You are on page 1of 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH


THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

NGUYỄN QUANG VINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


VIỆC CHỌN MUA THỰC PHẨM SẠCH TẠI BÁCH
HÓA XANH Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

BÁO CÁO MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

NGUYỄN QUANG VINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


VIỆC CHỌN MUA THỰC PHẨM SẠCH TẠI BÁCH
HÓA XANH Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

BÁO CÁO MÔN HỌC


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH NHỰT NGHĨA

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bản báo cáo của riêng tôi và được sự chỉ dẫn của TS.
Huỳnh Nhựt Nghĩa – giảng viên tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) . Một số
nội dung tham khảo đã được tôi trích dẫn theo đúng quy định. Kết quả nêu trong báo cáo
này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam kết sẽ chịu trách nhiệm cho báo cáo của bản thân.

Học viên

Vinh

Nguyễn Quang Vinh

(Bắt đầu đánh số trang La Mã, chữ thường (i) từ trang này)
LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn TS. Huỳnh Nhựt Nghĩa – thầy đã trực tiếp chỉ dẫn tôi
viết nên bài báo cáo này. Cám ơn thầy đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để tôi có bài
hoàn chỉnh như ngày hôm nay.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các tác giả mà tôi đã mượn nhờ trích dẫn.
Xin các ơn các tác giả vì đã giúp tôi có thể hoàn thiện tốt hơn bài nghiên cứu của mình.
Xin cám ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần
giúp tôi vượt qua quãng thời gian này.

Nguyễn Quang Vinh


TÓM TẮT

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN MUA THỰC PHẨM
SẠCH TẠI BÁCH HÓA XANH Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Báo cáo tìm hiểu về việc chọn mua thực phẩm sạch của người dân trên địa bàn Thành
phố Thủ Đức (TP. Thủ Đức).

(Không dài quá 02 trang)


ABSTRACT

TITLE (HV ghi tên đề tài bằng Tiếng Anh)

Tóm tắt nội dung báo cáo bằng tiếng Anh

(Không dài quá 02 trang)


MỤC LỤC

(Phải bao gồm tất cả các trang có đánh số trang La Mã i, ii, ...)

- Ví dụ cách trình bày một Mục lục:

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................................
TÓM TẮT.............................................................................................................................
ABSTRACT..........................................................................................................................
MỤC LỤC..............................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................v
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..................................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................
1.2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................................
1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...........................................................
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................
1.5.Ý nghĩa và đóng góp của đề tài....................................................................................
1.6. Kết cấu báo cáo...........................................................................................................
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................
2.1. Khái niệm....................................................................................................................
2.1.1. ...........................................................................................................................
2.1.2. ...........................................................................................................................
2.2. Lý thuyết về...............................................................................................................
……………………………………..
……………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- Đối với những từ được lặp lại nhiều lần thì có thể viết tắt từ đó và liệt kê các từ viết tắt
trong đề cương vào danh mục. Danh mục các từ viết tắt phải được sắp xếp theo thứ tự
ABC của từ được viết tắt.

- Đối với những từ viết tắt bằng tiếng Việt, chỉ cần phiên nghĩa đầy đủ từ tiếng Việt đã
được viết tắt, không cần dịch nghĩa tiếng Anh (xem ví dụ bên dưới).

- Đối với những từ viết tắt bằng tiếng Anh, phải có phiên nghĩa đầy đủ từ tiếng Anh đã
được viết tắt, và kèm theo nghĩa tiếng Việt (xem ví dụ bên dưới).

- Ví dụ cách trình bày một Danh mục các từ viết tắt (để trình bày đẹp mắt, HV kẻ bảng để
trình bày rồi chọn No border để ẩn khung):

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


AM Account Manager Quản lý khách hàng
BHXH Bảo hiểm xã hội
NH Ngân hàng
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG

- Nếu trong báo cáocó sử dụng Bảng thì liệt kê vào danh mục kèm số trang. Nếu không
có Bảng thì không cần trang này trong báo cáo .

- Lưu ý khi trình bày bảng: Tên bảng nằm trên bảng, nguồn nằm dưới bảng.

- Ví dụ cách trình bày một Danh mục các bảng:

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tên bảng 1.1..................................................................................................7

Bảng 1.2. Tên bảng 1.2................................................................................................10

Bảng 2.1. Tên bảng 2.1................................................................................................20

Bảng 3.1. Tên bảng 3.1................................................................................................35

..............................................................................
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

- Nếu trong báo cáocó sử dụng biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh thì liệt kê vào danh mục
kèm số trang. Nếu không có thì không cần trang này trong báo cáo .

- Lưu ý khi trình bày biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh: Tên biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh
nằm dưới biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh, trên nguồn).

- Ví dụ cách trình bày một Danh mục các hình ảnh:

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Tên hình 1.1...................................................................................................8

Hình 1.2. Tên hình 1.2.................................................................................................11

Hình 2.1. Tên hình 2.1.................................................................................................22

Hình 3.1. Tên hình 3.1.................................................................................................37

..............................................................................

* Lưu ý: Nếu chỉ có hình ảnh (không có biểu đồ, đồ thị, sơ đồ thì chỉ cần ghi Danh mục
các hình ảnh; tương tự cho các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ)
1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời đại hiện nay, nhu cầu ăn ngon của con người không chỉ đơn thuần là để
no bụng, mà đã chuyển dịch sang việc tìm kiếm trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời hơn. Tuy
nhiên, ăn ngon vẫn chưa đủ, chúng ta ngày càng khao khát ăn sạch, không bị ô nhiễm bởi
tạp chất hay chất bảo quản. Nhu cầu về thực phẩm sạch đã trở thành một vấn đề cấp thiết
và thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và y học. Chúng
ta đang tìm kiếm những nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng cao và bảo vệ sức khỏe của
chúng ta và gia đình. Trong tương lai, nghiên cứu và phát triển về thực phẩm sạch sẽ
đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và
mang lại lợi ích cho cả sức khỏe và môi trường sống.

