You are on page 1of 126

Đại Học Quốc Gia TP.

Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM

ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP


BAO BÌ TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPV
Chuyên ngành : quản trị kinh doanh

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Bùi Nguyên Hùng


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Trần Thị Kim Loan


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------- ---oOo---
Tp. HCM, ngày …01. . tháng . . 9. . . năm .2011

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: . NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM . . . . . Giới tính : Nam /Nữ √
Ngày, tháng, năm sinh : .17/12/1975. . . . . . . . . . . . . . . . . Nơi sinh : .Long An… . . .
Chuyên ngành : .Quản trị kinh doanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Khoá (Năm trúng tuyển) : .2009 . . . . . . . . . .

1- TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP BAO BÌ TRONG NƯỚC ĐỐI
VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPV. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:
− Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp bao bì trong nước phù hợp với chiến
lược tổng thể của chuỗi cung ứng dược phẩm OPV: chi phí thấp và đáp ứng nhanh

− Đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp bao bì trong nước cho OPV theo tiêu chí
xây dựng.

− Đề xuất các nội dung thương lượng hợp đồng đối với các nhà cung cấp lựa chọn.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : . 16/5/2011. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : .01/9/2011 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . ... .PGS. TS. BÙI NGUYÊN HÙNG. . . . . . . . . . . . . .

Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. BÙI NGUYÊN HÙNG PGS.TS. LÊ NGUYỄN HẬU


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Quản Lý Công
Nghiệp trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt
phương pháp học tập, kiến thức quý báu với tất cả tâm huyết và say mê để chúng
em có thể khám phá ra những điều mới mẻ, hữu ích và đầy lý thú.

Em xin ghi nhớ ơn thầy Bùi Nguyên Hùng, một người thầy gương mẫu, đáng kính,
rất nhiệt tình và luôn hết lòng trong việc đào tạo đã dành thời gian để định hướng và
giúp đỡ em thực hiện khóa luận này.

Xin cảm ơn bạn bè và người thân đã hổ trợ và động viên tinh thần trong những lúc
khó khăn.

Cuối cùng, con cảm ơn ba má và các anh chị luôn là chỗ dựa vững chắc và tin cậy
để con vững bước trong cuộc sống và trong học tập.

NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp là một hoạt động thiết thực và diễn ra thường
xuyên trong đời sống của mỗi công ty để có thể tìm được những nguồn cung thích
hợp với chiến lược kinh doanh đã đề ra và nâng cao sức cạnh tranh cũng như hiệu
quả hoạt động của chuỗi cung ứng. OPV với vai trò dẫn đầu chuỗi cung ứng dược
phẩm với khoảng 100 sản phẩm mang nhãn hiệu OPV cần rà soát và đánh giá lại
các nhà cung cấp hiện có của mình để sàng lọc, chọn ra những nhà cung cấp có
năng lực tốt nhất hổ trợ cho chiến lược đáp ứng nhanh và chi phí thấp. Trong phạm
vi khóa luận, người thực hiện đề tài xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp
nguyên liệu bao bì dựa trên các yêu cầu kinh doanh của OPV. Với bộ tiêu chí này,
OPV có thể tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn những nhà cung cấp mới có năng lực
phù hợp cũng như có thể sử dụng nguồn dữ liệu nội bộ sẵn có để đánh giá hiệu năng
của các nhà cung ứng hiện tại một cách dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém chi phí.
Đồng thời, tác giả cũng tiến hành đánh giá một số nhà cung cấp nguyên liệu bao bì
lớn trong nước của OPV để xem mức độ đáp ứng đối với các tiêu chí đề ra và từ đó
đề xuất nội dung thương lượng hợp đồng và chương trình phát triển nhà cung cấp.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B
BB Bao bì
C
CC Cung cấp
CPDP Cố phần dược phẩm
G
GMP Thực hành tốt sản xuất (Good manufacturing practice)
K
KH Khách hàng
N
NCC Nhà cung cấp
NL Nguyên liệu
NSX Nhà sản xuất
NVL Nguyên vật liệu
Q
QC Kiểm tra chất lượng
S
SL Số lượng
SP Sản phẩm
SX Sản xuất
STT Số thứ tự
T
TP Thành phẩm
W
WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
MỤC LỤC
Tóm tắt khóa luận.............................................................................................................i
Các chữ viết tắt................................................................................................................ii
Mục lục ..................................................................................................................iii
Mục lục hình vẽ..............................................................................................................vi
Mục lục bảng .................................................................................................................vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Tên đề tài............................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu của khóa luận ......................................................................................... 3
1.4. Phạm vi thực hiện.................................................................................................. 3
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................. 3
1.6. Quy trình thực hiện khóa luận............................................................................... 4
1.7. Cấu trúc báo cáo khóa luận ................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHÓA LUẬN .............................................. 6
2.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng ....................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm về chuỗi cung ứng.............................................................. 6
2.1.2. Quản lý chuỗi cung ứng ................................................................................. 6
2.1.3. Cấu trúc và thành phần chuỗi cung ứng.......................................................... 7
2.1.4. Hoạt động chuỗi cung ứng .............................................................................. 8
2.1.5. Tìm nguồn cung ứng ....................................................................................... 9
2.2. Cơ sở lý thuyết về đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp....................................... 10
2.2.1. Đánh giá nhà cung cấp .................................................................................. 10
2.2.1.1. Đánh giá dựa trên quy trình .................................................................. 10
2.2.1.2. Đánh giá dựa trên hiệu năng ................................................................. 11
2.2.2. Phát triển nhà cung cấp ................................................................................. 13
2.2.3. Thương lượng hợp đồng ............................................................................... 14
2.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 15
2.4. Công cụ, phương pháp áp dụng .......................................................................... 15
2.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 16
CHƯƠNG 3. CHUỖI CUNG ỨNG DƯỢC PHẨM OPV VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ
NGUỒN NGUYÊN LIỆU BAO BÌ........................................................ 17
3.1. Giới thiệu chuỗi cung ứng dược phẩm OPV....................................................... 17
3.1.1. Tổng quan về công ty cổ phần dược phẩm OPV .......................................... 17
3.1.2. Chuỗi cung ứng dược phẩm OPV................................................................. 17
3.1.2.1. Thành phần và cấu trúc chuỗi cung ứng dược phẩm OPV ................... 17
3.1.2.2. Vai trò của Công ty CPDP OPV trong chuỗi cung ứng........................ 18
3.1.2.3. Chiến lược chuỗi cung ứng dược phẩm OPV ....................................... 18
3.2. Các vấn đề về nguồn cung cấp bao bì trong họat động của OPV....................... 19
3.2.1.Tổng quan về nguồn nguyên liệu bao bì (bao gói) của OPV......................... 19
3.2.2. Các vấn đề về nguồn cung cấp bao bì........................................................... 20
3.2.2.1. Chất lượng bao bì.................................................................................. 21
3.2.2.2. Thời gian giao hàng .............................................................................. 25
3.2.2.3. Số lượng hàng giao ............................................................................... 26
3.3. Phân tích nguyên nhân các vấn đề về nguồn cung cấp bao bì ............................ 26
3.3.1. Thiết kế bao bì............................................................................................... 26
3.3.2. Công nghệ và kỹ thuật sản xuất bao bì ......................................................... 27
3.3.3. Quá trình lựa chọn nhà cung cấp .................................................................. 27
3.3.3.1. Quy trình đánh giá nhà cung cấp .......................................................... 28
3.3.3.2. Quy trình thanh tra nhà cung cấp.......................................................... 30
3.3.4. Quá trình nhập kho........................................................................................ 31
3.3.5. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất (OPV) và nhà cung cấp............................... 31
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................................................... 33
4.1. Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp .................................................................... 33
4.1.1. Các yêu cầu cung ứng quan trọng của OPV ................................................. 33
4.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp............................. 35
4.1.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp mới............................. 35
4.1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá lại nhà cung cấp đã và đang có............................ 39
4.1.3. Đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp bao bì trong nước hiện có của
OPV theo phương pháp trung bình trọng số ................................................ 45
4.1.3.1. Giới hạn số lượng nhà cung cấp cần đánh giá ...................................... 45
4.1.3.2. Kết quả đánh giá ................................................................................... 46
4.1.4. Nội dung thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp .................................... 48
4.1.4.1. Chính sách giá và phương thức thanh toán.......................................... 49
4.1.4.2. Chất lượng hàng hóa và phân phối ...................................................... 49
4.1.4.3. Thời hạn hợp đồng ............................................................................... 50
4.2. Xây dựng mối quan hệ và phát triển nhà cung cấp............................................. 50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 55
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 57
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp............................................................ 57
Phụ lục 2. Danh sách nhà cung cấp bao bì của OPV .................................................... 63
Phụ lục 3. Bảng chi phí mua bao bì năm 2010 ............................................................. 64
Phụ lục 4. Bảng chi phí mua bao bì 6 tháng đầu năm 2011.......................................... 65
Phụ lục 5. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Á Châu năm 2010.................................... 66
Phụ lục 6. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Á Châu 6 tháng đầu năm 2011 ................ 69
Phụ lục 7. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Liksin năm 2010...................................... 72
Phụ lục 8. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Liksin 6 tháng đầu năm 2011 .................. 75
Phụ lục 9. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp An Lạc năm 2010 .................................... 78
Phụ lục 10. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp An Lạc 6 tháng đầu năm 2011 .............. 81
Phụ lục 11. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp APPC năm 2010 .................................... 84
Phụ lục 12. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp APPC 6 tháng đầu năm 2011 ................ 87
Phụ lục 13. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Tấn Thành năm 2010............................. 90
Phụ lục 14. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Tấn Thành 6 tháng đầu năm 2011......... 93
Phụ lục 15. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Oai Hùng năm 2010 .............................. 96
Phụ lục 16. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Oai Hùng 6 tháng đầu năm 2011........... 99
Phụ lục 17. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Kiến Việt năm 2010 ............................ 102
Phụ lục 18. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Kiến Việt 6 tháng đầu năm 2011......... 105
Phụ lục 19. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Tân Toàn Phát năm 2010 .................... 108
Phụ lục 20. Bảng điểm chi tiết nhà cung cấp Tân Toàn Phát 6 tháng đầu năm 2011..111
MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Chuỗi cung ứng đặc trưng................................................................................ 6

Hình 2.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản ................................................................... 7

Hình 2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng.................................................................... 7

Hình 2.4 Năm tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng .......................................... 8

Hình 2.5 Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng............................................. 9

Hình 2.6 Quy trình đánh giá nhà cung cấp của Robert M. Monczka ........................... 16

Hình 3.1 Chuỗi cung ứng dược phẩm OPV .................................................................. 18

Hình 4.1 Biểu đồ hiệu năng nhà cung cấp bao bì năm 2010......................................... 48

Hình 4.2 Biểu đồ hiệu năng nhà cung cấp bao bì năm 2011......................................... 48
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1 Danh sách nguyên liệu bao bì........................................................................ 20

Bảng 3.2 Các lỗi bao bì thường gặp do nhà cung cấp................................................... 22

Bảng 3.3 Tỷ lệ một số nguyên liệu bao bì chính có vấn đề chất lượng năm 2010 ..... 22

Bảng 3.4 Bảng tổng kết số lô bao bì bị lỗi chất lượng năm 2010................................. 23

Bảng 3.5 Bảng tổng kết số lô bao bì bị lỗi chất lượng 6 tháng đầu năm 2011 ............. 25

Bảng 4.1 Bảng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp mới...................................................... 37

Bảng 4.2 Tiêu chí đánh giá lại nhà cung cấp đã và đang có ......................................... 40

Bảng 4.3 Bảng điểm tương ứng với các giá trị ΔT ....................................................... 43

Bảng 4.4 Bảng điểm tương ứng với các giá trị %ΔQ.................................................... 44

Bảng 4.5 Danh sách các nhà cung cấp bao bì được chọn để đánh giá.......................... 46

Bảng 4.6 Kết quả đánh giá nhà cung cấp bao bì năm 2010 .......................................... 47

Bảng 4.7 Kết quả đánh giá nhà cung cấp bao bì 6 tháng đầu năm 2011 ...................... 48
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng của con người. Việc cung cấp cho xã hội những sản phẩm thuốc hiệu quả và
an toàn với giá cả phù hợp thông qua khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản
xuất trong nước là một chủ trương đúng đắn mà Đảng và nhà nước đề ra. Trong bối
cảnh Việt Nam gia nhập WTO, hàng trăm hãng dược phẩm nước ngoài gia nhập vào
thị trường nội địa từ các thương hiệu nổi tiếng của châu Âu, Mỹ đến các hãng vừa
và nhỏ từ Ấn Độ, Trung Quốc tạo nên một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các
doanh nghiệp dược trong nước. Để tăng sức mạnh cạnh tranh, thuốc trong nước
phải vừa đảm bảo chất lượng tương đương hoặc hơn hẳn các thuốc ngoại nhập khi
đến tay người tiêu dùng vừa phải vừa đảm bảo giá cả rẻ hơn. Đây là một vấn đề đau
đầu đối với các nhà sản xuất thuốc trong nước nói chung và OPV nói riêng. Để có
một sản phẩm thuốc chất lượng tốt, an toàn, giá cả hợp lý, ngoài yếu tố công nghệ
và quy trình sản xuất thì nguồn nguyên vật liệu sản xuất giữ một vai trò vô cùng
quan trọng và là yếu tố chính trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu sản
xuất gồm có nguyên liệu đầu vào (Starting Materials) (gồm hoạt chất chính (Active
Pharmaceutical Ingredients), các chất phụ gia hay tá dược (Exipients)) và nguyên
liệu bao bì (Packaging Materials). Nguyên liệu đầu vào trực tiếp tạo nên chất lượng
“bên trong” của thuốc là tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng. Nguyên liệu bao bì
có vai trò quan trọng không kém trong việc bảo quản thuốc tránh khỏi bị ảnh hưởng
và hư hỏng bởi các yếu tố vật lý như cơ học, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí
trong quá trình vận chuyển, lưu thông và tồn trữ giúp giữ gìn chất lượng thuốc “bên
trong” ổn định. Đồng thời, bao bì tạo nên chất lượng “bên ngoài” của sản phẩm
như: đẹp, bắt mắt, thông tin đúng, đầy đủ, rõ ràng về sản phẩm và đóng gói tiện
dụng. Đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV, 99% nguồn nguyên liệu đầu vào
là nhập khẩu và 90% nguồn nguyên liệu bao bì có nguồn gốc trong nước. Lẽ ra,
việc có được phần lớn nguồn cung bao bì trong nước là một lợi thế cạnh tranh lớn
của OPV trong việc hổ trợ cho chiến lược chi phí thấp và đáp ứng nhanh trong
chuỗi cung ứng thuốc mang nhãn hiệu OPV. Tuy nhiên, hiện nay lợi thế này chưa
thể hiện rõ rệt trong quá trình hoạt động của OPV. Nguyên liệu bao bì thường
xuyên gặp các vấn đề như: giao hàng trễ hẹn, số lượng không đúng với đơn hàng,
lỗi in ấn (màu sắc không đúng, sai nội dung, sai khoảng cách, chữ đậm nhạt không
đều,..), sai kích thước, chất lượng không đồng nhất giữa các lô, bao bì bị thủng, bị
gãy bên trong,… Bất kỳ một lỗi nào kể trên xảy ra đều có thể làm gián đoạn dây
chuyền sản xuất của OPV vì phải chờ xử lý như: chờ nhà cung cấp lựa lại bao bì bị
lỗi, chờ nhà cung cấp cắt lại bao bì cho đúng kích thước, chờ nhà cung cấp làm lại
bao bì mới, nhà cung cấp giao hàng không kịp kế hoạch,… Tất cả đã làm cho chi
phí sản xuất, chi phí kiểm tra, kiểm soát tăng lên, đồng thời OPV giao hàng trễ hẹn
với khách hàng, phải bồi thường hợp đồng và dẫn đến hậu quả là mất uy tín. Vì thế,
sản phẩm của OPV kém đi tính cạnh tranh. Hiện tại, OPV có khoảng 45 nhà cung
cấp [7], cung cấp 19 loại bao bì sơ cấp [8] và thứ cấp, mỗi loại có từ vài đến vài
chục kích cỡ khác nhau, chất liệu khác nhau, dùng để đóng gói cho hơn 100 sản
phẩm. Với số lượng nhà cung cấp bao bì khá lớn và chủng loại bao bì đa dạng, việc
đánh giá năng lực các nhà cung cấp bao bì trong nước và lựa chọn ra những nhà
cung cấp phù hợp hổ trợ cho chiến luợc tổng thể của công ty và đáp ứng yêu cầu
của GMP là vấn đề cần thiết phải thực hiện nhằm giảm chi phí sản xuất, chi phí
kiểm tra kiểm soát, giảm rủi ro do đứt nguồn cung, tăng khả năng đáp ứng của
OPV, giữ ổn định chất lượng sản phẩm và giảm chi phí làm lại, sửa sai của nhà
cung cấp bao bì. Qua đó, nhà cung cấp sẽ hài lòng hơn và tăng sự hợp tác với nhà
sản xuất OPV. Điều này cũng có nghĩa là chi phí vận hành trên toàn chuỗi sẽ giảm
đi, hiệu quả hoạt động tăng lên và sự hài lòng của khách hàng cũng tăng lên. Kết
quả cuối cùng và lớn nhất đạt được là tăng năng lực cạnh tranh của thương hiệu và
sản phẩm OPV trên thị trường dược phẩm trong nước.

1.3. TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp bao bì trong nước đối với công ty cổ phần dược
phẩm OPV.
1.4. MỤC TIÊU CỦA KHÓA LUẬN:

− Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp bao bì trong nước phù hợp với chiến
lược tổng thể chi phí thấp và đáp ứng nhanh của chuỗi cung ứng dược phẩm OPV.

− Đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp bao bì trong nước cho OPV theo tiêu chí
đã xây dựng

− Đề xuất các nội dung thương lượng hợp đồng đối với các nhà cung cấp lựa chọn.

1.5. PHẠM VI THỰC HIỆN:

− Các nhà cung cấp bao bì trong nước cho OPV, OPV mua thường xuyên, mua số
lượng lớn và lâu dài.

− Không đánh giá các nhà cung cấp bao bì cho OPV theo kiểu đấu thầu.

1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

− Cung cấp cho ban giám đốc và phòng mua hàng một cái nhìn tổng thể về các
nhà cung cấp bao bì trong nước hiện tại

− Cung cấp cho ban giám đốc và phòng mua hàng một bản tiêu chí đánh giá các
nhà cung cấp bao bì trong nước từ đó có cơ sở để kiểm soát và tái đánh giá các nhà
cung cấp hiện tại cũng như tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng.

− Xây dựng danh sách các nhà cung cấp bao bì trong nước đạt tiêu chuẩn giúp cho
việc mua nguyên liệu bao bì nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí.

− Đề xuất nội dung thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp.
1.7. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHÓA LUẬN:

Đặt vấn đề
Hình thành đề tài
Xác định mục tiêu, phạm vi nghiên cứu.
Xác định ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Xác định cơ sở khoa học của khóa luận:


− Cơ sở lý thuyết
− Cơ sở thực tiễn
− Công cụ, phương pháp áp dụng
− Phương pháp nghiên cứu

Thu thập và xử lý dữ liệu


Xác định vấn đề thực tiễn của công ty
Phân tích nguyên nhân

Đề xuất giải pháp


Kiểm tra tính thực thi của giải pháp

Kết luận: điểm tích cực và hạn chế trong


quá trình thực hiện khóa luận
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
1.8. CẤU TRÚC BÁO CÁO KHÓA LUẬN:
Cấu trúc báo cáo khóa luận gồm có 5 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Tên đề tài
1.3. Mục tiêu của khóa luận
1.4. Phạm vi thực hiện
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.6. Quy trình thực hiện khóa luận
1.7. Cấu trúc báo cáo khóa luận
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHÓA LUẬN
2.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng
2.2. Cơ sở lý thuyết về đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.4. Công cụ, phương pháp áp dụng
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: CHUỖI CUNG ỨNG DƯỢC PHẨM OPV VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ
NGUỒN NGUYÊN LIỆU BAO BÌ
3.1. Giới thiệu chuỗi cung ứng dược phẩm OPV
3.2. Các vấn đề về nguồn cung cấp bao bì trong họat động của OPV
3.3. Phân tích nguyên nhân các vấn đề về nguồn cung cấp bao bì
Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1. Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
4.2. Xây dựng mối quan hệ và phát triển nhà cung cấp
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHÓA LUẬN
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG:

2.1.1. Một số khái niệm về chuỗi cung ứng:

− Một chuỗi cung ứng đặc trưng là một chuỗi các hoạt động bao gồm: thu mua
nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm, chuyển vào hệ thống kho và cuối cùng chuyển
đến các đại lý và khách hàng [4].

− Một hệ thống chuỗi cung ứng tích hợp tất cả các hoạt động và các phòng ban
xuyên suốt từ nhà cung cấp, hậu cần nội bộ, sản xuất chính, hậu cần bên ngoài, tiếp
thị, bán hàng và đến cuối cùng là khách hàng [4]

− Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất
và nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và
khách hàng [3].

− Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các sự lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán
thành phẩm và thành phẩm và phân phối sản phẩm đến khách hàng [3]
Thu mua Sản xuất Phân phối

Nguyên Nhà kho/ Tồn Nhà bán lẻ/


Nhà cung Nhà máy
liệu đầu trữ Khách hàng
cấp
vào

Hình 2.1: Chuỗi cung ứng đặc trưng [4]

2.1.2. Quản lý chuỗi cung ứng:

Là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên tham gia
trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được khối lượng công việc hiệu quả nhất trong thị
trường đang phục vụ [3-19]. Xét trên tính hệ thống, đó là sự kết hợp chiến lược của
các chức năng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt theo các
chức năng đó trong những công ty riêng biệt, kết hợp những chức năng kinh doanh
truyền thống với chức năng kinh doanh trong chuỗi cung ứng nhằm mục đích cải
tiến hoạt động trong dài hạn cho nhiều công ty cũng như cho toàn bộ chuỗi cung
ứng. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là tăng thông lượng đầu vào và giảm
đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành [1]. Tóm lại, quản lý chuỗi cung ứng là:

™ Sự tích hợp một cách hiệu quả từ nhà cung cấp, việc sản xuất, tồn kho và
cung cấp sản phẩm đến khách hàng theo 3 tiêu chí

- Đúng số lượng yêu cầu

- Đúng nơi quy định

- Đúng thời gian cần thiết.

