You are on page 1of 173

KHỞI SỰ KINH DOANH

ENTREPRENEURSHIP

BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH


BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

CHƯƠNG 1

NHẬN THỨC VỀ KINH DOANH VÀ


KHỞI SỰ KINH DOANH
TÀI LIỆU HỌC TẬP
• Trần Văn Trang (2017), Cẩm nang hiểu biết về kinh
doanh, NXB Thanh niên, VCCI.
• Nguyễn Ngọc Huyền (2016), Giáo trình khởi sự kinh
doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG

• Bạn muốn làm chủ doanh nghiệp?


• Bạn muốn kinh doanh một loại sản phẩm/dịch vụ nào đó?
• Bạn hiểu kinh doanh là làm gì?
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1

➢ Hiểu được các khái niệm chính về kinh doanh, khởi sự


kinh doanh và các yếu tố của quá trình khởi sự kinh
doanh;
➢ Phân tích được các lý thuyết khác nhau về khởi sự kinh
doanh và vận dụng được các lý thuyết này vào việc
nghiên cứu và phân tích các tình huống khởi sự kinh
doanh ở Việt Nam;
➢ Nhận thức được các đặc điểm về môi trường khởi sự
kinh doanh và các chính sách hỗ trợ khởi sự kinh doanh
hiện nay ở Việt Nam.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1.1 Khái quát về kinh doanh

1.2 Khởi sự kinh doanh

1.3 Môi trường khởi sự kinh doanh


1.1 Khái quát về kinh doanh

1.1.1 Khái niệm


1.1.2 Các loại hình kinh doanh
1.1.3 Các yếu tố đảm bảo kinh doanh thành công
1.1.1. Khái niệm kinh doanh
Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990.
• Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:
1) Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp
2) Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập.
3) Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì để thực hiện hoạt động kinh doanh, các
chủ thể phải tiến hành đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là
cơ quan đăng kí kinh doanh
1.1.1. Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện liên
tục một, một số hoặc tất cả công
đoạn của quá trình từ đầu tư, từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích tìm kiếm
lợi nhuận.

Điều 4, khoản 21- Luật Doanh


nghiệp 2020
1.1.1. Khái niệm kinh doanh
* Kinh doanh là hoạt động được một hoặc một nhóm người thực hiện với
mục đích chính là tạo ra lợi nhuận.
→Thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư
(Sản xuất → Tiêu thụ)
• Hoặc: Kinh doanh là các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung
ứng dịch vụ do các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập,
thường vì mục đích tạo ra lợi nhuận.
• Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
1.1.2. Các loại hình kinh doanh
Các loại hình kinh doanh

Kinh doanh sản xuất

Kinh doanh dịch vụ

Kinh doanh thương mại


Kinh doanh sản xuất

❑ Kinh doanh sản xuất là tạo ra vật phẩm để bán cho đại lý
hoặc bán trực tiếp cho khách hàng nhằm thu lợi nhuận.
Kinh doanh dịch vụ
❖ Kinh doanh dịch vụ là sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ
đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi
nhuận
❖ Hoạt động kinh doanh dịch vụ: khách sạn, nhà hàng, tư vấn,
giáo dục, hạ tầng, vận tải...
→ Khu vực sản xuất phi vật chất
→ Bao gồm cả yếu tố vật chất và phi vật chất
→ Cung ứng và tiêu thụ đồng thời.
→ Về bản chất, kinh doanh thương mại cũng là kinh doanh dịch
vụ
Kinh doanh thương mại
❑ Kinh doanh thương mại là mua hàng hóa từ người bán buôn
hoặc người sản xuất và bán lại cho khách hàng hoặc những
người kinh doanh khác.
❑ Kinh doanh thương mại gồm:
– Bán buôn
– Bán lẻ
1.1.3. Các yếu tố đảm bảo kinh doanh
thành công
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
- Địa điểm đẹp và tiện lợi - Cung cấp dịch vụ đúng lúc
- Chủng loại hàng đa dạng, phong phú - Chất lượng dịch vụ cao và ổn định
- Giá cả phải chăng - Dịch vụ nhanh, trọn gói
- Người bán hiểu biết, ân cần, chu đáo - Giá dịch vụ phải chăng
- Lượng hàng lưu kho hợp lý - Dịch vụ sau bán hàng
- Tôn trọng khách hàng - Giữ chữ tín đối với khách hàng

SẢN XUẤT
- Chất lượng sản phẩm tốt
- Năng suất cao
- Bố trí nhà xưởng hợp lý
- Cung cấp nguyên vật liệu hiệu quả
- Kiểm soát tốt chi phí, ít thất thoát
- Làm hài lòng khách hàng
1.2 Khởi sự kinh doanh
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Các đặc điểm của khởi sự kinh doanh
1.2.3 Quá trình khởi sự kinh doanh
1.2.4 Các hình thức khởi sự kinh doanh
1.2.1. Khái niệm khởi sự kinh doanh (1/2)
Các quan điểm về Khởi sự kinh doanh
o Stevenson & Jarillo (1990), Timmons (1994) “Khởi sự kinh doanh là quá trình mà
các cá nhân theo đuổi và nắm bắt các cơ hội kinh doanh, bất chấp các nguồn lực
hiện có”.
o Gartner (1995) và Verstraete (2002), “Khởi sự kinh doanh là một quá trình theo đó
các cá nhân – người khởi nghiệp thúc đẩy hình thành một tổ chức kinh doanh mới”.
o Fred Wilson (trích dẫn trong Barringer, 2012): “Khởi sự kinh doanh là nghệ thuật
biến ý tưởng thành một hoạt động kinh doanh”.
o Hay Khởi sự kinh doanh được hiểu như là một “quá trình tạo ra giá trị” (Bruyart,
1993) hoặc “qúa trình đổi mới sáng tạo” (Drucker, 1985).
1.2.1. Khái niệm khởi sự kinh doanh (2/2)
Là một quá trình Bắt đầu từ một ý Có một thực thể Hoạt động KSKD trong
bắt đầu từ một cá tưởng hoặc một dự kinh doanh hoặc thực tế có thể gắn
án kinh doanh.
nhân hoặc một doanh nghiệp được với thành lập doanh
nhóm cá nhân. Họ cũng có thể bắt hình thành. nghiệp mới; mua lại
đầu từ việc nắm bắt doanh nghiệp hoặc
cơ hội kinh doanh
nhượng quyền.
hoặc cơ hội kinh
doanh được hình
thành cùng với quá
trình khởi nghiệp
của họ.
1.2.2. Các đặc điểm của khởi sự kinh doanh

• Huy động nguồn lực


• Tạo ra giá trị
• Sáng tạo
(Trong một điều kiện thiếu chắc chắn cao độ)
Khởi sự kinh doanh với việc huy động nguồn lực

• Tiền bạc

• Con người
Khởi sự kinh doanh và tạo ra giá trị
❑ Đề xuất giá trị: Giá trị mà
DN muốn trao cho khách
hàng và khách hàng vui vẻ
trả tiền cho DN vì điều đó.

❑ Khi khách hàng bỏ tiền ra


mua sản phẩm/ dịch vụ của
bạn, họ nhận được gì?
Khởi sự kinh doanh và sáng tạo

Muốn khởi nghiệp và phát


triển công việc kinh doanh
thì phải đổi mới và sáng
tạo?
1.2.3. Quá trình khởi sự kinh doanh
DN tiềm
năng
- Nhận thức
về cơ hội KD Làm chủ,
- Khả năng Khởi sự kinh Quản lý, sở hữu quản lý doanh
Ý định khởi
- Nhìn nhận doanh doanh nghiệp mới nghiệp ổn
sự
về nghề DN (dưới 3 tháng) (dưới 3,5 năm) định
- Truyền (trên 3,5 năm)
thông KN
- Nhận thức
về tính khả thi

Nguồn: Vẽ và điều chỉnh theo Reynolds (2003)


(GEM)
1.2.4. Các hình thức khởi sự kinh doanh

❑ Thành lập cơ sở kinh doanh/ doanh nghiệp mới.

❑ Mua lại cơ sở/ doanh nghiệp đang hoạt động.

❑ Làm đại lý nhượng quyền cho công ty khác.


