You are on page 1of 16

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO


---------------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY

Chủ đề: Việc Việt Nam thay đổi nhận thức về Trung Quốc có
hệ lụy như thế nào đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với
Trung Quốc và mối quan hệ giữa hai nước?

Sinh viên thực


:
hiện
Mã sinh viên :
Nhóm :
Lớp : CSĐNVN (2)
Số từ : 3802 từ
Hà Nội – 5/2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................3

TÓM TẮT..................................................................................................................................................4

NỘI DUNG.................................................................................................................................................5

1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đến năm 1979............................................................5
2. Yếu tố dẫn đến đổi mới tư duy đối ngoại.........................................................................................5
3. Hệ lụy của việc thay đổi nhận thức về Trung Quốc........................................................................7
3.1. Hệ lụy đến chính sách đối ngoại với Trung Quốc.....................................................................7
3.2. Hệ lụy đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.................................................................9
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................13

2
MỞ ĐẦU
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức
thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18/01/1950. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở
thành quốc gia đầu tiên chính thức công nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sự công nhận
quốc gia đầu tiên của Trung Quốc khiến vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao, cũng như
tình hữu nghị hai nước càng thêm sâu đậm.

Tuy nhiên, trong giai đoạn sau, quan hệ giữa hai nước xuất hiện nhiều vấn đề và trở nên
căng thẳng. Với sự kiện Trung Quốc cho quân tiến vào 06 tỉnh biên giới nước ta ngày
17/02/1979, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên vô cùng căng thẳng. Cuộc chiến kéo
dài 10 năm cùng với những thay đổi lớn trong tình hình quốc tế và tình hình trong nước đã khiến
Việt Nam bắt buộc phải thay đổi tư duy về đối ngoại. Từ đây, Việt Nam đã có những thay đổi về
quan điểm, nhận thức về đối ngoại với thế giới nói chung và đối với Trung Quốc nói riêng qua
các văn kiện, các hành động thực tế. Nhờ những thay đổi tích cực trong tư duy đối ngoại, Việt
Nam đã từng bước giải quyết các vấn đề còn nhiều vướng mắc với Trung Quốc, dần phá thế bao
vây cấm vận và tạo tiền đề cho việc triển khai công tác đối ngoại đa phương sau này của Việt
Nam.

Việc phân tích các tác động, hệ lụy của việc Việt Nam thay đổi nhận thức về Trung Quốc
từ sau Đại hội VI (1986) có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu việc thay đổi nhận thức của Việt
Nam về Trung Quốc. Vì lý do đó, em quyết định chọn đề tài: “Hệ lụy của quá trình thay đổi nhận
thức về kẻ thù Trung Quốc của Việt Nam” và câu hỏi nghiên cứu: “Việc Việt Nam thay đổi nhận
thức về Trung Quốc có hệ lụy như thế nào đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung
Quốc và mối quan hệ giữa hai nước?”. Đây là câu hỏi nghiên cứu có ý nghĩa bổ sung cho phần
bài làm của nhóm có câu hỏi nghiên cứu: “Sự thay đổi nhận thức của Việt Nam về quan điểm
“kẻ thù” đối với Trung Quốc đã diễn ra và tác động như thế nào đến chính sách đối ngoại Việt
Nam trong giai đoạn 1979 - 1988?”. Từ đó, giả định nghiên cứu của cá nhân đối với chủ đề này
là: Sự thay đổi nhận thức của Việt Nam về Trung Quốc dẫn đến kết quả tích cực trong mối quan
hệ giữa hai nước.