™ Cực tiểu hóa tổng chi phí của hệ thống

2.1.3. Cấu trúc và thành phần chuỗi cung ứng:

Nhà Công Khách hàng


cung cấp ty

Hình 2.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản [1]

Nhà Khách hàng


Nhà Công Khách
cung cấp cuối cùng
cung cấp ty hàng
cuối cùng

Nhà cung cấp


dịch vụ

Hình 2.3: Cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng [1]


− Nhà cung cấp: cung cấp NVL từ đầu của quá trình SX, cung cấp chi tiết trong
quá trình SX, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng

− Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm, bao gồm những công ty sản
xuất nguyên vật liệu và sản xuất thành phẩm. thực hiện một phần hay toàn bộ quá
trình tạo ra sản phẩm đáp ứng đơn đặt hàng của các nhà phân phối trong chuỗi

− Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất
và phân phối sản phẩm đến khách hàng.

− Nhà bán lẻ: tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn.

− Khách hàng: là bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm.

− Nhà cung cấp dịch vụ: là những tổ chức cung cấp dịch vụ như: hậu cần, tài
chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin cho nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng.

2.1.4. Hoạt động của chuỗi cung ứng:

Bao gồm sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin

1. Sản xuất 2. Tồn kho


SX cái gì, như thế nào SX bao nhiêu và dự trữ
và khi nào? bao nhiêu?

5. Thông tin
Những vấn đề cơ bản
để ra quyết định.

4. Vận tải 3. Địa điểm


Vận chuyển SP bằng Nơi nào thực hiện tốt
cách nào và khi nào? Tính đáp ứng và nhất cho họat động gì?
tính hiệu quả

Hình 2.4: Năm tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng [1].
2.1.5. Tìm nguồn cung ứng:

Cung ứng là quá trình tìm kiếm nguồn cung mà công ty sử dụng để có được những
sản phẩm/dịch vụ cần thiết. Hiện nay, hoạt động mua hàng được xem là một phần
quan trọng của một chức năng mở rộng hơn được gọi là chức năng thu mua bao
gồm nhiều hoạt động quan trọng khác. Chức năng thu mua có thể được chia thành
năm hoạt động chính như sau: mua hàng, quản lý mức tiêu dùng, lựa chọn nhà cung
cấp, thương lượng hợp đồng và quản lý hợp đồng [1-3]. Trong đó, việc lựa chọn
đúng nhà cung cấp là hoạt động quan trọng nhất của chức năng thu mua để đảm bảo
mua đúng sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng cao vào đúng thời điểm với mức giá hợp
lý. Doanh nghiệp cần có chiến lược thu mua rõ ràng và phù hợp với chiến lược cạnh
tranh của toàn công ty. Qua nhiều năm quan sát ở hầu hết các nghành sản xuất công
nghiệp, chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 60 – 80% tổng chi phí [14]. Vì vậy, trong
môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, chức năng thu mua ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp.

Hoạch định
Dự báo nhu cầu
Định giá sản phẩm
Quản lý tồn kho

Phân phối Tìm nguồn cung ứng


Quản lý đơn hàng Cung ứng
Lịch giao hàng Tín dụng và khoản phải
thu

Sản xuất
Thiết kế sản phẩm
Lịch trình sản xuất
Quản lý dây chuyền

Hình 2.5: Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng [1].
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ
CUNG CẤP:

Lựa chọn nhà cung cấp là một hoạt động diễn ra liên tục để xác định những khả
năng cung ứng cần thiết để thực hiện kế hoạch và vận hành mô hình kinh doanh của
công ty. Lựa chọn nhà cung cấp phải xem xét đến một số yếu tố như: phù hợp chiến
lược công ty, năng lực nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng đúng
hạn,… Để có được những đề xuất với nhà cung cấp về khả năng cung cấp các sản
phẩm/dịch vụ cần thiết, công ty phải hiểu rõ tình hình mua hàng hiện tại và đánh giá
được những gì công ty cần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một nguyên
tắc chung là công ty luôn phải thu hẹp dần số lượng nhà cung cấp để lựa chọn đối
tác kinh doanh phù hợp. Đây chính là đòn bẩy quyết định quyền lực của người mua
với nhà cung cấp để có được một mức giá tốt nhất khi mua sản phẩm số lượng lớn.
Quá trình lựa chọn nhà cung cấp gồm có 3 bước: đánh giá nhà cung cấp, phát triển
nhà cung cấp và thương lượng hợp đồng [1-3].

2.2.1. Đánh giá nhà cung cấp:

Bao gồm việc tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng và xác định khả năng họ trở
thành nhà cung cấp tốt. Một số cách đánh giá nhà cung cấp thường gặp:

2.2.1.1. Đánh giá dựa trên quy trình (Process-based evaluation):

Đánh giá quy trình sản xuất/dịch vụ của nhà cung cấp bằng cách thanh tra tại chỗ
nhà cung cấp để đánh giá mức năng lực các hệ thống của nhà cung cấp. Đây là cách
đánh giá chính xác và toàn diện nhất về nhà cung cấp. Một nhóm gồm các chuyên
gia chức năng chéo (cross-functional experts) gồm 5 đến 7 người đến cơ sở của nhà
cung cấp tiềm năng để thanh tra. Các tiêu chí đánh giá được thảo luận bởi các thành
viên trong nhóm thanh tra. Những lưu đồ quá trình có thể được phát triển để xác
định các hoạt động không mang lại giá trị nên loại bỏ đi để cải thiện hiệu năng kinh
doanh. Các tổ chức mua hàng lớn còn yêu cầu nhà cung cấp của họ phải đạt được
chứng chỉ của bên thứ ba cấp như ISO 9000,...[15-17]. Đối với OPV, việc thành lập
một đội ngũ chuyên gia chức năng chéo để tiến hành thành tra toàn diện nhà cung
cấp bao bì trong nước là hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề khó
khăn ở đây là quá trình thanh tra tốn kém nhiều chi phí và thời gian mà số lượng
nhà cung cấp bao bì cho OPV là quá lớn (hiện tại có khoảng 45 nhà cung cấp được
duyệt, chưa kể các nhà cung cấp mới gia tăng liên tục) nên OPV khó thực hiện
thanh tra toàn bộ các nhà cung cấp. Một vấn đề nữa là về mặt pháp lý, hiện tại ở
Việt Nam chưa có quy định bắt buộc cơ sở sản xuất bao bì phải đạt bất kỳ tiêu
chuẩn chất lượng nào cả nên chưa có một mặt bằng chất lượng chung, đa số các nhà
sản xuất bao bì có hệ thống quản lý chất lượng còn yếu kém, máy móc và công
nghệ lạc hậu, cơ sở vật chất, môi trường sản xuất và điều kiện bảo quản không phù
hợp về mặt vệ sinh đặc biệt là đối với bao bì tiếp xúc trực tiếp với dược phẩm. Vì
thế, việc tổ chức nhóm chuyên gia và đầu tư kinh phí để thanh tra sẽ hiệu quả hơn
khi chỉ thực hiện trên một số nhà cung cấp chọn lọc trước, không nên thực hiện
rộng rãi ở tất cà các nhà cung cấp sẽ gây lãng phí.

2.2.1.2. Đánh giá dựa trên hiệu năng (Performance-based evaluation):

Đánh giá hiệu năng cung ứng thực sự của nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí khác
nhau như chất lượng, chi phí, giao hàng,… Cách đánh giá này thiên về chiến thuật
nhiều hơn và đo hiệu năng hàng ngày của nhà cung cấp. Phưong pháp này được sử
dụng phổ biến hơn đánh giá dựa trên quy trình vì dữ liệu mục tiêu có sẵn và dễ đo
lường hơn. Ưu điểm của nó là làm giảm đi sự thiên lệch do chủ quan của người
đánh giá (perceptual bias) và cung cấp một phương tiện cho sự đối chuẩn
(benchmarking) hiệu năng nhà cung cấp [15]. Có ba phương pháp phổ biến để đánh
giá nhà cung cấp dựa trên hiệu năng:

ƒ Phương pháp tuyệt đối (Categorical method) [15]: bên mua thiết lập một
danh sách các yếu tố hiệu năng phù hợp cần đánh giá ở các lĩnh vực cụ thể cho mỗi
nhà cung cấp và mỗi yếu tố được phân loại bằng các thuật ngữ như: “tốt” (“good”),
“trung bình” (“neutral”), “không đạt” (unsatisfactory). Phương pháp này đơn giản,
có thể thực hiện ngay lập tức và ít tốn kém chi phí nhất trong ba phương pháp. Tuy
nhiên, nhược điểm chính của nó là không có sự hổ trợ của dữ liệu cụ thể, phụ thuộc
rất nhiều vào cách nhìn của người đánh giá và cả trí nhớ của người đánh giá về các
định nghĩa thế nào là “tốt, “trung bình”, “không đạt”. Kinh nghiệm là cần thiết khi
sử dụng hệ thống đánh giá này. Phương pháp này chủ yếu được dùng như là một
công cụ đánh giá giữa các nhà quản lý cấp cao trong tổ chức mua và tổ chức bán,
cho phép thảo luận về hiệu năng trong quá khứ, sự trông chờ ở tương lai và những
kế hoạch dài hạn. Phương pháp này không phù hợp với tình huống hiện tại của OPV
vì không đo được hiệu năng chi tiết và nhất là các thiếu sót cụ thể của các nhà cung
cấp bao bì hiện có cũng như không hổ trợ trong việc đánh giá và tìm kiếm các nhà
cung cấp mới. Có thể áp dụng trong bước đầu tiên của việc tiết giảm cơ số nhà cung
cấp bao bì và khi cơ số nhà cung cấp đã giảm thì sẽ thay bằng phương pháp đánh
giá khác.

ƒ Phương pháp tỷ số chi phí (Cost ratio method) [15]: là phương pháp phân
tích chi phí tiêu chuẩn, cần xác định tỷ lệ phần trăm mỗi loại chi phí vận hành nội
bộ liên quan đến từng đơn hàng như: chi phí chất lượng, chi phí giao nhận, chi phí
dịch vụ so với tổng chi phí đơn hàng đó, từ đó tính được đơn giá hiệu chỉnh ròng
(net adjusted cost) bằng cách cộng thêm phần tổng chi phí vận hành nội bộ vào đơn
giá bán trên bảng báo giá của nhà cung cấp. Đơn giá hiệu chỉnh ròng là cơ sở để so
sánh hiệu năng giữa các nhà cung cấp khác nhau. Nhà cung cấp tốt nhất là nhà cung
cấp có đơn giá hiệu chỉnh ròng thấp nhất. Ưu điểm của phương pháp này là kết quả
đánh giá định hướng về chi phí nên phù hợp với chiến lược chi phí thấp của OPV
Tuy nhiên, phương pháp này không đo được các hiệu năng cung ứng mong muốn
khác, tốn kém hơn phương phàp tuyệt đối và phải tính được các loại chi phí liên
quan đến từng đơn hàng. Đây là điểm không thuận lợi đối với OPV vì việc xác định
và phân loại chi phí trên từng đơn hàng bao bì quá phức tạp, tốn nhiều thời gian và
cần sự hợp tác của nhiều phòng ban mà kết quả đánh giá lại không phản ảnh được
các yếu tố hiệu năng mà OPV quan tâm như mức độ giao hàng đúng hẹn và đúng số
lượng yêu cầu.

ƒ Phương pháp trung bình trọng số (Linear averaging mathod) [15]: đây là
phương pháp thông dụng nhất để đánh giá hiệu năng nhà cung cấp. Các yếu tố hiệu
năng định lượng cụ thể được sử dụng để đánh giá hiệu năng nhà cung cấp. Phương
pháp này rất linh động trong việc xác định các yếu tố hiệu năng và trọng số kèm
theo để phản ánh mức độ quan trọng tương đối của nó trong công ty mua. Ba yếu tố
phổ biến nhất được sử dụng trong đánh giá nhà cung cấp hàng hóa là: chất lượng
hàng hóa, giá cả và giao hàng. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng đựoc quan tâm
như: năng lực quản lý của nhà cung cấp, sự ổn định tài chính của nhà cung cấp, vị
trí nhà cung cấp,… Đối với dược phẩm OPV, bao bì (BB) có vai trò khá quan trọng.
Mặc dù không thể sánh được khi so với nguyên liệu đầu vào (hoạt chất và tá dược)
trong việc cấu thành nên chất lượng sản phẩm nhưng chất lượng bao bì vẫn là yếu
tố quan trọng cần phải xem xét trước tiên, nhất là bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
Các yếu tố khác như giá cả, giao hàng và mức độ hợp tác của nhà cung cấp là
những tiêu chí cần được quan tâm tiếp theo. Điểm của nhà cung cấp là tổng điểm
của các yếu tố được đánh giá có nhân với trọng số tương ứng. Năng lực của nhà
cung cấp tỷ lệ thuận với tổng số điểm đạt được. Phương pháp này tương đối rẻ tiền,
dễ thực hiện và tạo ra những dữ liệu tin cậy, rất phù hợp với việc đánh giá các nhà
cung cấp bao bì hiện có và tìm kiếm các nhà cung cấp mới cho OPV.

2.2.2. Phát triển nhà cung cấp:

Đánh giá nhà cung cấp là một loại của chương trình phát triển nhà cung cấp (SDP:
Supplier Development Program) được thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh
doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp bằng cách cải thiện hiệu năng và năng
lực nhà cung cấp. Khi một nhà cung cấp không ổn định để đáp ứng kỳ vọng của bên
mua, nhà quản lý bên mua phải xác định hành động thích hợp nhất để giải quyết vấn
đề. Để duy trì mối quan hệ kinh doanh, nhà quản lý bên mua phải tìm cách truyền
đạt vấn đề như thực hiện đánh giá nhà cung cấp hoặc gởi bản báo cáo và thông tin
các kết quả đến nhà cung cấp với hy vọng và mong chờ về sự cải tiến hiệu năng và
thúc đẩy nhà cung cấp thay đổi nó. Bên mua cần thiết kế một chiến lược truyền
thông cụ thể trong những nổ lực phát triển nhà cung cấp. Chương trình phát triển
nhà cung cấp được đưa ra chính thức và truyền thông đều đặn đến nhà cung cấp,
bao gồm hợp tác với nhà cung cấp từ huấn luyện, đào tạo đến hổ trợ về kỹ thuật, sản
xuất, đưa viếng thăm nhà máy vào quá trình học hỏi (learning process), tạo cơ hội
lấy ý kiến phản hồi để làm rõ mục tiêu chương trình và những gợi ý cải tiến. Kết
quả của sự nổ lực truyền thông hợp tác trong là nâng cao nhận thức của nhà cung
cấp về mối quan hệ bên mua – bên bán và nâng cao sự cam kết của nhà cung cấp
đối với bên mua. Các nhà quản lý bên mua nên tập trung nổ lực chương trình phát
triển nhà cung cấp đối với các nhà cung cấp thể hiện sự cam kết với bên mua. Mặc
khác, khi tiếp nhận SDP từ khách hàng, các nhà quản lý bên bán có cơ hội để cải
tiến mối quan hệ với khách hàng của mình và từ đó có thể gia tăng thị phần, có các
cơ hội tăng trưởng và đạt được những lợi ích khác nữa. Cuối cùng, bên bán có được
những lợi thế về cơ hội học hỏi, cải thiện hiệu năng một cách toàn diện với bên mua
và cả những khách hàng khác nữa. Các chính sách mua hàng cũng cần được công
bố. Tỷ lệ phần trăm giao dịch với từng nhà cung cấp cũng được xem xét [15].

Đối với OPV, chương trình phát triển nhà cung cấp bao bì thông qua đánh giá,
truyền đạt kết quả đánh giá đến nhà cung cấp với kỳ vọng cải thiện hiệu năng cung
ứng, xây dựng chính sách phân biệt đối xử bằng các hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn
với nhà cung cấp, tăng cường mối quan hệ hợp tác và sự cam kết của các nhà cung
cấp quan trọng là rất phù hợp để xây dựng một nguồn cung bao bì ổn định với chi
phí nhỏ nhất có thể.

2.2.3. Thương lượng hợp đồng:

Thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp dựa trên một danh sách các nhà cung cấp
đã được lựa chọn ngày càng phổ biến trong kinh doanh. Các yếu tố thương lượng
phải phù hợp căn cứ trên chiến lược chuỗi cung ứng. Thương lượng hợp đồng có
thể giải quyết các vấn đề như danh mục sản phẩm, chất lượng, giá cả, mức phục vụ,
thanh toán,… Có ba loại chiến lược thương lượng hợp đồng:

™ Giá dựa trên chi phí (Cost-based price model): nhà cung cấp mở sổ giá của
họ đến với bên mua, giá hợp đồng dựa trên thời gian và nguyên liệu của nhà cung
cấp hoặc dựa trên chi phí cố định với điều khoản giá lên kết hợp với chí phí nhân
công và nguyên liệu của nhà cung cấp. Dạng thương lượng phức tạp là hợp đồng
mua nguyên vật liệu trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng tốt, mức phục vụ
cao và các kỹ thuật hỗ trợ cần thiết [16].. Phương pháp này phù hợp với chiến lược
chi phí thấp của chuỗi cung ứng OPV và có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác thân
thiết với nhà cung cấp để giảm chi phí sản xuất.

™ Giá theo thị trường (Market-based price model): dựa trên giá công bố hoặc
giá do đấu giá hoặc chỉ số giá [16]

™ Giá cạnh tranh (Competitive bidding): khi nhà cung cấp không sẵn lòng
thương thảo về giá hoặc thị trường gần hoàn hảo không tồn tại thì phương pháp này
là thích hợp. Đấu giá có thể qua email, fax hay internet. Dạng thương lượng này
không phù hợp với việc mua bao bì của OPV vì mặc dù có nhiều nhà cung cấp cho
sản phẩm cần mua, số lượng đơn hàng lớn nhưng trị giá mỗi đơn hàng nhỏ. Nhược
điểm của phương pháp này là việc phát triển mối quan hệ lâu dài giữa người mua và
nhà cung cấp là không có. Giá cạnh tranh có thể hiệu quả cho việc xác định giá mua
lần đầu nhưng có thể gây khó khăn cho việc giao tiếp và thực hiện những vấn đề
quan trọng như thay đổi kỹ thuật, chất lượng và giao hàng [15-16].

Công ty cần có khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động nhà cung cấp và kiểm soát
mức đáp ứng dịch vụ cung ứng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tương tự như quản lý
kênh tiêu thụ, nhân viên trong công ty phải thường xuyên thu thập dữ liệu về tính
hiệu quả của nhà cung cấp.

2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

− Nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu lịch sử của nội bộ công ty như: báo cáo chất
lượng bao bì, file theo dõi mua hàng, file theo dõi tiến độ kiểm nghiệm bao bì,…

− Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài như: internet, báo chí,….

2.4. CÔNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG:

− Quy trình đánh giá nhà cung cấp của Robert M. Monczka, xem Hình 2.6.
2/ Xác định yêu cầu
cung ứng quan trọng

1/ Ghi nhận sự cần 3/ Xác định chiến


thiết của lựa chọn lược cung ứng

4/ Xác định các


nguồn cung tiềm

7/ Lựa chọn NCC và 5/ Giới hạn số lượng


đàm phán NCC cần đánh giá

6/ Xác định phương pháp


đánh giá và lựa NCC.

Hình 2.6: Quy trình đánh giá nhà cung cấp của Robert M. Monczka [17].

Các bước của quy trình hoàn toàn phù hợp với quá trình đánh giá nhà cung cấp bao
bì của OPV. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, người thực hiện sẽ tập trung vào bước
6 và bước 7 để xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp một cách hiệu quả và
lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp với OPV.

− Các phương pháp đánh giá nhà cung cấp nêu trong cơ sở lý thuyết, mục 2.3.

2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

− Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study reseach) [20]: là một trong vài
phương pháp nghiên cứu khá phổ biến trong lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu
kinh doanh và quản lý. Chiến lược nghiên cứu này cho phép người thực hiện đề tài
điều tra sâu về vấn đề hiện tại của tổ chức, điển hình ở đây là vấn đề về nguồn cung
cấp nguyên liệu bao bì của công ty cổ phần dược phẩm OPV, qua việc trả lời các
câu hỏi “như thế nào” (“how”) và “tại sao” (“why”) dựa trên quá trình tập họp và
liên kết các dữ liệu định tính cũng như định lượng để từ đó đề xuất các giải pháp
khắc phục.

− Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động hiện tại của công ty

− Phương pháp thống kê, phân tích: xác định các vấn đề liên quan đến nguồn
nguyên liệu bao bì hiện tại của công ty và phân tích nguyên nhân, từ đó đề xuất các
giải pháp.
Chương 3: CHUỖI CUNG ỨNG DƯỢC PHẨM OPV
VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU BAO BÌ
3.1. GIỚI THIỆU CHUỖI CUNG ỨNG DƯỢC PHẨM OPV:

3.1.1. Tổng quan về công ty cổ phần dược phẩm OPV:

− Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV

− Địa chỉ: Số 27 đường 3A, Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai.

− Loại hình hoạt động: Sản xuất, mua bán, phân phối

− Lĩnh vực: Dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ

− Sản phẩm: thuốc dạng rắn, bán rắn, thuốc dạng lỏng.

