You are on page 1of 82

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TEA
TỚI CƯỜNG ĐỘ ĐÁ XI MĂNG
TRƯƠNG NGUYỆT HẢO
hao.tn180710@sis.hust.edu.vn
Ngành Kỹ thuật Hóa học
Chuyên ngành Công nghệ Vật liệu Silicat

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Tạ Ngọc Dũng

Bộ môn: Công nghệ Vật liệu Silicat


Viện: Kỹ thuật Hóa học

HÀ NỘI, 8/2023
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TEA
TỚI CƯỜNG ĐỘ ĐÁ XI MĂNG
TRƯƠNG NGUYỆT HẢO
hao.tn180710@sis.hust.edu.vn
Ngành Kỹ thuật Hóa học
Chuyên ngành Công nghệ Vật liệu Silicat

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Tạ Ngọc Dũng Chữ ký của GVHD

Bộ môn: Công nghệ Vật liệu Silicat


Viện: Kỹ thuật Hóa học

HÀ NỘI, 8/2023
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn!


TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN

Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của TEA tới cường độ đá xi măng”.

Hàm lượng phụ gia khảo sát là: 0; 2; 3; 4; 5 phần vạn. Xi măng được
nghiền không dùng phụ gia, khống chế tỷ diện Blaine ở khoảng giá trị 3200 -
3500 ± 50 cm2/g. Ảnh hưởng của phụ gia TEA tới cường độ đá xi măng được
đánh giá khi được trộn trong quá trình tạo hồ xi măng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, TEA có tác động tới cường độ đá xi măng do sự tác động trực tiếp của TEA
tới quá trình hydrat hóa xi măng, cụ thể là hàm lượng TEA là 3 phần vạn (so với
khối lượng xi măng) cải thiện cường độ tuổi 1 ngày của đá xi măng.

Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2023

Sinh viên

Trương Nguyệt Hảo


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Viện Kỹ thuật Hóa học
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Trương Nguyệt Hảo MSSV: 20180710


Lớp: Kỹ thuật Hóa học 03 Khóa: K63
Ngành: Kỹ thuật Hóa học Chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu Silicat
Tên đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của TEA tới cường độ đá xi măng”
1. Các số liệu ban đầu:
Clanhke xi măng Pooc lăng từ Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
Thạch cao tự nhiên từ Nhà máy xi măng Long Sơn
Phụ gia TEA phòng thí nghiệm
2. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Tổng quan về xi măng và phụ gia.
Phương pháp nghiên cứu.
Kết quả và thảo luận.
Kết luận và kiến nghị.
3. Các bản vẽ, đồ thị (ghi rõ loại và kích thước bản vẽ):
Một (01) bài báo cáo trên Microsoft Word theo mẫu của Trường
Một (01) báo cáo trên Microsoft Powerpoint.
4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Tạ Ngọc Dũng
5. Ngày giao nhiệm vụ đồ án:
6. Ngày hoàn thành đồ án: 8/2023
Ngày … tháng ... năm 2023
Trưởng bộ môn Giảng viên hướng dẫn
(Trường hợp có 2 giáo viên hướng dẫn thì sẽ cùng ký tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng 8 năm 2023.
Uỷ viên phản biện
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Viện Kỹ thuật Hóa học
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Trương Nguyệt Hảo MSSV: 20180710


Lớp: Kỹ thuật Hóa học 03 Khóa: K63
Ngành: Kỹ thuật Hóa học Chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu Silicat
Tên đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của TEA tới cường độ đá xi măng”

NỘI DUNG NHẬN XÉT:


1. Tiến trình thực hiện đồ án:

2. Về nội dung của đồ án:

3. Về hình thức trình bày:

4. Những nhận xét khác:

ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM:

Ngày ….. tháng ….. năm ……..


Giảng viên hướng dẫn
(Trường hợp có 2 giáo viên hướng dẫn thì sẽ cùng ký
tên)
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Viện Kỹ thuật Hóa học
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA UỶ VIÊN PHẢN BIỆN

Họ và tên sinh viên: Trương Nguyệt Hảo MSSV: 20180710


Lớp:Kỹ thuật Hóa học 03 Khóa: K63
Ngành: Kỹ thuật Hóa học Chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu Silicat
Tên đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của TEA tới cường độ đá xi măng”

NỘI DUNG NHẬN XÉT:


1. Về nội dung của đồ án:

2. Về hình thức trình bày:

3. Những nhận xét khác:

ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM:

Ngày ….. tháng ….. năm ……..


Uỷ viên phản biện
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................19
Đặt vấn đề...........................................................................................................19
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................19
Mục tiêu của đề tài..............................................................................................19
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.....................................................20
1.1 Tổng quan về xi măng.............................................................................20
1.1.1 Khái niệm.................................................................................20
1.1.2 Phân loại xi măng.....................................................................21
1.1.3 Thành phần khoáng của clanhke xi măng Pooclăng.................22
1.1.4 Quá trình thủy hóa của xi măng Pooc lăng:..............................28
1.2 Tổng quan về phụ gia gốc alkanolamine.................................................31
1.2.1 Khái niệm về phụ gia trợ nghiền..............................................31
1.2.2 Phân loại...................................................................................31
1.2.3 Ảnh hưởng của các chất trợ nghiền gốc tới tính chất cơ lý của
sản phẩm xi măng........................................................................................34
1.3 Phụ gia TEA............................................................................................43
1.3.1 Giới thiệu về TEA....................................................................43
1.3.2 Ảnh hưởng của TEA đến cường độ xi măng............................44
1.4 Kết luận tổng quan..................................................................................48
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM........................................................................50
2.1 Chuẩn bị thực nghiệm.............................................................................50
2.1.1 Nguyên liệu..............................................................................50
2.1.2 Dụng cụ và thiết bị...................................................................51
2.1.3 Sơ đồ nghiên cứu......................................................................51
2.2 Các phương pháp nghiên cứu..................................................................52
2.2.1 Quá trình gia công, tạo mẫu:.....................................................52
2.2.2 Xác định cường độ nén (Phương pháp phi tiêu chuẩn).............55
2.2.3 Xác định khối lượng mất sau nung...........................................56
2.2.4 Xác định đường cong thay đổi nhiệt độ của hồ xi măng...........57
2.3 Kết quả và thảo luận:...............................................................................57
2.3.1 Cường độ nén của các mẫu đá xi măng:...................................57
2.3.2 Khối lượng mất khi sấy, nung:.................................................66
2.3.3 Đường cong thay đổi nhiệt độ của hồ xi măng.........................72
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................74
3.1 Kết luận...................................................................................................74
3.2 Kiến nghị.................................................................................................74
CHƯƠNG 4. PHỤ LỤC....................................................................................75
4.1 Cường độ nén của các mẫu đá xi măng:..................................................75
4.1.1 Giai đoạn 1...............................................................................75
4.1.2 Giai đoạn 2...............................................................................76
4.2 Khối lượng mất khi sấy/nung..................................................................77
CHƯƠNG 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................79
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Đường cong sinh nhiệt [6]...................................................................27
Hình 1.2: Sự thay đổi cường độ nén là một hàm của liều lượng chất trợ nghiền
[17]...................................................................................................................... 33
Hình 1.3: Độ bền uốn thay đổi theo liều lượng của chất trợ nghiền khác nhau [17]
............................................................................................................................ 33
Hình 1.4: Ảnh SEM của vữa xi măng sau 28 ngày..............................................34
Hình 1.5 Cường độ nén theo các chất trợ nghiền khác nhau [25]........................35
Hình 1.6: So sánh cường độ nén (MPa) khi thêm các chất trợ nghiền khác nhau
và sự kết hợp của chúng [26]..............................................................................36
Hình 1.7: Cường độ nén của hồ xi măng sau 3 ngày và 28 ngày khi không sử và
sử dụng chất trợ nghiền [27]...............................................................................36
Hình 1.8: Ảnh SEM sản phẩm thủy hóa của hồ xi măng sau 3 ngày ở mẫu trắng
(a) và mẫu sử dụng chất trợ nghiền (b) [25].......................................................37
Hình 1.9: Ảnh SEM sản phẩm thủy hóa của hồ xi măng sau 28 ngày ở mẫu trắng
(a) và mẫu sử dụng chất trợ nghiền (b) [25].......................................................37
Hình 1.10: Cấu trúc phân tử của triethanolamine [34]........................................42
Hình 1.11: Cường độ nén của vữa xi măng với trợ nghiền TEA và GLY...........45
Hình 1.12: Cường độ nén của vữa xi măng với trợ nghiền TEA và GLY và phụ
gia siêu dẻo.........................................................................................................46
Hình 1.13 : Cường độ nén của LC3-50 kết hợp 200ppm của TEA và DEIPA.....46
Hình 2.1 Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (độ mịn 3400 ± 50 cm2/g).57
Hình 2.2 Cường độ nén mẫu đá xi măng 7 ngày tuổi (độ mịn 3400 ± 50 cm2/g).58
Hình 2.3: Cường độ nén của các mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (giai đoạn 1).......60
Hình 2.4 Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (R1)..................................62
Hình 2.5 Cường độ nén mẫu đá xi măng 3 ngày tuổi (R3)..................................63
Hình 2.6 Cường độ nén mẫu đá xi măng 7 ngày tuổi (R7)..................................64
Hình 2.7: Phần trăm khối lượng mẫu mất đi khi sấy và nung tương ứng của mẫu
hồ xi măng thủy hóa 1 ngày tuổi (%)..................................................................67
Hình 2.8: Tốc độ MKN trong khoảng nhiệt độ của mẫu hồ xi măng thủy hóa 1
ngày tuổi [(%MKN/oC)*10-4]..............................................................................67
Hình 2.9: Phần trăm khối lượng mẫu mất đi khi sấy và nung tương ứng của mẫu
hồ xi măng thủy hóa 7 ngày tuổi (%)..................................................................69
Hình 2.10: Tốc độ MKN trong khoảng nhiệt độ của mẫu hồ xi măng thủy hóa 7
ngày tuổi [(%MKN/oC)*10-4]..............................................................................70
Hình 2.11: Đường cong thay đổi nhiệt độ hồ xi măng trong 24h........................71
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của clanhke xi măng Pooc lăng..........................22
Bảng 1.2: Chất trợ nghiền hữu cơ sử dụng phổ biến [13]....................................32
Bảng 1.3: Chất trợ nghiền vô cơ sử dụng phổ biến [13]......................................33
Bảng 1.4: Tính chất cơ lý của xi măng không có và có 0.015% alkanolamine
khác nhau được nghiền trong 25 phút [24]..........................................................36
Bảng 1.5: Thành phần hóa học của xi măng Pooc lăng [29]...............................39
Bảng 1.6: Thành phần pha và tỷ diện Blaine của xi măng Pooc lăng [29]..........40
Bảng 1.7: Độ tinh khiết của các alkanolamine tổng hợp được [29].....................40
Bảng 1.8: Cường độ nén của các mẫu vữa xi măng [29].....................................41
Bảng 1.9: Tính chất cơ lý của xi măng với các loại và các liều lượng của các chất
trợ nghiền khác nhau [34]...................................................................................44
Bảng 1.10: Tính chất cơ lý của xi măng với loại và hàm lượng chất trợ nghiền
khác nhau [20].....................................................................................................45
Bảng 2.1: Thành phần hóa của clanhke xi măng.................................................50
Bảng 2.2: Thành phần khoáng của clanhke.........................................................50
Bảng 2.3: Lượng phụ gia.....................................................................................53
Bảng 2.4: Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (độ mịn 3400 ± 50 cm 2/g)
............................................................................................................................ 57
Bảng 2.5 Cường độ nén mẫu đá xi măng 7 ngày tuổi (độ mịn 3400 ± 50 cm2/g) 59
Bảng 2.6: Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (độ mịn 3500 ± 50 cm 2/g)
............................................................................................................................ 61
Bảng 2.7: Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (R1)................................63
Bảng 2.8 Cường độ nén mẫu đá xi măng 3 ngày tuổi (R3).................................64
Bảng 2.9 Cường độ nén mẫu đá xi măng 7 ngày tuổi (R7).................................65
Bảng 2.10: Quá trình hóa lý xảy ra tại các khoảng nhiệt độ khi sấy/nung xi măng
[30]...................................................................................................................... 66
Bảng 2.11: Phần trăm khối lượng mẫu mất đi khi sấy và nung tương ứng của mẫu
hồ xi măng thủy hóa 1 ngày tuổi (%)..................................................................67
Bảng 2.12: Độ lệch chuẩn phần trăm khối lượng mẫu MKN của mẫu hồ xi măng
thủy hóa 1 ngày tuổi (%).....................................................................................67
Bảng 2.13: Tốc độ MKN trong khoảng nhiệt độ của mẫu hồ xi măng thủy hóa 1
ngày tuổi [(%MKN/oC)*10-4]..............................................................................68
Bảng 2.14 Phần trăm khối lượng mẫu mất đi khi sấy và nung tương ứng của mẫu
hồ xi măng thủy hóa 7 ngày tuổi (%)..................................................................70
Bảng 2.15 Độ lệch chuẩn phần trăm khối lượng mẫu MKN của mẫu hồ xi măng
thủy hóa 7 ngày tuổi (%).....................................................................................70
Bảng 2.16: Tốc độ MKN trong khoảng nhiệt độ của mẫu hồ xi măng thủy hóa 7
ngày tuổi [(%MKN/oC)*10-4]..............................................................................70
Bảng 4.1: Giá trị cường độ nén mẫu 1 ngày tuổi (Độ mịn 3300± 50 cm2/g )......74
Bảng 4.2: Giá trị cường độ nén mẫu 1 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )......74
Bảng 4.3: Giá trị cường độ nén mẫu 7 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )......74
Bảng 4.4: Giá trị cường độ nén mẫu 1 ngày tuổi (Độ mịn 3500± 50 cm2/g )......75
Bảng 4.5: Giá trị cường độ nén mẫu 1 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )......75
Bảng 4.6: Giá trị cường độ nén mẫu 3 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )......75
Bảng 4.7: Giá trị cường độ nén mẫu 7 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )......76
Bảng 4.8: Bảng số liệu đo khối lượng MKN ở các nhiệt độ khảo sát của mẫu hồ
xi măng thủy hóa 1 ngày với các hàm lượng TEA nghiên cứu............................76
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA
PC Xi măng Pooc lăng
TC Thạch cao
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
C CaO
S SiO2
F Fe2O3
A Al2O3
S SO3
PG/XM Phụ gia/xi măng
N/XM Nước/xi măng
DEIPA Diethanol isopropanolamine
CLK Clanhke
PG Phụ gia
MKN Mất khi nung
R1 Cường độ nén 1 ngày tuổi
R3 Cường độ nén 3 ngày tuổi
R7 Cường độ nén 7 ngày tuổi
M Đơn tà
T Tam tà
Ctd CaO tự do
PG Polyglycol
TEA Triethanolamine
EG Ethylene glycol
DEG Diethylene glycol
AFt Ettringite
AFm Monosulfoaluminate
CH Ca(OH)2
XRPD Nhiễu xạ bột tia X
SEM Hiển vi điện tử quét
DSC Nhiệt lượng quét vi sai
TG Phân tích nhiệt trọng lượng
M0 Mẫu không có phụ gia
TIPA Tri-isopropanolamine
MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Cường độ là một trong những tính chất quan trọng của xi măng. Cường độ
của đá xi măng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên lại phụ thuộc
chính vào khả năng thủy hóa của bản thân xi măng đó. Để có thể cải thiện cường
độ của đá xi măng, tác động vào khả năng thủy hóa của xi măng là yếu tố quan
trọng. Đã có nhiều loại phụ gia được nghiên cứu thêm vào xi măng trong đó phụ
gia gốc alkanolamine được đề cập đến với khả năng cải thiện quá trình thủy hóa
của xi măng.
TEA là một phụ gia gốc alkanolamine được đưa vào nghiên cứu phổ biến,
là một phụ gia có ảnh hưởng nhạy cảm về liều lượng. Điều này có thể do sự khác
nhau về độ tinh khiết của phụ gia, loại xi măng, điều kiện môi trường, … Do đó,
việc sử dụng TEA vẫn dựa trên kiến thức thực nghiệm.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là sự ảnh hưởng của phụ gia TEA tới cường độ của đá
xi măng
Phạm vi nghiên cứu: So sánh cường độ của đá xi măng có TEA theo hàm
lượng (0, 1, 2, 3, 4, 5 phần vạn) và theo thời gian (1, 3, 7 ngày tuổi). So sánh khối
lượng mất khi sấy/nung của các mẫu đá xi măng.
Mục tiêu của đề tài
Khảo sát sự ảnh hưởng của TEA tới cường độ của đá xi măng.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan về xi măng

1.1.1 Khái niệm


Xi măng: Là chất kết dính thủy ở dạng bột mịn, khi trộn với nước thành
dạng hồ dẻo có khả năng đóng rắn trong không khí và nước nhờ phản ứng hóa lý,
thành vật liệu dạng đá [1].
Clanhke xi măng pooc lăng: Là clanhke xi măng có chứa chủ yếu các
khoáng calci silicat, calci aluminat và calci fero aluminat với tỷ lệ xác định [1].
Xi măng pooc lăng: Là xi măng được nghiền mịn từ clanhke xi măng pooc
lăng với lượng thạch cao cần thiết. Có thể sử dụng phụ gia công nghệ nhưng
không quá 1% so với khối lượng clanhke [1].
Thạch cao: Là vật liệu đá thiên nhiên hoặc nhân tạo có chứa khoáng
CaSO4.H2O được sử dụng làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết của hồ xi
măng cũng như làm tăng cường độ của đá xi măng. Thạch cao nhân tạo được sử
dụng trong sản xuất xi măng là thạch cao PG (Phospho Gyps) thải từ quá trình
sản xuất phân bón hóa chất và thạch cao FGD (Flue Gas Desulfurization) thu hồi
từ quá trình đốt than trong các nhà máy nhiệt điện. Thạch cao dùng để sản xuất xi
măng có chất lượng theo TCXD 168:1989.
Khoáng clanhke: Khoáng tổng hợp chiếm thành phần chính trong clanhke,
được hình thành trong quá tình nung clanhke [1].
Pha clanhke: Các hợp phần tạo thành clanhke ở dạng dung dịch rắn trên cơ
sở các khoáng clanhke, pha thủy tinh và các oxit riêng biệt [1].
Ngày nay, có rất nhiều loại phụ gia được sử dụng trong công nghệ sản xuất
xi măng, nhưng chủ yếu là các nhóm phụ gia sau [2]:
Phụ gia công nghệ: Là phụ gia được đưa vào trong quá trình nghiền xi
măng để cải thiện quá trình công nghệ, tính chất của xi măng (chất trợ nghiền, kỵ
ẩm, …).

