You are on page 1of 9

BÀI 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TDTT

1. Quá trình phát triển Thể dục thể thao đã trải qua bao nhiêu thời kỳ trong quá
trình hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người?
5 đó là: TDTT trong xã hội nguyên thuỷ; TDTT trong xã hội chiếm hữu nô lệ;
TDTT ở thời lỳ trung cổ; TDTT trong giai đoạn đầu của thời kỳ cận đại; TDTT sau
đại chiến Thế giới lần thứ 2
2. Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục vào thời gian nào?
26/3/1946
3. Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên được thành lập khi nào?
30/1/1946
4. Hồ chủ tịch ký sắc lệnh số 38 thành lập Nha thanh niên và Thể dục tiền thân của
Tổng cục Thể dục
thể thao ngày nay vào thời gian nào?
Ngày 27 tháng 3 năm 1946
5. Đại hội Olympic hiện đại đầu tiên được tổ chức vào năm nào?
Thế vận hội Olympic quốc tế I được tổ chức từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4
năm 1896. Chỉ có đàn ông tham gia cuộc thi. Dựa trên 10 môn thể thao
6. Đoàn Thể thao Việt Nam quay lại tham gia SEA GAMES vào năm nào?
2003
7. Những năm nào Đoàn Thể thao Việt Nam tham gia đấu trường Olympic giành
được huy chương?
2000_ VĐV Trần Hiếu Ngân_ HCB (Teakwondo); Hoàng Anh Tuấn_ HCB cử tạ
Bác Kinh 2008; Hoàng Xuân Vinh _ HCV, HCB Brasil 2016.
8. Kỳ Olympic cổ đại đầu tiên được diễn ra khoảng thế kỷ bao nhiêu? Thế kỉ 8
9. Kỳ Olympic cổ đại đầu tiên được tổ chức vào năm nào?
776 TCN, cách đây khoảng 2793 năm
10. Thế vận hội mùa đông lần đầu tiên được tổ chức vào năm nào?
là sự kiện thể thao mùa đông diễn ra năm 1924 tại Chamonix, Pháp.
11. Ai là người đã hủy bỏ Đại hội Olympic cổ đại?
Khoảng năm 394, khi Hoàng đế La Mã là Theodosius I ban Thánh chỉ cấm đoán
Đa thần giáo và công
nhận Ki-tô giaó là quốc giáo của Đế quốc La Mã, ông ta đã hủy bỏ Đại hội
Olympic cổ đại.
12. IOC tổ chức xen kẽ giữa Olympic mùa đông và Olympic mùa hè từ khi nào?
Mới đầu nó được tổ chức cùng năm với Thế vận hội mùa hè, nhưng từ năm 1994,
Thế vận hội mùa đông
và Thế vận hội mùa hè diễn ra xen kẽ nhau 2 năm/lần.
13. Người giành Huy chương vàng đầu tiên cho Đoàn thể thao Việt Nam tại 1 kỳ
thế vận hội Olympic là
ai?
Tấm huy chương vàng 10m súng ngắn hơi mà Hoàng Xuân Vinh giành được tại
Thế vận hội Mùa hè
2016 mang ý nghĩa lịch sử đối với thể thao trong nước vì đây là tấm huy chương
vàng đầu tiên của Việt
Nam tại một kỳ Thế vận hội.
14. VĐV giành nhiều huy chương vàng nhất tại 1 kỳ đại hội TDTT Đông Nam Á
(SEAGAMES) là
VĐV nào?
Nguyễn Thị Ánh Viên nhận được bao nhiêu tiền thưởng cho 25 HCV tại
SEAGAMES 30 năm 2019
15. Những kỳ Olympic mùa đông nào (năm nào) bị gián đoạn?
1940 Được trao cho Sapporo, Nhật Bản; bị hủy vì Thế chiến II
1944 Được trao cho Cortina d'Ampezzo, Ý; bị hủy vì Thế chiến II
16. Những kỳ Olympic mùa hè nào (năm nào) bị gián đoạn?
Olympic 1916
Để chuẩn bị cho Olympic Berlin 1916, Đức đã xây dựng sân vận động Deutsches
Stadion với sức chứa
30000 chỗ ngồi năm 1913.
Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn sẽ được diễn ra bình thường nếu chiến tranh thế giới
lần thứ nhất không xảy
ra năm 1914. Ban đầu, Đức cho rằng chiến tranh chỉ kéo dài đến hết năm 1914,
nhưng phải đến cuối
1918 thì cuộc chiến tàn khốc này mới chịu chấm dứt. Chính vì vậy, Olympic 1916
không thể diễn ra
Olympic năm 1940 và 1944
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bùng nổ sau khi Đức Quốc đã xâm chiếm Ba
Lan vào tháng 9/1939,
khiến cho hai sự kiện thể thao này bị hủy bỏ hoàn toàn.
Đồng thời, kết cục tương tự cũng xảy ra với Thế vận hội mùa hè 1944 ở London và
Thế vận hội mùa
đông 1944 ở Cortina d'Ampezzo, Italy.
Olympic năm 2020
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phức tạp trên thế giới vào khoảng đầu
năm 2020 nên Nhật
Bản đã tuyên bố hoãn Olympic 2020 để khắc phục. Theo ban tổ chức, thời điểm
sớm nhất có thể tổ chức
lại Thế vận hội sẽ vào mùa hè 2021.
17. Ủy ban Olympic (IOC) được thành lập vào năm nào?
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC International Olympic Committee) là một tổ chức
phi chính phủ đặt trụ
sở tại Lausanne, Thụy Sĩ. Thành lập bởi Pierre de Coubertin và Demetrios Vikelas
vào ngày 23 tháng
6 năm 1894. Ủy ban Olympic quốc tế hiện có 206 ủy ban thành viên cấp quốc gia.
18. Ý nghĩa của 5 vòng tròn trên lá cờ Olympic?
Logo Olympic có nghĩa cho sự kết nối đoàn kết của 5 vòng tròn – đại diện cho 5
châu lục
Ủy ban Olympic quốc tế đã tuyên bố rõ: “Biểu tượng của Olympic thể hiện hoạt
động của Phong trào
Olympic và đại diện cho sự đoàn kết của 5 khu vực và sự họp mặt của các vận
động viên đến từ khắp
thế giới tại các kỳ thế vận hội”.
19. Vận động viên giành nhiều Huy chương vàng nhất trong các lần tham dự
Olympic hiện đại là ai?
Michael Phelps - 23 huy chương vàng
20. Đoàn thể thao Việt Nam đã tham dự bao nhiêu kỳ thế vận hội Olympic?
Hơn 4 thập kỷ trôi qua, Thể thao Việt Nam đã tham dự 10 kỳ Olympics
21. Đoàn thể thao Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế vận hội vào năm nào?
Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế vận hội năm 1952 với tư cách Quốc gia Việt
Nam, khi đất nước Việt
Nam bị chia cắt chỉ còn lại Việt Nam Cộng hòa tranh tài từ năm 1956 cho đến năm
1972.
BÀI 2: CƠ SỞ KHOA HỌC SINH HỌC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1. 1g đường cung cấp bao nhiêu kcal năng lượng? 0,25 calo
2. Trong máu hàm lượng đường glucoza luôn ổn định ở khoảng bao nhiêu mg% ?
Chỉ số glucose máu bình thường nằm ở mức dưới 100 mg/dL khi không ăn (nhịn
ăn) trong ít nhất 8 giờ, và thấp hơn 140 mg/dL sau khi ăn 2 giờ.
Trong ngày, nồng độ đường huyết có xu hướng ở mức thấp nhất vào thời điểm
ngay trước bữa ăn. Đối với hầu hết những người không bị tiểu đường, lượng đường
trong máu trước bữa ăn dao động trong khoảng 70 - 80 mg/dL. Ở một số đối tượng
khác, glucose máu bình thường dao động từ 60 - 90 mg/dL.
3. Ở những VĐV trình độ cao khi hàm lượng đường trong máu xuống thấp đến…..
% vẫn có thể tiếp tục thi đấu ?
4. Người tập luyện TDTT thường xuyên, có thể dự trữ đường dưới dạng glucogen
ở gan và ở cơ là bao nhiêu?
Trong máu hàm lượng đường glucoza luôn ổn định ở khoảng 80 – 120mg%. Ngoài
ra cơ thể còn dự trữ đường dưới dạng glucogen ở gan và ở cơ (300g), ở VĐV có
trình độ cao dự trữ lên tới 500g. Trong các hoạt động thể lực và kéo dài hàm lượng
đường trong máu, cơ và gan có thể giảm xuống thấp đến 40mg
%.