Thành phố Thủ Đức, trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, là một khu vực phát triển
đáng chú ý với vị trí địa lý thuận lợi, diện tích rộng lớn và dân số đông đúc. Thủ Đức là
trung tâm kinh tế, giáo dục và công nghệ quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Với các trường đại học, khu công nghiệp và khu thương mại phát triển, Thủ Đức tạo ra
nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Giao thông thuận tiện và cơ sở hạ
tầng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển và giao thương. Ngoài ra, Thủ Đức
cũng cung cấp nhiều tiện ích và dịch vụ cho cư dân, bao gồm khu dân cư phát triển, khu
vui chơi, giải trí và các khu du lịch. Với tiềm năng phát triển lớn, Thủ Đức trở thành địa
điểm hấp dẫn cho đầu tư và sinh sống, mang lại lợi ích cho cộng đồng và người dân.

Theo báo cáo của Ban An toàn thực phẩm Thành phố Thủ Đức (27/2/2023):“Trong
năm 2022, cả nước xảy ra 54 vụ ngộ độc thực phẩm, 1.359 người bị ngộ độc, trong đó
có 18 người tử vong”. Trong đó, TP.Thủ Đức ghi nhận 01 vụ ngộ độc gồm 08 người và
có 02 người tử vong. Có rất nhiều cảnh báo ngộ độc được cơ quan y tế TP.Thủ Đức tuyên
truyền như ngộ độc Botulium, ngộ độc nấm, ngộ độc thực phẩm chay,… và tỷ lệ người
mắc các bệnh về thực phẩm như các loại ung thư, viêm gan A, Campylobacter, ngộ độc
Ciguatera, Vibrio vulnificus đang có xu hướng tăng lên do nguồn cung thực phẩm bẩn
(Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2022). Điểu đó cho thấy thấy rằng sử dụng thực phẩm
sạch là cần thiết và quan trọng. Đồng thời, các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, an toàn thực
phẩm, thực phẩm sạch cũng đã và đang được nhiều chuyên gia nghiên cứu đến. Có nhiều
2

nghiên cứu đã được thực hiện trước đây như “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua
thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng ở Hà Nội (Hoàng Thị Bảo Thoa và cs, 2019),
“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành
phố Hồ Chí Minh” (Hồ Thị Diệp – Quỳnh Châu, 2015), “Các nhân tố tác động đến ý
định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng” (Lê Thị Thùy
Dung, 2017),… Tuy nhiên, có vấn đề nghiên cứu ở các khu vực thành phố khác, cũng có
nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhưng thời gian nghiên cứu cách đây
sớm nhất cũng là bốn năm. Đa số các nghiên cứu về nhận thức người tiêu dùng, ý định
mua, quyết định mua thực phẩm hữu cơ mà chưa có ai nghiên cứu về việc chọn mua thực
phẩm sạch tại khu vực Thành phố Thủ Đức (TP.Thủ Đức). Các nghiên cứu trước đây cho
thấy có ba đến bốn nhân tố ảnh hưởng nhưng phần lớn trong số chúng là kết quả mang
tính định tính, chỉ vài nghiên cứu mang tính định lượng. Vì thế, vấn đề còn thiếu sót đây
là có những nghiên cứu, tổng hợp lại để giải quyết vấn đề thực phẩm sạch cho người dân,
giúp các nhà quản trị Bách Hóa Xanh (BHX) có những quyết sách đúng đắn cho vấn đề
cấp thiết đang hiện hữu khu vực TP.Thủ Đức. Đó chính là lý do cho sự ra đời của báo cáo
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua thực phẩm sạch tại Bách Hóa Xanh
ở khu vực Thành phố Thủ Đức”

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua thực phẩm sạch tại TP.Thủ Đức.
Từ đó đưa ra các kiến nghị cho nhà quản trị nhằm tăng khả năng tiếp cận và thu hút
khách hàng trong khu vực này.

1.2.2. Mục tiêu chi tiết

Để hoàn thành được các mục tiêu cho bài báo cáo này, báo cáo cần lần lượt xác định
được các yếu tố sau:

- Hiểu biết về tổng quan các lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua
thực phẩm sạch của người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực TP.Thủ Đức.

- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc chọn mua
thực phẩm sạch của khách hàng khu vực TP.Thủ Đức.

- Từ các nhân tố ảnh hưởng trên, tác giả đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng
3

đối với quyết định chọn mua bằng các phương pháp kiểm định khoa học để tìm
ra giải pháp khắc phục thích hợp nhất.

- Cuối cùng, kiến nghị giúp công ty (BHX) có những chiến lược và giải pháp
quản trị hiểu quả giúp người dân TP.Thủ Đức đều có thể sử dụng được thực
phẩm sạch.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Từ những mục tiêu đã đặt ra trước đó, báo cáo yêu cầu các vấn đề tất yếu sau:

- Các lý thuyết nào liên quan đến việc chọn mua thực phẩm sạch, mà trọng tâm ở
đây là việc chọn mua tại BHX của người dân TP.Thủ Đức?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chọn mua thực phẩm sạch ở BHX của
người dân TP.Thủ Đức?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến việc chọn mua thực phẩm sạch
như thế nào?

- Những hàm ý quản trị nào giúp các nhà quản trị của BHX giải quyết nhu cầu
thực phẩm sạch, kích thích khả năng chọn mua của người dân TP.Thủ Đức?

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch cũng như kế thừa những tác giả đã giải
quyết cùng chung vấn đề thực phẩm sạch trước đó, bài báo cáo này sử dụng kết hợp hai
phương pháp nghiên cứu là định tính bằng việc thông qua tìm kiếm các tài liệu liên quan
đồng thời phỏng vấn các chuyên gia để xây dựng mô hình thang đo. Song song với đó là
định lượng bằng việc dựa trên thang đo đi nghiên cứu khảo sát 150 người bất kì đang sinh
sống và làm việc tại TP.Thủ Đức. Qua đó bài báo cáo được chặt chẽ, đúng đắn và có khả
năng áp dụng vào thực tế giúp doanh nghiệp điều hành hiệu quả hơn.

1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua thực
phẩm sạch tại cửa hàng BHX ở khu vực TP.Thủ Đức.

Đối tượng khảo sát là người dân ở TP.Thủ Đức.


4

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: báo cáo được khảo sát tại khu vực TP.Thủ Đức.

- Thời gian: được tiến hành từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023.

- Nội dung: các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua thực phẩm sạch tại BHX ở
khu vực TP.Thủ Đức.

