You are on page 1of 16

CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH (PATENT DUCTUS

ARTERIOSUS)

TẦN SUẤT

Còn ống động mạch xuất hiện ở 5% đến 10% trong tất cả các bệnh tim bẩm
sinh (CHDs), không bao gồm trẻ sơ sinh non tháng. Phổ biến hơn ở nữ giới hơn so
với nam giới (tỷ lệ nam: nữ là 1:3). Còn ống động mạch là một vấn đề thường gặp
ở trẻ sơ sinh non tháng và sẽ được trình bày dưới một đề mục riêng trong chương
này.

BỆNH HỌC

1. Có sự tồn tại liên tục của một cấu trúc bào thai bình thường giữa động mạch
phổi (PA) và động mạch chủ đi xuống, tức là, cách khoảng 5 đến 10 mm so
với nơi xuất phát của động mạch dưới đòn trái

2. Ống động mạch thường có hình nón với một lỗ nhỏ mở ra động mạch phổi,
hạn chế dòng máu chảy qua. Ống động mạch có thể ngắn hoặc dài, thẳng
hoặc uốn lượn.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Tiền sử

1. Bệnh nhân thường không có triệu chứng khi ống động mạch nhỏ.

2. Còn ống động mạch với dòng chảy lớn có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp
dưới, xẹp phổi, và suy tim bẩm sinh (CHF) (đi kèm với thở nhanh và chậm
tăng cân).
3. Khó thở khi gắng sức có thể xuất hiện ở trẻ em với PDA shunt lớn.

Khám Lâm Sàng (Hình 12.14)

1. Nhịp tim nhanh và thở nhanh có thể xuất hiện ở trẻ nhũ nhi mắc CHF.
2. Mạch ngoại vi đập mạnh (Bounding peripheral pulses ) với hiệu áp rộng (với
huyết áp tâm thu cao và huyết áp tâm trương thấp) là những dấu hiệu đặc
trưng của còn ống động mạch lớn. Với một shunt nhỏ, những dấu hiệu này
không xuất hiện.
3. Với một shunt lớn, vùng trước tim là tăng động. Một tiếng rung tâm thu có
thể có mặt ở phía trên bờ trái xương ức. P2 thường bình thường, nhưng
cường độ của nó có thể được nhấn mạnh nếu hiện diện tăng áp động mạch
phổi. Âm thổi liên tục mức độ từ 1 đến 4 trên 6 (“máy móc”) có thể nghe rõ
nhất ở khu vực dưới xương đòn trái hoặc phía trên bờ trái xương ức. Một
tiếng rung tâm trương có thể được nghe khi dòng chảy qua PDA lớn. Bệnh
nhân với ống động mạch nhỏ có thể chỉ có âm thanh liên tục cường độ thấp
ở khu vực dưới xương đòn trái.
4. Nếu tắc nghẽn mạch máu phổi phát triển, một shunt từ phải sang trái qua
ống động mạch sẽ dẫn đến tình trạng tím tái chỉ ở nửa dưới của cơ thể (nghĩa
là, tím chuyên biệt).

Điện Tâm Đồ

Trên ECG các dấu hiệu trong PDA tương tự như trong VSD. Một ECG bình
thường hoặc LVH được thấy khi PDA nhỏ đến trung bình. BVH được tìm thấy với
PDA lớn. Nếu bệnh tắc nghẽn mạch phổi phát triển, RVH xuất hiện.

X-quang

Hình ảnh X-quang cũng tương tự như VSD.

1. X-quang ngực có thể bình thường với PDA có shunt nhỏ.

2. Tim to ở ở các mức độ khác nhau xảy ra trong PDA có shunt từ trung bình
đến lớn với sự phì đại của nhĩ trái, thất trái, và động mạch chủ lên. Các dấu
hiệu mạch máu phổi tăng lên.

