You are on page 1of 30

Câu hỏi ôn tập

Học phần : Điện tàu thủy 1

Câu 1. Chức năng, yêu cầu đối với hệ thống Tự đông điều chỉnh điện áp máy phát trên tàu thủy ?
(20đ)
*Chức năng:
- Đảm bảo điện áp phát ra của máy phát không đổi khi dòng tải, tính chất tải thay đổi.
- Đảm bảo phân bố tải vô công khi các máy phát đang công tác song song.
- Đảm bảo khả năng cường kích khi ngắn mạch hay xảy ra sự sụt áp lớn để nâng cao tính ổn định
động và ổn định tĩnh .
- Sự cường kích dòng kích từ có tác dụng giúp cho việc khôi phục điện áp sau khi có ngắn mạch hay
sụt điện áp lớn, đồng thời đảm bảo khả năng khởi động cho động cơ có công suất lớn, có thể đưa
các máy phát vào công tác song song một cách dễ dàng và nhanh chóng, có thể giảm sụt áp và
dòng ngắn mạch, có khả năng tự kích .
* Yêu cầu:
- Có khả năng cường kích mạnh và nhanh.
+ Nhanh được biểu hiện tỷ số U/F trung bình trong 5 giây là 108  135 vòng/giây, nếu bộ tự
động điều chỉnh điện áp dùng máy kích từ. Còn nếu là tự kích thì là 250  300 vòng/giây.
+ Mạnh biểu diễn ở tỷ số Uktmax / Uktđm = 2,5 nếu hệ thống có máy kích từ và bằng 3  4 nếu là
tự kích .
- Đối với máy phát đồng bộ .
+ Khi tải thay đổi từ 0  Iđm, cos  = cos đm thì U  ± 2,5 
+ Đối với máy phát sự cố U  ± 3,5  .
- Khi nhận tải 3 pha đối xứng định mức với tần số định mức thì yêu cầu điện áp không được sụt áp
quá 15  (tức là U < 15 %) khi nhận tải không được vượt quá 25 % ( U < 25 % ) khi bớt tải.
- Khôi phục điện áp sau 1,5s với sai số ± 3 % (với máy phát đồng bộ) và sau 5s với sai số ± 4 % (với
máy phát sự cố).
- Có lượng kích từ dự trữ để có thể giữ trong 2s ở điện áp định mức với độ chính xác 10% khi quá
tải 150% và cos  = 0,6.
Câu 2. Trình bày các quy định của Đăng kiểm về vấn đề ổn áp trên tàu thủy? (20đ)
+ Trong chế độ tĩnh:
Khi phụ tải thay đổi từ 0  Iđm với cos = cosđm.
Điều kiện:
- Với tốc độ quay của máy lai không được n  5% nđm. Thì điện áp của máy phát U không
được dao động quá giới hạn ± 2,5% Uđm.

1
- Nếu cos thay đổi từ 0,6  0,9. Thì sự dao động điện áp của máy phát không quá giới hạn ±
3,5%.
+ Trong chế độ động:
- Khi thay đổi đột ngột một lượng khoảng 60% Pđm của máy phát thì thời gian điều chỉnh
được tính từ thời điểm thay đổi tải đến lúc giá trị điện áp khôi phục lại trong giới hạn ± 3% Uđm thì
:
+ Umax nằm trong giới hạn -15%  + 20%
+ Thời gian điều chỉnh không được vượt quá 1,5s với cos  0,4.
+ Sự phân bố tải vô công không đều giữa hai máy phát song song không được lớn hơn ± 10%
công suất phản tác dụng định mức của máy phát có công suất lớn nhất.
+ Hệ thống điều chỉnh điện áp phải có khả năng giữ cho Uqt=Uđm khi I=1,5Iđm trong thời
gian 2 phút
Câu 3. Trình bày khái niệm, các yêu cầu cơ bản, cấu trúc của bảng phân phối điện chính trên tàu
thủy? (20đ)
* Khái niệm : Bảng điện chính là nơi tập trung năng lượng từ máy phát và từ đó phân phối đến các
bảng điện phụ và phụ tải. Trong bảng phân phối điện chính ba gồm các thiết bị đo lường kiểm tra,
đóng ngắt và điều chỉnh các thông số cần thiết, đặc biệt là các thiết bị bảo vệ máy phát và hệ thống
năng lượng. Vì vậy bảng phân phối điện chính phải đáp ứng được các yêu cầu về độ tin cậy, cung
cấp năng lượng liên tục, cơ động, thuận tiện, dễ dàng thao tác cho người vận hành và có tính kinh
tế cao
*Yêu cầu cơ bản:
1- Độ tin cậy của bảng phân phối điện chính
Không những thiết bị lắp trên bảng điện chính có độ tin cậy cao mà còn phải có độ dự trữ. Mặt
khác bảng điện chính có thể có thể chia làm nhiều phần mỗi phần có thể công tác độc lập. Thiết bị
phải có khả năng tự khởi động cho máy phát dự trữ, hoặc 5 6 F 3 4 BAF 7 Uz b/ F 5 6 U KT 2 U 1 a/
Uz KT 3 4 22 bảo vệ khi các thông số kĩ thuật vượt quá giá trị cho phép (các phần tử hoạt động phải
có độ trễ thời gian).
2- Tính cơ động của hệ thống
Khi có sự cố hư hỏng phải đảm bảo nhanh chóng khắc phục, cho phép kiểm tra tháo lắp dễ
dàng, thuận tiện. Ngoài ra tính cơ động còn thể hiện là nó cho phép khắc phục các hư hỏng, bảo
dưỡng, sửa chữa được dễ dàng
3- Vận hành và sử dụng thuận tiện
Muốn như vậy sơ đồ phải đơn giản, cấu tạo hoàn chỉnh, có độ tin cậy cao để thời gian sửa
chữa nhanh và tăng cường thời gian vận hành, áp dụng điều khiển từ xa tập trung
4- Tính kinh tế trong vận tải và khai thác - Có thể dùng nguồn điện bờ khi tàu đứng đỗ tại cảng, và
sử dụng máy phát đồng trục khi tàu hành trình trên biển .

