You are on page 1of 22

NỘI DUNG

Điều khiển giám sát ổn định mức nước trong bể chứa với cảm biến áp suất
sử dụng phương pháp điều khiển PID

PHẦN THUYẾT MINH

Chương 1- Tìm hiểu các cảm biến đo áp suất


Chương 2- Giới thiệu tổng quan bộ điều khiển PLC S7-1200
Chương 3- Thiết kế hệ thống điều khiển ổn định mức nước trong bể với cảm
biến áp suất

1
Mục lục
CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU CÁC CẢM BIẾN ĐO ÁP SUẤT................................3
1. KHÁI NIỆM......................................................................................................3
1.1. Đơn vị đo của áp suất....................................................................................3
1.2. Phân loại áp suất đo.......................................................................................3
1.3. Phương pháp đo áp suất.................................................................................3
2. CẢM BIẾN ÁP SUẤT DỰA TRÊN PHẦN TỬ BIẾN DẠNG.......................4
2.1. Khái niệm.......................................................................................................4
2.2. Phân loại........................................................................................................4
2.3. Cấu tạo...........................................................................................................5
2.4. Nguyên lý hoạt động......................................................................................6
3. ỨNG DỤNG......................................................................................................6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN LOGIC LẬP
TRÌNH PLC S7-1200............................................................................................8
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PLC...........................................................................8
1.1. Định nghĩa về PLC........................................................................................8
1.2. Cấu trúc bên trong PLC.................................................................................8
1.3. Nguyên lý hoạt động của PLC.......................................................................9
1.4. Đánh giá ưu điểm nhược điểm PLC............................................................10
1.5. Tìm hiểu về Wincc.......................................................................................10
2. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PLC S7-1200...........................................................12
2.1 Đặc tính kỹ thuật...........................................................................................12
2.2. Module mở rộng PLC S7-1200...................................................................13
2.3. Nổi bật tính năng.........................................................................................13
2.4. Giao tiếp.......................................................................................................14
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ỔN ĐỊNH MỨC NƯỚC
TRONG BỂ VỚI CẢM BIẾN ÁP SUẤT...........................................................16
1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG..................................................................................16
1.1. Xử lý tín hiệu đo từ cảm biến áp suất..........................................................16
1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống...............................................................................18
1.3. Chương trình hệ thống.................................................................................19
2. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ...............................................21

2
CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU CÁC CẢM BIẾN ĐO ÁP SUẤT
1. KHÁI NIỆM

Trong vật lý học, áp suất (thường được viết tắt là p) là một đại lượng vật lý
thể hiện cường độ thành phần lực tác động vuông góc trên một đơn vị đo diện
tích của một vi thành phần bề mặt vật chất :
p = F/A
1.1. Đơn vị đo của áp suất
Trong hệ SI: N/m2 hay còn gọi là Pa: 1Pa=1N/m2.
Đơn vị ngoài hệ của SI là bar, atmotphe, milimet thuỷ ngân (mmHg), kgl/cm2;
1 bar = 105 Pa;
1 atm = 101,325 Pa;
1 mmHg = 133,322 Pa;
1 mm H2O = 9,80665 Pa;
1psi=6,89kpa;
1.2. Phân loại áp suất đo

