You are on page 1of 15

Phiên bản 3

Hướng dẫn lâm sàng: Quản lý hạ HA ở trẻ sơ sinh

Author: David Hopkins, SpR


2017 Tác giả tư vấn: Katharine McDevitt, Consultant Peterborough City
Hospital

Để sử dụng trong: Các đơn vị sơ sinh


Hướng dẫn cụ thể để chăm sóc bệnh nhân sơ sinh

Được sử dụng bởi: Nhân viên y tế

Từ khóa: HA, dopamine, dobutamine, epinephrine, hydrocortisone

Ngày phê chuẩn: 26/3/2018

Xem xét đến hạn: 3/2021

Đăng ký số: NSC22/07

Được sự đồng thuận bởi:

Nhóm giám sát lâm sàng


sơ sinh

Clinical Lead Mark Dyke

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Ánh


Thực tập sinh - Nhi sơ sinh BV ĐK Xanh Pôn
Email: anh13b@gmail.com

Bản dịch này thay lời cảm ơn đến bác sĩ Phạm Lê Lợi luôn động viên em học và dịch tài liệu trong thời gian vừa qua.
Mình cũng xin gửi tặng đến các bác sĩ theo chuyên ngành Nhi nói chung và Nhi sơ sinh nói riêng.
Chúc các bác sĩ luôn thành công và nhiệt huyết trong cuộc sống.
P/S: Bản dịch sẽ không tránh khỏi sai sót, mình rất mong có được nhận xét từ mọi người ạ.

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 1-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
Các tiêu chuẩn đánh giá:
1. Tất cả trẻ sơ sinh đáp ứng hạng mục chăm sóc đặc biệt BAPM, phải
được ghi lại huyết áp (HA) khi nhập viện.

2. Trẻ sơ sinh đang được điều trị hạ huyết áp phải được ghi lại huyết áp
trong 15 phút.
3. Không nên dùng liều bolus NMSL (NaCl 0,9%) trừ khi có bằng chứng
chứng minh cho nghi ngờ giảm thể tích máu trên lâm sàng.

1. Giới thiệu:
Hạ huyết áp khởi phát sớm thường là hậu quả của:
 Rối loạn co mạch ngoại vi
 Rối loạn chức năng cơ tim
 Hiếm khi do giảm thể tích máu

2. Định nghĩa hạ huyết áp (xem phụ lục 1 & 2):

Huyết áp được sử dụng như một dấu hiệu chỉ điểm của sự tưới máu hệ thống,
tuy nhiên HA chỉ có mối tương quan yếu với cung lượng tim. Rất khó để xác
định không chỉ hạ huyết áp và tìm ra ngưỡng can thiệp rõ ràng mà còn cho
thấy mối liên hệ nhân quả giữa việc điều trị hạ huyết áp ở trẻ sơ sinh non
tháng với việc cải thiện tỷ lệ mắc bệnh ngắn hạn hoặc dài hạn. HHA thường
được chấp nhận là huyết áp động mạch trung bình (MAP) nhỏ hơn phân vị thứ
10 đối với tuổi thai / cân nặng khi sinh và tuổi sau sinh (xem Phụ lục 1 và 2).

48 -72h đầu tiên sau sinh


Các giá trị dưới bách phân vị thứ ba của huyết áp trung bình trong 72 giờ đầu
tiên xấp xỉ tuổi thai tính theo tuần của trẻ sơ sinh có kích thước trung bình4.
Tuy nhiên, trong trường hợp còn ống động mạch lớn (PDA), huyết áp trung
bình có thể thấp một cách kỳ lạ, trong trường hợp đó, huyết áp tâm thu có thể
là dấu hiệu chính xác hơn về sự ổn định tim mạch của em bé.

Sau 48 - 72h đầu tiên sau sinh


Đây được gọi là giai đoạn chuyển tiếp sau. Các giá trị gần đúng cho
tuổi thai như dưới đây (cũng xem phụ lục 13 and 25).