1.3. Môi trường khởi sự kinh doanh

1.3.1 Bối cảnh khởi sự kinh doanh ở Việt Nam

1.3.2 Hệ sinh thái khởi sự kinh doanh


1.3.1. Bối cảnh khởi sự kinh doanh ở Việt Nam

2016 - nay
• 2016 là năm "quốc gia
khởi nghiệp"
2006 - 2015 • Ban hành Nghị quyết 35
• Luật DN 2005 không phân và Đề án hỗ trợ hệ sinh
biệt giữa DNTN và DNNN thái khởi nghiệp
2000 - 2005 • 2006, gia nhập WTO
• Từ 1/1/2000 người dân • Luật DN 2014 có hiệu lực,
muốn KSKD thì chỉ cần tạo môi trường khởi
1990 - 1999 đăng ký kinh doanh nghiệp thuận lợi
• Hiến pháp 1992 thừa • 2003 bãi bỏ khoảng 500
nhận "Công dân có quyền loại giấy phép
tự do kinh doanh theo • Số lượng DN tăng đột
pháp luật" biến (gần 150.000 DN)
• 1991-1999 có 45.000 DN
đăng ký thành lập
Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới
ở Việt Nam
Số lượng DN thành lập 2010 – 2020
160000
138100

140000
126859
134900
120000 131275

110100
94754
100000 90000
76995
77000
80000

74842
60000
69874

40000

20000

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1.3.2 Hệ sinh thái khởi sự kinh doanh

Tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) định nghĩa hệ sinh thái
khởi nghiệp là "một hệ thống các trụ cột liên quan lẫn nhau tác động
đến khả năng của các chủ doanh nghiệp trong việc tạo ra và mở
rộng hoạt động đầu tư mạo hiểm một cách bền vững".
Thị trường

Các công ty hay Nguồn


nguồn lực hỗ trợ nhân lực
về mảng IT

Văn hóa Nguồn vốn và


quốc gia tài chính
HSTKSKD

Hệ thống hỗ trợ
Giáo dục và
KN (Mentor,
đào tạo
advisiors)

Khung
Các trường
pháp lý và
đại học và học
cơ sở hạ
viện
tầng
Tổng kết bài học
❑ Kinh doanh (business) là một hoạt động được một hoặc một nhóm
người thực hiện với mục đích chính là tạo ra lợi nhuận.
❑ Khởi sự kinh doanh (entrepreneurship) là quá trình gồm 3 giai đoạn
hình thành ý định khởi sự, khởi sự kinh doanh và làm chủ hoạt động
kinh doanh mới (3-5 năm).
❑ 3 phương thức khởi sự là thành lập doanh nghiệp, mua lại hoặc
nhượng quyền.
❑ Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực xây dựng hệ sinh thái để hỗ trợ
cho hoạt động khởi sự doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động khởi sự
kinh doanh của người trẻ.
Câu hỏi ôn tập
1. Kinh doanh là gì? Trình bày các loại hình kinh doanh và các yếu tố đảm
bảo kinh doanh thành công? Lấy ví dụ minh họa?
2. Khởi sự kinh doanh là gì? Nêu các đặc điểm của khởi sự kinh doanh?
Anh (Chị) hãy lấy một ví dụ minh họa về một mô hình khởi sự kinh doanh
thành công trên thực tế?
3. Trình bày các nội dung cơ bản của quá trình khởi sự kinh doanh? Lấy ví
dụ minh họa cho một giai đoạn trong quá trình?
4. Trình bày các hình thức khởi sự kinh doanh? Nếu anh (chị) là cá nhân
khởi sự kinh doanh, anh (chị) sẽ lựa chọn hình thức nào? Vì sao?
5. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khởi sự kinh doanh ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA BẢN THÂN


VỚI LỰA CHỌN KHỞI SỰ KINH DOANH
MỤC TIÊU CHƯƠNG 2

➢ Hiểu và vận dụng được cơ sở lựa chọn nghề nghiệp trong


quá trình định hướng công việc kinh doanh của bản thân;
➢ Xác định được những ưu điểm và vấn đề đặt ra khi khởi sự
kinh doanh và các yêu cầu đối với chủ doanh nghiệp;
➢ Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân qua đó phát
triển được các lợi thế và giảm bớt các hạn chế của cá nhân để
chuẩn bị trở thành người chủ của doanh nghiệp;
➢ Vận dụng được một số mô hình đánh giá bản thân trong vai trò là
cá nhân khi quyết định khởi nghiệp nhằm đánh giá sự phù hợp của
bản thân với lựa chọn khởi sự kinh doanh.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
• Trần Văn Trang (2017), Cẩm nang hiểu biết về kinh
doanh, NXB Thanh niên, VCCI.
• Nguyễn Ngọc Huyền (2016), Giáo trình khởi sự kinh
doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
NỘI DUNG CHƯƠNG 2

2.1 Lựa chọn khởi sự kinh doanh


2.2 Đánh giá bản thân trong vai trò là cá nhân khởi
nghiệp
KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG
✓Một người như thế nào thì phù hợp với công việc kinh
doanh và liệu mình có phù hợp không?
✓Làm chủ doanh nghiệp thì có lợi điểm và hạn chế gì so
với làm công ăn lương?
✓Liệu mình có cơ hội để khởi nghiệp thành công trong bối
cảnh hiện nay hay không?
2.1. Lựa chọn khởi sự kinh doanh

2.1.1 Cơ sở lựa chọn nghề nghiệp

2.1.2 Những lợi điểm và vấn đề đặt ra khi khởi sự kinh


doanh

2.1.3 Các yêu cầu đối với doanh nhân/chủ doanh nghiệp
2.1.1. Cơ sở lựa chọn nghề nghiệp

Năng lực

Sở thích và Cơ hội nghề


tính cách nghiệp

Dự án
nghề
nghiệp
2.1.1. Cơ sở lựa
chọn nghề SỞ THÍCH VÀ TÍNH CÁCH
nghiệp • Tốt nhất là bạn nên làm thứ mà bạn yêu thích và
đam mê.
• Vì chỉ khi bạn dồn hết mọi tâm huyết và năng lượng
vào việc bạn làm, bạn mới gặt hái được thành quả.
2.1.1. Cơ sở lựa chọn nghề nghiệp
NĂNG LỰC
• Bạn có phẩm chất và kỹ năng phù hợp để
thực hiện công việc mình chọn không và
bạn có thể học hỏi để phát triển khả năng
phù hợp?
• Tốt nhất bạn nên chọn cái gì mình có thể
làm tốt nhất để đạt hiệu suất.
• Khả năng bao gồm trí tuệ, văn hóa, thể
chất, quan hệ giao tiếp.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
○ Bạn yêu thích và có khả năng thực hiện công việc mình lựa chọn.
Nhưng bạn có cơ hội để lựa chọn công việc đó hay không?
○ Công việc có “hợp thời”, có đảm bảo thu nhập và đem lại những giá trị
mà bạn muốn hay không?
2.1.1. Cơ sở lựa
chọn nghề
nghiệp
Nhu cầu xã
Thu nhập
hội

Giá trị nghề


nghiệp
2.1.2. Lợi điểm và các vấn đề đặt ra khi khởi sự kinh
doanh

LỢI ĐIỂM VẤN ĐỀ ĐẶT RA

- Độc lập - Thu nhập không chắc chắn


- Tự kiểm soát cuộc sống - Rủi ro về khoản tiền đầu tư
- Sự thoả mãn cá nhân - Làm việc nhiều, ít có thời gian nghỉ ngơi, thời
- Lợi nhuận gian dành cho gia đình, bạn bè…
- Áp lực công việc cao
- Trách nhiệm toàn diện
2.1.3. Các yêu cầu đối với doanh nhân
• Tố chất và điều kiện cá nhân
• Kiến thức, kỹ năng
• Ý thức trách nhiệm với môi trường và cộng đồng
2.2. Đánh giá bản thân trong vai trò là
cá nhân khởi nghiệp
2.2.1. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

2.2.2. Đánh giá bản thân dựa vào mô hình PEC (Personal
Entrepreneurial Competencies)

2.2.3. Cải thiện bản thân để khởi sự kinh doanh


2.2.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
➢ Một số yếu tố đánh giá
➢ Định hướng mục tiêu
➢ Ra quyết định
➢ Đam mê
➢ Khả năng chịu đựng căng thẳng
➢ Hỗ trợ của mọi người xung quanh
➢ Tình hình tài chính
➢ Chấp nhận rủi ro
➢ Các kỹ năng quản lý doanh nghiệp
➢ Cam kết với cộng đồng
2.2.2. Đánh giá năng lực cá nhân về khởi
nghiệp theo mô hình PEC
Nhóm năng lực thành Nhóm năng lực lập kế Nhóm năng lực về quyền
đạt hoạch lực

▪ Tìm kiếm cơ hội; ▪ Thiết lập mục tiêu; ▪ Biết thuyết phục;
▪ Tính kiên định; ▪ Tính hệ thống trong lập ▪ Tạo dựng mối quan hệ và
▪ Cam kết với công việc; kế hoạch và quản lý; tự tin.
▪ Chấp nhận rủi ro; ▪ Năng lực tìm kiếm thông
▪ Đòi hỏi cao về chất tin.
lượng và hiệu quả.

