You are on page 1of 29

Công nghệ xử lý chất thải

Câu : Môi trường là gì.


Môi trường là hệ thống các yếu tố sông và không sống tạo nên điều kiện sống
trên hành tinh của chúng ta. Trong đó, các yếu tố sống là con người, động vật, thực
vật và vi sinh vật, còn các yếu tố không sống là đất, nước, không khí, khoáng chất
và năng lượng Mặt Trời. Như vậy, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưỏng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường có các chức năng cơ bản là không gian sống của con người và các
loài sinh vật; nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người. Như vậy, con người luôn cần một khoảng không gian nhà ở,
sản xuất lương thực và tái tạo môi trường, nhưng nếu khai thác và chuyển đổi chức
năng sử dụng các loại không gian quá mức, không chú trọng đến bảo vệ môi
trường, có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi, sẽ
ảnh hưỏng đến môi trường sống.
Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong sạch, đảm bảo cân bằng sinh
thái, ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra,
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Câu : Công nghệ vi sinh vật môi trường.
Công nghệ vi sinh vật là sự tích hợp của khoa học về vi sinh vật và công nghệ
để có thể ứng dụng vi sinh vật và các cấu phần của tế bào vi sinh vật để sản xuất
các sản phẩm có giá trị mới dựa trên tiến bộ của công nghệ sinh học. Như vậy,
công nghệ vi sinh vật môi trường (hay còn gọi là công nghệ sinh học môi trường)
là việc ứng dụng các quá trình công nghệ để bảo vệ và phục hồi chất lượng môi
trường sống của con người.
Nhiệm vụ của công nghệ sinh học môi trường là xử lý các hệ sinh thái bị ô
nhiễm; xử lý và khử độc chất thải rắn; xử lý nước thải, nguồn thải, sông hồ và biển
bị ô nhiễm; khử nhiễm bẩn không khí bằng các cơ thể và các phần của cơ thể sống,
bảo vệ môi trường bằng các công nghệ mới.
Câu : Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường.
Gần đây công nghệ sinh học trên thế giới đã và đang có vai trò rất quan trọng
trong bảo vệ môi trường, mang hiệu quả rất rõ trong quan trắc, đánh giá mức độ ô

1
nhiễm, xử lý ô nhiễm, phòng chống ô nhiễm. Các kỹ thuật hiện nay như sinh học
phân tử, di truyền phân tử và gần đây công nghệ sinh học đã tạo nên những bước
đột phá trong công tác bảo vệ môi trường trên toàn cầu.
a. Công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường.
Công nghệ sinh học ứng dụng trong xử lý nước thải thường là công nghệ hiếu
khí, thiếu khí và kỵ khí. Riêng phương pháp lọc sinh học được ứng dụng với nhiều
loại hình khác nhau như lọc nhỏ giọt, lọc với vật liệu ngập nước, lọc với các vật
liệu là các hạt cố định, đĩa quay sinh học.
Phương pháp xử lý hiếu khí được ứng dụng rộng rãi nhất trong xử lý nước thải
sinh hoạt, nước thải của các công nghiệp chế biến thực phẩm. Phương pháp này có
ưu điểm không sinh ra mùi khó chịu, thời gian xử lý ngắn, hiệu quả xử lý cao,
nhưng chi phí cho xây lắp và vận hành cao, tạo ra nhiều bùn thải.
b. Công nghệ sinh học và sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường.
Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường để thay thế các hoá chất độc
hại như sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón sinh học (thuốc trừ sâu sinh học,
phân hữu cơ vi sinh) và các chất bảo vệ môi trường đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ trên thế giới. Các sản phẩm công nghệ sinh học được tạo ra hiện nay góp
phần rất lớn vào tăng năng suất cây trồng cũng như giảm thiểu đáng kể các chất
thải độc hại. Sản xuất các loại enzym để sử dụng trong công nghiệp da giày, công
nghiệp dệt, sản xuất bột giặt, công nghiệp sản xuất bột giấy,...
c. Công nghệ sinh học và sản xuất năng lượng mới kết hợp bảo vệ môi
trường.
Với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học ngưòi ta có thế sản xuất được từ 20 - 40 tỷ
thùng ethanol sinh học từ cellulose sinh khối. Điều này mang lại lợi ích đáng kể
cho nông dân, góp phần bảo vệ môi trường và giúp thế giới giảm bớt phụ thuộc
vào nguồn cung ứng nhiên liệu hoá thạch.
Hiện nay người ta đã quen dùng thuật ngữ “Biogas” như một nguồn năng lượng
mới. Các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, phân gia súc, gia cầm được ủ kỵ khí
trong các bể ủ khí. Nhờ hoạt động của vi sinh vật, các chất hữu cơ được phân huỷ
và tạo ra sản phẩm khí là methan. Khí methan có thể dùng làm nguồn năng lượng
để sản xuất điện, làm chất đốt thay thế cho củi hoặc dầu hoả.
d. Công nghệ sinh học và cải tạo, phục hồi môi trường.

