo yếu tố bành đẳng, dân chủ tôn trọng quyền làm chủ của sinh
viên;
3. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị có liên quan trong
nhà trường tham gia công tác ĐGKQRL của sinh viên.
Điều 3. Nội dung đánh giá và thang điểm
1. Xem xét, ĐGKQRL của sinh viên là đánh giá ý thức, thái độ của sinh
viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt:
a) Ý thức tham gia học tập;
b) Ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định của nhà trường;
c) Ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể
thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội;
d) Ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng;
e) Ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức
khác trong nhà trường hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập,
rèn luyện.
2. Điểm đánh giá theo than điểm 100

Trang 69
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương II
KHUNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
Điều 4. Đánh giá về ý thức về tham gia học tập
1. Các tiêu chí và khung điểm đánh giá:
a) Ý thức và thái độ học tập (04 điểm):
- Có ý thức đi học chuyên cần, đúng giờ, nghiêm túc trong giờ học; đủ điều
kiện dự thi tất cả các học phần: 04 điểm;
Không đủ điều kiện dự thi 01 học phần bị trừ 02 điểm. Không đủ điều kiện
dự thi từ 02 học phần trở lên bị trừ hết số điểm còn lại của tiêu chí.
b) Ý thức và thái độ tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động học
thuật, hoạt động ngoại khoá, hoạt động nghiên cứu khoa học (04 điểm);
- Có đăng ký, thực hiện, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học đúng tiến độ
hoặc có đăng ký, tham dự kỳ thi sinh viên giỏi các cấp: 02 điểm;
- Có ý thức tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động học thuật, hoạt
động ngoại khoá: 02 điểm.
c) Ý thức và thái độ trong kỳ thi, kiểm tra đánh giá các học phần (06 điểm):
Không vi phạm quy chế thi và kiểm tra: 06 điểm;
Vi phạm 01 lần bị trừ 02 điểm, từ lần vi phạm thứ hai trở đi bị trừ hết số
điểm còn lại của tiêu chí.
d) Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập (02 điểm):
Được tập thể lớp công nhận có tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong
học tập: 02 điểm.
e) Kết quả học tập (04 điểm)
- ĐTBCHK từ 3,2 đến 4,0: 04 điểm;
- ĐTBCHK từ 2,0 đến 3,19: 02 điểm;
- ĐTBCHK dưới 2,0: 0 điểm.
2. Khung điểm giá tối đa là 20 điểm
Điều 5. Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định được
thực hiện trong nhà trường
1. Các tiêu chí và khung điểm đánh giá:
a) Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cấp trên và ĐHĐN
được thực hiện trong nhà trường (10 điểm):
- Có ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cấp trên và
ĐHĐN được thực hiện trong nhà trường : 06 điểm;
- Vi phạm 01 lần bị trừ 02 điểm, từ lần vi phạm thứ hai trở đi bị trừ hết số
điểm còn lại của tiêu chí;