46
2.2.3. Cải thiện bản thân để khởi sự
kinh doanh

Tham gia Học hỏi từ


những Tìm người
khóa đào cùng hợp
tạo và tự người chủ
DN tác
học
Tổng kết bài học
❑ Để khởi sự kinh doanh thành công thì bản thân người
khởi nghiệp phải có những cơ sở để lựa chọn nghề
nghiệp. Cơ sở này có thể do sở thích và tính cách cá
nhân, năng lực cá nhân hay cơ hội nghề nghiệp.
❑ Một vấn đề cũng rất quan trọng đối với người khởi
nghiệp đó là cần phải biết đánh giá bản thân và cải thiện
bản thân trong vai trò là chủ doanh nghiệp.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày cơ sở lựa chọn nghề nghiệp của một cá nhân? Lấy ví dụ minh
họa?
2. Phân tích những lợi điểm và vấn đề đặt ra khi khởi sự kinh doanh? Anh
(chị) hãy vận dụng để phân tích vào một cá nhân khởi sự kinh doanh trên
thực tế?
3. Trình bày nội dung đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân? Anh
(Chị) tự đánh giá mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào?
4. Trình bày nội dung đánh giá năng lực cá nhân theo mô hình PEC? Lấy ví
dụ minh họa?
5. Để trở thành người chủ doanh nghiệp, cá nhân khởi sự kinh doanh cần
chuẩn bị những yếu tố gì? Anh (chị) hãy liên hệ thực tế với bản thân mình?
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

CHƯƠNG 3

XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH


MỤC TIÊU CHƯƠNG 3

➢ Nhận thức được thế nào là một ý tưởng kinh doanh tốt, sự
khác nhau giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh;
➢ Vận dụng được các phương pháp xác định cơ hội kinh
doanh;
➢ Vận dụng được các kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng kinh doanh;
➢ Sử dụng được các kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn ý tưởng
kinh doanh phù hợp.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
• Trần Văn Trang (2017), Cẩm nang hiểu biết về kinh
doanh, NXB Thanh niên, VCCI.
• Nguyễn Ngọc Huyền (2016), Giáo trình khởi sự kinh
doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
• Baringer, Bruce R. (2016), Entrepreneurship , NXB
Pearson
NỘI DUNG CHƯƠNG 3

3.1 Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh

3.2 Đánh giá ý tưởng kinh doanh

3.3 Nghiên cứu một số ý tưởng kinh doanh thực tế


KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG

• Bạn hiểu ý tưởng kinh doanh là gì?


• Làm thế nào để nhận biết đó là một ý tưởng kinh doanh
tiềm năng?
• Bạn sẽ cần phải làm gì để tìm kiếm một ý tưởng kinh
doanh cho bản thân?
3.1. TÌM KIẾM Ý TƯỞNG KINH DOANH

3.1.1. Khái quát về ý tưởng kinh doanh

3.1.2. Các phương pháp xác định ý tưởng kinh doanh

3.1.3. Kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng kinh doanh


3.1.1. Khái quát về ý tưởng kinh doanh
• Khái niệm
Ý tưởng kinh doanh (business idea) là một phác thảo ngắn gọn về
hoạt động kinh doanh dự kiến.

Đáp ứng
nhu câu

Sản Bản mô
Khách
phẩm/ tả ý hàng
Dịch vụ tưởng KD

Cách
thức bán
SP/DV
3.1.1. Khái quát về ý tưởng kinh doanh
Phân biệt ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh
Cơ hội kinh doanh Ý tưởng kinh doanh

- Gắn với thị trường - Gắn với doanh nhân (người


khởi sự)
- Có thể là điểm khởi đầu cho - Có thể đơn giản là một suy
quyết định khởi sự kinh nghĩ, cảm nhận hoặc khái
doanh hoặc được người khởi niệm ban đầu về hoạt động
sự phát hiện ra trong quá kinh doanh mà họ sẽ theo
trình nỗ lực khởi sự đuổi
3.1.1. Khái quát về ý tưởng kinh doanh
Thế nào là một ý tưởng kinh doanh tốt?

Có nhu cầu
thị trường

Ý tưởng kinh
doanh tốt

Có khả năng
và nguồn lực
để tận dụng
3.1.2. Các phương pháp xác định ý tưởng
kinh doanh

Quan sát Giải quyết Tìm khoảng trống


xu hướng vấn đề thị trường
3.1.2. Các phương pháp xác định ý tưởng
kinh doanh
Quan sát xu hướng
• Các xu hướng tiêu dùng mới
• Những thay đổi gần đây đem tới những thói quen sinh hoạt,
cách sống và nhu cầu mới.
→Vấn đề đang nhận được sự quan tâm của dư luận và khách
hàng
→Thường chưa có nhiều nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
→Tạo cơ hội cho những người đang tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp
3.1.2. Các phương pháp xác định ý tưởng
kinh doanh
Giải quyết vấn đề
• Các vấn đề đang đặt ra đối với khách hàng hiện nay
- Khách hàng đã tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để giải
quyết vấn đề của họ hay chưa.
- Vấn đề đang xem xét có phải vấn đề của nhiều người hay không?
• Có nhiều cách để phát hiện vấn đề:
- Xem xét các vấn đề mà chính bạn gặp với tư cách là khách hàng
- Xem xét những khó khăn trong công việc ở các tổ chức, cơ quan, doanh
nghiệp
- Xem xét các vấn đề mà người khác gặp phải
3.1.2. Các phương pháp xác định ý tưởng
kinh doanh

Tìm kiếm khoảng trống thị trường


• Có thể là những gì còn thiếu trong cộng đồng nơi chúng ta
sinh sống và làm việc.
• Những “kẽ hở thị trường”, tức nhu cầu của những nhóm
nhỏ KH chưa được đáp ứng.
• Khoảng cách giữa mức chất lượng SP, DV được cung cấp
hiện nay so với mức yêu cầu hay kỳ vọng của KH
3.1.3. Kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng kinh doanh

• Học hỏi từ kinh nghiệm bản thân


• Khảo sát kinh nghiệm của người khởi nghiệp
• Khảo sát thực tế
• Khảo sát môi trường địa phương
• Brainstorming
• Tìm kiếm từ các nguồn thông tin đại chúng
Học hỏi từ kinh nghiệm bản thân
Khảo sát kinh nghiệm của người khởi nghiệp
MẪU PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG KINH DOANH
Học hỏi từ chủ doanh nghiệp thành công

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………


Sản phẩm/dịch vụ cung cấp: …………………………………………………....……
Khách hàng chính: …………………………………………………....………………
Khi nào và tại sao người chủ bắt đầu khởi nghiệp?
…………………………………………………....………………………………………
Tại sao chủ doanh nghiệp nghĩ rằng đó là một ý tưởng tốt để bắt đầu kinh doanh?
…………………………………………………....………………………………………
Chủ doanh nghiệp đã khám phá ra nhu cầu của khách hàng như thế nào?
…………………………………………………....………………………………………
Những điểm mạnh hoặc tài sản nào người chủ sử dụng để bắt đầu kinh doanh (kinh nghiệm trước đây, quá trình đào
tạo, nền tảng gia đình, các mối quan hệ, sở thích)
…………………………………………………....………………………………………
Chủ doanh nghiệp đối mặt với vấn đề gì khởi sự kinh doanh?
…………………………………………………....………………………………………
Sản phẩm, dịch vụ có thay đổi theo thời gian?
…………………………………………………....………………………………………
Tác động của doanh nghiệp đến môi trường tự nhiên và cộng đồng?
…………………………………………………....………………………………………
Ghi chú (nếu có):
…………………………………………………....………………………………………
Khảo sát thực tế
Về ăn uống Về trang trí nội thất Về thời trang

– 5 cửa hàng bánh - 1 nhà máy sản xuất đồ gỗ – 12 thợ may


– 12 cửa hàng thực phẩm – 3 cửa hàng đồ gỗ – 5 cửa hàng quần áo nữ
– 1 cửa hàng đồ trang trí thủ
– 3 nhà hàng – 2 cửa hàng đồ bầu
công
– 5 quán cà phê – 2 phòng trưng bày nhỏ – 7 cửa hàng giày và túi xách
– 8 gian bán thức ăn đường phố – 4 cửa hàng đồ nội thất bán – 4 cửa hàng quần áo trẻ em
đèn, tranh, giấy dán tường,
khung tranh, sản phẩm trang trí
– 6 cửa hàng bán đồ uống – 3 cửa hàng quà tặng – 2 cửa hàng quần áo nam

- 2 dịch vụ ăn uống cung cấp – 2 cửa hàng quần áo truyền


dịch vụ tại địa điểm của khách thống
hàng
Khảo sát môi trường địa phương

Nguồn lực tự Đặc điểm Kinh doanh Sản xuất thay


nhiên và kỹ năng từ phế thải thế nhập khẩu
của người
dân địa
phương
Động não
Thương mại
Sản xuất Cửa hàng bán áo
Trồng Bông Bán online
SX vải, chỉ Cung cấp cho công ty,
Nhuộm trường học
May áo

Tái chế, tái sử dụng


Cửa hàng quần áo cũ
Thu mua vải vụn

Dịch vụ Gián tiếp


Giặt là Thiết kế biểu ngữ
In, thêu tên lên áo Làm gối từ các loại
vải
Tìm kiếm từ các nguồn thông tin đại chúng

Internet Hội chợ


và báo triển
chí lãm
3.2. ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG KINH DOANH

3.2.1 Nghiên
3.2.2 Phân tích
cứu khả thi ý
SWOT ý tưởng
tưởng kinh
kinh doanh
doanh
3.2.1.Nghiên cứu khả thi ý tưởng kinh doanh

Các thông tin cần thu thập


• Nhu cầu nào?
• Cái gì?
• Ai?
• Như thế nào?
• Câu hỏi quan trọng khác
3.2.1.Nghiên cứu khả thi ý tưởng kinh doanh

Nghiên cứu thực địa


Chúng ta có thể phỏng vấn và trao đổi với 4 nhóm người
quan trọng dưới đây:
• Khách hàng tiềm năng
• Các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp
• Các tổ chức tài chính
• Các chuyên gia và người hiểu biết thông tin
3.2.2. Phân tích SWOT ý tưởng kinh doanh
Phân tích SWOT ý tưởng kinh doanh
YẾU TỐ NỘI TẠI DOANH NGHIỆP

- DN có những thế mạnh gì so với những đối - DN có nhược điểm gì làm chúng ta kém cạnh
thủ khác? tranh, yếu thế hơn đối thủ?
- Cái gì chỉ chúng ta có thể làm, mà đối thủ - Đối thủ làm gì tốt hơn chúng ta? Cái gì họ có
không thể làm tốt bằng? mà chúng ta không theo kịp?
- Tiềm lực/tài nguyên/lợi thế về chi phí sản xuất - Điều gì làm NTD không mua sp của DN?
hay nguồn đầu tư mà DN có?
- Điều gì làm NTD phải mua sp của DN?