5. 1g mỡ cung cấp bao nhiêu kcal năng lượng?
1g mỡ khi phân giải cung cấp 9,3kcal
6. 1g đạm cung cấp bao nhiêu kcal năng lượng?
thường cung cấp 10%-15% năng lượng của khẩu phần, 1g protein đốt cháy trong
cơ thể cho 4 Kcal,
7. Thành phần của hệ vận động? Gồm xương, khớp, dây chằng, cơ và thần kinh cơ.
8. Tổ chức xương cấu tạo từ thành phần nào?
Tổ chức xương cấu tạo từ các tế bào xương, các sợi keo và canxi.
9. Trong cơ thể con người có khoảng bao nhiêu cơ?
Có 3 loại: Cơ trơn, cơ vận và cơ tim
10. Trong cơ bắp của người có hỗn hợp mấy loại sợi cơ?
Trong cơ bắp của người có hỗn hợp hai loại sợi cơ.
11. Sợi cơ đỏ có khả năng hoạt động tố chất vận động nào tốt hơn?
- Sợi cơ đỏ (sợi cơ chậm) – có khả năng hoạt động sức bền tốt hơn.
12. Sợi cơ trắng có khả năng hoạt động tố chất vận động nào tốt hơn?
- Sợi cơ trắng (sợi cơ nhanh) - Có khả năng hoạt động sức mạnh và tốc độ tốt.
13. Thành phần của máu?
Máu: Lỏng, mầu đỏ, lưu thông trong hệ tuần hoàn khép kín. Máu là một mô liên
kết đặc biệt, gồm chất lỏng gọi là huyết tương và các tế bào gọi là huyết cầu. Huyết
cầu có 3 loại: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
14. Bạch cầu thực hiện chức năng chủ yếu nào?
- Bạch cầu: Chủ yếu thực hiện chức năng bảo vệ giúp cơ thể chống lại các tác nhân
gây nhiễm khuẩn và
nhiễm độc bằng quá trình thực bào và miễn dịch. Tức là tiêu diệt các chất lạ đối
với cơ thể.
15. Tiểu cầu thực hiện chức năng gì?
Nhỏ hơn hồng cầu, là những tế bào không nhân. Chúng có vai trò quan trọng trong
việc làm cho máu
đông lại.
16. Trong cơ thể, máu tuần hoàn trong hệ mạch máu, thực hiện các chức năng gì?
Trong cơ thể, máu tuần hoàn trong hệ mạch máu, thực hiện các chức năng rất quan
trọng:
1. Chức năng dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô để
cung cấp cho hoạt động
sống của tế bào.
2. Chức năng điều khiển: Trong máu có chứa các nội tiết tố và các chất khác có tác
dụng điều hòa hoạt
động của các tổ chức và cơ quan.
3. Chức năng bảo vệ nhờ quá trình thực bào và quá trình miễn dịch của các bạch
cầu.
4. Chức năng điều nhiệt: Máu làm nhiệm vụ vận chuyển nhiệt, làm cho cơ thể
không bị quá nóng và
sưởi ấm những bộ phận bị lạnh.
17. Khối lượng máu toàn phần chiếm khoảng bao nhiều % khối lượng cơ thể?
Khối lượng máu toàn phần chiếm khoảng 7 – 8% khối lượng cơ thể
18. Trong yên tĩnh bao nhiêu % máu không tuần hoàn mà chứa ở các các kho dự
trữ là gan, lá lách, da,
cơ và phổi?
Trong yên tĩnh 40 – 50% máu không tuần hoàn mà chứa ở các các kho dự trữ là
gan, lá lách, da, cơ và phổi
19. Thể tích hô hấp là gì? Là lượng không khí đi qua phổi trong một lần thở
20. Thông khí phổi là gì? Là lượng không khí đi qua phổi trong một phút.
21. Hấp thụ oxy tối đa (Vo2 – max) là gì? Khả năng hấp thụ oxy tối đa của người
không tập luyện khoảng 2 – 3.5 lít/p .Ở VĐV tập luyện, đặc biệt là các VĐV các
môn thể thao sức bền, Vo2 - max có thể lên tới 6lít/p.