 Phụ gia kỹ ẩm: Là phụ gia công nghệ được đưa vào trong quá trình
nghiền xi măng tạo thành màng bao quanh hạt xi măng, làm giảm tính hút ẩm của
xi măng, nhờ đó kéo dài thời gian bảo quản xi măng.
 Phụ gia trợ nghiền: Là phụ gia công nghệ được đưa vào trong quá trình
nghiền nhằm cải thiện quá trình nghiền xi măng.
Phụ gia khoáng hóa: Là hợp chất có trong tự nhiên hoặc nhân tạo được
đưa vào phối liệu để thúc đẩy sự hình thành các khoáng của clanhke trong quá
trình nung luyện.
Phụ gia khoáng: Là vật liệu vô cơ thiên nhiên hoặc nhân tạo pha vào xi
măng ở dạng nghiền mịn để đạt được chỉ tiêu chất lượng yêu cầu và không gây
ảnh hưởng xấu đến tính chất của xi măng, bê tông và cốt thép. Phụ gia khoáng
được chia làm 2 loại: phụ gia đầy và phụ gia khoáng hoạt tính.

 Phụ gia đầy: Là phụ gia khoáng pha vào xi măng ở dạng nghiền mịn, chủ
yếu để cải thiện thành phần cỡ hạt và cấu trúc đá xi măng.
 Phụ gia khoáng hoạt tính: Là phụ gia khoáng được đưa vào xi măng ở
dạng nghiền mịn có tính chất thủy lực hoặc puzolan.
Trên cơ sở clanhke XMP, người ta sản xuất ra xi măng pooclăng hỗn hợp
(PCB) – là chất kết dính thủy, được sản xuất bằng cách nghiền mịn hỗn hợp
clanhke xi măng Pooclăng với một lượng thạch cao cần thiết và các phụ gia
khoáng, có thể sử dụng phụ gia công nghệ (nếu cần) trong quá trình nghiền. Hàm
lượng phụ gia công nghệ trong xi măng không lớn hơn 1%; tổng lượng các phụ
gia khoáng (không kể thạch cao) trong xi măng pooclăng hỗn hợp, tính theo khối
lượng xi măng, không lớn hơn 40%, trong đó phụ gia đầy không quá 20% [2].

1.1.2 Phân loại xi măng


Xi măng có thể được phân loại theo các cách sau:
Theo cường độ nén: Xi măng mác cao: từ 50 Mpa trở lên, xi măng mác
trung bình: từ 30 đến 50 Mpa, xi măng mác thấp: nhỏ hơn 30 Mpa.
Theo thành phần xi măng: Xi măng Pooc lăng (PC), xi măng Pooc lăng
hỗn hợp (PCB), xi măng Pooc lăng đá vôi (PCB LS): chỉ sử dụng phụ gia khoáng
là đá vôi, xi măng Pooc lăng puzolan (PCBPZ): chỉ sử dụng phụ gia khoáng là phụ
gia hoạt tính puzolan, xi măng Pooc lăng tro bay (PCB FA): chỉ sử dụng phụ gia
khoáng là tro bay, xi măng Pooc lăng xỉ lò cao (PCB BFS): chỉ sử dụng phụ gia
khoáng là xỉ lò cao, …
Theo tính chất đặc biệt: Xi măng bền sunfat, xi măng ít tỏa nhiệt, xi măng
đóng rắn nhanh, xi măng alumin, xi măng ít tỏa nhiệt, xi măng xây trát, …

1.1.3 Thành phần khoáng của clanhke xi măng Pooclăng


Clanhke xi măng PC có cấu trúc phức tạp, có các khoáng ở dạng tinh thể và
các hợp chất trung gian ở dạng dung dịch rắn và các pha vô định hình. Chất
lượng clanhke phụ thuộc rất nhiều vào thành phần hóa học, thành phần khoáng
và công nghệ sản xuất.
Thành phần hoá học của clanhke, biểu thị bằng hàm lượng % các oxit có
trong clanhke, thường dao động trong giới hạn sau:
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của clanhke xi măng Pooc lăng

P2O5 tùy nguyên


CaO = 63 – 67% Fe2O3 = 2,5 – 4%
liệu có thể có
SiO2 = 21 – 24% MgO < 5% R2O < 1,5 %
Al2O3 = 4- 7% TiO2 < 0,3%

Clanhke xi măng Pooc lăng không phải là một sản phẩm đồng nhất mà nó là
tập hợp của nhiều khoáng khác nhau [3]. Các oxit chính trong clanhke trong quá
trình nung đến khoảng nhiệt độ 1450 oC sẽ phản ứng với nhau tạo thành bốn
khoáng chính ở dạng cấu trúc tinh thể dung dịch rắn hoặc vô định hình là: C 3S
(Alit), C2S (Belit), C3A (aluminat) và C4AF (ferit). Hàm lượng các khoáng trong
clanhke xi măng Pooc lăng theo phần trăm khối lượng thường nằm trong giới hạn
sau:
C3S = 45 -70 %
C2S = 15 - 30%
C3A = 5 - 10 %
C4AF = 5 - 15 %

1.1.3.1. Quá trình thủy hóa Alit C3S (3CaO.SiO2):


C3S là một khoáng chiếm hàm lượng cao nhất trong clanhke (45-70 % theo
khối lượng), được tạo thành bởi phản ứng thiêu kết có mặt pha lỏng giữa khoáng
C2S và CaO ở khoảng nhiệt độ 1250-1450oC:
C + C2S -> C3S
Hòa tan Hòa tan Kết tinh
Khoáng C3S có nhiều dạng tồn tại khác nhau khi nhiệt độ thay đổi:
Là một khoáng khó nóng chảy, C3S tồn tại ở dạng cấu trúc tinh thể, chủ yếu
là dạng đơn tà. Tinh thể C 3S có dạng hình lăng trụ tam giác (hoặc giả lục giác)
với kích thước 10 – 25 µm (có thể thô hơn, lên tới 50 – 60 µm tùy vào chế độ
nung). C3S tinh khiết kém bền ở nhiệt độ thường, dễ bị phân hủy thành C 2S và
CaO tự do, vì vậy C3S trong clanhke tồn tại ở dạng dung dịch rắn. Trong clanhke
xi măng Pooc lăng công nghiệp, ngoài CaO và SiO 2, C3S còn chứa một lượng
nhỏ (khoảng 3-4%) các nguyên tố ngoại lai (Al, Fe, Mg, Cr, Ti, S, P, Ba, Mn, Na,
K có trong nguyên liệu) nằm xen kẽ trong mạng lưới tinh thể. Việc C 3S tồn tại ở
dạng dung dịch rắn sẽ giúp cho nó bền hơn C3S tinh khiết ở nhiệt độ thường, và
nó được gọi là khoáng alit.
Tính chất của C3S trong xi măng:

 Đóng rắn nhanh (nhưng chậm hơn C3S).


 Tỏa nhiều nhiệt khi đóng rắn.
 Không bền trong môi trường sunfat.
 Tạo cường độ tuổi sớm và cường độ tuổi muộn cho xi măng.

Thủy hóa [4]:


Khi tiếp xúc với nước, các hạt C 3S ngay lập tức tham gia vào sự tương tác
với nước và phản ứng rất mạnh. Thành phần cuối cùng của các sản phẩm phản
ứng theo số liệu của các nhà nghiên cứu khác nhau như sau:
2(3CaO.SiO2) + 6H2O = 3 CaO.2 SiO2.3 H2O + 3Ca(OH)2 + ∆H
3 CaO. SiO2 + 3H2O = 2 CaO. SiO2.2 H2O + Ca(OH)2 + ∆H
Sản phẩm ban đầu của quá trình hydrat hóa C 3S là pha hydro silicat canxi
có dạng C3SHx. Sau khoảng 2 – 6 h thì C3SHx chuyển thành hydro silicat canxi
thứ sinh có độ bazơ nhỏ, hình thể sợi dài, mảnh C 2SH2. Sau đó nếu nồng độ vôi
giảm thì các hydro silicat canxi thứ sinh lại tiếp tục phân hủy thành hydro silicat
canxi có độ bazơ nhỏ hơn là CSH(B):
3 CaO. SiO2 + xH2O → 3CaO. SiO2.x H2O
3 CaO. SiO2.x H2O → C2SH2 + Ca(OH)2
C2SH2 + H2O → CSH(B) + Ca(OH)2
Thông thường, các hydro silicat canxi ổn định tạo thành có tỷ lệ mol C/S =
1.5–3.0.
1.1.3.2. Quá trình thủy hóa Belit C2S (2CaO.SiO2):
C2S là một khoáng chiếm xấp xỉ 15-30 % khối lượng clanhke, được tạo
thành bởi phản ứng pha rắn ở khoảng nhiệt độ 850-900oC như sau:
C + S → CS
C + 2CS → C3S2
C + C3S2 → 2C2S
Các dạng thù hình của C2S:
Là một khoáng khó nóng chảy (hơn cả C3S), tồn tại ở 4 dạng thù hình: α, α’,
β và γ. Khoáng C2S thường tồn tại ở dạng thù hình α khi ở trong lò, còn ở dạng β
hoặc γ trong clanhke sau khi làm nguội. Hình dạng tinh thể của khoáng C 2S có
dạng tròn với kích thước 25-40 µm (tùy thuộc vào việc làm nguội nhanh hay
chậm clanhke). β là dạng thù hình được mong muốn hơn γ vì β có khả năng kết
dính khi trộn với nước ở điều kiện thường (γC2S trơ về mặt hóa học, dạng α’ cho
cường độ rất kém, dạng α không thủy hóa.). Ngoài ra dạng thù hình γ của C2S
nếu tồn tại nhiều trong clanhke có thể gây ra hiện tượng tả clanhke: các hạt
clanhke không còn cứng, rắn nữa mà bị vụn ra, mềm đi. Muốn thu được lượng
C2S ở dạng β nhiều thì có thể thêm vào phụ gia trong quá trình làm lạnh clanhke
hoặc làm lạnh nhanh clanhke.
Tính chất của C2S trong xi măng:

 Tạo cường độ tuổi muộn.


 Tỏa ít nhiệt khi đóng rắn.
 Bền trong môi trường sunfat.
 Đóng rắn chậm.
Thủy hóa [4]:
Phản ứng hydrat hóa C2S và các dung dịch rắn của nó tạo thành các hydro
silicat canxi thành phần khác nhau và số lượng Ca(OH)2 nào đó:
2 CaO. SiO2 + 3 H2O = CaO. SiO2. H2O + Ca(OH)2 + ∆H
Thành phần hóa học của các hydro silicat canxi được tạo thành khi hydrat
hóa C2S thay đổi theo thời gian hydrat hóa. Khi dư nước hydro silicat canxi ban
đầu có thành phần gần với CaO. SiO2. H2O. Theo mức độ tăng hydrat hóa C2S từ
0 – 25% thành phần của hydro canxi thay đổi từ CSH đến C 1.65SHx có nghĩa là độ
bazơ của nó tăng lên. Tốc độ hydrat hóa của C 2S chậm hơn so với C3S và cũng là
nhỏ nhất so với các khoáng chính có trong clanhke. Quá trình hydrat hóa của C 2S
thông thường theo sơ đồ sau:
C2S → C2SH2→ CSH (B).
1.1.3.3. Quá trình thủy hóa Canxi Aluminat C3A (3CaO.Al2SO3):
Là một khoáng chiếm xấp xỉ 5-10 % khối lượng clanhke. Khoáng C 3A
trong clanhke công nghiệp là hỗn hợp dung dịch rắn của khoáng C-A với tỷ lệ
C/A khác nhau: C3A, C5A3, C12A7, CA2, CA6, … trong đó C3A giữ vai trò chủ
đạo.
C3A là khoáng có màu trắng xám, dễ nóng chảy với nhiệt độ nóng chảy xấp
xỉ 1280oC. Đặc điểm dễ nóng chảy của C 3A hỗ trợ rất tốt cho quá trình nung (vì
tạo ra pha lỏng nóng chảy sớm, tăng diện tích tiếp xúc giữa các pha rắn khiến quá
trình chuyển khối, thiêu kết diễn ra thuận lợi). Việc giúp quá trình nung thuận lợi
giúp cho việc tạo khoáng C 3S dễ dàng hơn, giảm nhiệt độ nung cần đạt tới cũng
như thời gian nung.
Tính chất của C3A trong xi măng:

 Đóng rắn nhanh.


 Tạo cường độ tuổi sớm cho xi măng.
 Có hoạt tính cao nhất trong 4 khoáng.
 Không bền trong môi trường sunfat.
 Tỏa nhiều nhiệt khi đóng rắn.

Thủy hóa [4]:


Phản ứng hydrat của C3A diễn ra rất nhanh và sau 1 ngày đã đạt đến
70÷80%, kết quả là tách ra các hydroaluminat canxi khác nhau và tạo ra một
lượng nhiệt lớn.

 Sự thủy hóa của C3A khi không có mặt thạch cao (CaSO4):

Khi C3A tiếp xúc với nước tạo thành các vỏ tơi xốp lớn từ các tinh thể
hydro aluminat dạng tấm → không thể ngăn cản được sự thẩm thấu của các phân
tử nước vào hạt chưa hydrat.
Ở nhiệt độ 25℃ có phản ứng sau:
3CaO.Al2O3 + H2O → 2CaO.Al2O3.8H2O (C2AH8) + 4CaO.Al2O3.xH2O
(x=12÷19)
Hoặc: 3CaO.Al2O3 + H2O →Al(OH)3 + C4AHx (x= 12÷19)
Thường khi độ ẩm môi trường cao thì giá trị của x nằm ở cận trên, còn khi
độ ẩm môi trường dưỡng thấp thì giá trị x nằm ở cận dưới. Nhưng C 2AH8 là một
pha giả bền hình dạng như tiều cầu hình lục giác (tương tự C-H). Khi nhiệt độ
>30℃ nó bị chuyển đổi thành hydragarnet khối lập phương (C3AH6) và AH3.

 Sự thủy hóa của C3A khi có mặt thạch cao (CaSO4):

Nếu trong nước có ion SO42- thì sản phẩm hydrat hóa C3A sẽ có ettringit là:
3CaO.Al2O3.3CaSO4.31H2O (Hydrocanxi trisunfo aluminat) hay
3CaO.Al2O3.CaSO4.12H2O (Hydrocanxi monosunfo aluminat).
3CaO.Al2O3 + 3(CaSO4.2H2O) + 26H2O → 3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O
Trong trường hợp nếu các ion SO 42- trong dung dịch không đủ để liên kết
với tất cả hydrocanxi aluminat thành ettrigit thì các tinh thể ettrigit và hydrocanxi
aluminat tương tác với nhau tạo thành hydrocanxi monosunfo aluminat:
2C3AH6 + 3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O → 3(3CaO.Al2O3.CaSO4.32H2O) +
8H2O
Các tinh thể ettringite hình kim hoặc hình lăng trụ tạo thành ở gần bề mặt
của hạt C3A cũng như ở khoảng trống giữa các hạt. Các tinh thể hydrocanxi
monosunfo aluminat có dạng tấm.
Khi có mặt các ion SO42- tốc độ hydrat hóa của C3A bị chậm lại. Vì vậy,
việc điều chỉnh thời gian đông kết nhờ thạch cao chính là điều khiển tốc độ
hydrat hóa của C3A. Các muối sunfat, clorit, nitrat… có thể định hướng làm thay
đổi tốc độ hydrat hóa, hình thái và thành phần của các sản phầm hydrat hóa của
C3A.
Khi trong hỗn hợp thủy hóa dư ion SO 42-, hydrocanxi trisunfat aluminat
chuyển về dạng monosunfat kèm theo sự tăng độ xốp đến 54,5% và tăng tổng thể
tích riêng của hệ lên 17% so với thể tích riêng ban đầu của ettringit. Đây chính là
hiện tượng không ổn định thể tích của ettringit.
1.1.3.4. Quá trình thủy hóa Canxi Fero Aluminat C4AF
(4CaO.Al2O3.Fe2O3):
Là một khoáng màu xám chiếm xấp xỉ 5-15 % khối lượng clanhke. Trong
clanhke công nghiệp, C4AF là hỗn hợp dung dịch rắn của khoáng C-A-F khác
nhau: C8A2F, C6A2F, C4AF, C8AF2,… trong đó C4AF giữ vai trò chủ đạo.
Khoáng C4AF có nhiệt độ nóng chảy xấp xỉ 1250oC, là khoáng dễ nóng
chảy nhất trong 4 khoáng chính của clanhke nên nó cũng có tác dụng giống với
C3A trong quá trình nung.
Tính chất của C4AF trong xi măng:

 Làm cho xi măng có cường độ thấp.


 Đóng rắn chậm.
 Tỏa ít nhiệt khi đóng rắn.
 Bền trong môi trường sunfat hơn C3A.

Thủy hóa [4]:


Giống với C3A, tốc độ hydrat hóa bị chậm xuống khi có mặt C-H, mạnh
hơn khi có thạch cao, ảnh hưởng lớn nhất khi có cả hai. Sự hydrat hóa chậm khi
có mặt CaSO4 và Ca(OH)2 do sự hình thành một lớp AFt tại bề mặt C 4AF phản
ứng được tăng tốc bằng cách nghiền mịn hơn và bằng cách nâng nhiệt độ của
phản ứng [5].
Quá trình hydrat hóa C4AF:
C4AF + 13 H → C3AFH13
C4AF + 10H → C3AF(H)6 + C-H + FH3
Sản phẩm trung bình của quá trình hydrat hóa canxi alumoferrit có dạng
C2AF, dung dịch rắn cao sắt C4A1-xFxH19, gel Fe2O3. Tốc độ hydrat hóa của C4AF
ở giai đoạn đầu lớn, sau 3 ngày mức độ hydrat hóa của khoáng đạt 50 - 70%. Các
hạt C4AF sau vài phút bị bao bọc bởi lớp vỏ từ các hydrat kết tinh nhỏ và gel
hydroxit sắt. Khi trộn C4AF với dung dịch nước chứa Ca(OH)2 và CaSO4 hòa tan
ở giai đoạn đầu tạo thành các hydrocanxisunfo aluminat trisunfo và dạng
monosunfo chứa Fe2O3 ở dạng dung dịch rắn.
a) Các pha còn lại của clanhke [4]:
Các pha còn lại của clanhke với hàm lượng nhỏ bao gồm:

 Các oxit tự do: Các oxit tự do này gây mất ổn định thể tích (sau khoảng 10
năm).
CaO + H2O  Ca(OH)2 + ΔV; MgO + H2O  Mg(OH)2 + ΔV.
 Pha thủy tinh: Bị hydrat hóa rất nhanh, tạo ra sản phẩm là C 3AFH6 và họ
hydro granat:
3CaO (Al, Fe)2O3.xSiO2.(6-2x)H2O.
 Oxit kiềm: Gây hiện tượng loang màu do oxit kiềm tác dụng với SiO 2 tạo
thành hợp chất tan, gây nứt vỡ, sùi cấu kiện.
 Khoáng chứa kiềm: KC23S12, NC8A3 là những khoáng hoạt tính, khi tan
trong nước gây mất ổn định quá trình đóng rắn:
R2O + H2O  ROH; 2KOH + CaSO4  K2SO4 + Ca(OH)2.