3
4
TÓM TẮT
Bài tiểu luận sẽ đi sâu phân tích về hệ lụy của việc Việt Nam thay đổi tư duy, nhận thức
về Trung Quốc dẫn đến những hệ lụy đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc
như thế nào, hệ lụy như thế nào đến mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Bài
luận bắt đầu với tóm tắt bối cảnh tình hình quan hệ giữa hai nước từ xa xưa đến năm 1979 - thời
điểm quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng do sự kiện Trung Quốc đem quân vào biên giới
Việt Nam. Tiếp đó, bài luận sẽ phân tích các yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của Việt
Nam về Trung Quốc làm tiền đề cho phần hệ lụy. Sau đó, bài viết đi sâu vào phân tích các hệ lụy
của việc Việt Nam thay đổi nhận thức lên chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc
qua các văn bản, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước thể hiện thái độ, góc nhìn, suy nghĩ
về vấn đề đối ngoại với Trung Quốc. Bên cạnh đó, phần hệ lụy lên quan hệ giữa hai nước được
phân tích qua các sự kiện thực tiễn và các văn bản, cũng như hành động và thái độ của Việt Nam
đối với Trung Quốc trong quá trình hai nước dần tiến tới bình thường hóa quan hệ vào năm
1991. Cuối cùng, bài viết đưa ra kết luận và đánh giá chủ quan của người viết về hệ lụy của việc
Việt Nam thay đổi tư duy về Trung Quốc đến chính sách đối ngoại của Việt Nam và mối quan hệ
giữa hai nước.

5
NỘI DUNG
1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đến năm 1979
Với vị trí địa lý cận kề Trung Quốc, trong lịch sử 4000 năm, Việt Nam đã nhiều lần rơi
vào xung đột với các thế lực từ phương Bắc với âm mưu bành trướng để bảo vệ độc lập dân tộc.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, các thế lực Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc tấn công với mục
đích biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc dù ở thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự, phức tạp và
nhạy cảm. Điểm nổi bật xuyên suốt là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” 1. Điều này khiến Trung Quốc
trở thành mối đe dọa an ninh thường trực trong tiềm thức của Việt Nam.

Ngày 18/01/1950, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Dấu mốc này đánh
dấu tình hữu nghị sâu đậm giữa các nhà lãnh đạo và nhân dân của hai nước. Sau đó, với tư cách
là một nước cùng hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc viện trợ về mọi mặt cho Việt
Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuy nhiên, yếu tố ý thức hệ dần yếu
đi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Việt Nam, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sớm
đã có những toan tính riêng phục vụ tham vọng.

Đến đầu thập niên 1970, khi quan hệ Xô - Trung bắt đầu xấu đi, Trung Quốc quay sang
bắt tay với Mỹ. Điều này đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa Việt - Trung.
Sau năm 1975, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng khi Trung Quốc
liên tục gây hấn, khiêu khích ta ở biên giới mà đỉnh điểm là sự kiện nạn kiều năm 1978. Tiếp đó,
việc Việt Nam thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân
Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot vào đầu năm 1979 mà Trung Quốc là đồng
minh, đã khiến Trung Quốc trực tiếp đánh ta với tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”
nhưng thực chất là muốn cứu Pol Pot, giữ Campuchia trong tay của họ2.

2. Yếu tố dẫn đến đổi mới tư duy đối ngoại


Trong giai đoạn quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc rơi vào tình trạng căng thẳng,
tình hình thế giới và tình hình trong nước Việt Nam có nhiều sự thay đổi lớn chưa từng có tiền
1
PGS. TS. Nguyễn Xuân Tú, “Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai!”, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, 16
tháng 02, 2019. https://www.tuyengiao.vn/dien-dan/van-de-quan-tam/gac-lai-qua-khu-huong-toi-tuong-lai-119017
2
Lê Hiệp, “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc (17.2.1979 - 17.2.2019): Chiến thắng của chính nghĩa”,
Báo Thanh Niên, 17 tháng 02, 2019.
https://thanhnien.vn/40-nam-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-1721979-1722019-chien-thang-cua-chinh-
nghia-185827064.htm

6
lệ. Những thay đổi đó đã khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam phải nhìn nhận lại đường lối đối
ngoại nói chung, quan hệ với Trung Quốc nói riêng ở thời điểm đó và tìm cách điều chỉnh để phù
hợp với tình hình.