2
Phương pháp xử lý ô nhiễm bằng thực vật có tính khả thi cao để xử lý các vùng
đất bị ô nhiễm kim loại nặng. Các lĩnh vực nghiên cứu liên quan bao gồm công
nghệ đất ngập nước, công nghệ xử lý tràn dầu và các loại thực vật tích luỹ kim loại
nặng. Hiện nay, để tăng cường hiệu quả xử lý ô nhiễm bằng thực vật, công nghệ
sinh học đã và đang tạo ra các loài thực vật mới thông qua công nghệ tái tổ hợp di
truyền.
Câu : Công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải
Công nghệ sinh học xử lý chất thải là một trong những hướng phát triển ưu tiên
hàng đầu trong đó chú trọng sử dụng các công nghệ sạch, công nghệ xử lý để tạo
đà cho việc phát triển bền vững. Xu hướng của các quổc gia trên thế giới trong việc
phòng ngừa ô nhiễm môi trường là hạn chế phải xử lý cuối đường ông, đẩy mạnh
ứng dụng và phát triến các công nghệ sạch, công nghệ sinh học.
Công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải/ nước thải là sự phát triển của công nghệ
sinh học nhằm ứng dụng vi sinh vật và các cấu phần của tế bào vi sinh vật để sản
xuất các chế phẩm có giá trị mới và ứng dụng các quá trình công nghệ mới, thích
hợp trong bảo vệ và phục hồi chất lượng môi trường sống của con người.
1. Chất thải, nước thải.
Chất thải (còn gọi là rác thải) là các chất do hoạt động của con người tạo ra và
không còn giá trị sử dụng vào mục đích phục vụ cuộc sống của con người. Nước
thải là nước đã qua sử dụng trong sản xuất hoặc sinh hoạt chứa các chất bẩn và
được thải ra môi trường. Để kiểm soát nước thải, chất thải cần:
+ Lựa chọn quá trình xử lý phải phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của nước thải.
+ Thành phần chất độc nguy hại cần tách ra khỏi nước, còn dạng không nguy hại
mới cho phép thải ra môi trường.
+ Quá trình đánh giá có thể thực hiện theo một hay nhiều bước (CID).
+ Thành phần nguy hại phải xử lý thành phần không còn độc hại nữa.
2. Tách chất rắn khỏi môi trường nước.
Tách chất thải rắn huyền phù khỏi nước thải có thể thực hiện theo nhiều quá
trình phụ thuộc vào kích thước và khối lượng của chúng. Chất thải rắn dạng hạt to
có thể làm hỏng máy bơm.

3
a, Lắng cạn: Để nước thải tĩnh một thời gian nhất định để cho một số thành phần
huyền phù trong nước thải kết lại với nhau, lắng xuống hoặc nổi lên bề mặt bể
phân loại sơ bộ.
b, Kết bông: Bằng cách thổi khí trong thời gian nhất định, các hạt huyền phù sẽ kết
thành khối bông (floes), sau đó thực hiện quá trình lắng gạn.
c, Lọc qua môi trường hạt (sỏi, cát) hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc mịn (bentonit,
diatomit hoặc zeolit).
d, Lọc qua màng như vải lọc hoặc sàng lưới mịn (thường sử dụng máy hút chân
không).
e, Các phương pháp ly tâm: Thường sử dụng tốc độ vòng quay lớn.
3. Chọn lựa các phương pháp xử lý:
Sau khi xử lý sơ bộ bằng các phương pháp kể trên, việc chọn lựa các phương
pháp xử lý thích hợp cho từng loại hình nước thải ô nhiễm và phù hợp với từng
giai đoạn, thời gian là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Cho đến nay,
ngoài những phương pháp thường được sử dụng như phương pháp hoá học, lý học,
cơ học,... thì phương pháp phân huỷ sinh học sử dụng các nguồn vi sinh vật có ích
đang là vấn để được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam quan tâm nhiều, bởi lẽ
công nghệ phân huỷ sinh học có tác dụng xử lý triệt để hơn, không bị ô nhiễm thứ
cấp và lại an toàn cho sinh thái môi trường.
Câu : Các phương pháp xử lý chất thai, nước thải.
1. Phương pháp xử lý hóa học.
- Trung hòa nước thải acid hoặc kiềm đến pH thích hợp.
- Kết tủa, kết lắng, thưòng dùng để loại bỏ kim loại nặng. Kết tủa để hình thành các
pha rắn; kết lắng làm cho các h ạt nhỏ liên kết tạo thành các chất lắng được; còn
kết bông tạo cho các hạt nhỏ tích tụ lại và lọc được.
- Oxy hoá khử là cách sử dụng các chất hoá học bổ sung vào nước thải để chuyển
các chất độc hại thành vô hại, hoặc ít độc hơn.
- Sử dụng trao đổi ion để chuyển hoá các chất độc hại thành không độc băng cách
thay đổi các nhóm chức khác nhau.
2. Các phương pháp vật lý.