- Áp suất tuyệt đối: được đo so với chân không tuyệt đối, hoàn toàn bỏ qua
ảnh hưởng của áp suất khí quyển. Phương pháp đo này được sử dụng chủ yếu để
nghiên cứu hoặc thiết kế, nhưng có một số ứng dụng mà giá trị đọc tuyệt đối lại
có ích khi đặt trong điều kiện cụ thể của quá trình. Bởi vì trên thực tế khó có thể
hút một chân không tuyệt đối bên trong vỏ cảm biến, các cảm biến thường điều
chỉnh giá trị đọc của thiết bị đo bằng cách sử dụng hệ số sửa cố định hoặc các
đơn vị phức tạp hơn sử dụng một áp suất khí áp đã được đo.
- Áp suất vi sai: là áp suất trong một khu vực hoặc một đường ống khi được
so với áp suất khác.
- Giá trị đọc là sự chênh lệch giữa hai áp suất và không tính đến áp suất của
hai bên so với áp suất của khí quyển hoặc chân không.
- Áp suất calip: là một dạng của áp suất vi sai, là áp suất ở một khu vực
hoặc đường ống so với áp suất khí quyển. Loại này được áp dụng phổ biến nhất.
1.3. Phương pháp đo áp suất
Theo nguyên lý hoạt động, Có 5 nhóm chính:
- Áp kế kiểu lò xo
- Áp kế pittong
- Áp kế kiểu chất lỏng
- Áp kế theo nguyên lý điện
- Áp kế liên hợp
+ Áp kế kiểu lò xo: Nguyên lý hoạt động của loại áp kế này là dựa vào sự biến
dạng đàn hồi của phần tử lò xo dưới tác dụng của áp suất. Độ biến dạng thường
được phóng đại nhờ cơ cấu truyền động phóng đại và cũng có thể chuyển đổi

3
thành tín hiệu truyền đi xa
+ Áp kế kiểu pittông: Loại áp kế này dựa vào nguyên lý tải trọng trực tiếp: áp
suất đo được so sánh với áp suất do trọng lượng của pittông và quả cân tạo ra
trên tiết diện của pittông đó.
+ Áp kế kiểu chất lỏng: Loại áp kế dựa vào nguyên lý hoạt động thuỷ tĩnh: áp
suất đo được so sánh với suất của cột chất lỏng có chiều cao tương ứng. Ví dụ
áp kế thuỷ ngân, áp kế chữ U, áp chân không, áp kế bình hoặc áp kế bình với
ống nghiêng có góc nghiêng cố định hay thay đổi,…
+ Áp kế theo nguyên lý điện: Loại áp kế này dựa vào sự thay đổi tính chất điện
của các vật liệu dưới tác dụng của áp suất. Tùy vào từng loại cảm biến là cách
thức hoạt động cũng khác nhau , có loại hoạt động dựa trên sự biến dạng vật liệu
để làm sự thay đổi điện trở, loại thì thay đổi điện dung, loại thì sử dụng vật liệu
áp điện, trong đó dạng áp điện trở và kiểu điện dung là được sử dụng nhiều nhất.
+ Áp kế liên hợp: Ở áp kế liên hợp người ta sử dùng kết hợp các nguyên lý khác
nhau. Ví dụ: một áp kế vừa làm việc theo nguyên lý cơ, vừa làm việc theo
nguyên lý điện.
2. CẢM BIẾN ÁP SUẤT DỰA TRÊN PHẦN TỬ BIẾN DẠNG
2.1. Khái niệm
Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín
hiệu điện. Thiết bị thường được dùng để đo áp suất hoặc dùng trong các ứng
dụng có liên quan đến áp suất.
Cảm biến áp suất dựa trên phần tử biến dạng là loại cảm biến theo nguyên
lý điện. Tùy vào từng loại cảm biến là cách thức hoạt động cũng khác nhau , có
loại hoạt động dựa trên sự biến dạng vật liệu để làm sự thay đổi điện trở, loại thì
thay đổi điện dung, loại thì sử dụng vật liệu áp điện, trong đó dạng áp điện trở
và kiểu điện dung là được sử dụng nhiều nhất.
2.2. Phân loại
Cảm biến áp suất dạng áp điện trở ( dạng màng )
 Cấu tạo Cảm biến: gồm 1 lớp màn rất nhạy với áp suất, được cấy trên các
phần tử áp điện trở.
 Nguyên tác hoạt động: Khi có tác động của lực áp suất lên màn, màn sẽ bị
biến dạng, các áp điện trở cũng sẽ thay đổi tùy theo sự biến cong của màn.
cụ thể giá trị các áp điện trở song song với cạnh màng giảm thì giá trị các
áp điện trở vuông góc với cạnh màng tăng và ngược lại khi đó sẽ tạo điện
áp ngõ ra khác 0.
 Sự thay đổi áp điện trở đó chuyển tín hiệu đến bộ sử lý và ra được tín hiệu
cần đo.