22. Dung tích sống là gì? Là lượng không khí tối đa mà một người có thể thở ra
sau khi hít vào hết sức
23. Thể tích hô hấp của người bình thường là bao nhiêu? Thể tích hô hấp phụ thuộc
vào trình độ tập
luyện của mỗi người, trung bình vào khoảng 250 – 700ml.
24. Thể tích hô hấp của người thường xuyên tập luyện TDTT là bao nhiêu? Trong
hoạt động nặng thể
tích hô hấp có thể tăng lên 2 – 2.5l.
25. Cách tính năng lượng cần cho hoạt động ngày và đêm của nữ (không quá tĩnh
tại cũng như không
quá vận động như thể thao, bốc vác, cày ruộng)? một ngày cần 30 calo/1 kg trọng
lượng cơ thể đối nữ;
Như vậy: một người nữ nặng 50 kg thì một ngày cần: 50 x 30 = 1500 calo.
26. Cách tính năng lượng cần cho hoạt động ngày và đêm của nam (không quá tĩnh
tại cũng như không
quá vận động như thể thao, bốc vác, cày ruộng)?
một ngày cần đối với nam là 35 calo/1kg. Một người nam nặng 60 kg thì cần: 60 x
35 = 2100 calo/ngày
BÀI 3: PHÒNG CHỐNG CHẤN THƯƠNG TRONG TDTT
1. Có mấy nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chấn thương trong thể thao?
1. Phương pháp tiến hành giờ học không đúng, không tuân thủ các nguyên tắc tập
luyện, không quán triệt các đặc điểm giới tính, lứa tuổi của học sinh, thiếu bảo
hiểm trong khi thực hiện bài tập, không khởi động…
2. Tổ chức tập luyện không tốt. Sân bãi quá hẹp, tổ chức các nhóm tập luyện không
hợp lý, giáo viên không chú ý quản lý người tập trong giờ học.
3. Không bảo đảm các yêu cầu an toàn của trang thiết bị và sân bãi như: đường
chạy không bằng phẳng,
phòng tập tối, ẩm thấp, dụng cụ tập luyện không đúng quy định.
4. Điều kiện khí hậu thời tiết không thích hợp: mưa, gió lớn, trời quá nóng hoặc
quá lạnh.
5. Vi phạm các quy định kiểm tra y tế như phân nhóm sức khỏe không đúng, cho
tập luyện quá sớm sau khi bị ốm đau hoặc chấn thương.
6. Ý thức kỷ luật của người tập kém, vi phạm các quy định và luật thi đấu thể thao,
như có các hành vi xấu trong tập luyện và thi đấu, không chú ý khi thực hiện các
động tác…
2. Những trạng thái sinh lý và phản ứng xấu của cơ thể xảy ra trước vận động?
- Trạng thái sốt trước vận động (sốt xuất phát): Đối với một số sinh viên, trước các
buổi tập luyện và đặc biệt là trước các buổi kiểm tra, thi đấu, các biến đổi trước
vận động có thể xảy ra quá mạnh do thần kinh hưng phấn quá giới hạn bình
thường, làm ảnh hưởng đến trạng thái chức năng chung của cơ thể và
giảm sút khả năng hoạt động thể lực.
- Trạng thái thờ ơ trước vận động: Khi sự hưng phấn thần kinh quá mức trở thành
ức chế, các cơ quan không tăng mức hoạt động chức năng của mình mà lại giảm đi.
3. Những trạng thái thường xuất hiện sau vận động?
Trong tập luyện thể thao còn xuất hiện một số trạng thái bệnh lý như choáng, ngất,
giảm đường huyết, căng thẳng quá mức, viêm cơ cấp tính, say nắng…
- Hạ đường huyết và choáng do hạ đường huyết: Là hiện tượng bệnh lý có thể gặp
trong TDTT do hàm lượng đường trong máu bị giảm xuống dưới mức bình thường
tối thiểu. Hạ đường huyết hay gặp trong các hoạt động thể lực kéo dài như chạy
việt dã, bơi đường trường, đua xe đạp… Những dấu hiệu chính
của hạ đường huyết là chân tay run rẩy, vô lực, da tái, hoa mắt, mồ hôi ra nhiều,
chóng mặt, mạch đậpnhanh nhưng yếu, đồng tử giãn, cảm giác đói cồn cào, tri giác
giảm sút, độngtác rối loạn, trong các trường hợp nặng còn có thể ra mồ hôi lạnh,
mất các phản xạ và co giật, huyết áp hạ.