Trang 70
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Có ý thức tham gia đầy đủ, đạt yêu cầu các cuộc vận động, sinh hoạt
chính trị theo chủ trương, phát động của cấp trên, ĐHĐN và nhà trường: 04
điểm;
- Không tham gia 01 lần hoặc vi phạm quy định của các cuộc vận động bị
trừ 02 điểm, từ lần vi phạm thứ hai trở đi bị trừ hết số điểm còn lại của tiêu chí.
b) Ý thức chấp hành nội quy, quy chế và quy định của nhà trường (15
điểm):
- Có ý thức chấp hành nội quy, quy chế và quy định của nhà trường: 10
điểm;
Vi phạm 01 lần bị trừ 02 điểm, từ lần vi phạm thứ ba trở đi bị trừ hết số
điểm còn lại của tiêu chí;
- Có ý thức chấp hành quy định về đóng học phí: 05 điểm;
Không đóng học phí hoặc đóng học phí trễ hạn (không có phép) bị trừ 05 điểm.
2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm
Điều 6. Đánh giá về ý thức tham gia hoạt động rèn luyện về chính trị, xã
hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội
1. Các tiêu chí và khung điểm đánh giá:
a) Ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội,
văn hoá, văn nghệ, thể thao (16 điểm):
- Tham gia đầy đủ, đạt yêu cầu “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” (đánh
giá chung cho cả hai học kỳ trong năm học) : 10 điểm;
Vắng 01 lần (không có phép) bị trừ 02 điểm;
Tham gia nhưng kết quả không đạt thì phải học lại và bị trừ 04 điểm;
Không tham gia thì phải học lại và bị trừ 10 điểm;
- Có ý thức tham gia đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động rèn luyện về chính
trị, xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao do nhà trường và ĐHĐN tổ chức, điều
động: 06 điểm;
Vắng 01 lần (không có phép) bị trừ 02 điểm.
b) Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội
trong nhà trường (02 điểm):
Có ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội
trong nhà trường 02 điểm.
c) Ý thức tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống tội phạm và
các tệ nạn xã hội trong nhà trường (02 điểm)
Có ý thức tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống tội phạm và
các tệ nạn xã hội trong nhà trường 02 điểm.

Trang 71
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm


Điều 7. Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng
1. Các tiêu chí và khung điểm đánh giá:
a) Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước (19 điểm):
- Có ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; 04 điểm:
Vi phạm 01 lần bị trừ 02 điểm, từ lần vi phạm thứ hai trở đi bị trừ hết số
điểm còn lại của tiêu chí;
- Có tham gia bảo hiểm y tế (bắt buộc) theo Luật Bảo hiểm y tế: 10 điểm;
Không tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc bị trừ 10 điểm;
- Có ý thức chấp hành, tham gia tuyên truyền các quy định về bảo đảm an
toàn giao thông và “văn hoá giao thông”: 05 điểm;
Vi phạm 01 lần bị trừ 02 điểm, từ lần vi phạm thứ hai trở đi bị trừ hết số
điểm còn lại của tiêu chí.
b) Có ý thức tham gia các hoạt động xã hội, có thành tích được ghi nhận,
biểu dương, khen thưởng (04 điểm):
Có ý thức tham gia hoạt động xã hội, có thành tích được ghi nhận, biểu
dương, khen thưởng: 04 điểm.
c) Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn (02 điểm):
Có tinh thần, tham gia chia sẻ, giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn 02 điểm.
2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.
Điều 8. Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp,
các đoàn thể, tổ chức trong CSGDĐHTV hoặc sinh viên đạt được thành
tích trong học tập, rèn luyện
1. Các tiêu chí và khung điểm đánh giá:
a) Có ý thức, tinh thần, thái độ, uy tín và đạt hiệu quả công việc khi sinh
viên được phân công nhiệm vụ quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên,
Hội Sinh viên và các tổ chức khác trong nhà trường (03 điểm):
Có ý thức, uy tín và hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý lớp, các tổ chức
Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các tổ chức khác trong nhà trường: 03
điểm.
b) Có kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên,
Hội sinh viên và các tổ chức khác trong nhà trường: (02 điểm).
Có kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội
sinh viên và các tổ chức khác trong nhà trường: 02 điểm.