− Số sản phẩm được cấp giấy phép sản xuất và lưu hành: 600

− Số sản phẩm đang sản xuất: khoảng trên 100 sản phẩm, trong đó:

™ Thuốc viên: chiếm 80%

™ Thuốc nước: chiếm 17%

™ Thuốc kem: chiếm 3%

− Thị trường: Việt Nam

3.1.2. Chuỗi cung ứng dược phẩm OPV:

3.1.2.1. Thành phần và cấu trúc của chuỗi cung ứng dược phẩm OPV:

− Nhà cung cấp: nguyên liệu sản xuất chính, nguyên liệu bao bì

− Nhà cung cấp dịch vụ: hậu cần, tài chính, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực
thời vụ, giặt ủi, vệ sinh nhà xưởng,…

− Nhà sản xuất: OPV là nhà sản xuất chính tất cả các công đoạn chuyển từ
nguyên vật liệu thô thành bán thành phẩm và thành phẩm.

− Nhà phân phối: trung tâm phân phối, các công ty phân phối thuốc
− Khách hàng: các bệnh viện, nhà thuốc và bệnh nhân

Nhà cung
cấp NL
bao bì

NCC NSX Trung tâm Công ty Bệnh viện


nguyên Công ty phân phối phân phối Nhà thuốc
liệu chính OPV Bệnh nhân

Nhà cung
cấp dịch
vụ

Hình 3.1: Chuỗi cung ứng dược phẩm OPV

3.1.2.2. Vai trò của Công ty CPDP OPV trong chuỗi cung ứng:

Công ty cổ phần dược phẩm OPV dẫn đầu chuỗi cung ứng các dược phẩm, sản
phẩm chăm sóc sức khỏe mang nhãn hiệu OPV, chịu trách nhiệm về chất lượng
tổng thể, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, sản xuất và tiếp thị.

3.1.2.3. Chiến lược chuỗi cung ứng dược phẩm OPV:

Hiện nay, trên thị trường dược phẩm của Việt Nam, thuốc generic (thuốc tương
đương trị liệu với thuốc phát minh (Brand name) khi thuốc phát minh hết thời hạn
bản quyền) chiếm khoảng 80%. Thuốc Generic với ưu điểm giá thành rẻ hơn thuốc
phát minh có bản quyền 40 – 50%, thậm chí có khi vài trăm phần trăm (do không
trải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài hàng chục năm và tốn kém) nhưng
lại có đầy đủ các hoạt chất cần thiết và có tác dụng trị liệu tốt nên thuốc Generic đã
được phổ biến khá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình như Mỹ 50%,
Đức 60%, Malaysia 40%,... và đang có xu hướng gia tăng mạnh ở các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam [23]. Hầu hết sản phẩm thuốc sản xuất trong nước
nói chung và của OPV nói riêng đều là thuốc generic. Cạnh tranh trên thị trường
thuốc generic Việt Nam chủ yếu là cạnh tranh về giá. Vì vậy, công ty CPDP OPV
theo đuổi chiến lược chi phí thấp và đáp ứng nhanh. Là một trong vài công ty dược
phẩm Việt Nam đứng đầu về danh mục sản phẩm đa dạng gồm hàng trăm mặt hàng
được Bộ Y Tế cấp phép sản xuất và lưu hành, chiến lược kinh doanh của OPV là
luôn sẵn sàng đáp ứng một cách nhanh chóng cho thị trường nội địa những thuốc
generic có chất lượng tốt với giá cả hợp lý thay thế cho các thuốc gốc hoặc/và thuốc
generic nhập ngoại.

Về chiến lược hoạt động, OPV chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, ít sản xuất dự
trữ và từng bước áp dụng just-in-time nên giảm tối đa tồn kho nguyên vật liệu và
thành phẩm. Hiện tại, đối với nguyên liệu bao bì và cả nguyên liệu sản xuất chính,
OPV chủ yếu áp dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp và chỉ chọn chiến lược ít nhà
cung cấp đối với một số nguyên vật liệu chỉ có một hoặc ít nguồn cung.

3.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN CUNG CẤP BAO BÌ TRONG HOẠT


ĐỘNG CỦA OPV

3.2.1. Tổng quan về nguyên liệu bao bì (bao gói) của OPV:

Bao bì là nguyên vật liệu, kể cả vật liệu có in ấn, sử dụng trong đóng gói một dược
phẩm. Nguyên liệu bao gói đề cập đến ở đây được gọi là bao bì sơ cấp (cấp 1) hoặc
thứ cấp (cấp 2) tùy thuộc vào việc chúng có tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hay
không. Danh sách nguyên liệu bao bì xem trong Bảng 3.1.

™ Bao bì cấp 1: là những bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Các bao bì cấp 1
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ thuốc tránh những yếu tố có hại của
môi trường như: ánh sáng, độ ẩm,… và giữ gìn chất lượng thuốc trong suốt tuổi thọ
gồm có: các loại giấy nhôm, màng nhôm phức hợp, màng PVC-PVDC, chai nhựa
và chai thủy tinh.

™ Bao bì cấp 2: là những bao bì không tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Những bao
bì cấp 2 có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chính xác những thông tin sử
dụng hữu ích đến khách hàng và tạo nên sự hấp dẫn bên ngoài của sản phẩm là
nhãn, hộp và toa.

Bảng 3.1: Danh sách nguyên liệu bao bì [8]

STT Tên bao bì Mục đích sử dụng Nhóm BB Đơn vị tính


1 Chai nhựa Chứa thuốc Cấp 1 bộ
2 Chai thủy tinh Chứa thuốc Cấp 1 bộ
3 Cốc Uống thuốc Cấp 1 cái
4 Dụng cụ đặt thuốc Đặt thuốc Cấp 1 Bộ
5 Giấy nhôm Ép vỉ thuốc viên Cấp 1 kg
6 Màng nhôm phức hợp Ép vỉ thuốc viên Cấp 1 kg
7 Màng PVC/PVDC Ép vỉ thuốc viên Cấp 1 kg
8 Nắp Đậy chai thuốc Cấp 1 cái
9 Ống nhỏ giọt Uống thuốc Cấp 1 cái
10 Ống nhôm Chứa thuốc kem Cấp 1 cái
11 Hộp Đựng chai, vỉ thuốc Cấp 2 cái
12 Khay Đựng chai thuốc Cấp 2 cái
13 Màng co Đóng gói vận chuyển Cấp 2 kg
14 Nhãn Dán lên chai thuốc Cấp 2 bộ
15 Niêm đảm bảo Dán lên chai, hộp Cấp 2 cái
16 Tem Dán lên chai, hộp Cấp 2 cái
17 Thùng carton Đóng gói vận chuyển Cấp 2 cái
18 Toa Hướng dẫn sử dụng Cấp 2 cái
19 Túi nhôm Đựng vỉ thuốc Cấp 2 cái
3.2.2. Các vấn đề về nguồn cung cấp bao bì:

Với hơn một trăm sản phẩm thuốc, OPV có vài trăm loại bao bì tương ứng. Chi phí
mua bao bì năm 2010 lên đến gần 22 tỷ đồng và chiếm khoảng 10% doanh thu [6-
10]. Trong quá trình sản xuất, sự cố xảy ra liên quan đến bao bì hầu như diễn ra
hàng ngày, hàng tuần. Các vấn đề về chất lượng như bao bì không đạt phải trả hàng,
bao bì bị lỗi chờ nhà cung cấp mang về sửa lại, hoặc chờ lựa tách riêng phần đạt và
không đạt hoặc bao bì hơi có sai lệch so với mẫu chuẩn nhưng châm chước cho sử
dụng,…diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, việc giao hàng không đúng ngày trên đơn
hàng, số lượng chênh lệch cũng là một vấn đề hay gặp. Sự ảnh hưởng của tất cả các
vấn đề trên lên OPV nói riêng và lên toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung là điều
không thể tránh khỏi, chẳng hạn như: nhà cung cấp tốn chi phí chất lượng cho số
hàng bị hủy hoặc gia công làm lại, OPV tốn chi phí lựa lại, chậm trễ tiến độ sản
xuất dẫn đến không đảm bảo đơn hàng đúng hạn cho khách hàng,…Hiện tại, những
thiệt hại này trên chuỗi cung ứng chưa được tính toán rõ ràng. Dưới đây là cụ thể
một số vấn đề về nguyên liệu bao bì hay gặp:

3.2.2.1. Chất lượng bao bì:

Tình trạng chất lượng bao bì không ổn định và không đồng nhất rất thường gặp. Có
khi kiểm tra chất lượng phải lấy mẫu kiểm tra trên 100% số lô khi nhận hàng. Bên
cạnh những trường hợp bao bì được phát hiện sai lỗi ngay khi kiểm tra chất lượng
lúc nhập hàng, còn có những trường hợp khi lấy mẫu đại diện kiểm tra thì đạt yêu
cầu nhưng khi đưa vào sản xuất mới phát hiện những sai lỗi ở phần không lấy mẫu
hoặc ở bên trong bao bì (ví dụ như cuộn nhôm, cuộn PVC hay màng seal). Trong
năm 2010, OPV nhận 648 lô bao bì các loại, trong đó có 100 lô có vấn đề về chất
lượng, chiếm tỷ lệ khoảng 15%. Trong sáu tháng đầu năm 2011, OPV nhận 404 lô
bao bì các loại, trong đó có 55 lô có vấn đề về chất lượng, chiếm tỷ lệ gần 14% [5-
11]. Vài tháng gần đây, vấn đề chất lượng bao bì không đồng nhất có xu hướng tăng
lên làm gián đoạn, kéo dài thời gian sản xuất gây ảnh hưởng đến bộ phận bán hàng
và kinh doanh. Ban giám đốc OPV rất bức xúc vế vấn đề này đã đề ra giải pháp tình
thế áp dụng từ tháng 8/2011 là lấy mẫu kiểm tra chất lượng đầu vào trên 100% đơn
vị đóng gói (thùng, bao), thành lập một tổ công nhân chuyên lựa bao bì và dù cho
kết quả kiểm tra đạt hay không thì vẫn lựa phân loại chất lượng trên toàn bộ lô hàng
nhận được và sau đó lấy mẫu đại diện sau khi lựa để kiểm tra lại. Biện pháp này
không xác định và giải quyết được nguyên nhân gốc dẫn đến chất lượng bao bì kém
mà còn tạo thêm áp lực công việc cho nhân viên kiểm tra chất lượng cũng như phát
sinh thêm nhiều khoản chi phí như: chi phí lấy mẫu, chi phí kiểm nghiệm, chi phí
lựa hàng và sự lãng phí khi thực hiện những công việc trên đối với các lô hàng thật
sự có chất lượng tốt. Các lỗi về chất lượng điển hình trong năm 2010 và 2011 xem
trong Bảng 3.2. Tỷ lệ sai lỗi của một số nguyên liệu bao bì chính trong năm 2010
xem trong Bảng 3.3. Tổng kết số lô bao bì bị lỗi trong năm 2010 và 6 tháng đầu
năm 2011 xem trong Bảng 3.4 và 3.5.

Bảng 3.2: Các lỗi bao bì thường gặp do nhà cung cấp [11-12].

STT LỖI DIỄN GIẢI


1 Chữ in Nhòe, mờ chữ, lem chữ, mất chữ, chồng chữ, tróc chữ
2 Cuốn nhôm Nhôm cuốn không đều
3 Kích thước Không đủ kích thước, cắt sát mép (toa)
4 Màu sắc Không đúng màu chuẩn, lem màu
5 Rách, thủng Rách, vết xước rách, tróc keo, thổi ống không kín,
6 Sọc, dính vật lạ Dính màu, dính nhựa, sọc đen, sọc trắng, chấm đen, bẩn
7 Tách lớp Lớp giấy tách khỏi lớp nhôm
Bảng 3.3: Tỷ lệ một số nguyên liệu bao bì chính có vấn đề chất lượng năm 2010
[11-12].

1/ GIẤY NHÔM VÀ MÀNG NHÔM PHỨC HỢP


Thông tin SL (kg) % so SL
Đặt hàng = 16444.151 100.0%
Tổng số có vấn đề chất lượng = 1527.671 9.3%
Có vấn đề chất lượng QC (*) = 1110.361 6.8%
Có vấn đề chất lượng SX (**) = 417.31 2.5%
2/ HỘP
Thông tin SL (cái) % so SL
Đặt hàng = 9048929 100.0%
Tổng số có vấn đề chất lượng = 3729889 41.2%
Có vấn đề chất lượng QC (*) = 3720129 41.1%
Có vấn đề chất lượng SX (**) = 9760 0.1%
3/ TOA
Thông tin SL (cái) % so SL
Đặt hàng = 9314324 100.0%
Tổng số có vấn đề chất lượng = 1816992 19.5%
Có vấn đề chất lượng QC (*) = 1809022 19.4%
Có vấn đề chất lượng SX (**) = 7970 0.1%
4/ NHÃN
Thông tin SL (bộ) % so SL
Đặt hàng = 4618968 100.0%
Tổng số có vấn đề chất lượng = 120175 2.6%
Có vấn đề chất lượng QC (*) = 78750 1.7%
Có vấn đề chất lượng SX (**) = 41425 0.9%
5/ THÙNG CARTON
Thông tin SL (cái) % so SL
Đặt hàng = 9314324 100.0%
Tổng số có vấn đề chất lượng = 1816992 19.5%
Có vấn đề chất lượng QC (*) = 1809022 19.4%
Có vấn đề chất lượng SX (**) = 7970 0.1%
(*): vấn đề phát hiện tại phòng kiểm nghiệm khi lấy mẫu và kiểm tra chất
(**): vấn đề phát hiện tại phân xưởng khi đưa bao bì vào sản xuất
Bảng 3.4: Bảng tổng kết số lô bao bì bị lỗi năm 2010 [11-12]

SỐ TỶ LỆ %
SỐ LÔ CÓ % LỖI SO TỔNG SỐ
STT TÊN BAO BÌ LƯỢNG SO TỔNG
LỖI LÔ NHẬN MỖI LOẠI
LÔ NHẬN SỐ LÔ

1 Chai nhựa 21 3.2% 10 47.6%


2 Chai thủy tinh 6 0.9% 1 16.7%

3 Cốc 4 0.6% 0 0.0%

Dụng cụ đặt
4 thuốc 2 0.3% 0 0.0%

5 Giấy nhôm 164 25.3% 15 9.1%

6 Hộp 167 25.8% 28 16.8%

7 Khay 0 0.0% 0 0.0%

8 Màng co 4 0.6% 2 50.0%

Màng nhôm
9 phức hợp 13 2.0% 2 15.4%

Màng PVC-
10 PVDC 38 5.9% 0 0.0%

11 Nắp 5 0.8% 4 80.0%

12 Nhãn 38 5.9% 12 31.6%

13 Niêm đảm bảo 2 0.3% 0 0.0%

14 Ống nhỏ giọt 11 1.7% 10 90.9%

15 Ống nhôm 1 0.2% 0 0.0%

16 Tem 4 0.6% 0 0.0%

17 Thùng carton 27 4.2% 7 25.9%

18 Toa 159 24.5% 19 11.9%

19 Túi nhôm 9 1.4% 1 11.1%

Tổng = 648 100,0% 100 15,4%


Bảng 3.5: Bảng tổng kết số lô bao bì bị lỗi 6 tháng đầu năm 2011 [11-12]

SỐ TỶ LỆ %
SỐ LÔ % LỖI SO TỔNG SỐ LÔ
STT TÊN BAO BÌ LƯỢNG SO TỔNG
CÓ LỖI NHẬN MỖI LOẠI
LÔ NHẬN SỐ LÔ

1 Chai nhựa 4 1.0% 3 75.0%


2 Chai thủy tinh 2 0.5% 2 100.0%
3 Cốc 3 0.7% 0 0.0%
Dụng cụ đặt
4 thuốc 1 0.2% 0 0.0%

5 Giấy nhôm 83 20.5% 4 4.8%


6 Hộp 101 25.0% 14 13.9%
7 Khay 0 0.0% 0 0.0%
8 Màng co 0 0.0% 0 0.0%
9 Màng nhôm 8 2.0% 0 0.0%
10 Màng PVC- 27 6.7% 1 3.7%
11 Nắp 3 0.7% 1 33.3%
12 Nhãn 22 5.4% 6 27.3%
13 Niêm đảm bảo 0 0.0% 0 0.0%
14 Ống nhỏ giọt 4 1.0% 0 0.0%
15 Ống nhôm 1 0.2% 0 0.0%
16 Tem 3 0.7% 0 0.0%
17 Thùng carton 17 4.2% 0 0.0%
18 Toa 119 29.5% 22 18.5%
19 Túi nhôm 6 1.5% 2 33.3%
Tổng = 404 100,0% 55 13,6%

3.2.2.2. Thời gian giao hàng:

Tình trạng giao hàng không đúng ngày yêu cầu ghi trên đơn hàng rất phổ biến. Theo

sự ghi nhận từ theo dõi mua hàng thì năm 2010 có 213/648 lần giao hàng trễ so với
thời gian ghi trên đơn hàng (# 33%) [10].

3.2.2.3. Số lượng hàng giao:

Sự chênh lệch giữa số lượng đặt hàng và số lượng nhận được cũng gặp khá nhiều.
Năm 2010, trong số 648 lần đặt hàng có 447 lần (# 69%) số lượng không đúng theo
đơn đặt hàng (bao gồm cả chênh lệch nhiều và chênh lệch ít), trong đó có 194 lần (#
30%) giao dư và 253 lần (# 39%) giao thiếu số lượng [10].

3.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN


CUNG CẤP BAO BÌ

Từ kết quả tổng hợp ở trên (mục 3.2), ta thấy có nhiều vấn đề chính yếu xảy ra một
cách nghiêm trọng đối với nguồn cung cấp bao bì dược phẩm cho OPV như: chất
lượng bao bì kém, tỷ lệ giao hàng trễ hẹn cao, số lượng giao hàng không đúng theo
yêu cầu. Việc cung cấp nguyên vật liệu đúng chất lượng, đúng lúc và đúng số lượng
là hết sức quan trọng để góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh đối với một doanh
nghiệp theo đuổi chiến lược đáp ứng nhanh và áp dụng sản xuất JIT như OPV. Câu
hỏi đặt ra là nguyên nhân của các vấn đề trên là do đâu? Có phải chỉ vì các nhà cung
cấp kém năng lực hay vì các lý do nào khác? Người thực hiện đề tài tiến hành tìm
hiểu tất cả các hoạt động vận hành có liên quan đến bao bì từ khâu bắt đầu thiết kế
mẫu mã đến phê duyệt mẫu chuẩn, từ đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp đến đặt
hàng, từ giao nhận hàng, kiểm tra chất lượng đến thanh toán hóa đơn,..và thấy được
một số nguyên nhân có thể xảy ra như sau:

3.3.1. Thiết kế bao bì:

OPV ưa chuộng kiểu bao bì có hình thức trình bày đẹp, nổi bật với một hoặc nhiều
hình ảnh kết hợp gắn liền với đặc điểm trị liệu của thuốc như: thuốc cảm dùng ban
ngày thì có bông hoa và mặt trời, thuốc cảm dùng ban đêm thì có mặt trăng và ông
sao, thuốc cảm dành cho trẻ em thì có hình em bé và ống nhỏ giọt, thuốc bổ cho bà
mẹ mang thai thì có hình thai phụ,… và thêm các họa tiết khác nũa có nhiều màu
sắc sặc sỡ. Để có được mẫu bao bì phức tạp theo yêu cầu của ban giám đốc, quá
trình chuyển tải từ ý tưởng lên bản vẽ đòi hỏi nhân viên thiết kế phải sử dụng rất
nhiều màu sắc trong bản thiết kế. Tất cả các bản thiết kế bao bì của OPV đều có ít
nhất là 4 màu: xanh, đỏ, vàng và đen, thậm chí có mẫu lên đến hơn 10 màu. Màu
sắc càng nhiều thì việc in ấn bao bì càng dễ bị lỗi như: sai lệch màu sắc so với mẫu
thiết kế chuẩn (đậm hơn hoặc nhạt hơn), màu bị lem, bị nhòe, chữ bị lệch,... Nguyên
nhân là do trong ngành in bao bì giấy hiện nay ở Việt Nam (in offset), đa số các
doanh nghiệp sử dụng máy in công nghệ cũ thủ công hoặc bán tự động, dùng hệ
màu CMYK gồm: xanh (Cyan), hồng sẫm (Magenta), vàng (Yellow) và đen (Key)
in chồng lên nhau để tạo ra các nhiều màu sắc khác nhau nhưng không phải là tất cả
các màu. Đối với nhân viên thiết kế có kiến thức và kinh nghiệm về in ấn thì trong
quá trình thiết kế chỉ chọn những màu mà có thể tạo ra từ việc phối hợp 4 màu trên
máy trong lúc in. Còn nhân viên thiết kế chưa có kiến thức và kinh nghiệm về in ấn
thì có thể chọn những màu mà không thể tạo ra được từ sự phối màu. Trong trường
hợp này, nhân viên in ấn phải thực hiện pha thêm các màu này bằng tay và in nhiều
hơn một lần. Vì vậy, màu sắc in ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng mực
in, chất lượng giấy in, tay nghề và kinh nghiệm của nhân viên in trong việc chỉnh
máy phối hợp tỷ lệ màu, pha màu thủ công,...

3.3.2. Công nghệ và kỹ thuật sản xuất bao bì:

Như đã đề cập ở mục 3.3.1, công nghệ sản xuất bao bì dược phẩm ở Việt Nam còn
lạc hậu. Nguồn nguyên liệu để sản xuất bao bì hầu hết là nhập khẩu như hạt nhựa,
màng nhôm, màng chất dẻo, mực in, giấy,…Các nhà sản xuất bao bì chủ yếu là in
ấn, cắt và tạo hình. Vì vốn đầu tư cho máy móc hiện đại khá đắt tiền nên các doanh
nghiệp chủ yếu nhập về các máy thủ công hoặc bán tự động hoặc các máy đã qua sử
dụng nên chất lượng bao bì đầu ra thường bị lỗi, không đồng đều do phụ thuộc
nhiều vào trình độ, tay nghề của nhân viên sản xuất và chất lượng nguồn nguyên
liệu đầu vào. Đây là vấn đề chung của nghành bao bì dược phẩm Việt Nam.