Tuổi thai HATT MAP


(tuần) HATB
(mmHg) (mmHg)
23-26 35-45 30
27-32 40-55 35
33-36 45-55 40
37-42 55-65 45

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 2-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
Có thể cân nhắc huyết áp thấp hơn ở trẻ sơ sinh có mạch bắt tốt và tưới máu
tốt trên lâm sàng, hoạt động thần kinh bình thường, lượng nước tiểu>
0,5mls / kg / giờ và không có nhiễm toan chuyển hóa hoặc nhiễm toan lactic
2
.

3. Đo huyết áp
Áp lực băng đo huyết áp có thể làm tăng huyết áp ở những trẻ sơ sinh non
tháng có hạ huyết áp6,7do đó có khuyến cáo rằng nên đặt 1 đường động mạch
tại chỗ để đo HA8,9,10.

Đo HA bằng băng đo HA nên được thực hiện ở tư thế nằm ngửa, khi trẻ yên
lặng, với cánh tay ngang với tâm nhĩ phải.

Băng đo HA Kích thước băng đo


1 3-6cm
2 4-8cm
3 6-11cm
4 7-17cm
Băng đo được thiết kế với các vạch chỉ số Đây là bức tranh về băng đo
được in với phạm vi kích thước cho biết băng quá nhỏ so với trẻ sơ sinh
đo có đúng kích cỡ cho trẻ sơ sinh hay không

Hệ thống theo dõi huyết áp nội động mạch qua đường truyền cũng cần
được hiểu cẩn thận:
 Đường kính của catheter nhỏ có thể khiến máy đọc tần số tim giảm so với
thực tế.
 Các bóng khí nhỏ làm giảm dao động quá mức khiến HATT thấp và HATTr
cao so với thực tế.
 Vị trí của chính catheter sẽ ảnh hưởng đến số đọc, ví dụ nếu đầu catheter
đang dựa vào thành mạch11 hoặc nếu đặt HA ĐM ở ĐM bàn chân thì HA tâm
thu có thể cao hơn và khó phát hiện sốc tuần hoàn12.

 Vị trí catheter nên đặt ngang tim


 Đường động mạch nên đặt lại về 0 trước khi tiến hành đọc hạ HA

4. CÁC YTNC của hạ HA


 Đẻ non
 Thông khí áp lực dương
 Tồn tại ống động mạch lớn (PDA) – lấy mất máu từ hệ thống tuần hoàn
 Thiếu steroids tiền sản trước khi sinh
 Nhiễm khuẩn huyết
 Xuất huyết - ví dụ như xuất huyết trước sinh, sa dây rốn, hội chứng
truyền máu song thai, xuất huyết nội sọ lớn, xuất huyết phổi lớn
 Bệnh tim bẩm sinh
Clinical Guideline: Management of Hypotension - 3-
Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
 Suy tuyến thượng thận13
 Can thiệp phẫu thuật
 Bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ (HIE)
 Tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh (PPHN)
 Thuốc - ví dụ như labetalol cho mẹ

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 4-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
5. Biến chứng của hạ HA
 Xuất huyết não thất
3,14,15
 Nhuyễn chất trắng quanh não thất
 Ảnh hưởng chức năng thần kinh lâu dài
 Rối loạn chức năng cơ quan cuối khác, ví dụ: thiếu máu cục bộ ở thận, gan hoặc ruột

6. Chẩn đoán

6.1 Đánh giá lâm sàng


Các dấu hiệu và triệu chứng của tưới máu mô không đủ có thể bao gồm:
 Nước tiểu <1ml/kg/hr
 Thời gian đổ đầy mao mạch trung tâm> 3 giây (một chỉ số kém đặc hiệu khi đúng một
mình nhưng hữu ích nếu kết hợp với các triệu chứng khác, ví dụ huyết áp thấp)
 BE >5
 Lactate >2mmol/L
 Nhợt
 Nhịp tim nhanh
 Lạnh đầu chi
13
 Mạch yếu( Bắt mạch bẹn là tốt nhất ở những trẻ hạ HA )
 Ngừng thở hoặc nhịp tim chậm
 Huyết áp thấp đối với tuổi thai như đã xác định ở trên (loại trừ các vấn đề
kỹ thuật như bọt khí, kích thước băng đo không đủ, v.v.)