4
Hình 1.1. Cảm biến áp suất dạng điện trở
Cảm biến áp suất kiểu tụ (điện dung)
 Loại này có nguyên lý hoạt động đơn giản hơn dựa vào giá trị của điện
dung để xác định áp suất. Điện dung của tụ được thay đổi bằng cách thay
đổi khoảng cách của cực tụ. Nguyên lý áp kế điện dung
 Nguyên lý áp kế điện dung Khi có áp suất tác động vào lớp màng làm lớp
màng bị biến dạng đẩy bản cực lại gần với nhau hoặc kéo bản cực ra xa
làm giá trị của tụ thay đổi, dựa vào sự thay đổi điện dung này qua hệ
thống xử lý người ta có thể xác định được áp suất cần đo.

Hình 1.2. Cảm biến áp suất dạng điện dung


2.3. Cấu tạo
Cấu tạo của cảm biến áp suất:
+ Electric connection : Kết nối điện
+ Amplifier : Bộ khuếch đại tín hiệu
+ Sensor : Màng cảm biến xuất ra tín hiệu
+ Process Connection : Chuẩn kết ren
Cấu tạo của các loại cảm biến nói chung, thông thường phần đầu tiếp xúc
đều được làm bằng thép không gỉ, bên trong là một màng cảm biến và một bộ
khuếch đại tín hiệu điện.

5
Hình 1.3. Cấu tạo của cảm biến áp suất
2.4. Nguyên lý hoạt động

Hình 1.4. Nguyên lý hoạt động


Theo như hình trên, giả sử khi áp suất dương (+) đưa vào thì lớp màng sẽ
căng lên từ trái sang phải, còn khi đưa vào áp suất âm (-) thì lớp màng sẽ căng
ngược lại. Tùy theo độ biến dạng của lớp màng mà bộ xử lý bên trong sẽ biết
được giá trị áp suất đang là bao nhiêu. Chính nhờ sự thay đổi này tín hiệu sẽ
được xử lý và đưa ra tín hiệu để biết áp suất là bao nhiêu.
Lớp màng của cảm biến sẽ chứa các cảm biến rất nhỏ để phát hiện được
sự thay đổi. Khi có một lực tác động vào thì lớp màng sẽ bị thay đổi theo chiều
tương ứng với chiều của lực tác động. Sau đó các cảm biến sẽ so sánh sự thay
đổi đó với lúc ban đầu để biết được nó đã biến dạng bao nhiêu %.
Từ đó, sẽ xuất ra tín hiệu ngõ ra tương ứng. Các tín hiệu ngõ ra có thể là 4-20ma
hoặc 0-10V tương ứng với áp suất ngõ vào.
3. ỨNG DỤNG
- Cảm biến áp suất dùng để đo trong hệ thống lò hơi, thường được đo trực tiếp
trên lò hơi. Khu vực này cần đo chính xác khá cao và phải chịu nhiệt độ cao.

6
- Các máy nên khí cần phải đo áp suất để giới hạn áp suất đầu ra, tránh trường
hợp quá áp dẩn đến hư hỏng & cháy nổ .
- Trên các trạm bơm nước cũng cần cảm biến áp suất để giám sát áp suất đưa về
PLC hoặc biến tần để điều khiển bơm nước.
- Để điều áp hoặc điều khiển áp suất sau van điều khiển thì cảm biến áp suất
đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp áp suất đầu ra sau van điều
khiển.
- Cảm biến áp suất có thể dùng để đo độ sâu dựa vào áp suất chất lỏng.
- Trên các xe cẩu thường có các ben thuỷ lực, yêu cầu giám sát các ben thuỷ lực
này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến lực kéo của ben. Vì thế họ luôn lắp cảm
biến áp suất để giám sát áp suất trên các ben thuỷ lực này.
Có 3 loại cảm biến áp suất sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.
1. Pressure transmitter: được dùng nhiều trong các hệ thống có điều khiển PLC
Input: Pressure.
Output: current 4 - 20 mA.
Có 2 loại:
Loại thường: Range P vào cố định và có thể chỉnh bằng tay nhưng giá trị thay
đổi ít
Loại Smart: dùng HART thay đổi range P vào
Các hãng sản xuất nổi tiếng là: Rosemount, ABB, Siemens, Endress & Haus,
Honey Well, Yokogawa,...
2. Pressure transducer: được dùng nhiều trong các hệ thống rời như máy nén khí,
máy phát điện,...
Input: Pressure.
Output: voltage 0-5 V hoặc 1-5V...
3. Presssure switch : Được dùng trong các hệ thống điều khiển công nghiệp