Trang 72
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

c) Hỗ trợ và tham gia tích cực các hoạt động chung của tập thể lớp, khoa,
trường và ĐHĐN (03 điểm).
Hỗ trợ và tham gia tích cực các hoạt động chung của tập thể lớp, khoa,
trường và ĐHĐN 03 điểm.
d) Đạt được thành tích trong học tập, rèn luyện (02 điểm):
Đạt được thành tích trong học tập, rèn luyện (được tặng bằng khen, giấy
khen, chứng nhận, thư khen của các cấp) : 02 điểm.
2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm.
Chương III
PHÂN LOẠI VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
Điều 9. Phân loại kết quả rèn luyện
1. Kết quả rèn luyện được xếp loại: Xuất sắc; Tốt; Khá; Trung bình; Yếu và
Kém.
2. Phân loại kết quả rèn luyện :
a) Từ 90 đến 100 điểm : Xuất sắc;
b) Từ 80 đến 90 điểm : Tốt;
c) Từ 65 đến 80 điểm : Khá;
d) Từ 50 đến 65 điểm : Trung bình;
e) Từ 35 đến 50 điểm : Yếu;
f) Dưới 35 điểm : Kém;
Điều 10. Đánh giá kết quả rèn luyện đối với các đối tượng sinh viên
1. Trong thời gian sinh viên bị kỷ luật mức khiển trách, kết quả rèn luyện
không được vượt quá loại khá.
2. Trong thời gian sinh viên bị kỷ luật mức cảnh cáo, kết quả rèn luyện
không được vượt quá loại trung bình.
3. Sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập không được ĐGKQRL trong
thời gian bị đình chỉ.
4. Sinh viên bị kỷ luật mức buộc thôi học không được ĐGKQRL.
5. Sinh viên hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chậm so với quy
định của khoá học thì tiếp tục được ĐGKQRL trong thời gian đang hoàn thành
bổ sung chương trình học và tốt nghiệp, tuỳ thuộc vào nguyên nhân để quy định
mức ĐGKQRL tại học kỳ bổ sung.
6. Sinh viên khuyết tật, tàn tật, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc cha hoặc mẹ,
hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn có xác nhận của địa phương theo quy định,
đối với những hoạt động rèn luyện không có khả năng tham gia hoặc đáp ứng

Trang 73
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

yêu cầu chung thì được ưu tiên, động viên, khuyến khích, cộng điểm khi
ĐGKQRL thông qua sự nỗ lực và tiến bộ của sinh viên tuỳ thuộc vào đối tượng
và hoàn cảnh cụ thể.
7. Sinh viên nghỉ học tạm thời được bảo lưu kết quả rèn luyện và sẽ được
ĐGKQRL khi tiếp tục trở lại học tập theo quy định.
8. Sinh viên đồng thời học hai chương trình đào tạo sẽ được ĐGKQRL tại
đơn vị quản lý chương trình thứ nhất và lấy ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý
chương trình thứ hai làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thêm. Trường hợp chương
trình thứ nhất đã hoàn thành thì đơn vị quản lý chương trình thứ hai sẽ tiếp tục
ĐGKQRL của sinh viên.
9. Sinh viên chuyển trường được sự đồng ý của Hiệu trưởng thì được bảo
lưu kết quả rèn luyện tại nhà trường cũ khi ĐGKQRL tại nhà trường mới và tiếp
tục được ĐGKQRL ở các học kỳ tiếp theo.
Điều 11. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện
1. Sinh viên căn cứ vào kết quả rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo
khung điểm của Hướng dẫn này
2. Tổ chức họp lớp có giảng viên chủ nhiệm ( hoặc cố vấn học tập) tham
gia, tiến hành xem xét và thông qua điểm tự đánh giá của từng sinh viên trên cơ
sở các minh chứng xác nhận kết quả, phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập
thể lớp và phải có biên bản kèm theo.
Giảng viên chủ nhiệm (hoặc cố vấn học tập) xác nhận và chuyển kết quả
lên Hội đồng ĐGKQRL của sinh viên cấp khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp
khoa).
3. Hội đồng cấp khoa họp xét, thống nhất, báo cáo Trưởng khoa thông qua
và trình kết quả lên Hội đồng ĐGKQRL của sinh viên cấp trường (sau đây gọi
tắt là Hội đồng cấp trường).
4. Hội đồng cấp trường họp xét, thống nhất trình hiệu trưởng xem xét và
ban hành Quyết định công nhận kết quả.
5. Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của sinh viên phải được công bố
công khai và thông báo cho sinh viên biết trước 20 ngày trước khi ban hành
Quyết định chính thức.
Chương IV
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
Điều 12. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện
1. Nhà trường ban hành Quyết định thành lập Hội đồng ĐGKQRL của sinh
viên và chấm dứt hoạt động khi Hội đồng ban hành Quyết định chính thức công
nhận kết quả của sinh viên.