Trên thế giới lúc này đang diễn ra nhiều sự dịch chuyển lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến
nhiều quốc gia khác nhau. Đầu tiên, ta có thể nói đến sự phát triển nhanh chóng của cách mạng
khoa học công nghệ. Cách mạng khoa học công nghệ diễn ra với quy mô ngày càng lớn hơn, sâu
rộng hơn, tốc độ nhanh hơn, dường như đồng thời trên quy mô toàn cầu, tạo ra nhiều thay đổi lớn
trong các lĩnh vực. Đa số các quốc gia đã tận dụng ảnh hưởng của cuộc cách mạng, dần dần dịch
chuyển sang cơ chế thị trường. Lúc này, thế giới hình thành một thị trường rộn lớn với xu hướng
chung là cùng hợp tác và phát triển.

Thứ hai, đó là xu thế toàn cầu hóa. Nhờ sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học
công nghệ, xu thế toàn cầu hóa dần phổ biến. Nhiều nước coi trọng, xem việc hội nhập là mục
tiêu chính từ thập niên 1980. Bản thân toàn cầu hoá gia tăng kết nối giữa các quốc gia về nhiều
mặt khác nhau bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa; tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập các lĩnh vực khác nhau ở cấp độ quốc tế. Sự kết nối
và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đã thúc đẩy các quan hệ, tác động mạnh mẽ tới giá trị riêng của
mỗi quốc gia, dân tộc; tạo điều kiện thuận lợi cho các xu thế đối thoại và hợp tác cùng phát triển
trở thành công cụ hướng tới hòa bình, ổn định, phát triển cho các quốc gia,

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, lúc này các quốc gia trong cùng khu vực bắt đầu có nhu
cầu hình thành các liên minh, tổ chức khu vực. Ở Đông Nam Á, các quốc gia bắt đầu liên kết và
thiết lập nên một tổ chức khu vực là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN. Các liên
minh, tổ chức tại khu vực này hoạt động hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực nhưng nổi bật nhất
là lĩnh vực an ninh - chính trị. ASEAN hoạt động với cơ chế là thúc đẩy chuyển dịch từ lập
trường đối đầu sang thế đối thoại, góp phần giải quyết mâu thuẫn, tạo cơ sở cho hợp tác lẫn
nhau. Đây là cơ hội để Việt Nam đổi mới tư duy về đối ngoại để phá thế bao vây cô lập, để dần
hòa vào với sự phát triển của thế giới.

Lúc này, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu lung lay. Bắt đầu từ cuối những năm 60 của
thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Vào
đầu những năm 1980, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp của các nước xã hội chủ nghĩa

7
trên thế giới bắt đầu bộc lộ sự lạc hậu. Trong xây dựng kinh tế, các quốc gia này chỉ duy trì quan
hệ khép kín trong Hội đồng Tương trợ kinh tế (Khối SEV). Điều này đi ngược xu thế quốc tế
hóa, toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ 3. Ngoài ra, những nhận thức chưa đầy đủ
về chủ nghĩa xã hội, những sai lầm trong thực tiễn chưa được phát hiện, những hậu quả chưa
được khắc phục kịp thời đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới rơi vào khủng hoảng toàn
diện. Điều này khiến lòng tin của người dân các nước khối xã hội chủ nghĩa vào Đảng Cộng sản
ở các nước bị suy giảm. Tình hình cấp bách như vậy đặt ra yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa
trên thế giới, trong đó có Việt Nam phải tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện.

Bên cạnh những yếu tố từ bên ngoài, bên trong Việt Nam cũng tồn tại nhiều vấn đề
nghiêm trọng về cả chính trị và kinh tế - xã hội. Về mặt chính trị, Việt Nam gặp khó khăn khi ở
trong thế bị bao vây, cấm vận. Chính sách bao vây cấm vận từ Mỹ đặt ra năm 1975 khiến cho
Việt Nam bị cô lập, bao vây cả về chính trị lẫn kinh tế. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn khi
Việt Nam bắt đầu dính lưu sâu ở cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Lúc này, các quốc gia
trong khối ASEAN đã thay đổi hướng tiếp cận Việt Nam từ hướng đối thoại sang thế đối đầu với
Việt Nam. Các nước cùng khu vực lo sợ Việt Nam sau khi “hạ xong” Campuchia sẽ phát huy sức
mạnh quân sự ra cả Đông Nam Á4. Rơi vào thế bị bao vây, cấm vận khiến Việt Nam khó tiếp cận
được các nguồn tiền đầu tư, hỗ trợ ngoài nguồn của Liên Xô. Để giải quyết các khủng hoảng
trong nước, Việt Nam cần phá được thế bị bao vây, cấm vận, bắt đầu từ bước giải quyết “vấn đề
Campuchia” và tiến dần đến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Mặt khác, Việt Nam “mắc phải những sai lầm chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật
khách quan, nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, chỉ chú trọng công hữu hóa tư liệu sản xuất.
Nhiều chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 1981-1985 không đạt được, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động
kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân” 5. Cùng với việc bị bao vây, cấm vận về kinh tế, chính trị
trong nhiều năm, các vấn đề về kinh tế - xã hội ngày càng đi xuống. Về kinh tế, cuộc khủng
hoảng thứ nhất tiềm ẩn từ cuối thập kỷ 70, bùng phát trong thập kỷ 80. Một số chỉ tiêu quan
trọng của kế hoạch 5 năm 1981-1985 không đạt. Hàng triệu lao động chưa có việc làm. Tài