3.3.3. Quá trình lựa chọn nhà cung cấp:

Bao bì kém chất lượng, không đúng lúc và số lượng không phù hợp so với đơn hàng
trước hết phản ánh hiệu năng kém của các nhà cung cấp. Dĩ nhiên không phải hiệu
năng của tất cả các nhà cung cấp đều giống nhau. Vấn đề ở chỗ là OPV không phân
biệt được năng lực thực sự của các nhà cung cấp để có thể chọn ra cho mình những
nhà cung cấp có năng lực phù hợp. Điều này thể hiện rõ trong quy trình đánh giá
nhà cung cấp [13] và quy trình thanh tra nhà cung cấp [14].

3.3.3.1. Quy trình đánh giá nhà cung cấp :

Đánh giá nhà cung cấp

Đánh giá bằng bảng câu hỏi

Kiểm tra PKN Không phù hợp Dừng việc đánh giá
của NCC

Phù hợp

Kiểm nghiệm Không đạt Dừng việc đánh giá


hàng mẫu

Đạt
Thanh tra NCC

Báo cáo đánh giá NCC

Hình 3.2: Lưu đồ quy trình đánh giá nhà cung cấp của OPV

Quy trình đánh giá nhà cung cấp sơ sài, còn nhiều thiếu sót và chưa đủ chặt chẽ để
đánh giá đúng và phân biệt năng lực thực sự của các nhà cung cấp. Thứ nhất là
không có quy định rõ các tiêu chí dành riêng cho đánh giá tìm kiếm nhà cung cấp
mới và tiêu chí dành riêng tái đánh giá nhà cung cấp hiện có. Thứ hai là không quy
định cách đo lường, theo dõi và đánh giá những chỉ số hiệu năng quan trọng đối với
một nhà cung cấp hàng hóa như: chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, số lượng
giao hàng,…Vì vậy, OPV không đủ cơ sở dữ liệu rõ ràng để đánh giá và phân biệt
năng lực các cung cấp hiện tại nhằm kịp thời có hành động chấn chỉnh, phát triển
nhà cung cấp hoặc loại bỏ các nhà cung cấp quá kém. Thứ ba, quá trình đánh giá
nhà cung cấp chủ yếu dựa trên một bảng câu hỏi soạn sẵn gồm 41 câu, khoảng 50%
là các câu hỏi có/ không và còn lại là các câu yêu cầu giải thích hoặc trả lời ngắn về
các yếu tố trong GMP như: sơ đồ tổ chức, hệ thống chất lượng, quy trình sản xuất,
kiểm tra kiểm soát,… Nội dung hỏi rất chung chung, không xác định được mỗi nhà
cung cấp đang ở cấp độ nào của từng tiêu chí được đánh giá. Chẳng hạn khi hỏi
“Tất cả các nhân viên có được đào tạo về công việc không?” hay “Khu vực trang
thiết bị có được vệ sinh theo định kỳ không?”, chắc chắn tất cả các nhà cung cấp
đều trả lời là “Có”. Các câu hỏi được dùng chung để đánh giá cả nhà cung cấp bao
bì và nhà cung cấp nguyên liệu, vốn dĩ có những nét đặc thù rất khác nhau nên có
những câu không phù hợp khi áp dụng cho nhà cung cấp bao bì và lại thiếu những
nội dung cần hỏi dành cho lĩnh vực bao bì. Ví dụ câu “Mô tả tóm tắt về chương
trình lưu mẫu” chỉ nên dành cho nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất, còn nhà cung
cấp bao bì nên được hỏi về việc quản lý bao bì in sẵn chẳng hạn như: “Nêu quy
trình xử lý bao bì in bị lỗi” vì nó rất quan trọng trong việc phòng ngừa hàng giả đối
với OPV. Bảng câu hỏi này được OPV gởi cho nhà cung cấp, nhà cung cấp tự điền
các câu trả lời vào và sau đó gởi trở lại nhà sản xuất (OPV). Bảng câu hỏi cũng
không có hướng dẫn cách chấm điểm câu trả lời và cách đánh giá kết luận về năng
lực nhà cung cấp. Đánh giá bằng cách gởi bảng câu hỏi như trên có thể thiếu tính
khách quan vì chỉ do một phía thực hiện và nhà đánh giá cũng không đủ điều kiện
để kiểm chứng tính xác thực vì OPV không thực hiện thanh tra tại cơ sở toàn bộ các
nhà cung cấp mà chỉ thực hiện trên một số nhà cung cấp khi có điều kiện. Do đó,
việc thực hiện đánh giá nhà cung cấp theo quy trình hiện hành của OPV mang tính
chất hợp thức hóa theo quy định bắt buộc của GMP hơn là mang lại hiệu quả đánh
giá thực sự để chọn lựa các nhà cung cấp bao bì phù hợp với chiến lược hoạt động
của doanh nghiệp.

3.3.3.2. Quy trình thanh tra nhà cung cấp:

Nhà xưởng – Nhân viên

Hệ thống chất lượng Thanh tra nhà cung cấp Vận chuyển – Tồn trữ

Trang thiết bị sản xuất

Hình 3.3: Lưu đồ quy trình thanh tra nhà cung cấp

Thanh tra nhà cung cấp là một phần trong quá trình đánh giá nhà cung cấp. Việc
thanh tra tại cơ sở nhà cung cấp chỉ thực hiện khi có điều kiện. Quá trình thanh tra
bao gồm bốn phần chính: hệ thống chất lượng, nhà xưởng – nhân viên, trang thiết bị
sản xuất, vận chuyển – tồn trữ. Có một bảng câu hỏi (check-list) liên quan đến các
phần được thanh tra. Tương tự như quy trình đánh giá nhà cung cấp, quy trình thanh
tra nhà cung cấp không quy định rõ những câu hỏi, đề mục riêng cần áp dụng cho
nhà cung cấp bao bì, không quy định lỗi ở mức độ nào là “nhỏ” (minor), “lớn”
(major) và “nghiêm trọng” (critical). Quy trình cũng không hướng dẫn cách kết luận
sau thanh tra thế nào là nhà cung cấp “đạt “ hay “không đạt” hay cần “khắc phục
sữa chữa”, không có phần theo dõi hành động sửa chữa, khắc phục phòng ngừa của
nhà cung cấp và không xác định vai trò hay mức độ đóng góp của quá trình thanh
tra vào kết quả đánh giá năng lực nhà cung cấp. Mặc khác, việc thực hiện thanh tra
nhà cung cấp rất hạn chế vì số lượng nhà cung cấp bao bì nhiều, chủ yếu chỉ thanh
tra các nhà cung cấp bao bì cấp 1 như màng nhôm, nhựa.
3.3.4. Quá trình nhập kho:

Cách thức kiểm tra số lượng bao bì khi nhập kho tại OPV có đôi khi gây ra sai lệch
nhỏ về số lượng đối với một số loại bao bì có khối lượng đơn vị nhẹ như toa, nhãn
và tem. Nguyên nhân là do phương pháp tính số lượng bao bì của nhà cung cấp và
OPV khác nhau. Khi xuất hàng, nhà cung cấp thực hiện phương pháp đếm tại cơ sở.
Trong khi đó, OPV thực hiện phương pháp cân như sau: cân một số lượng đại diện
bao bì chẳng hạn 100 nhãn và tính khối lượng trung bình của một nhãn, sau đó cân
toàn bộ lượng bao bì nhập về, từ tổng khối lượng bao bì và khối lượng trung bình
của một nhãn sẽ quy ra được số lượng bao bì nhập hàng. Cách quy đổi này có sai
lệch là do khối lượng đơn vị của bao bì thì nhỏ mà khi cân nhập hàng sử dụng cân
có tải trọng lớn và độ chính xác thấp nên gây ra sai số khi cân. Vấn đề này đã được
khắc phục trong vài tháng gần đây bằng cách sử dụng cân kiểm tra có độ nhạy, độ
chính xác thích hợp và đếm đối chứng với số lượng đủ lớn vài lần để kiểm tra.

3.3.5. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất (OPV) và nhà cung cấp:

OPV và nhà cung cấp bao bì kể cả các nhà cung cấp quen thuộc thiếu mối quan hệ
hợp tác thân thiện (partnership) giữa bên mua và bên bán. Nhà cung cấp không
giống như là “đối tác” mà giống như “đối thủ” của OPV. Theo ý kiến của nhiều
người (một số nhân viên mua hàng đã từng làm việc cho OPV, một số nhân viên kế
toán, những người làm việc lâu năm cho OPV ở các vị trí như phụ trách bao bì, phụ
trách chất lượng,…) và qua những phản ứng của nhà cung cấp đối với OPV (nhiều
lần nhà cung cấp không quan tâm đến việc gởi bảng báo giá khi được yêu cầu và
cảnh báo nếu OPV không thanh toán đơn hàng cũ thì sẽ không giao dịch với OPV
nữa,…), tác giả nhận thấy rằng nguyên nhân sâu xa là do sự chậm trễ thanh toán
cho nhà cung cấp của OPV. Mặc dù chúng góp phần trong việc duy trì đồng vốn
hoạt động cho OPV nhưng lại gây ra khó khăn cho phòng mua hàng trong quá trình
làm việc, giao dịch với nhà cung cấp. Do không chịu được áp lực khi làm việc với
nhà cung cấp mà nhân viên phòng mua hàng thay đổi liên tục (thời gian làm việc
trung bình của nhân viên mua hàng trong khoảng 4 năm gần đây là dưới 1 năm).
Việc chiếm dụng vốn cũng gây mất uy tín OPV với nhà cung cấp. Những nhà cung
cấp quen thuộc đã từng làm việc với OPV không hài lòng về việc OPV không tuân
thủ thanh toán đúng hạn theo hợp đồng dẫn đến họ không coi OPV là khách hàng
quan trọng hay thân thiết để quan tâm, chăm sóc hay dành những chính sách ưu đãi.
Họ sẵn sàng không nhận đơn hàng mới và chấm dứt giao dịch khi có nhiều đơn
hàng cũ OPV chưa thanh toán hoặc khi xảy ra khan hiếm nguồn hàng hoặc khi nhà
cung cấp có nhiều khách hàng cần hàng gấp thì OPV không phải là đối tượng được
hưởng chính sách ưu tiên. Hệ quả của việc chậm trễ thanh toán hóa đơn là OPV
không tạo được mối quan hệ mật thiết với nhà cung cấp nào cả, thiếu sự hổ trợ và
hợp tác của nhà cung cấp trong việc phòng ngừa và giải quyết các sự cố xảy ra về
chất lượng bao bì, thời gian giao hàng,…cũng như sự sẵn lòng của nhà cung cấp
trong việc sản xuất bao bì với số lượng ít dành cho mẫu nghiên cứu hoặc lô sản xuất
nhỏ thăm dò thị trường. Nhân viên mua hàng đổi mới thường xuyên, ít kinh nghiệm
cùng với chính sách chiếm dụng vốn và quy trình đánh giá nhà cung cấp không chặt
chẽ giúp cho OPV dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp bao bì mới còn non trẻ trong
lĩnh vực bao bì dược phẩm. Trong sáu tháng đầu năm 2011, OPV nhận 42 mẫu chào
hàng bao bì các loại từ 12 nhà cung cấp mới và đã chấp nhận thêm 6 nhà cung cấp,
nâng tổng số lượng nhà cung cấp bao bì hiện tại của OPV lên 45. Số lượng nhà
cung cầp bao bì mới nhiều cũng là một nguồn dẫn đến những vấn đề về chất lượng
bao bì. Tất cả các vấn đề phát sinh liên quan đến chính sách chậm thanh toán của
OPV chính là một sự đánh đổi mà chưa được ước tính thành con số được và mất cụ
thể.

Tóm lại, chương 3 giới thiệu tổng thể về chuỗi cung ứng dược phẩm OPV, xác định
những vấn đề thực trạng mà OPV gặp phải về nguồn cung cấp bao bì trong hoạt
động của OPV và phân tích nguyên nhân dẫn đến các vấn đề đó.
Chương 4: ĐỀ XUẤTGIẢI PHÁP
Qua phần trình bày các vấn đề về nguồn cung cấp nguyên liệu bao bì và phân tích
nguyên nhân trong chương 3, để có thể giải quyết các vấn đề trên và từng bước cải
thiện hiệu năng nhà cung cấp bao bì, OPV cần thực hiện phối hợp đồng bộ nhiều
giải pháp với nhau. Trước hết, cần cập nhật vào quy trình đánh giá nhà cung cấp
những phương pháp, tiêu chí đánh giá phù hợp và thực hiện nghiêm túc để có thể
chọn ra những nhà cung cấp hiệu quả từ nguồn các nhà cung cấp mà OPV đã và
đang có cũng như tìm kiếm những nhà cung cấp mới trong tương lai. Tất cả các
thông tin về nhà cung cấp kể cả kết quả đánh giá cần được lưu trữ, cập nhật và sắp
xếp có hệ thống để lập thành cơ sở dữ liệu nhà cung cấp giúp cho việc tra cứu thuận
tiện và nhanh chóng. Tiếp theo, OPV nên tuân thủ đúng thời gian trong điều khoản
thanh toán để lấy lại uy tín với nhà cung cấp nhằm tạo vị thế cân bằng khi thương
lượng hợp đồng. Cuối cùng là xây dựng mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ
với các nhà cung cấp lựa chọn và thực hiện chương trình phát triển nhà cung cấp
nhằm giải quyết các vấn đề về kỹ thuật như thiết kế và in ấn, cải tiến chất lượng bao
bì, thời gian giao hàng, số lượng hàng hóa,… Tất cả các giải pháp trên phải được
thực hiện song song với nhau, thường xuyên và dài hạn để mang lại hiệu quả thực
sự trong hoạt động mua hàng của OPV cũng như cắt giảm lãng phí và hổ trợ tích
cực cho chiến lược hoạt động của chuỗi cung ứng trong môi trường kinh doanh
ngày càng khó khăn và phức tạp như hiện nay.

Nội dung chương 4 được trình bày gồm các phần sau:

− Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

− Xây dựng mối quan hệ và phát triển nhà cung cấp

4.1. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP:

4.1.1. Các yêu cầu cung ứng quan trọng của OPV:
Vì thuốc là một hàng hóa đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng
con người nên chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu mà cả xã hội đều quan tâm:
từ bệnh nhân đến thầy thuốc, từ nhà phân phối đến nhà sản xuất. Đề cập đến chất
lượng dược phẩm thì không thể thiếu vai trò của bao bì từ bao bì cấp 1 đến bao bì
cấp 2. Chất lượng sản phẩm thể hiện qua hai yếu tố là hiệu quả trong điều trị và an
toàn khi sử dụng. Để đạt được như vậy thì bên cạnh việc có được nguồn nguyên liệu
đầu vào tốt (hoạt chất và tá dược), máy móc tốt, công nghệ phù hợp, quy trình sản
xuất ổn định để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi xuất xưởng là
chưa đủ mà còn phải có nguyên liệu bao bì cấp 1 (tiếp xúc trực tiếp với thuốc) phù
hợp với từng loại thuốc, phải trơ, không tương tác với thuốc hay thải ra các chất độc
hại,… bảo vệ thuốc khỏi các tác động vật lý như cơ học, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,
không khí trong quá trình tồn trữ, lưu thông và phân phối giúp giữ gìn chất lượng
thuốc ổn định và an toàn khi đến tay người tiêu dùng trong suốt tuổi thọ của thuốc.
Ngoài ra, bao bì cấp 2 như toa, nhãn, hộp in sẵn còn có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc cung cấp thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng
đầy đủ và chính xác cho khách hàng theo quy định chặt chẽ của Bộ Y Tế cũng như
tạo nên đóng gói tiện dụng và hình thức hấp dẫn của sản phẩm.. Chất lượng bao bì
ổn định còn tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất. Do đó, chất lượng nguyên
liệu bao bì là yêu cầu cung ứng quan trọng hàng đầu đối vói OPV.

Tiếp theo, để có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh dược phẩm ngày càng
phức tạp, OPV cần phải đáp ứng nhanh, đủ số lượng và linh hoạt theo yêu cầu của
khách hàng. Mặc khác, OPV lại theo đuổi sản xuất just-in-time nên việc cung ứng
bao bì đúng lúc, đúng số lượng cho sản xuất rất quan trọng. Vì vậy, yêu cầu cung
ứng tiếp theo là phải đảm bảo giao hàng đúng theo yêu cầu trên đơn hàng.

Một yếu tố cung ứng then chốt nữa là chi phí hợp lý. Chính sách giá và phương
thức thanh toán phải phù hợp với chiến lược chi phí thấp của chuỗi cung ứng.

Việc sản xuất một danh mục sản phẩm đa dạng và thường xuyên có sản phẩm mới
đòi hỏi một sự hổ trợ rất lớn từ NCC đối với việc cung cấp các nguyên liệu bao bì
thử nghiệm cho sản phẩm nghiên cứu, in thử bản in, cung cấp mẫu bao bì chuẩn…
Do vậy, mức độ phục vụ cũng là một yêu cầu cung ứng quan trọng.
4.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp:

4.1.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp mới:
Phòng mua hàng cần đánh giá nhà cung cấp mới hết sức chặt chẽ và thận trọng để
tìm ra nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu cung ứng quan trọng và phù hợp với chiến
lược của OPV, tránh lặp lại những vấn đề cũ. Quy trình tìm kiếm và đánh giá nhà
cung cấp mới được tác giả đề nghị như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin sơ bộ về nhà cung cấp

Có rất nhiều nguồn để lấy thông tin về nhà cung cấp, mỗi nguồn có những ưu và
nhược điểm riêng. Vì vậy, nhân viên đánh giá nên tìm kiếm thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau và thu thập thông tin về nhà cung cấp càng nhiều càng tốt về sản
phẩm cần mua, công nghệ sản xuất, vị trí địa lý, chứng chỉ chất lượng, khách hàng
chính, tình hình tài chính,… Một số nguồn thông tin thông dụng và hữu ích về các
nhà cung cấp bao bì trong nước:

¾ Các trang vàng của Việt Nam trên mạng internet (yellow pages).

¾ Các trang web của hiệp hội nghành in Việt Nam, hiệp hội bao bì Việt Nam.

¾ Các trang web của nhà cung cấp bao bì.

¾ Các trang web của các tổ chức tài chính để lấy thông tin về tình hình tài chính
đối với các nhà cung cấp đã niêm yết trên sàn chứng khoán.

¾ Catalogue chào hàng của nhà cung cấp.

¾ Liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp.

¾ Sự giới thiệu của các nhà sản xuất dược phẩm khác: đây là nguồn thông tin khá
tin cậy vì đã được kiểm chứng thực tế bởi nhà sản xuất cùng nghành.

Bước 2: Lập danh sách các nhà cung ứng ban đầu

Từ những thông tin thu thập được, nhân viên đánh giá lập danh sách các nhà cung
ứng ban đầu theo các tiêu chí sau:
¾ Nhà cung cấp có chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu và có lịch sử hoạt
động lâu năm.

¾ Nhà cung cấp đạt chứng chỉ chất lượng như ISO, GMP,…: hiện tại đây là yêu
cầu không bắt buộc vì có rất ít nhà sản xuất bao bì ở Việt Nam đạt chứng chỉ ISO và
không có nhà sản xuất nào đạt GPM. Trong tương lai, GMP sẽ là tiêu chí lựa chọn bắt
buộc đối với nhà cung cấp bao bì cấp 1 khi Bộ Y tế chính thức ban hành quy định.

¾ Ưu tiên chọn các nhà cung cấp chuyên về bao bì dược phẩm hoặc có kinh
nghiệm sản xuất bao bì dược phẩm.

¾ Nhà cung cấp có vị trí địa lý gần OPV: tỉnh Đồng Nai hoặc các khu vực lân
cận như tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 3: Kiểm tra chất lượng hàng mẫu

Nhân viên mua hàng yêu cầu các nhà cung cấp trong danh sách gởi hàng mẫu với số
lượng đủ để thử nghiệm kèm theo phiếu chứng nhận phân tích. Mẫu chào hàng
được chuyển đến phòng kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất liệu bao bì theo tiêu
chuẩn chất lượng sẵn có của OPV.