- Các yếu tố môi trường nào tạo thuận lợi/ hỗ trợ - Các yếu tố môi trường nào cản trở/ đe dọa
cho DN? business của DN?
- Các xu hướng nào chúng ta có thể tranh thủ/ - Các xu hướng nào chúng ta cần đề phòng / theo
tận dụng? dõi?
(thường từ môi trường ngành và vĩ mô) - Tác động xấu đến DN mình

YẾU TỐ KHÁCH QUAN/MÔI TRƯỜNG


3.3 Nghiên cứu một số ý tưởng kinh
doanh thực tế
• Trên thế giới: Grab, Facebook, Uber Technologies, Inc,
Spotify MindX…
• Tại Việt Nam: Bánh mì Masterchef Minh Nhật, Tiki, Foody,
Bibomart…
Tổng kết bài học
❑ Ý tưởng kinh doanh là một mô tả ngắn gọn và cụ thể về hoạt động cơ
bản của doanh nghiệp dự kiến.
❑ Có 3 phương pháp chính để xác định ý tưởng kinh doanh, đó là quan
sát xu hướng, giải quyết một vấn đề của khách hàng và tìm kiếm các
khoảng trống trên thị trường.
❑ Các kỹ thuật để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh bao gồm học hỏi từ trải
nghiệm mua hàng; khảo sát kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp; khảo
sát thực tế; khảo sát môi trường địa phương; động não và tìm kiếm từ
các nguồn thông tin đại chúng.
❑ Cần tiến hành nghiên cứu khả thi và thử nghiệm ý tưởng kinh doanh.
Câu hỏi ôn tập
1. Ý tưởng kinh doanh là gì? Theo Anh (chị) thế nào là một ý tưởng kinh
doanh tốt? Lấy ví dụ thực tế để minh hoạ?
2. Anh (chị) hãy phân biệt ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh? Trình
bày các phương pháp xác định cơ hội kinh doanh và lấy ví dụ minh hoạ?
3. Trình bày các kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng kinh doanh? Lấy ví dụ minh họa?
4. Trình bày nội dung nghiên cứu khả thi ý tưởng kinh doanh? Lấy ví dụ minh
họa?
5. Trình bày nội dung phân tích SWOT ý tưởng kinh doanh? Vận dụng phân
tích vào một ý tưởng kinh doanh thực tế mà anh (chị) biết?
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

CHƯƠNG 4

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH


MỤC TIÊU CHƯƠNG 4

➢ Vận dụng được các công cụ và kỹ thuật nghiên cứu thị


trường về ý tưởng khởi sự kinh doanh;

➢ Xây dựng được các kế hoạch marketing và bán hàng; kế


hoạch sản xuất, vận hành; kế hoạch tài chính và kế hoạch
nhân sự.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
• Trần Văn Trang (2017), Cẩm nang hiểu biết về kinh
doanh, NXB Thanh niên, VCCI.
• Nguyễn Ngọc Huyền (2016), Giáo trình khởi sự kinh
doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
• Baringer, Bruce R. (2016), Entrepreneurship , NXB
Pearson
NỘI DUNG CHƯƠNG 4
4.1 Nghiên cứu thị trường
4.2 Kế hoạch marketing và bán hàng
4.3 Kế hoạch sản xuất, vận hành
4.4 Kế hoạch nhân sự
4.5 Kế hoạch tài chính

81
KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG

• Tại sao cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường trước
khi tiến hành thực hiện một bản kế hoạch kinh doanh?
• Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ cần bao gồm
những kế hoạch cụ thể gì?
• Tại sao cần khắc họa cụ thể chân dung khách hàng mục
tiêu?
4.1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
4.1.1. Thông tin cần thu thập

Khách hàng

Đối thủ cạnh tranh


Tìm hiểu khách hàng
Khách hàng Nhu cầu
✓Thu nhập ✓Mức giá chấp nhận
✓Giới tính ✓Số lượng mua
✓Tuổi ✓Tần suất mua
✓Nghề nghiệp ✓Thời gian mua
✓Địa điểm ✓Quy mô tương lai
✓Mô tả chung về khách ✓Đặc tính cần thiết của
hàng sản phẩm
21/04/2023 84
Chân dung khách hàng mục tiêu
Ai là khách hàng? Vấn đề của khách hàng:
Tên khách hàng Những vấn đề mà khách hàng đang đối
Nghề nghiệp mặt
Thu nhập
Tuổi
….
Hành vi: Mục đích:
Khách hàng làm những gì để xử lý vấn Khách hàng hy vọng đạt được điều gì
đề của mình? khi sử dụng giải pháp của bạn?

21/04/2023 85
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
✓ Tên đối thủ cạnh tranh, địa chỉ
✓ Giá bán
✓ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
✓ Độ sẵn có của sản phẩm
✓ Địa điểm
✓ Quảng cáo
✓ Năng lực nhân viên
✓ Giao hàng
✓ Dịch vụ sau bán
✓ Quy mô doanh thu
✓ Uy tín
✓ ….
✓ Điểm mạnh/ yếu
✓ Có thể học hỏi gì từ đối thủ này
21/04/2023 86
4.1.2. Phương pháp thực hiện
• Phỏng vấn hoặc điều tra khách hàng của đối thủ
• Quan sát công việc kinh doanh của đối thủ cạnh
tranh
• Sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp
• Trao đổi với nhà cung cấp và bạn bè trong giới
kinh doanh
Ví dụ nghiên cứu thị trường của sản phẩm Túi vải

Khoảng trống
Nhu cầu và sự ưu tiên
Sản phẩm Khách hàng Đối thủ cạnh tranh (Mà đối thủ cạnh tranh
của khách hàng
(1) (2) (4) chưa đạt tới)
(3)
(5)
Cần đẹp và dễ cất (vì
Túi giặt Hộ gia đình thùng nhựa tốn nhiều diện Xu hướng thân thiện hơn
tích) với môi trường, sử dụng
Nhu cầu túi mua sắm có nhiều hơn
thể tái sử dụng, được gấp các sản phẩm có khả năng
Túi mua sắm Cửa hàng bán lẻ lại (túi nhựa dùng một lần tái chế để giảm việc sử
dễ hỏng và không thân Các cửa hàng bán túi ni- dụng các loại túi và đồ
thiện với môi trường) lông và các hộp đựng với đựng không tốt cho môi
mọi kích cỡ và kiểu dáng; trường
Hộ gia đình, khách sạn và Nhu cầu túi đựng bền chắc Các cửa hàng cung cấp túi Mong muốn có lối sống
Túi đựng rác nhà hàng, văn phòng, có thể được sử dụng theo nhựa dùng một lần cho khác biệt, tránh sử dụng
v.v… nhiều loại rác và chất thải người mua sắm túi xách và đồ chứa mà
mọi người khác sử dụng
Cần túi đựng giữ cho rau và muốn cái gì đó sáng tạo
tươi và có nhiều màu sắc hơn
Túi đựng rau quả Nông trại quy mô nhỏ hoặc các mẫu trang trí Chất lượng tốt với sản
khác nhau để phân loại rau phẩm được chứng nhận
quả khác nhau
4.2 KẾ HOẠCH MARKETING VÀ BÁN HÀNG

Price
(Giá)

Product Place
4P (Địa điểm/Ph©n phèi)
(Sản phẩm)

Promotion
(Xúc tiến)
4.2.1. Sản phẩm
• Ba cấp độ cơ bản sản phẩm:
– Sản phẩm cốt lõi
– Sản phẩm cụ thể
– Sản phẩm gia tăng
→ Chủng loại, chất lượng, bao bì, dịch vụ đi kèm
→ Sản phẩm thuận tiện, sản phẩm lựa chọn, sản
phẩm không định tìm, sản phẩm đặc biệt

90
Cấu trúc Sản phẩm Sản phẩm gia tăng

Lắp đặt
Chất lượng
Nhãn hiệu
Đặc điểm
Thiết kế Dịch vụ
Giao hàng Lợi ích cơ bản Kiểu dáng sau bán
và tín dụng