4. Hiện tượng hạ đường huyết xảy ra khi hàm lượng đường giảm xuống bao nhiêu?
Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, dưới
3,9 mmol/l (<70mg/dl) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động, gây
nên các rối loạn cho cơ thể.
5. Biện pháp quan trọng trong sơ cứu chấn thương chảy máu là gì?
Biện pháp quan trọng trong sơ cứu chấn thương là “cầm máu”. Khi có máu chảy
nhiều từ các động mạch có thể cầm máu bằng cách ấn đè lên động mạch phía trên
vết thương hoặc co gấp khớp nếu máu chảy ở tứ chi và quấn garô cầm máu.Đối với
các vết thương máu chảy ít thành từng giọt thì chỉ cần băng chặt vết thương bằng
băng vô trùng,sau đó nâng cao bộ phận bị thương lên là đủ để làm cho máu ngừng
chảy.
6. Khi bị sai khớp thì phải làm gì đầu tiên?
Trong các trường hợp này cần chườm lạnh và cố định chỗ bị thương rồi nhanh
chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế. Không được tự ý phục hồi lại khớp cho nạn
nhân, chỉ có bác sỹ mới có quyền làm. Trongnhững giờ đầu tiên sau khi bị sai
khớp, phục hồi khớp tiến hành rất dễ dàng và nhanh. Nếu để quá lâu
phục hồi khớp phải làm bằng phẫu thuật.
7. Khi bị ngạt nước sau khoảng thời gian bao lâu thì trung tâm hô hấp bị liệt?
Khi bị ngạt nước không khí vào đường phổi, do đó sau 2 – 3 phút trung tâm hô hấp
bị liệt
8. Khi bị ngạt nước sau khoảng thời gian bao lâu tim ngừng đập?
và sau 12 – 15 phút hoạt động của tim sẽ ngường lại.
9. Đối với người đuối nước sau khi được cứu đưa lên bờ, trước tiên nên nhanh
chóng làm gì?
sau đó dốc ngược nạn nhân để đầu thấp hơn lồng ngực. Mũi mồm nạn nhân phải
được lau sạch đờm dãi,đất cát, rong rêu… và khẩn trương đè vào lồng ngực và đẩy
hết nước trong phổi ra. Cuối cùng cần để nạn nhân nằm nơi bằng phẳng, cởi bỏ
những thứ có thể làm cản trở tuần hoàn và hô hấp trong người họ và tiến hành làm
hô hấp nhân tạo. Nếu tim nạn nhân đã ngừng đập cần phải đồng thời xoa bóp tim.
Nếu lưỡi của nạn nhân tụt vào trong mồn thì cần phải kéo và giữ lưỡi trong khi làm
hô hấp nhân tạo.
10. Sau khi sơ cứu cho VĐV bị chấn thương nặng xong cần phải làm gì?
Khi VĐV hoặc nạn nhân bị thương cần tuân thủ các bước sơ cấp cứu sau: Cầm
máu, băng bó, giảm đau,vận chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa.
11. Hiện tượng choáng trọng lực có thể xảy ra khi nào? Trong hoạt động thể lực,
lượng máu tuần hoàn rất lớn được bơm về tim do sự co bóp của cơ bắp. Đôi khi do
dừng lại đột ngột sau lúc chạy tương đối nhanh, sự co bóp của cơ thể đẩy máu về
tim bị gián đoạn làm cho não sẽ bị thiếu máu, do máu tụ lại ở
chi dưới nhiều. Sự thiếu máu não có thể làm mặt tái, chóng mặt, buồn nôn, mạch
chậm và yếu, chân taybủn rủn và ngất
12. Hiện tượng chuột rút trong và sau tập luyện TT là do?
Hiện tượng chuột rút thường gặp nhất là do khởi động không kỹ trước khi tập
luyện, khiến cơ dễ bị co rút. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những động
tác ít được tập luyện;Vận động mạnh và quá sức làm ứ đọng axit lactic trong cơ,
khiến cơ mau mệt và kích thích thần kinh tủy sống, gây co rút cơ liên tục;Vào ban
ngày nếu như bạn vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương.
Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp
bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút.