6.2 Theo dõi


Trẻ sơ sinh bị Hạ HA nên được theo dõi một cách chặt chẽ:
 Áp lực động mạch trung bình liên tục (nếu có catheter ĐM)
 Băng đo HA đo 15 phút/ lần.
 Nhịp tim liên tục
 Tưới máu ngoại vi đặc biệt nơi trẻ có đường động mạch ngoại vi
 Lượng nước tiểu.
 Khoảng cách nhiệt độ lõi-ngoại vi

6.3 Siêu âm tim


Nếu có chuyên gia, có thể chỉ ra sự hiện diện của:
 PDA có thẻ góp phần làm hạ HA
 Lưu lượng máu hệ thống bị giảm
 Tăng áp phổi dai dẳng(PPHN)
 Tim co bóp kém

6.4 Xem xét các tình trạng khác


 Mất máu
 Tràn khí màng phổi
 Nhiễm trùng huyết
17
 PDA
 Áp lực đường thở trung bình cao khi thở máy
18,19
 Suy tuyến vở thượng thận

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 5-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
Nếu bất kỳ bệnh nào trong số này được chẩn đoán, nên bắt đầu điều trị cụ thể
cho nguyên nhân gây hạ huyết áp cùng với điều trị hạ huyết áp.

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 6-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
7. Quản lý hạ HA:

Can thiệp nên được xem xét đối với trẻ sơ sinh có bằng chứng lâm sàng và xét
nghiệm (xem 6.1) về hạ huyết áp cộng với bằng chứng siêu âm tim (nếu có) về
lưu lượng máu toàn thân thấp20. Không nên hiểu quá mức về các phép đo huyết
áp bằng băng đo HA ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh không có dấu hiệu tổn thương tim
mạch.

Các bằng chứng gần đây cũng kết luận rằng liệu pháp hạ huyết áp ở trẻ sơ
sinh cực non tháng có liên quan độc lập với việc tăng nguy cơ tử vong và suy
giảm phát triển thần kinh / chậm phát triển khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ
được biết là ảnh hưởng đến những kết quả đó21.

7.1 Thuốc tăng co cơ tim inotrope27,28,29,30,31


Dopamine ở liều thấp (2-4 microgam) làm tăng sức co bóp của cơ tim và lưu
lượng máu qua thận và ở liều cao (10-20 microgam) nó làm tăng sức cản
thành mạch. Dopamine hiệu quả hơn Dobutamine trong thời gian ngắn trong
việc tăng huyết áp ở trẻ sinh non nhưng điều này có thể không tương quan
với việc cải thiện tưới máu các cơ quan
Dobutamine là một thuốc tăng co cơ tim có tác dụng trực tiếp, kích thích các
thụ thể ß của tim và mạch máu gây tăng cung lượng tim, giãn mạch và giảm
sức cản của mạch máu.
Epinephrine ( Adrenaline) 32
Liều thấp epinephrine gây giãn mạch toàn thân và phổi, làm tăng nhịp tim,
thể tích nhát bóp và khả năng co bóp. Liều thấp epinephrine đã được chứng
minh là có hiệu quả như liều thấp / vừa của dopamine 33.

Lưu ý: Liều cao của cả Epinephrine (c. ≥ 500-600ng / kg / phút) và


Dopamine (c. ≥ 15mcg / kg / phút) có thể gây co mạch toàn thân dữ dội.

Thuốc Phân loại Phương thức Tác dụng Liều


Dobutamine Tăng co cơ tim Tăng co bóp IVI 5-20 micro-grams/kg/phút
Chủ vận beta
cơ tim và cung
adrenergic
lượng tim

Dopamine Chủ vận alpha và Co mạch ngoại IVI 5-20 micro-grams/kg/phút


Tăng co cơ tim/
vận mạch
beta adrenergic vi
Tăng co bóp cơ
tim và CLT

Epinephrine Tăng co cơ tim/ Chủ vận alpha và Tăng co bóp cơ IVI 100nanograms/kg/minute
– 1.5micrograms/kg/phút
vận mạch beta adrenergic tim và CLT, co
mạch ngoại vi

Norepinephrine Vận mạch Chủ vận alpha( và Co mạch ngoại IVI 20-100nanograms/kg/phút
beta) adrenergic vi Maximum
1microgram/kg/phút
Milrinone Luistrope ? Tăng cAMP Tăng co bóp cơ tim Liều nạp IV 50-75 micro-

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 7-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
Giảm trương lực grams/kg trong 30-60 phút
sau đó IVI 30-45
mạch hệ thống và micrograms/kg/giờ
động mạch phổi.