Bao bì

Bảo hành

Sản phẩm cụ thể Sản phẩm cốt lõi


(mong đợi)
91
4.2.2. Giá bán

• Cơ sở định giá
– Chi phí làm ra sản phẩm
– Giá trung bình của đối thủ cạnh tranh
– Mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả

21/04/2023 92
4.2.2. Giá bán
Phương pháp định giá

Phương Phương
pháp định pháp định
giá cộng giá cạnh
thêm tranh

93
Ví dụ : giá bán của sản phẩm túi vải
Túi mua sắm Túi giặt Túi đựng rác Túi đựng rau quả

Chi phí $6.15 $8.61 $8.61 $1.48

Giá mà khách hàng sẵn sàng


Cao hơn chút so với túi và hộp nhựa
trả

$1-$1.5/túi nhựa nhỏ (thuận


$5/ túi tái sử dụng, miễn phí cho $5- $12/túi nhựa, tùy thuộc vào
Giá đối thủ cạnh tranh Không có tiện cho việc lưu trữ thịt hơn so
túi dùng 1 lần kích cỡ và kiểu dáng
với rau)

Giá $7/ chiếc $10/ chiếc $10/ chiếc $1.6/ chiếc

Giá cao hơn mặt hàng nhựa, vì nó mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Sản phẩm trông hợp thời trang và thân thiện với môi
Lý do đặt mức giá
trường. Cũng hơi tốn kém để sản xuất túi vải tái chế so với túi nhựa hoặc giấy

Giám giá cho khách hàng Mua một sản phẩm nhận được một phiếu giảm giá 5% cho lần mua sau (chỉ áp dụng cho tuần khai trương)

Lý do giảm giá Để khách hàng mua nhiều hơn

Tín dụng cấp cho các khách


Không bán chịu
hàng sau

Lý do cấp tín dụng


4.2.3. Địa điểm
• Trong KHKD, bạn phải chỉ rõ địa chỉ của địa điểm kinh doanh
được lựa chọn hoặc ít nhất là khoanh vùng địa điểm, giá thuê mặt
bằng, mô tả những đặc điểm cơ bản của địa điểm bạn chọn và lý
do tại sao bạn chọn địa điểm này.
4.2.4. Truyền thông, quảng cáo
Các phương tiện truyền thông cơ bản
Kích thích Quan hệ Bán hàng & MKT
Quảng cáo
tiêu thụ (XTB) công chúng trực tiếp
-Truyền thông đại - Khuyến mại, - Họp báo, nói - Bán hàng, hội
chúng: truyền hình, giảm giá, chiết chuyện chợ
báo đài khấu - Hội thảo, hội - Thư, Catalog
- Ấn phẩm in - Thưởng, xổ số, nghị - Marketing điện
- Bao bì quà tặng - Bảo trợ, từ thiện thoại, mua bán
- Trưng bày tại cửa - Hàng mẫu - Tổ chức sự kiện qua TV, Net
hàng - Phiếu mua hàng - Quan hệ cộng
- Biểu tượng và đồng
Logo
4.2.5. Bán hàng và chăm sóc khách
hàng
• Bán hàng: Bán sự hài lòng
• Chăm sóc khách hàng: Chi phí để có khách hàng
mới thường lớn hơn nhiều chi phí để giữ khách
hàng cũ
4.3 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, VẬN HÀNH
• Nguyên vật liệu, hàng hoá và trang thiết bị
• Công nghệ và quá trình sản xuất
• Bố trí mặt bằng
• Vấn đề chất lượng
4.3 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, VẬN HÀNH
• Nguyên vật liệu, hàng hoá và trang thiết bị:
Các yếu tố đầu vào quan trọng
– Sản xuất: nguyên vật liệu đầu vào
– Thương mại: hàng hóa đầu vào
– Dịch vụ: trang thiết bị và các yếu tố hữu hình
khác
4.3 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, VẬN HÀNH

• Công nghệ và quá trình sản xuất:


– Công nghệ theo nghĩa rộng là tất cả những phương thức, hay quy trình
được sử dụng để chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ
✓Phương tiện hữu hình
✓Con người
✓Phương thức tổ chức
✓Thông tin
– Quá trình sản xuất / quy trình cung ứng dịch vụ: dựa trên công nghệ áp
dụng để thiết kế các công đoạn
4.3 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, VẬN HÀNH

• Bố trí mặt bằng


– Sản xuất: mục tiêu bố trí mặt
bằng là giảm thiểu chi phí
– Thương mại, dịch vụ: mục tiêu
bố trí mặt bằng quan trọng
nhất là doanh số
4.3 Kế hoạch sản xuất, vận hành
Kế hoạch đảm bảo/đạt chất lượng

▪ Quản lý chất lượng theo ▪ Xác định tiêu chuẩn chất


quá trình lượng cho từng sản phẩm
▪ Đạt chất lượng như ▪ Chọn phương pháp kiểm
mong muốn của khách soát chất lượng
hàng và tuân thủ các quy ▪ Xây dựng và đào tạo nhân
định liên quan viên kiểm soát chất lượng
▪ Để đạt chất lượng phải
mất chi phí
4.4 Kế hoạch nhân sự
• Xác định nhu cầu nhân sự
– Liệt kê các vị trí công việc cần có
– Mô tả yêu cầu đối với công việc
– Cân nhắc số người cho một công việc
• Định hình việc quản lý nhân sự
– Tuyển dụng
– Đào tạo, huấn luyện
– Đãi ngộ
– Đánh giá
4.5 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

• Vốn khởi sự
• Nguồn vốn
• Ước tính doanh thu, chi phí và lợi
nhuận
104
4.5.1. Vốn khởi sự
• Vốn cố định
– Đất đai, nhà xưởng, cửa hàng
– Trang thiết bị (đồ đạc, máy móc, công cụ, phương tiện vận chuyển)
– Chi phí khởi sự (nghiên cứu thị trường, phí đăng ký)
• Vốn lưu động : Tiền mặt để hoạt động lúc đầu (3-6 tháng đầu)
– Mua nguyên vật liệu
– Mua hàng hóa
– Trả lương
– Quảng cáo, xúc tiến bán
– Điện, nước, điện thoại, bảo hiểm
– Chi phí khác + tiền mặt

105
4.5.2. Nguồn vốn

• Vốn tự có : tiền tiết kiệm


• Vay bạn bè, họ hàng
• Vay nhà cung cấp
• Vay ngân hàng hay tổ chức tài chính
• Cổ đông góp vốn
Ví dụ minh họa kế hoạch nguồn vốn
Túi vải Tâm Thanh

NGUỒN VỐN (VNĐ)


1. Vốn khởi sự cần thiết 778,600,000
2. Các nguồn vốn khởi sự:
2.1 Vốn chủ sở hữu 578,600,000
2.2 Vốn vay
Các khoản vay bạn bè 200,000,000
778,600,000
3. Tổng vốn
4.5.3. Ước tính doanh thu, chi phí và lợi
nhuận
Ước tính khối lượng bán ra
• Dựa trên kinh nghiệm có sẵn
• Khảo sát các đối thủ cạnh tranh
• Điều tra : khách hàng và thói quen mua hàng
• Bán thử trên thị trường
Ví dụ ước tính khối lượng bán ra
Tổng
Sản phẩm Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Th 6
(chiếc)
Túi mua sắm 100 200 300 400 500 500 2,000

Túi giặt 200 400 600 800 1,000 1,000 4,000

Túi đựng chất thải 300 600 900 1,200 1,500 1,500 6,000

Túi lưu trữ rau quả 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2,500 10,000

Tổng 1,100 2,200 3,300 4,400 5,500 5,500 22,000

Tổng số lượng bán trong 6 tháng 22,000


Quy mô thị trường trong 6 tháng 400,000

Thị phần 5%
4.5.3. Ước tính doanh thu, chi phí và lợi
nhuận
• Tính chi phí

- Cách thứ nhất: Liệt kê tất cả các khoản chi phí mà cơ sở kinh
doanh phải bỏ ra trên 1 đơn vị thời gian

- Cách thứ hai: Chia chi phí kinh doanh thành 2 loại là chi phí cố
định và chi phí biến đổi
Cách 1: Các khoản mục chi phí thông thường trong kinh
doanh
✓ Chi phí thuê nhà xưởng, trang thiết bị
✓ Chi phí khấu hao
✓ Giấy phép kinh doanh
✓ Nguyên vật liệu
✓ Lương, thưởng và các trợ cấp khác cho nhân viên
✓ Quảng cáo
✓ Chi phí điện, nước, ga, điện thoại
✓ Phí bảo trì, nhiên liệu sử dụng
✓ Phí mua dịch vụ (tư vấn pháp luật, kế toán)
✓ Bảo hiểm, lãi vay ngân hàng
Tổng chi phí (Tuần/ tháng/ năm):
Cách 2: Chi phí của một cửa hàng phô tô/ tháng

Chi phí cố định:


- Thuê cửa hàng: 12.000.000 đ
- Khấu hao máy phô tô: 2.000.000 đ
- Khấu hao công cụ: 1.000.000 đ
- Chi phí cố định khác: 1.000.000 đ