Bước 4: Xây dựng phương pháp đánh giá

Dựa vào chiến lược kinh doanh và các yêu cầu cung ứng quan trọng của OPV, các
tiêu chí và trọng số tương ứng để đánh giá nhà cung cấp mới được tác giả đề nghị và
sau đó phỏng vấn lấy ý kiến các nhà quản lý có liên quan và hiểu rõ tình hình hiện
tại của vấn đề bao bì và chính sách hoạt động của công ty, gồm có: giám đốc chất
lượng, giám đốc sản xuất, giám đốc nghiên cứu, trưởng phòng mua hàng, trưởng
phòng kiểm nghiệm và giám đốc nhà máy. Các tiêu chí và trọng số được thống nhất
như sau: chất lượng chiếm 50%, đảm bảo nguồn cung chiếm 20%, chi phí chiếm
20% và mức độ phục vụ chiếm 10%. Mỗi tiêu chí chính có các tiêu chí con cùng với
trọng số tương ứng. Chi tiết xem trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Bảng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp mới.
Trọng số Trọng số
Tiêu chí chính Tiêu chí con
W0 W1
Câu hỏi Y/N (Q1) 40%
Chất lượng (Q) 50% Chất lượng sản phẩm (Q2) 40%
Hệ thống chất lượng (Q3) 20%
Thời gian giao hàng (D1) 50%
Đảm bảo nguồn cung (D) 20%
Số lượng đặt hàng (D2) 50%
Đơn giá (C1) 50%
Chi phí (C) 20%
Phương thức thanh toán (C2) 50%
Mức độ phục vụ (S) 10% Câu hỏi Y/N (S) 100%
Công thức tính toán:

Điểm hiệu năng tổng quát nhà cung cấp mới P = 0,5Q + 0,2D + 0,2C + 0,1S

Điểm hiệu năng chất lượng Q = 0,4Q1 + 0,4 Q2 + 0,2Q3

Điểm hiệu năng đảm bảo nguồn cung D = 0,5D1 + 0,5D2

Điểm hiệu năng chi phí C = 0,5C1 + 0,5C2

Điểm hiệu năng dịch vụ S

Cách tính điểm cho mỗi tiêu chí con:

Chất lượng (Q):

Q1 = 100 x (Tổng số điểm trả lời / Tổng số câu hỏi Y/N trong phần chất lượng)

Q2 = 100 – 10 x Tỷ lệ phế phẩm

Q3: xem Q3 trong mục 2.4.2.2

Đảm bảo nguồn cung (D):

Thời gian giao hàng:

• Trong vòng 1 tuần kể từ khi nhận đơn hàng: 100 điểm

• Từ 1 tuần đến 2 tuần kể từ khi nhận đơn hàng: 50 - 90 điểm

• Từ 2 tuần đến 4 tuần kể từ khi nhận đơn hàng: 10 - 40 điểm


• Quá 4 tuần kể từ khi nhận đơn hàng: 0 điểm

Số lượng đặt hàng:

• Số lượng đặt hàng < công suất tối đa: 100 điểm

• Số lượng đặt hàng > công suất tối đa: 0 điểm

Chi phí (C):

Đơn giá:

• Giá < mức giá trung bình: 100 điểm

• Giá = mức giá trung bình: 50 điểm

• Giá > mức giá trung bình: 0 điểm

Phương thức thanh toán:

• Trả chậm từ 30 - 60 ngày: 60 - 100 điểm

• Trả chậm từ 10 đến 30 ngày: 10 - 50 điểm

• Trả trước: 0 điểm

Mức độ phục vụ (S):

Câu hỏi Y/N = 100 x (Tổng số điểm trả lời / Tổng số câu hỏi Y/N trong phần dịch
vụ khách hàng)

Bước 5: Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

Sau khi kiểm tra chất lượng hàng mẫu đạt yêu cầu, nhân viên đánh giá cần thu thập
thêm thông tin nhà cung cấp về tổ chức nhân sự, đào tạo, nhà xưởng, trang thiết bị,
hệ thống quản lý chất lượng, chính sách giá, chăm sóc khách hàng, tài chính,…bằng
một trong ba cách sau:

¾ Lấy thông tin từ khách hàng của nhà cung cấp, tốt nhất là các nhà sản xuất
dược phẩm, nếu được.

¾ Gởi bảng câu hỏi đánh giá đến nhà cung cấp, xem trong Phụ lục 1.
¾ Thanh tra tại cơ sở nhà cung cấp: xem 2.1.2.2

Sau khi có đủ thông tin, nhân viên đánh giá sẽ thực hiện chấm điểm và đánh giá nhà
cung cấp theo các tiêu chí trên. Nhà cung cấp nào có số điểm đạt yêu cầu và vượt
trội hơn những nhà cung cấp khác sẽ được chấp nhận đưa vào danh sách các nhà
cung cấp được phê duyệt và phòng mua hàng sẽ tiếp tục công việc thương lượng
hợp đồng,…Các nhà cung cấp sau khi được chấp nhận và có giao dịch với OPV sẽ
được tái đánh giá định kỳ ít nhất 6 tháng một lần theo mục 4.1.2.2.

4.1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá lại nhà cung cấp đã và đang có:
Với tình huống OPV đang gặp phải vấn đề lớn về chất lượng hàng hóa, thời gian
giao hàng và số lượng hàng giao đối với nguồn bao bì như hiện tại, tác giả đề nghị
cần đánh giá hiệu năng cung ứng của các nhà cung cấp dựa trên những dữ liệu sẵn
có trong công ty. Trước hết, áp dụng phương pháp trung bình trọng số để đánh giá
hiệu năng cung ứng về mặt chất lượng và phân phối. Đây là phương pháp đơn giản,
ít tốn kém, kết quả khá tin cậy mà OPV có thể tiến hành ngay. Sau khi chọn ra được
các nhà cung cấp đáp ứng tốt hai yêu cầu trên, OPV có thể tiếp tục dùng phương
pháp tỷ số chi phí để xác định xem nhà cung cấp nào có chi phí thấp nhất. Kết hợp
hai phương pháp đánh giá này sẽ tìm ra được những nhà cung cấp đáp ứng được các
yêu cầu cung ứng của OPV. Việc đánh giá hiệu năng nhà cung cấp cần được thực
hiện định kỳ ít nhất 6 tháng một lần đối với các nhà cung cấp có tối thiểu 6 lần giao
hàng trong 6 tháng để kịp thời có hành động thích hợp đối với từng nhà cung cấp.
Sau một thời gian theo dõi, tùy theo mức độ cải thiện hiệu năng của nhà cung cấp
và/hoặc sự thay đổi chiến lược của chuỗi cung ứng mà OPV có thể điều chỉnh trọng
số của từng tiêu chí và bổ sung những tiêu chí thích hợp để ngày càng nâng cao hiệu
quả cung ứng. Bên cạnh việc đánh giá các chỉ số hiệu năng, OPV nên thực hiện
thanh tra tại cơ sở nhà cung cấp định kỳ 2 năm một lần hoặc đột xuất khi thấy hiệu
năng cung ứng sụt giảm hoặc có những vấn đề chất lượng quan trọng xảy ra đối với
các nhà cung cấp lớn (chiếm chi phí mua lớn) hoặc cung cấp bao bì quan trọng.
Phương pháp trung bình trọng số:

Các tiêu chí chính được đánh giá gồm có chất lượng và phân phối. Tổng trọng số
của hai tiêu chí là 100. Mỗi tiêu chí chính có các tiêu chí con. Thang điểm cho mỗi
tiêu chí là 100. Các tiêu chí và trọng số tương ứng được hình thành dựa trên cơ sở
tác giả đưa ra gợi ý ban đầu và sau đó phỏng vấn lấy ý kiến các nhà quản lý có liên
quan, hiểu rõ tình hình hiện tại của vấn đề bao bì và chính sách hoạt động của công
ty, gồm có: giám đốc chất lượng, giám đốc sản xuất, giám đốc nghiên cứu, trưởng
phòng mua hàng, trưởng phòng kiểm nghiệm và giám đốc nhà máy. Các tiêu chí và
trọng số cuối cùng được thống nhất trong Bảng 4.2:

Bảng 4.2: Tiêu chí đánh giá lại nhà cung cấp đã và đang có

Tiêu chí chính Trọng số Tiêu chí con Trọng số


Chất lượng hàng hóa (Q1) 40%
Hiệu năng chất lượng (Q) 60% Tỷ lệ loại bỏ (Q2) 40%
Hệ thống chất lượng (Q3) 20%
Thời gian giao hàng (D1) 50%
Hiệu năng phân phối (D) 40%
Số lượng hàng giao (D2) 50%
Công thức tính toán:

Điểm hiệu năng tổng quát nhà cung cấp P = 0,6Q + 0,4D

Điểm hiệu năng chất lượng Q = 0,4Q1 + 0,4 Q2 + 0,2Q3

Điểm hiệu năng phân phối D = 0,5D1 + 0,5D2

Cách đánh giá :

P ≤ 50: nhà cung cấp không được chấp nhận.

50 < P ≤ 70: nhà cung cấp phải được theo dõi.

70 < P: nhà cung cấp được chấp nhận

Cách tính điểm cụ thể cho từng tiêu chí như sau:

Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

Tính toán dựa trên mức độ phù hợp của hàng hóa so với tiêu chuẩn chất lượng.
Q1 = (100NA +80NB + 50NC + 20ND) / N

Trong đó:

NA là số lượng lô hàng có mức chất lượng A

NB là số lượng lô hàng có mức chất lượng B

NC là số lượng lô hàng có mức chất lượng C

ND là số lượng lô hàng có mức chất lượng D

NE là số lượng lô hàng có mức chất lượng E

N là tổng số lượng lô hàng nhận được từ nhà cung cấp

Phân loại mức chất lượng hàng hóa:

A: lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng

B: lô hàng có khiếm khuyết nhỏ so với tiêu chuẩn chất lượng nhưng tạm chấp
nhận được.

C: lô hàng có chất lượng không đồng nhất, phải lựa lại để phân loại đạt và không
đạt (hủy).

D: lô hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng phải trả về nhà cung cấp xử lý và
quay lại sau đó.

E: lô hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không thể xử lý lại, phải hủy toàn bộ

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tính toán dựa trên tỷ lệ số lượng đơn vị hàng hóa phải hủy so với tổng số đơn vị
hàng hóa nhận được.

Q2 = 100 – 100[∑PT/∑DT]

DT là số đơn vị hàng hóa nhận được của mỗi lô hàng

PT là số đơn vị hàng hóa nhận được không đạt (hủy) của mỗi lô hàng.
Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG

Đề mục Tình trạng Điểm

GMP, ISO 9001, GSP Còn hiệu lực 100

Chứng chỉ quản lý chất lượng Đang thực hiện 50


tương đương khác
Chưa thực hiện hoặc hết hiệu lực 0

Giải thưởng nhà cung cấp từ các Giải thưởng ở thời điểm cách thời
100
doanh nghiệp hoặc tổ chức uy tín. điểm hiện tại không qúa 1 năm

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Tính toán dựa trên mức độ chênh lệch giữa ngày yêu cầu giao hàng trên đơn
hàng và ngày thực nhận.

D1 = (DTn + DTm) / N

DTn = 100.n0 + 95.n1 + 90.n2 + 85.n3 + 80.n4 + 75.n5 + 60.n6 + 50.n7 + 40.n8
+ 30.n9 + 20.n10

DTm = 90.m1 + 80.m2 + 70.m3 + 60.m4 + 50.m5 + 40.m6 + 30.m7 + 20.m8 +


10.m9 + n10

N là số lượng lô hàng nhận được từ nhà cung cấp

ni, mj là số lượng lô hàng tương ứng với từng giá trị ΔT (∑ ni + ∑ mj = N, i từ 0


đến 11 và j từ 1 đến 11)

ΔT là sự chênh lệch giữa ngày yêu cầu giao hàng trên đơn hàng và ngày thực
nhận = ⎜TR - TO⎥

TO là ngày yêu cầu giao hàng ghi trên đơn hàng

TR là ngày thực nhận hàng hóa


Bảng 4.3: Bảng điểm tương ứng với các giá trị ΔT

Giao hàng sớm Giao hàng trễ

SL lô hàng SL lô hàng
Δ T (ngày) Điểm tương ứng ΔT Δ T (ngày) Điểm tương ứng ΔT
(ni) (mj)

0 100 n0 0 100 m0

1 95 n1 1 90 m1

2 90 n2 2 80 m2

3 85 n3 3 70 m3

4 80 n4 4 60 m4

5 75 n5 5 50 m5

6 60 n6 6 40 m6

7 50 n7 7 30 m7

8 40 n8 8 20 m8

9 30 n9 9 10 m9

10 20 n10 10 1 m10

> 10 0 n11 > 10 0 m11

D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG

Tính toán dựa trên mức độ chênh lệch giữa số lượng đơn vị đặt hàng và số lượng
đơn vị thực nhận.

D2 = (100n0 + 90n1 + 80n2 + 70n3 + 60n4 + 50n5 + 40n6 + 30n7 + 20n8 +


10n9 + n10)/N

N là số lượng lô hàng nhận được từ nhà cung cấp


ni là số lượng lô hàng tương ứng với từng giá trị %ΔQ (∑ ni = N, i từ 0 đến 11)

ΔQ là chênh lệch giữa số lượng đơn vị thực nhận và số lượng đơn vị đặt hàng =
⎜QR - QO⎥

%Δ Q là tỷ lệ % chênh lệch = ⎜QR - QO⎥ / QO x 100

QO là số lượng đơn vị hàng hóa đặt hàng ghi trên đơn hàng

QR là số lượng đơn vị hàng hóa thực nhận của mỗi đơn hàng

Bảng 4.4: Bảng điểm tương ứng với các giá trị %ΔQ

%Δ Q Điểm Số lượng lô hàng tương ứng với %ΔQ


0 100 n0
≤1 90 n1
≤2 80 n2
≤3 70 n3
≤4 60 n4
≤5 50 n5
≤6 40 n6
≤7 30 n7
≤8 20 n8
≤9 10 n9
≤ 10 1 n10
> 10 0 n11
Phương pháp tỷ số chi phí:

Chi phí cho việc có được hàng hóa không chỉ là chi phí mua trên đơn hàng (đơn giá
nhân với số lượng đơn vị) mà còn bao gồm cả chi phí trước và sau khi mua liên
quan đến hàng hóa đó. Nhân viên đánh giá cần kết hợp với các phòng ban như kế
toán, sản xuất, kho, khối chất lượng,..để xác định tất cả các loại chi phí liên quan
đến từng đơn hàng như chi phí chất lượng, chi phí giao nhận, chi phí dịch vụ,… Từ
đó tính tỷ lệ mỗi loại chi phí trên so với chi phí mua hàng và hiệu chỉnh vào đơn
giá. Nhà cung cấp có đơn giá hiệu chỉnh thấp nhất là tốt nhất. Việc xác định các loại
chí phí cho từng đơn hàng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức nên chỉ áp
dụng cho những nhà cung cấp đạt yêu cầu về chỉ số hiệu năng chất lượng, phân phối
và cung cấp các loại bao bì chiếm chi phí mua lớn.

Phương pháp thanh tra tại cơ sở nhà cung cấp:

OPV có thể tổ chức một nhóm chức năng chéo từ 3 đến 5 người ở các phòng ban
khác nhau như: mua hàng, đảm bảo chất lượng, sản xuất, thiết kế bao bì, bảo
trì,…để viếng thăm tại cơ sở sản xuất của nhà cung cấp. Quá trình viếng thăm nhà
cung cấp có thể diễn ra một hoặc hai ngày tùy theo mục đích và nội dung cần thanh
tra. Phải thiết lập bảng checklist và đề cương trước khi thanh tra. Nội dung thanh tra
có thể dựa trên bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp trong phần phụ lục và tùy thuộc
vào mục tiêu thanh tra. Đây là cơ hội để OPV và nhà cung cấp cùng nhau tìm ra
những điểm không phù hợp cũng như các vấn đề còn thiếu sót trong hệ thống nhằm
hướng tới việc khắc phục, sửa chữa và cải tiến liên tục để nâng cao hiệu quả cung
ứng. Các vấn đề tìm thấy sẽ được phân loại thành lỗi nhỏ, lỗi lớn và lỗi nghiêm
trọng. Kết quả thanh tra phải được thông báo chính thức đến nhà cung cấp và được
sự đồng thuận của đại diện nhà cung cấp. Nhà cung cấp phải đưa ra hành động khắc
phục, sửa chữa và kế hoạch thực hiện. OPV cần theo dõi và đánh giá hành động
khắc phục sau thanh tra của nhà cung cấp để có quyết định nên tiếp tục chấp nhận,
theo dõi hay từ chối nhà cung cấp.

4.1.3. Đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp bao bì trong nước hiện có
của OPV theo phương pháp trung bình trọng số:

4.1.3.1. Giới hạn số lượng nhà cung cấp cần đánh giá:

Hiện tại, OPV có 45 nhà cung cấp bao bì được phê duyệt theo quy trình đánh giá
nhà cung cấp hiện hành, trong đó có 4 nhà cung cấp ngoài nước và 41 nhà cung cấp
trong nước [7]. Danh sách các nhà cung cấp bao bì xem trong Phụ lục 2.
Do điều kiện nguồn lực hạn chế về thời gian nên trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ
thực hiện kiểm tra bộ tiêu chí đánh giá trên một số nhà cung cấp trong nước mà
OPV mua nhiều và mua thường xuyên. Quá trình lựa chọn các nhà cung cấp để
đánh giá tuân theo quy luật 20/80 [22] để chọn ra 20% các nhà cung cấp trong nước
chiếm 80% chi phí mua bao bì trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. Cơ cấu
chí phí mua bao bì cho từng nhà cung cấp năm 2010 và 6 tháng đàu năm 2011 lần
lượt xem trong Phụ lục 3 và Phụ lục 4. Qua phân tích chi phí, có 8 nhà cung cấp
chiếm khoảng 81% chi phí mua bao bì được chọn để đánh giá. Danh sách các nhà
cung cấp bao bì được chọn xem trong Bảng 4.5.

Bảng 4.5: Danh sách các nhà cung cấp bao bì được chọn để đánh giá [10]
Chi phí mua
STT Nhà cung cấp % chi phí % chí phí tích lũy
(đồng)
1 Kiến Việt 5165142102 15.32% 15.3%
2 Á Châu 4755139825 14.10% 29.4%
3 Liksin 4273351875 12.67% 42.1%
4 Tân Toàn Phát 3598977500 10.67% 52.8%
5 Oai Hùng 3291745000 9.76% 62.5%
6 Tấn Thành 2923207800 8.67% 71.2%
7 An Lạc 1832206536 5.43% 76.6%
8 APPC 1444810000 4.28% 80.9%
4.1.3.2. Kết quả đánh giá:

Tác giả áp dụng các tiêu chí đo hiệu năng được xây dựng ở trên để đánh giá các nhà
cung cấp dựa trên những dữ liệu lịch sử thu thập được từ phòng mua hàng, khối
chất lượng, khối sản xuất của công ty OPV trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm
2011 và những thông tin trên trang web của các nhà cung cấp. Nhìn chung, các nhà
cung cấp được đánh giá có chỉ số chất lượng tạm ổn nhưng hầu hết có chỉ số hiệu
năng phân phối rất kém nên gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu năng chung của quá
trình cung ứng. Trong số 8 nhà cung cấp được chọn để đánh giá năm 2010 có 4 nhà
cung cấp được chấp nhận, 4 nhà cung cấp phải theo dõi và không có nhà cung cấp
nào không được chấp nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2011, có 3 nhà cung cấp được
chấp nhận, 4 nhà cung cấp phải theo dõi và 1 nhà cung cấp không được chấp nhận.
Kết quả đánh giá hiệu năng các nhà cung cấp năm 2010 xem Bảng 4.6 và Hình 4.1.
Kết quả đánh giá hiệu năng các nhà cung cấp 6 tháng đầu năm 2011 xem Bảng 4.7
và Hình 4.2.

Phòng mua hàng cần tiếp tục xác định các chỉ số hiệu năng của các nhà cung cấp
còn lại để từ các kết quả hiệu năng đo được, phòng mua hàng sẽ có cơ sở đánh giá
được năng lực của từng nhà cung cấp về mặt tổng thể nhằm chọn ra một cơ số càc
nhà cung cấp nổi trội hơn và xem xét mỗi nhà cung cấp được chọn còn yếu kém mặt
nào để có kế hoạch phát triển nhà cung cấp. Việc theo dõi chỉ số hiệu năng qua các
giai đoạn thời gian khác nhau còn giúp cho phòng mua hàng nhìn thấy được sự thay
đổi năng lực cung ứng của nhà cung cấp đi lên hay đi xuống và có biện pháp ứng xử
phù hợp.

Bảng 4.6: Kết quả đánh giá nhà cung cấp bao bì năm 2010

STT NCC P Q1 Q2 Q3 Q D1 D2 D
1 Á Châu 69.6 96.3 99.6 0.0 78.4 22.8 89.9 56.3
2 An Lac 61.6 89.1 99.9 0.0 75.6 22.3 59.1 40.7
3 APPC 72.7 100.0 100.0 0.0 80.0 36.7 86.7 61.7
4 Kiến Việt 69.2 96.0 99.98 0.0 78.4 49.6 61.5 55.5
5 Liksin 61.3 94.8 99.8 0.0 77.8 16.8 56.1 36.5
6 Oai Hùng 71.0 100.0 100.0 0.0 80.0 60.3 54.6 57.4
7 Tấn Thành 64.1 98.0 100.0 0.0 79.2 27.7 55.2 41.5
8 Tân Toàn Phát 63.0 95.5 100.0 0.0 78.2 15.7 64.7 40.2
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá nhà cung cấp bao bì 6 tháng đầu năm 2011
STT NCC P Q1 Q2 Q3 Q D1 D2 D
1 Á Châu 70.7 97.0 86.4 0.0 73.4 39.7 93.9 66.8
2 An Lac 70.4 92.9 99.9 0.0 77.1 62.9 57.9 60.4
3 APPC 75.5 97.5 100.0 0.0 79.0 55.6 85.0 70.3
4 Kiến Việt 61.7 98.5 99.96 0.0 79.4 31.7 38.4 35.0
5 Liksin 48.6 76.5 73.6 0.0 60.0 19.7 43.0 31.4
6 Oai Hùng 58.2 100.0 100.0 0.0 80.0 0.0 51.0 25.5
7 Tấn Thành 62.4 96.7 98.5 0.0 78.1 29.6 48.1 38.8
8 Tân Toàn Phát 67.5 95.5 96.5 0.0 76.8 40.9 66.4 53.6
BIỂU ĐỒ HIỆU NĂNG NHÀ CUNG CẤP NĂM 2010

75

70

65

60 72 . 7
6 9 .6 6 9 .2 71. 0

55 6 1. 6 6 1. 3
6 4 .1 6 3 .0

50

45
Á Châu An Lac AP PC Kiến Liksin Oai T ấn T ân
Việt Hùng T hành T oàn
P hát

Hình 4.1: Biểu đồ hiệu năng nhà cung cấp bao bì năm 2010

BIỂU ĐỒ HIỆU NĂNG NHÀ CUNG CẤP NĂM 2011

75

70

65
75. 5
60
70 . 7 70 . 4
6 7. 5
55 6 1. 7 6 2 .4
58 . 2
50
4 8 .6
45
Á Châu An Lac APP C Kiến Liksin Oai T ấn T ân
Việt Hùng T hành T oàn
P hát

Hình 4.2: Biểu đồ hiệu năng nhà cung cấp bao bì năm 2011

4.1.4. Nội dung thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp:

Mục đích của việc mua hàng là mua đúng hàng hóa có chất lượng tốt vào đúng thời
điểm, đúng số lượng với giá cả hợp lý. Để đạt được điều này, sau khi đánh giá và
lựa chọn nhà cung cấp cần tiến hành thương lượng hợp đồng với các nhà cung cấp
được chọn. OPV nên luôn đặt tinh thần đôi bên cùng có lợi (win-win) trong khi
thương lượng với nhà cung cấp. Nội dung chính trong thỏa thuận hợp đồng nguyên
tắc với nhà cung cấp bao gồm chính sách giá, chất lượng sản phẩm, phương thức
thanh toán, phân phối và thời hạn hợp đồng. Thông tin cụ thể về từng loại hàng hóa,
giá cả, số lượng, thời gian giao hàng sẽ được thỏa thuận riêng cho từng đơn hàng.
Đối với các nhà cung cấp được chấp nhận có chỉ số hiệu năng cao, OPV có thể ký
kết một hợp đồng dài hạn với số lượng lớn và mua thường xuyên. Có thể mở rộng
thêm danh mục sản phẩm cần mua đối với nhà cung cấp này. Đổi lại, cần thỏa thuận
với nhà cung cấp về các khoản giảm giá đặc biệt khi mua số lượng lớn và ưu tiên
cho các đơn hàng gấp hay sản phẩm thử nghiệm.