Hình 1.5. Các loại cảm biến áp suất công nghiệp

7
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN LOGIC LẬP
TRÌNH PLC S7-1200

1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PLC


1.1. Định nghĩa về PLC
PLC (Programmable Logic Controller hay Programmable Controller) là
một máy tính điện tử được sử dụng trong các quá trình tự động hóa trong công
nghiệp.
Thiết bị điều khiển có thể “lập trình mềm”, làm việc theo chương trình lưu
trong bộ nhớ (như 1 máy tính điều khiển chuyên dụng).
Thích hợp nhất cho điều khiển logic (thay thế các rơle), song cũng có thể
chức năng điều chỉnh (như PID, mờ,…) và các chức năng tính toán khác.
Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất PLC như Siemens (Đức), Omron (Nhật
Bản), Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan) ...

Hình 2.1. PLC Siemens


Ngôn ngữ lập trình phổ biến là LAD (Ladder logic - Dạng hình thang),
FBD (Function Block Diagram - Khối chức năng), STL (Statement List - Liệt kê
lệnh) và Ladder logic là ngôn ngữ lập trình PLC đang được ưa chuộng nhất.
Ngày nay các hệ thống điều khiển hiện đại không thể thiếu PLC, nó được
ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực điện tự động hóa, phục vụ cho nhiều
nghành, nhiều loại máy móc như: cấp nước, xử lý nước thải, giám sát năng
lượng, giám sát hệ thống điện, máy đóng gói, máy chế biến thực phẩm, dây
chuyền băng tải…vv
1.2. Cấu trúc bên trong PLC
Tất cả các PLC hiện nay đều gồm có thành phần chính như sau:

8
 Bộ nhớ chương trình RAM, ROM
 Một bộ vi xử lý trung tâm CPU, có vai trò xử lý các thuật toán
 Các modul vào /ra tín hiệu

Hình 2.2. Cấu trúc của một PLC


Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình
bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ
RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung . Nếu đơn vị
lập trình là đơn vị xách tay , RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ
khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẳn sàng sử dụng thì nó mới truyền
sang bộ nhớ PLC . Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hổ
trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC
qua cổng RS232, RS422, RS458, …
1.3. Nguyên lý hoạt động của PLC
PLC nhận thông tin từ các cảm biến và các thiết bị đầu vào được kết nối,
xử lý dữ liệu và kích hoạt đầu ra dựa trên các tham số đã được lập trình trước đó
Các hoạt động bên trong PLC được điều khiển bởi CPU, nó sẽ đọc và kiểm
tra chương trình được chứa trong bộ nhớ và thực hiện lần lượt từng lệnh trong
chương trình đã được lập trình trước đó, nó sẽ đóng hay ngắt các đầu ra tự khởi
động hay ngắt thiết bị được liên kết.
Tùy thuộc vào đầu vào và đầu ra, bộ điều khiển lập trình PLC có thể theo
dõi và ghi lại dữ liệu thời gian chạy như năng suất máy hoặc nhiệt độ vận hành,
tự khởi động và dừng quy trình, tạo báo động nếu máy gặp sự cố hoặc hơn thế.