Tổng chi phí cố định: 16.000.000 đ


Chi phí biến đổi:
- Giấy phô tô:
- Mực phô tô:
- Tiền điện (vận hành máy):
- Tiền công người làm:

Tổng chi phí biến đổi/ sản phẩm (cuốn sách 200 trang): 10.000 đ/ sản phẩm
Tổng chi phí: 26.000.000 đ
(Ước tính sản lượng 1000 sản phẩm/ tháng)
Lập bảng dự kiến về chi phí, doanh thu,
lợi nhuận
• Doanh thu = Số lượng bán * Giá bán
• Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Ví dụ minh họa bảng tính toán doanh thu
Thời gian
Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6
Số lượng
Sản phẩm A Đơn giá
Doanh thu (1)
Số lượng
Sản phẩm B Đơn giá
Doanh thu (2)
Tổng doanh thu = (1) + (2)
Ví dụ minh họa bảng tính toán chi phí
Thời gian
Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6
Số lượng
Sản phẩm
A Chi phí biến đổi/sp
Tổng CFBD (1)
Số lượng
Sản phẩm
B Chi phí biến đổi/sp
Tổng CFBD (2)
Tổng CF biến đổi của DN
(3) = (1) + (2)
Tổng CF cố định của DN (4)
Tổng CF (5) = (3) + (4)
Bảng minh họa kế hoạch lợi nhuận
Chi tiết Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Th 6 Tổng
Tổng doanh thu (1)

Tổng chi phí biến đổi


(2)

Lợi nhuận gộp


(3) = (1) - (2)

Tổng chi phí cố định (4)

Lợi nhuận ròng


(5) = (3) – (4)
Ví dụ minh họa về kế hoạch lợi nhuận
của túi vải Thanh Tâm
Chi tiết Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Th 6 Tổng

Tổng doanh thu (1) 130,000 260,000 390,000 520,000 650,000 650,000 2,600,000

Tổng chi phí biến đổi


92,000 184,000 276,000 368,000 460,000 460,000 1,840,000
(2)

Lợi nhuận gộp (3) =


38,000 76,000 114,000 152,000 190,000 190,000 760,000
(1) - (2)

Tổng chi phí cố định


69,040 69,040 69,040 69,040 69,040 69,040 414,240
(4)

Lợi nhuận ròng (5) =


31,040 6,960 44,960 82,960 120,960 120,960 345,760
(3) – (4)
Tổng kết bài học
❑ Một bản kế hoạch kinh doanh giúp người học khởi sự: quyết định
xem có nên bắt đầu kinh doanh hay không; sắp xếp các ý tưởng
của mình để biết làm thế nào để bắt đầu và điều hành doanh nghiệp
khởi nghiệp một cách tốt nhất có thể; trình bày kế hoạch kinh
doanh trước các nhà đầu tư hoặc các tổ chức cho vay.
❑ Kế hoạch kinh doanh bao gồm 5 cấu phần chính là: Nghiên cứu
thị trường; Kế hoạch marketing và bán hàng; Kế hoạch sản xuất;
Kế hoạch tài chính; và Kế hoạch nhân sự.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày nội dung nghiên cứu thị trường? Lấy ví dụ minh họa?
2. Trình bày nội dung kế hoạch marketing và bán hàng? Hãy xây dựng kế
hoạch bán hàng và chăm sóc khách hàng cho ý tưởng khởi sự kinh doanh
của bản thân anh (chị)?
3. Trình bày nội dung kế hoạch sản xuất, vận hành? Hãy xây dựng kế hoạch
đảm bảo chất lượng cho ý tưởng khởi sự kinh doanh của bản thân anh
(chị)?
4. Trình bày nội dung kế hoạch nhân sự? Anh (chị) hãy định hình việc quản lý
nhân sự cho ý tưởng khởi sự kinh doanh của bản thân?
5. Trình bày nội dung kế hoạch tài chính? Anh (chị) hãy xây dựng kế hoạch
tài chính cho ý tưởng khởi sự kinh doanh của bản thân?
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

CHƯƠNG 5

KHỞI SỰ CƠ SỞ KINH DOANH


MỤC TIÊU CHƯƠNG 5
➢ Hiểu được sự cần thiết và biết cách đánh giá tính khả thi và
tính thực tế của ý tưởng kinh doanh trên cả phương diện kế
hoạch kinh doanh và bản thân người khởi sự trước khi tiến
hành thành lập cơ sở kinh doanh mới;
➢ Lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp để đăng ký
kinh doanh;
➢ Nắm được những trách nhiệm pháp lý mà các doanh nghiệp
sau khi thành lập tại Việt Nam phải tuân thủ;
➢ Hiểu và vận dụng được cách thức huy động các nguồn lực
để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
• Trần Văn Trang (2017), Cẩm nang hiểu biết về kinh
doanh, NXB Thanh niên, VCCI.
• Nguyễn Ngọc Huyền (2016), Giáo trình khởi sự kinh
doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
NỘI DUNG CHƯƠNG 5

5.1 Đánh giá về kế hoạch khởi sự


5.2 Lựa chọn hình thức pháp lý
5.3 Nhận biết trách nhiệm pháp lý
5.4 Huy động các nguồn lực

123
KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG

• Bạn hiểu hình thức pháp lý của doanh nghiệp là gì?


• Khi đứng vai trò là người chủ doanh nghiệp, những
trách nhiệm pháp lý của bạn là gì?
• Bạn sẽ có thể huy động nguồn lực từ đâu?
5.1. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾ HOẠCH KHỞI SỰ
Cân nhắc về kế hoạch khởi sự cần chú ý 2 vấn đề:

Tính thực tế và khả thi của kế Các năng lực và nguồn lực
hoạch kinh doanh của bản thân
5.1.1. Tính thực tế và khả thi của kế
hoạch kinh doanh

Tính thực tế và khả


thi của kế hoạch
kinh doanh

Kiểm tra khả năng


Kiểm tra mức độ phù
phát triển bền vững, Đánh giá môi trường
hợp của sản phẩm
mở rộng và thu lợi kinh doanh
đối với thị trường
nhuận
Kiểm tra mức độ phù hợp của sản phẩm
đối với thị trường

✓DN cần chứng minh cho khách hàng thấy được giá trị sản
phẩm của mình, khách hàng có thể chấp nhận và trả tiền
cho nó.
✓Xây dựng một sản phẩm khả dụng tối thiểu (MPV-
Minimum Viable Product)- sản phẩm này sẽ có những
tính năng cơ bản để thử nghiệm thị trường.
Công cụ kiểm chứng MVP
Công cụ Diễn giải
Kiểm tra trong 5 Đưa sản phẩm hoặc những tuyên bố giá trị sản phẩm cho khách hàng tiếp cận trong 5 giây, để
giây thử phản ứng của họ hoặc xem hành động tiếp theo của họ. Có thể hỏi về mong muốn của họ
đối với sản phẩm và những giá trị của sản phẩm.
Sản phẩm mẫu Sản phẩm mẫu thật là tốt nhất. Trong trường hợp khác, có thể đưa ra sản phẩm mẫu trên giấy,
nhưng cần phác họa theo cách sinh động nhất để khách hàng có thể tưởng tượng được. Từ
sản phẩm mẫu, có thể đề nghị khách hàng góp ý cho sản phẩm này.
Sản phẩm mẫu Khách hàng có thể ăn thử, dùng thử, chơi thử… sản phẩm mẫu mà người khởi nghiệp cung
cho phép trải cấp, sau đó khách hàng sẽ cho ý kiến về sản phẩm.
nghiệm
Landing page Xây dựng webseite đơn giản, bao gồm thông tin cơ bản về sản phẩm, kết hợp với phiếu khảo
(webseite đơn sát ngắn gọn, cùng thông điệp khác muốn gửi đến khách hàng.
giản/tờ rơi trên
mạng)
Facebook fanpage Người khởi nghiệp có thể lập fanpage hoàn toàn miễn phí, trên đó truyền tải những câu chuyện
và những giá trị của sản phẩm để thu hút khách hàng tiềm năng và tương tác với họ.
Video Một video ngắn có có lồng ghép thông tin và giá trị của sản phẩm cũng có thể là một MVP để
khách hàng có thể trải nghiệm với sản phẩm và hiểu về sản phẩm một cách tối thiểu.
Sự kiện Người khởi nghiệp có thể tham gia vào các sự kiện hoặc tự tổ chức các sự kiện nhỏ để giới
thiệu, thuyết trình về sản phẩm.
Kiểm tra khả năng phát triển bền
vững, mở rộng và thu lợi nhuận
Sự phù hợp của sản
phẩm với thị trường

Kiểm tra khả năng


phát triển bền vững,
mở rộng và thu lợi
nhuận Sự sẵn có của nguồn
cung
Kiểm tra khả năng phát triển bền vững, mở
rộng và thu lợi nhuận

Số lợi nhuận để tái đầu


tư mở rộng sản xuất

Khả năng tăng trưởng


của lợi nhuận trong
tương lai

Khả năng thu lợi nhuận


càng nhanh càng tốt
Đánh giá môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là tổng hợp các điều kiện chính
sách, pháp luật…, có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây
khó khăn đến sự hình thành và phát triển của DN.