1.1.4 Quá trình thủy hóa của xi măng Pooc lăng:


Khi thêm nước vào, các phản ứng xảy ra chủ yếu là tỏa nhiệt, tức là các
phản ứng tỏa nhiệt. Chúng ta có thể nhận được dấu hiệu về tốc độ phản ứng của
các khoáng chất bằng cách theo dõi tốc độ sinh nhiệt bằng cách sử dụng một kỹ
thuật gọi là phép đo nhiệt lượng dẫn truyền. Một ví dụ minh họa về đường cong
phát triển nhiệt được tạo ra được biểu thị bên dưới [6].
Hình 1.1: Đường cong sinh nhiệt [6]

Quá trình hydrat hóa của hồ xi măng pooc lăng ở nhiều độ môi trường được
mô tả theo các giai đoạn sau [5]:
Ngay sau khi trộn, C3A phản ứng với nước để tạo thành gel giàu aluminat
(giai đoạn I trong đường sinh nhiệt: “Giai đoạn phản ứng ban đầu”). Gel phản
ứng với sulfat trong dung dịch để tạo thành các tinh thể ettringit nhỏ dạng que.
C3A phản ứng với nước tỏa nhiệt mạnh nhưng không kéo dài, thường chỉ vài phút
và sau đó là khoảng thời gian vài giờ tỏa nhiệt tương đối thấp (giai đoạn thứ II
trong hình: “Giai đoạn thụ động”). Phản ứng với khoáng ferit cũng bắt đầu nhanh
chóng, nhưng sau đó chậm lại, có thể là do một lớp gel hydroxit sắt hình thành,
phủ lên khoáng ferit và hoạt động như một rào cản, ngăn chặn phản ứng tiếp
theo.
Vào cuối giai đoạn II, khoáng alit và belit trong xi măng bắt đầu tham gia
phản ứng, với sự hình thành canxi silicat hydrat và canxi hydroxit. Điều này
tương ứng với giai đoạn thủy hóa chính (giai đoạn III: “Giai đoạn tăng tốc”),
trong thời gian này, cường độ của hồ/vữa/bê tông tăng lên. Các hạt riêng lẻ phản
ứng từ bề mặt vào trong và các hạt khan trở nên nhỏ hơn. Quá trình hydrat hóa
C3A vẫn tiếp tục, vì các tinh thể mới được tiếp cận với nước.
Khoảng thời gian tăng nhiệt tối đa thường xảy ra trong khoảng từ 10 – 20
giờ sau khi trộn và sau đó giảm dần (giai đoạn IV: “Giai đoạn giảm tốc”). Trong
một hỗn hợp chỉ chứa xi măng pooc lăng và nước, hầu hết sự phát triển cường độ
đã xảy ra trong vòng khoảng một tháng [6].
Cụ thể hơn, ta có thể lý giải quá trình thủy hóa xi măng như sau [7]:
1.1.4.1. Giai đoạn tiền cảm ứng
Khi đổ xi măng vào nước, nhanh chóng xảy ra sự hòa tan của các ion trong
pha lỏng và tạo thành các pha hydrat hóa. Kiềm sunphate tồn tại trong xi măng
sẽ hòa tan hoàn toàn trong vài giây, bao gồm các ion K +, Na+ và SO42-. Calcium
sunphat sẽ hòa tan cho đến khi đạt bão hòa, bao gồm ion Ca + và các ion thêm
vào SO42-.
C3S hòa tan tương đối đồng đều và một lớp pha C-S-H kết tủa được hình
thành trên bề mặt hạt xi măng. Khi tỷ lệ CaO/SiO 2 trong sản phẩm của quá trình
hydrat hóa thấp hơn tỷ lệ CaO/SiO 2 của C3S, sự hydrat hóa của pha này được kết
hợp với việc tăng nồng độ Ca2+ và OH- trong pha lỏng. Ở khoảng thời gian tương
tự, các ion silicat cũng được thêm vào trong pha lỏng, nồng độ luôn duy trì ở
mức rất thấp. Phần đã hydrat hóa của C 3S ở giai đoạn tiền cảm ứng được duy trì
thấp, hầu như khoảng 2÷10 giây.
C3A hòa tan và phản ứng với các ion Ca 2+ và SO42- có mặt trong pha lỏng,
cho ta sản phẩm là ettringite (AFt) kết tủa trên bề mặt xi măng. Lượng khoáng
C3A thủy hóa trong giai đoạn tiền cảm ứng thay đổi với các loại xi măng khác
nhau khoảng từ 5÷25%. Nồng độ của Al 3+ được duy trì thấp nhất. Pha ferrite
phản ứng tương tự C3A và tạo ra AFt. AFt là pha góp phần lớn vào cường độ
nén tuổi sớm của xi măng.
Chỉ một phần nhỏ của β-C2S phản ứng trong giai đoạn tiền cảm ứng, thu
được pha C-S-H và đóng góp vào nồng độ Ca2+ và OH- trong pha lỏng.
Phản ứng hydrat hóa nhanh xuất hiện và giảm chậm dần dần do sự kết tủa
của các lớp sản phẩm hydrat hóa trên bề mặt hạt xi măng.
1.1.4.2. Giai đoạn cảm ứng (1÷3 giờ)
sau giai đoạn tiền cảm ứng, tốc độ hydrat hóa của toàn bộ quá trình chậm
xuống dáng kể với chu kì vài giờ, tất cả các khoáng clinker hydrat hóa rất chậm.
Nguyên nhân là do lớp vỏ hydroxit không thấm nước. Nồng độ Ca(OH) 2 trong
pha lỏng ở giai đoạn này đạt lớn nhất và bắt đầu giảm. Nồng độ SO 42- duy trì
không đổi, khi một phần SO42- bị tiêu thụ để tạo thành pha AFt được thay thế bởi
sự tan của hàm lượng calcium sulphate thêm vào. Điều này chỉ ra rằng kết thúc
giai đoạn cảm ứng và bắt đầu giai đoạn phản ứng chính do sự tạo mầm của pha
C-S-H.
1.1.4.3. Giai đoạn tăng tốc (sau khi trộn 3÷12 giờ):
Đây là giai đoạn quá trình hydrat hóa tăng trở lại và được kiểm soát bởi
quá trình tạo mầm và phát triển các sản phầm hydrat hóa tổng hợp. Tốc độ
hydrat hóa của C3S tăng và C-S-H(I) bắt đầu tạo thành. Song song đó quá trình
hydrat của khoáng C2S vẫn diễn ra. Tinh thể Ca(OH)2 kết tủa từ pha lỏng cùng
với đó là nồng độ Ca2+ trong pha lỏng giảm. Calcium sunphat khi nghiền cùng
với xi măng sẽ được hòa tan hoàn toàn với nồng độ SO 42-trong pha lỏng bắt đầu
giảm, do đó sự hình thành pha AFt cũng như sự hấp phụ SO 42- được hình thành
trên bề mặt pha C-S-H.
1.1.4.4. Giai đoạn giảm tốc
Tốc độ hydrat hóa giảm xuống, phần vật liệu chưa phản ứng giảm và tốc độ
của quá trình hydrat hóa được kiểm soát bằng quá trình khuếch tán. Pha C-S-H
tiếp tục được tạo thành do phản ứng hydrat hóa cả C 3S và β-C2S vẫn tiếp tục diễn
ra. Quá trình hydrat hóa β-C 2S giảm theo thời gian và kết quả là tốc độ tạo
Ca(OH)2 giảm. Sau khi các ion từ calcium sunphat không còn, nồng độ SO 42-
trong pha lỏng giảm sẽ thu được pha AFt tạo thành ở giai đoạn tiền cảm ứng sẽ
phản ứng với dung dịch có chứa C 3A và C2(A, F) tạo thành monosunphate.
Monosunphate hay AFm có độ xốp cao sẽ làm giảm cường độ của xi măng.

1.2 Tổng quan về phụ gia gốc alkanolamine

1.2.1 Khái niệm về phụ gia trợ nghiền


Phụ gia trợ nghiền (Grinding aids – GA) là một loại phụ gia công nghệ có
nguồn gốc từ các chất vô cơ hoặc hữu cơ [8], được đưa vào trong quá trình
nghiền xi măng nhằm cải thiện quá trình nghiền của xi măng [9] và tính chất cơ
lý của sản phẩm xi măng.
Trong công nghiệp xi măng Pooc-lăng, các chức năng của chất trợ nghiền
là giảm năng lượng cần thiết để nghiền clanhke đến độ mịn nhất định và tăng
năng suất của máy nghiền ở năng lượng không đổi [10]. Những mục tiêu này
thường có thể đạt được với lượng phụ gia hữu cơ tương đối nhỏ, thường dưới
0,1%. Tuy nhiên, ngay cả ở liều lượng thấp như vậy, chất trợ nghiền có thể có
những ảnh hưởng quan trọng đến các tính chất của xi măng được sản xuất: tính
lưu động của bột; tính chất lưu biến của hồ xi măng tươi; và diễn biến của phản
ứng thủy hóa xi măng [10].
Chất trợ nghiền tăng khả năng phân tán các hạt, làm tăng lượng hạt mịn,
làm tăng diện tích bề mặt một cách hiệu quả, tăng hiệu quả nghiền. Mặt khác,
chất trợ nghiền ảnh hưởng đáng kể đến quá trình thủy hóa của xi măng. Một số
chất làm giảm nhu cầu nước, trong khi các phụ gia khác ngược lại; có thể làm
chậm hoặc làm tốc quá trình thủy hóa xi măng [10].
1.2.2 Phân loại
1.2.2.1. Chất trợ nghiền lỏng và rắn
Chất trợ nghiền xi măng chủ yếu được chia thành chất trợ nghiền lỏng và
chất trợ nghiền rắn. [11]
Thành phần chính của chất trợ nghiền lỏng là polyol của amin, chất hữu
cơ polyol, muối hữu cơ (sulfonat, carboxylate) và muối vô cơ, v.v. Do liều lượng
ít hơn, tác động tiêu cực nhỏ hơn đối với tính chất xi măng và chi phí sử dụng
thấp hơn, chất trợ nghiền dạng lỏng đã trở thành một sản phẩm chủ đạo trong ứng
dụng thị trường. Nhưng có nhiều nhược điểm khi sử dụng chất trợ nghiền lỏng,
chẳng hạn như chi phí cao do phụ thuộc vào triethanolamine, không thể vượt qua
giới hạn trên của khả năng hỗ trợ nghiền (thường chỉ cải thiện sản lượng của máy
nghiền khoảng 10% -20%), vấn đề chọn lọc với hỗn hợp xi măng, vấn đề tương
thích với phụ gia bê tông, độ mặn lớn ảnh hưởng xấu đến độ bền của bê tông
[11].

1.2.2.2. Chất trợ nghiền vô cơ và hữu cơ


Chất trợ nghiền có thể được chia thành nhóm các chất phụ gia vô cơ hoặc
hữu cơ. Tuy nhiên, chúng chủ yếu được sử dụng như một hỗn hợp các chất phụ
gia khác nhau [12].
Các chất trợ nghiền hữu cơ được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp
dựa trên triethanolanime (TEA), triisopropanolamine (TIPA), n–methyl-
diisopropanolamine (MDIPA), glycerin, poly-cacboxylic ete (PCE), diethyl
glycol (DEG) và propylen glycol [13].
Bảng 1.2: Chất trợ nghiền hữu cơ sử dụng phổ biến [13]

Chất trợ nghiền Khô hoặc ướt Nguyên liệu


Methanol - Quartz
Triethanol amine (TEA) Khô Quartzite
Khô Limestone
Ướt Cassiterite
Khô Fly ash
Polyacrylamides (PAM) Ướt Cassiterite
Triisopropanol amine Khô Fly ash
(TIPA)
Oleic acid - Limestone-Zinc blend
Ướt Limestone
Steric acid - Limestone
Sodium Oleate - Quartz
Ướt Limestone
Caprylic acid Khô Chrome-ore
Marine oil Khô Chrome-ore
Polyacrylic acid (PAA) Ướt Calcite
Ướt Limestone
Khô Gypsum ore
Citric acid Ướt Hematite ore
Sodium sulphonapthenate Ướt Quartzite
Heptanoic acid (HepAC) Khô Limestone
Amyl-acetate - Quartz
Acetone Khô Cement clinker
Aryl-alkyl sulphonic acid - Graphite
(RDA)

Các chất trợ nghiền vô cơ cũng được sử dụng. Nói chung các muối vô cơ
đa hóa trị được chứng minh làm tăng hiệu quả nghiền hơn các muối đơn hóa trị.
Điều này được cho là do khả năng của các ion đa hóa trị để tăng lực đẩy tĩnh điện
giữa các hạt và thúc đẩy quá trình khử kết tụ. Các chất trợ nghiền vô cơ như natri
hydroxit, nước cũng được coi là chất tăng hiệu quả nghiền tốt hơn nghiền khô
[13].
Trong các thí nghiệm khác được báo cáo, việc sử dụng các chất lỏng
không phân cực như cacbon tetraclorua (CCl4) và metyl-xyclohexan (như một
GA hữu cơ)
Bảng 1.3: Chất trợ nghiền vô cơ sử dụng phổ biến [13]

Chất trợ nghiền Khô hoặc ướt Nguyên liệu


Sodium hydroxide Ướt Magnesite
Ướt Limestone
Ướt Iron ore concentrate
- Chromite ore
Sodium silicate - Clay slip
Ướt Cheomite ore
Sodium carbonate - Limestone
Carbon dioxide - Magnesite
- Dolomite
- Quartzite
Sodium chloride - Quartzite
Ướt Chromite ore
Calcium oxide Ướt Magnetite ore
Ướt Iron ore
Calcium chloride Ướt Magnetite ore
Ướt Chromite ore
Aluminium chloride - Carbon black
- Graphite
- Talc
Ướt Cassiterite
Ướt Chromite ore
Ướt Coal
Ferric sulphate Ướt Cassiterite
Copper sulphate - Cassiterite
Ammonium carbonate - Mina
- Vermiculite
Sodium polymetaphosphate - Lead-zinc ore
Khô Talc
- Cassiterite
Ướt Iron ore
Ướt Chromite ore

1.2.3 Ảnh hưởng của các chất trợ nghiền gốc tới tính chất cơ lý của sản
phẩm xi măng
Ảnh hưởng của liều lượng khác nhau của chất trợ nghiền sử dụng.
Từ bảng 1.4 cho thấy diện tích bề mặt riêng tăng lên và kích thước sót
sàng 45 μm giảm xuống khi hàm lượng GA tăng lên (đối với liều lượng <0.03%).
Ở liều lượng GA trên 0.03%, diện tích bề mặt riêng và sót sàng 45 μm chỉ thay
đổi một chút. Điều này chứng tỏ rằng, giá trị liều lượng GA = 0.03% là điểm của
liều lượng bão hòa. Ở liều lượng vượt quá liều lượng bão hòa, hiệu quả nghiền
không còn được tăng cường. [14]
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác định mối tương quan giữa sự
phân bố kích thước hạt với tính chất của xi măng. Báo cáo cho rằng cường độ bị
ảnh hưởng rất nhiều bởi kích thước hạt trong khoảng 3-30 μm, trong khi các hạt
lớn hơn 60 μm chỉ có “hiệu ứng làm đầy” và thực tế không góp phần gì vào sự
phát triển cường độ [15,16]. Các nghiên cứu về xi măng Pooc lăng đã chỉ ra rằng,
đối với diện tích về mặt riêng bằng nhau, xi măng có phân bố hạt hẹp có cường
độ tiêu chuẩn cao hơn rõ rệt so với xi măng có phân bố rộng và nghiên cứu cho
rằng khoảng 15-32 μm là khoảng kích thước hạt quyết định để phát triển cường
độ [14].
Kết hợp giữa Bảng 1.4 và Hình 1.14, thấy rõ ràng rằng xi măng với liều
lượng 0.03% và 0.05% GA có các phân bố lớn hơn trong cả ba phạm vi cỡ hạt
(tương ứng là 3-30 μm, 15-32 μm và 16-24 μm). Xem xét các yếu tố về kinh tế,
do đó được kết luận rằng sự phân bố kích thước hạt là tối ưu cho xi măng với liều
lượng 0,03% dựa trên các tài liệu đã tham khảo ở trên [17].

Hình
Hình 1.2:
1.3:
ĐộSựbền
thay
uốn đổithay
cường
đổi độ
theo
nén
liềulàlượng
một hàm
củacủa
chấtliều
trợlượng
nghiềnchất
khác
trợ
nhau
nghiền
[17] [17]
Hình 1.15 và Hình 1.16 cho thấy rõ ràng cường độ uốn và cường độ nén là
tối ưu cho xi măng ở liều lượng 0.03%. Ở liều lượng vượt quá 0.03%, cường độ
uốn và cường độ nén bắt đầu giảm. Điều này cho thấy, sự phân bố cỡ hạt tối ưu
góp phần rất lớn vào việc nâng cao cường độ cho vữa xi măng. [17]

Hình 1.4: Ảnh SEM của vữa xi măng sau 28 ngày

Hình 1.17 cho thấy hình thái của xi măng mẫu B có sự lỏng lẻo và nhiều
lỗ hổng hơn, đồng thời có thể nhìn thấy các khối ettringite tròn nhỏ hơn. Trong
cùng một thời gian hydrat hóa, hình thái của xi măng GA hoàn toàn khác: có thể
nhìn thấy các khối hình kim lăng trụ và tròn nhỏ hơn. Hơn nữa, nhiều tinh thể
giống như kim của ettringite có khả năng có kích thước khác nhau có mặt ở khắp
nơi. Điều này có thể giải thích cho xi măng GA có cường độ cao hơn xi măng B
như hình 1.15 và hình 1.16.
Trong bài nghiên cứu của Weifeng Li và các cộng sự cho thấy độ mịn của
xi măng được biết đến là một thông số quan trọng đối với tính chất của nó
[18,19]. Lượng nước cần thiết để có độ đặc bình thường, thời gian đông kết và độ
đậm đặc được thể hiện trong bảng 7.2.1. Do việc bổ sung các alkanolamine,
lượng nước cần thiết sẽ tăng lên để có độ đặc bình thường. So với xi măng trắng,
thời gian đông kết ban đầu và cuối cùng giảm nhẹ đối với xi măng có
alkanolamine, đặc biệt là TEA và DEIPA. TEA đã được sử dụng như một thành
phần của phụ gia cho xi măng Portland trong nhiều năm [20], thường được thêm
vào với liều lượng thấp như một chất xúc tác do nó tăng tốc phản ứng C 3A. Do
đó, DEIPA có thể thay thế TEA làm chất tăng tốc cho xi măng Portland. Trong
trường hợp của TIPA, nó đã được báo cáo là tăng khoảng 15% thời gian đông kết
[20]. Tuy nhiên, một lượng nhỏ TIPA làm giảm nhẹ thời gian đông kết trong
công việc này. TEA ảnh hưởng đáng kể đến cường độ nén của hồ xi măng sau 3
ngày, trong khi TIPA cải thiện đáng kể cường độ nén sau 28 ngày. TIPA có thể
tồn tại trong dung dịch trong một khoảng thời gian đủ và xúc tác quá trình thủy
hóa ferit để tạo thành canxi sulfoaluminat hydrat sau khi tất cả thạch cao tự do đã
được tiêu thụ [21,22]. TEA chủ yếu được hấp phụ trên bề mặt portlandite trong
những giờ đầu tiên của quá trình thủy hóa và tăng tốc độ thủy hóa của C 3A,
nhưng TIPA không hấp phụ [21,23]. Do đó, TEA đóng góp lớn hơn vào cường
độ nén sớm, trong khi TIPA chủ yếu ảnh hưởng đến cường độ nén muộn. Ngoài
ra, như với TIPA, THEED thể hiện tác động đáng kể đến cường độ nén muộn.
Các alkanolamine mới (DEIPA và EDIPA) khác với TEA, TIPA và THEED. Các
alkanolamine mới không chỉ tăng cường độ nén tuổi sớm mà cả cường độ nén
tuổi muộn [24]

Bảng 1.4: Tính chất cơ lý của xi măng không có và có 0.015% alkanolamine


khác nhau được nghiền trong 25 phút [24]

Lượng Thời gian Thời gian Cường độ Cường độ


Các loại nước tiêu bắt đầu kết thúc nén ở 3 nén ở 28
phụ gia chuẩn cần đông kết đông kết ngày ngày
thiết (%) (Phút) (phút) (MPa) (MPa)
Reference 26,5 160 210 38,7 57,1
TEA 27,7 140 180 41,7 57,5
TIPA 27,2 150 205 39,4 61,2
DEIPA 27,3 140 185 41,3 62,4
EDIPA 27,6 145 190 40,7 61,1
THEED 27,7 155 195 39,9 61,3

Như thể hiện trong hình 1.18, cường độ nén ở 3 ngày và cường độ nén ở 28
ngày của xi măng khi sử dụng chất trợ nghiền tăng so với mẫu xi măng trắng
[25].