4
Có nhiều phương pháp loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi nước thải:
- Tẩy bằng hơi nước: làm cho các chất độc không bay hơi sẽ bay hơi ở áp suất cao
và nhiệt độ nước sôi phù hợp.
- Hấp thụ các chất hữu cơ và vô cơ bằng than hoạt tính làm cho nước thải trở nên
sạch.
- Bay hơi cũng là quá trình loại bỏ chất thải nguy hại bằng cách cho bay hết hơi
nước đi để thu chất thải dạng bùn bẩn.
- Sử dụng sự thẩm thấu qua màng để chuyển các chất độc hại tích tụ ở nồng độ
thấp sang chất không hòa tan.
3. Oxy hóa không khí ướt.
Oxy hoá không khí ướt nhằm oxy hoá pha khí của các vật liệu hữu cơ ở nhiệt độ
cao và áp suất cao. Đây là phương pháp chủ yếu để giữ nước sau khi đốt rác thải ở
trạng thái lỏng. Nước được bơm cùng với oxy đã được làm nóng từ chất thải đầu ra
đã nóng vào bình phản ứng. Quá trình này rất tốt đối với chết thải không bị phân
chia khi đốt và rất độc cho các quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học. Sản
phẩm cuối cùng thường là acid acetic và C02.
4. Các biện pháp xử lý sinh học.
Xử lý sinh học chất thải là sự lựa chọn hiện thực trong chiến lược xử lý chất
thải và nước thải, ưu điểm là vì giá thành rẻ hơn các công nghệ khác, ví dụ như là
đốt rác. Nhược điểm là quá trình thường thời gian xử lý lâu. Cơ chế xử lý cũng
khác nhau mà chúng ta cần lựa chọn cho phù hợp với từng loại chất ô nhiễm (hiếu
khí hay kỵ khí) và hàng loạt các thông số cần thiết khác.
Hệ thống xử lý phải phù hợp cho vi sinh vật phát triển ở dạng huyền phù như
bùn hoạt tính, bể sục khí và phân huỷ kỵ khí mà ở đó vi sinh vật phát triển được.
Chất thải bất kỳ ở dạng nào: rắn, lỏng, khí, đều có khả năng xử lý bằng biện pháp
sinh học. Có nhiều phương pháp xử lý, như xử lý đất, ủ chất thải, sử dụng cả
phương pháp xử lý khô và ướt cùng một lúc, xử lý chất thải tại chỗ (in-situ), sử
dụng khí gas lọc qua đất và xử lý nước thải.
Câu : Xử lý nước thải.
Xử lý sinh học đã ứng dựng thành công trong việc loại bỏ chất thải hữu cơ và
các chất hữu cơ dạng keo. Các phương pháp bùn hoạt tính, lọc sinh học, ao hồ