3. Với bệnh tắc nghẽn mạch máu phổi, kích thước của tim trở nên bình thường,
với sự nổi bật Cung ĐMP và mạch máu rốn phổi

Siêu Âm Tim

Siêu âm tim đã trở thành phương pháp lựa chọn trong việc xác định chẩn
đoán và đánh giá chức năng tim

1. PDA có thể siêu âm thấy được ở hầu hết bệnh nhân. Kích thước của nó
có thể được đánh giá bằng siêu âm 2D qua mặt cắt cạnh xương ức cao
hoặc ở mặt cắt khía trên xương ức (Hình 12.15)
2. Siêu âm Doppler được thực hiện với thể tích mẫu trong PA ngay gần lỗ
mở ống động mạch cung cấp thông tin chức năng quan trọng (xem thảo
luận về PDA ở Trẻ Sơ Sinh Non Tháng).

3. Kích thước của LA và LV được cung cấp bằng chứng gián tiếp về độ lớn
của shunt trái phải qua ống động mạch. Shunt càng lớn thì các buồng tim
nào cằng lớn.

DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN

1. Không giống như PDA ở trẻ sơ sinh non tháng, sự đóng tự nhiên của ống
động mạch là hiếm gặp ở trẻ đủ tháng và trẻ em. Điều này là do PDA ở trẻ đủ
tháng xuất phát từ một bất thường cấu trúc của cơ trơn ống động mạch chứ không
phải do sự giảm phản ứng của cơ trơn ống động mạch với oxy.

2. Suy tim sung huyết (CHF) hoặc viêm phổi tái phát có thể mắc phải nếu
nếu shunt lớn.

3. Bệnh tắc nghẽn mạch máu phổi có thể phát triển nếu một PDA lớn với
tăng áp động phổi không được điều trị.
4. Mặc dù hiếm, nhưng một ổ phình của PDA có thể phát triển và có khả
năng vỡ ở trong giai đoạn người lớn.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Các tình trạng sau xảy ra với tiếng thổi của tim, tương tự như tiếng thổi liên tục
của PDA hoặc với mạch đập mạnh, và chúng cần được phân biệt với PDA:

1. Rò động mạch tĩnh mạch vành. Một tiếng thổi liên tục thường nghe rõ nhất
dọc theo bờ phải xương ức, không phải ở khu vực dưới xương đòn bên trái hoặc
bờ trái phía trên xương ức.

2. Rò động tĩnh mạch hệ thống. Một nhịp đập mạch mạnh với áp lực mạch rộng
và dấu hiệu của CHF có thể phát triển mà không cần tiếng thổi liên tục trên vùng
trước tim. Một tiếng thổi liên tục có mặt trên dị tật (tức là, đầu hoặc gan).

3. Rò mạch máu - tĩnh mạch phổi. Một tiếng thổi liên tục có thể nghe được trên
lưng. Tình trạng tím tái và đầu ngón tay phình to có mặt khi không có sự to lớn
của tim.

4. Âm thổi tĩnh mạch . Một tiếng thổi mạch máu được nghe rõ nhất ở khu vực
dưới xương đòn và trên xương đòn bên phải hoặc trái khi bệnh nhân được khám ở
tư thế ngồi. Nó thường biến mất khi bệnh nhân nằm xuống tư thế nằm ngửa.

5. Mạch máu phụ trong COA. Một tiếng thổi liên tục có thể nghe được trong
các không gian giữa các xương sườn, thường là cả hai bên.

6. VSD với AR. Một tiếng thổi qua lại, thay vì một tiếng thổi liên tục, có thể nghe
được ở giữa bờ trái xương ức hoặc dưới bờ trái xương ức.
7. TOF với hội chứng không có van động mạch phổi. Một tiếng thổi qua lại
(“tiếng cưa gỗ”) có thể nghe được ở phía trên bờ T. Hình ảnh động mạch phổi to ở
hình phim X-quang và RVH trên ECG là đặc trưng. Bệnh nhân thường xuyên tím
tái vì khiếm khuyết này thường đi kèm với TOF.

8. Thân chung động mạch dai dẳng. Một tiếng thổi liên tục đôi khi có thể nghe
được ở không gian liên sườn thứ hai bên phải hoặc ở lưng ở trẻ nhũ nhi tím tái
hơn là ở biên giới sternal trái phía trên. Điện tâm đồ có thể cho thấy BVH, và
phim chụp X-quang ngực cho thấy các mức độ khác nhau của sự to lớn tim và
vascularity phổi tăng lên. Một cung động mạch chủ bên phải thường được tìm
thấy.