1.6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

- Đóng góp về mặt lý thuyết: báo cáo giúp tổng quan lại các lý thuyết về việc
chọn mua thực phẩm sạch từ các nghiên cứu có trước đó đồng thời góp thêm các
mặt thiếu sót giúp hoàn chỉnh hơn làm tài liệu tham khảo cho người sau này.

- Đóng góp về mặt thực tiễn: giúp các nhà quản trị của BHX có những quyết sách
sáng suốt trong quá trình điều hành doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận
gần hơn với thực phẩm sạch đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

1.7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Báo cáo được thiết kế thành năm chương chính:

- Chương 1: Tổng quan: trong chương này, tác giả sẽ trình bày lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và bố cục đề tài.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết: tác giả trình bày các khái niệm chọn mua, thực phẩm
sạch, các lý thuyết về quyết định chọn, lý thuyết hành vi tiêu dùng,… xác định
các yếu tố ảnh hưởng và mô hình nghiên cứu đề xuất.

- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: tác giả đưa ra quy trình nghiên cứu, các thang
đo, phương pháp xác định cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân
tích dữ liệu.

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày các kết quả nghiên cứu, các thống kê,
kiểm định độ tin cậy, phân tích sai biệt.

- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: tác giả đưa ra kết luận chung và đề xuất
các hàm ý quản trị giúp cho BHX có những phương hướng giải quyết các vấn đề
còn tồn đọng trong thời gian qua.
5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. KHÁI NIỆM

2.1.1. Khái niệm về thực thực phẩm sạch

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Thực phẩm được coi là an toàn khi không bị
ô nhiễm bởi các chất độc hại hoặc vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người, chẳng hạn
như các vi khuẩn, thuốc trừ sâu và các chất còn lại từ thuốc thú y, cũng như thủy tinh
hoặc đá”.

Theo Viện Công nghiệp Thực phẩm (FIRI): “Thực phẩm sạch hiểu theo nghĩa đơn
giản là thực phẩm không chứa chất bẩn, an toàn, tốt cho sức khỏe con người. Thực phẩm
sạch được đánh giá từ quá trình sản xuất, nuôi trồng cho đến khâu bảo quản, vận chuyển
và phân phối”.

Theo Viện chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD): “Nông - thực
phẩm sạch còn gọi là nông - thực phẩm không ô nhiễm (Pollution free), nông - thực
phẩm không gây hại, nông - thực phẩm an toàn vệ sinh. Nông - thực phẩm không ô
nhiễm là nông - thực phẩm không có chất ô nhiễm gây hại (gồm dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật, kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại) hoặc các chất ô nhiễm gây hại được
khống chế dưới mức giới hạn cho phép (MRL), đảm bảo nông - thực phẩm đạt yêu cầu
an toàn, vệ sinh, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng”.

Như vậy, theo tác giả thực phẩm sạch có thể hiểu là các loại thực phẩm không bị ô
nhiễm bởi chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh hoặc các chất ô nhiễm khác. Thực phẩm sạch
đảm bảo an toàn, vệ sinh và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng từ quá trình sản xuất, nuôi
trồng cho đến quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối.

2.1.2. Khái niệm về việc chọn mua

Chọn mua là quá trình người tiêu dùng lựa chọn và mua các sản phẩm hoặc dịch vụ
phù hợp với nhu cầu, mong muốn và tiêu chuẩn cá nhân của mình. Đây là một quyết định
cá nhân trong việc chọn lựa giữa các tùy chọn có sẵn trên thị trường (Diksha Panwar, etc,
6

2019).

“Ý định hành vi (behavioral intention), hay gọi tắt là ý định (intention) là một khái
niệm rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng và những lĩnh vực khác nói
chung. Ý định tham gia vào một hành vi càng mạnh thì khả năng thực hiện hành vi đó
càng cao. Ý định mua là một loại của việc ra quyết định mua hàng mà khi đó người tiêu dùng
nghiên cứu lý do để mua một thương hiệu cụ thể”. (NGUYỄN QUỐC CƯỜNG, etc, 2021)

“Ý định tiêu dùng phản ánh niềm tin của người tiêu dùng liên quan đến chuỗi hành
vi tiêu dùng. Theo Ajzen (1985), nó được mô tả như là một động lực cá nhân trong nhận
thức kế hoạch/quyết định của người tiêu dùng để phát huy nỗ lực trong việc thực hiện
một hành vi cụ thể. ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi. Ý định hành
vi ngụ ý sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi cho trước”. (HOÀNG THỊ BẢO
THOA, 2016)

Quá trình chọn mua bao gồm việc thu thập thông tin, nghiên cứu và đánh giá các
sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Người tiêu dùng có thể tìm hiểu thông qua đọc nhận
xét, đánh giá từ người dùng khác, xem xét thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, hoặc tham
khảo ý kiến từ bạn bè, gia đình và người thân.

Trong quá trình chọn mua, người tiêu dùng thường xem xét các yếu tố như chất
lượng, tính năng, giá cả, đáng tin cậy, thương hiệu, sự phù hợp với mục đích sử dụng và
các yếu tố tâm lý khác. Các quyết định chọn mua có thể dựa trên các ưu tiên cá nhân, giá
trị, trải nghiệm trước đó và tầm nhìn dài hạn.

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.1. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng

Lý thuyết hành vi tiêu dùng của Kotler & Keller (2012): “Hành vi người tiêu dùng
phản ánh tổng thể những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết
nhu cầu cho tới khi mua và sau khi mua sản phẩm”. Đây là khung lý thuyết quan trọng
trong lĩnh vực tiếp thị và quản lý. Nó tập trung vào việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng,
quá trình quyết định mua hàng và yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng.

Theo lý thuyết này, Kotler nhấn mạnh rằng hành vi tiêu dùng không chỉ dựa trên
một quá trình tình cảm hay ngẫu nhiên, mà nó được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau. Các yếu tố này bao gồm yếu tố cá nhân, xã hội, văn hóa, kinh tế và tâm lý. Kotler
7

giải thích quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng bằng cách chia nó thành các
giai đoạn khác nhau: nhận thức, tìm kiếm thông tin, đánh giá và so sánh, quyết định mua
hàng, hậu quả và đánh giá sau mua hàng. Qua đó, các doanh nghiệp có thể hiểu sâu hơn
quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng, dễ dàng tiếp cận, tương tác với khách
hàng. Việc lý giải các hành vi của người tiêu dùng không đơn giản và rất phức tạp. Mô
hình kích thích-phản ứng (Stimulus-Response Model) có thể phần nào lý giải các hành vi
này.