7.2 Tăng thể tích


Việc tăng thể tích chỉ nên được thực hiện nếu có nghi ngờ lâm sàng đáng kể về
giảm thể tích máu, tăng rò rỉ mao mạch hoặc mất máu. Việc bolus chất lỏng có
thể phản tác dụng nếu cơ tim đã hoạt động kém hoặc PDA. Việc sử dụng
Dopamine sớm thành công hơn so với dạng keo trong việc tăng huyết áp. Tuy
nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng để xác định xem trẻ sơ sinh bị tổn thương tim
mạch có được hưởng lợi từ việc tăng thể tích và sử dụng rộng rãi có liên quan
đến các tác dụng không mong muốn đáng kể, đặc biệt là ở trẻ sinh non hay
không. 10 ml / kg nước muối 0,9% x 1 nên được truyền trong 20-30 phút
nếu thể tích được chọn để điều trị hạ huyết áp. Máu hoặc Huyết tương tươi đông
lạnh chỉ nên được xem xét thay vì nước muối sinh lý thông thường nếu em bé
đang cần cầm máu tích cực và rối loạn đông máu.

7.3 Corticosteroids
Suy vỏ thượng thận ngày càng được công nhận là nguyên nhân gây hạ huyết áp
ở trẻ sinh non (11,34). Hydrocortisone đã được sử dụng thành công để điều trị
hạ huyết áp dai dẳng ở trẻ sinh non giúp ổn định huyết áp trong vòng 6-8 giờ
và cai thuốc tăng co cơ tim thành công trong vòng 72 giờ (ví dụ Dopamine và
Dobutamine đều ở mức 10mcg / kg / phút).

Biểu hiện của suy corticoid tuyến thượng thận thường là hạ huyết áp nặng
dai dẳng và khác với biểu hiện ở trẻ lớn hơn.

Trẻ có yếu tố nguy cơ cao:


 Dưới 30 tuần
 Dưới 14 ngày tuổi
 Có các stress sơ sinh đồng thời ( Bệnh màng trong, thở máy, phẫu thuật)

Mức cortisol có thể hữu ích ở trẻ sơ sinh bị hạ huyết áp dai dẳng nếu được tính
trước khi cho hydrocortisone và để đánh giá đáp ứng với liệu pháp. Mức cortisol
chưa được bổ sung <200nmol / L gợi ý mức độ suy tuyến thượng thận. Mặc dù
mức độ cortisol là hữu ích, quyết định bắt đầu dùng hydrocortisone không nên
phụ thuộc vào kết quả đó do có thể mất vài giờ hoặc vài ngày mới có kết quả.

Liều khởi đầu của Hydrocortisone 2,5mg / kg có thể được lặp lại sau 4 giờ
nếu cần, tiếp theo là 2,5mg / kg cứ sau 6 giờ trong 48 giờ hoặc cho đến khi
HA hồi phục. Sau đó, giảm điều trị trong ít nhất 48 giờ 38.

Các tác dụng của corticosteroid được cho là37:

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 8-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
 Đảo ngược cơ chế điều hòa thụ thể adrenergic
 Ức chế enzym giới hạn tốc độ chuyển hóa catecholamine và giảm tái hấp thu
Norepinephrine bởi các đầu mút thần kinh giao cảm, tăng catecholamine
trong huyết tương
 Ức chế sản xuất Prostacycline hạn chế giãn mạch bệnh lý
 Cải thiện tính toàn vẹn của mao mạch làm tăng V máu lưu thông
 Trong các trường hợp suy thượng thận liên quan đến sức cản của mạch và
co cơ tim, gây ra sự mất cân bằng giữa sự phá hủy và tổng hợp các thụ
thể adrenergic. Điều này dẫn đến giảm độ nhạy cảm của hệ thống tim
mạch đối với cả catecholamine nội sinh và ngoại sinh. Do đó steroid hoạt
động như một liệu pháp hormone thay thế.