9. Dị tật vách ngăn chủ - phổi (cửa sổ động mạch chủ - phổi). Tình trạng cực
kỳ hiếm gặp này tạo ra một nhịp đập mạch mạnh, nhưng tiếng thổi giống như của
VSD. CHF phát triển ở độ tuổi sơ sinh sớm.

10. Hẹp động mạch phổi ngoại vi. Một tiếng thổi liên tục có thể nghe được khắp
lồng ngực. Điện tâm đồ có thể cho thấy RVH nếu hẹp nặng. Tình trạng này
thường đi kèm với hội chứng Williams hoặc hội chứng rubella.

11. Vỡ phình động mạch xoang Valsalva. Sự khởi phát đột ngột của đau ngực
và dấu hiệu suy tim nặng với khó thở phát triển. Một tiếng thổi liên tục hoặc một
tiếng thổi qua lại có mặt ở cơ sở. Tình trạng này thường gặp hơn ở bệnh nhân với
hội chứng Marfan.

12. Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi toàn phần (TAPVR) dẫn vào tâm nhĩ
phải. Một tiếng thổi tương tự như tiếng rền của mạch máu có thể nghe được dọc
theo bờ phải xương ức ở trẻ em với tình trạng tím nhẹ. Điện tâm đồ cho thấy
RVH trong trường hợp có sự to lớn của tim và tuần hoàn phổi tăng lên trên phim
X-quang ngực.

ĐIỀU TRỊ

Nội Khoa

1. Khác với trẻ sơ sinh non tháng có PDA, indomethacin không hiệu quả với
trẻ đủ tháng và không nên sử dụng.

2. Không cần hạn chế vận động nếu không có tăng áp phổi.

3. Việc đóng PDA không cần phẫu thuật đã trở thành chuẩn mực chăm sóc
tại nhiều trung tâm.

Đóng PDA không cần Phẫu Thuật

Hiện tại, việc đóng PDA bằng catheter qua da là chuẩn mực chăm sóc sau
thời kỳ sơ sinh. Sự tiến bộ trong thiết kế thiết bị và hệ thống phân phối đang mở
rộng lựa chọn này ngay cả cho những trẻ nhỏ rất nhỏ. Các loạt bài báo cáo lớn về
việc đóng PDA bằng catheter qua da ở Hoa Kỳ và Châu Âu báo cáo tỷ lệ thành
công từ 95% đến 100%.

Chỉ Định.

Các chỉ định và chống chỉ định cho việc đóng PDA bằng thiết bị như sau
(Feltes và cộng sự, 2011).

1. Việc đóng PDA được chắc chắn được chỉ định cho bệnh nhân PDA có rối
loạn huyết động học nghiêm trọng kèm CHF, thất bại trong việc tăng trưởng,
quá tải tuần hoàn phổi, hoặc phì đại LA và LV.
2. Hợp lý trong việc đóng một PDA nhỏ khi tiếng thổi của PDA có thể nghe
thấy bằng kỹ thuật nghe thông thường.

3. Có tranh cãi liên quan đến việc đóng cái gọi là “silent ductus.” Có ít dữ
liệu về lợi ích của việc silent ductus do thiếu sự tổn thương đáng kể của nội
mô để có thể gây viêm nội tâm mạc.

4. Ở bệnh nhân có hội chứng Eisenmenger hoặc bệnh tắc nghẽn mạch phổi,
đáp ứng PVR (kháng lực mạch phổi) với việc đóng bằng bóng hoặc thuốc
giãn mạch phổi (ví dụ, oxy hoặc oxit nitric) được kiểm tra trong phòng
thông tim. Nếu đáp ứng tốt, việc đóng ống động mạch được khuyến nghị.
Nếu đáp ứng kém hoặc không rõ ràng, việc đóng ống động mạch có thể
không được khuyến nghị. Việc đóng ống động mạch bằng thiết bị (mà không
cần thêm can thiệp phẫu thuật) có thể được xem xét trong trường hợp này.
Sự hiện diện của tăng áp động phổi nặng với bệnh tắc nghẽn mạch phổi
không thể đảo ngược là chống chỉ định với phẫu thuật.