Các đáp
ứng của
Môi trường Hộp đen của người mua
người
mua

Các tác Các tác Đặc điểm


Quy trình quyết
nhân nhân của người
định của người mua
marketing khác mua

Chọn sản
phẩm
Kinh tế Chọn nhãn
Nhận diện nhu cầu
Sản phẩm Công Văn hóa hiệu
Tìm kiếm thông tin
Giá cả nghệ Xã hội Chọn nơi
Đánh giá và chọn lựa
Phân phối Xã hội Cá nhân mua
Quyết định mua hàng
Chiêu thị Văn hóa Tâm lý Chọn thời
Ứng xử sau mua gian

Số lượng
mua

Hình 2. 1. Mô hình hành vi tiêu dùng (Kotler & Keller, 2012)


(Nguồn: Kotler và Keller, 2012)
2.2.2. Lý thuyết về hành vi dự định

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) được Icek Ajzen
8

giới thiệu trong bài báo "The theory of planned behavior" năm 1991 “hành động của con
người được hướng dẫn bởi ba loại xem xét: niềm tin về hậu quả có thể xảy ra từ hành vi
(niềm tin hành vi), niềm tin về kỳ vọng giới chuẩn của người khác (niềm tin chuẩn mực),
và niềm tin về sự hiện diện của các yếu tố có thể tạo thuận lợi hoặc cản trở việc thực
hiện hành vi (niềm tin kiểm soát). Kết hợp ba loại niềm tin này, ta có ý định hành vi, sẵn
sàng thực hiện một hành vi cụ thể”. Đây là một mô hình giải thích và dự đoán hành vi
của con người, là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen & Fishbein, 1980)

Theo lý thuyết này, hành vi của con người được dự đoán dựa trên ba yếu tố chính:
thái độ, quy định chủ thể và quản lý kiểm soát. Ba yếu tố này cùng nhau tạo thành ý định
mua hàng của người tiêu dùng. Theo TPB, khi người tiêu dùng có ý định mua sắm, khả
năng thực hiện hành vi mua hàng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ý định mua hàng
không đảm bảo rằng hành vi mua hàng sẽ được thực hiện, vì các yếu tố khác như ràng
buộc tài chính, sự hấp dẫn của sản phẩm/dịch vụ và tình huống cụ thể cũng có thể ảnh
hưởng đến việc thực hiện hành vi mua sắm.

Mô hình của lý thuyết:

Thái độ đối với


hành vi

Ý
định
Chuẩn chủ hành Hành
quan vi vi

Nhận thức

Hình 2. 2. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991)


(Nguồn: Ajzen, 1991)

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

- Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Mai – Nguyễn Thanh Phong (2020) về “CÁC
9

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI
QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI”. Nghiên cứu dựa trên phương pháp định lượng
bằng cách dựa trên số liệu sơ cấp thu được gián tiếp và trực tiếp thông qua điều
tra 296 người trên địa bàn quận Long Biên và phân tích bằng mô hình cấu trúc
(SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy “có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định
tiêu thụ thực phẩm hữu cơ (TPHC) của người dân trong khu vực, bao gồm nhận
thức của người tiêu dùng về TPHC, sự quan tâm về sức khỏe, chuẩn mực chủ
quan và sự cảm nhận về giá cả TPHC" (Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thanh
Phong, 2020). Mô hình nghiên cứu được trình bày như sau:

Nhận thức và hiểu biết về TPHC Ý định


mua
H1(+)
thực
phẩm
hữu cơ
của
Cảm nhận về giá cả sản phẩm H2(+) người
tiêu
dùng
H3(+) trên địa
Chuẩn mực chủ quan
bàn
H4(+) quận
Long
Sự quan tâm về sức khỏe Biên

Hình 2. 3. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ tại
quận Long Biên, Hà Nội
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Mai – Nguyễn Thanh Phong, 2020)

- Nghiên cứu của Huỳnh Đình Lệ Thu, etc, (2022) về “CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN”. Nghiên cứu dựa trên phương pháp
định lượng – phân tích EFA và cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu
cho thấy thái độ và niềm tin có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua TPHC
niềm tin đóng vai trò như tiền đề của thái độ và làm trung gian trong mối quan
10

hệ giữa thông tin minh bạch và kiến thức về thực phẩm hữu cơ với ý định mua
TPHC. Mô hình nghiên cứu được trình bày như sau:

Chuẩn
chủ quan
H2
Thông tin
H6
minh bạch
Thái độ
H5 H1 Ý định mua
TPHC
H3
H7
H4
H8 Niềm tin
Kiến thức
về TPHC

Hình 2. 4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua và hành vi mua sản
phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Long Xuyên
(Nguồn: Huỳnh Đình Lệ Thu, etc, 2022)

- Nghiên cứu của Bùi Thị Hoàng Lan (2021) về “ÐỘNG CƠ NÀO ẢNH
HƯỞNG ÐẾN Ý ÐỊNH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG VIỆT NAM”. Nghiên cứu dựa trên cả hai phương pháp là định tính và
định lượng theo hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và tra đổi chuyên gia. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố thuộc khung lý thuyết Hành vi dự định
(TPB) như Thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi đều có tác
động đến ý định mua TPHC. Mô hình nghiên cứu được trình bày như sau:
11

Sức khỏe
H1+ a,b,c Thái độ

H5+
Niềm tin
H2+ a,b,c Chuẩn
chủ quan H6+ Ý định
mua
Hấp dẫn
H3+ a,b,c
H7+
Nhận thức
kiểm soát
Môi trường Hành vi
H4+ a,b,c

Hình 2. 5. Mô hình động cơ nào ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của
người tiêu dùng Việt Nam
(Nguồn: Bùi Thị Hoàng Lan, 2021)