Đối với các nhà cung cấp cần được theo dõi, thời hạn hợp đồng nên rút ngắn và quy
định cụ thể các điều khoản phạt như giảm giá hoặc chấm dứt hợp đồng tùy theo
mức độ yếu kém của quá trình cung ứng do không đáp ứng được về chất lượng hàng
hóa hay yêu cầu phân phối.

4.1.4.1. Chính sách giá và phưong thức thanh toán:

Giá cả hàng hóa là yếu tố thương lượng hết sức quan trọng trong mua hàng và hổ
trợ rất lớn cho chiến lược của công ty. Để có một thỏa thuận tốt về giá, trước khi
thương lượng, nhân viên mua hàng phải tìm hiểu thông tin về giá thông qua báo giá
của một vài nhà cung cấp hoặc giá mua trước đây, yêu cầu nhà cung cấp mở sổ giá
để từ đó phân tích cấu trúc giá / chi phí của vài nhà cung cấp. Giá thương lượng là
giá bao gồm chi phí cộng thêm với một tỷ lệ lội nhuận nhất định. Thỏa thuận về
giảm giá tiền mặt khi thanh toán sớm và tranh thủ tối đa các khoản trả chậm. Căn cứ
trên phân tích cấu trúc chi phí để đề nghị các khoản giảm giá khi mua số lượng lớn.

4.1.4.2. Chất lượng hàng hóa và phân phối:

Hai bên thỏa thuận về mức chất lượng của hàng hóa. Thông thường tất cả bao bì khi
mua phải đạt tiêu chuẩn chất lượng (có mẫu chuẩn đối chiếu) đã được thống nhất
giữa OPV và nhà cung cấp. Cần phải xác định cụ thể mức phạt (giảm giá) khi lô
hàng không đạt chất lượng như cam kết.

Tương tự như trên đối với vấn đề phân phối, cần sự cam kết của nhà cung cấp trong
việc phân phối đúng số lượng và thời hạn theo đơn hàng. Thỏa thuận các khoản tiền
phạt (giảm giá) khi giao hàng không đúng hẹn hoặc không đúng số lượng. Địa điểm
phân phối tại nhà máy OPV.
4.1.4.3. Thời hạn hợp đồng:

Đối với các nhà cung cấp đang theo dõi, hợp đồng chỉ nên có thời hạn từ 3 đến 6
tháng. Đối với các nhà cung cấp được chấp nhận có mức hiệu năng khoảng 70 đến
80 nên kéo dài thời hạn hợp đồng đến 1 năm và các nhà cung cấp có hiệu năng trên
80 thì từ 2 đến 3 năm.

4.2. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ CUNG


CẤP:

Sau khi đánh giá, OPV cần có thông báo chính thức kết quả đánh giá đến với nhà
cung cấp để biết được hiệu năng cung ứng của họ đạt đến mức nào đối với sự kỳ
vọng của OPV nhằm khắc phục những vấn đề chưa tốt, duy trì và phát huy những
điểm tốt giúp cho việc cung ứng ngày càng hiệu quả. Việc xây dựng mối quan hệ
với nhà cung cấp phải khởi đầu từ việc tuân thủ hợp đồng, đặc biệt là trách nhiệm
thanh toán đơn hàng theo đúng thời hạn cam kết. Mặc dù điều này sẽ ảnh hưởng đến
đồng vốn lưu động của doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sẽ mang lại
rất nhiều lợi ích cho OPV. Nó cho thấy sự tôn trọng và thiện chí hợp tác lâu dài của
OPV đối với nhà cung cấp cũng như chứng tỏ được sức khỏe tài chính của OPV.
Một doanh nghiệp làm ăn uy tín luôn nhận được sự quan tâm, ưu đãi của nhà cung
cấp hiện có và những nhà cung cấp tốt sẵn sàng tìm đến với họ để cộng tác. Để có
thể lấy lại uy tín và nâng cao vị thế của OPV trong mắt nhà cung cấp, điều quan
trọng hàng đầu là cần phải thay đổi cách nghĩ của ban giám đốc công ty về vấn đề
này. Phòng kế toán nên phối hợp với phòng mua hàng, kiểm nghiệm, sản xuất, đảm
bảo chất lượng, kinh doanh,…để phân tích cái được (như có đồng vốn hợp pháp mà
không phải làm thủ tục vay cũng như không phải trả lãi suất vay) và cái mất của
việc chiếm dụng vốn (như chi phí chất lượng tăng cao, thiệt hại do trễ đơn hàng, chi
phí cơ hội và và các chi phí tiềm ẩn khác). Đồng thời, cũng phân tích lợi ích (giảm
chi phí chất lượng, tăng sự hài lòng khách hàng,…) và chi phí (lãi vay,…) của việc
thanh toán đúng thời hạn. Tất cả nên tính toán ra con số định lượng cụ thể để ban
giám đốc có cơ sở rõ ràng để ra quyết định.
Sau khi tạo được lòng tin của nhà cung cấp, OPV sẽ từng bước thực hiện chương
trình phát triển nhà cung cấp đối với các nhà cung cấp lựa chọn. Bước đầu tiên là
tăng cường hợp tác qua việc trao đổi thông tin như kế hoạch sản xuất, kế hoạch đặt
hàng, kế hoạch giao hàng, kế hoạch làm mẫu bao bì mới, nhu cầu đột xuất, sự thay
đổi đơn hàng,... Những thông tin này cần cập nhật thường xuyên (hầu như hàng
ngày) và kịp thời để đảm bảo đúng tiến độ cung ứng bao bì giúp cho quá trình sản
xuất thuốc liên tục, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trên chuỗi cung ứng. Để
thực hiện điều này, ngoài các phưong tiện liên lạc như điện thoại, email, giấy tờ thì
OPV và nhà cung cấp cần cùng nhau thiết lập một chương trình chia sẻ thông tin
chính thức qua mạng internet để hai bên có kênh chung trao đổi thông tin một cách
nhanh chóng và hiệu quả. Kênh thông tin này còn là nơi để gởi các phản hồi, trao
đổi các vấn đề gặp phải trong giao dịch giữa hai phía, cập nhật các kết quả đánh giá
hiệu năng kể cả hiệu năng của các nhà cung cấp bao bì khác của OPV để nhà cung
cấp có sự so sánh đối chuẩn. Dây cũng là nơi để chia sẻ các thông tin khoa học, kỹ
thuật về thiết kế, sản xuất bao bì dược phẩm và các thông tin khác có liên quan đến
công việc chung của bên mua và bên bán.

Kế tiếp, hai bên cần tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi về kỹ thuật thiết kế và in ấn
bao bì, bao gồm cả tham quan nhà xưởng, tìm hiểu các công đoạn chính trong quá
trình sản xuất bao bì, thiết bị in ấn, giúp cho nhân viên thiết kế và nhân viên in ấn
bao bì mở rộng kiến thức cũng như hiểu biết hơn về công việc của nhau để có sự
hợp tác tốt giúp cho quá trình chuyển từ bản vẽ thiết kế thành sản phẩm bao bì
thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản
xuất.

Bước tiếp theo, OPV cần định hướng nhà cung cấp phát triển theo chiến lược của
chuỗi cung ứng dược phẩm chi phí thấp và đáp ứng nhanh. Cần phải cắt giảm tối đa
những lãng phí trong sản xuất và nâng cao năng lực quá trình. OPV có thể hổ trợ
nhà cung cấp thực hiện quản lý chất lượng bằng các công cụ thống kê như lưu đồ
(flow chart), bảng kiểm tra (check sheet), biểu đồ Pareto (Pareto diagram), biểu đồ
nhân quả (C & E diagram), biểu đồ kiểm soát (control chart),.. để phát hiện lỗi, tìm
hiểu nguyên nhân và giải quyết vấn đề nhằm cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm,
giảm chi phí sản xuất. Năng lực quá trình sản xuất cũng cần được đánh giá, điều
chỉnh và chuẩn hóa quá trình sản xuất để sản phẩm đầu ra có chất lượng ổn định,
giảm tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất và tỷ lệ sản phẩm không đạt khi giao cho khách
hàng. Khi chất lượng bao bì đáp ứng tốt tiêu chuẩn và ổn định, OPV sẽ không cần
phải kiểm tra, kiểm nghiệm đầu vào toàn bộ các lô bao bì khi nhập hàng, điều này
giúp tiết giảm rất nhiều thời gian và chi phí chất lượng. Nhà cung cấp cần nhận thức
được rằng một quy trình sản xuất ổn định, chất lượng bao bì đạt yêu cầu và đáp ứng
đúng lúc luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng đồng thời nâng cao năng lực và
giá trị của nhà cung cấp cũng như mang lại cho họ những lợi ích và cơ hội kinh
doanh trong dài hạn.

Cuối cùng, hệ thống quản lý chất lượng phải ngày càng được nâng cấp. Nhà sản
xuất dược phẩm phải đạt chứng chỉ WHO-GMP do Bộ Y Tế cấp. Vì vậy, xu thế
trong tưong lai là nhà sản xuất bao bì dược phẩm, trước hết là bao bì tiếp xúc trực
tiếp với sản phẩm cũng phải đạt chứng chỉ GMP. Hiện tại, Bộ Y Tế đã có dự thảo
văn bản quy định về GMP trong sản xuất bao bì cấp 1, văn bản này đang trong giai
đoạn lấy ý kiến để hoàn thiện và dự kiến ban hành trong một vài năm tới [21]. Khi
quy định này được ban hành chính thức sẽ tạo ra một rào cản gia nhập nghành rất
lớn nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội tốt để gia tăng thị phần trong nước cho
những nhà cung cấp bao bì dược phẩm biết đón đầu sự kiện. Đạt được chứng chỉ
GMP còn mở ra cơ hội xuất khẩu bao bì dược phẩm cho các nhà cung cấp bao bì.
OPV sẽ hổ trợ và tư vấn cho nhà cung cấp từng bước thực hiện theo các yêu cầu của
GMP về cơ sở vật chất, môi trường sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ sổ
sách, đào tạo con người,… để nhà cung cấp có thể đạt được những yêu cầu về thực
hành tốt trong sản xuất nhanh chóng và hiệu quả.

Tất cả những nổ lực của OPV trong việc phát triển nhà cung cấp đều nhằm mục
đích tăng cường sự cam kết hợp tác lâu dài của nhà cung cấp, cải thiện hiệu quả
cung ứng để ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh của chuỗi cung ứng dược
phẩm OPV.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mua hàng là một hoạt động tiêu tốn chi phí lớn nhất trong toàn bộ hoat động sản
xuất kinh doanh nên có vai trò không nhỏ trong việc tạo nên sức mạnh cạnh tranh
của chuỗi cung ứng. Có được nguồn cung tốt là có được chìa khóa then chốt bước
đầu để đi đến thành công trong kinh doanh. Vì vậy việc đánh giá, lựa chọn nhà cung
cấp là công việc cần thiết và phải làm thường xuyên để có thể tìm ra được những
nhà cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và thay thế hoặc
loại bỏ dần các nhà cung cấp không phù hợp. Để đánh giá nhà cung cấp cần phải có
bộ tiêu chí đánh giá được xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng, định lượng được và
nội dung đánh giá phải phù hợp với các yêu cầu cung ứng của công ty. Trong phạm
vi đề tài, một số vấn đề được thực hiện như sau:

¾ Phân tích thực trạng vấn đề về nguồn cung cấp bao bì của công ty cổ phần
dược phẩm OPV.

¾ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá các nhà cung cấp bao bì mới và tiêu chuẩn đánh
giá lại các nhà cung cấp bao bì hiện có phù hợp với chiến lược tổng thể của chuỗi
cung ứng dược phẩm OPV: chi phí thấp và đáp ứng nhanh.

¾ Đánh giá một số nhà cung cấp bao bì trong nước theo tiêu chí đã xây dựng dựa
trên dữ liệu theo dõi đơn hàng và theo dõi chất lượng bao bì trong quá khứ.

¾ Đề xuất các nội dung thương lượng hợp đồng đối với các nhà cung cấp được
lựa chọn và chương trình phát triển nhà cung cấp.

Tuy nhiên, vì thời gian và nguồn lực có hạn nên nội dung chắc chắn còn nhiều thiếu
sót và hạn chế. Hạn chế thứ nhất là chỉ đánh giá được một số nhà cung cấp trong
nước có chi phí mua lớn bằng phương pháp trung bình trọng số, còn rất nhiều nhà
cung cấp khác chưa được đánh giá. Lưu ý rằng không phải các nhà cung cấp lớn có
năng lực không tốt thì các nhà cung cấp nhỏ hơn khác cũng sẽ không tốt. Sắp tới,
người thực hiện đề tài sẽ tiếp tục thu thập, tổng hợp dữ liệu để đánh giá tiếp các nhà
cung cấp còn lại theo tiêu chí đã xây dựng để tìm kiếm các nhà cung cấp đạt yêu
cầu, tránh bỏ sót các nhà cung cấp thực sự tốt.

Hạn chế thứ hai là sau khi đánh giá các nhà cung cấp bằng phương pháp trung bình
trọng số thì vẫn chưa thực hiện được việc đánh giá tiếp tục các nhà cung cấp được
lựa chọn bằng phương pháp tỷ số chi phí để tìm ra nhà cung cấp có chi phí thấp
nhất. Công việc này thực sự khó khăn bởi vì một cá nhân không thể thu thập được
các loại chi phí cho một đơn hàng mà cần sự hổ trợ và phối hợp của nhiều phòng
ban như mua hàng, kế toán, sản xuất và chất lượng và người thực hiện phải có thời
gian trong giờ làm việc để thu thập dữ liệu tại công ty.

Một thiéu sót nữa là không có chỉ số hiệu năng đối chuẩn (Benchmarking) của các
nhà sản xuất dược phẩm trong nghành. Vì thế, không thể xác định được hiệu năng
cung ứng của các nhà cung cấp bao bì dược phẩm cho OPV đang ở mức nào so với
các công ty duợc phẩm trong nước khác.

Để có thể phát huy được vai trò quan trọng của phòng mua hàng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, OPV cần tiếp tục thực hiện các việc sau:

¾ Đánh giá hiệu năng các nhà cung cấp bao bì để chọn ra các nhà cung cấp tốt.

¾ Tìm kiếm và thực hiện việc đối chuẩn hiệu năng nhà cung cấp.

¾ Xây dựng cơ sở dữ liệu nhà cung cấp trên máy tính và cả file cứng.

¾ Thực hiện công tác quản lý nhà cung cấp.

Tóm lại, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp không phải là công việc tức thời chỉ
trong vài ngày mà là cả một quá trình lâu dài và liên tục để có thể tìm được những
nguồn cung hiệu quả phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chuỗi cung ứng dược phẩm OPV
trên thị trường dược phẩm generic Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1] Nguyễn Kim Anh (2010), Quản lý chuỗi cung ứng, Trường ĐH Mở TP.HCM.

[2] Nguyễn Công Bình (2008a), Quản lý chiến lược chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản
thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

[3] Nguyễn Công Bình (2008b), Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản thống kê,
TP. Hồ Chí Minh.

[4] Đường Võ Hùng (2010), Bài giảng Quản lý chuỗi cung ứng, Trường ĐH Bách
Khoa TP. Hồ Chí Minh.

[5] Công ty CPDP OPV (2010), Báo cáo bao bì loại bỏ trong sản xuất do nhà cung
cấp năm 2010.

[6] Công ty CPDP OPV (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010.

[7] Công ty CPDP OPV (2010), Danh sách nhà cung cấp bao bì.

[8] Công ty CPDP OPV (2009), Danh sách nguyên liệu bao bì.

[9] Công ty CPDP OPV (2011), Danh mục sản phẩm sản xuất.

[10] Công ty CPDP OPV, File excel theo dõi đơn hàng của phòng mua hàng

[11] Công ty CPDP OPV, File excel theo dõi tiến độ kiểm nghiệm nguyên liệu bao bì
của phòng kiểm nghiệm

[12] Công ty CPDP OPV, Phiếu báo kết quả và chứng chỉ phân tích bao bì của phòng
kiểm nghiệm.

[13] Công ty CPDP OPV (2009), Quy trình đánh giá nhà cung cấp

[14] Công ty CPDP OPV (2009), Quy trình thanh tra nhà cung cấp
Tiếng Anh

[15] Benton, W.C. Jr. (2007), Purchasing and Supply Management, McGraw-Hill
Irwin.

[16] Heizer, J., & Render, B. (2006), Operations Managements, Prentice-Hall

[17] Monczka, R.M., Handfiel, R.B., Guinipero, L.C., Patterson, J.L., & Waters, D.
(2010), Purchasing and Supply Chain Management (5th ed.), South-Western

[18] Nicosia, N., & Moore, N.Y. (2006), Implementing Purchasing and Supply Chain
Management: best practices in market research, RAND Corp.

[19] Simchi-Levi, D., Kaminsky, P., & Simchi-Levi, E. (2000), Designing and
managing the supply chain: concepts, strategies, and case study, McGraw-Hill
Higher Education

[20] Yin, Robert K. (1994), Case Study ResearchDesign and Methods, Sage
Publication, Inc.

Trang web

[21] Cao Minh Quang, Dự thảo thông tư hướng dẫn áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn
“Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm”, Bộ Y Tế Việt Nam, 7 / 2011.

<URL:fpt:/dav.gov.vn/Default.aspx?tabid=286>

[22] Dominick, Chas., “Managing Supplier Performance”, Next Level Purchasing,


Inc., Aug 2011.