2
+ Cần ứng dụng các hệ thống tự động rộng rãi, phổ biến hiệu quả để giảm chi phí hoạt động của
hệ thống.
* cấu trúc: Trong bảng điện chính gồm các thiết bị như thanh cái, các aptomat, các công tắc
tơ, rơ le, cầu chì, biến áp, biến dòng đo lường và các khí cụ điện khác phục vụ cho việc đưa
năng lượng đến các phụ tải, kiểm tra và điều khiển hệ thống năng lượng. Thiết bị trong bảng
điện chính tàu thủy được phân chia theo chức năng : thiết bị chính phân phối năng lượng
điện, các bảng trung gian, bảng điện phụ và bảng điện sự cố.

Câu 4. Trình bày chức năng, nhiệm vụ, phân loại và các quy phạm Đăng kiểm của Hệ thống
lái?
(20đ)
*Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống lái:
Hệ thống lái được xếp vào nhóm máy phụ quan trọng nhất trên tàu thủy. Hệ thống lái thực
hiện chức năng điều khiển con tàu theo hành trình cho trước, đi lại trong luồng hẹp hoặc
điều động tàu ra vào cảng… Hoạt động của thiết bị lái có ý nghĩa rất lớn trọng việc đảm bảo
an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác con tàu
*Phân loại hệ thống lái
a. Phân loại hệ thống lái theo hình dạng của bánh lái
- Hệ thống có bánh lái hình lá có phần bù
. - Hệ thống có bánh lái hình lá không có phần bù.
- Hệ thống có bánh lái dạng prôfin có phần bù.
- Hệ thống có bánh lái dạng prôfin không có phần bù.
b. Phân loại hệ thống theo bộ truyền
- Hệ thống lái điện – cơ
- Hệ thống lái điện – thủy lực:
c. Phân loại theo chế độ công tác của hệ thống
- Chế độ lái đơn giản
- Chế độ lái lặp
- Chế độ lái tự động
- Chế độ lái sự cố.
* Các yêu cầu cơ bản và quy phạm đăng kiểm:
- Hệ thống phải có cấu tạo đơn giản, có độ bền cao. Hệ thống điều khiển phải được thiết kế
với sơ đồ đơn giản nhất, sử dụng ít các khí cụ. Các máy điện, các khí cụ điện, các chi tiết cơ
khí…phải được chế tạo đặc biệt và được kiểm tra chặt chẽ trước khi được lắp ráp, sử dụng
dưới tàu

3
- Có hệ số dự trữ cao. Những phần tử quan trọng trong hệ thống đều được lắp ráp dưới
dạng kép. Chúng có thể làm việc độc lập hoặc song song với nhau
- Có khả năng quá tải lớn theo mômen quay của phần tử thực hiện phải luôn lớn hơn
mômen cản cực đại xuất hiện trên trụ lái trong quá trình bẻ lái
- Phải đảm bảo thời gian bẻ lái. Khi tàu hành trình tốc độ lớn nhất, thời gian bẻ lái từ 35o
mạn này sang 35o mạn kia của con tàu không được vượt quá 28 giây
- Nếu góc bẻ lái δmax < 35o thì thời gian bẻ lái phải nhỏ hơn thời gian T được tính theo biểu
thức sau:
- Đối với tàu quân sự và các tàu công trình (tàu quốc, tàu lai dắt…) thời gian bẻ lái từ góc bẻ
lái lớn nhất mạn này sang góc bẻ lái lớn nhất mạn kia là 20 giây hoặc có thể còn nhỏ hơn
nữa.
- Đơn giản và thuận tiện trong điều khiển. Mọi thao tác điều khiển cần được thực hiện
thông qua một cơ cấu điều khiển. Cần có ít nhất từ 2 đến 3 trạm điều khiển. Việc chuyển từ
trạm điều khiển này sang trạm kia phải dễ dàng, nhanh chóng.
- Phải có thiết bị kiểm tra để biết vị trí thực của bánh lái. Thiết bị này phải hoạt động tin cậy
với độ chính xác cho phép. Sai số ở vùng góc bẻ lái nhỏ là ±1o , ở vùng góc bẻ lái lớn có thể
tới ±2,5o
- Phải có hệ thống lái sự cố. Khi chuyển từ hệ thống lái chính sang hệ thống lái sự cố, thời
gian không được vượt quá 2 phút.
- Trọng lượng và kích thước nhỏ, giá thành thấp.
Câu 5. Trình bày đặc điểm, chức năng, phân loại và các yêu cầu cơ bản của Truyền động điện thiết
bị làm hàng? (20đ)
Đặc điểm
Các phương tiện làm hàng trên tàu thuỷ rất đa dạng về chủng loại, trang thiết bị, các phương pháp
điều khiển. Phổ biến nhất là các loại tời hàng và cần cẩu.
phân loại
- Tời hàng lại được chia làm hai loại:
+ Loại tời một cần và loại tời 2 cần: Tời một cần thường được truyền động bằng động cơ thuỷ lực,
còn tời 2 cần được truyền động bằng động cơ điện.
+ Trên các tàu dầu, tàu chở khí hoá lỏng thiết bị làm hàng là các bơm được truyền động bằng động
cơ điện hoặc Tua bin hơi nước.
+yêu cầu :
- Năng suất làm hàng cao (tốc độ nâng hàng 12  60m/ph )
- Khoảng điều chỉnh tốc độ rộng, an toàn với mỗi loại hàng hoá (tốc độ chạm đất thường 9  10
m/ph ứng với độ cao 1 - 1,1 m (Liên Xô) ), có khả năng rút ngắn quá trình quá độ.
- Độ bền cao, làm việc tin cậy.