Hình 1.5 Cường độ nén theo các chất trợ nghiền khác nhau [25]

Hình 1.6: So sánh cường độ nén (MPa) khi thêm các chất trợ nghiền khác nhau
và sự kết hợp của chúng [26]
Theo nghiên cứu của Jianyu Yang và các cộng sự [27]. Hình 1.20: thể hiện
ảnh hưởng của chất trợ nghiền đến cường độ nén của xi măng khi liều lượng chất
trợ nghiền là 0,03%. Với việc bổ sung GA1 và GA2, cường độ nén của hồ xi
măng tham chiếu được cải thiện đáng kể trong 3 ngày và 28 ngày. Do PC chậm
đông nên cường độ xi măng giảm nhẹ sau 3 ngày. Tuy nhiên, cường độ nén sau
28 ngày vẫn tăng so với mẫu xi măng tham chiếu, việc bổ sung GA1 và GA2 dẫn
đến tăng cường độ ban đầu của xi măng lần lượt là 6,8 MPa và 6,1 MPa, và
cường độ sau này của xi măng là 5,9 MPa và 7,7 MPa. Nói một cách dễ hiểu,
GA1 và GA2, với tư cách là chất trợ nghiền, thuận lợi hơn cho sự phát triển
cường độ xi măng [27]. Lượng hạt 3~32 µm tăng lên đáng kể là một trong những
lý do chính giúp tăng cường độ bền [28,25].

Hình 1.7: Cường độ nén của hồ xi măng sau 3 ngày và 28 ngày khi không
sử và sử dụng chất trợ nghiền [27]
Ngoài ra chất trợ nghiền cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thủy hóa
của xi măng. Ảnh SEM của sản phẩm thủy hóa hồ xi măng sau 3 ngày và 28
ngày được thể hiện tương ứng trong hình 1.21 và hình 1.22. Có thể thấy từ hình
1.21 rằng cấu trúc sản phẩm thủy hóa của xi măng trắng sau 3 ngày tương đối
lỏng lẻo và có nhiều lỗ xốp hơn. Gel C – S – H vô định hình được phân bố không
đều trong cấu trúc thủy hóa và một lượng nhỏ Ca(OH) 2 phân lớp có thể nhìn thấy
mờ. Mặc dù cấu trúc sản phẩm thủy hóa của xi măng với NaAlu/GMP ở 3 ngày
cũng tương đối lỏng lẻo, nhưng cấu trúc của nó có nhiều sản phẩm thủy hóa hơn,
và C – S – H và Ca(OH)2 trong cấu trúc thủy hóa chồng lên nhau để tạo thành
một vi cấu trúc ổn định hơn. Có thể thấy từ hình 1.22 rằng các sản phẩm thủy hóa
của xi măng trắng ở 28 ngày có một số lượng lớn gel C – S – H vô định hình kết
bông, không thể xác định được hình thái của chúng và cấu trúc tương đối đặc.
Quá trình thủy hóa xi măng với NaAlu/GMP triệt để hơn và cấu trúc hồ được lấp
đầy hoàn toàn bằng sản phẩm thủy hóa. Đá xi măng, có rất ít lỗ rỗng, được hình
thành liền khối, sau đó cấu trúc của sản phẩm thủy hóa trở nên chắc chắn. Tính
đồng nhất và chặt chẽ của cấu trúc là lý tưởng và hầu như không có liên kết yếu.
Điều này là do hợp chất alumin không chỉ tăng cường hiệu quả nghiền mà còn
thúc đẩy phản ứng thủy hóa của xi măng [25].
Hình 1.8: Ảnh SEM sản phẩm thủy hóa của hồ xi măng sau 3 ngày ở mẫu trắng
(a) và mẫu sử dụng chất trợ nghiền (b) [25]

Hình 1.9: Ảnh SEM sản phẩm thủy hóa của hồ xi măng sau 28 ngày ở mẫu trắng
(a) và mẫu sử dụng chất trợ nghiền (b) [25]

Trong nghiên cứu này, Zhiqiang Xu cùng các cộng sự đã nghiên cứu sự ảnh
hưởng của sáu loại alkanolamine (TEA, TIPA, DEIPA, EDIPA, THEED và
THPED) tới quá trình thủy hóa và đóng rắn của xi măng [29].

Ảnh 1: Công thức phân tử của các alkanolamine được tổng hợp [29]
Điều kiện thí nghiệm:
 Clanhke xi măng (CEM I) được sản xuất bởi Wuxi Tianshan Cement Co,
không có bất kỳ chất trợ nghiền hoặc phụ gia nào, sau đó được trộn với 5% thạch
cao trong máy nghiền clanhke.
 Thành phần hóa học và bề mặt cụ thể của Blaine, được liệt kê trong bảng
2:
 Sáu loại alkanolamine được tổng hợp trong phòng thí nghiệm với độ tinh
khiết được liệt kê trong bảng 3:
 Liều lượng được xác định là 0.02% và 0.04% tính theo trọng lượng xi
măng theo các tài liệu và thí nghiệm thí điểm. Để loại trừ sự can thiệp của các
yếu tố khác, hồ xi măng được chuẩn bị với tỷ lệ 0.5 nước so với xi măng.
Bảng 1.5: Thành phần hóa học của xi măng Pooc lăng [29]

Thành SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO SO3 K2O Na2O TiO2 CK
phần hóa
học (%) 21.47 5.84 2.85 61.44 2.44 2.42 0.59 0.32 0.32 1.78

Bảng 1.6: Thành phần pha và tỷ diện Blaine của xi măng Pooc lăng [29]

Thành C3S C2S C3A C4AF Thạch cao Tỷ diện


phần pha Blaine
(%) 49.52 11.6 6.12 9.18 3.37 354 m2/kg

Bảng 1.7: Độ tinh khiết của các alkanolamine tổng hợp được [29]

Alkanolamine Độ tinh khiết (%)


TEA 97
DEIPA 85
EDIPA 85
TIPA 85
THEED 99
THPED 97
Tính chất cơ học:
Cường độ nén được xác định theo tiêu chuẩn Trung Quốc GB/T 1346-2001
và GB/T 17671-1999 (ISO) cho 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 28 ngày và 56 ngày.
Kết quả thí nghiệm:
Cường độ nén của mẫu vữa xi măng có hoặc không có alkanolamine được
thể hiện ở bảng 1.8:

Bảng 1.8: Cường độ nén của các mẫu vữa xi măng [29]

Alkanolamin Hàm Cường độ nén (Mpa)


e lượng 1 ngày 3 ngày 7 ngày 28 56
(%) ngày ngày
Không phụ 0 21.85 40.36 51.93 68.97 74.28
gia
TEA 0.02 22.26 41.87 50.55 65.02 65.84
0.04 21.28 41.69 51.36 66.34 70.93
DEIPA 0.02 23.85 42.14 54.9 70.68 78.73
0.04 21.63 39.91 51.75 68.99 72.02
EDIPA 0.02 22.14 41.67 56.06 75.1 84.48
0.04 20 42.06 55.03 74.53 76.18
TIPA 0.02 19.69 41.2 57.27 72.33 81.68
0.04 18.82 41.16 56.35 77 79.69
THEED 0.02 19.67 40.02 55.56 70.73 77.51
0.04 19.34 42.02 56.65 72.96 80.04
THPED 0.02 19.38 39.74 52.99 68.19 75.79
0.04 19.05 39.5 52.73 69.08 76.99

Lượng vết của alkanolamine có tác động đáng kể đến cả cường độ nén và
thời gian đông kết. TEA đã thúc đẩy sự tăng trưởng ở cường độ sớm (<3 ngày),
tăng 1,9% sau 1 ngày sử dụng liều lượng 0,02% và 3,7% sau 3 ngày so với mẫu
trắng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ở giai đoạn cuối có thể bị ức chế bởi TEA, mặc
dù việc tăng liều lượng (từ 0,02% lên 0,04%) có thể bù đắp cho một số lượng co
ngót về cường độ nén. Ngược lại, sự ra đời của TIPA đã làm giảm nghiêm trọng
cường độ nén trước 3 ngày. Tuy nhiên, khi hydrat hóa liên tục, cường độ tăng
nhanh với mức tăng 10% sau 56 ngày so với mẫu trắng. Các kết quả tương tự
cũng được tìm thấy trong nghiên cứu về TEA và TIPA [30,31–33]. DEIPA
không chỉ có hiệu quả vượt trội trong việc phát huy cường độ sớm so với TEA
mà còn thể hiện tác dụng lớn ở các giai đoạn sau. Khi bổ sung 0,02% DEIPA tính
theo trọng lượng vào xi măng, các mẫu tăng 9,2% sau 1 ngày và 6,0% sau 28
ngày so với mẫu tham chiếu. EDIPA có mức cải thiện lớn nhất là 11,0% sau 56
ngày với liều lượng 0,02%. Mặc dù THEED và THPED giảm cường độ ban đầu
do hàm lượng không khí cao, nhưng cường độ tuổi muộn tăng đáng kể, lần lượt
là 7,8% và 3,6% so với mẫu trắng sau 56 ngày với liều lượng 0,04%. Ngoài ra,
liều lượng 0,04% của DEIPA, EDIPA và TIPA cho kết quả kém hơn so với liều
lượng 0,02%, trong khi liều lượng THEED và THPED lớn hơn một chút cho kết
quả chấp nhận được, minh họa rằng liều lượng THEED và THPED thích hợp có
thể lớn hơn liều lượng của DEIPA và EDIPA [29].
Kết luận của nghiên cứu:
Kết quả cho thấy rằng tất cả các alkanolamine có thể cải thiện hiệu quả mức
độ hydrat hóa xi măng. TEA làm chậm quá trình hydrat hóa alite vì sự hình thành
phức hợp TEA-Ca2+ ức chế sự phát triển của CH. TIPA tăng tốc quá trình hydrat
hóa của C4AF ở giai đoạn cuối, nhưng làm giảm cường độ ban đầu. Liều lượng
DEIPA và EDIPA thấp hơn có những ưu điểm của TEA và TIPA, không chỉ làm
tăng cường độ sớm mà còn cả cường độ muộn. Chúng thúc đẩy cả quá trình
hydrat hóa pha nhôm và ferit cũng như xúc tác chuyển hóa AFt thành AFm, dẫn
đến việc tối ưu hóa phân bố kích thước lỗ rỗng. Tác dụng của THEED và
THPED đối với quá trình hydrat hóa của xi măng Portland là tương tự nhau mặc
dù cấu trúc phân tử của chúng khác nhau giúp cải thiện cường độ muộn và có
phạm vi liều lượng phù hợp lớn hơn [29].
1.3 Phụ gia TEA

Hình 1.10: Cấu trúc phân tử của triethanolamine [34]

1.3.1 Giới thiệu về TEA


Hiện nay, các chất trợ nghiền về cơ bản dựa trên trietanolamin (cấu trúc
phân tử được hiển thị trong Hình 1.18) trong và ngoài nước, và trietanolamin có
một hiệu suất toàn diện tốt (nó có đặc điểm phân tán hấp phụ trong nghiền và có
thể cải thiện tốc độ hydrat hóa và cường độ sớm của xi măng) [35,36-38].
Triethanolamine (TEA) là chất trợ nghiền phổ biến nhất trong ngành xi
măng, người ta đã biết rằng tác dụng chính xác đối với hồ xi măng là rất phức tạp
và tùy thuộc vào loại xi măng và lượng TEA mà nó hoạt động khác nhau. [39]
Triethanolamine (TEA) là chất hoạt động bề mặt có tính bazo yếu. Nó có
thể được sử dụng làm chất hỗ trợ nghiền cho sản xuất xi măng (thường ở liều
lượng thấp hơn 0.1%, phần trăm khối lượng của clanhke), để ngăn chặn sự kết tụ
của các hạt xi măng và sự hình thành lớp phủ trên bề mặt bi nghiền [40].
Tuy nhiên, nghiên cứu và ứng dụng cho thấy rằng trietanolamin cũng có
một số những hạn chế và thiếu sót rõ ràng (ví dụ: hiệu suất ứng dụng của
trietanolamin là nhạy cảm đến liều lượng của nó, và nó ảnh hưởng đến thời gian
đông kết của xi măng và khả năng thích ứng của xi măng với phụ gia vì nó đắt)
[38,41-43], vì vậy cần phải sửa đổi triethanolamine để cải thiện hiệu suất của nó.
Do những hạn chế của chất trợ nghiền thành phần, làm thế nào để tổng
hợp chất trợ nghiền đã trở thành hướng phát triển chính. Hiện nay, công nghệ
tổng hợp polyme đã trở thành điểm mấu chốt của nghiên cứu về chất trợ nghiền ở
nước ngoài. Ví dụ, US Sika đã được cấp bằng sáng chế cho chất trợ nghiền
polymer được tổng hợp với axit polyacrylic, polyetylen glycol, polyetylen glycol
với một nhóm amin, rượu amin, v.v. Gần đây, Sika đã công bố một báo cáo về
một loại chất trợ nghiền được tổng hợp với polycarboxylate ether. Họ chỉ ra rằng
hiệu quả của quá trình nghiền tốt hơn khi polycarboxylate ether được trộn với
triethanolamine so với việc chỉ sử dụng triethanolamine. [11].
Rất nhiều công việc thăm dò đã được thực hiện trong nghiên cứu điều
chỉnh chất trợ nghiền xi măng triethanolamine và polycarboxylate, điều này cũng
có thể phản ánh những ưu điểm của chất hỗ trợ nghiền tổng hợp so với chất hỗ
trợ nghiền truyền thống [11].
So với việc nghiên cứu phụ gia bê tông mang tính hệ thống, lý thuyết và
hàn lâm thì việc nghiên cứu chất trợ nghiền mang tính bí mật hơn do lợi ích kinh
tế. Tuy nhiên, để nâng cao trình độ nghiên cứu chất trợ nghiền xi măng, công tác
nghiên cứu tổng hợp chất trợ nghiền xi măng cần phải có một hướng dẫn lý
thuyết rõ ràng và có hệ thống [11].
1.3.2 Ảnh hưởng của TEA đến cường độ xi măng
TEA cũng có thể được sử dụng như một thành phần của phụ gia hóa học,
chẳng hạn như chất tăng tốc bê tông phun hoặc phụ gia giảm nước, để tăng tốc
độ đông kết của xi măng hoặc chống lại tác dụng làm chậm của thành phần khác.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng: (1) tác dụng của TEA đối với quá trình
hydrat hóa xi măng là có tính chất khách quan: nó đẩy nhanh quá trình hydrat
hóa của C3A nhưng làm chậm quá trình hydrat hóa của C3S. [40]
Việc bổ sung 0,02% TEA vào xi măng Portland, hoạt động như một chất
tăng tốc đã định, ở mức 0,25%, nó hoạt động như một chất làm chậm đông kết
nhẹ, ở mức 0,5% TEA hoạt động như một chất làm chậm nghiêm trọng và ở mức
1%, nó hoạt động như một chất tăng tốc rất mạnh. [39]
Nghiên cứu khác [32] khi phân tích đường cong nhiệt của hồ xi măng khi
có TEA và không có TEA cho rằng ở liều lượng rất thấp, 0,015%, TEA hoạt
động như một chất tăng tốc cho C3S trong khi ở liều lượng cao hơn, nó hoạt
động như một chất làm chậm. Mặt khác, TEA được xem là đẩy nhanh phản ứng
của các pha aluminat đi qua mức tối đa trong khoảng 0,075 đến 0,1% [10].
Ramachandran đã thực hiện một loạt nghiên cứu để điều tra ảnh hưởng
của TEA đối với quá trình hydrat hóa của C3A, C3A-thạch cao và C3S và nhận
thấy rằng TEA tăng tốc quá trình hydrat hóa của C3A và phản ứng C3A-thạch
cao bằng cách thúc đẩy sự hình thành aluminat hydrat và AFt, đồng thời làm
chậm quá trình hydrat hóa của C3S bằng cách kéo dài giai đoạn cảm ứng; (2) tác
dung của TEA đối với quá trình hydrat hóa xi măng cũng phụ thuộc vào liệu
lượng. Ở liều lương nhỏ (ví dụ: 0,02%, phàn trăm trọng lượng của xi măng), nó
đóng vai trò là chất tăng tốc đông kết, ở liều lượng cao hơn (ví dụ: 0,5%, phần
trăm trọng lượng của xi măng), nó đóng vai trò là chất làm chậm đông kết, ở liều
lượng cao hơn (ví dụ: 1,0%, phàn trăm trọng lượng của xi măng), nó lại đóng vai
trò là chất tăng tốc đông kết một lần nữa. [40]