Trang 74
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Hội đồng cấp trường


a) Thẩm quyền thành lập
Hội đồng cấp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu
trưởng uỷ quyền ký Quyết định thành lập Hội đồng cấp trường.
b) Thành phần Hội đồng cấp trường bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng
uỷ quyền;
- Thường trực Hội đồng: Trưởng phòng Phòng công tác sinh viên (hoặc
trưởng bộ phận phụ trách công tác sinh viên)
- Các uỷ viên: Đại diện lãnh đạo các khoa, phòng có liên quan, đại diện
Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên cấp trường.
c) Nhiệm vụ Hội đồng cấp trường:
- Tư vấn giúp Hiệu trưởng xem xét, công nhận kết quả rèn luyện của từng
sinh viên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng;
- Căn cứ vào các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa,
tiến hành xem xét kết quả rèn luyện của từng khoa, đề nghị Hiệu trưởng công
nhận.
3. Hội đồng cấp khoa
a) Thẩm quyền thành lập
Hội đồng cấp khoa do Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa được Trưởng
khoa uỷ quyền ký Quyết định thành lập Hội đồng cấp khoa.
b) Thành phần Hội đồng cấp khoa gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Trưởng khoa hoặc Phó Trưởng khoa được Trưởng
khoa uỷ quyền;
- Các uỷ viên: Phó Trưởng khoa phụ trách công tác sinh viên; giảng viên chủ
nhiệm (hoặc cố vấn học tập); đại diện Liên chi Đoàn Thanh Niên, Liên chi Hội
Sinh viên cấp khoa và đại diện ban cán sự lớp.
c) Nhiệm vụ của hội đồng cấp khoa
- Có nhiệm vụ giúp Trưởng khoa xem xét, đánh giá chính xác, công bằng,
công khai và dân chủ kết quả rèn luyện của từng sinh viên khoa;
- Căn cứ vào các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của giảng viên chủ
nhiệm (hoặc cố vấn học tập) của từng lớp, tiến hành xem xét kết quả rèn luyện
của từng lớp, đề nghị Trưởng khoa công nhận.
Điều 13. Thời gian đánh giá kết quả rèn luyện
1. Việc ĐGKQRL của sinh viên được tiến hành định kỳ theo học kỳ, năm
học và toàn khoá học.

Trang 75
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng điểm đạt được của 05 (năm) nội dung
đánh giá.
3. Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các
học kỳ của năm đó.
4. Điểm rèn luyện toàn khoá học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các
học kỳ của khoá học.
Điều 14. Sử dụng kết quả rèn luyện
1. Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kỳ, năm học của sinh viên được lưu
trong hồ sơ quản lý sinh viên của nhà trường, được sử dụng trong việc xét duyệt
học bổng, xét khen thưởng, kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc
xá, xét miễn giảm phí, dịch vụ và sinh hoạt trong ký túc xá và các ưu tiên khác
theo quy định của nhà trường.
2. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khoá học của sinh viên được lưu trong
hồ sơ quản lý sinh viên của nhà trường, làm căn cứ xét thi tốt nghiệp, làm luận
văn hoặc khoá luận tốt nghiệp.
3. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khoá học được ghi vào bảng điểm kết
quả học tập và lưu trong hồ sơ của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
4. Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được nhà trường xem xét biểu
dương, khen thưởng.
5. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện yếu, kém trong 02 (hai) học kỳ liên tiếp
thì phải tạm ngừng học ít nhất 01 (một) học kỳ ở học kỳ tiếp theo và nếu bị xếp
loại rèn luyện yếu, kém 02 (hai) học kỳ liên tiếp lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi
học.
Điều 15. Quyền khiếu nại
Sinh viên có quyền khiếu nại lên khoa, các phòng chức năng hoặc Hiệu
trưởng nếu thấy việc ĐGKQRL chưa chính xác. Khi nhận được đơn khiếu nại,
nhà trường có trách nhiệm giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật về
khiếu nại.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Tổ chức thực hiện
Kết thúc năm học, nhà trường kiểm tra, đánh giá, tổng kết và báo cáo công
tác thực hiện Hướng dẫn này về ĐHĐN; góp ý, đề nghị ĐHĐN xem xét, sửa
đổi, bổ sung kịp thời (nếu cần thiết) cho phù hợp với điều kiện thực tế, phạm vi
của nhà trường, ngành học và địa phương.