4
- Kết cấu và sơ đồ điều khiển đơn giản
- Dễ dàng bảo dưỡng, khai thác, sửa chữa.
- Ảnh hưởng ít tới lưới điện.
- Tiêu thụ ít năng lượng điện.
- Giá thành hạ chiếm ít chỗ trên boong.
- Để nâng cao độ an toàn cho thiết bị và hàng hoá, các hệ thống điều khiển tời hàng cần phải có các
loại bảo vệ sau:
- Bảo vệ không.
- Bảo vệ quá tải.
- Bảo vệ ngắn mạch.
- Bảo vệ quá tốc khi hạ hàng.
Đối với cần cẩu cần có thêm các bảo vệ :
- Bảo vệ góc quay cần.
- Bảo vệ móc chạm đỉnh cần.
- Bảo vệ góc nâng cần tối đa, góc hạ cần tối thiểu.:
Chức năng :
-rút ngắn thời gian đậu bến của tàu, nâng cao hiệu kinh tế trong khai thác con tàu nói chung.

Câu 6. Trình bày đặc điểm, chức năng, phân loại, các yêu cầu cơ bản của hệ thống Truyền động
điện neo và tời quấn dây? (20đ)
Đặc điểm, chức năng, phân loại, các thông số cơ bản của hệ thống
Đặc điểm của hệ thống tời neo :là chúng làm việc trong chế độ ngắn hạn (khoảng 30') tải
thay đổi trong khoảng rộng 30  200% trị số định mức, động cơ phải có khả năng dừng dưới điện
trong thời gian 1 phút.
Phân loại:Theo kết cấu cơ khí, tời neo chia làm 2 loại tời trục đứng và tời trục ngang.
Chức năng: HTTN là 1 hệ thống rất quan trọng có quan hệ trực tiếp đến an toàn của con tàu.
Yêu cầu cơ bản: - Có thể sử dụng neo trong mọi điều kiện thời tiết và trạng thái mặt biển
với yêu cầu cho trước
- Có thể khởi động với toàn bộ phụ tải
- Đảm bảo lực kéo cần thiết khi thu xích neo ở tốc độ chậm hoặc dừng dưới điện.
- Động cơ dừng dưới điện có tải trong thời gian 1 phút.
- Có khả năng giữ neo ở trạng thái treo khi mất điện áp đột ngột.
- Đảm bảo điều chỉnh tốc độ trong khoảng rộng từ tốc độ thu neo bình thường đến tốc độ
chậm đưa neo vào lỗ neo.
- Khi hoạt động không gây ảnh hưởng đến công tác của các hệ thống khác.
5
Câu 7. Trình bày đặc điểm, chức năng của Truyền động điện máy phụ buồng máy ? (20đ)
*Đặc điểm:
Đặc điểm của nhóm phụ tải thiết bị điện buồng máy là các hệ truyền động điện ít khi sử
dụng điều chỉnh tốc độ. Việc điều chỉnh lưu lượng, áp lực chất lỏng cho các phụ tải khác nhau
người ta sử dụng hệ thống van, chỉnh áp lực cửa ra của bơm
*Chức năng:
- Đảm bảo sự hoạt động của con tàu: các loại bơm phục vụ máy chính như bơm dầu bôi trơn
, bơm nhiên liệu, bơm làm mát, bơm chuyển dầu, máy lọc, nén gió…
- An toàn cho con tàu: Bơm cứu hoả, nước vệ sinh, thông gió, máy lạnh thực phẩm …
- Bảo quản hàng hoá: Thông gió hầm hàng, bơm hàng trên những tầu dầu…
Câu 8. Trình bày các cách phân loại Truyền động điện máy phụ buồng máy ? (20đ)
Theo chức năng
- Nhóm phục vụ các thiết bị động lực như: bơm nhiên liệu dầu nhờn, làm mát tuần hoàn,
quạt gió cửa nạp Diezen chính.
- Nhóm hệ thống phục vụ trên tàu: Balát, hầm hàng, khí khô, cứu đắm, cứu hoả, nước sinh
hoạt…
Theo nguyên tắc hoạt động của bơm:
- Bơm ly tâm
- Bơm pittông
- Bơm cánh đẩy
- Bơm trục vít
- Bơm bánh răng…
Quạt gió cũng có quạt ly tâm, cánh hướng trục…hoặc phân loại theo loại chất lỏng mà bơm phục vụ
như bơm nước, bơm dầu, dầu nhờn

Câu 9. Trình bày các yêu cầu cơ bản của hệ thống ĐKTX Diesel ? (20đ)
- Vị trí tay điều khiển từ xa của buồng lái hay trung tâm điều khiển máy phải trùng nhau và trùng
với tay chuông tuyền lệnh để khi điều khiển máy sĩ quan không phải thực hiện thêm một lần nữa .
- Điều khiển từ xa phải điều chỉnh được tốc độ bằng phẳng theo ý muốn
- Ngoài trung tâm điều khiển chính ở buồng lái hay buồng điều khiển, nên đặt trạm điều khiển phụ
ở hai bên cánh gà, khi trạm điều khiển chính hoạt động thì các trạm điều khiển phụ không được
hoạt động theo và có thể thực hiện điều khiển ngay mà không cần truyền lệnh.
- Khi mất nguồn chính cần có bộ phận tự động đóng vào nguồn sự cố và nguồn sự cố cần được
ngắt ra ngay khi điều khiển bằng tay đồng thời báo mất nguồn chính

