You are on page 1of 22

QUẢN TRỊ

CHIẾN LƯỢC
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

GVHD: Hoàng Hà Linh


Email: hoanghalinh.@ptithcm.edu.vn
Phone: 0904510406

L/O/G/O
MỤC LỤC

Chương 1: Tổng quan về chiến lược & QT chiến lược

Chương 2: Viễn cảnh, sứ mạng & mục tiêu chiến lược của DN

Chương 3: Phân tích môi trường bên ngoài

Chương 4: Phân tích môi trường bên trong

Chương 5: Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh


MỤC LỤC

Chương 6: Chiến lược các cấp của doanh nghiệp

Chương 7: Phân tích và lựa chọn chiến lược

Chương 8: Tổ chức thực hiện chiến lược

Chương 9: Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

Chương 10: Chiến lược trong môi trường toàn cầu


Giáo trình
1. Giáo trình Quản trị chiến lược
Lê Thị Bích Ngọc
Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2016.
2. Strategic Management: A Competitive Advantage Approach
Concepts & Cases
Fred R David
Pearson; 15 edition (October 21, 2015)
3. Giáo trình Quản trị chiến lược
Ngô Kim Thanh
Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, 2012.
4. Quản trị chiến lược
Lê Thế Giới,
Nhà xuất bản thống kê, 2009.
5. Quản trị chiến lược
Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà xuất bản thống kê, 2010.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.1. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích môi trường bên trong
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.1. Phân tích theo các các nguồn lực cơ bản của DN
a. Nguồn nhân lực
b. Nguồn lực vật chất
c. Các nguồn lực vô hình
4.2.2. Phân tích chuỗi giá trị của DN
d. Các hoạt động cơ bản
e. Các hoạt động hỗ trợ
4.3. Ma trận đánh giá môi trường bên trong IFE
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.1. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích môi trường bên trong
• Mục đích: để hiểu sâu về DN; xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của DN.
• Điểm mạnh là điều DN đang làm tốt hay các đặc tính giúp DN có khả năng cạnh tranh:
– Bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc cách làm đặc biệt
– Hoạt động marketing vượt trội với các hình thức quảng cáo khuyến mãi độc đáo,...
– Thế mạnh về cơ sở vật chất: nhà xưởng hiện đại, vị trí hấp dẫn, nguồn vốn dồi dào và nguồn
NVL đầu vào vững chắc, có hệ thống phân phối và mối quan hệ rộng rãi trên toàn thế giới...
– Nguồn nhân lực mạnh: có đội ngũ các nhà quản trị giỏi, gắn bó với DN;
– Văn hóa tổ chức tốt, tập hợp lực lượng tạo thành sức mạnh tổng lực để vượt qua các đối thủ;
– Thế mạnh về tổ chức, quản lý: có hệ thống quàn trị chất lượng tốt, hệ thống kiểm soát sở hữu
công nghiệp, bản quyền, tác quyền, mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, hệ thống ngân
hàng-tài chính...
– Tài sản vô hình có giá trị: hình ảnh, nhãn hiệu. danh tiếng, lòng trung thành của khách hàng
– Vị trí có lợi trên thị trường: chi phí thấp hơn, SP tốt hơn, giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường...
– Có thế mạnh về các mối quan hệ: tham gia vào các chuỗi cung ứng, các liên doanh, liên kết
hoặc các mối quan hệ hợp tác dưới các dạng khác với các công ty, tập đoàn có uy tín và tiềm
năng trên thị trường quốc gia, khu vực và thế giới…
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.1. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích môi trường bên trong
• Điểm yếu là những điểm mà DN đang bị thiếu sót, kém cỏi hay những yếu tố sẽ đẩy DN
vào tình thế bất lợi:
- Thiếu những kỹ năng và kinh nghiệm cạnh tranh quan trọng.
- Không đủ các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực...
- Yếu về khả năng tổ chức, quản lý.
- Không có nguồn cung ứng đầu vào vững chắc.
- Hoạt động marketing yếu kém.
- Không có những tài sản vô hình có giá trị...
• Điểm mạnh, điểm yếu của DN phải được xác định trong mối tương quan với các đối thủ
cạnh tranh  vô nghĩa nếu phân tích môi trường bên trong mà không gắn với việc so
sánh với các DN khác trong ngành.
• Liệt kê theo thứ tự 1 danh mục các điểm mạnh cơ bản nhất mà DN có thể phát huy tốt