Bảng 1.9: Tính chất cơ lý của xi măng với các loại và các liều lượng của các chất trợ
nghiền khác nhau [34]

Loại Hàm Sự kết Thời gian Cường độ uốn Cường độ nén


chất lượng khối (phút) (MPa) (MPa)
trợ chất Bắt Kết 3 ngày 28 ngày 3 ngày 28 ngày
nghiền trợ đầu thúc
nghiền đông đông
(%) kết kết
Trắng 0 Đạt 155 215 5.6 8.8 23.2 45.4
chuẩn
TEA 0.01 Đạt 140 185 5.9 9.0 26.1 48.6
chuẩn
0.015 Đạt 157 212 5.7 8.9 27.2 51.6
chuẩn
0.03 Đạt 150 222 5.9 8.2 27.7 47.8
chuẩn
0.04 Đạt 145 198 5.7 7.9 26.3 48.9
chuẩn

Có thể thấy từ Bảng 1.9 rằng tính hợp lý của tất cả xi măng đủ điều kiện,
trong khi thời gian đông kết của xi măng với TEA được rút ngắn. Cường độ nén
của xi măng với TEA ở 3 ngày và 28 ngày được cải thiện. Hiệu quả là tốt nhất
khi liều lượng của TEA là 0,03%, đặc biệt là cường độ ở 28 ngày. Ví dụ, cường
độ nén của xi măng tại 3 ngày và 28 ngày tăng 5,6 và 8,2 Mpa tương ứng khi liều
lượng TEA là 0,03%, và cường độ nén của xi măng 3 và 28 ngày tăng 5,5 và 8,9
MPa tương ứng khi liều lượng TEA là 0,04%.
Bảng 1.10: Tính chất cơ lý của xi măng với loại và hàm lượng chất trợ nghiền khác
nhau [20]

Mẫu Hàm lượng Sự kết Cường độ nén (MPa)


(%) khối 3 ngày 7 ngày 28 ngày
Trắng 0 Đạt chuẩn 31.2 38.5 50.3
TEA 0.03 Đạt chuẩn 34.3 41.9 49.5
0.05 Đạt chuẩn 32.5 40.8 49.5

Có thể thấy từ Bảng 1.6 rằng độ chắc của tất cả các loại xi măng đều đạt tiêu
chuẩn, cường độ nén của xi măng với TEA ở 3, 7 và 28 ngày được cải thiện
cường độ nhưng không có sự rõ rệt. Và hiệu quả đạt được tốt nhất khi liều lượng
TEA là 0,03%.
Một mặt, hiệu quả tăng cường liên quan trực tiếp đến hàm lượng các hạt xi
măng 3~32 μm được cải thiện đáng kể bằng cách thêm DGA. Mặt khác, cacboxyl
của chất trợ nghiền đã phản ứng với Ca2+ trong xi măng, có thể đẩy nhanh quá
trình hóa của hydrat C3S, tạo ra muối canxi không hòa tan và cải thiện cường độ
và mật độ của sản phẩm hydrat hóa. Sự tạo phức của các nhóm cacboxyl đã thúc
đẩy quá trình thủy phân C3A trong giai đoạn đầu của phản ứng xi măng, tạo
thành AFt keo, và sau đó cải thiện cường độ ban đầu của xi măng. [20]
Như thể hiện trong Bảng 1.6 và Hình 1.18, xi măng thu được khi sử dụng
phụ gia có thời gian đông kết tăng lên so với chất kết dính tham chiếu. Ban đầu
thời gian bắt đầu đông kết dài hơn 30 phút đối với glycol và 20 phút đối với
triethanolamine. Kết quả này rất có thể liên quan đến nhu cầu nước cao hơn của
xi măng nghiền với chất trợ nghiền (tăng khoảng 2,0–2,4 %). Hơn nữa, như đã
nói ở trên, triethanolamine TEA làm chậm quá trình hydrat hóa của C 3S, pha chịu
trách nhiệm cho cường độ ban đầu xi măng. [26]

Hình 1.11: Cường độ nén của vữa xi măng với trợ nghiền TEA và GLY

Vữa được chuẩn bị bằng xi măng tham chiếu được đặc trưng bởi cường độ
nén thấp hơn sau 1 ngày thủy hóa, so với vữa có chứa xi măng mài bằng chất
hoạt động bề mặt (Hình 1.19). Kết quả cân bằng sau thời gian bảo dưỡng lâu hơn.
Sau 7 ngày hydrat hóa, độ bền tương tự nhau trong tất cả các chuỗi, trong khi sau
28 ngày, nó thấp hơn lần lượt là 11% và 5% đối với vữa CEM + TEA và CEM +
GLY so với đến mẫu tham chiếu. Ảnh hưởng của ethylene glycol và
triethanolamine đến tính năng cơ học của vữa tương quan tốt với các công bố đã
được công bố.

Hình 1.12: Cường độ nén của vữa xi măng với trợ nghiền TEA và GLY và phụ gia siêu
dẻo
Trong giai đoạn đầu bảo dưỡng (1 ngày), kết quả thử nghiệm đối với vật
liệu tổng hợp với phụ gia siêu dẻo gốc acrylic tương quan với kết quả thu được
đối với vữa tiêu chuẩn (Hình 7) cường độ nén của các mẫu chứa xi măng được
nghiền bằng TEA và GLY cao hơn khoảng 58% và 34% so với tham chiếu. Có
thể kết luận rằng việc triethanolamine và ethylene glycol trong quá trình nghiền
có tác động tích cực đến cường độ nén ban đầu (1 ngày) của vữa, cả khi có và
không có chất siêu dẻo. Sau thời gian bảo dưỡng lâu hơn, chất trợ nghiền có tác
dụng có lợi hơn trong trường hợp vữa siêu dẻo.
Các alkanolamine được biết là có ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa của
xi măng ngoài việc cải thiện quá trình nghiền. TEA và TIPA đã được sử dụng
làm chất tăng tốc và chất tăng cường sức mạnh [24]. Ramachadran quan sát thấy
rằng TEA có thể làm chậm quá trình hydrat hóa của alite, nhưng đẩy nhanh đáng
kể phản ứng của C3A và sự hình thành ettringite [24].

Hình 1.13 : Cường độ nén của LC3-50 kết hợp 200ppm của TEA và DEIPA.

Hình 1.26 cho thấy cường độ nén của hệ thống LC 3 được đo bằng các mẫu
dán. TEA, TIPA và DEIPA có tác dụng tích cực về tính chất cơ học nhưng với
lượng khác nhau và thời gian hydrat hóa khác nhau. TEA và DEIPA cho thấy sức
mạnh tăng lên ngang bằng với hệ thống kiểm soát ở độ tuổi sớm, TEA cao hơn
đáng kể. TIPA cho thấy sức mạnh tương tự ở độ tuổi sớm, nhưng nó cải thiện về
lâu dài, nhìn chung phù hợp với các nghiên cứu trước đó [24]. Trong số 3 phân tử
alkanolamine được sử dụng, TEA dường như có tiềm năng cao nhất để tăng sức
mạnh của các hệ thống loại LC3 [27].

1.4 Kết luận tổng quan

1. Chất trợ nghiền có lợi ích bổ sung bên cạnh việc giảm tiêu thụ năng
lượng như tăng cường hiệu quả nghiền, giảm lượng nước sử dụng, cải thiện độ
linh động của vật liệu, thu hẹp sự phân bố kích thước hạt của sản phẩm. Những
tác động này có thể cải thiện hiệu quả nghiền trong các điều kiện đã chọn. Vì
vậy, cần phải hiểu và thiết lập các điều kiện đó dựa trên các cơ chế liên quan [12]
2. Hiệu quả của chất trợ nghiền phụ thuộc vào loại GAs, liều lượng, môi
trường nghiền cũng như các thông số quy trình khác nhau. Để hiểu biết về cơ chế
tác dụng, cần phải hiểu về GA khi xem xét các đặc tính như thế zeta, sức căng bề
mặt, cường độ ion pH, nhiệt độ và thành phần hóa học. Một cách tiếp cận khác
được yêu cầu là xem xét các đặc tính của máy như tốc độ, kích thước, cơ chế tải
ứng suất và điền đầy máy nghiền. [12]
3. Qua nghiên cứu thực nghiệm, khả năng trợ nghiền được nâng cao hơn
trong trường hợp chất trợ nghiền tổng hợp và chất trợ nghiền polyme các tác
dụng hấp phụ và phân tán tốt nhất. Việc bổ sung TEA ảnh hưởng đến cường độ
nén sau 3 ngày của xi măng măng được sản xuất. Chất trợ nghiền ảnh hưởng đến
cường độ nén của xi măng được sản xuất ở mọi lứa tuổi thủy hóa. [11]
4. Dựa trên ảnh hưởng của TEA đến quá trình thủy hóa xi măng, tổ chức
tế vi, thời gian đông kết và cường độ bê tông, có thể kết luân cơ chế hoạt động
của TEA đối với xi măng Pooc lăng như sau: (1) TEA tăng tốc độ phản ứng của
C3A với canxi sulfat (gym sum, hemihydrat hoặc anhydrite) để tạo ra canxi
sulfua luminate hydrat (AFt và AFm), và tác dụng này tăn lên khi tăng liều lượng
của TEA; (2) Trong mẫu thử đưa vào TEA, sau khi cạn kiệt canxi sunfat, AFt
được chuyển thành AFm, giống như xi măng thông thường: trước khi cạn kiệt
canxi sunfat, AFt được tạo ra; sau đó, AFm được tạo ra. Tuy nhiên, TEA có thể
tăng tốc độ chuyển đổi AFt thành AFm, dẫn đến sự xuất hiện của AFm ngay sau
khi bắt đầu quá trình thủy hóa xi măng. (3) TEA làm chậm quá trình hydrat hóa
của C3S bằng cách kéo dài thời gian đưa vào sử dụng và tác dụng làm chậm này
tăng lên khi tăng liều lượng của TEA; (4) Kết quả là, việc sử dụng TEA có thể
nâng cao sự thiết lập cấu trúc; tuy nhiên, nó có thể gây nguy hiểm cho cường độ
tuổi sớm, và tùy thuộc vào liều lượng của nó, TEA có thể tối ưu hóa hoặc gây hại
cho cấu trúc lỗ rỗng. Vì vậy, cân bằng về tác dụng tăng tốc và làm chậm của
TEA đối với các loại khoáng khác nhau trong xi măng nên được thực hiện khi sử
dụng TEA trong xi măng Pooc lăng. [40]
5. Rất nhiều công việc thăm dò đã được thực hiện trong nghiên cứu điều
chỉnh chất trợ nghiền xi măng triethanolamine và polycarboxylate, điều này cũng
có thể phản ánh những ưu điểm của chất hỗ trợ nghiền tổng hợp so với chất hỗ
trợ nghiền truyền thống [11].
6. Đối với xu hướng phát triển của chất trợ nghiền, các hướng nghiên cứu
tổng hợp chất trợ nghiên xi măng được đề xuất. Hệ thống tổng hợp phân tử trung
bình nhỏ là bước chuyển tiếp của quá trình phát triển chất trợ nghiền, và xu
hướng cuối cùng là chất trợ nghiền polyme [11].
7. Mục tiêu của thực nghiệm sau là nghiên cứu kiểm chứng về ảnh hưởng
của chất trợ nghiền gốc amin TEA để so sánh về hiệu quả của chúng đối với quá
trình hydrat hóa, các tính chất cơ lý của sản phẩm xi măng. Nghiên cứu về tổng
hợp chất trợ nghiền dựa trên TEA dựa trên phản ứng tổng hợp este hóa, muối hóa
và biến đổi từ axit hữu cơ cũng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu và thực hiện
thêm.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:


Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng TEA (từ 0 đến 10 phần vạn so với khối
lượng xi măng) tới cường độ đá xi măng trong trường hợp TEA đưa vào khi tạo
hồ xi măng bằng phép đo cường độ nén của mẫu hồ xi măng và tính toán mất khi
sấy nung của mẫu hồ thủy hóa ở tuổi sớm và tuổi muộn. Từ đó có những giải
thích về ảnh hưởng của TEA đối với cường độ mẫu hồ xi măng.
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1 Chuẩn bị thực nghiệm

2.1.1 Nguyên liệu


2.1.1.1. Clanhke
Clanhke xi măng Pooc lăng được nhập từ Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm
Sơn. Clanhke được gia công kích thước bằng máy kẹp hàm đến cỡ hạt nhỏ hơn
5mm và đồng nhất trong máy đồng nhất. Lượng clanhke thu được chia thành các
mẫu, mỗi mẫu có khối lượng 4750g.
Thành phần hóa học của clanhke xi măng được sử dụng trong nghiên cứu,
kết quả phân tích này được thực hiện tại cơ sở phân tích:
Bảng 2.11: Thành phần hóa của clanhke xi măng

Thành phần hóa (%)


SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO SO3 K2O Na2O CKT MKN
22.25 5.43 3.14 64.98 1.01 0.3 0.78 0.17 0.43 0.2

Thành phần khoáng được tính từ thành phần hóa theo công thức Bogue:
%C3S = 4.07C – 7.6S – 6.72A – 1.42F – 2.85 S
%C2S = 8.6S + 5.07A + 1.07F – 3.07C
%C3A = 2.65(A – 0.64F)
%C4AF = 3.04F
Thành phần khoáng clanhke sau tính toán được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 2.12: Thành phần khoáng của clanhke

C3S C2S C3A C4AF


53.57 22.75 9.06 9.55

2.1.1.2. Thạch cao


Thạch cao Tự nhiên được bảo quản trong kho của bộ môn. Thạch cao được
gia công kích thước bằng máy kẹp hàm đến kích thước nhỏ hơn 5mm. Lượng
thạch cao thu được chia thành các mẫu, mỗi mẫu 250g.
2.1.1.3. Phụ gia TEA
Phụ gia được sử dụng trong phạm vi thực nghiệm này là: TEA được bảo
quản trong phòng thí nghiệm C4-101 của bộ môn Công nghệ vật liệu Silicat.
Công thức hóa học: C6H15NO3
Tên hóa học: Triethanolamine
Một số tính chất:
Là chất lỏng nhớt, không màu, có mùi giống mùi amoniac, khi có lẫn tạp
chất thì hỗn hợp dễ chuyển sang màu vàng.
2.1.1.4. Nước
Nước được sử dụng trong thực nghiệm là nước cất lấy ở máy nước cất tại
phòng thí nghiệm C4-104 của bộ môn Công nghệ vật liệu Silicat.

2.1.2 Dụng cụ và thiết bị


 Khuôn tạo mẫu hồ xi măng, kích thước mỗi mẫu: 2x2x2 cm.
 Thanh gạt mẫu bằng kim loại.
 Các túi zíp đựng mẫu dung dịch pha TEA theo nồng độ sử dụng và
các túi zíp đựng mẫu hồ thủy hóa đã nghiền nhỏ đình chỉ hydrat
hóa.
 Cối nghiền nhỏ mẫu hồ thủy hóa sau khi đo cường độ nén
 Máy đo cường độ nén của mẫu tại C4-101
 Cốc đong, đũa thủy tinh, thìa.
 Sàng kim loại 1mm
 Cân phân tích, độ chính xác đến 0.001 g.
 Chổi quét dầu, chổi quét mẫu sau nghiền, chổi vệ sinh thớt nghiền
 Máy trộn xi măng.
 Máy đo tỷ diện Blaine.

2.1.3 Sơ đồ nghiên cứu


Ảnh: Sơ đồ thực nghiệm

Thuyết minh sơ đồ thực nghiệm:


Clanke ban đầu (cỡ hạt > 5mm) được đưa vào máy kẹp hàm tới cỡ hạt < 5
mm. Thạch cao cũng được đưa vào máy kẹp hàm tới cỡ hạt < 5 mm. Clanhke và
thạch cao được nghiền chung trong máy nghiền thành xi măng với Blaine = 3200
- 3500 ± 50 cm2/g. Phụ gia TEA với các loại nồng độ, trong đó những giá trị (1, 7
phần vạn so với khối lượng xi măng) sẽ được trộn với nước (mỗi loại phụ gia
ứng với mỗi loại nồng độ sẽ được trộn với lượng nước tương ứng). Còn những
giá trị (0, 1, 2, 3, 4, 5 phần vạn so với khối lượng xi măng) sẽ được cân và trộn
như hàm lượng 10 phần vạn, sau đó pha loãng với nước cất để thu được hàm
lượng mong muốn. Khi trộn đều xong sẽ thu được dung dịch. Tạo mẫu xi măng
sử dụng khuôn 6 mẫu (mỗi mẫu kích thước 2x2x2 cm) với nguyên liệu là xi
măng và dung dịch. Ứng với mỗi loại phụ gia, giá trị nồng độ, ngày tuổi (1, 7
ngày) đều tạo một khuôn mẫu khác nhau. Mẫu được tháo khỏi khuôn sau đó bảo
quản trong túi zíp đựng nước, buộc kín. Đến ngày tuổi mẫu thì đem đo cường độ
và thu được kết quả giá trị cường độ nén của mẫu.

2.2 Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Quá trình gia công, tạo mẫu:


a) Nghiền xi măng:
Chọn giá trị tỷ diện Blaine là 3200-3500 ± 50 cm2/g.
Phương pháp đo tỷ diện Blaine để xác định độ mịn của xi măng: theo
TCVN 4030:2003.
Xi măng được nghiền theo mẻ, mỗi mẻ gồm 4750 g clanhke và 250 g thạch
cao.
Cách tiến hành:

 Làm sạch máy nghiền bi bằng cát sạch.