7.4. Lưu đồ trong điều trị


Lưu đồ sau đây được điều chỉnh từ hướng dẫn Luton và Dunstable (39) và chỉ coi
nó như một hướng dẫn. Có thể có sự khác biệt trong việc lựa chọn dopamine hoặc
dobutamine làm thuốc đầu tiên khi nguyên nhân của hạ huyết áp không rõ tùy
thuộc vào kinh nghiệm và đặc thù của đơn vị.

Đánh giá gần đây nhất của Cochrane về Dopamine so với Dobutamine đề xuất
sử dụng dopamine như là liệu pháp điều trị đầu tiên dựa trên thực tế là nó có
nhiều khả năng dẫn đến tăng huyết áp và nếu điều này không thành công thì
việc bổ sung Dobutamine có thể được xem xét. Bằng chứng cho thấy
dopamine có hiệu quả hơn chỉ kéo dài khi tác dụng ngắn hạn lên huyết áp và
có một lập luận rằng dobutamine có thể có nhiều khả năng làm tăng lưu lượng
máu toàn thân. Nếu có PDA đáng kể hoặc nếu có bằng chứng siêu âm về rối
loạn chức năng tim, việc sử dụng dobutamine trước dopamine có thể hợp lý
hơn31.

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 9-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
Xác định nguyên nhân hạ HA
Siêu âm tim (nếu có thể nhưng đừng trì hoãn việc điều trị). Xem xét:
Tràn khí màng phổi, MAP quá mức, xuất huyết

Mất máu cấp Rối loạn Ko rõ NN/ ngạt


Bằng chứng
hoặc giảm thể chứng năng chu sinh
NK/NEC
tích cơ tim/ PPHN

Tăng thể tích Xem xét sử dụng


với NMSL Dopamin như
0,9% hoặc lựa chọn đầu tiên Xem xét sd
Xem xét sử dụng
máu. Dopamin hoặc
Dobutamin như
Bắt đầu 10 Cân nhắc tăng Dobutamin như
lựa chọn đầu tiên
ml/kg thể tích nếu lo lựa chọn đầu tiên
ngại về việc mất
dịch vào khoang
thứ ba

Nếu vẫn giảm Cân nhắc điều trị Thêm thuốc


thể tích, cho Xem xét Dopamin với adrenalin như khác Dopamin/
liều bolus thứ như lựa chọn thứ 2 lựa chọn thứ hai Dobutamin tùy
hai, NMSL thuộc vào loại
0,9% or máu, thuốc đã dùng ở
mặt khác xem bước trên
xét điều trị với
dopamine

Đánh giá cn tim, Xem xét


xem xét hydrocortisone
adrenaline hoặc Đánh giá cn tim,
hydrocortisone xem xét
adrenaline hoặc
hydrocortisone

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 10-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
Appendix 11

Reprinted from Early Human Development, 19, Watkins AMC, West CR, Cooke RWI, Blood pressure and
cerebral haemorrhage and ischaemia in very low birthweight infants, Pge.106, Copyright (1989), with
1
permission for Elsevier.

Appendix 23

1
Left hand column indicates weight in grams and mean blood pressure measured in mmHg
Clinical Guideline: Management of Hypotension - 11-
Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
Reprinted from Early Human Development, 56, Cunningham S, Symon AG, Elton RA et al, Intra-arterial blood
pressure reference ranges, death and morbidity in very low birthweight infants during the first seven days of
2
life, Page 157, copyright (1999), with permission from Elsevier.