9
Một số tính năng chính của PLC khác với máy tình công nghiệp, vi điều
khiển và các giải pháp kiểm soát công nghiệp khác:
 I / O – CPU cảu PLC lưu trữ và xử lý dữ liệu chương trình, nhưng các mô-
đun đầu vào và ra kết nối PLC với phần còn lại của máy; các mô-đun I/O
cung cấp thông tin cho CPU và kích hoạt các kết quả cụ thể. I/O có thể là đầu
vào tương tự hoăc đầu vào số; thiết bị đầu vào có thể bao gồm cảm biến,
công tắc và bộ đếm, trong khi đầu ra có thể bao gồm rờ le, đèn, van… Người
dùng có thể lựa chọn và kết hợp I/O của PLC để có được cấu hình phù hợp
cho ứng dụng.
 Truyền thông – Ngoài các thiết bị đầu vào đầu ra, PLC cũng có thế kết nối
với các loại hệ thống khác. Ví dụ người dùng có thể xuất dữ liệu ứng dụng
được PLC ghi lại vào hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu
(SCADA), giám sát nhiều thiết bị được kết nối. PLC cung cấp một loại các
cổng và giáo thức truyền thông để đảm bảo rằng PLC có thể giáo tiếp với các
hệ thống khác.
 HMI – Để tương tác với PLC trong thời gian thực. Các giao diện điều khiển
này có thể là các màn hình đơn gian, với việc đọc văn bản và bàn phím nhập
liệu, hoặc các màn hình cảm ứng lớn tương tự như các thiết bị điện tử tiêu
dùng, nhưng theo cách này, chúng cho phép người dùng xem lại và nhập
thông tin vào PLC trong thời gian thực.
1.4. Đánh giá ưu điểm nhược điểm PLC
 Ưu điểm:
 Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn
 Thực hiện được các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao.
 Mạch điện gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản và sửa chữa.
 Cấu trúc PLC dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu
vào/ra, mở rộng chức năng khác
 Khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn làm việc tin cậy trong môi trường
công nghiệp.
 Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: Máy tính, nối
mạng truyền thông với các thiết bị khác.
 Nhược điểm:
 Giá thành phần cứng cao, một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập
trình.

10
 Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao.
1.5. Tìm hiểu về Wincc
WinCC (Windows Control Center) là phần mềm tích hợp giao diện người
máy IHMI (Intergrate Human Machine Interface) đầu tiên cho phép kết hợp
phần mềm điều khiển với quá trình tự động hoá. Những thành phần dễ sử
dụngcủa WinCC giúp tích hợp những ứng dụng mới hoạc có sẵn mà không gặp
bất kỳ trở ngại nào.

Hình 2.3. Hệ thống điều khiển bằng Wincc


- Đặc biệt với WinCC, người sử dụng có thể tạo ra một giao diện điều
khiển giúp quan sát mọi hoạt động của quá trình tự động hoá một cách dễ dàng.
- Phần mềm này có thể trao đổi trực tiếp với nhiều loại PLC của các hãng
khác nhau như: SIEMENS, MITSUBISHI, ALLEN BRADLEY,... , nhưng nó
truyền thông rất tốt với PLC của hãng SIEMENS. Nó dược cài đặt trên máy và
tính giao tiếp với PLC thông qua cổng COM1 hoặc COM2 (chuẩn RS-232) của
máy tính. Do đó, cần phải có một bộ chuyển đổi từ chuẩn RS-232 sang chuẩn
RS-485 của PLC.
- WinCC còn có đặc điểm là đặc tính mở. Nó có thể sử dụng một cách dễ
dàng với các phần mềm chuẩn và phần mềm của người sử dụng, tạo nên giao
diện người-máy đáp ứng nhu cầu thực tế một cách chính xác. Những nhà cung
cấp hệ thống có thể phát triển ứng dụng của họ thông qua giao diện mở của
WinCC như một nền tảng để mở rộng hệ thống.
- Ngoài khả năng thích ứng cho việc xây dựng các hệ thống có qui mô lớn