3
Nguyễn Hồ Phong, “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới kinh tế đất nước”, Tin điện tử Đảng Bộ
Thành phố Hồ Chí Minh, 31 tháng 01, 2022.
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/dang-cong-san-viet-nam-lanh-dao-cong-cuoc-doi-moi-kinh-te-dat-nuoc-
1491890466
4
Trần Quang Cơ, “Hồi ức và suy nghĩ”, 2003, tr.10
5
Văn kiện Quốc hội toàn tập tập VI (quyển 2) 1984 - 1987

8
nguyên chưa được khai thác tốt. Công suất máy móc, thiết bị sử dụng ở mức thấp. Phân phối, lưu
thông rối ren kéo dài, của cải xã hội bị lãng phí nghiêm trọng. Những mất cân đối lớn trong nền
kinh tế chưa giảm bớt, có mặt lại gay gắt hơn. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được
củng cố. Đời sống công nhân, cán bộ và nhân dân lao động còn nhiều khó khăn. Tiêu cực trong
xã hội có những biểu hiện nghiêm trọng6.

3. Hệ lụy của việc thay đổi nhận thức về Trung Quốc


3.1. Hệ lụy đến chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Trước đây, Việt Nam có những nhận thức cứng nhắc về các nước tư bản Tây Âu cũng
như có nhận định chưa chính xác về thực tế hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, từ
khi những tư duy đổi mới xuất hiện, Việt Nam bắt đầu nhìn nhận thế giới là nơi bao gồm nhiều
quốc gia phụ thuộc lẫn nhau, cùng tồn tại, chung sống hoà bình. Từ đây, Việt Nam cũng nhìn
nhận lại về Trung Quốc. Lúc này, Việt Nam nhận định Trung Quốc có hai mặt: mặt xã hội chủ
nghĩa và mặt bành trướng bá quyền. Tính chất xã hội chủ nghĩa thể hiện tương đối rõ nét hơn về
chính sách đối nội, ở cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế của họ. Còn đường lối đối ngoại của Trung
Quốc lại mang tính chất cổ truyền của họ là bành trướng bá quyền. Cái bất biến của Trung Quốc
là tham vọng bá quyền. Nhưng những cái mà Trung Quốc sử dụng làm công cụ để thực hiện
chính sách đó lại là “vạn biến”. Tuỳ theo lợi ích của họ trong từng lúc mà một nước nào đó có
thể được Trung Quốc coi là bạn hay là thù 7. Cùng với nhu cầu phá thế bị bao vây, cấm vận để
giải quyết các vấn đề trong nước, Đảng và Nhà nước đã có những thay đổi lớn trong chính sách
đối ngoại nói chung, đặc biệt trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc nói riêng.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1982
ghi rõ: “Nhân dân Việt Nam chủ trương thiết lập những quan hệ láng giềng tốt với các nước
ASEAN, luôn luôn sẵn sàng cùng các nước này phối hợp cố gắng để xây dựng Đông Nam Á
thành một khu vực hòa bình và ổn định”. Đặc biệt, về phần đối ngoại với Trung Quốc, văn kiện
nêu rõ: “Kiên trì chính sách hữu nghị và láng giềng tốt với nhân dân Trung Quốc, chúng ta chủ
trương khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa
bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau và giải quyết những vấn đề
tranh chấp bằng con đường thương lượng”. Ta có thể thấy, từ đầu những năm 1980, sau sự kiện