6
- Việc thực hiện điều khiển máy chính bằng một tay điều khiển ta có thể đưa tay điều khiển từ một
vị trí bất kỳ nào đó đến vị trí cần thiết mà không cần dừng lại ở vị trí trung gian, nhưng các thao tác
trung gian đó đều do máy thực hiện khi đó các thao tác hoàn thành lệnh vẫn đảm bảo theo 1 trình
tự cho trước.
- Có thể điều khiển tốc độ động cơ theo chương trình: (có 3 loại chương trình)
+ Chương trình bình thường
+ Chương trình chậm: áp dụng khi máy có tốc độ thấp .
+ Chương trình sự cố: chỉ thực hiện điều khiển khi máy (hoặc tàu) có sự cố, có thể dừng sự cố, đưa
động cơ tới tốc độ ổn định nhanh, cho động cơ có thể nhận tải cực đại
- Hệ thống có thể tự động khởi động lại khi lần khởi động trước không thành công, số lần khởi
động từ 3 - 7 lần và đến lần khởi động cuối không thành công hệ thống sẽ không cho phép hoạt
động nữa và báo về trung tâm “khởi động không thành công “ (có thiết bị đếm số lần khởi động, có
rơle thời gian khống chế thời gian khởi động).
- Phải đảm bảo Diesel vượt qua nhanh vùng tốc độ cộng hưởng, nếu tay điều khiển vô tình đặt vào
vùng cộng hưởng thì hệ thống phải tự động đặt “dưới hoặc trên“ vùng cộng hưởng (tăng hoặc
giảm nhiên liệu).
- Cần trang bị cho hệ thống tự động kiểm tra báo động và bảo vệ các thông số của Diesel
- Khi khởi động cần hạn chế mức nhiên liệu đưa vào máy
- Cần ngắt gió khởi động khi có tốc độ nổ thành công và có rơ le thời gian cắt gió khởi động nếu
không nổ thành công để đảm bảo cho Diesel hoạt động khởi động lần sau
- Hệ thống dừng sự cố phải hoạt động độc lập với hệ thống dừng bình thường
- Cần có máy tự ghi lệnh và hoàn thành lệnh theo tộc độ động cơ, cần sử dụng bộ điều tốc nhiều
chế độ ngoài ổn định tốc độ nó cần phải có các chức năng khác như hạn chế quá tải động cơ, hạn
chế đưa nhiên liệu vào máy khi áp lực Turbin tăng áp giảm. Có 56 khả năng giảm tốc độ động cơ khi
các thông số chính vượt quá giá trị cho phép, có thể ngắt nhanh nhiên liệu khi dừng hay thực hiện
đảo chiều động cơ .
- Hệ thống được xây dựng trên các thiết bị thống nhất hoá ít chủng loại để có thể dễ dàng thay thế,
có thể trang bị thêm mạch điều khiển dự phòng để tăng tăng độ tin cậy hệ thống nên .
Câu 10. Trình bày chức năng, yêu cầu, phân loại, hệ thống Tay chuông truyền lệnh ? (20đ)
Chức năng
Tàu thuỷ vận hành liên tục trên biển, ra vào cảng, điều động trong luồng lạch, tránh bão,
tránh va, neo đậu… vì vậy thông tin giữa trạm chỉ huy của tàu (buồng lái) và trạm điều khiển máy
chính cho các chế độ chạy máy - hệ chân vịt thường xuyên sử dụng
Yêu cầu:
- Hệ thống phải hoạt động tin cậy, liên tục, lâu dài
- Hệ thống tín hiệu khẩu lệnh phải rõ ràng cả âm thanh lẫn khẩu lệnh, không bị nhầm lẫn

7
- Hệ thống phải có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, bảo quản bảo dưỡng
- Hệ thống phải bảo đảm các yêu cầu của một thiết bị tàu thuỷ như kín nước, vật liệu vững
bền với môi trường biển
- Khi phát lệnh có chuông còi báo hiệu, khi trả lệnh xong phù hợp với mệnh lệnh thì mới mất
- Thời gian thực hiện lệnh nhanh và chính xác
Phân loại
- Hệ thống dùng rơle đơn thuần sử dụng trên các tầu cũ
- Hệ thống dùng các thiết bị máy điện quay như xen xin, động cơ bước …
- Hệ thống dùng các phần tử logic và IC số
- Hệ thống sử dụng PLC.

Câu 11. Trình bày khái niệm, đặc điểm và các thông số của Ắcquy tàu thủy ? (20đ)
Khái niệm:
- Ắc quy được dùng làm nguồn điện năng dự trữ cho các phụ tải như : ánh sáng sự cố, hệ
thống thông tin liên lạc, hệ thống tín hiệu hoặc khởi động động cơ diezen v.v... trên đội tàu vận tải
ngày nay. Trên các tầu có nhiệm vụ đặc biệt ắc quy càn được ứng dụng như nguồn cấp cho động cơ
quay chân vịt, đặc biệt là trên tất cả các tầu ngầm và đôi khi trên các tầu khách đi trong giới hạn
gần.
Đặc điểm và các thông số:
- Nhược điểm cơ bản của ắc quy là thể tích và trọng lượng lớn, bảo dưỡng, bảo quản khó
khăn phức tạp và nhất thiết phải nạp điện theo kỳ hạn
- Ắc quy trên tàu thủy hơi khác so với ắc quy sử dụng đất liền. Đặc biệt nó phải chịu đựng
được chấn động, có thể công tác trong điều kiện tàu bị nghiêng mà không bị đổ dung dịch ra ngoài,
tuổi thọ cao và dễ dàng thay thế khi cần thiết..
- Dây cáp nối ắc quy axít là loại cáp bằng hợp chất đồng - chì, còn cáp nối ắc quy kiềm là cáp
bằng họp chất đồng - niken.
- Ắc quy được đặt trong các thùng gỗ có sơn chống tác dụng của dung dịch điện phân.
- Các hộp gỗ đựng ắc quy được đặt trong phòng có thông gió tốt để chống tích tụ hơi nổ và
cháy trong phòng.
- Ắc quy có công suất không vượt quá 0,2 KW (được tính bàng tích của dòng phóng lớn nhất
và điện áp định mức) có thể đặt ở bất cứ nơi nào trừ những nơi đặc biệt.
- Ắc quy axít và ắc quy kiềm không được đặt trong cùng phòng vì hơi axít H2SO4 có thể gây
ra phản ứng hóa với dung dịch điện phân của ắc quy kiềm.
- Tuổi thọ của ắc quy có thể đo bằng số lần phóng, nạp. Nó phụ thuộc vào loại ắc quy và đặc
tính khai thác ắc quy. Tuổi thọ ắc quy từ 250 đến 1000 lần phóng