Trang 76
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 622 /QĐ-ĐHKT Đà Nẵng, ngày 09 tháng 4 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định chuẩn hoạt động ngoại khóa
của sinh viên đại học hệ chính quy của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Căn cứ vào Nghị định 32/CP ngày 04/04/1994 của Chính phủ về việc
thành lập Đại học Đà Nẵng và các trường thuộc Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN);
Căn cứ Thông tư số 10/2020/TT-BGDĐT ngày 14/05/2020 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học
vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên;
Căn cứ Quyết định số 2762/QĐ-ĐHĐN ngày 14/8/2020 của Giám đốc
Đại học Đà Nẵng về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động Đại học Đà
Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 2900/QĐ-ĐHĐN ngày 27/08/2020 của Giám đốc
Đại học Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về việc tham gia hoạt động cộng
đồng của sinh viên Đại học Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-ĐHKT ngày 20/04/2017 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế (ĐHKT) về việc ban hành Quy định chuẩn hoạt động
ngoại khóa của sinh viên đại học hệ chính quy của Trường ĐHKT-ĐHĐN;
Căn cứ kết luận cuộc họp ngày 07/04/2021 của Trường Đại học Kinh tế -
ĐHĐN về việc sửa đổi, bổ sung Quy định Chuẩn hoạt động ngoại khóa của sinh
viên đại học hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Công tác Sinh viên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định Chuẩn hoạt động
ngoại khóa của sinh viên đại học hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN
ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-ĐHKT ngày 20/04/2017 của Hiệu
trưởng Trường Đại học Kinh tế -ĐHĐN như sau:
1. Đổi tên Quy định thành “Quy định Chuẩn hoạt động ngoại khóa và phục
vụ cộng đồng” (sau đây gọi tắt là HĐNK và PVCĐ).
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Sinh viên phải tích lũy đạt tối thiểu 60 điểm HĐNK và PVCĐ (theo Phụ
lục kèm theo Quyết định này) trong toàn khóa đào tạo.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:

Trang 77
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

“a. Các HĐNK và PVCĐ được đánh giá thành điểm theo Phụ lục kèm theo
Quyết định này.
b. Sinh viên bắt buộc phải có điểm tham gia trong Mục II - Các hoạt động
mang tính học thuật và phát triển kỹ năng.”
4. Bổ sung khoản 3 sau khoản 2 Điều 12 như sau:
“3. Sinh viên có kết quả tham gia HĐNK và PVCĐ xuất sắc sẽ được Nhà
trường xem xét biểu dương, khen thưởng hoặc đề xuất Giám đốc ĐHĐN khen
thưởng cho những thành tích nổi bật, đặc biệt xuất sắc của sinh viên.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 13 như sau:
“Sinh viên đạt chuẩn HĐNK và PVCĐ đăng ký Bảng điểm, giấy chứng
nhận tại Phòng Công tác sinh viên.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng đối với các
khóa tuyển sinh từ năm 2020.
Điều 3. Các Trưởng phòng, Trưởng khoa và các đơn vị có liên quan căn
cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG
- Như Điều 3; PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Lưu VT, P. CTSV.