 Cho 4750 g clanhke, 250 g thạch cao vào máy nghiền bi, bật máy nghiền
trong 40 phút.
 Sau 40 phút, tắt máy nghiền, lấy khoảng 70g xi măng trong khoang máy
(trong đó 65g xi măng để đo khối lượng riêng), sau đó đo Blaine trên máy đo
DBT-127 theo tiêu chuẩn TCVN 4030:2003.
 Khi xi măng đã đạt Blaine đã chọn ban đầu, tháo hoàn toàn bột xi măng,
bảo quản trong túi riêng.
 Vệ sinh sạch máy nghiền.
b) Tạo mẫu hồ xi măng:
Mỗi khuôn hồ xi măng sẽ gồm 6 mẫu, mỗi mẫu có hình lăng trụ kích thước
2x2x2 cm.
Nguyên liệu để tạo đủ 6 mẫu hồ xi măng gồm: 170g xi măng, 63 ml nước
và phụ gia (nếu có). Độ ẩm hồ xi măng chọn là 27%
Khối lượng của mỗi nồng độ phụ gia được tính ở bảng dưới:
Bảng 2.13: Lượng phụ gia

Kí hiệu mẫu Nồng độ phụ gia Hàm lượng phụ Khối lượng xi
(phần vạn theo gia (%) măng
clanhke) (g)
M0 0 0 170
T1 1 0.0001 170
T2 2 0.0002 170
T3 3 0.0003 170
T4 4 0.0004 170
T5 5 0.0005 170
Cách tiến hành:

 Làm sạch các dụng cụ (cốc, đũa thủy tinh, thìa khuấy,.. ), máy trộn (cánh
khuấy, cối trộn), khuôn,…
 Cân xi măng, nước, phụ gia (nếu có) theo đúng khối lượng đã tính bằng
cân phân tích.
 Trộn đều nước với phụ gia (nếu có), đổ hỗn hợp dung dịch vào cối trộn.
Đổ xi măng vào cối trộn trong khoảng thời gian 5-10 giây.
 Khởi động máy trộn, cho chạy ở tốc độ thấp trong 1 phút 30 giây. Dừng
máy khoảng 15-30 giây, dùng thìa/muôi để vun phần hồ xi măng vào giữa cối.
 Tiếp tục chạy máy ở tốc độ thấp trong 1 phút 30 giây.
 Dừng máy. Dùng thìa/muôi lấy hồ xi măng ra và cho vào khuôn. Sử dụng
dây thép Ø 2mm để loại bỏ bọt khí bên dưới lớp hồ xi măng. Dằn khuôn bằng tay
50 cái.
 Dùng thanh gạt gạt phẳng bề mặt khuôn, vệ sinh sạch phần rìa khuôn bằng
giẻ, ghi nhãn đánh dấu khuôn.
 Đặt khuôn lên giá nằm ngang trong phòng không khí ẩm. Tiến hành tháo
dỡ khuôn từ 23 giờ đến 23h40 phút sau khi đổ khuôn, bảo quản các mẫu trong túi
bóng đã đổ đầy nước và bịt kín. Riêng với mẫu thử 24 giờ, việc tháo dỡ khuôn
không được quá 20 phút trước khi mẫu được thử cường độ nén.
 Các mẫu sẽ được bảo quản trong khăn ẩm, đặt trên khay phẳng 20 phút
trước khi tiến hành đo cường độ nén.
c) Đình chỉ hydrat hóa:
Các mẫu hồ xi măng khi đạt ngày tuổi cần thiết sẽ được đem đi thử cường
độ nén. Sau quá trình thử cường độ nén, các mẫu sẽ bị phá hủy. Mỗi khuôn gồm
6 mẫu sẽ chọn ra một mẫu đại diện (có giá trị cường độ nén sai số nhỏ nhất với
giá trị trung bình tính toán được) đem đình chỉ hydrat hóa. Việc đình chỉ hydrat
hóa nhằm mục đích tạm dừng phản ứng thủy hóa của mẫu hồ xi măng đó phục vụ
cho thí nghiệm khảo sát sản phẩm thủy hóa hoặc những thí nghiệm khác tại ngày
tuổi đó.
Nguyên liệu, dụng cụ:

 Mẫu đá xi măng đại diện sau khi thử cường độ nén.


 Túi zíp đựng mẫu xi măng nghiền nhỏ <1mm
 Sàng kim loại 1mm
 Cối và chày nghiền nhỏ mẫu xi măng thủy hóa
 Isopropanol 99%.

Cách tiến hành:

 Đập nhỏ mẫu đại diện sau khi thử cường độ nén.
 Trong quá trình nghiền đồng thời trộn đều các mẫu nghiền để lấy mẫu đại
diện.
 Nhận các mẫu lọt sàng kim loại 1mm để đình chỉ hydrat hóa.
 Đưa lượng mẫu đã nghiền nhỏ qua sàng kim loại 1mm
 Lấy lượng lọt sàng 1mm để vào túi zíp
 Đổ đầy isopropanol 99% vào túi zíp, đóng khít túi lại, ghi nhãn kí hiệu
mẫu.
 Đặt các túi mẫu vào khay, trong thời gian đình chỉ, lắc túi liên tục để dung
dịch đình chỉ isopropanol 99% choán đầy và bao quanh các hạt xi măng thủy hóa
đã nghiền nhỏ.
Lưu ý:

 Các mẫu cần được lưu trong isopropanol đến khi thí nghiệm khảo sát các
mẫu đó tiếp theo diễn ra (sấy mẫu, nung mẫu khảo sát MKN, chụp ảnh SEM,
… ).
 Mẫu đã ức chế để lâu ngoài không khí sẽ phản ứng với CO 2 làm thay đổi
vi cấu trúc của mẫu có thể dẫn đến kết quả thí nghiệm sai lệch. Vì vậy chỉ trước
khi thí nghiệm khảo sát thì mới lấy mẫu ra khỏi isopropanol.

2.2.2 Xác định cường độ nén (Phương pháp phi tiêu chuẩn)
Cường độ nén của mẫu xi măng được xác định theo TCVN 6016:2011 [9].
a) Phương pháp nghiên cứu:
Xác định cường độ nén các mẫu đá xi măng ở 1, 3, 7 ngày tuổi trên khuôn
2x2x2cm. So sánh giá trị cường độ nén giữa các mẫu xi măng sử dụng phụ gia
khác nhau (cả về hàm lượng lẫn loại phụ gia) khi trộn cùng nước. Liên hệ với các
công trình nghiên cứu khác về phụ gia và rút ra kết luận.
b) Nguyên liệu:
 Xi măng nghiền đạt độ mịn 3200-3500 ± 50 cm2/g.
 Phụ gia: TEA.
 Nước cất.
c) Cách tạo mẫu hồ xi măng:
Như cách tiến hành đã nêu ở mục 2.2.1.

2.2.3 Xác định khối lượng mất sau nung


Mục tiêu của thí nghiệm này dùng để xác định lượng sản phẩm thủy hóa
của các mẫu xi măng với hàm lượng phụ gia khác nhau và ở ngày tuổi khác nhau.
Các mẫu đá xi măng ở ngày tuổi khác nhau sẽ tồn tại các thành phần khác
nhau cả về loại cũng như hàm lượng (Ví dụ: nước, các sản phẩm thủy hóa, các
khoáng chưa tham gia phản ứng, …). Khi được đem đi sấy hoặc nung ở những
nhiệt độ khác nhau, dựa vào việc mỗi thành phần đều có sự thay đổi khối lượng
khác nhau khi chịu tác dụng bởi nhiệt độ ta có thể xác định một cách định tính về
thành phần của mẫu hồ xi măng ở các ngày tuổi khác nhau.
Nguyên liệu, dụng cụ:

 Các mẫu xi măng gồm M0 và TEA – các nồng độ khảo sát đã được bảo
quản trong isopropanol, lấy ra
 Chén sứ.
 Lò nung có thể điều chỉnh nhiệt độ, nhiệt độ nung tối đa hơn 900oC.
 Cân phân tích, độ chính xác đến 10-3 g.

Cách tiến hành:

 Lấy các mẫu xi măng ra khỏi túi zíp chứa isopropanol, cho mẫu vào chén
sứ đã cân khối lượng của chén.
 Đưa các chén sứ, mẫu vào tủ sấy ở nhiệt độ 35 oC trong khoảng 10 giờ để
làm bay hơi nước vật lý cũng như iso propanol còn bám trên mẫu. Mẫu được để
trong tủ sấy đã cài đặt nhiệt độ và thời gian qua đêm.
 Các chén sứ và mẫu sau đó được lấy ra, cân chén sứ thu được khối lượng
mẫu, cân chính xác khối lượng mẫu trong khoảng 1 đến 3 g mẫu cho vào chén sứ
đánh số thứ tự chén trước đó. Mỗi mẫu được cho vào 3 chén, khảo sát để lấy giá
trị trung bình (Ví dụ: chén 1; 2 và 3 khảo sát MKN của mẫu M0, và tương tự…)
trên cân phân tích thu được mo, ghi lại rồi đưa các chén vào tủ sấy, sấy ở các
nhiệt độ tăng dần từ 80oC đến 220 oC với các bước nhảy nhiệt độ 20 oC hoặc 30 oC
và lưu với thời gian 30 phút cho mỗi nhiệt độ nâng tới. Các chén sứ được lấy ra,
cân và thu được m ở các nhiệt độ khảo sát.
 Các chén sau sấy được đưa vào lò nung, nung ở 500 oC trong 2 giờ 30 phút
lưu với thời gian 30 phút.
 Các chén sứ sau nung được lấy ra, để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt
độ phòng, sau đó đem cân trên cân phân tích, ghi lại kết quả.
Lưu ý: Tốc độ nâng nhiệt trong lò như sau: Với nhiệt độ nung 500oC:

 Từ nhiệt độ phòng đến 250oC: 5-10oC/phút


 Từ 250oC đến 450oC: 2-5oC/phút
 Từ 450oC đến 500oC: 1-2oC/phút

2.2.4 Xác định đường cong thay đổi nhiệt độ của hồ xi măng
Tiến hành trộn 100g xi măng với 37ml nước (tạo độ ẩm hồ xi măng ở 27%),
sau đó cho vào một hộp nhựa (kích thước 5cm x 5cm x 4cm). Đặt hộp vào thùng
giữ nhiệt, các mẫu hồ xi măng cách nhiệt với nhau trong thùng chứa cát, cắm can
nhiệt vào giữa mẫu hồ và kết nối với thiết bị ghi nhiệt độ. Kết quả được ghi lại
bằng máy quay và kiểm tra hoạt đông của nhiệt kế. Quá trình ghi nhiệt độ hồ xi
măng được thực hiện tự động 3 phút/lần trong suốt 24h.

2.3 Kết quả và thảo luận:

2.3.1 Cường độ nén của các mẫu đá xi măng:


2.3.1.1. Giai đoạn 1: Trên nền xi măng có độ mịn 3200-3500 ± 50
cm /g.
2

 Trên nền xi măng có độ mịn 3400 ± 50 cm2/g


 Mẫu hồ xi măng thủy hóa 1 ngày

Bảng 2.14: Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (độ mịn 3400 ± 50 cm2/g)
STT Kí hiệu Hàm lượng Cường độ nén Độ lệch Phần So với
mẫu TEA (%) 1 ngày trung trung bình trăm độ mẫu M0
bình R1 (N/mm2) lệch
(N/mm2)

1 M0 0.000 21.8 0.7 3% 100%

2 T2 0.0002 27.5 0.8 3% 126%

3 T3 0.0003 28.8 1.0 3% 132%

4 T4 0.0004 22.4 0.8 3% 103%

5 T5 0.0005 25.4 1.1 4% 117%


Mức độ tăng cường độ theo mẫu chuẩn (%)

140% 132%
126%
120% 117%
100% 103%
100%

80%

60%

40%

20%

0%
M0 T2 T3 T4 T5
Mẫu hồ xi măng với hàm lượng chất trợ nghiền TEA (phần vạn)

Hình 2.14 Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (độ mịn 3400 ± 50 cm2/g)

Nhận xét: Khảo sát trên nền xi măng có độ mịn này, ở giai đoạn tuổi sớm
thấy được xu hướng thay đổi cường độ của mẫu hồ xi măng được thêm các hàm
lượng phụ gia TEA. Các mẫu hồ xi măng khảo sát tăng cường độ ở các mẫu T2
(0,02% TEA), T3 (0,03% TEA) và T5 (0,05%) TEA và ở mẫu T4 (0,04% TEA)
thì hiệu quả đối với mẫu đối chiếu M0 tăng ít, điều này có thể kết luận rằng mẫu
T4 (0,04% TEA) hiệu quả đối với cường độ hồ xi măng không rõ rệt, gần như
không thay đổi so với mẫu trắng.
 Mẫu hồ xi măng thủy hóa 7 ngày

Bảng 2.15 Cường độ nén mẫu đá xi măng 7 ngày tuổi (độ mịn 3400 ± 50 cm2/g)

STT Kí hiệu Hàm lượng Cường độ nén Độ lệch Phần So với


mẫu TEA (%) 7 ngày trung trung bình trăm độ mẫu M0
bình R7 (N/mm2) lệch
(N/mm2)

1 M0 0.000 61.7 0.6 1% 100%

2 T2 0.0002 39.2 3.6 9% 64%

3 T3 0.0003 52.6 0.3 1% 85%

4 T4 0.0004 60.3 2.3 4% 98%

5 T5 0.0005 44.7 1.2 3% 72%


Mức độ tăng cường độ theo mẫu chuẩn (%)

120%

100% 98%
100%
87%
80% 76%
69%

60%

40%

20%

0%
M0 T2 T3 T4 T5

Mẫu hồ xi măng với hàm lượng chất trợ nghiền TEA (phần vạn)

Hình 2.15 Cường độ nén mẫu đá xi măng 7 ngày tuổi (độ mịn 3400 ± 50 cm2/g)

Nhận xét: Tác dụng của chất trợ nghiền TEA với các hàm lượng khảo sát
đối với mẫu hồ xi măng thủy hóa 7 ngày được thể hiện trên hình. Thấy được rằng
tác dụng của chất trợ nghiền TEA trên mẫu hồ xi măng ở giai đoạn tuổi muộn là
không hiệu quả. Các mẫu nghiên cứu làm tăng cường độ ở giai đoạn 1 ngày tuổi
lại cho kết quả cường độ ở giai đoạn 7 ngày tuổi kém hiệu quả hơn. Các mẫu T2,
T3 và T5 tăng cường độ lại làm giảm nhiều hơn T4 (gần như không cho hiệu quả
ở 1 ngày tuổi). Do đó TEA làm giảm đáng kể cường độ tuổi muộn của hồ xi
măng thủy hóa, điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó rằng tác dụng của
TEA lên xi măng là tiêu cực đối với cường độ tuổi muộn của mẫu khảo sát.

 Trên nền xi măng có độ mịn 3500 ± 50 cm2/g


Cường độ nén của các mẫu được thể hiện ở bảng 2.6
Bảng 2.16: Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (độ mịn 3500 ± 50 cm2/g)

STT Kí hiệu Hàm lượng Cường độ nén Độ lệch Phần So với


mẫu TEA (phần 1 ngày trung trung bình trăm độ mẫu M0
vạn) bình R1 (N/mm2) lệch (%) (%)
(N/mm2)

1 M0 0 15.1 0.6 4 100

2 T1 1 14.0 1.6 11 92

3 T2 2 18.0 0.9 5 119

4 T3 3 22.0 1.1 5 146

5 T5 5 19.3 0.8 4 127

160%
146%
140%
127%
Mức độ tăng cường độ theo mẫu chuẩn (%)

118%
120%
100%
100% 92%

80%

60%

40%

20%

0%
M0 T1 T2 T3 T5
Mẫu Hồ xi măng với hàm lượng chất trợ nghiền TEA (phần vạn)

Hình 2.16: Cường độ nén của các mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (độ mịn 3500 ± 50
cm2/g)

Nhận xét: Khảo sát cường độ nén 1 ngày của mẫu hồ xi măng với hàm
lượng phụ gia TEA thêm vào ở độ mịn 3500 ± 50 cm2/g, thấy được các hàm
lượng phụ gia mẫu T2 (0,02% TEA), T3 (0,03% TEA) và T5 (0,05% TEA) cho
hiệu quả về cường độ, tương ứng với mức độ tăng cường độ của mẫu T2, T3 và
T5 ở độ mịn 3400 ± 50 cm2/g đã khảo sát trước đó.
Nhận xét xu hướng chung cường độ ở 2 độ mịn khác nhau:
Ở cả 2 độ mịn nghiên cứu 3400 ± 50 cm2/g và 3500 ± 50 cm2/g, thấy được
xu hướng ảnh hưởng của phụ gia TEA thêm vào có tác dụng tích cực đến cường
độ nén 1 ngày tuổi của hồ xi măng ở các hàm lượng 0,02% TEA, 0,03% TEA và
0,05% TEA. Mẫu T2 cho cường độ tăng từ 18%-26% (so với mẫu tham chiếu
M0) và T5 cho cường độ tăng từ 17%-27% (so với mẫu tham chiếu M0).
Đặc biệt, mẫu T3 (0,03% TEA) với hàm lượng phụ gia thêm vào cho mức
tăng cường độ tuổi sớm 1 ngày đến 32%-46% (so với mẫu tham chiếu M0), do
đó thấy được hiệu quả của TEA ở 3 phần vạn (0,03% TEA) cho hiệu quả cường
độ tốt nhất. Điều này cũng đúng với nghiên cứu trước đó về tác dụng cải thiện
cường độ của phụ gia trợ nghiền được nghiên cứu nói chung và của phụ gia TEA
nói riêng là ở hàm lượng phụ gia 0,03% (so với khối lượng xi măng).

2.3.1.2. Giai đoạn 2: Trên nền xi măng có độ mịn 3400 ± 50 cm2/g


đạt trong khoảng 3200-3500 ± 50 cm2/g.
Khảo sát trên nền xi măng độ mịn 3400 ± 50 cm2/g một lần nữa để xét ảnh
hưởng của các hàm lượng phụ gia đã khảo sát ở giai đoạn 1 ở các ngày tuổi 1, 3
và 7 ngày tuổi.
 Mẫu hồ xi măng thủy hóa 1 ngày
Bảng 2.17: Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (R1)

STT Kí hiệu Hàm lượng Cường độ nén Độ lệch Phần So với


mẫu TEA (%) 1 ngày trung trung bình trăm độ mẫu M0
bình R1 (N/mm2) lệch
(N/mm2)

1 M0 0.000 15.1 0.6 4% 100%

2 T2 0.0002 18.6 1.0 5% 123%

3 T3 0.0003 21.0 0.9 4% 139%

4 T4 0.0004 14.6 0.7 5% 97%

5 T5 0.0005 17.8 0.5 3% 118%


139%
140%

Mức độ tăng cường độ theo mẫu chuẩn (%)


123%
118%
120%
100% 97%
100%

80%

60%

40%

20%

0%
M0 T2 T3 T4 T5
Mẫu hồ xi măng hàm lượng chất trợ nghiền TEA (phần vạn)

Hình 2.17: Cường độ nén mẫu đá xi măng 1 ngày tuổi (R1)

Nhận xét: Khảo sát trên nền xi măng này, ở giai đoạn 1 ngày tuổi, thấy
được mức độ tăng cường độ mẫu T2 (0,02% TEA) là 23% (so với mẫu tham
chiếu M0) phù hợp với mức độ tăng từ 18%-26% đã nghiên cứu ở giai đoạn 1.
Mẫu T3 (0,03% TEA) tăng 39% (so với mẫu tham chiếu M0) phù hợp với mức
độ tăng từ 32%-46% và T5 (0,05% TEA) cho cường độ tăng 18% (so với mẫu
tham chiếu M0) phù hợp với múc tăng cường độ 17%-27% ở giai đoạn 1 đã
nghiên cứu trước đó.
Mẫu T3 (0,03% TEA) cho cường độ 1 ngày tuổi hiệu quả nhất. Điều này
phù hợp với thực nghiệm ở giai đoạn trước đó và phù hợp với các nghiên cứu
trước đó về hàm lượng tối ưu của phụ gia thêm vào xi măng.
 Mẫu hồ xi măng thủy hóa 3 ngày

Bảng 2.18 Cường độ nén mẫu đá xi măng 3 ngày tuổi (R3)

STT Kí hiệu Hàm lượng Cường độ nén Độ lệch Phần So với


mẫu TEA (%) 3 ngày trung trung bình trăm độ mẫu M0
bình R3 (N/mm2) lệch
(N/mm2)

1 M0 0.000 30.0 1.1 4% 100%

2 T2 0.0002 34.4 1.4 4% 115%

3 T3 0.0003 41.6 2.1 5% 139%

4 T4 0.0004 31.3 1.7 5% 104%

5 T5 0.0005 39.2 1.5 4% 130%

160%
Mức độ tăng cường độ theo mẫu chuẩn (%)

139%
140% 130%

120% 115%
104%
100%
100%

80%

60%

40%

20%

0%
M0 T2 T3 T4 T5
Mẫu hồ xi măng hàm lượng chất trợ nghiền TEA (phần vạn)

Hình 2.18 Cường độ nén mẫu đá xi măng 3 ngày tuổi (R3)

Nhận xét: Tác dụng của chất trợ nghiền TEA với các hàm lượng khảo sát đối
với mẫu hồ xi măng thủy hóa 3 ngày được thể hiện trên hình. Ở 3 ngày tuổi, hiệu
quả của mẫu hồ xi măng thêm các hàm lượng phụ gia vẫn cho hiệu quả tốt như ở
cường độ 1 ngày tuổi, mẫu T2 đã có sự suy giảm hiệu quả cường độ và mẫu T5
có sự tăng cường độ (so với mẫu tham chiếu M0) và mẫu T3 vẫn cho hiệu quả tốt
như ở giai đoạn 1 ngày tuổi.