5
thoáng khí, bể oxy hoá và lên men hiếu khí là một số phương pháp cơ bán để xử lý
sinh học nước thải.
Phân huỷ sinh học là khả năng của vi sinh vật trao đổi các chất hữu cơ bằng hệ
thống enzym của chúng đến C02, nước và năng lượng. Năng lượng được sử dụng
để tổng hợp các chất, để chuyển động và hô hấp. Từ chất thải hữu cơ được thuỷ
phân để tạo thành sinh khôi vi sinh vật mới, các chất tích luỹ khác không chuyển
hoá được sẽ lắng theo cùng sinh khối vi sinh vật qua bể lắng.
1. Quá trình bùn hoạt tính.
Quá trình này bao gồm sự tăng sinh khối của vi sinh vật huyền phù trong nồi
phản ứng và phân huỷ các chất hữu cơ hòa tan. Nước thải được cấp không khí vào
trong bể sục khí và việc cấp khí sao cho vi sinh vật và chất thải trong môi trường
nước được tiếp xúc tối đa. Hàm lượng chủ yếu là chỉ số MLSS (chất rắn huyền phù
hỗn hợp trong nước) được đưa vào bể lắng và lắng xuông đáy, sau khi gạn nước
phía trên, một phần bùn hoạt tính dưới đáy bể được bô sung lại bế sục.
2. Quá trình lọc chậm.
Nước thải được phân bổ theo dòng vào vật liệu lọc mà ở đó vi sinh vật đã phát
triển thành màng và được cấp oxy. Dòng nước thải đi xuống, các chất hữu cơ và
chất dinh dưỡng được hấp thụ lên bể mặt màng vi sinh vật và sản phẩm cuốỉ được
thoát ra theo hệ thông thu nước. Tuy nhiên màng sinh học sẽ trôi theo nước thải,
sau đó cần phân tách chúng ra khỏi môi trường nước.
3. Ao hồ ổn định.
Trong quá trình này, nước thải được được xử lý dưới tác động của vi sinh vật
trong bể hoặc ao hồ. Thường có 2 loại ao hồ: thứ nhất là cấp oxy tự nhiên bằng quá
trình quang hợp của tảo (bể oxy hoá) và thứ hai là cấp oxy bằng thổi khí hoặc
khuấy nước (ao thoáng khí). Vi sính vật chuyển hoá các chết thải và chất rắn sẽ
lắng xuống đáy hồ tạo thành bùn. Tuy nhiên, vẫn có quá trình kỵ khí dưới đáy hồ
phân huỷ chất thải không cần oxy. Cũng có thể cả 2 quá trình phân huỷ hiếu khí và
kỵ khí diễn ra trong hồ, với sự thay đổi sản phẩm giữa 2 lớp vi sinh vật trong mối
quan hệ cộng sinh.
Câu : Khả năng phân hủy sinh học
Khả năng phân huỷ sinh học được hiểu là khả năng phân huỷ của chất thải trong
hệ thống sinh học bao gồm các chất: Dễ phân huỷ, bền vững, khó phân huỷ và
khoáng hoá. Có ý nghĩa quan trọng nhất trong kiểm soát môi trường.
6
- Dễ phân huỷ: các chất dễ thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác dưới tác
động của vi sinh vật, phụ thuộc vào pH và thành phần môi trường.
- Bền vững: các chất không thể bị phân huỷ.
- Khó phân huỷ: các chất phụ thuộc vào điều kiện mới bị phân huỷ bởi vi sinh vật.
- Khoáng hoá là các chất hữu cơ bị phân huỷ hoàn toàn đến sản phẩm cuối cùng là
C02 và nước
1. Cơ sở cho sự phân hủy.
Một vài hợp chất bị phân huỷ do vi sinh vật là do cơ thể vi sinh vật cần năng
lượng để sinh trưỏng, tái sinh và các chức năng sinh học khác để duy trì sự sống.
Nguồn thức ăn chứa oxy trong các nhóm OH và COOH. Phản ứng oxy hoá là ở
chỗ điện tử được truyền qua chuỗi điện tử đến chất nhận điện tử. Coenzym ở dạng
NADH và NAD bị khử, đôi điện tử truyền qua chuỗi để sản xuất liên kết cao năng
ATP nhằm duy trì sự sống của tế bào vi sinh vật.
Vi sinh vật chỉ có thể thực hiện những hoạt động mà chúng có tiềm năng di
truyền. Chúng sản sinh các enzym để duy trì sự sống của chúng. Các chất có trong
môi trường với nồng độ quá thấp hoặc quá cao, thì chất đó cũng không bị phân
huỷ, bởi vì quá thấp sẽ không điều khiển sinh enzym và cao quá thì chính chất đó
đã gây độc cho vi sinh vật. Do vậy, nếu vi sinh vật không trao đổi chất thì nó sẽ
chết.
Câu : Sự phân bố VSV trong tự nhiên.
Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé. Thông thường chúng được quan sát qua
kính hiển vi có độ phóng đại từ vài chục lần như nấm mốc, nấm men đến vài chục
nghìn lần như vi khuẩn, virus. Chúng phân bố rộng rãi trong tự nhiên: trong đất,
trong nước, trong không khí, thậm chí chúng sống cả trong cơ thể động và thực
vật. Ngoài một số ít gây bệnh cho động vật và thực vật, còn hầu hết chúng đóng vai
trò quan trọng trong tự nhiên, tích cực tham gia vào các quá trình chuyền hoá vật
chất.
Trong tự nhiên, sự phát triển của vi sinh vật liên quan mật thiết đến thức ăn
trong môi trường sống và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Do vậy. cuộc sống của
các vi sinh vật trong quần thể là hoàn toàn khác nhau. Chúng luôn luôn đấu tranh
để sinh tồn: giàu thức ăn, không gian phát triển, oxy,..., và nói chung vì tất cả
những gì cần thiêt cho sự phát triển của chúng. Trong quá trình tiến hoá, tính đối
kháng là cơ chế bảo vệ mới trong đấu tranh sinh tồn của vi sinh vật trong quần thể.
7
Hiện tượng đối kháng là loại vi sinh vật này ức chế, hoặc kiềm chế hoàn toàn khả
năng sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật khác. Nó liên quan đến đấu tranh sinh
tồn và là nhân tố giúp đỡ, xác định khả nảng biến dị và liên quan đến loài của vi
sinh vật.
Câu : Các nhóm vi sinh vật.
1. Virut:
Virus không phải là tế bào, kích thước rất nhỏ, có đường kính từ 20-300nm.
Chúng có cấu trúc đơn giản rất nhiều so với vi khuẩn và chỉ sinh sản trong các tế
bào sống. Người ta phân loại virus dựa vào tế bào sống mà chúng ký sinh. Chúng
là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ở người, động vật và thực vật, ví dụ như bệnh
dại, bệnh AIDS, bệnh viêm gan, bệnh cúm, bệnh mốc sương ỏ cây, bệnh đốm thuốc
lá,...
2. Vi khuẩn:
Vi khuẩn là vi sinh vật nhân sơ (procaryotae). Theo Bergey’s Manual of
Determinative Bacteriology (xuất bản lần thứ 9), 1994, được chia thành 35 nhóm
(groups) bao gồm 569 chi (genus), trong đó có 8 nhóm thuộc xạ khuẩn
(Actinomycetes). Những nhóm này không có nghĩa theo các đơn vị phân loại hiện
đại, mà được phân nhóm trên cơ sả dễ nhận biết theo kiểu hình. Người ta cảm thấy
phân nhóm theo kiểu này rất có ích cho mục đích chuẩn loài vi khuẩn.
3. Nguyên sinh động vật: Nguyên sinh động vật là các vi sinh vật có nhân thật,
đơn bào . Chúng giống động vật ở chỗ ăn những mảnh nhỏ thức ăn, ít khi có thành
tế bào và không có chlorophyll. Một số nguyên sinh động vật có thể chuyển động
nhờ lông mịn (cillia), tiễn mao hoặc chân giả. Nguyên sinh động vật có nhiều trong
tự nhiên, một số loại gây bệnh cho động vật và người.
4. Tảo: Tảo được coi giống thực vật vì tế bào có chứa chlorophyll thực hiện chức
năng quang hợp. Tảo có thành tế bào cứng và có nhân thật. Tảo thường sống ở
dưới nước, là thức ăn cho động vật sống dưới nước. Tảo có thể làm bẩn các bể
chứa nước, làm tắc đường ống dẫn nước và thải ra các chất độc đối với các sinh vật
khác.
Câu : Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
Vi sinh vật được phân bố khắp nơi, cho nên khả năng thích ứng của vi sinh vật
phụ thuộc vào điều kiện sông khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm, thông khí, pH môi