Bảng 2. 1. Các mô hình nghiên cứu trước đây

Nguyễn
Các nhân tố Ngọc Mai – Huỳnh
Kotler & Bùi Thị
ảnh Ajzen Nguyễn Đình Lệ
Keller Hoàng Lan
hưởng/Tác (1991) Thanh Thu, etc
(2012) (2021)
giả Phong (2022)
(2020)

Sản phẩm 

Giá cả  
12

Phân phối 

Chiêu thị 

Kinh tế 

Công nghệ 

Xã hội  

Văn hóa 

Chuẩn chủ
   
quan

Nhận thức   

Sự quan tâm
 
về sức khỏe

Kiến thức về

TPHC

Thái độ   

Thông tin

minh bạch

Niềm tin  

Sự hấp dẫn 

(Nguồn: tác giả)

2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.4.1. Giải thuyết

Kết thừa các yếu tố từ các nghiên cứu trước, thông qua trao đổi với các chuyên gia
TS.Huỳnh Nhựt Nghĩa, các bạn sinh viên UEF và một số nhân viên BHX sinh sống và
13

làm việc ở khu vực TP.Thủ Đức. Tác giả nhận định có sáu nhân tố ảnh hưởng đến việc
chọn mua thực phẩm sạch ở BHX tại khu vực TP.Thủ Đức như sau:

- Nhận thức được hiểu là tầng ý thức của con người phản ánh trong trong tâm trí.
(Đỗ Thị Thùy Trang, 2023). Chúng ta có thể tiếp nhận, nhận biết, kiểm soát ý
thức của chính mình thông qua suy nghĩ, hành vi. Cùng với đời sống ngày càng
phát triển, nhận thức của con người không ngừng được nâng lên, cải thiện hơn.
Con người chú trọng hơn việc quan tâm đến sức khỏe chính mình và có những
hành động cụ thể như sống xanh, thân thiện môi trường cũng như sử dụng các
thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn và sức khỏe.

Giả thuyết 1: H1*: Nhân tố nhận thức có ảnh hưởng đến việc chọn mua thực
phẩm sạch của người tiêu dùng.

- Chuẩn chủ quan là những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ, cách ứng xử của bản
thân đứng trước một hành động nào đó. Các nhân tố này bị tác động bởi văn
hóa, truyền thống hay có thể gọi chúng là những định kiến. Định kiến của con
người do quá trình mình học hỏi, nhận thức mà con người cho đó là đúng. Con
người bị tác động nhiều năm, nhiều thế hệ và gần như các định kiến đó đã trở
thành niềm tin tuyệt đối. Việc thực hiện hành vi chịu tác động áp lực tâm lí xã
hội cung được xem là chuẩn chủ quan (Ajzen, 1991).

Giả thuyết 2: H2*: Nhân tố chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến việc chọn mua
thực phẩm sạch của người tiêu dùng.

- Niềm tin – trạng thái rủi ro và dễ bị tổn thương bắt nguồn từ các động cơ, ý định
không chắc chắn của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi người khác (Kramer,
R.M, 1999). Một trong những cách hiệu quả nhất là niềm tin để giảm sự không
chắc chắn của người tiêu dùng. (Hart, P. , and Saunders, C, 1997). Qua đó, niềm
tin đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hành vi, ý định chọn mua tiêu
dùng hàng thực phẩm sạch của người tiêu dùng.

Giả thuyết 3: H3*: Nhân tố niềm tin có ảnh hưởng đến việc chọn mua thực
phẩm sạch của người tiêu dùng.

- Thái độ theo lý thuyết hành vi dự định thì được xem là một nhân tố then chốt
trong ý định chọn và có cùng chiều với ý định thực hiện (Ajzen, 1991). Theo
14

đó, thái độ đối với thực phẩm sạch càng cấp thiết thì hành vi của người tiêu dùng
cũng chịu ảnh hưởng theo.

Giả thuyết 4: H4*: Nhân tố thái độ có ảnh hưởng đến việc chọn mua thực phẩm
sạch của người tiêu dùng.

- Giá cả và giá trị là hai nhân tố được người mua hàng quan tâm hơn cả. Người
tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm nếu họ thấy rằng đó là hợp lý
(Nguyễn Thảo Nguyên, Lê Thị Trang, 2020). Qua đó, ta thấy rằng giá cả có ảnh
hưởng nhất định đến việc chọn mua hàng hóa của người tiêu dùng.

Giả thuyết 5: H5*: Nhân tố giá cả có ảnh hưởng đến việc chọn mua thực phẩm
sạch của người tiêu dùng.

- Ngày này, vấn đề về sức khỏe đang được quan tâm hơn bao giờ hêt. Con người
ngày càng quan tâm đến việc ăn uống an toàn vệ sinh thực phâm hơn, đặc biệt là
các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ. Theo Ahmad & Juhdi (2010), tiêu
dùng thực phẩm sạch được người tiêu dùng coi là nhân tố giúp ngăn chặn bất kì
bệnh tật nào. Wong, etc (2020) tin tưởng người tiêu dùng sẵn sàng chi cho các
thực phẩm lành mạnh và thái độ tiêu dùng tích cực. Tác giả đề xuất ra giả
thuyết:

Giả thuyết 6: H6*: Nhân tố sức khỏe có ảnh hưởng đến việc chọn mua thực
phẩm sạch của người tiêu dùng.

- Trong thời đại kĩ thuật số như ngày nay, thông tin là yếu tố quyết định quan
trọng đến kết quả của bất cứ công việc gì. Theo Teng and Wang (2015) thì thông
tin minh bạch làm tăng tính thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm. Các
cân nhắc của người tiêu dùng về sản phẩm sẽ được loại bỏ nếu các lợi ích và
thông tin được cung cấp đầy đủ. Các nghiên cứu của Gracia và Magistris(2008)
cho thấy rằng việc người tiêu dùng có thể tiếp cận được các thông tin chi tiết, tin
cậy sẽ làm tăng niềm tin của họ đối với thực phẩm sạch.

Giả thuyết 7: H7*: Nhân tố thông tin minh bạch có ảnh hưởng đến việc chọn
mua thực phẩm sạch của người tiêu dùng.