References

1. Dempsey EM, Barrington KJ. Treating hypotension in the preterm infant:


when and with what: a critical and systematic review. J Perinatol
2007;27:469–78. doi:10.1038/sj.jp.7211774

2. Faust K, Härtel C, Preuß M for the Neocirculation project and the German
Neonatal Network (GNN), et al. Short-term outcome of very-low-
birthweight infants with arterial hypotension in the first 24 h of life.
Archives of Disease in Childhood - Fetal and Neonatal Edition
2015;100:F388-F392

3. Watkins AM, West CR, Cooke RW. (1989) Blood pressure and cerebral
haemorrhage and ischaemia in VLBW infants. Early Human Development.
May;19(2):103-10 [III]

4. Nuntnarumit P, Yang W, Bada-Ellzey HS. (1999) Blood pressure


measurements in the newborn. Clinics in Perinatology. December;
26(4):981-96. [IV]

5. Cunningham S, Symon AG, Elton RA, Zhu C, McIntosh N. (1999) Intra-


arterial blood pressure reference ranges, death and morbidity in very low
birthweight infants during the first seven days of life. Early Human
Development. 56:151-165. [III]

6. Diprose GK, Evans DH, Archer LN, Levene MI. (1986) Dinamap fails to
detect hypotension in very low birthweight infants. Archives of Disease in
Childhood.August;61(8):771-3. [III]

7. Wareham JA, Haugh LD, Yeager SB, Horbar JD. (1987) Prediction of arterial
blood pressure in the premature neonate using the oscillometric method.
American Journal of Disease in Childhood. October;141(10):1108-10. [III]

8. Gevers M, van Genderingen HR, Lafeber HN, Hack WW. (1996) Accuracy of
oscillometric blood pressure measurement in critically ill neonates with
reference to the arterial pressure wave shape. Intensive Care Medicine.
March; 22(3):242-8. [IIa]

9. Danniveg I, Dale HC, Liestol K, Lindenmann R. (2005) Blood pressure in the


neonate: three non-invasive oscillometric pressure monitors compared with
invasively measured blood pressure. Acta Paediatrica. February;94(2):191-
6.[Ia]

2
Blood pressure measured in mmHg
Clinical Guideline: Management of Hypotension - 12-
Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
10. Sonesson SE, Broberger U. (1987) Arterial blood pressure in the very low
birthweight neonate. Acta Paediatrica Scandinavia. March;76(2):338-41.
[III]

11. Moniaci V, Kraus M. (1997) Determining the relationship between invasive


and non-invasive blood pressure values. Neonatal Network.
February;16(1):51-6.[IIb]

12. Park MK, Rotham JL, German VF. (1983) Systolic pressure amplification in
pedal arteries in children. Critical Care Medicine. April;11(4):286-289. [IIb]

13. Ng PC. Adrenocortical insufficiency and refractory hypotension in preterm


infants. Archives of Disease in Childhood - Fetal and Neonatal Edition
2016;101:F571-F576.

14. Miall-Allen VM, De Vries LS, Whitelaw AGL. (1987) Mean arterial blood
pressure and neonatal cerebral lesions. Archives of Disease in Childhood.
October; 62(10):1068-9. [III]

15. Bada HS, Korones SB, Perry EH et al. (1990) Mean arterial blood pressure
changes in premature infants and those at risk for intraventricular
haemorrhage. Journal of Pediatrics. October; 117(4):607-14. [III]

16. Sarti A, Savron F, Ronfani L, Pelizzo G, Barbi E. (2006) Comparison of three


sites to check the pulse and count the heart rate in hypotensive infants.
Paediatric Anaesthesia. April; 16(4):394-8. [III]

17. Evans N, Moorcraft J. (1992) Effect of patency of the ductus arteriosus on


blood pressure in very preterm infant. Archives of Disease in Childhood.
October; 67(10 Spec No): 1169-73. [III]

18. Helbock HJ, Insoft RM, Conte FA. (1993) Glucocorticoid-responsive


hypotension in extremely low birth weight newborns. Pediatrics. November;
92(5):715-7. [III]

19. Korte C, Styne D, Merritt AT, Mayes D, Wertz A, Helbock HJ.(1996)


Adrenocorticoid function in the very low birth weight infant: Improved
testing sensitivity and association with neonatal outcome. Journal of
Pediatrics. February; 128(2):257-263. [Ib]

20. Subhedar NV. (2003) Treatment of hypotension in newborns. Seminars in


Neonatology. 8:413-423.[IV]