8
trường và nguồn dinh dưõng. Từ đó người ta phân chúng thành những nhóm vi
sinh vật tương ứng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.
1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ môi trường với vi sinh vật có mối quan hệ mật thiết, vì nhiệt độ không
chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến cường độ phát triển của từng loại vi sinh vật mà
chính khả năng sinh trưởng của chúng ở nhiệt độ đó. Mỗi loại vi sinh vật đều có
nhiệt độ phát triển tối thiểu, tối thích và tối đa mà chúng có thể chịu được khác
nhau. VSV chia thành các nhóm sau.
- Vi sinh vật ưa lạnh: Nhiệt độ sinh trưỏng tối ưu dưới 20°C.
- Vi sinh vật ưa ấm (mesophylic): Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu từ 25 đến 45oC
- Vi sinh vật ưa nhiệt (thermophylic): Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu từ 45 đến 70°c.
- Vi sinh vật cực ưa nhiệt (superthermophylie): Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu trên
70°c.
2. Độ ẩm:
Thành phần nước chiếm từ 70 - 90% khối lượng cơ thể vi sinh vật, tất cả các
quá trình phân huỷ thức ăn và các phản ứng chuyển hoá các chất trong tế bào đều
diễn ra với sự có mặt của nước. Thiếu nước, vi sinh vật không phát triển được và
lúc này vi sinh vật chỉ tồn tại ở dạng nghỉ hoặc bào tử. Nuôi vi sinh vật trên môi
trường xốp cần quan tâm đến lượng nước phù hợp (độ ẩm thường 60 - 70%). Đặc
biệt trong quá trình lên men xử lý rác thải, nhiệt độ đống ủ tăng lên, lượng nước
bốc hơi nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nước cho nên phải bổ sung thêm nước sao
cho vi sinh vật phát triển bình thường.
3. Oxy (thông khí) .
Phụ thuộc vào khả năng sử dụng oxy, người ta chia vi sinh vật
thành 3 nhóm chính:
- Vi sinh vật hiếu khí: Phát triển ở hiệu thế oxy hoá cao (nhu cầu oxy cao).
- Vi sinh vật kỵ khí: Phát triển ở hiệu thế oxy hoá thấp (không cẩn oxy).
- Vi sinh vật kỵ khí tuỳ tiện: Phát triển ở cả hiệu thế oxy hoá cao và hiệu thế oxy
hoá thấp.
4. pH môi trường