2.4.2. Mô hình nghiên cứu:

Ứng dụng mô hình nghiên cứu của nhiều nguồn nghiên cứu đi trước mà tác giả đã
15

tổng hợp ở Bảng 2.1., tác giả đã xây dựng được bảy giả thuyết cho nghiên cứu về thực
phẩm sạch. Mô hình được tác giả đề xuất nghiên cứu như sau:

Nhận thức
H1*

Chuẩn chủ quan


H2*

Niềm tin H3* Chọn mua


thực phẩm sạch

Thái độ H4*

H5*
Giá cả

H6*
Sức khỏe
H7*

Thông tin minh bạch

Hình 2. 6. Mô hình nghiên cứu đề xuất nghiên cứu phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến việc chọn mua thực phẩm sạch tại Bách Hóa Xanh
ở khu vực Thành phố Thủ Đức
Nguồn: (tác giả nghiên cứu và đề xuất)
16

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Xây dựng Tổng quan Xây dựng mô


vấn đề lý thuyết hình nghiên cứu

Khảo sát

Xử lý số Kiểm định Tổng hợp


liệu thành báo cáo

Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu của tác giả


Nguồn: (tác giả nghiên cứu và đề xuất)

Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tác giả đã chia quy trình nghiên cứu thành bảy
phần như sau:

- Bước 1: Xây dựng vấn đề: tác giả sẽ trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa của đề tài.

- Bước 2: Tổng quan lý thuyết: tác giả trình bày các khái niệm chọn mua, thực
17

phẩm sạch, các lý thuyết về quyết định chọn, lý thuyết hành vi tiêu dùng, tham
khảo các yếu tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước.

- Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu: xác định các yếu tố ảnh hưởng, các
thang đo, các biến độc lập, biến phụ thuộc. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu
cụ thể cho đề tài.

- Bước 4: Khảo sát: tác giả khảo sát ý kiến của các chuyên gia, các bạn sinh viên
UEF và người dân sinh sống, làm việc tại khu vực TP.Thủ Đức bằng phương
pháp khảo sát qua Google form.

- Bước 5: Xử lý số liệu: tác giả tổng hợp lại các dữ liệu từ các cuộc khảo sát,

- Bước 6: Kiểm định: tác giả kiểm định số liệu bằng phương pháp phân tích EFA
và cấu trúc tuyến SEM bằng phần mềm SPSS để kiểm định độ tin cậy cho mô
hình giải thuyết của đề tài.

- Bước 7: Tổng hợp thành báo cáo: tác giả đưa ra kết luận cho đề tài, tổng hợp
chúng thành báo cáo hoàn chỉnh có giá trị sử dụng đồng thời đề xuất ra giải pháp
giúp các nhà quản trị của BHX điều hành doanh nghiệp hiểu quả hơn.

3.2. THANG ĐO

3.2.1. Thang đo về nhận thức:

Thang đo “Nhận thức” được được thiết kế dựa trên thang đo Huỳnh Đình Lệ Thu,
etc (2022) gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ NT1 đến NT5 như sau:

Bảng 3. 1. Thang đo Nhận thức


Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Huỳnh Đình Lệ Thu, etc


NT1 Tôi tin tôi có khả năng mua thực phẩm sạch
(2022)

Tôi có nguồn lực, thời gian và sự sẵn lòng Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
NT2
để mua thực phẩm sạch (2022)

Thực phẩm sạch thường có sẵn trong các Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
NT3
cửa hàng nơi tôi thường hay mua sắm (2022)

NT4 Có rất nhiều cơ hội để tôi mua thực phẩm Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
18

sạch (2022)

Tôi cảm thấy rằng việc mua thực phẩm sạch Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
NT5
hoàn toàn nằm trong kiểm soát của tôi (2022)

(Nguồn: tác giả tham khảo và điều chỉnh)

3.2.2. Thang đo về chuẩn chủ quan

Thang đo “Chuẩn chủ quan” được được thiết kế dựa trên thang đo Huỳnh Đình Lệ
Thu, etc (2022) gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ CCQ1 đến CCQ4 như sau:

Bảng 3. 2. Thang do Chuẩn chủ quan


Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Những người quan trọng với tôi (gia đình,


Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
CCQ1 bạn bè…) nghĩ rằng tôi nên tiêu dùng thực
(2022)
phẩm sạch

Quyết định mua sắm của tôi chịu ảnh Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
CCQ2
hưởng của những người trong gia đình (2022)

Các phương tiện thông tin đại chúng (báo,


Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
CCQ3 đài, TV, internet…) hiện nay đưa nhiều
(2022)
thông tin về thực phẩm sạch

Chính phủ hiện nay khuyến khích người Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
CC4
tiêu dùng mua thực phẩm sạch (2022)

(Nguồn: tác giả tham khảo và điều chỉnh)

3.2.3. Thang đo về niềm tin

Thang đo “Niềm tin” được được thiết kế dựa trên thang đo Nguyễn Kim Nam
(2015) gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ NT*1 đến NT*4 như sau:

Bảng 3. 3. Thang do Niềm tin


Mã hóa Biến quan sát Nguồn

NT*1 Tôi tin tưởng tưởng nhãn hàng thực phẩm Nguyễn Kim Nam (2015)
19

sạch trên bao bì là chính xác

Tôi tin tưởng thực phẩm sạch được sản xuất


NT*2 Nguyễn Kim Nam (2015)
đúng theo phương pháp

Tôi dễ dàng nhận biết nhãn hàng thực phẩm


NT*3 Nguyễn Kim Nam (2015)
sạch trên bao bì sản phẩm

Tôi nhận thức được tầm quan trọng của


NT*4 Nguyễn Kim Nam (2015)
nhãn hàng thực phẩm sạch trên bao bì

(Nguồn: tác giả tham khảo và điều chỉnh)

3.2.4. Thang đo về thái độ

Thang đo “Thái độ” được được thiết kế dựa trên thang đo Nguyễn Kim Nam
(2015), Phạm Xuân Giang, Nguyễn Thị Thu Hằng (2021), Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
(2022) gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ TĐ1 đến TĐ5 như sau:

Bảng 3. 4. Thang đo Thái độ


Mã hóa Biến quan sát Nguồn

TĐ1 Tôi thích ý tưởng mua thực phẩm sạch Nguyễn Kim Nam (2015)

TĐ2 Mua thực phẩm sạch là một ý tưởng tốt Nguyễn Kim Nam (2015)

TĐ3 Tôi ủng hộ việc mua thực phẩm sạch Nguyễn Kim Nam (2015)