<URL:fpt:/nextlevelpurchasing.com/course_welcome_expresscourse.php?msp>
Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP
A. THÔNG TIN CHUNG
Tên nhà cung cấp: …………………………………………………………………..
Địa chỉ đăng ký kinh doanh:.........................................................................................
Số điện thoại: ………………………………Số fax:…………………………….. ….
Địa chỉ trang web :
…………………………………………………………………..
Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất: ………………………………………………………..
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh : ………………………………………………………
Năm thành lập :……………………………………………………………………….
Số giấy phép đăng ký kinh doanh :…………………………………………………...
Vốn pháp định : ……………………………………………………………………....
Giám đốc điều hành/Tổng giám đốc: ………………………………………………..
Công ty mẹ : …………………………………………………………………………
Ngân hàng giao dịch (tên/địa chỉ) :…………………………………………………..
Các khách hàng chính (có thể kèm theo danh sách):…………………………………
Sản phẩm sản xuất (có thể gửi kèm danh sách các sản
phẩm):………………………..
Sản phẩm chính:……………………………………………………………………….
Chiến lược của công ty (chi phí thấp, đáp ứng nhanh, khác biệt hóa):……………….
Cơ cấu tổ chức của công ty (vui lòng gửi kèm sơ đồ nếu có):………………………..
B. CÁC CÂU HỎI
PHẦN 1: CHẤT LƯỢNG
Cách tính điểm: Mỗi câu hỏi Y/N nếu trả lời:
™ Không: 0 điểm
™ Có và không cung cấp/trả lời yêu cầu tiếp theo: 0 – 0,5 điểm tùy trường hợp
™ Có và cung cấp/trả lời đầy đủ các yêu cầu tiếp theo:1 điểm
1. (Y/N) Có phòng (bộ phận) quản lý chất lượng không? Trưởng phòng (bộ phận)
quản lý chất lượng sẽ báo cáo trực tiếp cho ai? Có bao nhiêu nhân viên trong
phòng chất lượng của công ty? Cho biết công việc cụ thể của các nhân viên.
2. (Y/N) Có chính sách/sổ tay hướng dẫn thực hiện việc quản lý chất lượng không?
Nếu có, đính kèm một bản sao.
3. (Y/N) Có thực hiện kiểm tra trong quá trình sản xuất không? Có áp dụng công
cụ thống kê nào để kiểm soát trong quá trình sản xuất không? Nếu có, nêu rõ.
4. (Y/N) Có kiểm tra bao bì sau công đoạn cuối không (trước khi xuất xưởng)? Có
sử dụng mẫu chuẩn của khách hàng để đối chiếu không?
5. (Y/N) Các số liệu kiểm tra chất lượng có được ghi chép và lưu lại không? Nếu
có, những số liệu này thường được giữ lại trong bao lâu?
6. (Y/N) Có qui định phương pháp lấy mẫu để kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu
và thành phẩm? Nêu tóm tắt.
7. (Y/N) Có các thủ tục/quy trình hướng dẫn thực hiện các phương pháp kiểm tra,
kiểm nghiệm, thẩm định và hiệu chỉnh không? Nếu có, đính kèm các bảo sao.
8. (Y/N) Có các máy móc, thiết bị kiểm tra chất lượng bao bì không? Các máy
móc, thiết bị kiểm tra chất lượng có thẩm định, hiệu chuẩn định kỳ không? Kể
tên máy, model, xuất xứ, công dụng, thời gian sử dụng, chu kỳ thẩm định, hiệu
chuẩn.
9. (Y/N) Có cung cấp giấy chứng nhận chất lượng cho mỗi lô hàng được giao cho
khách hàng không?
10. (Y/N) Có quy trình hướng dẫn việc kiểm tra và kiểm soát các bản in không? Nếu
có, đính kèm bản sao.
11. Có thể đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề trong khoảng thời gian bao lâu từ khi
phát hiện ra nguyên vật liệu/sản phẩm không đạt yêu cầu?
12. Cách thức để công ty đảm bảo sản phẩm sản xuất đáp ứng quy cách và thông số
kỹ thuật do chúng tôi đưa ra?
13. (Y/N) Các quy trình sản xuất có được viết thành tài liệu và tuân thủ nghiêm túc?
14. (Y/N) Có giấy chứng nhận chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào không?
15. Các nguồn nguyên liệu chính như giấy, nhôm, nhựa, mực in xuất xứ từ đâu?
16. (Y/N) Có thực hiện đánh giá nhà cung cấp? Việc đánh giá nhà cung cấp thực
hiện như thế nào?
17. Tỷ lệ phần trăm số lô hàng trả về trong năm
18. Tỷ lệ phần trăm phế phẩm mỗi loại bao bì trong sản xuất.
19. (Y/N) Có đặt ra mục tiêu và hệ thống hướng tới việc ngày càng nâng cao chất
lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu chúng tôi hay không? Điều này được
đề cập trong tài liệu nào được lưu giữ ở công ty ?
20. Có đạt chứng nhận chất lượng như: ISO 9000, GMP, GSP hay giải thưởng nhà
cung cấp của một tổ chức nào chưa? Nếu có, ghi rõ tên chứng nhận và thời gian
hiệu lực. Nếu chưa, công ty có ý định đạt chứng nhận nào hay không và khi nào
thực hiện?
PHẦN 2: CHI PHÍ
1. Đề nghị cung cấp bảng báo giá của từng mặt hàng theo danh sách quy cách sản
phẩm kèm theo.
2. Cho biết phương thức thanh toán, các khoản giảm giá theo số lượng hay chiết
khấu theo thời hạn thanh toán.
3. Trong trường hợp số lượng trong đơn đặt hàng thấp hơn số lượng đặt hàng tối
thiểu, công ty sẽ tính giá như thế nào (phần trăm tăng giá) và thời gian thực hiện
đơn hàng bao lâu?
4. Đề nghị cung cấp bảng tính toán chi tiết chi phí để tính giá thành sản phẩm.
5. Nêu chi tiết chiến lược và hệ thống đảm bảo tính hiệu quả về mặt chi phí.
6. (Y/N) Công ty có sẵn lòng hợp tác với chúng tôi cùng đánh giá và thực hiện các
chương trình cắt giảm chi phí cho chúng tôi không ?
PHẦN 3: DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
Cách tính điểm: Mỗi câu hỏi Y/N nếu trả lời:
™ Không: 0 điểm
™ Có và không cung cấp/trả lời được yêu cầu tiếp theo: 0-0,5 điểm tùy trường hợp
™ Có và cung cấp/trả lời đầy đủ các yêu cầu tiếp theo:1 điểm
1. (Y/N) Có chính sách về dịch vụ khách hàng hay không ? Nếu có, đính kèm một
bản sao.
2. (Y/N) Việc hỗ trợ hoặc phản hồi cho khách hàng có được đề cập trong nhiệm vụ
hoặc mục tiêu của công ty hay không?
3. Thời hạn giao hàng bình thường của công ty từ khi nhận đơn hàng là bao nhiêu
ngày đối với sản phẩm mới và sản phẩm thường đặt?
4. Thời hạn giao hàng trong trường hợp khẩn của quý công ty từ khi nhận đơn
hàng là bao nhiêu ngày đối với sản phẩm mới và sản phẩm thường đặt?
5. Số lượng đặt hàng tối thiểu là bao nhiêu (nêu cụ thể loại sản phẩm) đối với sản
phẩm mới và sản phẩm thường đặt.
6. (Y/N) Công ty có thể linh hoạt đối với số lượng đặt hàng tối thiểu để hỗ trợ
chúng tôi trong một số trường hợp đặc biêt không ?
7. Trong công ty, bộ phận nào chịu trách nhiệm tính giá ?
8. Thời hạn báo giá kể từ khi công ty nhận được yêu cầu của chúng tôi là bao
nhiêu ngày?
9. Người đại diện cho công ty để giao dịch với chúng tôi có quyền hạn đến mức
nào? Họ có thể tự quyết định vấn đề thông thường hay phải chờ ý kiến cấp trên?
10. Quy trình triển khai đơn đặt hàng để đảm bảo giao hàng cho chúng tôi đúng về
cả số lượng cũng như thời gian?
11. (Y/N) Công ty có sẵn lòng hỗ trợ chúng tôi trong những trường hợp khẩn cấp
hay không? Điều này được thực hiện như thế nào?
12. (Y/N) Có chính sách, hệ thống giải quyết những khiếu nại/than phiền của khách
hàng không? Nếu có, đính kèm một bản sao (ví dụ như có kế hoạch khắc phục
và phòng ngừa, thông tin phản hồi đến khách hàng,…)
13. (Y/N) Công ty có tìm kiếm sự phản hồi từ khách hàng hay không ? Nếu có, việc
này được thực hiện như thế nào ? Công ty hành động ra sao khi nhận được sự
phản hồi của khách hàng ?
14. Vui lòng xếp hạng ba khách hàng chủ yếu của công ty với thứ tự giảm dần theo:
- Sản lượng:
- Doanh số bán ròng :
- Lợi nhuận:
15. (Y/N) Có thể cử nhân viên sang giúp chúng tôi giải quyết các vấn đề liên quan
đến trách nhiệm của công ty trong thời gian sớm nhất không?
16. Trong những trường hợp hàng bị trả về làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất
của chúng tôi, công ty sẽ giải quyết bằng những biện pháp như thế nào?
17. (Y/N) Công ty có ký thỏa thuận về việc bảo mật thông tin của chúng tôi không?
18. (Y/N) Công ty có sở hữu các phương tiện vận chuyển giao hàng riêng hay không
? Cho biết rõ các loại phương tiện và số lượng từng loại.
19. (Y/N) Có đang hợp tác với công ty dịch vụ vận tải nào không? Ghi rõ tên công
ty vận tải. Công ty có hợp đồng lâu dài với đơn vị vận tải đó không? Cho biết tỷ
lệ phần trăm của phương tiên vận tải công ty sở hữu và thuê ngoài.
PHẦN 4: NGUỒN LỰC
1. Tổng số nhân viên trong công ty và số nhân viên trực tiếp sản xuất. Cho biết
trình độ, tay nghề của nhân viên trực tiếp sản xuất.
2. Số lượng máy móc phục vụ cho sản xuất (Đính kèm danh sách các loại máy
móc, thiết bị có ghi rõ tên máy, model, xuất xứ, công suất, công dụng và thời
gian đã qua sử dụng.
3. Công suất sản xuất hàng ngày (liệt kê đối với từng loại sản phẩm riêng biệt)
Công suất tối đa : ………………………………………………
Công suất hiện tại : ……………………………………………
Hiêu suất sử dụng : ……………………………………… (%)
4. (Y/N) Hằng năm có tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ, tay nghề? Bao
nhiêu khóa một năm? Các khoá học này được tổ chức với người huấn luyện là
nhân sự trong công ty hay các đơn vị bên ngoài ? Khóa học gần đây nhất là gì và
được tổ chức ở đâu? Cho biết đối tượng tham dự và người huấn luyện?
5. (Y/N) Có phương tiện phục vụ cho việc huấn luyện trong nội bộ công ty không?
Kể tên.
6. (Y/N) Có thường tổ chức các buổi họp mặt khách hàng để giới thiệu một công
nghệ mới hay chia sẻ những kinh nghiệm về các lĩnh vực có liên quan đến bao bì
cho chúng tôi không?
7. Các công nghệ in hiện có của công ty.
8. Công ty dừng máy để bảo trì định kỳ bao nhiêu lần trong một năm? Trong
khoảng thời gian đó, công ty có các giải pháp nào để đảm bảo khả năng giao
hàng đúng thời hạn như yêu cầu cho chúng tôi?
9. Cho biết tổng diện tích của cơ sở sản xuất, diện tích nhà xưởng, diện tích kho.
10. Cho biết điều kiện bảo quản của kho về nhiệt độ, độ ẩm tưong đối.
PHẦN 5: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
1. (Y/N) Công ty có phòng nghiên cứu và phát triển (R&D) không? Nhân sự phòng
này gồm bao nhiêu nguời, tổ chức ra sao và ai là người quyết định cao nhất?
2. (Y/N) Công ty có sẵn sàng kết hợp với chúng tôi để cùng nghiên cứu và phát
triển một quy cách sản phẩm mới hoặc một loại nguyên vật liệu/sản phẩm mới
không?
3. (Y/N) Có kế hoạch nâng cấp hay đầu tư máy móc thiết bị mới của công ty trong
ba năm tới không? Lúc đó công suất tối đa của công ty sẽ là bao nhiêu?
4. (Y/N) Trong năm tới, công ty có dự định nâng cấp hay đầu tư công nghệ, dây
chuyền sản xuất nào mới không? Nếu có xin cho biết tên hiệu, model, công suất
và xuất xứ.
PHẦN 6: AN TOÀN VÀ VỆ SINH NHÀ XƯỞNG
1. (Y/N) Hiện tại công ty có quy định nào về an toàn và vệ sinh nhà xưởng không?
Nếu có, vui lòng đính kèm một bản sao.
2. (Y/N) Công ty có phân công nhân sự phụ trách bộ phận an toàn và vệ sinh nhà
xưởng không? Nếu có, cho biết người này sẽ báo cáo trực tiếp cho ai?
3. Các chương trình về an toàn và vệ sinh nhà xưởng được đánh giá theo tiêu
chuẩn nào? Đề nghị ghi rõ.
4. (Y/N) Có quy trình hướng dẫn vệ sinh nhà xưởng không? Nếu có, đính kèm bản
sao.
5. Công ty thực hiện phương pháp quản lý tồn kho theo phương pháp nào?
Phụ lục 2: DANH SÁCH NHÀ CUNG CẤP BAO BÌ CỦA OPV
STT Nhà cung cấp Cơ sở SX STT Nhà cung cấp Cơ sở SX
1 Á Châu Trong nước 24 Sarong - Italy Ngoài nước
2 An Bình Trong nước 25 Sinochem - China Ngoài nước
3 An Lạc Trong nước 26 Star Print Trong nước
4 An Thắng Trong nước 27 Tấn Thành Trong nước
5 APPC Trong nước 28 Tân Toàn Phát Trong nước
6 China Ngoài nước 29 Thành Tiến Trong nước
7 Cường Phát Trong nước 30 Thiên Lộc Trong nước
8 Đạt Thành Trong nước 31 Thiên Thạch Trong nước
Dott Bona
9 Pace&C Ngoài nước 32 Thiên Thành Trong nước
10 Đức Ký Trong nước 33 Thiết Mộc Lan Trong nước
11 Hoàng Hà Trong nước 34 Tiến Tân Trong nước
12 Huh Tamaki Trong nước 35 Tong Yuan Trong nước
13 Hưng Toàn Trong nước 36 Việt Ánh Dương Trong nước
14 Khang Thái Trong nước 37 Việt Long Trong nước
15 Kiến Việt Trong nước 38 Vĩnh Tường Trong nước
16 Liksin Trong nước 39 Yuen Foong Yu Trong nước
17 Minh Đạt Trong nước 40 Tân Việt Tân Trong nước
18 Minh Tiến Trong nước 41 Visingpack Trong nước
19 Nam Dương Trong nước 42 United Trong nước
20 Nam Giang Trong nước 43 Thu Quang Trong nước
21 Oai Hùng Trong nước 44 Trần Gia Trong nước
22 PS Trong nước 45 Hưng Toàn Trong nước
23 Sài Gòn Trong nước 46
Phụ lục 2: DANH SÁCH NHÀ CUNG CẤP BAO BÌ CỦA OPV
STT Nhà cung cấp Cơ sở SX STT Nhà cung cấp Cơ sở SX
1 Á Châu Trong nước 24 Sarong - Italy Ngoài nước
2 An Bình Trong nước 25 Sinochem - China Ngoài nước
3 An Lạc Trong nước 26 Star Print Trong nước
4 An Thắng Trong nước 27 Tấn Thành Trong nước
5 APPC Trong nước 28 Tân Toàn Phát Trong nước
6 China Ngoài nước 29 Thành Tiến Trong nước
7 Cường Phát Trong nước 30 Thiên Lộc Trong nước
8 Đạt Thành Trong nước 31 Thiên Thạch Trong nước
Dott Bona
9 Pace&C Ngoài nước 32 Thiên Thành Trong nước
10 Đức Ký Trong nước 33 Thiết Mộc Lan Trong nước
11 Hoàng Hà Trong nước 34 Tiến Tân Trong nước
12 Huh Tamaki Trong nước 35 Tong Yuan Trong nước
13 Hưng Toàn Trong nước 36 Việt Ánh Dương Trong nước
14 Khang Thái Trong nước 37 Việt Long Trong nước
15 Kiến Việt Trong nước 38 Vĩnh Tường Trong nước
16 Liksin Trong nước 39 Yuen Foong Yu Trong nước
17 Minh Đạt Trong nước 40 Tân Việt Tân Trong nước
18 Minh Tiến Trong nước 41 Visingpack Trong nước
19 Nam Dương Trong nước 42 United Trong nước
20 Nam Giang Trong nước 43 Thu Quang Trong nước
21 Oai Hùng Trong nước 44 Trần Gia Trong nước
22 PS Trong nước 45 Hưng Toàn Trong nước
23 Sài Gòn Trong nước 46
Phụ lục 3: BẢNG CHI PHÍ MUA BAO BÌ NĂM 2010
Chi phí mua % chí phí tích
STT Nhà cung cấp Tỷ lệ %
(đồng) lũy
1 Kiến Việt 2525096000 21.2% 21.2%
2 Á Châu 1494721500 12.6% 33.8%
3 Liksin 1200711000 10.1% 43.9%
4 Oai Hùng 1148275000 9.7% 53.6%
5 An Lạc 829700000 7.0% 60.5%
6 APPC 811010000 6.8% 67.3%
7 Tấn Thành 698919800 5.9% 73.2%
8 Sài Gòn 583700000 4.9% 78.1%
9 Tân Toàn Phát 566123500 4.8% 82.9%
10 Nam Dương 399817610 3.4% 86.3%
11 Vĩnh Tường 397000000 3.3% 89.6%
12 Yuen Foong Yu 291685000 2.5% 92.0%
13 Cường Phát 285457000 2.4% 94.4%
14 Tân Việt Tân 217280000 1.8% 96.3%
15 Đạt Thành 105616000 0.9% 97.2%
16 Trần Gia 101550000 0.9% 98.0%
17 United 88500000 0.7% 98.8%
18 Visingpack 80646000 0.7% 99.4%
19 Thu Quang 45474613 0.4% 99.8%
20 Thiết Môc Lan 8031000 0.07% 99.9%
21 Hưng Toàn 7500000 0.06% 99.95%
22 An Bình 3450000 0.03% 99.98%
23 Toàn Thái 2150000 0.03% 100.0%
Tổng cộng = 11892414023 100.0% 100.0%
Phụ lục 4: BẢNG CHI PHÍ MUA BAO BÌ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
Chi phí mua % chí phí tích
STT Nhà cung cấp Tỷ lệ %
(đồng) lũy
1 Kiến Việt 2525096000 21.2% 21.2%
2 Á Châu 1494721500 12.6% 33.8%
3 Liksin 1200711000 10.1% 43.9%
4 Oai Hùng 1148275000 9.7% 53.6%
5 An Lạc 829700000 7.0% 60.5%
6 APPC 811010000 6.8% 67.3%
7 Tấn Thành 698919800 5.9% 73.2%
8 Sài Gòn 583700000 4.9% 78.1%
9 Tân Toàn Phát 566123500 4.8% 82.9%
10 Nam Dương 399817610 3.4% 86.3%
11 Vĩnh Tường 397000000 3.3% 89.6%
12 Yuen Foong Yu 291685000 2.5% 92.0%
13 Cường Phát 285457000 2.4% 94.4%
14 Tân Việt Tân 217280000 1.8% 96.3%
15 Đạt Thành 105616000 0.9% 97.2%
16 Trần Gia 101550000 0.9% 98.0%
17 United 88500000 0.7% 98.8%
18 Visingpack 80646000 0.7% 99.4%
19 Thu Quang 45474613 0.4% 99.8%
20 Thiết Môc Lan 8031000 0.07% 99.9%
21 Hưng Toàn 7500000 0.06% 99.95%
22 An Bình 3450000 0.03% 99.98%
23 Toàn Thái 2150000 0.03% 100.0%
Tổng cộng = 11892414023 100.0% 100.0%
Phụ lục 5: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC Á CHÂU NĂM 2010
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:
Mức chất
Điểm SL lô BB
lượng
A 100 148
B 80 16
C 50 0
D 20 0
E 0 3
Tổng = 16080 167
Q1 = 96.3

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 9345600


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Loại bao bì Mức chất lượng SL nhập SL hủy
Hộp B 11100 0
Hộp B 32000 0
Hộp B 159540 0
Hộp B 19200 0
Hộp B 22000 0
Hộp B 43790 0
Hộp B 15050 0
Hộp B 30000 0
Hộp B 30800 0
Hộp B 36970 0
Hộp B 30000 0
Hộp E 100 100
Hộp E 200 100
Hộp E 36970 36970
Nhãn B 40000 0
Nhãn B 100000 0
Nhãn B 100000 0
Toa B 170000 0
Toa B 32000 0
Tổng SL hủy = 37,170
Q2 = 99.6

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC

GMP, ISO Còn hiệu lực 100


9001, GSP
Chứng chỉ Đang thực hiện 50
quản lý chất
lượng tương Chưa thực hiện
đương khác 0 0
hoặc hết hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng
thời điểm cách
nhà cung cấp
thời điểm hiện 100
từ các tổ
tại không qúa 1
chức uy tín.
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 78.4

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB
Δ T (ngày) SL lô BB tương
tương ứng Δ
Điểm ứng Δ T Điểm
T
(ni)
(mj)
0 100 17 100 0

1 95 1 90 2

2 90 3 80 2

3 85 2 70 3

4 80 0 60 2
5 75 1 50 2

6 60 2 40 1

7 50 5 30 7

8 40 0 20 2

9 30 0 10 6

10 20 0 1 8

> 10 0 12 0 89

Tổng = 2680 43 1128 124


D1 = 22.8
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
%ΔQ Điểm SL lô BB tương ứng với %ΔQ
0 100 127
≤1 90 16
≤2 80 3
≤3 70 5
≤4 60 3
≤5 50 0
≤6 40 1
≤7 30 2
≤8 20 0
≤9 10 0
≤ 10 1 0
> 10 0 10
Tổng = 15010 167
D2 = 89.9

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 56.3

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC Á CHÂU 2010 = 69.6
Phụ lục 6: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC Á CHÂU 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2011
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 97
B 80 3
C 50 1
D 20 0
E 0 2
Tổng = 9990 103
Q1 = 97.0

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 5,065,000


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Hộp B 22000 0
Hộp C 21000 14705
Hộp B 20000 0
Hộp B 70000 0
Toa E 350000 350000
Toa E 322000 322000
Tổng SL hủy
686,705
=
Q2 = 86.4

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC
GMP, ISO
Còn hiệu lực 100
9001, GSP
Chứng chỉ quản
Đang thực hiện 50
lý chất lượng
tương đương
Chưa thực hiện hoặc hết hiệu
khác 0 0
lực

Giải thưởng nhà Giải thưởng ở thời điểm cách


cung cấp từ các thời điểm hiện tại không quá 1 100
tổ chức uy tín. năm

Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 73.4

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương ứng
Điểm Điểm
T ΔT
(ni) (mj)
0 100 24 100 0

1 95 2 90 1

2 90 1 80 1

3 85 2 70 4

4 80 2 60 1

5 75 1 50 1

6 60 0 40 0

7 50 1 30 5

8 40 2 20 3

9 30 2 10 0

10 20 2 1 1

> 10 0 17 0 30

Tổng = 3315 56 771 47


D1 = 39.7
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 89
≤1 90 7
≤2 80 1
≤3 70 0
≤4 60 0
≤5 50 0
≤6 40 0
≤7 30 1
≤8 20 1
≤9 10 1
≤ 10 1 1
> 10 0 2
Tổng = 9671 103
D2 = 93.9

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 66.8

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC Á CHÂU 2011 = 70.7
Phụ lục 7: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC LIKSIN NĂM 2010
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 43
B 80 9
C 50 2
D 20 0
E 0 0
Tổng = 5120 54
Q1 = 94.8

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 3775830


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Hộp B 160000 0
Hộp B 52500 0
Hộp B 59400 0
Hộp C 25600 6100
Hộp B 50600 0
Hộp B 17850 0
Hộp B 24750 0
Hộp B 49600 0
Hộp C 25000 1400
Hộp B 19600 0
Hộp B 49800 0
Tổng SL hủy
7,500
=
Q2 = 99.8

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC

GMP, ISO Còn hiệu lực 100


9001, GSP Đang thực
Chứng chỉ quản 50
hiện
lý chất lượng
tương đương Chưa thực
khác hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng thời điểm
nhà cung cấp từ cách thời
100
các tổ chức uy điểm hiện tại
tín. không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 77.8