9
pH môi trường nuôi cấy vi sinh vật rất quan trọng, vì mỗi loại vi sinh vật có khả
năng sinh trưởng, phát triển ở pH môi trường khác nhau. Sự thay đổi pH là do hàm
lượng ion H+ trong môi trường tạo men. Dựa vào khả năng chịu pH khác nhau của
vi sinh vật, người ta thay đổi pH tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển hoặc ức
chế khả năng phát triển của chúng.
Câu : Phân loại nước thải.
1. Nước thải sinh hoạt.
Nguồn nước thải sinh hoạt trong cộng đồng là nguồn nước thải các khu vực dân
cư, vùng thương mại, khu vực cơ quan bệnh viện và khu vui chơi, giải trí. Các số
liệu về lưu lượng nước thải được đo trực tiếp. Tuy vậy, từng khư vực dân cư, việc
xác định lưu lượng trực tiếp rất khó khăn và không chính xác, cho nên người ta xác
định lượng nước thải bằng cách đo lượng nước tiêu thụ. Lưu lượng nước thải của
hệ thông nhỏ thường khác nhiều so với lưu lượng của hệ thông lớn.
2. Nước thải công nghiệp.
Nguồn nước thải công nghiệp bao gồm các cơ sỏ công nghiệp nặng, công
nghiệp thực phẩm, công nghiệp khai khoang,... So vối nước thải sinh hoạt, nguồn
nước thải công nghiệp thường đồng nhất hơn, nhưng hàm chứa nhiều chất thẳi
nguy hại cho môi trường hơn. Tuy vậy, lưu lượng nước thải khu vực này phụ thuộc
vào loại nhà máy xí nghiệp, độ lớn của trang thiết bị, mức độ tái sử dụng nước và
các phương pháp xử lý nước thải.
3. Nước thải nông nghiệp.
Nước thải khu vực nông nghiệp thưòng có nồng độ chất thải thấp. Tuy nhiên,
nhiều vùng do người dân dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu và nguồn phân
chuồng không qua ủ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, không những ảnh hưỏng đên
chất lượng cây trồng, vật nuôi mà còn lan truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân. Vùng nông thôn hiện nay, do phát triển nhiều nghề thủ công: ngâm tre
nứa làm đồ mỹ nghệ, chế biến tinh bột, sản xuất mạch nha, sản xuất bún,... nhưng
không quan tâm đến khâu quy hoạch, quản lý sản xuất, gây ô nhiễm môi trường
nước.
4. Nước thả đặc biệt khác.
Nước thải ô nhiễm những chất thải nguy hại thường phải xử lý bằng các biện
pháp đặc biệt như nước thải bệnh viện - nguồn lây nhiễm các bệnh, nước thải của
các nhà máy sản xuất các loại chất độc - gây bệnh ung thư cho người.
10
Tóm lại, phân loại nước thải theo nguồn thải nhằm tìm ra các biện pháp xử lý
thích hợp. Trừ các loại nước thải đặc biệt, nước thải công nghiệp thường đồng nhất
hơn các loại nước thải khác, tuy nhiên hầu hết các loại nước thải công nghiệp có
thể xử lý bằng biện pháp sinh học, nếu kết hợp với các biện pháp lý và hoá
học.Được chia thành các nhóm sau: Công nghiệp hoá chất, Công nghiệp lọc hoá
dầu, Công nghiệp hoá sinh và dược phẩm, Công nghiệp giấy, Lò giết mổ và chế
biến thịt gia súc, Công nghiệp chế biến sữa, Công nghiệp sản xuất bia và nước giải
khát không cồn và Công nghiệp sản xuất đường.