Can thiệp.

Những PDA đường kính nhỏ hơn 3 mm được đóng bằng các loại cuộn kim
loại khác nhau và những cái lớn hơn với dụng cụ Amplatzer PDA.

1. Cuộn kim loại không gỉ Gianturco đã trở thành thiết bị tiêu chuẩn để đóng
PDA cho tất cả trẻ em với ống động mạch nhỏ hơn 3 mm đường kính ở Hoa
Kỳ. Trong những trường hợp ứng viên lý tưởng cho dụng cụ, là ống động
mạch có kích thước 2.5 mm, nhưng việc sử dụng nhiều cuộn có thể đóng
một ống động mạch lên đến 5 mm. Một cách tiếp cận ngược dòng được sử
dụng từ động mạch đùi. Tỷ lệ shunt còn sót lại là 5% đến 15% sau 12 tháng
theo dõi. Nói chung, tỷ lệ thành công 97% (hoặc cao hơn) với tỷ lệ tử vong
bằng không.

2. Đối với PDA đường kính nhỏ hơn 12 mm, có sẵn thiết bị chuyên biệt
như bộ dụng cụ đóng ống Amplatzer cho việc đóng bằng catheter. Các thiết
bị được đưa vào theo chiều tiến từ tĩnh mạch đùi. Mặc dù khuyến nghị ban
đầu từ nhà sản xuất không bao gồm bệnh nhân dưới 6 kg, nhưng việc sử
dụng thành công ở trẻ sơ sinh nhỏ tới 2.5 kg đã được báo cáo. Tỷ lệ đóng
98% hoặc cao hơn lúc 6 tháng tuổi với biến chứng tối thiểu và không có
trường hợp tử vong.

Những lợi ích của việc đóng ống động mạch không cần phẫu thuật bao gồm
không cần gây mê toàn thân, thời gian nằm viện và thời gian hồi phục ngắn hơn, và
không có sẹo mổ lồng ngực. Những nhược điểm và biến chứng tiềm năng bao gồm
rò rỉ còn sót lại, cuộn đi lạc vào động mạch phổi, tán huyết, hẹp động mạch phổi
trái, tắc nghẽn động mạch chủ với dụng cụ Amplatzer, và tắc nghẽn mạch máu đùi.

Đóng PDA Bằng Phẫu Thuật

Chỉ Định và Thời Điểm.

Việc đóng PDA bằng phẫu thuật được dành cho những bệnh nhân mà không phù
hợp với kỹ thuật đóng không cần phẫu thuật. Can thiệp bằng dụng cụ thích hợp
hơn phẫu thuật thường dùng để đóng những ống động mạch nhỏ không có ý nghĩa
huyết động bởi nhiều trung tâm.

Can thiệp

1. Thủ thuật tiêu chuẩn là thắt và cắt qua phẫu thuật mở lồng ngực sau bên
trái mà không cần tim phổi nhân tạo.
2. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi có hỗ trợ video (VATS) bằng kẹp thắt đã trở
thành chuẩn mực chăm sóc cho việc quản lý phẫu thuật của ống động mạch có
chiều dài đủ để cho phép thắt an toàn, thủ thuật này được thực hiện qua ba lỗ nhỏ ở
khoang liên sườn thứ tư.

TỶ LỆ TỬ VONG.

Tỷ lệ tử vong do phẫu thuật là 0% đến 1% cho cả hai kỹ thuật.

BIẾN CHỨNG

Biến chứng hiếm gặp. Chấn thương đến dây thần kinh thanh quản tái phát (khàn
tiếng), dây thần kinh hoành trái (liệt nửa cơ hoành trái), hoặc ống ngực (Tràn dịch
màng phổi dưỡng chấp) có thể xảy ra. Việc tái thông ống động mạch là có thể,
mặc dù hiếm gặp, xảy ra sau khi thắt mà không cắt.

CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SINH NON

TẦN SUẤT XUẤT HIỆN

Bằng chứng lâm sàng cho thấy PDA xuất hiện ở 45% trẻ sơ sinh có cân nặng lúc
sinh dưới 1750 g và khoảng 80% trẻ sơ sinh với cân nặng lúc sinh dưới 1200 g.
PDA đáng kể với CHF xảy ra ở 15% trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng lúc sinh
thấp hơn 1750 g và ở 40% đến 50% những trẻ có cân nặng dưới 1500 g.