6
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng, Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT - XH trong 5 năm 1986 -
1990
7
Trần Quang Cơ, “Hồi ức và suy nghĩ”, 2003, tr.21

9
Trung Quốc đem quân vào biên giới Việt Nam 3 năm, Việt Nam vẫn chủ trương giữ vững định
hướng duy trì mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc, tiến tới bình thường hóa quan hệ
giữa hai nước.

Ở Đại hội VI của Đảng đã đặt nền móng cho quá trình đổi mới tư duy nói chung và trong
lĩnh vực đối ngoại nói riêng, tạo nên bước ngoặt quan trọng trong tư duy “mở rộng quan hệ với
các tổ chức quốc tế, … mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa
bình”8. Nhằm tạo dựng môi trường bên ngoài hòa bình, ổn định cho công cuộc Đổi mới tiến hành
thuận lợi, Việt Nam nhận thấy bình thường hóa quan hệ với với Trung Quốc trở thành một yêu
cầu cấp thiết có tính chiến lược. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng nêu rõ: “sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ giữa Việt Nam với
Trung Quốc, bình thường hoá quan hệ và khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước”. Hơn nữa,
Đảng tái khẳng định lại quan điểm về Trung Quốc như sau: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam,
trước sau như một, quý trọng và nhất định làm hết sức mình để khôi phục tình hữu nghị giữa
nhân dân hai nước, và đã đưa ra nhiều đề nghị nhằm sớm bình thường hóa quan hệ giữa nước
ta và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”9.

Trong năm 1987, Bộ Chính trị đã họp và xem xét đề án đấu tranh ngoại giao, trong đó,
Bộ đã nhận định: “Trung Quốc có hai mặt: vừa tồn tại nhân tố xã hội chủ nghĩa, vừa có chính
sách bá quyền. Trên tinh thần đó, ta chủ trương tấn công ngoại giao hai mũi: một mặt đề nghị
Việt Nam - Trung Quốc đàm phán bí mật tạo khuôn khổ cho giải pháp Campuchia [...] Ta chủ
trương làm với Trung Quốc là chính, đồng thời thúc đẩy các diễn đàn khác”10.

Trong giai đoạn sau, Việt Nam vẫn tỏ thiện chí với Trung Quốc về việc nối lại đàm phán.
Ngày 15/7/1988, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đề nghị với Trung Quốc một loạt biện pháp
nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ hai nước: chấm dứt hành động vũ trang biên giới, đất liền,
hải đảo, không bên nào đóng quân ở điểm cao trên đường biên giới, tương tự như vậy ở điểm
nóng Vị Xuyên, tạo điều kiện cho dân vùng biên giới qua lại thăm họ hàng, chấm dứt tuyên

8
Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t.47, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,2001, tr.561.
9
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới Phần 1 (Đại hội VI, VII, VIII, IX), (Hà Nội:
NXB Chính trị Quốc gia sự thật, 2019), tr.105
10
Trần Quang Cơ, “Hồi ức và suy nghĩ”, 2003, tr.18

10
truyền chống với nhau và đề nghị đàm phán bất cứ cấp nào, kể cả cấp cao, bất cứ lúc nào và ở
đâu, bí mật hay công khai11.

Ta có thể thấy, từ sau năm 1986, Đảng ta đã có sự thay đổi rõ nét trong nhận thức về thế
giới và các mối quan hệ của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong mối quan hệ
với Trung Quốc. Quan điểm “đa dạng hóa, đa phương hóa” các mối quan hệ quốc tế đặt cơ sở
cho việc hình thành chủ trương “đa dạng hóa quan hệ quốc tế” trên quy mô khu vực và thế giới,
tạo nên bước chuyển mới trong các hoạt động ngoại giao của Nhà nước ta, tạo tiền đề cho việc
giải quyết các khúc mắc trong quan hệ với Trung Quốc.