Câu : Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải.
1. COD - Nhu cầu oxy hoá học (Chemical oxygen demand)
COD là lượng oxy để oxy hoá hoàn toàn các hợp chất carbon hữu cơ đến CO2
và H20 bằng phương pháp hoá học. Thực tế các chất hừu cơ có trong nước bị oxy
hoá bằng K2Cr2O7 ở điều kiện đặc biệt (trong dung dịch acid sulfuric, ở 160°C).
Lượng oxy bị oxy hoá được biểu thị bằng COD.
Trong trường hợp các chất đã biết công thức hoá học thì COD có thể xác định theo
phản ứng hoá học.
Ví dụ 1 : C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O
Theo phân tử lượng: (1 X 180)g + (6 X 32)g -» (6 X 44)g + (6 X 18)g
Như vậy 180g glucose cần 192g oxy, có nghĩa lg glucose cần l,07g oxy, tức là
COD của glucose là l,07g/g
Ví dụ 2: C5H6O9N + 9/2 O2  5CO2 + 3H2O + NH3
Theo phân tử lượng: (1 X 224)g + ( 9/2 X 32)g -> (5 X 44)g + (3 X 18)g + (1 X
17)g, có nghĩa là l,0g acid glutamic = 0,64g COD.
Như vậy, lg hydratcarbon hay lg protein gần bằng lg COD và người ta nhận
thấy, COD ở đây không bao gồm lượng oxy dùng để khử nitơ thành nitrat, nhưng
lại bao gồm lượng oxy để oxy hoá lưu huỳnh ở dạng khử thành SO4
Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá được cả các chất hữu cơ hoà tan và
không hoà tan. Trong xử lý nước thải loại bỏ các chất hữu cơ thì COD là chỉ số
quan trọng và được sử dụng rộng rãi để đánh giá chất lượng nước.
11
2. TOD – Nhu cầu oxy tổng hợp ( Total oxygen demand).
Ngoài chỉ số COD nêu trên, người ta đã thiết kế các thiết bị đo tất cả các chất
hữu cđ và các hợp chất vô cơ bị oxy hoá (CO2, NOx, SO2). Khác với phép đo
COD thì đo TOD bằng các thiết bị đo dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thông số này thường
chỉ được dùng trong công nghiệp, vì chỉ số TOD không chỉ xác định riêng biệt nhu
cầu oxy của các chất hữu cơ mà một phần các chất vô cơ.
3. TOC – Carbon hữu cơ tổng số ( Total organic carbon).
Tổng số các chất hữu cơ được nung ở 800°c và đo lượng CO2 tạo thành, từ đó
người ta xác định được tổng lương các chất hữu cơ. Trong thực tế, người ta thường
sử dụng số liệu này bằng cách xác định hàm lượng chất rắn huyền phù có trong
nước. Hơn nữa, phép đo TOC không phản ánh trạng thái oxy hoá của các chất hữu
cơ, có thể so sánh bằng 2 phản ứng sau:
C2H5OH + 3O2  2CO2 + 3H2O
CH3COOH + 2O2  2CO2 + 2H2O
1 mol ethanol bằng 96g COD và 24g TOC, nhưng 1 mol acid acetic lại bằng
64g COD và 24g TOC. Vì phép đo này nhanh và không tôn kém, trong cùng một
lúc có thể xác định được tỷ lệ COD/ TOC cho mỗi mẫu nước thải cho trước và
phân tích các phép đo khác tiếp theo. Do vây, TOC không có ý nghĩa và không liên
quan đến COD và BOD để đánh giá chất lượng nước thải.
4. BOD – Nhu cầu oxy sinh học và BCOD – một phần phân hủy
sinh học của COD.
Nguyên lý xác định BOD đơn giản và trực tiếp, do vậy kết quả do thường độ
chính xác không cao. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất
lượng nước thải.
BOD được xác định bằng tổng lượng oxy (mg/lít hay mg/kg) được vi sinh vật
không có khả năng quang hợp sử dụng để chuyển hoá các hợp chất hữu cơ dễ phân
huỷ:
Hydratcarbon (Protein , Hydrocarbon) (O2)  CO2 + H2O + NH4 + muối
khoáng
Qua các phương trình trên cho thấy, nìtơ nằm ở dạng tự do trong amon, do đó
quá trình nitrat hoá N H / bị ức chế do sử dụng các chất ức chế quá trình nitrat hoá