BÀI 4: VỆ SINH TẬP LUYỆN TDTT
1. Vệ sinh cá nhân bao gồm: Vệ sinh cá nhân bao gồm việc sắp xếp hợp lý thời
gian biểu hàng ngày, vệ sinh thân thể, vệ sinh trang phục.
2. Khả năng hoạt động thể lực thể hiện kém nhất từ?
khả năng hoạt động thể lực thể hiện kém nhất từ 2 – 5h và từ 12 – 14h
3. Hoạt động thể lực thể hiện mạnh nhất từ: mạnh nhất từ 8 – 12h và từ 14 – 17h
hàng ngày
4. Có mấy nguyên tắc khi lập thời gian biểu hàng ngày?
Song các nguyên tắc vệ sinh cơ bản của thời gian biểu hàng ngày phải được đảm
bảo đầy đủ. Đó là
những nguyên tắc sau:
- Hàng ngày ngủ dậy vào một thời điểm nhất định.
- Có tập thể dục buổi sáng và làm vệ sinh thân thể.
- Ăn vào một giờ nhất định, không ít hơn 3 bữa một ngày.
- Ở ngoài trời tối thiểu 2h một ngày.
- Học tập, làm việc hàng ngày vào những giờ nhất định.
- Tập luyện TDTT hợp lý ít nhất 2 lần một tuần, mỗi lần 2h.
- Hàng ngày ngủ từ 6 – 8h. Đi ngủ vào một giờ nhất định.
5. Người trưởng thành mỗi ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng?
Thanh niên và người trưởng thành (18-64 tuổi) cần ngủ 7 - 9h/ngày
6. Nên ăn trước khi tập luyện bao nhiêu lâu?
Ăn trước khi tập luyện ít nhất là 2h và sau tập luyện là 30 – 40 phút.
7. Nên ăn sau khi tập luyện bao nhiêu lâu?
Những người tập luyện với cường độ cao, trong thời gian dài sẽ tiêu hao lượng
calo lớn. Để giúp cơ thể tránh được mệt mỏi bạn cần bổ sung thức ăn vào cơ thể
trong khoảng 1 giờ sau khi tập. Tuy nhiên, bạn cần chia thức ăn ra làm nhiều bữa
nhỏ, cách 1 giờ ăn 1 lần để đảm bảo sức khỏe và vóc dáng tốt nhất. Nếu bạn tập thể
dục trong thời gian ngắn, cường độ thấp bạn có thể ăn ngay sau tập khoảng 20 phút
đến 30 phút.
8. Nhu cầu một người cần khoảng …………..nước mỗi ngày?
Nhu cầu của người khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
9. Da có mấy chức năng? Da là cơ quan phức tạp và quan trọng của cơ thể, đảm
nhiệm nhiều chức năng như bảo vệ môi trường bên trong cơ thể, bài tiết các sản
phẩm trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt.
10. Không nên xoa bóp trong những trường hợp nào?
Không xoa bóp khi bị sốt cao, khi có bệnh viêm nhiễm đang tiến triển, khi chảy
máu hay đe dọa chảy máu, khi có bệnh ngoài da, khi mệt mỏi quá sức, say rượu.
11. Trang phục thể thao đạt chuẩn phải đáp ứng được những yêu cầu?
Nó phải nhẹ và không cản trở hoạt động của cơ thể, thoáng khí và thấm mồ hôi tốt.
Trang phục tập luyện thể thao chỉ nên sử dụng trong tập luyện và thi đấu, chúng
phải sạch sẽ và đẹp, có mầu sắc phù hợp.
12. Khi xoa bóp chậm, đều, nhẹ nhàng sẽ có tác dụng gì?
Khi xoa bóp chậm, đều, nhẹ nhàng sẽ có tác dụng an thần, thư giãn, thả lỏng hồi
phục sau tập luyện.
13. Khi xoa bóp với thao tác mạnh nhanh, sâu thì có tác dụng gì?
Nếu xoa bóp với thao tác mạnh nhanh, sâu thì có tác dụng gây hưng phấn cho cơ,
thường sử dụng trước khi bước vào tập luyện và thi đấu
14. Các động tác kỹ thuật xoa bóp cần phải được tiến hành theo một trình tự nhất
định như thế nào Các động tác kỹ thuật xoa bóp cần phải được tiến hành theo một
trình tự nhất định từ nhẹ đến mạnh về nhẹ kết thúc

You might also like