(Đã ký)

PGS.TS. Lê Văn Huy

Trang 78
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 622/QĐ-ĐHKT ngày 09/4/2021
của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng)

DANH MỤC
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

Điểm
TT HOẠT ĐỘNG
tối đa
I Hoạt động tình nguyện có tính truyền thống 40
1.1 Hoạt động tình nguyện
- Trực tiếp hiến máu nhân đạo (1 lần) 30
- Tham gia cộng tác viên tổ chức hoạt động hiến máu nhân đạo (1 lần) 15
- Tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi (1 lần) 25
- Tham gia chiến dịch Mùa hè xanh (1 lần) 30
- Tham gia chương trình Tình nguyện Đông (1 lần) 25
- Tham gia Thứ Bảy tình nguyện (1 lần) 15
- Tham gia Chủ nhật xanh tại Trường (1 lần) 15
- Tham gia cứu trợ thiên tai giúp đỡ đồng bào bị thiên tai (1 lần) 20
- Thăm hỏi, giúp đỡ đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người
15
già neo đơn, trẻ em mồ côi, khuyết tật, bệnh nhân nghèo, …) (1 lần)
- Đóng góp vật chất (tiền hoặc hiện vật) ủng hộ cho các hoạt động từ
thiện, tình nguyện (đối với sinh viên không trực tiếp tham gia hoạt 5
động) theo quy định cụ thể của Nhà trường.
1.2 Hoạt động đền ơn đáp nghĩa
- Dọn dẹp, vệ sinh, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương tri ân anh
15
hùng liệt sĩ (1 lần)
- Thăm hỏi, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh,
15
bệnh binh, gia đình có công với cách mạng (1 lần)
- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa khác (1 lần) 15
1.3 Công tác xã hội khác do các đơn vị trong Trường tổ chức (1 lần) 15
Hoạt động tình nguyện mang tính học thuật, phát triển kỹ năng
II 40
( SV bắt buộc phải có điểm trong mục II để đủ điều kiện đạt chuẩn)
Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo của cuộc thi, hoạt động mang
2.1 tính học thuật, chương trình huấn luyện kỹ năng, …cấp Trường trở lên 15
(tính theo cuộc thi)
Tham gia (thi đấu, trình bày, học tập…) ở cuộc thi, hoạt động học thuật,
2.2 chương trình huấn luyện kỹ năng, và được cấp chứng chỉ xác nhận hoàn
thành (tính theo cuộc thi)
- Cấp Trường trở lên 20
- Cấp Khoa (hoặc tương đương) 15
Đạt giải tại cuộc thi, chương trình, hoạt động mang tính học thuật có
2.3 tính chất cạnh tranh, phân hạng do Trường tổ chức hoặc cử đi tham dự
(tính theo cuộc thi)
- Giải cấp Quốc tế 40
- Giải cấp Quốc gia 35

Trang 79
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Giải cấp tỉnh, thành phố (hoặc tương đương), ĐHĐN 30