để nắm bắt các cơ hội và ngăn chặn hay hạn chế các nguy cơ bên ngoài; đồng thời, liệt
kê những điểm yếu cốt lõi mà DN cần phải giảm bớt để tránh rủi ro trong quá trình hoạt
động.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.1. Phân tích theo các các nguồn lực cơ bản của DN
a. Nguồn nhân lực
• Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình DN, quyết định sự
thành công hay không của các DN, các tổ chức ở mỗi quốc gia.
• Trong các DN yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình
quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường
mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v... đều xuất phát từ con người.
• Nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các DN có định
hướng KD lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những
giải pháp cần thực hiện.
• VD: muốn phát triển thêm dịch vụ mới, mở bưu cục mới, v.v... hoặc xác định các mục
tiêu tăng trưởng nhanh nhà quản trị DN cần phải biết chắc chắn những khả năng về nhân
lực hiện tại và mới tuyển dụng có thể đáp ứng các yêu cầu hav không.
• Những đối tượng và những vấn đề chủ yếu cần phân tích về nguồn nhân lực bao gồm:
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.1. Phân tích theo các các nguồn lực cơ bản của DN
a. Nguồn nhân lực
(1) Nhà quản trị các cấp.
• Quan trọng, có vai trò như những nhạc trưởng trong dàn nhạc của các DN trong đó nhà
quản trị cấp cao giữ vai trò quan trọng nhất vì mọi quyết định mọi hành vi kể cả phong
cách và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn
bộ DN.
• Nhằm xác định khả năng hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị, so sánh nguồn lực
này với các DN khác trong ngành nhằm biết được vị thế cạnh tranh hiện tại và triển
vọng của mình trong mối quan hệ với các đối thủ trên thị trường.
• Là cơ sở để chuẩn bị các chiến lược nhân sự thích nghi với nhu cầu của các bộ phận, các
cấp trong DN, cũng như thích nghi với các xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật trong
môi trường KD.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.1. Phân tích theo các các nguồn lực cơ bản của DN
a. Nguồn nhân lực
(1) Nhà quản trị các cấp.
Cần đánh giá những khía cạnh cơ bản sau:
+ Các kỹ năng: kỹ năng kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ nậng tư duy.
Trong đó, yêu cầu về kỹ năng nhân sự giống nhau ở mọi cấp bậc quản trị nhưng yêu cầu về
kỹ năng tư duy và kỹ thuật chuyên môn lại khác nhau giữa các cấp (nhà quản trị cấp cao cần
kỹ năng tư duy nhiều hơn, nhà quản trị cấp cơ sở cần kỹ năng kỹ thuật chuyên môn cao hơn)
+ Đạo đức nghề nghiệp: động cơ làm việc đúng đắn, kỷ luật tự giác, trung thực và thẳng
thắn trong giao tiếp tận tâm, có trách nhiệm trong mọi công việc và dám chịu trách nhiệm
về những hành vi mà mình đã thực hiện hoặc có liên quan, có thiện chí với những người
cùng cộng tác, có tinh thần cầu tiến, có lòng biết ơn đối với những người hoặc những tổ
chức đã giúp đỡ mình, v.v...
+ Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị và những lợi
ích mà nhà quản trị mang lại cho DN.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.1. Phân tích theo các các nguồn lực cơ bản của DN
a. Nguồn nhân lực
(2) Người thừa hành.
• Cũng căn cứ vào các kỹ nâng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kết quả đạt được
trong từng kỳ liên quan đến nghề nghiệp và các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong các kế
hoạch tác nghiệp.
• Do người quản lý trực tiếp thực hiện.
• Mục tiêu: nhằm đánh giá tay nghề, trình độ chuyên môn để có cơ sở chuẩn bị các lược
về nhân sự chuyên môn trong các bộ phận hoặc triển khai các chương trình hành động
thích nghi với khả năng của người thừa hành
o VD: kế hoạch đào tạo và tái đào tạo để người thừa hành luôn thích nghi với công
việc được phân công (công việc hiện tại hoặc công việc mới, yêu cầu về kỹ năng
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cao hơn, v.v ...)
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.1. Phân tích theo các các nguồn lực cơ bản của DN
b. Nguồn lực vật chất