SINH LÝ BỆNH

1. PDA là một vấn đề đặc biệt ở sinh non đang hồi phục từ bệnh màng trong.
Với sự cải thiện trong việc trao đổi khí, áp lực mạch máu phổi giảm nhanh chóng,
nhưng ống động mạch vẫn còn thông vì sự phản ứng của nó với oxy còn yếu ở trẻ
sơ sinh non tháng (xem Chương 8) dẫn đến Shunt trái-phải lớn làm phổi cứng lại,
và việc cai máy thở và điều trị oxy cho trẻ trở nên khó khăn.

2. Nếu trẻ phải duy trì máy thở và liệu pháp oxy trong thời gian dài, bệnh
phổi mạn tính do máy thở phát triển, làm tăng áp phổi và suy tim bên phải.

3. Trẻ sơ sinh non tháng có shunt trái-phải đáng kể có thể gặp phải hậu quả
của tình trạng thiếu tưới máu đến các cơ quan kéo dài, có thể bao gồm xuất huyết
nội sọ, suy chức năng thận, thiếu máu cơ tim, và viêm loét ruột hoại tử. Nhận biết
sớm và quản lý phù hợp của PDA là chìa khóa để cải thiện tiên lượng của những
trẻ này.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

1. Bệnh sử đóng vai trò quan trọng trong việc nghi ngờ một PDA đáng kể ở
trẻ sơ sinh non tháng. Thông thường, một trẻ sơ sinh non tháng với bệnh
màng trong có một số cải thiện trong những ngày đầu sau sinh. Diễn tiến
tiếp theo là khó khăn trong việc cai máy thở cho trẻ hoặc cần tăng các
thông số máy thở hoặc nhu cầu oxy trong 4 đến 7 ngày tuổi. Các cơn
ngưng thở hoặc nhịp tim chậm có thể là dấu hiệu ban đầu của PDA ở
những trẻ không sử dụng máy thở.
2. Khám lâm sàng thường tiết lộ mạch ngoại vi đập mạnh, tim đập mạnh, và
tăng nhịp tim có hoặc không có gallop. Tiếng thổi điển hình là tiếng thổi
liên tục ở khu vực dưới xương đòn trái hoặc phía trên bên trái xương ức,
nhưng tiếng thổi có thể chỉ ở thì tâm thu và khó nghe ở trẻ sơ sinh đang
sử dụng máy thở. Trẻ sơ sinh non tháng bị quá tải dịch hoặc giữ dịch
cũng có thể biểu hiện với những dấu hiệu của PDA như đã mô tả (tim
hoạt động mạnh, tiếng thổi tâm thu, mạch đập mạnh, hiệu áp rộng), cần
chẩn đoán phân biệt với PDA.
3. Điện tâm đồ (ECG) không dùng cho việc chẩn đoán. Thông thường nó sẽ
bình thường nhưng thỉnh thoảng cho thấy LVH (phì đại thất trái).
4. Phim X-quang ngực cho thấy tim to ở những trẻ sơ sinh non tháng lớn
hơn khi không được đặt ống nội khí quản. Trẻ có thể có dấu hiệu của phù
phổi hoặc tăng tuần hoàn phổi, nhưng những dấu hiệu này có thể khó
đánh giá khí có sự hiện diện của bệnh màng trong. Ở trẻ sơ sinh có đặt
nội khí quản và sử dụng máy thở có thông số cao, phim chụp ngực có thể
cho thấy tim có kích thước bình thường hoặc chỉ hơi to.
5. Siêu âm 2D và Doppler màu cung cấp thông tin giải phẫu học và chức
năng chính xác.
a. Siêu âm 2D cung cấp thông tin giải phẫu học về đường kính, chiều
dài, và hình dạng của ống động mạch (xem Hình 12.15).