Phạm Xuân Giang, Nguyễn


TĐ4 Mua thực phẩm sạch là việc dễ dàng
Thị Thu Hằng (2021)

Tôi luôn có thái độ tích cực đối với việc Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
TĐ5
mua thực phẩm sạch (2022)

(Nguồn: tác giả tham khảo và điều chỉnh)

3.2.5. Thang đo về giá cả

Thang đo “Giá cả” được được thiết kế dựa trên thang đo Nguyễn Ngọc Mai,
Nguyễn Thanh Phong (2020) gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ GC1 đến GC4 như
20

sau:

Bảng 3. 5. Thang đo Giá cả


Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Giá của thực phẩm sạch cao hơn thực phẩm Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn
GC1
thường Thanh Phong (2020)

Tôi thấy giá thực phẩm sạch phù hợp quy trình Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn
GC2
sản xuất Thanh Phong (2020)

Tôi thấy giá thực phẩm sạch hiện nay chấp Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn
GC3
nhận được Thanh Phong (2020)

Tôi thấy giá thực phẩm sạch cao nhưng vẫn Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn
GC4
sẽ mua Thanh Phong (2020)

(Nguồn: tác giả tham khảo và điều chỉnh)

3.2.6. Thang đo về sức khỏe

Thang đo “Sức khỏe” được được thiết kế dựa trên thang đo Nguyễn Ngọc Mai,
Nguyễn Thanh Phong (2020), Nguyễn Sơn Giang (2009) gồm 5 biến quan sát được mã
hóa từ SK1 đến SK5 như sau:

Bảng 3. 6. Thang đo Sức khỏe


Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Tôi mua thực phấm sạch để đảm bảo sức Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn
SK1
khỏe gia đình và bản thân Thanh Phong (2020)

Sức khỏe là yếu tố tôi quan tâm khi lựa Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn
SK2
chọn thực phẩm Thanh Phong (2020)

Sức khỏe là rất quan trọng. Tôi rất ý thức về Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn
SK3
sức khỏe Thanh Phong (2020)

Tôi quan tâm đến những ảnh hưởng lâu dài Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn
SK4
của việc ăn uống Thanh Phong (2020)
21

So với người cùng tuổi, sức khoẻ của tôi là


SK5 Nguyễn Sơn Giang (2009)
rất tốt

(Nguồn: tác giả tham khảo và điều chỉnh)

3.2.7. Thang đo về thông tin minh bạch

Thang đo “Thông tin minh bạch” được được thiết kế dựa trên thang đo Huỳnh Đình
Lệ Thu, etc (2022) gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ TT1 đến TT4 như sau:

Bảng 3. 7. Thang đo Thông tin minh bạch


Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Nhãn mác, bao bì của thực phẩm sạch cung Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
TT1
cấp thông tin chính xác về sản phẩm (2022)

Nhãn mác, bao bì của thực phẩm sạch cung


Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
TT2 cấp đúng thông tin về ngày sản xuất sản
(2022)
phẩm

Nhãn mác, bao bì của thực phẩm sạch cung Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
TT3
cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm (2022)

Tôi hài lòng với những thông tin trên nhãn Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
TT4
mác, bao bì của thực phẩm sạch cung cấp (2022)

(Nguồn: tác giả tham khảo và điều chỉnh)

3.2.8. Thang đo về chọn mua

Thang đo “Chọn mua” được được thiết kế dựa trên thang đo Huỳnh Đình Lệ Thu,
etc (2022), Nguyễn Kim Nam (2015), Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thanh Phong (2020)
gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ CM1 đến CM6 như sau:

Bảng 3. 8. Thang đo Chọn mua


22

Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Nếu thực phẩm sạch có sẵn tại các siêu thị, Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
CM1
cửa hàng thực phẩm tôi sẽ mua chúng (2022)

Tôi sẵn sàng mua thực phẩm sạch mặc dù Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
CM2
giá cao hơn thực phẩm thông thường (2022)

Xác suất tôi sẽ mua thực phẩm sạch là rất Huỳnh Đình Lệ Thu, etc
CM3
cao (2022)

Thời gian tới tôi sẽ chuyển sang mua thực


CM4 phẩm sạch thay thế cho thực phẩm thông Nguyễn Kim Nam (2015)
thường

Tôi sẽ chủ động tìm kiếm thực phẩm sạch Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn
CM5
để tiêu dùng Thanh Phong (2020)

Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn


CM6 Tôi sẽ mua thực phẩm sạch thường xuyên
Thanh Phong (2020)

(Nguồn: tác giả tham khảo và điều chỉnh)

3.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XÁC ĐỊNH CỠ MẪU:

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu:

Trong nghiên cứu định lượng, phương pháp chọn mẫu được chia thành hai nhóm
chính gồm:

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng
phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là :

n= 50+ 8*m

Theo Tabachnick & Fidell (1996), m là biến độc lập. Ta có được m=8 vì nghiên cứu
có 8 biến được thiết lập theo thang đo Liker. Do đó, cần có ít nhất 114 mẫu khảo sát để
đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu.

(trong nghiên cứu định lượng,


23

Chọn mẫu phi xác xuất gồm có: ….

Chọn mẫu xác xuất gồm có: …(sgk)

Tóm lại, trong đề tài này, do giới hạn về thời gian, kinh phí, kinh nghiệm, tác giả
chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện thông qua gg form.

3.3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu:

(mỗi pp lghi nhắn gọn 1 câu thôi- sgk)

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(không đánh số trang)

Sắp xếp tên tác giả theo thứ tự ABC

1. ......
2. ......
3. ......
PHỤ LỤC

(không đánh số trang)

Phụ lục 1: Bảng khảo sát

Phụ lục 2: Thống kê miêu tả

Phụ lục 3: Kết quả SPSS về kiểm định độ tin cậy thang đo

Phụ lục 4: Kết quả SPSS và xoay nhân tố

Phụ lục 5: Kết quả SPSS về hồi quy

Phụ lục 6: Các phụ lục khác (nếu có)


HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Về bố cục
Số chương của mỗi báo cáo tùy thuộc vào từng đề tài cụ thể là nghiên cứu định tính hay
định lượng, nhưng thông thường phải có các nội dung sau:
- MỞ ĐẦU: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ...
- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Phân tích, đánh giá các công trình
nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; nêu những
vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải
quyết.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến
hành, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm. Phần bàn luận phải
căn cứ vào các dữ liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài hoặc
đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham
khảo.
- KẾT LUẬN: Trình bày những kết quả mới của báo cáo một cách ngắn gọn.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO: Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập
tới để sử dụng trong báo cáo .