 Mẫu hồ xi măng thủy hóa 7 ngày


Bảng 2.19 Cường độ nén mẫu đá xi măng 7 ngày tuổi (R7)

STT Kí hiệu Hàm lượng Cường độ nén Độ lệch Phần So với


mẫu TEA 7 ngày trung trung bình trăm độ mẫu M0
bình R7 (N/mm2) lệch
(N/mm2)

1 M0 0.000 51.7 2.2 4% 100%

2 T2 0.0002 39.1 1.4 4% 76%

3 T3 0.0003 40.7 0.9 2% 79%

4 T4 0.0004 41.3 2.4 5% 80%

5 T5 0.0005 50.5 2.0 4% 98%


Mức độ tăng cường độ theo mẫu chuẩn (%)

120%

100% 98%
100%

79% 80%
80% 76%

60%

40%

20%

0%
M0 T2 T3 T4 T5

Mẫu hồ xi măng hàm lượng chất trợ nghiền TEA (phần vạn)

Hình 2.19: Cường độ nén mẫu đá xi măng 7 ngày tuổi (R7)

Nhận xét: Tác dụng của phụ gia TEA với các hàm lượng khảo sát đối với
mẫu hồ xi măng thủy hóa 7 ngày được thể hiện trên hình. Thấy được rằng tác
dụng của chất trợ nghiền TEA trên mẫu hồ xi măng ở giai đoạn tuổi muộn là
không hiệu quả. TEA làm giảm đáng kể cường độ tuổi muộn của hồ xi măng
thủy hóa (so với mẫu tham chiếu M0) điều này phù hợp với nghiên cứu ở giai
đoạn 1 trước đó rằng tác dụng của TEA lên xi măng là tiêu cực đối với cường độ
tuổi muộn của mẫu khảo sát.
Kết luận chung: TEA có hiệu quả đối với cường độ tuổi sớm, không hiệu
quả với cường độ tuổi muộn của mẫu hồ xi măng thủy hóa.

2.3.2 Khối lượng mất khi sấy, nung:


Bảng 2.20: Quá trình hóa lý xảy ra tại các khoảng nhiệt độ khi sấy/nung xi măng [30]

Hợp chất Khoảng nhiệt Hiệu ứng Phản ứng hóa học xảy ra
độ (oC) nhiệt

CaSO4.2H2O 100 – 200 Thu nhiệt Mất nước hấp thụ

220 Thu nhiệt Mất nước hóa học


240 Thu nhiệt Mất nước hóa học
380 – 420
Tỏa nhiệt Tạo CaSO4
1180 – 1200
Thu nhiệt Biến đổi thù hình

CaCO3 (Canxit) 860 – 920 Thu nhiệt Phân hủy CO2

CaCO3 (Aragonit) 390 – 420 Thu nhiệt Biến đổi thù hình thành
Canxi

860 – 1010 Thu nhiệt Phân hủy CO2

Ca(OH)2 530 – 580 Thu nhiệt Dehydrat hóa

Mg(OH)2 405 – 450 Thu nhiệt Dehydrat hóa

C4S5H5 250 – 280 Thu nhiệt Dehydrat hóa

(Tobemolit) 780 – 800 Thu nhiệt Dehydrat hóa

CSH (B) 500 – 600 Thu nhiệt Dehydrat hóa

800 – 830 Tỏa nhiệt Kết tinh CS

C3A. 100 – 170 Thu nhiệt Phân hủy một phần


CaSO4.12 200 – 250 Thu nhiệt Mất phần lớn H2O
H2O 300 – 320 Thu nhiệt Dehydrat hóa
500 Thu nhiệt Dehydrat hóa
800
Tỏa nhiệt Kết tinh pha tinh thể khan
nước
C3A.3CaSO4. 100 – 170 Thu nhiệt Mất phần lớn H2O
31H2O 250 – 300 Thu nhiệt Mất hoàn toàn H2O

C3AH6 340 Thu nhiệt Mất 4,5 H2O

500 – 550 Thu nhiệt Mất 1,5 H2O và dehyrat


hóa

C3A.CaCO3. 12 H2O 180 – 230 Thu nhiệt Dehydrat hóa

500 Thu nhiệt Dehydrat hóa và phân hủy


một phần CO2

600 Mất hoàn toàn nước và


Thu nhiệt
phân hủy 23% CO2

2.3.2.1. Mẫu hồ xi măng thủy hóa 1 ngày tuổi


Bảng 2.21: Phần trăm khối lượng mẫu mất đi khi sấy và nung tương ứng của mẫu hồ xi
măng thủy hóa 1 ngày tuổi (%)

MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN-


1D-80 1D-100 1D-120 1D-140 1D-170 1D-190 1D-220 1D-500
Mẫu (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%)
M0 5.31% 7.77% 8.45% 8.68% 9.54% 10.07% 10.49% 13.74%
T2 5.61% 8.08% 8.69% 8.82% 10.18% 10.78% 11.17% 14.35%
T3 5.87% 8.13% 8.83% 9.32% 10.94% 11.32% 11.78% 15.15%
T4 5.27% 7.48% 8.13% 8.24% 9.68% 10.03% 10.46% 12.89%
T5 6.02% 8.53% 8.99% 9.25% 10.70% 11.24% 11.60% 15.20%

Bảng 2.22: Độ lệch chuẩn phần trăm khối lượng mẫu MKN của mẫu hồ xi măng thủy
hóa 1 ngày tuổi (%)

Độ MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN-


lệch 1D-80 1D-100 1D-120 1D-140 1D-170 1D-190 1D-220 1D-500
M0 0.20% 0.16% 0.08% 0.08% 0.23% 0.07% 0.09% 0.14%
T2 0.03% 0.19% 0.07% 0.04% 0.08% 0.09% 0.06% 0.29%
T3 0.24% 0.17% 0.14% 0.31% 0.50% 0.50% 0.57% 0.51%
T4 0.29% 0.27% 0.21% 0.33% 0.40% 0.61% 0.43% 0.44%
T5 0.15% 0.14% 0.17% 0.14% 0.10% 0.15% 0.21% 0.25%
12.00%

11.00%

10.00%

9.00%

8.00%

7.00%

6.00%

5.00%
80 100 120 140 160 180 200 220

M0 T2 T3 T4 T5

Hình 2.20: Phần trăm khối lượng mẫu mất đi khi sấy và nung tương ứng của mẫu hồ xi
măng thủy hóa 1 ngày tuổi (%)

Bảng 2.23: Tốc độ MKN trong khoảng nhiệt độ của mẫu hồ xi măng thủy hóa 1 ngày
tuổi [(%MKN/oC)*10-4]

Tốc độ 80 oC - 100 oC - 120 oC - 140 oC - 170 oC - 190 oC -


MKN 100 oC 120 oC 140 oC 170 oC 190 oC 220 oC
M0 12.3 3.4 1.2 2.9 2.6 1.4
T2 11.1 3.3 0.5 4.8 1.8 1.4
T3 11.3 3.5 2.4 5.4 1.9 1.5
T4 12.3 3.1 0.6 3.5 3 1.3
T5 12.5 2.3 1.3 4.9 2.7 1.2

T5

T4

T3

T2

M0

0 1 2 3 4 5 6

từ 190 đến 220 từ 170 đến 190 từ 140 đến 170 từ 120 đến 140

Hình 2.21: Tốc độ MKN trong khoảng nhiệt độ của mẫu hồ xi măng thủy hóa 1 ngày
tuổi [(%MKN/oC)*10-4]
Nhận xét: Từ số liệu bảng 2.11 và bảng 2.13 kết hợp đồ thị hình 2.7 và
hình 2.8, thấy được:

Sấy ở 80oC đến 120 oC: Mất khối lượng ở các mẫu nghiên cứu phần lớn là
do mất nước vật lý, mất khối lượng do bay hơi dung môi đình chỉ hydrat hóa
isopropanol. Ở khoảng nhiệt độ này, khối lượng mất khá lớn và gần như không
có mất khối lượng của các khoáng phản ứng xảy ra. Tốc độ mất khối lượng ở
khoảng nhiệt độ này của các mẫu tương đối như nhau (bảng 2.13)

Sấy ở 120oC đến 170 oC: Ở khoảng nhiệt độ này bắt đầu thấy được chênh
lệch phần trăm MKN giữa các mẫu nghiên cứu. Hình 2.7 cho thấy, phần trăm
MKN của mẫu T3, T2 và T5 là lớn hơn mẫu tham chiếu M0; trong khi phần trăm
MKN của mẫu T4 là nhỏ hơn so với mẫu tham chiếu M0.

Xét ở tốc độ MKN, theo bảng số liệu Bảng 2.13, tốc độ MKN của mẫu T3
là lớn nhất, sau đó các mẫu T2 và T5 có tốc độ MKN thấp hơn mẫu T3 nhưng
lớn hơn mẫu M0, trong khi tốc độ MKN của mẫu T4 trong khoảng nhiệt độ này
xấp xỉ mẫu M0.

Khối lượng MKN của mẫu trong khoảng nhiệt độ này có thể do phản ứng
của các khoáng:

 Mất nước ở thạch cao: Lượng thạch cao ở các mẫu có TEA tham gia
phản ứng trong cùng một khoảng thời gian 1 ngày tuổi sẽ nhiều hơn của mẫu xi
măng tham chiếu không có phụ gia. Lượng nước bị hấp thụ bởi thạch cao rất dễ
bị tách khỏi thạch cao ở khoảng nhiệt độ 120 - 140oC.
 Mất nước ở ettringit (C3A.3CaSO4.32H2O): Ở khoảng nhiệt độ này, phần
trăm MKN xảy ra phần lớn do phản ứng phân hủy mất nước ở ettringit (AFt).
Giai đoạn ban đầu bắt đầu xảy ra phản ứng của C 3A, thạch cao vào nước, chúng
phản ứng với nhau tạo ettringit (AFt) cho cường độ tuổi sớm cao.
 Mất nước ở monosunphate (C3A.CaSO4.12H2O): Ở khoảng nhiệt độ này,
monosunphate bắt đầu phản ứng phân hủy 1 phần, mất đi 1 phần nước, bắt đầu
làm giảm cường độ của mẫu hồ thủy hóa ở giai đoạn tuổi sau đó.

Kết luận: Khối lượng MKN và tốc độ MKN ở giai đoạn nhiệt độ này phản ánh sự
có mặt của ettringit được tạo thành trong mẫu hồ nghiên cứu. Mẫu T3 có phần
trăm khối lượng MKN và tốc độ MKN cao nhất trong các mẫu, mẫu T2 và T5 có
phần trăm MKN và tốc độ MKN ở khoảng nhiệt độ thấp hơn mẫu T3 và lớn hơn
mẫu M0, trong khi mẫu T4 lại cho kết quả thấp hơn, xấp xỉ mẫu M0.

Điều này chứng tỏ rằng hàm lượng phụ gia phù hợp (đặc biệt 0,03% TEA) đã
thúc đẩy phản ứng hòa tan C3A, thạch cao vào nước, tạo nhiều ettringit hơn, do
đó cho cường độ nén 1 ngày tuổi cao nhất so với các mẫu còn lại. Điều này đúng
với các nghiên cứu trước đó cho rằng TEA làm tăng tốc độ hòa tan C 3A cho
cường độ tuổi sớm của mẫu hồ xi măng thủy hóa.
2.3.2.2. Mẫu hồ xi măng thủy hóa 7 ngày tuổi
Bảng 2.24: Phần trăm khối lượng mẫu mất đi khi sấy và nung tương ứng của mẫu hồ xi
măng thủy hóa 7 ngày tuổi (%)

MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN-


7D-80 7D-100 7D-120 7D-140 7D-170 7D-190 7D-220 7D-500
(%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%)
M0 5.33 8.88 9.58 10.51 11.15 12.07 13.38 17.62
T2 4.94 8.41 9.11 10.15 11.17 12.05 12.92 17.71
T3 5.56 8.89 9.49 10.39 11.57 12.57 13.51 18.32
T4 5.02 8.78 9.23 10.01 11.35 12.12 13.10 17.24
T5 5.22 9.07 9.91 10.77 11.58 12.49 13.76 18.45

Bảng 2.25 Độ lệch chuẩn phần trăm khối lượng mẫu MKN của mẫu hồ xi măng thủy
hóa 7 ngày tuổi (%)

MKN-
Độ MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- MKN- 7D-500
lệch 7D-80 7D-100 7D-120 7D-140 7D-170 7D-190 7D-220 (%)
M0 0.39% 0.19% 0.22% 0.26% 0.22% 0.19% 0.44% 0.27%
T2 0.05% 0.10% 0.20% 0.29% 0.24% 0.28% 0.17% 0.47%
T3 0.21% 0.08% 0.04% 0.04% 0.23% 0.26% 0.19% 0.21%
T4 0.37% 0.04% 0.06% 0.02% 0.10% 0.04% 0.11% 0.43%
T5 0.28% 0.10% 0.06% 0.08% 0.14% 0.03% 0.03% 0.18%

14.00%
13.00%
12.00%
11.00%
10.00%
9.00%
8.00%
7.00%
6.00%
5.00%
80 100 120 140 160 180 200 220

M0 T2 T3 T4 T5

Hình 2.22: Phần trăm khối lượng mẫu mất đi khi sấy và nung tương ứng của mẫu hồ xi
măng thủy hóa 7 ngày tuổi (%)
Bảng 2.26: Tốc độ MKN trong khoảng nhiệt độ của mẫu hồ xi măng thủy hóa 7 ngày
tuổi [(%MKN/oC)*10-4]

Tốc độ 80 oC - 100 oC - 120 oC - 140 oC - 170 oC - 190 oC -


MKN 100 oC 120 oC 140 oC 170 oC 190 oC 220 oC
M0 17.8 3.5 4.7 2.1 4.6 4.4
T2 17.3 3.5 5.2 3.4 4.4 2.9
T3 16.7 3 4.5 3.9 5 3.1
T4 18.8 2.3 3.9 4.5 3.8 3.3
T5 19.2 4.2 4.3 2.7 4.5 4.3

T5

T4

T3

T2

M0

0 1 2 3 4 5 6

từ 190 đến 220 từ 170 đến 190 từ 140 đến 170 từ 120 đến 140

Hình 2.23: Tốc độ MKN trong khoảng nhiệt độ của mẫu hồ xi măng thủy hóa 7 ngày
tuổi [(%MKN/oC)*10-4]

Nhận xét: Từ số liệu bảng 2.14 và bảng 2.16 kết hợp đồ thị hình 2.9 và
hình 2.10, thấy được:

Sấy ở 80oC đến 120 oC: Mất khối lượng ở các mẫu nghiên cứu phần lớn là
do mất nước vật lý, mất khối lượng do bay hơi dung môi đình chỉ hydrat hóa
isopropanol. Ở khoảng nhiệt độ này, khối lượng mất khá lớn và gần như không
có mất khối lượng của các khoáng phản ứng xảy ra. Tốc độ mất khối lượng ở
khoảng nhiệt độ này của các mẫu tương đối như nhau (bảng 2.14). Tương tự đối
với giai đoạn 1 ngày tuổi.

Sấy ở 120oC đến 170 oC: Ở khoảng nhiệt độ này, trong giai đoạn 7 ngày
tuổi, khối lượng MKN và tốc độ MKN của các mẫu có phụ gia gần như không có
sự chênh lệch nhiều so với mẫu tham chiếu M0.

Khối lượng MKN của mẫu trong khoảng nhiệt độ này có thể do phản ứng
của các khoáng:
 Mất nước ở ettringit (C3A.3CaSO4.32H2O): C3A bắt đầu phản ứng với
ettringit tạo monosunphate phá vỡ lớp ettringit bảo vệ trên bề mặt C 3A. Phần lớn
MKN ở đây là do ettringit (AFt) đã chuyển hóa tạo monosunphate (AFm) làm
mất nước khá lớn (phản ứng chuyển hóa làm mất 20H 2O có trong khoáng tạo
thành). Ettringit ở các mẫu phụ gia thêm vào chuyển hóa, đồng nghĩa MKN, làm
cho cường độ 7 ngày tuổi giảm hiệu quả so với mẫu tham chiếu M0.
 Mất nước ở monosunphate (C3A.CaSO4.12H2O): Ở khoảng nhiệt độ này,
monosunphate phản ứng phân hủy 1 phần, mất đi 1 phần nước, bắt đầu làm giảm
cường độ của mẫu hồ thủy hóa ở giai đoạn tuổi sau đó.