3.2. Hệ lụy đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc


Từ việc thay đổi tư duy đối ngoại trong Đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn
kiện, hành động cụ thể để tiến hành bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam đã nỗ
lực nối lại đàm phán với Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1982 - 1985 với một loạt các sự
kiện như Hội nghị ngoại trưởng ba nước Đông Dương, gửi thư cho phía Trung Quốc mong muốn
nối lại đàm phán sau thất bại ở hai vòng đàm phán năm 1982, 1983 và tuyên bố trận pháo binh
năm 1984,... Tuy nhiên, phía Trung Quốc bày tỏ thái độ không “sẵn sàng đàm phán” với Việt
Nam mà sẽ chỉ trao đổi ở cấp đại sứ. Ta có thể thấy thái độ tích cực, sẵn sàng đàm phán của Việt
Nam nhưng phía Trung Quốc không đáp ứng với mục đích “gia tăng sức ép đối với Việt Nam về
vấn đề Campuchia”12.

Ở giai đoạn sau, Việt Nam tiếp tục những nỗ lực nối lại đàm phán với Trung Quốc. Trong
khi đó, Trung Quốc tiếp tục đưa vấn đề Việt Nam vào các cuộc đàm phán giữa Trung và Liên
Xô. Phía Trung Quốc yêu cầu rằng việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia được coi như điều
kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề chính trị ở Campuchia (với sự tham gia của Khmer Đỏ) và
bình thường hóa quan hệ Việt - Trung13. Việt Nam cũng đã đáp ứng việc mỗi năm rút một phần
quân từ Campuchia về nước và hứa đến năm 1988 sẽ hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia.
Những nỗ lực trên của Việt Nam đã dần tạo cơ hội để hai nước tiến gần đến nối lại đàm phán từ
sau năm 1979.

11
Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995 (t.2), (Hà Nội: NXB Công An Nhân Dân, 1998),
tr. 208.
12
Trần Quang Cơ, “Hồi ức và Suy nghĩ, 2003”, tr 24
13
GS. Vũ Dương Ninh, “Lịch sử Quan hệ Đối ngoại Việt Nam 1940-2010”, (Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia,
2014), tr. 285

11
Đến cuối năm 1988, quan hệ Xô - Mỹ, Xô - Trung bước sang thời kỳ hòa dịu, “vấn đề
Campuchia” từng bước được quốc tế hóa. Với tình hình thay đổi như vậy, về phía Trung Quốc
lúc này, việc tiếp tục trì hoãn việc nối lại đàm phán với Việt Nam để giải quyết “vấn đề
Campuchia” và bình thường hóa quan hệ Việt - Trung không còn thuận lợi cho họ. Vào ngày
01/7/1988, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố đề xuất chủ trương bốn điểm giải quyết vấn đề
Campuchia là sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam rút quân.

Đáp lại tuyên bố của trên của Trung Quốc, vào ngày 15/12/1988, Việt Nam đã chính thức
đề nghị Trung Quốc tổ chức cuộc gặp cấp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để bàn về bình thường hóa
quan hệ hai nước. Ngay trong tháng đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo mời một Thứ
trưởng ngoại giao của Việt Nam đi Bắc Kinh vào giữa tháng 01/1989 để trao đổi với Trung Quốc
về “vấn đề Campuchia” và bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, chuẩn bị cho cuộc gặp Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao của hai nước. Từ những chuyển biến trên, cuộc đàm phán diễn ra ở Thành
Đô vào năm 1990 giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Tổng Bí thư Giang Trạch Dân là bước
ngoặt trong quan hệ giữa hai nước. Tại sự kiện này, lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ Việt
Nam và của phía Trung Quốc đã ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ
hai nước14.

Với tiến trình đó, tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Thông cáo chung khẳng
định: “Cuộc gặp cấp cao Việt - Trung đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Trung
Quốc phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước và có lợi cho hòa bình và sự
phát triển của khu vực” với 05 nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau;
không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có
lợi và cùng tồn tại hòa bình. Có thể nói, đây là thành tựu ngoại giao có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng của Việt Nam kể từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới, đánh dấu mở ra thời kỳ cùng
nhau hợp tác và phát triển trong quan hệ Việt - Trung15.

Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Trung Quốc gồm sự nỗ lực và thiện chí
của mỗi bên. Kết quả Việt Nam và Trung Quốc đã thành công bình thường hóa quan hệ sau hơn
14
Nguyễn Xuân Tú, “Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai!”, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, 16 tháng 02,
2019.
https://www.tuyengiao.vn/dien-dan/van-de-quan-tam/gac-lai-qua-khu-huong-toi-tuong-lai-119017
15
Đỗ Tiến Sâm, “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Gác lại quá khứ, hướng đến tương lai”. Báo Công An Nhân
Dân, 18 tháng 02, 2019. https://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Quan-he-Viet-Nam-Trung-Quoc-Gac-lai-qua-
khu-huong-den-tuong-lai-i510769/

12
10 năm đã đáp ứng nguyện vọng hòa bình, cùng hợp tác phát triển của nhân dân hai nước; cũng
như nhu cầu của công cuộc Đổi mới và cải cách của hai nước; đồng thời phù hợp với xu thế
chung của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển.

Từ sau khi tiến hành bình thường hóa năm 1991, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã có
những bước phát triển với tốc độ nhanh chóng, trên toàn bộ các mặt và có ảnh hưởng sâu rộng
trên nhiều lĩnh vực cả chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, khoa học, quốc phòng và an ninh;
ở nhiều cấp độ khác nhau như Trung ương và địa phương, ngoại giao chính thức Đảng, Nhà
nước và ngoại giao nhân dân… Những nỗ lực hợp tác từ hai bên đã góp phần củng cố và phát
huy truyền thống hữu nghị của nhân dân hai nước, gia tăng niềm tin vào chính trị giữa hai Đảng,
hai nước.

Trong bối cảnh đang diễn ra với nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn, bất định tại nhiều nơi trên
thế giới hiện nay, sự phát triển ổn định và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa to lớn của Việt
Nam và Trung Quốc trong những năm qua như càng khẳng định sự cần thiết của việc lựa chọn
con đường phát triển, chính sách đối ngoại đúng đắn, phù hợp với tình hình khu vực, thế giới và
tình hình trong nước. Việc đó cũng thể hiện tính đúng đắn của chính sách đối ngoại mà Đảng và
Nhà nước đã lựa chọn để phù hợp với tình hình chung. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc
đang trên đà phát triển tốt đẹp, tích cực, là tiền đề và động lực quan trọng đưa quan hệ hai nước
tiếp tục phát triển ngày càng tốt đẹp vì lợi ích của nhân dân hai nước, khu vực và thế giới.