b. Siêu âm Doppler của ống động mạch (với thể tích mẫu đặt ở đầu
phổi của ống động mạch) cung cấp thông tin chức năng quan trọng,
như mô hình shunt ống động mạch (shunt trái-phải thuần túy, hai
chiều, hoặc shunt phải-trái chủ yếu), áp lực trong PA, và độ lớn của
shunt ống động mạch hoặc tình trạng tưới máu phổi:
1) ống động mạch. Một dòng chảy dương liên tục cho thấy một shunt trái-phải
thuần túy với áp lực PA thấp hơn áp lực động mạch chủ. Trong các shunt phải-trái
thuần túy, dòng chảy là liên tục âm ra khỏi PA, cho thấy rằng áp lực PA là cao hơn
hệ thống. Một mô hình shunt hai chiều (với một dòng chảy âm đầu thì tâm thu
tiếp theo bởi một dòng chảy dương trong cuối thì tâm trương) được tìm thấy ở trẻ
sơ sinh với PDA và tăng áp phổi nặng.

2) Ước lượng áp lực của PA. Vận tốc dòng chảy ống động mạch cao chỉ ra một
áp lực PA thấp, và vận tốc dòng chảy thấp chỉ ra một áp lực PA cao. Sự giảm áp
lực có thể được đánh giá thấp ở bệnh nhân với đầu phổi nhỏ của ống động mạch,
PDA xoắn, hoặc PDA giống như đường hầm với đường kính nhỏ hơn 3 mm và
chiều dài dài hơn 10 mm (do mất năng lượng nhớt). Tuy nhiên, ước lượng áp lực
tâm thu PA có thể được thu từ vận tốc đỉnh của TR, khi nó xuất hiện.

3) Tình trạng tưới máu. Vận tốc dòng chảy cao trong PA trái cho thấy một shunt
trái-phải lớn qua ống động mạch. Áp lực PA cao và một vận tốc dòng chảy thấp
hơn (với một sự giảm áp lực <5 mm Hg) chỉ ra tình trạng tưới máu kém của phổi,
đó là một dấu hiệu tiên lượng xấu trong vòng 24 đến 36 giờ đầu tiên.

ĐIỀU TRỊ

Đối với trẻ sơ sinh có triệu chứng, việc đóng ống động mạch bằng cách dùng
thuốc hoặc phẫu thuật được chỉ định. Một PDA nhỏ không gây triệu chứng nên
được theo dõi trong 6 tháng mà không cần phẫu thuật vì có khả năng đóng tự
nhiên.