2.3.3 Đường cong thay đổi nhiệt độ của hồ xi măng


Đường cong thay đổi nhiệt độ hồ xi măng trong 24h được thể hiện trên giản
đồ hình 2.11

43

41 M0

T2
39
T3
Nhiệt độ

37

35

33

31
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
Thời gian (phút)

Hình 2.24: Đường cong thay đổi nhiệt độ hồ xi măng trong 24h
của mẫu TEA khảo sát

Nhận xét: Hình 2.11 cho thấy nhiệt tỏa ra do quá trình thủy hóa của hồ xi
măng của mẫu có phụ gia TEA và mẫu tham chiếu M0. Có thể thấy được rằng
việc bổ sung TEA dẫn đến những thay đổi có thể nhìn thấy được trong quá trình
thủy hóa của xi măng.
Khảo sát đường cong thay đổi nhiệt độ trong 24 giờ, các đường cong được
biểu diễn bởi 2 đỉnh:
 Đỉnh thứ nhất: Biểu diễn cho giai đoạn 1 (giai đoạn phản ứng ban đầu)
của quá trình thủy hóa. Giai đoạn này tỏa nhiệt mạnh. Đỉnh thứ nhất thể
hiện sự hòa tan các khoáng clanhke và thạch cao vào trong nước và xảy
ra phản ứng của các khoáng clanhke; thể hiện sự hòa tan của vôi tự do,
C3A, C3S và kết tủa ban đầu của AFt. Đỉnh này được thể hiện rõ hơn với
mẫu hồ xi măng có phụ gia TEA.
 Đỉnh thứ hai: Biểu diễn cho giai đoạn thứ 3 (giai đoạn tăng tốc). Đỉnh
thứ hai này chủ yếu là do sự hòa tan nhanh chóng của C 3S và sự kết tủa
của các pha gel C-H và C-S-H xảy ra trong khoảng 13 đến 15 giờ.
Đường cong nhiệt thủy hóa hình 2.11 thể hiện đã có sự gia tăng rất đáng
kể về quá trình thủy hóa của C 3S trong mẫu hồ xi măng có thêm phụ gia
TEA.
Kết quả đo này cho thấy, TEA kéo dài thời gian giai đoạn tiền cảm ứng hydrat
hóa xi măng, đồng thời thúc đẩy quá trình hydrat hóa và giải phóng nhiệt của pha
nhôm trong giai đoạn 11-15 giờ. Hơn nữa, thời gian xuất hiện đỉnh tỏa nhiệt này
tăng dần theo liều lượng TEA khảo sát (0,02% TEA và 0,03% TEA), hình dạng
đỉnh dần trở nên rõ nét hơn, nhiệt tỏa ra tập trung hơn và giá trị đỉnh tỏa nhiệt
cũng tăng theo.
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

3.2 Kiến nghị


CHƯƠNG 4. PHỤ LỤC

4.1 Cường độ nén của các mẫu đá xi măng:

4.1.1 Giai đoạn 1


Bảng 4.27: Giá trị cường độ nén mẫu 1 ngày tuổi (Độ mịn 3300± 50 cm2/g )

Mẫu Cường độ nén 1 ngày tuổi


M0 27 24.2 22.5 27.3 25.4 25
T1 22.1 22.9 21.9 21.7 21 20.1
T2 22.9 25.1 24.9 24.6 20.5 22.4
T3 25 25.4 28.4 28.3 27 22.3
T5 28.5 27.1 25.5 26.6 26 30.2
T10 21.7 23.6 21.7 18.6 21.5 27.9

Bảng 4.28: Giá trị cường độ nén mẫu 1 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )

Mẫu Cường độ nén 1 ngày tuổi


M0 21.7 22.7 24.0 22.1 23.1 20.7
T2 28.4 26.0 27.9 27.8 27.3 24.1
T3 30.3 25.3 28.5 23.9 28.9 27.6
T4 22.4 23.2 21.2 18.1 22.8 25.9
T5 25.4 23.4 22.0 23.7 25.7 26.8

Bảng 4.29: Giá trị cường độ nén mẫu 7 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )

Mẫu Cường độ nén 7 ngày tuổi


M0 59.7 59.7 58.1 58.3 43.7 57.9
T2 35.1 49.5 33.7 44.0 39.0 45.2
T3 64.1 68.4 50.7 50.8 51.7 50.2
T4 50.6 62.0 58.4 55.4 60.0 55.9
T5 46.5 44.2 52.4 49.3 44.7 43.4

Bảng 4.30: Giá trị cường độ nén mẫu 1 ngày tuổi (Độ mịn 3500± 50 cm2/g )

Mẫu Cường độ nén 1 ngày tuổi


M0 15.1 11.4 16.1 14.9 14.4 14.8
T1 12.3 10.9 12.5 19 15.8 15.2
T2 16.8 19.5 18.5 15.7 17.9 17.3
T3 20.4 25.5 22.7 23.3 17.7 21.6
T5 15.3 18.4 20.5 18.7 19.4 13.7
T10 17.3 15 15.3 16.7 17.6 17.2

Ghi chú: Những giá trị cường độ nén bị tô đen là những mẫu bị loại bỏ do
có độ lệch về giá trị cường độ quá lớn so với các mẫu còn lại trong cùng một
khuôn sáu mẫu.

4.1.2 Giai đoạn 2


Bảng 4.31: Giá trị cường độ nén mẫu 1 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )

Mẫu Cường độ nén 1 ngày tuổi


M0 14.4 16.1 14.5 13.6 15.2 15.2
T2 19.2 16.8 17.7 17.5 19.9 20.1
T3 20.1 21.2 19.6 22.1 21.9 21.1
T4 14.2 15.1 13.6 14.4 15.4 13.6
T5 18 18.5 17.9 17.2 17.4 13.9

Bảng 4.32: Giá trị cường độ nén mẫu 3 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )

Mẫu Cường độ nén 3 ngày tuổi


M0 29.1 29 29.4 33.9 31.8 30.9
T2 33 36.8 33.9 34 30.4 31.9
T3 43.4 41.2 42.9 36.8 42.9 37.8
T4 31 33.7 30 33.6 30.3 29.4
T5 39.2 40.9 41.2 37.2 37.9 38.5

Bảng 4.33: Giá trị cường độ nén mẫu 7 ngày tuổi (Độ mịn 3400± 50 cm2/g )

Mẫu Cường độ nén 7 ngày tuổi


M0 48.3 54.5 54.3 51.5 49.7 52
T2 37.4 39.8 40.6 37.5 40.4 44.6
T3 40.5 41.7 41.2 39.2 35 44.3
T4 41 45.7 45.1 37.1 38.4 40.7
T5 52.5 48.4 41.9 52.4 48.7 57.6

4.2 Khối lượng mất khi sấy/nung


Bảng 4.34: Bảng số liệu đo khối lượng MKN ở các nhiệt độ khảo sát của mẫu hồ
xi măng thủy hóa 1 ngày với các hàm lượng TEA nghiên cứu
kí hiệu chén + MKN-1D- MKN-1D-
STT Mẫu chén chén (g) mẫu 80 100
1 3.804 6.568 6.428 6.359
2 3.262 5.598 5.474 5.416
1 M0 3 4.961 6.509 6.423 6.386
4 6.385 8.293 8.179 8.131
5 6.181 7.868 7.763 7.721
2 T5 6 4.72 6.782 6.661 6.609
7 5.277 6.843 6.753 6.715
8 5.91 7.68 7.58 7.54
3 T3 9 7.501 9.016 8.922 8.89
10 6.05 7.399 7.318 7.285
11 3.762 6.378 6.239 6.17
4 T4 12 4.626 6.565 6.458 6.413
13 6.675 8.81 8.697 8.647
14 3.468 5.84 5.716 5.669
5 T2 15 3.939 6.232 6.111 6.058
MKN-1D- MKN-1D- MKN-1D- MKN-1D- MKN-1D- MKN-1D-
120 140 170 190 220 500
6.336 6.328 6.303 6.292 6.279 6.188
5.398 5.393 5.369 5.361 5.35 5.273
6.379 6.376 6.366 6.353 6.348 6.299
8.117 8.113 8.09 8.081 8.072 8.004
7.719 7.713 7.685 7.675 7.668 7.606
6.598 6.594 6.563 6.552 6.548 6.474
6.704 6.703 6.68 6.675 6.668 6.614
7.527 7.515 7.489 7.48 7.474 7.415
8.88 8.869 8.84 8.835 8.826 8.776
7.278 7.274
kí hiệu 7.254 7.242+
chén 7.24
MKN- MKN-7.197
STT 6.157 Mẫu 6.156
chén 6.119
chén (g) mẫu6.109 6.094
7D-80 6.009
7D-100
6.397 6.396 28 6.3733.565 6.3635.512 6.354
5.407 6.294
5.335
8.637 8.633 29 8.6017.055 8.593
8.198 8.585
8.132 8.526
8.096
1 5.645 M0 5.645 30 5.6123.524 5.603
5.679 5.593
5.575 5.538
5.493
6.047 6.044 31 6.0113.405 6.0045.824 5.993
5.705 5.942
5.608
32 3.863 6.034 5.922 5.836
2 T5 33 7.249 8.591 8.516 8.468
34 5.695 7.137 7.058 7.01
35 7.014 8.126 8.061 8.026
3 T3 36 8.116 9.591 9.512 9.46
37 5.967 7.375 7.299 7.252
38 3.223 4.898 4.812 4.75
4 T4 39 3.664 5.366 5.289 5.217
40 3.852 5.799 5.704 5.638
41 5.074 6.789 6.704 6.643
5 T2 42 6.102 7.923 7.832 7.769

MKN-7D- MKN-7D- MKN-7D- MKN-7D- MKN-7D- MKN-7D-


120 140 170 190 220 500
5.324 5.308 5.298 5.28 5.256 5.162
8.086 8.074 8.067 8.057 8.038 7.997
5.479 5.459 5.442 5.421 5.399 5.306
5.586 5.565 5.54 5.522 5.492 5.38
5.819 5.801 5.782 5.762 5.735 5.637
8.457 8.445 8.438 8.424 8.406 8.34
7.001 6.987 6.974 6.961 6.946 6.877
8.02 8.011 7.994 7.984 7.974 7.921
9.451 9.437 9.421 9.403 9.39 9.318
7.246 7.234 7.215 7.205 7.19 7.124
4.742 4.73 4.706 4.695 4.681 4.612
5.209 5.196 5.175 5.159 5.141 5.08
5.627 5.609 5.588 5.572 5.552 5.467
6.63 6.613 6.594 6.58 6.566 6.478
7.755 7.733 7.717 7.699 7.685 7.596
CHƯƠNG 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5438:2016 về Xi măng – Thuật ngữ và định
nghĩa.
[2]: Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 5438:2004, Xi măng – Thuật ngữ và định
nghĩa.
[3]: PGS. TS Bùi Văn Chén, Kỹ thuật sản xuất xi măng Pooc lăng và các chất
kết dính, 1992.
[4]: Khổng Thị Giang, Luận văn thạc sĩ.
[5]: Link online: http://www.vinachem.com.vn
[6]: Link online: https://www.understanding-cement.com/hydration.html
[7]: GS. TSKH Võ Đình Lương, Hóa Học Và Công Nghệ Sản Xuất Xi Măng,
Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kĩ Thuật.
[8]. TCVN 8878:2011, Phụ gia công nghệ cho sản xuất xi măng
[9]. TCVN 5438:2004, Xi măng – Thuật ngữ và Định nghĩa
[10]. Jeff Sharman, Monique Page, A. Tagnit-Hamou, Polyol-type Compounds
as Clinker Grinding Aids: Influence on Powder Fluidity and on Cement
Hydration, University of Sherbrooke.
[11]. WANG Jianfeng, WANG Dongmin, LI Duanle, TANG Guanbao, Du
Cheng, The Theoretical Research on Development Direction of Cement Grinding
Aids, Advanced Materials Research Vol. 668 (2013) pp 269-273
[12]. V. Chipakwe, P. Semsari, T. Karlkvist, J. Rosenkranz, S. Chehreh
Chelgani, A critical review on the mechanisms of chemical additives used in
grinding and their effects on the downstream processes, Journal of Materials
Research and Technology, 2020
[13]. Mishra RK, Weibel M, Müller T, Heinz H, Flatt RJ. Energy-effective
grinding of inorganic solids using organic additives. Chimia 2017;71:451–60,
http://dx.doi.org/10.2533/chimia.2017.451
[14]. Ouyang Kelian, “Evaluation of the grinding effect of alkanolamines and its
influence on alite hydration” Doctoral thesis, South China University of
Technology, China.
[15]. D. Qingyun, “The effect and analyzing method of particle characteristic to
cement performance,”2005 http://www.bettersize.com/english/E-
technology3.htm
[16]. F. Škavára, K. Kolár, J. Novotnŷ, Z. Zadák, “The effect of cement particle
distribution upon properties of pastes and mortars with low water to cement
ratio,” CemConcr Res, Vol. 11, 1981, pp. 247-255.
[17]. Yanjuan Chen, Luping Tang, Effect of a new polymer grinding aid on the
durability of cement mortar, Aalto University, Chalmers University of
Technology, The Nordic Concrete Federation 2/2015. Publication No.53, page 4
to 6
[18]. F. Sajedi, H.A. Razak, Effects of curing regimes and cement fineness on
thecompressive strength of ordinary Portland cement mortars, Constr. Build.
Mater. 25 (2011) 2036–2045
[19]. H. Binici, H. Temiz, M.M. Köse, The effect of fineness on the properties of
the blendedcements incorporating ground granulated blast furnace slag and
ground basalticpumice, Constr. Build. Mater. 21 (2007) 1122–1128.
[20]. M. Katsioti, P.E. Tsakiridis, P. Giannatos, Z. Tsibouki, J. Marinos,
Characterization ofvarious cement grinding aids and their impact on grindability
and cement performance, Constr. Build. Mater. 23 (2009) 1954–1959.
[21]. M. Katsioti, P.E. Tsakiridis, P. Giannatos, Z. Tsibouki, J. Marinos,
Characterization ofvarious cement grinding aids and their impact on grindability
and cement performance, Constr. Build. Mater. 23 (2009) 1954–1959.
[22]. E. Gartner, D. Myers, Influence of tertiary alkanolamines on Portland
cementhydration, J. Am. Ceram. Soc. 76 (1993) 1521–1530.
[23]. J. Perez, A. Nonat, S. Garrault-Gauffinet, S. Pourchet, M. Mosquet,
Influence oftriisopropanolamine on the physico-chemical and mechanical
properties of purecement pastes and mortars, Proceedings of the 11th
International Congress on theChemistry of Cement, Document Transformation
Technologies, vol. 2, The Cementand Concrete Institute of South Africa, Durban
(South Africa) 2003, pp. 454–463.
[24]. Weifeng Li, Suhua Ma, Yueyang Hu, Xiaodong Shen. 2015. The
mechanochemical process and properties of Portland cement with the addition of
new alkanolamines. College of Materials Science and Engineering, Nanjing
Tech University, Nanjing 210009, China, Key Laboratory of Materials-Oriented
Chemical Engineering, China. Powder Technology Volume 286, December
2015, Pages 750-756. doi: doi.org/10.1016/j.powtec.2015.09.024
[25]. Jin Hyok Ria, Yun Sam Paka, Kuang Song Yuna. 2020. PREPARATION
OF CEMENT GRINDING AIDS BASED ON ALUMINA COMPOUNDS.
Department of Chemistry, University of Science, Pyongyang, DPR KOREA.
Madencilik, 2020, 59(2), 123-129
[26]. Shyham R. Anandjiwala. GRINDING AIDS FOR CEMENT. 1styear
M.Tech, Construction Technology and ManagementIndian Institute of
Technology, Delhi India.
[27]. Jianyu Yang, Guanglin Li Weijun Yang, Junfeng Guan. 2022. Effect of
Polycarboxylic Grinding Aid on Cement Chemistry and Properties. College of
Civil Engineering, Changsha University of Science & Technology, Changsha
410082, China, School of Civil Engineering and Communication, North China
University of Water Resources and Electric Power, Zhengzhou 450045, China
[28]. Jihui Zhao., Dongmin Wang., Xueguang Wang., Shucong Liao., Hui Line.
2014. Effect of Grinding Aids on the Particles Characteristics of Cement and
Analysis of Action Mechanism. Advanced Materials Research Vol 936 (2014) pp
1404-1408. China University of Mining & Technology, Beijing, 100083, China.
doi: 10.4028/www.scientific.net/AMR.936.1404
[29]: Zhiqiang Xu, Research on cement hydration and hardening with different
alkanolamines, Construction and Building Materials, 2017.

[30]: X.M. Kong, Z.B. Lu, H. Liu, et al., Influence of triethanolamine on the
hydration and the strength development of cementitious systems, Mag. Concr.
Res, 2013.

[31]: J. Cheung, A. Jeknavorian, L. Roberts, et al., Impact of admixtures on the


hydration kinetics of Portland cement, Cem. Concr. Res, 2011

[32]: M. Ichikawa, M. Kanaya, S. Sano, Effect of triisopropanolamine on


hydration and strength development of cements with different character, in:
Proceedings 10th International Congress on the Chemistry of Cement,
Gothenburg (Edited by H Justnes), Sweden, 1997.

[33]: S.H.I. Caijun, L.I.U. Hui, L.I. Pingliang, et al., Effects of


Triisopropanolamine on Hydration and Microstructure of Portland Limestone
Cement, J. Chinese Ceramic Soc. 39 (10), 2011.

[34]. ZHAO Jihui, WANG Dongmin* , WANG Xueguang, LIAO Shucong,


Characteristics and Mechanism of Modifi ed Triethanolamine as Cement
Grinding Aids, Vol.30,No.1, School of Chemical and Environment Engineering,
China University of Mining & Technology, Beijing 100083, China. DOI
10.1007/s11595-015-1114-9
[35]. Zhu X, Hou H, Huang X Q, et al. Enhance Hydration Properties of Steel
Slag Using Grinding Aids by Mechanochemical Effect[J]. Constr. Build. Maters,
2012, 29(4): 476-481
[36]. Gao X J, Yang Y G, Deng H W. Utilization of Beet Molasses as a Grinding
Aid in Blended Cements[J]. Constr. Build. Mater., 2011, 25(9): 3 782-3 789
[37]. Kong X M, Lu Z B, Zhang Y R, et al. Effect of Organic Grinding Aids on
Cement Properties and the Analysis via Organic Cement Chemistry[J]. J. Chin.
Ceram. Soc., 2012, 40(1): 49-55
[38]. Ma B G, Xu Y H, Dong R Z. Infl uence of Triethanolamine on the Initial
Structure Formation and Mechanical Properties of Cement[J]. J. Build. Mater.,
2006, 9(1):6-9
[39]. Ali Allahverdi, Zeinab Babasafari, Effectiveness of Triethanolamine on
grindability and properties of portland cement in laboratory ball, Cement
Research Center, School of Chemical Engineering, Iran University of Science
and Technology, Narmak 1684613114, Tehran, Iran.
[40]. Mechanism of triethanolamine on Portland cement hydration process and
microstructure characteristics
[41]. Ramachandran V S. Hydration of Cement-role of Triethanolamine[J]. Cem.
Concr. Res., 1976, 6 (5): 623-631
[42]. Heren Z, hlmez H. The Infl uence of Ethanolamines on the Hydration and
Mechanical Properties of Portland Cement[J]. Cem.Concr. Res., 1996, 26(5):
701-705
[43]. Li X J. Effect of Grinding Aids on Adsorption Quantity of Superplasticizer
on the Surface of Cement Particles[J]. Concr., 2010(6): 71-73

You might also like