- Giải cấp Trường (hoặc tương đương) 25
- Giải cấp Khoa (hoặc tương đương) 20
Tham dự/cổ vũ cuộc thi, hoạt động mang tính học thuật, chương trình
2.4 huấn luyện kỹ năng… do Trường và các đơn vị trong Trường điều động 10
(1 lần)
Tham gia Ban chấp hành (BCH) Đoàn, Hội sinh viên (HSV) các cấp,
III 40
Ban cán sự lớp, tích cực đóng góp cho phong trào thanh niên
3.1. Hoàn thành nhiệm vụ cán bộ Đoàn, Hội, Lớp (tính theo năm học)
- Uỷ viên (UV) BCH Đoàn; UV BCH HSV cấp ĐHĐN trở lên 25
- UV Ban Thường vụ Đoàn trường; UV Ban Thư ký HSV Trường 25
- UV BCH Đoàn trường; UV BCH HSV Trường; Phó Bí thư Liên chi
Đoàn (LCĐ) khoa; Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB)/Đội/Nhóm thuộc 20
Trường, Đoàn trường hoặc HSV Trường
- UV BCH LCĐ khoa; Phó Chủ nhiệm CLB/Đội/Nhóm thuộc Trường,
Đoàn trường hoặc HSV Trường; Chủ nhiệm CLB/Đội/Nhóm thuộc 15
Khoa, Liên chi Đoàn khoa
- Lớp trưởng; Bí thư chi đoàn 15
- Lớp phó; Phó Bí thư Chi đoàn;
10
- Phó Chủ nhiệm CLB/Đội/Nhóm thuộc Khoa, Liên chi Đoàn khoa.
- UV BCH Chi đoàn;
- Thành viên Ban Điều hành hoặc Ban Chủ nhiệm CLB/Đội/Nhóm trực 5
thuộc Trường, Đoàn trường, HSV Trường, Khoa, Liên chi Đoàn khoa.
Tham gia các chương trình, hoạt động, phong trào thanh niên của các
3.2
đơn vị Trường tổ chức hoặc cử đi (tính theo cuộc thi)
- Thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo,… cấp Trường trở lên 15
- Tham gia thi, biểu diễn, trình bày báo cáo,…
+ Cấp Trường trở lên 20
+ Cấp Khoa (hoặc tương đương) 15
Đạt giải tại chương trình, cuộc thi, hoạt động phong trào thanh niên có
3.3 tính cạnh tranh, phân hạng do Trường tổ chức hoặc cử đi (tính theo
cuộc thi)
- Giải cấp Quốc tế 40
- Giải cấp Quốc gia 35
- Giải cấp tỉnh, thành phố (hoặc tương đương), ĐHĐN 30
- Giải cấp Trường (hoặc tương đương) 25
- Giải cấp Khoa (hoặc tương đương) 20
Tham dự/cổ vũ chương trình, cuộc thi, hoạt động phong trào thanh niên
3.4 10
do Trường và các đơn vị trong Trường điều động (tính theo cuộc thi)
Tham gia hỗ trợ thường xuyên cho các đơn vị trong Trường,
IV 40
ĐHĐN
4.1 Tư vấn tuyển sinh – Ngày hội việc làm
- Tham gia hỗ trợ Tư vấn tuyển sinh (01 đợt) 15
- Tham gia hỗ trợ Ngày hội việc làm (01 đợt) 15
4.2 Tiếp sức đến trường
- Tham gia các hoạt động hỗ trợ tân sinh viên (01 đợt) 20

Trang 80
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Tư vấn và hỗ trợ học tập cho sinh viên Lào (tính theo năm học) 20
- Tham gia hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn /1 năm học 20
4.3 Hỗ trợ cán bộ giảng dạy của Nhà trường
- Hoàn thành nhiệm vụ trợ giúp giảng do bộ môn/khoa/phòng giao, có
15
xác nhận và đánh giá của đơn vị giao nhiệm vụ (theo học kỳ)
- Hoàn thành nhiệm vụ trợ lý nghiên cứu khoa học, có xác nhận và đánh
20
giá của bộ môn/khoa/phòng giao nhiệm vụ (theo năm học)
4.4 Hỗ trợ sinh viên quốc tế (01 đợt) 15
4.5 Cộng tác viên cho đơn vị trong Trường
- Cộng tác viên theo từng chương trình, hoạt động của đơn vị trong
15
trường tổ chức
- Cộng tác viên thường xuyên cho đơn vị trong trường /1 năm học 25
Trực tiếp hiến kế, đề xuất giải pháp, ý tưởng hỗ trợ Nhà trường được
4.6 25
xác nhận về kết quả ứng dụng trong thực tế
4.7 Các hoạt động hỗ trợ khác (theo quy định cụ thể của Nhà trường) 25
V Hoạt động ngoài Trường và hoạt động khác không có trong phụ lục 40
Trực tiếp hiến kế, đề xuất giải pháp, ý tưởng hỗ trợ địa phương và được
5.1 30
xác nhận về kết quả ứng dụng thực tế
Tham gia công tác xã hội, tình nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường tại
5.2 15
địa phương
5.3 Sinh viên đạt giải thưởng ở cuộc thi cấp Quốc tế 40
Sinh viên đạt giải thưởng ở cuộc thi cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố
5.4 30
(hoặc tương đương)
Sinh viên đạt giải thưởng khác tại cuộc thi uy tín (có chứng nhận của
5.5 20
Ban Tổ chức)
Sinh viên tham gia nhưng không đạt giải tại cuộc thi uy tín (có chứng
5.6 10
nhận của Ban Tổ chức)
Lưu ý: Sinh viên được công nhận tối đa 40 điểm / mỗi mục (I, II, III, IV, V)/
toàn khoá học