• Gồm: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc thiết bị, NVL dự trữ, thông tin môi trường KD…
• Nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa
chọn và huy động các nguồn vốn bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, chọn đối tượng cần hợp
tác nhằm tăng qui mô nguồn lực vật chất, thực hiện dự trữ một tỉ lệ cần thiết để đảm bảo
khả năng đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
• Phân tích các nguồn lực thông qua những hoạt động chủ yếu như:
(1) Phân loại nguồn lực vật chất hiện có của DN: các nguồn vốn bằng tiền, máy móc thiết bị,
nhà xưởng, kho tàng, đất đai, vật tư dự trữ...
(2) Xác định qui mô cơ cấu, chất lượng và các đặc trưng của từng nguồn lực vật chất.
(3) Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nguồn lực trong các chương trình
hành động của các bộ phận trong nội bộ DN từng kỳ.
(4) Đánh giá và xác định các điểm mạnh, điểm yếu về từng nguồn lực vật chất so với những
đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành và trên thị trường theo khu vực địa lý.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.1. Phân tích theo các các nguồn lực cơ bản của DN
c. Các nguồn lực vô hình
• Là các nguồn lực khác mà con người chỉ nhận diện được qua tri giác.
• Là thành quả chung của các thành viên trong tổ chức hoặc một cá nhân cụ thể.
• Bao gồm:
– Tư tưởng chủ đạo trong triết lý KD;
– Chiến lược và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trường;
– Cơ cấu tổ chức hữu hiệu;
– Uy tín trong lãnh đạo của nhà quản trị các cấp; Uy tín DN trong quá trình phát triển;
– Uy tín và thị phần nhãn hiệu SP trên thị trường;
– Sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng; Uy tín của người chào hàng;
– Ý tưởng sáng tạo của nhân viên; Văn hóa tổ chức bền vững; Vị trí địa lý của DN
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.1. Phân tích theo các các nguồn lực cơ bản của DN
c. Các nguồn lực vô hình
Các bước phân tích các nguồn lực vô hình:
(1) Nhận diện và phân loại các nguồn lực vô hình của DN.
(2) So sánh và đánh giá các nguồn lực vô hình với các đối thủ cạnh tranh:
Liệt kê được 1 danh sách nguồn lực vô hình hiện có theo thứ tự, so sánh với các đối thủ
cạnh tranh chủyếu và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu theo hệ thống thang bậc trên một
bảng tổng hợp.
(3) Xác định những nguồn lực vô hình cần xây dựng và phát triển
Khi phân tích và đánh giá các nguồn lực vô hình của DN, nhà quản trị cần nhận diện những
vấn đề liên quan, xác định rõ các nguyên nhân hạn chế về nguồn lực này và đề xuất các biện
pháp xây dựng và phát triến trong tương lai.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.2. Phân tích chuỗi giá trị của DN
• Một chuỗi giá trị được sử dụng như là công cụ phân tích nội bộ DN do Michael Porter
giới thiệu lần đầu và phổ biến vào năm 1985.
• Khái niệm “chuỗi giá trị“: 1 chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động mà một công ty hoạt
động trong một ngành công nghiệp cụ thể.
• Các SP thông qua tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị theo đúng trật tự, và ở mỗi hoạt
động, các SP lại tăng thêm giá trị.
• Chuỗi hoạt động tạo thêm giá trị cho các SP và là tập hợp giá trị gia tăng của tất cả các
hoạt động.
 không được nhầm lẫn k/niệm chuỗi giá trị với chi phí phát sinh thông qua các hoạt động.
 VD: máy cắt kim cương. Hoạt động cắt có thể có chi phí thấp nhưng hoạt động cắt này
đã tạo thêm giá trị cho SP ở giai đoạn cuối mặc dù một viên kim cương thô sẽ ít giá trị
hơn một viên kim cương đã được cắt.
• Chuỗi giá trị là 1 phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm kiểm tra sự phát triển của lợi thế
cạnh tranh; bao gồm một loạt các hoạt động tạo và dựng giá trị  tạo ra lợi nhuận.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.2. Phân tích chuỗi giá trị của DN
a. Các hoạt động cơ bản
- Hậu cần đầu vào: giao nhận và quản lý kho nguyên vật liệu đầu vào.
- Vận hành: nhằm chuyến hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra, gồm: Lắp đặt, vận