Nếu các chính sách, luật pháp đó tạo điều kiện thuận lợi
cho DN, thì DN có thể tiến hành khởi nghiệp thành công.
Còn nếu các chính sách, luật pháp đó gây cản trở, thì DN
khởi nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
5.1.2. Các năng lực và nguồn lực của
bản thân

Các năng lực và


nguồn lực của bản
thân

Nguồn vốn cần


Kiến thức cần thiết Kỹ năng cần thiết Tố chất cần thiết
thiết
5.2. LỰA CHỌN HÌNH THỨC PHÁP LÝ

5.2.1. Giới thiệu sơ bộ các hình thức pháp lý của doanh


nghiệp
5.2.2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
5.2.1. Giới thiệu sơ bộ các hình thức
pháp lý của doanh nghiệp
• Doanh nghiệp tư nhân
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
• Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
• Công ty cổ phần
• Công ty hợp danh
• Hợp tác xã
• Hộ kinh doanh
5.2.1. Giới thiệu sơ bộ các hình thức
pháp lý của doanh nghiệp
Hình thức Đặc điểm
pháp lý
- Là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ duy nhất.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp (trách nhiệm vô hạn).
Doanh - DNTN không có tư cách pháp nhân, nhưng có con dấu riêng
nghiệp tư - DNTN không được phát hành bất kỳ loại cổ phiếu nào.
nhân - Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN.
- Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
(Điều 188, Luật Doanh nghiệp năm 2020).

- Là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
Công ty - Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và tài sản khác của công ty trong
TNHH phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
một thành - Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân.
viên - Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu, không được
giảm vốn điều lệ.
(Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 74).
5.2.1. Giới thiệu sơ bộ các hình thức
pháp lý của doanh nghiệp
Hình thức Đặc điểm
pháp lý
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình DN có từ 2 đến 50 thành viên.
- Các thành viên chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của DN trong phạm vi số
vốn đã góp vào DN.
- Công ty có tư cách pháp nhân.
- Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu, nhưng được phép phát hành trái phiếu.
Công ty - Công ty TNHH hai thành viên quy định số vốn cam kết đóng góp, và không được giảm vốn
TNHH hai điều lệ.
thành viên - Các thành viên có các quyền sau: được tham dự họp Hội đồng thành viên; có quyền biểu
trở lên quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên với số phiếu tương ứng với
phần vốn đóng góp; được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn đóng góp; các thành viên
được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp…
- Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 10% vốn điều lệ có quyền triệu tập Họp hội
đồng thành viên.
(Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 46).
5.2.1. Giới thiệu sơ bộ các hình thức
pháp lý của doanh nghiệp (tiếp)
Hình thức Đặc điểm
pháp lý
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số
vốn đã góp vào DN.
Công ty cổ - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
phần - CTCP có tư cách pháp nhân
- CTCP có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu, và các loại chứng khoán khác để huy động vốn
(Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 111).
- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu của công ty hợp doanh, ngoài ra công ty có thể có thành
viên góp vốn.
- Thành viên hợp doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ nợ và
tài sản của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
Công ty hợp khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
doanh - Công ty hợp doanh có tư cách pháp nhân;
- Công ty hợp doanh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
(Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 177).
5.2.1. Giới thiệu sơ bộ các hình thức pháp
lý của doanh nghiệp
Hình thức
Đặc điểm
pháp lý
Hợp tác xã (HTX) kiểu mới là tổ chức kinh tế tập thể, tự nguyện hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất-kinh doanh.
- Về thành viên. Phải có ít nhất 7 thành viên. Thành viên có thể là cá nhân, hộ gia đinh hay pháp nhân.
- Vốn của HTX có thể huy động từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên, vốn tích lũy, các khoản trợ
cấp của nhà nước… Vốn góp của các thành viên không được vượt quá 20 % vốn điều lệ của HTX.
- Sở hữu. Khi xã viên đóng góp vào HTX, họ vẫn được giữ nguyên quyền sở hữu, còn quyền quản lý
Hợp tác xã và sử dụng có thể trao cho Ban quản lý do chính họ bầu ra (đây là điểm khác biệt cơ bản với HTX kiểu
cũ, ở đó xã viên khi gia nhập và góp vốn vào HTX thì không có quyền sở hữu đối với tài sản nữa). Đây
chính là động lực quan trọng để xã viên tham gia HTX kiểu mới.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, thỏa thuận hợp tác trên cơ sở cùng
có lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
- Chế độ phân phối. Phân phối được thể hiện trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, vừa theo vốn
góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX. Đây là động lực khuyến khích thành viên gắn bó với
HTX.
- Trách nhiệm xã hội. HTX kiểu cũ trước đây phải gánh vác nghĩa vụ xã hội rất nặng. Hợp tác xã kiểu
mới tuy vẫn mang tính xã hội, nhưng trước hết là một tổ chức kinh tế. HTX chỉ thực hiện nghĩa vụ xã
hội và trách nhiệm cộng đồng trên cơ sở hoạt động kinh tế có hiệu quả; những chăm lo về mặt xã hội
trước hết cũng dành cho các thành viên của HTX. (Luật HTX kiểu mới 2012).
5.2.1. Giới thiệu sơ bộ các hình thức pháp lý
của doanh nghiệp
Hình thức
Đặc điểm
pháp lý
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình là công
dân Việt Nam làm chủ.
- Có thể hoạt động tại nhiều địa điểm, phải chọn 1 địa điểm làm trụ sở.
- Một số trường hợp không phải đăng ký kinh doanh: sản xuất nông, lâm,
Hộ kinh ngư nghiệp, làm muối, những người bán hàng rong, quà vặt, buôn
doanh chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
cá thể - Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được đăng ký 01 hộ kinh doanh, không
được đồng thời làm chủ DN tư nhân, hoặc không là thành viên của công
ty hợp danh.
5.2.2. Lựa chọn loại hình doanh
nghiệp phù hợp
– Thủ tục đăng ký kinh doanh;
– Rủi ro về mặt tài chính đối với chủ DN;
– Khả năng thu hút thêm người hùn vốn;
– Việc ra quyết định trong kinh doanh;
– Thuế mà doanh nghiệp phải nộp;
– Mong muốn về sự phát triển và khả năng đầu tư.
5.3. NHẬN BIẾT TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

5.3.1. Đăng ký kinh doanh


5.3.2. Các loai thuế
5.3.3. Bảo hiểm
5.3.4. Các bộ luật liên quan
5.3.1. Đăng ký kinh doanh
• Không cần đăng ký kinh doanh
Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng
rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ,
làm dịch vụ có thu nhập thấp. Trừ trường hợp kinh doanh các ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP
• Phải đăng ký kinh doanh
- Cá nhân không thuộc nhóm không phải đăng ký kinh doanh
- Mọi tổ chức khi hoạt động thương mại, hoặc thực hiện hoạt động kinh
doanh nhưng không do cá nhân tự thực hiện phải thành lập doanh
nghiệp để xác định tư cách pháp nhân cho tổ chức của mình.
Qui trình đăng ký kinh doanh
Một số lưu ý khi đăng ký kinh doanh

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
• Ngành nghề kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh
• Tên của DN phải tuân theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020
• Có trụ sở chính theo qui định
• Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo qui định pháp luật
• Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo qui định.

Cơ quan đăng ký kinh doanh


• Hộ cá thể nếu phải đăng ký kinh doanh, thì thực hiện đăng ký kinh doanh tại Phòng Kế
hoạch và Đầu tư quận, huyện.
• DN tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp doanh thực hiện đăng ký
kinh doanh tại Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp tỉnh, thành phố.
5.3.2. Các loại thuế
Thuế môn bài

Bậc Loại DN Mức thuế môn bài


thuế của cả năm (đồng)

1 Vốn điều lệ trên 1 tỉ đồng 3.000.000

2 Vốn điều lệ dưới 1 tỉ đồng 2.000.000

3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa 1.000.000


điểm kinh doanh
5.3.2. Các loại thuế

Thuế môn bài áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể


Bậc thuế Doanh thu của hộ gia đinh Mức thuế môn bài
của cả năm (đồng)
1 Trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000

2 Từ 300- 500 triệu đồng/năm 500.000

3 từ 100-300 triệu đồng/năm 300.000


5.3.2. Các loại thuế
Thuế thu nhập DN
Định nghĩa. Là thuế đánh trên phần thu nhập của DN sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý.
Mức thuế suất chung đối với các DN hiện nay là 20%.