11
nhỏ khác nhau, WinCC còn có thể dễ dàng tích hợp với những hệ thống cấp cao
như MES (Manufacturing Excution System - Hệ thống quản lý việc thực hiện
sản suất) và ERP (Enterprise Resourse Planning). WinCC cũng có thể sử dụng
trên cơ sở qui mô toàn cầu nhờ hệ thống trợ giúp của SIEMENS có mặt trên
khắp thế giới.
2. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PLC S7-1200
2.1 Đặc tính kỹ thuật
PLC S7 - 1200 là một dòng PLC mới của SIEMENS có độ chính xác cao.
Thiết bị PLC Siemens S7-1200 có thiết kế dạng module nhỏ gọn, linh hoạt, phù
hợp với một loạt các ứng dụng khác nhau.
Với thiết kế theo dạng module, tính chính xác cao, dòng sản phẩm
SIMATIC S7-1200 phù hợp với nhiều ứng dụng tự động hóa khác nhau với cấp
độ từ nhỏ đến trung bình. Đặc điểm nổi bật của PLC S7-1200 là được tích hợp
sẵn cổng truyền thông Profinet (Ethernet) và sử dụng chung một phần mềm
Simatic Step 7 Basic giúp cho việc lập trình PLC, thiết kế và thi công hệ điều
khiển trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Hình 2.4. PLC S7-1200 và các modun mở rộng


Các dòng chính của PLC S7-1200 có 5 dòng là CPU 1211C, CPU 1212C
và CPU 1214C, CPU 1215C, CPU 1217C.
 PLC S7-1200 CPU 1211C có bộ nhớ làm việc 50KB work memory.
 PLC S7-1200 CPU 1212C có bộ nhớ làm việc 75KB work memory.
 PLC S7-1200 CPU 1214C có bộ nhớ làm việc 100KB work memory.
 PLC S7-1200 CPU 1215C có bộ nhớ làm việc 125KB work memory.
 PLC S7-1200 CPU 1217C có bộ nhớ làm việc 150KB work memory.

12
Hình 2.5. Đặc tính kỹ thuật của CPU S7-1200 siemens
Tùy vào ứng dụng điều khiển hệ thống để chọn model phù hợp.
2.2. Module mở rộng PLC S7-1200
PLC S7-1200 có thể mở rộng các module tín hiệu và các module gắn ngoài
để mở rộng chức năng của CPU. Ngoài ra, có thể cài đặt thêm các module
truyền thông để hỗ trợ giao thức truyền thông khác.
S7-1200 có các loại module mở rộng sau:
 Communication module (CP).
 Signal board (SB)
 Signal Module (SM)
2.3. Nổi bật tính năng
 Cổng truyền thông Profinet (Ethernet) được tích hợp sẵn:
 Dùng để kết nối máy tính, với màn hình HMI hay truyền thông PLC-
PLC

13
 Dùng kết nối với các thiết bị khác có hỗ trợ chuẩn Ethernet mở
 Đầu nối RJ45 với tính năng tự động chuyển đổi đấu chéo.
 Tốc độ truyền 10/100 Mbits/s
 Hỗ trợ 16 kết nối ethernet TCP/IP, ISO on TCP, và S7 protocol.
 Các tính năng về đo lường, điều khiển vị trí, điều khiển quá trình:
 6 bộ đếm tốc độ cao (high speed counter) dùng cho các ứng dụng đếm
và đo lường, trong đó có 3 bộ đếm 100kHz và 3 bộ đếm 30kHz 2 ngõ ra
PTO 100kHz để điều khiển tốc độ và vị trí động cơ bước hay bộ lái
servo (servo drive)
 Ngõ ra điều rộng xung PWM, điều khiển tốc độ động cơ, vị trí valve,
hay điều khiển nhiệt độ… 16 bộ điều khiển PID với tính năng tự động
xác định thông số điểu khiển (auto-tune functionality)
 Thiết kế linh hoạt:
 Mở rộng tín hiệu vào/ra bằng board tín hiệu mở rộng (signal board),
gắn trực tiếp phía trước CPU, giúp mở rộng tín hiệu vào/ra mà không
thay đổi kích thước hệ điều khiển
 Mỗi CPU có thể kết nối tối đa 8 module mở rộng tín hiệu vào/ra.
Ngõ vào analog 0-10V được tích hợp trên CPU 3 module truyền thông
có thể kết nối vào CPU mở rộng khả năng truyền thông, vd module
RS232 hay RS485
 Card nhớ SIMATIC, dùng khi cần rộng bộ nhớ cho CPU, copy chương
trình ứng dụng hay khi cập nhật firmware Chẩn đoán lỗi online /
offline.