8
- Cùng một giá trị dung lượng nạp cho ắc quy, dung lượng lấy từ ắc quy còn phụ thuộc vào
cường độ dòng phóng của nó. Với Ip1 > Ip2 > Ip3 ta nhận được Qp1 < Qp2 < Qp3 . Dòng phóng
càng lớn thì điện áp trên cực ắc quy càng giảm nhanh hơn.
- Điện áp ắc quy thay đổi trong thời gian phóng nên ta có khái niệm hiệu suất năng lượng.
- Dung lượng định mức của ắc quy là Qđm được cho trong thời gian đơn vị Ah (Ampe giờ)
được xác định bằng tích của dòng phóng định mức trong 10 giờ.

Câu 12. Trình bày các biện pháp đề phòng điện giật (20đ)
a. Đối với máy điện
Phải đặt dọc tàu và hộp đấu dây phải được đậy kín. Với máy biến áp thì phần vỏ và khung từ
phải được tiếp mát.
b. Đối với thiết bị phân phối
Về kết cấu, bảng điện chính phải ngắn cách được sự va chạm với bộ phận dẫn dòng điện,
phía đi lại trước sau bảng điện chính phải có thảm cách điện, phía sau bảng điện chính phải
có khoá.
c. Đối với các khí cụ điện
Phải dễ dàng tháo lắp, các cầu dao, công tắc xoay phải có bộ phận dập tia lửa.
Khí cụ điện phải được đặt trong hộp kín nước hoặc phải có thiết bị cách li. Thiết bị lắp đặt dưới
tàu phải là loại đặc chủng cho tàu thủy.
d. Đối với mạch chiếu sáng
Mạch chiếu sáng phải được cắt mạch bằng cầu dao 2 cực và chỉ được dùng công tắc 1 cực
trong buồng ở, và công tắc này phải cắt dây nóng (dây pha) nếu là mạch xoay chiều.
e. Tiếp đất bảo vệ
- Qua quá trình công tác thì điện trở cách điện của các thiết bị điện có thể bị già hoá hoặc bị phá
huỷ bởi các yếu tố khác nên điện áp có thể bị chạm ra vỏ của các thiết bị máy móc mà ta gọi là
“chạm mát” dẫn tới có thể con người bị điện giật
- Để đảm bảo an toàn cho con người trong các trường hợp như vậy thì theo quy định của đăng
kiểm: phần vỏ của tất cả các thiết bị điện trên tàu phải được nối đất bảo vệ. Bằng cách nối như vậy
đã tạo nên một nhánh song song có điện trở vô cùng bé. Trong trường hợp con người chạm vào
các thiết bị máy móc bị chạm máy thì dòng điện hầu như không đi qua con người mà đi qua dây nối
mát.
* Khi chọn dây nối mát cần lưu ý:
- Tiếp đất giữa vỏ máy và đất phải thật tốt.
- Điện trở của dây nối mát phải bé.
- Không được đặt cầu dao, cầu chì ở dây nối mát.
- Tiết diện của dây nối mát ít nhất phải bằng tiết diện của một dây pha đưa điện vào thiết bị đó.
9
- Dây nối mát không được quá dài.
Câu 13. Trình bày các biện pháp sơ cứu khi bị điện giật ? (20đ)
Cần phải biết về cấp cứu khi bị điện giật. Công việc cấp cứu được tiến hành tuần tự:
* Tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
+ Không được phép đụng tay vào thân thể nạn nhân.
+ Không được phép dùng cả 2 tay kéo nạn nhân ra.
+ Không đứng trên sàn ướt để kéo nạn nhân.
+ Không đứng gần thiết bị điện đang có điện áp cao.
+ Không được mất thăng bằng khi cấp cứu nạn nhân.
b. Xác định trạng thái sức khoẻ của nạn nhân
+ Xem nạn nhân bị ngất hay chưa.
+ Để nạn nhân ra nơi thoáng máy, nghỉ ngơi.
+ Nếu ngất, tim còn đập thì phải làm động tác cấp cứu, và mời bác sĩ đến.
+ Nếu bị ngất, tim ngừng đập thì phải hô hấp nhân tạo và mời bác sĩ đến.
+ Nếu thấy dấu hiện chết thì cũng phải hô hấp và cứu chữa trong vòng 2 giờ 30 phút mới thôi chứ
không được thôi từ lúc có dấu hiệu chết. Khi cứu chữa tại chỗ mà 90 nận nhân đã tỉnh 100% thì
mới gọi xe đưa bệnh nhân đi bệnh viện. Nhưng phải chú ý đi đường mà không có điều kiện hô hấp
sẽ trở lại trạng thái ngất.
c. Áp dụng các phương pháp cứu chữa tốt nhất cho bệnh nhân
- Khi nạn nhân được đưa đến bệnh viện thì sẽ tuân thủ theo pháp đồ điều trị của bệnh viện.
Câu 14. Phân tích các nguyên nhân gây ra dao động điện áp ? (30đ)
Có 4 nguyên nhân cơ bản làm thay đổi điện áp của máy phát điện đồng bộ:
1 - Do dòng tải của máy phát thay đổi:

10
11
12
Câu 15. Trình bày khái niệm, đặc điểm của Trạm phát điện sự cố và nguyên lý kết nối với Trạm
phát chính? (30đ) trang 31
Khái niệm:
Trạm phát điện sự cố cấp nguồn tới bảng điện sự cố được đặt ở một nơi riêng biệt
trên mớn nước của tàu.
Đặc điểm
-Từ bảng điện sự cố chỉ cấp nguồn cho một hệ số phụ tải rất quan trọng đã được tính
toán xác định trước trên tàu cụ thể. Ví dụ như: máy lái, một phần ánh sáng (ánh sáng sự cố,
bơm cứu đắm, thiết bị vô tuyến điện).
-Trong chế độ công tác bình thường của hệ thống điện năng tàu thủy, bảng điện sự
cố được cấp điện từ bảng điện chính
-Trạm phát điện sự cố được trang bị trước tiên trên các tàu chở khách. Trên các tàu
buôn nó chỉ được trang bị theo yêu cầu của chủ tàu.

Nguyên lí kết nối với trạm phát chính:

13
-Máy phát sự cố hoàn toàn tự động khởi động và đóng lên thanh cái bảng điện sự cố nếu
trên thanh cái đã mất nguồn điện từ bảng điện chính. Công tắc tơ số 5 đóng điện máy phát sự cố
và công tắc tơ số 7 cấp điện từ bảng điện chính được khóa lẫn nhau, nếu cái này đóng thì cái kia
không thể đóng. Điều đó không cho phép hòa song song giữa máy phát sự cố và các máy phát trên
bảng điện chính
- Tại thời điểm trên bảng điện chính mất điện hoàn toàn hoặc vì lý do nào đó bảng điện sự
cố mất điện. Rơ le điện áp thấp 1 không hút, tiếp điểm thường đóng tiếp xúc. Rơ le khởi động Kđ
được cấp nguồn từ ắc quy, đóng kín mạch cấp nguồn cho động cơ 2. Động cơ 2 động cơ diezel,
máy phát 4 được quay tới tốc độ định mức. Nó tự kích đến điện áp định mức và công tắc tơ 5 tự
động đóng máy phát sự cố lên bảng điện sự cố.
- Muốn cắt máy phát sự cố ta chỉ việc ấn nút số 6. Khi máy phát sự cố đã được cắt ra mà
trên mạch cấp từ bảng điện chính đã có điện áp thì công tắc tơ 7 sẽ tự động đóng cấp nguồn cho
bảng điện sự cố.

Câu 16: Trình bày các hệ thống chỉ báo góc lái thường sử dụng trên tàu thủy? (30đ)
Trang 43
a.Loại cầu điện trở
14
b. Loại xenxin
* Gồm 2 xenxin: XXF và XXT
Rôto XXF nối với bánh lái
Rôto XXT nối với kim đồng hồ.
Cuộn kích từ nối với nguồn (~)

15
- Lắp ráp phức tạp.
Câu 17. Trình bày các chế độ lái có trong hệ thống lái? (30đ)
Trang 36
Chế độ lái đơn giản
Chế độ lái đơn giản là chế độ lái có tất cả các hệ thống lái. Hệ thống này sẽ được sử dụng khi
hệ thống lái lặp và hệ thống lái tự động không còn khả năng hoạt động.
Ở chế độ lái đơn giản, vị trí của bánh lái không phụ thuộc vào vị trí của tay điều khiển. Khi
tay điều khiển chưa ở vị trí 0, bánh lái còn quay, vị trí của bánh lái được chỉ thị qua thiết bị chỉ báo
góc lái với độ chính xác từ 1o đến 2,5o (tuỳ thuộc vào độ lớn của góc lệch lái). Ở chế độ lái này
động cơ thực hiện (nếu là lái điện cơ) và động cơ trợ động điều khiển vành định tâm của bơm biến
lượng (nếu là lái điện thuỷ lực) hoạt động ở chế độ ngắn hạn lặp lại.
Điều khiển hoạt động của hệ thống có thể là tay điều khiển hoặc nút bấm điều khiển kết
hợp với trạm từ.
Chế độ lái lặp
a. Khái niệm
Chế độ lái lặp là chế độ lái trong đó vị trí của bánh lái luôn trùng với vị trí của tay điều khiển.
Để làm được điều đó, một thiết bị không thể thiếu được trong hệ thống điều khiển đó là thiết bị
tạo lặp.
b. Sơ đồ cấu trúc
16
Đ: Khối khuyếch đại tín hiệu
THTG: Phần tử thực hiện trung gian
ML: Máy lái
CT: Con tàu.
PH: Khối phản hồi.

Là chế độ có khả năng tự động giữ cho con tàu đi theo một hướng đi cho trước, không cần
có sự tác động của con người.
b. Cấu trúc đầy đủ hệ thống lái tự động

17
18
cho tàu nhanh chóng ổn định về hướng đi cho trước.
+ Vai trò tín hiệu tích phân độ lệch: Do con tàu khi chế tạo ra thường không đối xứng qua
mặt phẳng trung tính do vậy ngoại lực tác dụng vào con tàu cũng không đối xứng làm cho con tàu
dao động không đối xứng xung quanh hướng đi cho trước do vậy người ta đưa thêm khâu tích
phân.
+ Vai trò tín hiệu vi phân góc bánh lái: Tín hiệu vi phân góc bánh lái chỉ hoạt động ở chế độ
động, làm cho tính quán tính của quá trình điều khiển giảm → làm tăng tính ổn định của hệ thống
→ phản hồi này là phản hồi âm mềm
*Phương pháp tạo lặp:
Về mặt kỹ thuật, người ta có thể tạo lặp bằng nhiều phương pháp khác nhau
- Dùng cầu cân bằng điện trở.
- Dùng xenxin làm việc ở chế độ biến áp.
- Dùng máy phát điện một chiều có cuộn kích từ mắc theo mạch vi sai.
Trong thực tế, phương pháp tạo lặp bằng cầu điện trở và xenxin làm việc ở chế độ biến áp thường
hay được sử dụng.