Nội Khoa

1. Hạn chế dịch đến 120 mL/kg mỗi ngày và một thuốc lợi tiểu (e.g.,
chlorothiazide) có thể được thử trong 24 đến 48 giờ, nhưng những phương
pháp này có tỷ lệ thành công thấp. Việc sử dụng furosemide không được
khuyến nghị vì nó được biết đến là kích thích tổng hợp prostaglandin E2 và
do đó giãn PDA (Pacifici, 2013). Digoxin không được sử dụng vì nó có ít lợi
ích huyết động và tỉ lệ độc tính digoxin cao.
2. Đóng PDA bằng cách dùng thuốc có thể đạt được với indomethacin (một
chất ức chế tổng hợp prostaglandin). Indomethacin ức chế tổng hợp và
phóng thích prostaglandins, đóng một vai trò lớn trong việc duy trì độ thông
của ống động mạch trong đời sống bào thai.
Chống chỉ định sử dụng indomethacin bao gồm mức độ urea nitrogen máu
cao (>25 mg/dL) hoặc creatinine (>1.8 mg/dL) cao, số lượng tiểu cầu thấp
(<80,000/mm3), có khả năng xuất huyết (bao gồm xuất huyết nội sọ), viêm
loét ruột hoại tử, và bilirubin máu tăng.
Có nhiều liều lượng khác nhau, và liều phụ thuộc vào tuổi sau sinh của trẻ
lúc dùng liều đầu tiên; một ví dụ như sau. Liều được cho qua đường tĩnh
mạch mỗi 12 giờ tổng cộng 3 liều. Đối với trẻ dưới 48 giờ tuổi, 0.2 mg/kg
sau đó tiếp tục 0.1 mg/kg hai lần. Đối với những trẻ từ 2 đến 7 ngày tuổi, 0.2
mg/kg ba lần , và đối với những trẻ nhiều hơn 7 ngày tuổi, 0.2 mg/kg sau đó
cho tiếp 0.25 mg/kg hai lần.
3. Ibuprofen, một chất ức chế tổng hợp prostaglandin khác, cũng được sử dụng
trong việc đóng ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng. Một nghiên cứu tiên
cảnh đa trung tâm từ Châu Âu cho thấy rằng ibuprofen tiêm tĩnh mạch (10
mg/kg, sau đó mỗi 24 dùng tiếp hai liều 5 mg/kg) bắt đầu vào ngày thứ ba
sau sinh cũng hiệu quả trong việc đóng ống động mạch ở trẻ sơ sinh non
tháng như indomethacin. Ibuprofen có tỉ lệ thấp hơn đáng kể của tình trạng
thiểu niệu, và nó dường như không có tác động xấu đến lưu lượng máu não.
Ibuprofen giảm đáng kể nồng độ prostaglandin trong huyết tương.
4. Gần đây hơn, acetaminophen đang được sử dụng để đóng PDA ở trẻ sơ sinh
non tháng. Đầu tiên được báo cáo bởi Hammerman và cộng sự của ông vào
năm 2011, acetaminophen, cả đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, đã trở thành
một phương pháp dược phẩm thay thế khác để đóng PDA với tỉ lệ thành
công tương đương với indomethacin hoặc ibuprofen. Acetaminophen được
tin là chặn đoạn peroxidase của tổng hợp prostaglandin, do đó ức chế sản
xuất prostaglandin. Vì vị trí tác động khác nhau, loại thuốc này có thể không
tạo ra co mạch; do đó, một lựa chọn không phẫu thuật cho trẻ sơ sinh non
tháng với thủng đường tiêu hóa hoặc giảm lưu lượng máu thận. Tuy nhiên,
việc sử dụng nó đã được báo cáo làm tăng men gan, vì vậy cần thận trọng
đối với bệnh nhân có tổn thương gan. Liều dùng hiện tại được khuyến nghị
là 15 mg/kg mỗi 6 giờ.
5. Các báo cáo gần đây từ Châu Âu kết luận rằng việc sử dụng ibuprofen dự
phòng ở trẻ sơ sinh non tháng nhỏ không hữu ích vì, mặc dù nó giảm sự cố
và nhu cầu phẫu thuật thắt ống động mạch, nhưng nó không giảm tần suất
xuất huyết nội sọ (IVH), tỷ lệ tử vong, hoặc bệnh tật. Học viện Nhi khoa
Hoa Kỳ đồng ý với tuyên bố này. Nó khẳng định thêm rằng việc sử dụng dự
phòng của indomethacin có thể thích hợp trong các hoàn cảnh nơi tỷ lệ IVH
cao, nhưng không thể cho để biện minh cho việc sẽ có các tác động mong
đợi về PDA hoặc bởi kỳ vọng sẽ cho một kết quả tốt hơn về lâu dài (Benits,
2016).

Phẫu Thuật

Nếu điều trị nội khoa không thành công hoặc nếu việc sử dụng indomethacin bị
chống chỉ định, việc thắt ống động mạch có thể được chỉ định. Phương pháp phẫu
thuật tiêu chuẩn để đối phó với PDA là qua phẫu thuật mở lồng ngực sau bên trái.
Ống động mạch đơn giản chỉ được hoặc cố định bằng kẹp (không cắt). Nhiều
trung tâm hiện nay thực hiện thắt ống động mạch ngay tại giường bệnh trong khu
chăm sóc sơ sinh tích cực. Tỷ lệ tử vong trong quá trình phẫu thuật là 0% đến 3%.

Gần đây, việc sử dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi có hỗ trợ bằng video (VATS) đã
được báo cáo cho điều trị PDA ở trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh thấp. Kỹ thuật
này cho phép gián đoạn PDA mà không cần cắt cơ hay tách xương sườn như phẫu
thuật lồng ngực thông thường. Giảm tổn thương cơ học hô hấp và ít gây biến
dạng thành ngực liên quan đến vết mổ lồng ngực lớn lớn cũng có thể là những lợi
ích.

You might also like