21. Batton B, Li L, Newman NS for the Eunice Kennedy Shriver National


Institute of Child Health & Human Development Neonatal Research
Network, et al. Early blood pressure, antihypotensive therapy and outcomes
at 18–22 months’ corrected age in extremely preterm infants
Archives of Disease in Childhood - Fetal and Neonatal
Edition 2016;101:F201-F206.
Clinical Guideline: Management of Hypotension - 13-
Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
22. Dasgupta SJ, Gill AB. (2003) Hypotension in the very low birthweight
infant: the old, the new and the uncertain. Archives of Disease in Childhood
Fetal & Neonatal Ed. 88; F450-454. [IV]

23. Osborn DA, Evans N. (2004) Early volume expansion for prevention of
morbidity and mortality in very preterm infants. Cochrane Database of
Systematic Reviews. (2):CD002055. [Ia]

24. Seri I, Evans J. (2001) Controversies in the diagnosis and management of


hypotension in the newborn infant. Current Opinion in Pediatrics. April;
13(2):116-23. [IV]

25. BAPM (1999) Guidelines for good practice in the management of neonatal
respiratory distress syndrome. [IV]

26. Oca MJ, Nelson M, Donn SM. (2003) Randomized trial of normal saline
versus 5% albumin for the treatment of neonatal hypotension. Journal of
Perinatology. September; 23(6):473-6. [Ia]

27. Seri I, Rudas G, Bors Z, Kanyicska B, Tulassay T. (1993) Effects of low-


dose dopamine infusion on cardiovascular and renal functions, cerebral
blood flow and plasma catecholamine levels in the sick preterm infant.
Pediatric Research. December;34(6):742-9. [III]

28. Roze JC, Tohier C, Maingueneau C, Lefevre M, Mouzard A. (1993) Response


to dobutamine and dopamine in the hypotensive very preterm infant.
Archives of Disease in Childhood. July; 69(1 Spec No):59-63. [Ia]

29. Seri I. (1995) Cardiovascular, renal, and endocrine actions of dopamine in


neonates and children. Journal of Pediatrics. March; 126(3):333-44.

30. Klarr JM, Faix RG, Pryce CJ, Bhatt Mehta V. (1994) Randomised, blind trial
of dopamine versus dobutamine for treatment of hypotension in preterm
infants with respiratory distress syndrome. Journal of Pediatrics. July;
125(1):117-22. [Ia]

31. Suhedar NV, Shaw NJ. (2003) Dopamine versus dobutamine for
hypotensivie preterm infants. Cochrane Database of Systematic Reviews.
(3):CD001242. [Ia]

32. Heckmann M, Trotter A, Pohlandt F, Lindner W. (2002) Epinephrine


treatment of hypotension in very low birth weight infants. Acta Paediatrica.
91(5):566-70. [III]

33. Valverde E, Pellicer A, Madero R, Elorza D, Quero J, Cabanas F. (2006)


Dopamine versus epinephrine for cardiovascular support in low birth weight
infants: analysis of systematic effects and neonatal clinical outcomes.
Pediatrics. June; 117(6) e1213-22. [Ib]
Clinical Guideline: Management of Hypotension - 14-
Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3
34. Watterberg KL. (2002) Adrenal insufficiency and cardiac dysfunction in the
preterm infant. Pediatric Research. April; 51(4):422-424. [IV]

35. Scott SM, Watterberg KL. (1995) Effect of gestational age, postnatal age
and illness on plasma cortisol concentrations in premature infants. Pediatric
Research. January; 37(1):112-6. [III]

36. Ng PC, Lam CW, Fok TF, Lee CH, Ma KC, Chan IH, Wong E. (2001)
Refractory hypotension in preterm infants with adrenocortical insufficiency.
Archives of Disease in Childhood Fetal Neonatal Ed. March; 84(2):F122-4.
[III]

37. Seri I, Tan R, Evans J. (2001) Cardiovascular effects of hydrocortisone in


preterm infants with pressor resistant hypotension. Pediatrics.
May;107(5):1070-74. [III]

38. British National Formulary March 2017.

39. Pahuja A, Chetcuti Gando C, Somisetty S, Egyepong J: Guideline for the


management of Neonatal Hypotension; Luton and Dunstable Hospital,
January 2015.

Clinical Guideline: Management of Hypotension - 15-


Authors: David Hopkins Registration: NSC22/07
Review Due: March 2021
Version 3

You might also like