13
KẾT LUẬN

Những thay đổi trong tư duy, nhận thức của Việt Nam về Trung Quốc đã tạo ra những
thay đổi và kết quả tích cực trong mối quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, đối với câu hỏi nghiên
cứu: “Việc Việt Nam thay đổi nhận thức về Trung Quốc có hệ lụy như thế nào đến chính sách
đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc và mối quan hệ giữa hai nước?”, cá nhân nghiên cứu
kết luận rằng những thay đổi trong tư duy đã tạo nên những thay đổi tích cực trong mối quan hệ
giữa hai nước, đúng với giả định ban đầu. Việt Nam đã thay đổi nhận thức về tư duy đối ngoại để
phù hợp với xu thế của thế giới, của khu vực cũng như để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng
đang diễn ra trong nước. Từ nhận thức cứng nhắc, không linh hoạt ban đầu, các nhà lãnh đạo
Việt Nam đã nhìn nhận lại và thay đổi tư duy sang hướng mở, “thêm bạn, bớt thù” với các chính
sách thực tế mang ý nghĩa nền tảng cho chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa”; đồng thời
biểu hiện một bước ngoặt thay đổi mạnh mẽ trong tư duy và mục tiêu, chính sách đối ngoại của
Việt Nam. Cùng với những chính sách trên, Việt Nam còn tiến hành những cuộc hẹn với mong
muốn nối lại đàm phán với Trung Quốc vốn đang thờ ơ với Việt Nam. Cuối cùng, những nỗ lực
này của Việt Nam đem đến những kết quả tốt đẹp, tạo ra những thay đổi lớn trong quan hệ đối
ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tiến Sâm, “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Gác lại quá khứ, hướng đến tương lai”,
Báo Công An Nhân Dân, 18 tháng 02, 2019.
https://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Quan-he-Viet-Nam-Trung-Quoc-Gac-lai-
qua-khu-huong-den-tuong-lai-i510769/
2. Đinh Thanh Tú - Trần Thị Huyền Trang, “Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại đa phương
của Đảng từ Đại hội VI đến nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, 06 tháng 9, 2021.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3667-qua-trinh-doi-
moi-tu-duy-doi-ngoai-da-phuong-cua-dang-tu-dai-hoi-vi-den-nay.html
3. Song Hùng, “Không thể xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam”, Báo Quân đội
nhân dân, 12 tháng 06, 2017.
https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/khong-the-xuyen-tac-duong-loi-
doi-ngoai-cua-viet-nam-509728
4. Hà Đăng, “Ðổi mới bắt đầu từ đâu?”, Báo Nhân dân, 05 tháng 10, 2005
https://nhandan.vn/doi-moi-bat-dau-tu-dau-post418557.html
5. Đặng Quang Định, “Những thành tựu to lớn của đất nước sau 35 năm thực hiện đường lối
đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo”, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, 17
tháng 08, 2022.
http://dukcqtw.dcs.vn/nhung-thanh-tuu-to-lon-cua-dat-nuoc-sau-35-nam-thuc-hien-
duong-loi-doi-moi-do-dang-khoi-xuong-va-lanh-dao-duk15671.aspx
6. Nguyễn Thị Mai Hoa, “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Thành tựu và trở ngại cần vượt
qua để tương lai tốt đẹp”, Tạp chí Cộng sản, 05 tháng 11, 2015.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/
2018/35997/quan-he-viet-nam---trung-quoc--thanh-tuu-va-tro-ngai-can-vuot-qua-de-
tuong-lai-tot-dep.aspx#
7. Nguyễn Xuân Tú, “Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai!”, Tạp chí của Ban Tuyên giáo
Trung ương, 16 tháng 02, 2019.
https://www.tuyengiao.vn/dien-dan/van-de-quan-tam/gac-lai-qua-khu-huong-toi-tuong-
lai-119017
8. Lê Văn Phong, “Quá trình bổ sung, hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới”, Tạp
chí Lý luận chính trị, 07 tháng 5, 2015
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/915-qua-trinh-bo-sung-
hoan-thien-duong-loi-doi-ngoai-thoi-ky-doi-moi.html
9. Hoàng Hải Hà, “Vấn đề Campuchia trong quan hệ Việt Nam - ASEAN (1979-1995)”,
Tạp chí khoa học, Tập 48, Số 1B (2019), tr. 5-13, 24 tháng 4, 2019.
10. Trần Quang Cơ. Hồi ức và Suy nghĩ, 2003.
11. Lê Hiệp, “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc (17.2.1979 - 17.2.2019):
Chiến thắng của chính nghĩa”, Báo Thanh Niên, 17 tháng 02, 2019.
https://thanhnien.vn/40-nam-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-1721979-
1722019-chien-thang-cua-chinh-nghia-185827064.htm
12. Nguyễn Hồ Phong, “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới kinh tế đất
nước”, Tin điện tử Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 31 tháng 01, 2022.
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/dang-cong-san-viet-nam-lanh-dao-cong-cuoc-doi-
moi-kinh-te-dat-nuoc-1491890466
13. Văn kiện Quốc hội toàn tập tập VI (quyển 2) 1984 - 1987

15
14. Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng, Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT -
XH trong 5 năm 1986 - 1990
15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia sự
thật, 2001).
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới Phần 1 (Đại hội VI,
VII, VIII, IX), (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia sự thật, 2019).
17. Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995 (t.2), (Hà Nội: NXB Công
An Nhân Dân, 1998).
18. GS. Vũ Dương Ninh, “Lịch sử Quan hệ Đối ngoại Việt Nam 1940-2010”, (Hà Nội: NXB
Chính trị quốc gia, 2014).

16

You might also like