Câu 18: Trình bày về các giai đoạn thu neo và đồ thị tải của chúng trong các giai đoạn đó (30đ)

19
Trang 50
Quá trình thu neo được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1:Giả sử neo ở vị trí "0" dưới đáy biển, tàu ở vị trí A1. Đoạn 0B1 là đoạn xích neo
nằm dưới bùn. Đoạn B1A1 là đoạn xích neo treo tự do trong nước. Khi thu neo tàu chuyển động
với tốc độ v dưới tác động của lực kéo F1 = const, do vậy mômen quay trên trục động cơ Mc1 =
const. Khi tàu tới vị trí A2, lúc toàn bộ xích neo được nâng lên khỏi bùn .
Giai đoạn 2. Lực thu neo tăng dần do xích neo căng dần, tại điểm A3 lực kéo đạt cực đại, tốc
độ động cơ giảm nhiều. Tàu tiếp tục tiến về phía trước nhờ quán tính nhận được ở giai đoạn 1 và
đầu giai đoạn 2.
Giai đoạn 3 là giai đoạn tàu chuyển động về phía trước với lực kéo trên trục động cơ bằng
hằng số và cực đại.
Giai đoạn 4: Neo được nhổ lên khỏi đáy biển, Sau khi neo được nhổ lên, mômen cản giảm
dần theo quá trình thu xích neo. Xích neo ngắn dần làm mômen cản giảm xuống. Quá trình này kết
thúc khi neo được thu vào lỗ neo.

Câu 19. Trình bày chức năng, yêu cầu và nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn hành trình ? (30đ)
20
Chức năng
- Đèn hành trình trên tàu thuỷ dùng cho tàu hành trình trên biển và ra vào luồng lạch vào
ban đêm.
Yêu cầu:
- Số lượng, vị trí và tầm quan sát của đèn hành trình trên tàu thuỷ được qui định theo luật hàng
hải quốc tế IMO (International Maritime Organization) trong điều chỉnh quốc tế ngăn chặn va chạm
trên biển
- Hai đèn neo mũi và lái được dùng chung với bảng công tắc đèn hành trình trên buồng lái.
- Đèn đỏ mạn trái, đèn xanh mạn phải, đèn trắng cho các đèn còn lại.
- Đối với các tàu dài hơn 50 m, đèn cột chính {masthead light(s)} phải có tầm nhìn trên 6 hải lý, các
đèn khác từ 3 hải lý trở lên.
- Công suất mỗi bóng đèn là 60 W hay 40 W tuỳ trường hợp
- Để tăng độ bền cho các bóng đèn hành trình, tín hiệu người ta hay dùng các bóng sợi đốt có
nhiều gối đỡ sợi tóc
- Mỗi vị trí chiếu sáng được trang bị 2 bóng đèn (đèn kép) được cấp điện qua công tắc chuyển đổi ở
bảng đèn hành trình khi bóng kia bị sự cố.
Nguyên lí hoạt động đèn hành trình:
là kiểm soát dòng điện chạy qua các bóng đèn:
- Nếu dòng điện không đủ dòng hay đứt mạch (cháy bóng, đứt dây) đều báo động để người sử
dụng biết và sửa chữa.
- Trên mặt báo các bóng đèn chiếu sáng hành trình có đèn hiển thị giám sát trạng thái từng bóng
với bảng chỉ dẫn.
- Thường dùng các rơ le dòng điện để kiểm soát: nếu đủ dòng (bình thường) thì rơ le hút, nếu có
sự cố rơ le dòng không hút  báo động.
- Khi đèn hành trình tắt phải có tín hiệu báo động bằng còi, bóng chỉ thị vị trí đèn hỏng trên bảng
kiểm tra sáng
- Nguồn điện lấy từ bảng điện buồng lái (navigation boad): Có 2 nguồn chính và sự cố. Thường thì
nguồn sự cố lấy từ INVERTER - bộ biến đổi DCAC
Có thể sử dụng các phương pháp khác để kiểm soát các đèn hành trình như sử dụng biến dòng, các
mạch bán dẫn …

Câu 18. Trình bày chức năng tự động hâm máy của hệ thống ĐKTX Diesel ? (30đ)
Trang 56
a. Sự cần thiết phải hâm máy
21
- Chế độ khởi động là chế độ nặng nề nhất đối với các Diesel, vì nó chuyển từ trạng thái
đứng yên sang quay nên các chi tiết bị mài mòn mạnh và chịu những ứng suất lớn. Do vậy
việc khởi động lần 1 thành công có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tuổi thọ của các
Diesel.
- Việc khởi động lần 1 thành công còn giải quyết kịp thời nhu cầu cấp tải liên tục cho các
Diesel. Do đó bắt buộc phải hâm nóng máy trước khi khởi động. Nhiệt độ của máy khi hâm
phải đảm bảo nằm trong khoảng t 0 min  t 0 h < t0 max.
Khoảng thực tế yêu cầu: 30 - 450 C
b. Các phương pháp hâm máy
+ Dùng năng lượng điện (điện trở sấy).
+ Tận dụng hơi nóng từ nồi hơi
+ Năng lượng khí xả máy đèn.
+ Nước làm mát máy đèn.
c. Thuật toán logic của quá trình hâm máy
Thì ta có phương trình mô tả quá trình hâm máy như sau:

Câu 19. Trình bày chức năng khởi động của hệ thống ĐKTX Diesel ? (30đ)
22
Trang 57
Đây là chức năng chính của hệ thống điều khiển từ xa diesel. Để khởi động thành công với diesel
cần thực hiện các bước sau:

23
Câu 20. Trình bày chức năng dừng máy của hệ thống ĐKTX Diesel ? (30đ)
Trang 60

24
25
26
Câu 21. Trình bày chức năng tự động kiểm tra báo động và bảo vệ của hệ thống ĐKTX Diesel ?
(30đ)
Trang 62