2. Về trình bày
2.1. Hình thức báo cáo
- Báo cáo phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không được tẩy xóa.
- Báo cáo được đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, … theo quy định, và
không ghi Header & Footer (ngoại trừ số trang). Số trang được đánh ở giữa, phía
trên đầu mỗi trang giấy. Phần chữ La Mã (i, ii, iii…) được đánh từ LỜI CAM
ĐOAN cho đến hết DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH. Phần số (1, 2, 3 …) đánh số
trang từ phần MỞ ĐẦU/CHƯƠNG 1 đến hết KẾT LUẬN CHUNG. Nếu có
bảng, hình vẽ… trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang.
- Sử dụng kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13; mật độ chữ bình thường.
- Dãn dòng 1.5 lines; lề trên 2cm; lề dưới 2cm; lề trái 2.5 cm; lề phải 2cm.
- Báo cáo được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm); tối thiểu 30 trang;
tối đa 100 trang, không kể Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
- Các tiểu mục của Báo cáo được đánh số nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ
số chương (ví dụ: 4.3.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 3, chương 4).
3.2. Bảng, Hình vẽ, Biểu đồ, Sơ đồ, Phương trình/công thức
- Việc đánh số bảng, hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ phải gắn với số chương (ví dụ: Hình 1.2
có nghĩa là hình thứ 2 trong chương 1).
- Mọi bảng, hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ… lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy
đủ. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong TÀI LIỆU THAM
KHẢO. Nguồn được in nghiêng, nằm trong ngoặc đơn, canh phải, nằm dưới bảng,
dưới tên hình.
- Tiêu đề của bảng ghi trên bảng, tiêu đề của biểu đồ/sơ đồ/hình vẽ ghi dưới hình.
- Tất cả các phương trình/công thức cần được đánh số theo chương và để trong ngoặc
đơn đặt bên phía lề phải.

3.3. Viết tắt


- Không lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử
dụng nhiều lần trong báo cáo .
- Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề hoặc những cụm từ ít xuất hiện.
- Cách trình bày chữ viết tắt trong bài: viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ
viết tắt trong ngoặc đơn. (Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM))
- Nếu có chữ viết tắt thì phải có bảng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xếp theo thứ tự
ABC. Nếu là chữ viết tắt của từ tiếng Anh thì phải trình bày rõ nghĩa của từ tiếng
Anh được viết tắt và giải thích nghĩa tiếng Việt.

3.4. Tài liệu tham khảo và các trích dẫn


- Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả
và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục TÀI
LIỆU THAM KHẢO của báo cáo .
- TÀI LIỆU THAM KHẢO phải được đánh số thứ tự và trình bày theo thứ tự ABC.
Cách ghi một tài liệu tham khảo xem hướng dẫn bên dưới.

3.5. Phụ lục


- Gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung Báo cáo như
số liệu, biểu mẫu, tranh ảnh. . . .
- Nếu sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải
được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến;
không được tóm tắt hoặc sửa đổi.
- Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các biểu mẫu cũng cần nêu trong Phụ lục
của Báo cáo .
- Phụ lục không được dày hơn phần chính của Báo cáo và không đánh số trang./.
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI TÀI LIỆU THAM KHẢO

Có 2 hình thức ghi tài liệu trích dẫn trong bài viết:
- Ghi Nguồn trích dẫn trong nội dung chính của bài viết.
- Ghi danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO ở phần cuối của bài viết.

I/ Ghi nguồn trích dẫn


 Ghi theo hệ thống Havard: (tên tác giả, năm).
 Ví dụ:
o Tài liệu có 1 hoặc 2 tác giả: (Lê Văn A, 2005); (Trần Văn A và Lê Thị B,
2002);
o Tài liệu có từ 3 tác giả trở lên: (Nguyễn Văn A và cộng sự, 2003).
II/ Cách ghi danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách: Tên tác giả (năm xb). Tên sách. Nhà xb, Nơi xb.
2. Bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí:
Tên tác giả (năm xb). ‘Tên bài báo’. Tên tạp chí, Volume (số), số trang đầu & cuối
của bài báo trong tạp chí.
3. Bài báo đăng trên tạp chí điện tử:
Tên tác giả (năm xb). Tên bài báo [online], tên tạp chí điện tử, Volume (số), ngày
xem, truy cập từ <URL>
4. Bài báo được đăng trong Kỷ Yếu Hội Thảo:
Tên tác giả (năm tổ chức HT). Tên bài báo. Tên kỷ yếu hội thảo, ngày tổ chức HT,
địa điểm tổ chức HT, số trang đầu & cuối của bài báo được in trong kỷ yếu.
5. Sách điện tử:
Tên tác giả (năm xb). Tên sách [online], Nhà xb, ngày truy cập, từ <URL>.
6. Báo cáo /luận án:
Tên tác giả (năm xb). Tên đề tài báo cáo /luận án. Báo cáo thạc sĩ/Luận án tiến sĩ,
Khoa chuyên ngành, tên Trường Đại học.
7. Các tài liệu từ internet/website:
Tên tác giả (năm). Tên tài liệu [online], ngày tháng năm truy cập, từ <URL>.
8. Báo cáo của Chính phủ:
Tên tác giả/tên cơ quan chính phủ (năm xb báo cáo). Tên báo cáo, tên bộ phận trực
tiếp lập báo cáo. Nơi xuất bản báo cáo, số trang của báo cáo.
9. Văn bản pháp lý của Chính phủ:
Tên tác giả/tên cơ quan chính phủ (năm xb báo cáo). Tên văn bản/qui định, cơ quan
ban hành văn bản/qui định, số hiệu của văn bản/qui định pháp lý. Nơi ban hành.
10. Bản vẽ, hình vẽ, hình ảnh:
Tên tác giả/tên cơ quan (năm phát hành bản vẽ, hình ảnh). Tiêu đề hình ảnh, bản vẽ,
hình vẽ, Nơi phát hành bản vẽ, hình ảnh.

You might also like