hành, sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra máy móc thiết bị, bố trí, sắp xếp các bước công
việc và bộ phận sản xuất  tạo ra thành phẩm.
- Hậu cần đầu ra: là giai đoạn lưu thông, phân phối. Gồm: Quản lý kho hàng hóa, vận
hành các hoạt động phân phối, xử lý các đơn đặt hàng.
- Marketing và bán hàng: quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ, giá cả, kênh Phân phối.
- Dịch vụ: lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng và hướng dẫn
khách hàng sử dụng SP.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.2. Phân tích chuỗi giá trị của DN
b. Các hoạt động hỗ trợ
- Mua sắm: mua các vật liệu cần thiết cho hoạt động của công ty như: nguyên liệu, nhiên
liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng...
- Phát triển công nghệ: là những hoạt động có liên quan tới các hoạt động nghiên cứu và
phát triển, cải tiến quá trình và SP  rất quan trọng đối với sự tồn tại của hầu hết các
công ty trong điều kiện hiện nay.
- Quản trị nguồn nhân lực: là những hoạt động có liên quan với việc tuyển dụng, đào
tạo, phát triển nhân sự của công ty.
- Cơ sở hạ tầng của công ty: gồm: quản trị chung, kế toán, tài chính, hoạch định chiến
lược.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.2. Nội dung phân tích môi trường bên trong
4.2.2. Phân tích chuỗi giá trị của DN
Thông thường có 4 bước để phân tích chuỗi giá tri:
• (1) Nhận diện các yếu tố liên quan bằng việc sử dụng một sơ đồ chuỗi giá trị
nội bộ DN
• (2) Mô tả những gì mà DN làm tại mỗi hoạt động;
• (3) Nhận diện cách thức gia tăng giá trị của mỗi hoạt động về mặt lý thuyết
và phân loại chúng;
• (4) Đánh giá các hoạt động bằng việc so sánh tiêu chuẩn với cách thức tốt
nhất của đối thủ, của ngành.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.3. Ma trận đánh giá môi trường bên trong
Ma trận nội bộ IFE (Internal Factor Evaluation):
• Tóm tắt & đánh giá những mặt mạnh, yếu khách nhau của các yếu tố
chi phối hoạt động bên trong của DN, đồng thời tạo cơ sở để xác định
mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
• Để phát triển hữu hiệu 1 ma trận IFE thì nhận xét trực giác của các
nhà quản trị chiến lược vẫn là điều thiết yếu.
• Tiến trình xây dựng 1 ma trận IFE gồm 5 bước:
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
4.3. Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài
Ma trận nội bộ IFE (Internal Factor Evaluation): được phát triển
qua 5 bước sau:
1. Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công
như đã nhận diện ở trên.
2. Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (ko quan trọng) đến 1.0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho
các yếu tố này phải bằng 1.0.
3. Phân loại từ 1 - 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công. Trong đó
1 là phản ứng ít, 2 là phản ứng trung bình, 3 là phản ứng trên trung
bình, 4 là phản ứng tốt. Các mức độ này dựa trên hiệu quả của DN.
4. Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số
điểm về tầm quan trọng.
5. Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định
tổng số điểm quan trọng cho DN.
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Một điều khoản pháp luật có thể là nguy cơ đối với DN này nhưng lại là cơ hội
đối với DN khác, điều này đúng hay. Cho ví dụ minh hoạ?
2. Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động KD của DN ở quốc gia đó?
3. Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến hoạt động KD của DN?
4. Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá xã hội đến hoạt động KD của DN?
5. Phân tích áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại đến hoạt động
KD của DN?
6. Phân tích rào cản xâm nhập ngành của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn?
7. Phân tích áp lực của khách hàng đến hoạt động KD của DN?
8. Phân tích áp lực của nhà cung cấp đến hoạt động KD của DN?
9. Phân tích áp lực của SP thay thế đến hoạt động KD của DN?
10. Năng lực của DN chỉ thực sự có ý nghĩa khi được so sánh với đối thủ cạnh
tranh, điều này đúng hay sai? Tại sao.
Thank You!

L/O/G/O

You might also like