2.4. Giao tiếp


 S7-1200 hỗ trợ kết nối Profibus và kết nối PTP (point to point).
 Giao tiếp PROFINET với: Các thiết bị lập trình; Thiết bị HMI; Các bộ điều
khiển SIMATIC khác
Hỗ trợ các giao thức kết nối: TCP/IP; SIO-on-TCP; Giao tiếp với S7

14
Hình 2.6. Cấu hình giao tiếp của PLC S7-1200

15
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ỔN ĐỊNH MỨC NƯỚC
TRONG BỂ VỚI CẢM BIẾN ÁP SUẤT

1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1.1. Xử lý tín hiệu đo từ cảm biến áp suất
Nguyên lý của việc đo mức bằng cảm biến áp suất là dựa trên áp lực của
cột nước tác động lên cảm biến áp suất. Sau đó dựa vào công thức để tính ra
chiều cao của mức nước tương ứng với áp lực đo được trên cảm biến.
Những tín hiệu này thường có dạng 4-20ma hoặc 0-10V và truyền về hệ
thống điều khiển đóng ngắt bơm hoặc là van đóng mở nước vào ra bồn.
Ngoài ra, còn có một loại nữa là cảm biến áp suất thuỷ tĩnh. Chúng
thường dùng để đo mức nước cho các hồ, giếng khoang hay đập nước,… chúng
được thả trực tiếp xuống đáy của khu vực đo. Sau đó tính toán ra mức nước dựa
trên áp lực tác động lên cảm biến. Loại này có nhược điểm là chiều dài dây phụ
thuộc vào độ sâu của khu vực đo. Ví dụ đập sâu 10m thì chiều dài dây phải hơn
10m trở lên.
Tuy nhiên, vì bồn chứa nước, hay nói đúng hơn là cột chứa nước thường
rất cao và là dạng bồn kín. Vì thế những thiết bị như siêu âm hay radar dùng
không khả thi (phù hợp kênh hở, không áp suất và nhiệt độ cao) hoặc chi phí đầu
tư quá đắt đỏ.
Dùng cảm biến áp suất là theo nguyên lý chuyển đổi áp suất nước, chính
là xuất phát từ công thức tính:
1 bar = 10.21 mét nước
Ở đây ta sử dụng cảm biến áp suất gắn trực tiếp ở đáy bể đo để đo áp suất
cột nước tác động lên cảm biến.

Hình 3.1. Đo mức nước với cảm biến áp suất

16
Các cảm biến đo lường sẽ trả về các tín hiệu tương tự chuẩn như: dòng điện (0 –
20mA, 4 – 20mA), điện áp (± 10V ,± 5V , 0 – 10V…). Tín hiệu này qua mô-đun
AI sẽ được bộ ADC chuyển sang dạng số dưới dạng số hóa (mức) tín hiệu.

Hình 3.2. Mối quan hệ giữa mức tín hiệu và tín hiệu thực AI
K1 là mức tín hiệu nhỏ nhất tương ứng với tín hiệu tương tự nhỏ nhất
Lo_Lim đưa vào mô-đun AI.
K2 là mức tín hiệu lớn nhất tương ứng với tín hiệu tương tự lớn nhất
Hi_Lim đưa vào mô-đun AI.
Như vậy giá trị đọc về từ mô-đun AI có tầm giá trị K1 ≤∈≤ K2, với IN là
giá trị trả về từ mô-đun AI. Từ đó ta có thể viết được phương trình đọc và hiển
thị các giá trị tương tự một cách trực quan và dễ dàng hơn qua công thức sau:
OUT = [(IN – K1) / (K2 – K1)) * (Hi_Lim – Lo_Lim)] + Lo_Lim (*)
IN: Giá trị trả về cho các chân tín hiệu AIW.
OUT: Giá trị thực tế của tín hiệu tương tự đưa vào mô-đun AI với tầm giá
trị nằm trong khoảng Lo_Lim ≤ OUT ≤ Hi_Lim.
Giá trị [K1, K2] thường có khoảng phân giải là: [0, 27648].