Công thức tính

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x 20%

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được
kết chuyển).
Thu nhập chịu thuế= Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.
5.3.2. Các loại thuế
Thuế giá trị gia tăng
Định nghĩa. Là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng.
Mức thuế. Luật thuế giá trị gia tăng 2009 qui định có 3 mức thuế suất thuế GTGT
là: 0%, 5% và 10%.
Cách tính. Cách tính thuế GTGT phổ biến nhất cho DN hiện nay là phương pháp
khấu trừ.
Công thức tính

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
5.3.2. Các loại thuế khác

- Thuế tiêu thụ đặc biệt


- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế tài nguyên
5.3.3. Bảo hiểm

➢Bảo hiểm bắt buộc


➢Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
kinh doanh
➢Bảo hiểm an ninh mạng
➢….
5.3.4. Các Luật có liên quan

❑Luật lao động 2019


❑Luật Thương Mại 2005 và sửa đổi 2019
5.4. HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC

5.4.1. Huy động vốn


5.4.2. Huy động nhân lực
5.4.3. Tạo dựng các mối quan hệ
Tổng kết bài học
❑ Trước khi khởi sự kinh doanh, người khởi sự cần phải xem xét
một lần nữa về tính thực tế của kế hoạch kinh doanh ở thời điểm
hiện tại và trong tương lai.
❑ Ngoài ra, người khởi sự cần tìm hiểu về các hình thức pháp lý
của doanh nghiệp; phân tích ưu, nhược điểm của từng loại hình
để từ đó xem xét lựa chọn loại hình phù hợp nhất với mô hình
kinh doanh, tiềm lực và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
❑ Doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam cần phải thực hiện các
trách nhiệm pháp lý gồm đăng ký kinh doanh, nộp các loại thuế,
đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp và người lao động, chấp hành
Luật Lao động và Thương mại hiện hành.
Câu hỏi ôn tập
1. Anh (chị) hãy cho biết, trước khi thành lập doanh nghiệp, người khởi sự
kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề gì? Lấy ví dụ minh họa?
2. Anh (chị) hãy trình bày những hình thức pháp lý của doanh nghiệp?
Anh (chị) hãy phân tích ưu, nhược điểm của các hình thức pháp lý đó?
3. Theo Anh (chị) khi lựa chọn hình thức pháp lý, người khởi sự cần dựa
vào những căn cứ nào? Lấy ví dụ minh họa?
4. Anh (chị) hãy trình bày những trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp
mới thành lập? Lấy ví dụ minh họa?
5. Anh (chị) hãy cho biết người khởi sự cần huy động những nguồn lực gì
khi khởi sự cơ sở kinh doanh? Lấy ví dụ minh họa?
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

CHƯƠNG 6
ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH MỚI
MỤC TIÊU CHƯƠNG 6
➢ Hiểu được các công việc điều hành kinh doanh mà người chủ doanh
nghiệp phải làm thường nhật;
➢ Năm bắt được các danh mục hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ cần mua
và quy trình mua hàng;
➢ Phân tích được các nội dung cần quản lý vận hành và điều phối công
việc;
➢ Vận dụng được phương pháp, công cụ giám sát nhân viên phù hợp;
➢ Xây dựng được quy trình bán hàng cho doanh nghiệp, vận dụng được các
cách truyền thông bán hàng, trưng bày hàng hóa và chăm sóc khách hàng;
➢ Hiểu được những nội dung cơ bản cần ghi chép sổ sách; tổ chức các
công việc văn phòng;
➢ Hiểu được cần những kỹ năng quản trị gì và quản trị các nguồn lực nào
trong doanh nghiệp của mình.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
• Trần Văn Trang (2017), Cẩm nang hiểu biết về kinh
doanh, NXB Thanh niên, VCCI.
• Nguyễn Ngọc Huyền (2016), Giáo trình khởi sự kinh
doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
NỘI DUNG CHƯƠNG 6
6.1 Điều hành công việc kinh doanh thường nhật

6.2 Học hỏi về quản trị doanh nghiệp

158
KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG

• Chủ doanh nghiệp thông thường sẽ có những đầu việc


gì cần phải thực hiện?
• Bạn hiểu quản trị doanh nghiệp là gì?
• Bạn sẽ cần phải làm gì để chuẩn bị tốt cho kế hoạch kinh
doanh trong tương lai của bản thân?
6.1. Điều hành công việc kinh doanh
thường nhật
6.1.1. Mua hàng hoá, nguyên vật liệu và dịch vụ
6.1.2. Quản lý vận hành, điều phối công việc
6.1.3. Giám sát nhân viên
6.1.4. Bán hàng và phục vụ khách hàng
6.1.5. Ghi chép sổ sách
6.1.6. Tổ chức công việc văn phòng
6.1.1. Mua hàng hóa, nguyên vật liệu và
dịch vụ
➢Danh mục các loại hàng cần mua
- Mua nguyên vật liệu
- Mua thành phẩm
- Dịch vụ và thuê ngoài
6.1.1. Mua hàng hóa, nguyên vật liệu và
dịch vụ
➢ Quy trình mua hàng
Bước 1 • Xác định nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp

Bước 2 • Thu thập và thực hiện việc kiểm tra thông tin về các nhà cung cấp

Bước 3 • Thương lượng các điều khoản và lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất

Bước 4 • Đặt hàng và ký hợp đồng

Bước 5 • Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa ngay sau khi nhận được hàng

Bước 6 • Kiểm tra hóa đơn và thanh toán


6.1.2. Quản lý vận hành, điều phối
công việc

Là hoạt động thường nhật được thực hiện chủ yếu tại các DN sản
xuất và cung cấp dịch vụ

Quá trình sản xuất quyết định chất lượng sản phẩm

Cần giám sát tốt để đảm bảo cung cấp sản phẩm cho KH với số lượng,
chất lượng phù hợp và giao hàng đúng hạn
6.1.3. Giám sát nhân viên
Phương pháp giám sát:
- Giám sát bằng phần mềm
- Khai thác dữ liệu điện thoại
- Giám sát bằng video
- Giám sát email
- Giám sát vị trí
6.1.4. Bán hàng và phục vụ khách hàng

➤Bán hàng là công việc thường nhật của tất cả các DN

➤Cần quan tâm đến các vấn đề cơ bản: trưng bày hàng, giao
tiếp, hành vi ứng xử và việc thực hiện tốt các dịch vụ đi kèm.

➤Mục tiêu là thu hút KH mới trong khi vẫn duy trì được KH
cũ và làm họ trung thành với DN
6.1.5. Ghi chép sổ sách
Một số nội dung cơ bản cần ghi chép sổ sách:
- Giao dịch tiền mặt
- Doanh số bán hàng
- Chi phí
- Các khoản doanh nghiệp cho vay
- Các khoản mà doanh nghiệp còn nợ
- Giao dịch ngân hàng
- Tài sản và trang thiết bị
- Lương
- Tồn kho
- Thuế
- Thỏa thuận với khách hàng hoặc nhà cung cấp
6.1.6. Tổ chức công việc văn phòng
• Văn phòng là trung tâm thông tin nên việc bạn tổ chức và
điều hành văn phòng có ảnh hưởng đến thành công của
doanh nghiệp
• Tổ chức các công việc văn phòng cũng liên quan đến các
công việc như soạn thảo, các công việc liên quan đến tổ
chức và xếp đặt, các công việc liên quan đến ghi nhớ (lưu
trữ), các công việc liên quan đến tính toán, bảng dữ liệu
(thống kê tổng hợp, dự toán, tổng kết…) và công việc
thông đạt (giao tiếp, nhận và phổ biến thông tin…).
6.2. Học hỏi về quản trị doanh nghiệp

6.2.1 Các kỹ năng quản trị cơ bản


6.2.2. Quản trị các nguồn lực
6.2.1 Các kỹ năng quản trị cơ bản

Hoạch Kiểm
Tổ chức Lãnh đạo
định soát
6.2.2. Quản trị các nguồn lực
Tổng kết bài học
❑ Điều hành công việc kinh doanh thường nhật là công việc hàng ngày
mà người chủ doanh nghiệp cần phải làm khi quản lý doanh nghiệp,
bao gồm một số công việc cơ bản như: mua hàng hóa, nguyên vật liệu
hay dịch vụ; kiểm soát quá trình sản xuất/vận hành; giám sát nhân
viên; bán hàng và phục vụ khách hàng; ghi chép sổ sách; tổ chức các
công việc văn phòng.
❑ Các kỹ năng quản trị mà nhà quản trị cần trang bị để điều hành tốt
doanh nghiệp của mình gồm: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.
❑ Nhà quản trị cần học hỏi các kiến thức, kỹ năng về quản trị nguồn
nhân lực, tài chính, thiết bị, vật liệu.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày những nội dung cơ bản trong hoạt động mua hàng hóa,
nguyên vật liệu và dịch vụ của doanh nghiệp mới? Theo anh (chị) tiêu
chí nào là quan trọng nhất khi lựa chọn nhà cung cấp? Vì sao?
2. Trình bày nội dung giám sát nhân viên trong doanh nghiệp mới? Giả
sử anh (chị) là chủ doanh nghiệp, anh (chị) sẽ thực hiện việc giám sát
nhân viên như thế nào?
3. Anh (chị) hãy trình bày những nội dung cơ bản về bán hàng và phục
vụ khách hàng trong doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh họa?
4. Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản cần phải ghi chép sổ sách
trong doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh họa?
5. Anh (chị) hãy trình bày các nội dung cần học hỏi về quản trị đối với
một người chủ doanh nghiệp mới? Lấy ví dụ minh họa?
XIN CẢM ƠN!

You might also like