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 3 100 0

1 95 0 90 0

2 90 1 80 1

3 85 0 70 0

4 80 0 60 4

5 75 1 50 1

6 60 0 40 1

7 50 0 30 1

8 40 0 20 0
9 30 0 10 0

10 20 0 1 3

> 10 0 6 0 32

Tổng = 465 11 443 43


D1 = 16.8
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 3
≤1 90 6
≤2 80 6
≤3 70 7
≤4 60 4
≤5 50 17
≤6 40 2
≤7 30 1
≤8 20 1
≤9 10 0
≤ 10 1 2
> 10 0 5
Tổng = 3032 54
D2 = 56.1

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 36.5

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC LIKSIN 2010 = 61.3
Phụ lục 8: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC LIKSIN 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2011
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 9
B 80 0
C 50 8
D 20 0
E 0 0
Tổng = 1300 17
Q1 = 76.5

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 2801880


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Hộp C 84250 9424
Hộp C 200000 36849
Hộp C 447000 119560
Hộp C 207400 90242
Hộp C 17300 2928
Hộp C 430500 38245
Hộp C 743600 414348
Hộp C 122050 27662
Tổng SL hủy
739,258
=
Q2 = 73.6

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC
GMP, ISO Còn hiệu lực 100
9001, GSP Đang thực
Chứng chỉ quản 50
hiện
lý chất lượng
tương đương Chưa thực
khác hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng thời điểm
nhà cung cấp từ cách thời
100
các tổ chức uy điểm hiện tại
tín. không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 60.0

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 0 100 0

1 95 0 90 0

2 90 1 80 0

3 85 1 70 0

4 80 0 60 2

5 75 0 50 0

6 60 0 40 1

7 50 0 30 0

8 40 0 20 0

9 30 0 10 0
10 20 0 1 0

> 10 0 5 0 7

Tổng = 175 7 160 10


D1 = 19.7
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 0
≤1 90 3
≤2 80 0
≤3 70 0
≤4 60 1
≤5 50 8
≤6 40 0
≤7 30 0
≤8 20 0
≤9 10 0
≤ 10 1 1
> 10 0 4
Tổng = 731 17
D2 = 43.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 31.4

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC LIKSIN 2011 = 48.6
Phụ lục 9: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC AN LẠC NĂM 2010
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 13
B 80 7
C 50 2
D 20 0
E 0 0
Tổng = 1960 22
Q1 = 89.1

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 14200000


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Nhãn C 735000 5000
Nhãn B 28000 0
Nhãn B 323500 0
Nhãn B 40000 0
Nhãn B 146984 0
Nhãn B 63016 0
Nhãn B 33300 0
Nhãn B 78750 0
Nhãn C 360000 11014
Tổng SL hủy
16,014
=
Q2 = 99.9

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC
GMP, ISO Còn hiệu lực 100
9001, GSP Đang thực
Chứng chỉ quản 50
hiện
lý chất lượng
tương đương Chưa thực
khác hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng thời điểm
nhà cung cấp từ cách thời
100
các tổ chức uy điểm hiện tại
tín. không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 75.6

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 2 100 0

1 95 0 90 0

2 90 1 80 1

3 85 0 70 0

4 80 1 60 0

5 75 0 50 0

6 60 0 40 0

7 50 0 30 0

8 40 0 20 2

9 30 0 10 0
10 20 0 1 0

> 10 0 3 0 12

Tổng = 370 7 120 15


D1 = 22.3
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 7
≤1 90 1
≤2 80 0
≤3 70 0
≤4 60 2
≤5 50 6
≤6 40 0
≤7 30 2
≤8 20 1
≤9 10 1
≤ 10 1 0
> 10 0 2
Tổng = 1300 22
D2 = 59.1

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 40.7

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC AN LẠC 2010 = 61.6
Phụ lục 10: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC AN LẠC 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2011
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 13
B 80 0
C 50 0
D 20 0
E 0 1
Tổng = 1300 14
Q1 = 92.9

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 18900000


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Nhãn E 12975 12975
Tổng SL hủy
12,975
=
Q2 = 99.9

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC

GMP, ISO Còn hiệu lực 100


9001, GSP Đang thực
Chứng chỉ quản 50
hiện
lý chất lượng
tương đương Chưa thực
khác hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng thời điểm
nhà cung cấp từ cách thời
100
các tổ chức uy điểm hiện tại
tín. không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 77.1

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 8 100 0

1 95 0 90 0

2 90 0 80 0

3 85 0 70 0

4 80 0 60 0

5 75 0 50 0

6 60 0 40 0

7 50 0 30 0

8 40 2 20 0

9 30 0 10 0

10 20 0 1 0

> 10 0 2 0 2

Tổng = 880 12 0 2
D1 = 62.9
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 4
≤1 90 2
≤2 80 1
≤3 70 1
≤4 60 0
≤5 50 1
≤6 40 0
≤7 30 1
≤8 20 0
≤9 10 0
≤ 10 1 1
> 10 0 3
Tổng = 811 14
D2 = 57.9

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 60.4

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC AN LẠC 2011 = 70.4
Phụ lục 11: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC APPC NĂM 2010
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 9
B 80 0
C 50 0
D 20 0
E 0 0
Tổng = 900 9
Q1 = 100.0

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 1155000


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng

Tổng SL hủy
0
=
Q2 = 100.0

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC

GMP, ISO Còn hiệu lực 100


9001, GSP Đang thực
Chứng chỉ quản 50
hiện
lý chất lượng
tương đương Chưa thực
khác hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng thời điểm
nhà cung cấp từ cách thời
100
các tổ chức uy điểm hiện tại
tín. không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 80.0

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 2 100 0

1 95 0 90 0

2 90 0 80 0

3 85 0 70 0

4 80 0 60 1

5 75 0 50 1

6 60 0 40 0

7 50 0 30 0

8 40 0 20 1

9 30 0 10 0

10 20 0 1 0

> 10 0 1 0 3

Tổng = 200 3 130 6


D1 = 36.7
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 5
≤1 90 2
≤2 80 0
≤3 70 0
≤4 60 1
≤5 50 0
≤6 40 1
≤7 30 0
≤8 20 0
≤9 10 0
≤ 10 1 0
> 10 0 0
Tổng = 780 9
D2 = 86.7

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 61.7

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC APPC 2010 = 72.7
Phụ lục 12: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC APPC 6 THÁNG ĐẦU

NĂM 2011
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 7
B 80 1
C 50 0
D 20 0
E 0 0
Tổng = 780 8
Q1 = 97.5

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 1017000


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Nắp B 25000 0
Tổng SL hủy
0
=
Q2 = 100.0

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC

GMP, ISO Còn hiệu lực 100


9001, GSP Đang thực
Chứng chỉ quản 50
hiện
lý chất lượng
tương đương Chưa thực
khác hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng thời điểm
nhà cung cấp từ cách thời
100
các tổ chức uy điểm hiện tại
tín. không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 79.0

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 3 100 0

1 95 0 90 0

2 90 0 80 0

3 85 0 70 1

4 80 0 60 0

5 75 1 50 0

6 60 0 40 0

7 50 0 30 0

8 40 0 20 0

9 30 0 10 0

10 20 0 1 0

> 10 0 0 0 3

Tổng = 375 4 70 4
D1 = 55.6
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 5
≤1 90 2
≤2 80 0
≤3 70 0
≤4 60 0
≤5 50 0
≤6 40 0
≤7 30 0
≤8 20 0
≤9 10 0
≤ 10 1 0
> 10 0 1
Tổng = 680 8
D2 = 85.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 70.3

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC APPC 2011 = 75.5
Phụ lục 13: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC TẤN THÀNH NĂM 2010
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng
hóa:
Mức chất
Điểm SL lô BB
lượng
A 100 63
B 80 7
C 50 0
D 20 0
E 0 0
Tổng = 6860 70
Q1 = 98.0

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 10379


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Loại bao bì Mức chất lượng SL nhập SL hủy
Giấy nhôm B 60.6 0
Giấy nhôm B 77.1 0
Giấy nhôm B 310 0
Giấy nhôm B 30.6 0
Giấy nhôm B 67 0
Giấy nhôm B 151 0
Giấy nhôm B 244.4 0
Tổng SL hủy = 0
Q2 = 100.0

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC
GMP, ISO
Còn hiệu lực 100
9001, GSP
Chứng chỉ
Đang thực hiện 50
quản lý chất
lượng tương Chưa thực hiện
đương khác hoặc hết hiệu 0 0
lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng
thời điểm cách
nhà cung
thời điểm hiện 100
cấp từ các tổ
tại không qúa 1
chức uy tín.
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 79.2

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB
Δ T (ngày) SL lô BB tương
tương
Điểm ứng Δ T Điểm
ứng Δ T
(ni)
(mj)
0 100 7 100 0

1 95 0 90 7

2 90 0 80 1

3 85 1 70 2

4 80 0 60 0

5 75 1 50 0

6 60 0 40 2

7 50 0 30 2

8 40 0 20 3

9 30 1 10 0

10 20 0 1 1

> 10 0 5 0 37
Tổng = 890 15 1051 55
D1 = 27.7
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
%ΔQ Điểm SL lô BB tương ứng với %ΔQ
0 100 1
≤1 90 16
≤2 80 12
≤3 70 6
≤4 60 6
≤5 50 7
≤6 40 3
≤7 30 2
≤8 20 1
≤9 10 3
≤ 10 1 2
> 10 0 11
Tổng = 3862 70
D2 = 55.2

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 41.5

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC TẤN THÀNH


64.1
2010 =
Phụ lục 14: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC TẤN THÀNH 6 THÁNG

ĐẦU NĂM 2011


Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 34
B 80 1
C 50 0
D 20 0
E 0 1
Tổng = 3480 36
Q1 = 96.7

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 4188


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Giấy nhôm B 244.9 0
Giấy nhôm E 62.9 62.9
Tổng SL hủy
63
=
Q2 = 98.5

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC
GMP, ISO 9001,
Còn hiệu lực 100
GSP
Chứng chỉ quản
lý chất lượng Đang thực hiện 50
tương đương Chưa thực hiện
khác hoặc hết hiệu 0 0
lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng nhà thời điểm cách
cung cấp từ các thời điểm hiện 100
tổ chức uy tín. tại không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 78.1

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB
Δ T (ngày) SL lô BB
tương
Điểm tương ứng Δ T Điểm
ứng Δ T
(ni)
(mj)
0 100 2 100 0

1 95 0 90 2

2 90 0 80 3

3 85 2 70 0

4 80 0 60 1

5 75 1 50 0

6 60 1 40 1

7 50 0 30 0

8 40 1 20 0

9 30 0 10 0

10 20 0 1 0

> 10 0 3 0 19

Tổng = 545 10 520 26


D1 = 29.6
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 1
≤1 90 7
≤2 80 5
≤3 70 3
≤4 60 2
≤5 50 4
≤6 40 1
≤7 30 0
≤8 20 0
≤9 10 3
≤ 10 1 2
> 10 0 8
Tổng = 1732 36
D2 = 48.1

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 38.8

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC TẤN THÀNH 2011
62.4
=
Phụ lục 15: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC OAI HÙNG NĂM 2010
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 20
B 80 0
C 50 0
D 20 0
E 0 0
Tổng = 2000 20
Q1 = 100.0

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 19795


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng

Tổng SL hủy
0
=
Q2 = 100.0

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC

GMP, ISO Còn hiệu lực 100


9001, GSP Đang thực
Chứng chỉ quản 50
hiện
lý chất lượng
tương đương Chưa thực
khác hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng nhà thời điểm cách
cung cấp từ các thời điểm hiện 100
tổ chức uy tín. tại không qúa
1 năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 80.0

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 8 100 0

1 95 0 90 1

2 90 0 80 0

3 85 0 70 2

4 80 0 60 1

5 75 1 50 0

6 60 0 40 1

7 50 0 30 0

8 40 0 20 0

9 30 0 10 0

10 20 0 1 1

> 10 0 0 0 5

Tổng = 875 9 331 11


D1 = 60.3
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG

SL lô BB tương ứng với


%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 3
≤1 90 3
≤2 80 2
≤3 70 2
≤4 60 1
≤5 50 2
≤6 40 1
≤7 30 0
≤8 20 1
≤9 10 0
≤ 10 1 1
> 10 0 4
Tổng = 1091 20
D2 = 54.6

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 57.4

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC OAI HÙNG 2010 = 71.0
Phụ lục 16: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC OAI HÙNG 6 THÁNG

ĐẦU NĂM 2011


Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 11
B 80 0
C 50 0
D 20 0
E 0 0
Tổng = 1100 11
Q1 = 100.0

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 10950


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng

Tổng SL hủy
0
=
Q2 = 100.0

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC

GMP, ISO Còn hiệu lực 100


9001, GSP Đang thực
Chứng chỉ quản 50
hiện
lý chất lượng
tương đương Chưa thực
khác hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng nhà thời điểm cách
cung cấp từ các thời điểm hiện 100
tổ chức uy tín. tại không qúa
1 năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 80.0

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 0 100 0

1 95 0 90 0

2 90 0 80 0

3 85 0 70 0

4 80 0 60 0

5 75 0 50 0

6 60 0 40 0

7 50 0 30 0

8 40 0 20 0

9 30 0 10 0

10 20 0 1 0

> 10 0 0 0 11

Tổng = 0 0 0 11
D1 = 0.0
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG

SL lô BB tương ứng với


%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 0
≤1 90 2
≤2 80 3
≤3 70 0
≤4 60 2
≤5 50 0
≤6 40 0
≤7 30 0
≤8 20 1
≤9 10 0
≤ 10 1 1
> 10 0 2
Tổng = 561 11
D2 = 51.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 25.5

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC OAI HÙNG 2011 = 58.2
Phụ lục 17: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC KIẾN VIỆT NĂM 2010
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 35
B 80 6
C 50 1
D 20 0
E 0 0
Tổng = 4030 42
Q1 = 96.0

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 33347


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Màng PVC B 729.82 0
Màng nhôm phức
B 509.71 0
hợp
Giấy nhôm B 12.28 0
Giấy nhôm C 194.87 7.92
Giấy nhôm B 12.43 0
Giấy nhôm B 35.25 0
Giấy nhôm B 12.5 0
Tổng SL hủy
8
=
Q2 = 99.98

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC
GMP, ISO 9001,
Còn hiệu lực 100
GSP
Chứng chỉ quản lý Đang thực
50
chất lượng tương hiện
đương khác Chưa thực
hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
thời điểm
Giải thưởng nhà
cách thời
cung cấp từ các tổ 100
điểm hiện tại
chức uy tín.
không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 78.4

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 13 100 0

1 95 0 90 0

2 90 1 80 4

3 85 0 70 0

4 80 0 60 3

5 75 0 50 2

6 60 0 40 0

7 50 1 30 0

8 40 0 20 0

9 30 1 10 1

10 20 0 1 2

> 10 0 3 0 11
Tổng = 1470 19 612 23
D1 = 49.6
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 3
≤1 90 7
≤2 80 13
≤3 70 4
≤4 60 3
≤5 50 1
≤6 40 2
≤7 30 0
≤8 20 1
≤9 10 0
≤ 10 1 1
> 10 0 7
Tổng = 2581 42
D2 = 61.5

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 55.5

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC KIẾN VIỆT 2010 = 69.2
Phụ lục 18: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC KIẾN VIỆT 6 THÁNG

ĐẦU NĂM 2011


Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 46
B 80 1
C 50 1
D 20 0
E 0 0
Tổng = 4730 48
Q1 = 98.5

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 26979


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Giấy nhôm B 47.44 0
Giấy nhôm C 48.24 9.8
Tổng SL hủy
10
=
Q2 = 99.96

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC
GMP, ISO
Còn hiệu lực 100
9001, GSP
Chứng chỉ quản Đang thực
lý chất lượng 50
hiện
tương đương Chưa thực
khác hiện hoặc hết 0 0
hiệu lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng thời điểm
nhà cung cấp từ cách thời
100
các tổ chức uy điểm hiện tại
tín. không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 79.4

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB SL lô BB
Δ T (ngày) tương ứng Δ tương
Điểm Điểm
T ứng Δ T
(ni) (mj)
0 100 11 100 0

1 95 3 90 0

2 90 0 80 0

3 85 0 70 0

4 80 0 60 0

5 75 1 50 0

6 60 0 40 0

7 50 0 30 0

8 40 0 20 1

9 30 0 10 4

10 20 0 1 2

> 10 0 2 0 24

Tổng = 1460 17 62 31
D1 = 31.7
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 0
≤1 90 3
≤2 80 4
≤3 70 3
≤4 60 5
≤5 50 4
≤6 40 5
≤7 30 6
≤8 20 6
≤9 10 4
≤ 10 1 1
> 10 0 7
Tổng = 1841 48
D2 = 38.4

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 35.0

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC KIẾN VIỆT


61.7
2011 =
Phụ lục 19: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC TÂN TOÀN PHÁT

NĂM 2010
Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 48
B 80 5
C 50 1
D 20 0
E 0 1
Tổng = 5250 55
Q1 = 95.5

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 932617


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Mức chất
Loại bao bì SL nhập SL hủy
lượng
Giấy nhôm C 74.5 16.32
Giấy nhôm E 13.3 13.3
Giấy nhôm B 31.2 0
Giấy nhôm B 48.58 0
Giấy nhôm B 20.45 0
Giấy nhôm B 95.1 0
Giấy nhôm B 62.4 0
Toa B 103000 0
Hộp B 12000 0
Tổng SL hủy
29.6
=
Q2 = 99.997

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC

GMP, ISO 9001, Còn hiệu lực 100


GSP
Chứng chỉ quản Đang thực hiện 50
lý chất lượng
tương đương Chưa thực hiện
khác hoặc hết hiệu 0 0
lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng nhà thời điểm cách
cung cấp từ các thời điểm hiện 100
tổ chức uy tín. tại không qúa 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 78.2

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB
Δ T (ngày) SL lô BB
tương
Điểm tương ứng Δ T Điểm
ứng Δ T
(ni)
(mj)
0 100 2 100 0

1 95 2 90 0

2 90 0 80 0

3 85 0 70 1

4 80 1 60 1

5 75 2 50 1

6 60 0 40 0

7 50 0 30 0

8 40 0 20 3

9 30 0 10 0
10 20 0 1 1

> 10 0 9 0 32

Tổng = 620 16 241 39


D1 = 15.7
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG
SL lô BB tương ứng với
%ΔQ Điểm
%ΔQ
0 100 7
≤1 90 8
≤2 80 11
≤3 70 4
≤4 60 9
≤5 50 8
≤6 40 0
≤7 30 1
≤8 20 0
≤9 10 1
≤ 10 1 1
> 10 0 5
Tổng = 3561 55
D2 = 64.7

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 40.2

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC TÂN TOÀN PHÁT 2010 = 63.0
Phụ lục 20: BẢNG ĐIỂM CHI TIẾT NCC TÂN TOÀN PHÁT 6 THÁNG

ĐẦU NĂM 2011


Q1: ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Bảng điểm tương ứng với mức chất lượng hàng hóa:

Mức chất lượng Điểm SL lô BB

A 100 10
B 80 0
C 50 1
D 20 0
E 0 0
Tổng = 1050 11
Q1 = 95.5

Q2: ĐIỂM HIỆU NĂNG MỨC ĐỘ LOẠI BỎ HÀNG HƯ

Tổng số lượng đơn vị nhập = 2230517


Bảng chi tiết các lô có vấn đề chất lượng:
Loại bao bì Mức chất lượng SL nhập SL hủy
Toa C 805000 78000
Tổng SL hủy
78,000
=
Q2 = 96.50

Q3: ĐIỂM HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG


Đề mục Tình trạng Thang điểm Điểm NCC

Còn hiệu lực 100


GMP, ISO 9001,
GSP Đang thực hiện 50
Chứng chỉ quản
lý chất lượng Chưa thực hiện
tương đương khác hoặc hết hiệu 0 0
lực
Giải thưởng ở
Giải thưởng nhà thời điểm cách
cung cấp từ các tổ thời điểm hiện 100
chức uy tín. tại không quá 1
năm
Q3 = 0.0

ĐIỂM HIỆU NĂNG CHẤT LƯỢNG Q = 76.8

D1: ĐIỂM HIỆU NĂNG THỜI GIAN GIAO HÀNG

Giao hàng sớm Giao hàng trễ


SL lô BB
Δ T (ngày) SL lô BB
tương
Điểm tương ứng Δ T Điểm
ứng Δ T
(ni)
(mj)
0 100 3 100 0

1 95 0 90 1

2 90 0 80 0

3 85 0 70 0

4 80 0 60 1

5 75 0 50 0

6 60 0 40 0

7 50 0 30 0

8 40 0 20 0

9 30 0 10 0

10 20 0 1 0

> 10 0 3 0 3

Tổng = 300 6 150 5


D1 = 40.9
D2: ĐIỂM HIỆU NĂNG SỐ LƯỢNG GIAO HÀNG

%ΔQ Điểm SL lô BB tương ứng với %ΔQ


0 100 0
≤1 90 3
≤2 80 3
≤3 70 1
≤4 60 1
≤5 50 1
≤6 40 1
≤7 30 0
≤8 20 0
≤9 10 0
≤ 10 1 0
> 10 0 1
Tổng = 730 11
D2 = 66.4

ĐIỂM HIỆU NĂNG PHÂN PHỐI D = 53.6

ĐIỂM TỔNG KẾT HIỆU NĂNG (P) NCC TÂN TOÀN PHÁT
67.5
2011 =
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Gấm

Ngày, tháng, năm sinh: 17/12/1975 Nơi sinh: Long An

Địa chỉ liên lạc: 63/34B – Âu Dương Lân – P3 – Q8 – TP. Hồ Chí Minh

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1993 - 1998 : Học đại học tại Khoa dược - Trường đại học y dược TP. Hồ Chí
Minh.

2009 - 2011: Học cao học tại Khoa quản lý công nghiệp - Trường đại học bách
khoa TP. Hồ Chí Minh.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

1999 - 2002: Làm việc tại Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm Long An

2002 - 2004: Làm việc tại Công ty dược phẩm Sanofi – Synthelabo

2005 - 2006: Làm việc tại Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco Việt Nam

2006 - nay: Làm việc tại Công ty cổ phần dược phẩm OPV

You might also like