Kết hợp hai lệnh NORM_X và SCALE_X ta có thể thực hiện công thức
(*) để xử lý tín hiệu dòng/áp AI.

Ví dụ: Lập trình PLC giám sát nước trong bồn đưa ra cảnh báo mức cao
là 990 lít và mức thấp là 110 lít. Giả sử bể cao 10 mét tương ứng thể tích là 1000
lít.
Vì 1bar =10 mét nước, mỗi 0.1 bar tương ứng 100 lít nước. Dùng cảm biến áp
suất 0-1bar đưa ra mức tín hiệu 0-10V.
Network 1: PLC đọc tín hiệu tương tự trả về từ cảm biến.

17
Giá trị các ngõ AI tích hợp trên CPU S7 – 1200 có hệ số [K1, K2] là [0,
27648] đưa vào [Min, Max] của hàm NORM_X.
Giá trị [Min, Max] trong hàm SCALE_X là giá trị cận trên và cận dưới
của đơn vị kỹ thuật tương ứng với giá trị [Lo_Lim, Hi_Lim], với kiểu dữ liệu là
số thực (Real). Giá trị cảm biến trả về từ 0 – 10V thì ta có thể khai báo là Max =
10.0 và Min = 0.0. Hoặc chúng ta có thể khai báo theo tỉ lệ % của hệ thống là
Max = 100.0 và Min = 0.0 tùy thuộc vào người dùng.
Để tiện lợi cho việc so sánh giá trị về số lít nước trong bồn cho nên ta sẽ
lựa chọn [Lo_Lim, Hi_Lim] = [100.0, 1000.0].
Network 2: Cảnh báo trạng thái mức nước theo trong bồn mức cao là 990
lít và mức thấp là 110 lít.

1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống

18
Hình 3.3. Sơ đồ cấu trúc hệ thống
Các thiết bị sử dụng trong hệ thống:
- Biến tần Biến tần Schneider ATV610 1.5kW, 3 pha 380V dùng để điều
khiển tốc độ động cơ.
- Bộ điều khiển PLC S7-1200.
- Động cơ 3 pha 380V, 1.5kW.
- Cảm biến áp suất 0-2.5bar, 0-10V.
- Máy tính điều khiển giám sát.
Hệ thống sử dụng cảm biến áp suất đo áp suất trong bể nước, đưa tín hiệu
về bộ điều khiển PLC, từ đó tính ra được mức nước đang có trong bể. Bộ điều
khiển PLC sẽ xuát tín hiệu analog 0-10V điều khiển biến tần làm thay đổi tốc độ
động cơ bơm, từ đó làm thay đổi lưu lượng nước bơm vào bể chứa.
Lượng nước trong bể sẽ thay đổi tùy thời điểm do phải cung cấp nước cho
những nơi khác trong nhà máy, để ổn định được mức nước trong bể chứa ở đây
ta có thể sử dụng phương pháp điều khiển ON/OFF truyền thống. Tuy nhiên như
vậy hiệu quả không cao, thời gian đáp ứng chậm. Ở đây ta sử dụng phương pháp
điều khiển PID với khối hàm PID có sẵn trong bộ điều khiển PLC S7-1200.
1.3. Chương trình hệ thống
Chương trình chính main:

19
Chương trình ngắt chu kỳ 100ms:

20
2. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Biết cách đo, xử lý được tín hiệu áp suất dạng analog.
Hệ thống thiết kế hoạt động tương đối ổn định, đảm bảo được yêu cầu đặt
ra, điều khiển PID đáp ứng tốt.
Giao diện điều khiển giám sát trên máy tính trực quan, dễ dàng sử dụng.
Người vận hành dễ dàng điều khiển và quan sát áp suất đo, thể tích nước trong
bể, tốc độ động cơ.
Tuy nhiên, hệ thống mới dừng lại ở mô hình chạy không tải, để đưa vào
thực tế cần thêm nhiều chức năng như luu trữ, cảnh báo, chế độ bằng tay, căn
chỉnh giá trị Kp, Ki theo yêu cầu thực tế.

Màn hình HMI

21
Hình 3.4. Giao diện điều khiển hệ thống

22

You might also like