27
Câu 22. Phân tích các lệnh được sử dụng trong hệ thống Tay chuông truyền lệnh ? (30đ)
Trang 65:

a. Tay chuông truyền lệnh dùng rơ le


Tay chuông dùng rơ le dễ chế tạo, dễ vận hành, sửa chữa. Tuy nhiên phải dùng cáp nhiều lõi
để kết nối các trạm với nhau.
+ Có 12 lệnh thường sử dụng trong hệ thống truyền lệnh:
- Stand by : Lệnh sẵn sàng sau khi chuẩn bị máy xong
- R/U: Running up - Lệnh chạy tàu trên biển khi chuyển sang lệnh này là kết thức quá trình
điều động tàu hành trình
- Stop: Lệnh dừng máy - chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định khi điều động – lúc này
người điều khiển máy chưa được rời khỏi vị trí điều động máy
- Finished with engine - Lệnh dừng máy lâu dài sau khi điều động tàu vào cảng hay neo đậu
xong – lúc này người điều khiển máy có thể rời khỏi vị trí điều động máy
- Ngoài ra có 8 lệnh, mỗi chiều tiến lùi có 4 lệnh (Dead.Slow – D.Slow; Slow; Half; Full )
tương ứng với 4 chế độ chạy máy.

28
+ Cấu tạo sơ đồ cơ bản gồm 12 rơ le và 12 bóng đèn và các diod ở mỗi trạm, ngoài ra gồm
có các rơ le nhấp nháy, chuông còi …
+ Nguyên lý hoạt động : Các lệnh (12 lệnh) đều có chung nguyên lý, bình đẳng nhau
-Như vậy khi có lệnh phát Full từ buồng lái thì các đèn 2 tại buồng lái và buồng máy đều
sáng nhấp nháy; chuông kêu (rơ le chuông có thể lắp song song với rơ le nháy 65 FL). Sỹ
quan điều khiển máy sau khi nhận lệnh và thực hiện sẽ ấn rơ le full tương ứng ở dưới máy –
rơ le này có điện cắt điện đến S14  mất điện rơ le chuông và rơ le tạo nháy  mất chuông
báo và các đèn sáng liên tục
b. Tay chuông truyền lệnh dùng xen xin
Có nhiều hệ thống tay chuông truyền lệnh dùng sensin dưới đây giới thiệu 1 sơ đồ dùng
sensin của hãng NZK.Co …LTD Nhật bản đang dùng trên các tàu đóng mới:
+ Cấu trúc gồm :
- Phần phát Transmitter ở buồng lái gồm có:
Biến áp cấp nguồn 220V/100V AC ;
Xenxin phát TR, 2 xenxin thu TX ;
Chiết áp điều chỉnh ánh sáng;
Các rơ le trung gian;
Còi buzzer;
Bộ cảm biến khớp lệnh - sensor for matching ;
Bộ biến đổi tín hiệu lệnh đi đến hộp ghi nhật ký (hộp đen) – signal converter box (WAP – FCS
– OOP-1)
- Phần nhận lệnh có 2 vị trí :
 RECEIVER (C/R) ở buồng điều khiển máy
 RECEIVER (E/S) vị trí điều khiển máy cạnh máy
+ Nguyên lý hoạt động:
Khi phát lệnh theo yêu cầu điều khiển máy chínhh – tay chuông được đánh theo vị trí yêu
cầu tức là tay lệnh đước gắn với xexin phát buồng lái TR sẽ quay rôto xexin này đi 1 góc tương ứng
làm cho rô to xenxin thu ở buồng máy. Các cặp xexin làm việc ở chế độ chỉ báo tức là nguồn kích từ
được cấp điện khi xenxin phát quay đi 1 góc bao nhiêu theo lệnh yêu cầu thì rô to xenxin thu sẽ
quay theo 1 góc tương ứng với lệnh và khi trả lệnh thì xexin phát gắn với tay trả lệnh ở buồng máy
xexin thu gắn với kim chỉ thị lệnh trả trên buồng lái. Khi lệnh phát và trả lệnh vênh nhau tức là các
góc lệnh phát cũng như các góc lệnh thu chưa khớp thì bộ phận cảm biến sự khớp lệnh này sẽ làm
cho rơ le R1có điện khống chế các tín hiệu còi buzzer buồng lái, chỉ khi nào phần phát lệnh và trả
lệnh khớp nhau thì mất còi buzzer buồng lái. Cắt chuông (gong) buồng máy bằng nút gong stop P.B
ở các vị trí điều khiển máy
b. Tay chuông truyền lệnh dùng mạch điện tử
29
Tay chuông dạng này thường dừng cho các trạm truyền lệnh sự cố có hệ thống điều
khiển từ xa diesel vì nó gọn, nhẹ, dễ bố trí trên mặt bàn điều khiển. Tuy nhiên tính năng và
độ tin cậy không cao. Có thể sử dụng bằng mạch số, vi điều khiển hay lập trình bằng thiết bị
khả trình. Ưu điểm cơ bản là hệ có tính linh hoạt cao
Hiện nay có rất ít các tàu biển trên thế giới và nước ta dùng thiết bị khả trình. Việc
thiết kế chế tạo, viết chương trình PLC là rất thuận tiện và dễ thực hiện. Tuy nhiên PLC là
thiết bị khả trình có thể lập trình với các chương trình điều khiển phức tạp hơn nên với hệ
thống tay chuông truyền lệnh ít sử dụng. Các tay chuông sử dụng vi xử lý có thể đáp ứng tốt
các chức năng trong truyền lệnh vì vậy hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu ứng dụng. Khoa
điện - Điện tử đã có sản phẩm thương mại loại tay chuông dùng vi xử lý này

30

You might also like