Trang 81
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
______________________________________________________________________________________________________________________________________

Mẫu 2B/NK

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ PVCĐ
(Dành cho các hoạt động ngoại khóa ngoài Trường Đại học Kinh tế)

Chủ đề hoạt động ngoại khóa: _______________________________________


________________________________________________________________
Thời gian tổ chức: _________________________________________________
Địa điểm tổ chức: _________________________________________________
Đơn vị tổ chức: ___________________________________________________
________________________________________________________________

Số Họ và tên sinh Ngày Mã sinh Điểm đánh giá


Lớp
TT viên sinh viên Bằng số Bằng chữ
1
2
3

Danh sách có __ sinh viên.
Đà Nẵng, ngày____ tháng ___ năm 20__
Người lập danh sách Trưởng phòng Công tác sinh viên

Trang 82
Sổ tay sinh viên khóa tuyển sinh 2022
______________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1502/ĐHKT-ĐT Đà Nẵng, ngày 23 tháng 12 năm 2016
V/v thông báo chuẩn kỹ năng
công nghệ thông tin
Kính gửi:
Các Khoa trong Trường,
Sinh viên Khóa 40K trở về sau.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nang thông báo cho sinh viên khóa 40K
trở về sau phải hoàn thành chuẩn đầu ra tin học theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin nâng cao quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cá nhân đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao phải:
1. Đáp ứng yêu cầu của sáu (06) mô đun (chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản);
a. Mô đun kỹ năng 01 (Mã IƯ01): Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản;
b. Mô đun kỹ năng 02 (Mã IƯ02): Sử dụng máy tính cơ bản;
c. Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản;
d. Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản;
e. Mô-đun kỹ năng 05 (Mã IƯ05): Sử dụng trình chiếu cơ bản;
f. Mô đun kỹ năng 06 (Mã IƯ06): Sử dụng internet cơ bản.
2. Đáp ứng yêu cầu tối thiểu 03 mô đun trong số 09 mô đun:
a. Mô đun kỹ năng 07 (Mã IƯ07): Xử lý văn bản nâng cao;
b. Mô đun kỹ năng 08 (Mã IƯ08): Sử dụng bảng tính nâng cao;
c. Mô đun kỹ năng 09 (Mã IƯ09): Sử dụng trình chiếu nâng cao;
d. Mô đun kỹ năng 10 (Mã IU10): Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
e. Mô đun kỹ năng 11 (Mã IƯ11): Thiết kế đồ họa hai chiều;
f. Mô đun kỹ năng 12 (Mã IƯ12): Biên tập ảnh;
g. Mô đun kỹ năng 13 (Mã lƯ 13): Biên tập trang thông tin điện tử;
(Nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
Ngoài ra, những sinh viên có chứng chỉ tin học B (trở lên) được cấp từ ngày 31
tháng 12 năm 2016 trở về trước theo Chương trình tin học ứng dụng A, B, C quy định
tại Quyết định số 21/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 03 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo sẽ được Nhà trường chấp nhận.
Nhà trường kính đề nghị các Khoa thông báo cho sinh viên thuộc các khóa trên
ôn tập và dự thi chuẩn đầu ra theo đúng nội dung thông báo.
Trân trọng!
Nơi nhận: TL. HIỆU TRƯỞNG
- Như trên; TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO
- Ban Giám hiệu (để báo cáo);
- Lưu VT, Phòng Đào tạo.
(Đã ký)

PGS. TS. Lê Văn Huy

Trang 83

You might also like