12
một cách chọn lọc, ví thử như allythipurea hoặc nitrapyrin [2-chloro-6-
(trichIoromethyl)-pyridin].
Người ta thường đo lượng oxy tiêu thụ trong khoảng thời gian ủ 5 ngày (ký hiệu
BOD5). Trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, trao đổi nhanh chóng các chất hữu cơ
sẵn có, cơ chất trở nên hạn chế và tế bào luân phiên đến trao đổi chất nội sinh. Như
thế, quá trình động học này phải thực hiện ỏ điều kiện môi trường thử như sau:
- pH tự nhiên (trung tính).
- Lượng giống vi sinh vật đủ và đã thích nghi (tối thiểu 10 mũ -1 tế bào/ ml).
- Các khoáng chất cần thiết cho sinh trưỏng của vi sinh vật (đặc biệt là các nguyên
tố N, P, Ca, Fe và S).
- Tránh ánh sáng.
Tóm tắt:
* Giá trị BOD5 biểu thị tổng số chất hữu cơ oxy hoá thành CO2 và
H2O trong 5 ngày bải quần lạc vi sinh vật có trong đó.
* Giá trị Fb biểu thị phần hữu cơ dễ bị phân huỷ:
Fb = BOD5 / (0,65 X COD).
* Giá trị bCOD biểu thị tổng sô'các chất hữu cơ có thể phân huỷ bởi vi sinh vật
hiếu khí, hoặc tạo thành sinh khôi vi sinh vật, hoặc CO2 và H20. bCOD có thể tính
bằng 2 cách:
1) Đối với các chất khó phân huỷ: Mẫu đơn giản thì bCOD = 1,5 X BOD5 . Mẫu
phức tạp thì bCOD = Fb X BOD5
2) Đốì với các chất hữu cơ dễ phân huỷ: bCOD « BOD5 + sinh khối vi sinh vật
Trong đó, cứ lOOmg COD/lít tiêu tôn 65mg oxy và hình thành 25mg sinh khối khô
(tương đương 35mg COD).

5. NOD – Nhu cầu oxy nitrat hóa.


Vi sinh vật dị dưỡng n itrat cần 4,33 đến 4,57g oxy để chuyển hoá l,0g N H / - N
thành Nimmob. Do vậy ta có thể viết:
NOD - (Nav - Nimmolj) X 4,33
13
Trong đó, Nav là tổng số ni tơ ở dạng NH4 - N và N immob - tổng số nitơ tạo nên sinh
khối vi sinh vật (mỗi g sinh khối thường tạo thành gần 0,05 g nitơ). Do vậy có thể
biếu diễn như sau:
Nimmob = COD X Fb X Ycod X 0,05 = COD X Fb X 0,02
Ở đây, Ycod = g sinh khối khô được hình thành cho lg COD (gần bằng 0,4).
Nav = NH4 - N + N hữu cơ X Fb
Fb là phần N hữu cơ bị phân huỷ được xác định bằng phép BOD5.
Chỉ số NOD rất quan trọng đối với nước thải giàu protein hay NH4 - N , ví dụ: với
nước thải công nghiệp có thành phần: COD = 2.500 mg/lít; BOD5 = 1.500 mg/lít;
NH – N = 200mg/lít và nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl = Nitơ hữu cơ +
NH4 – N khi thông khí cần cung cấp oxy để oxy hoá không chỉ các hợp chất
carbon mà còn n itrit hoá các chất amon. Do vậy, NOD là rất quan trọng và được
tính toán như sau:
BOD 5
Fb= =0 , 92
(0 ,65 . COD)

Nav = 200 + 75 X 0,92 = 269 mg /lít.


Nimmob = 2500 X 0,92 X 0,4 X 0,05 = 46 mg /lít.
NOD = (269 - 46) X 4,33 = 966mg/lít.
6. Chất khô (DM) và chất rắn tổng số (TS).
Lượng nước thải được sấy khô ở 105oC đến khối lượng không đổi. Tuy vậy, một
số chất hóa học ( ví dụ NH4Ac) bị hóa hơi ở điều kiện này làm cho kết quả không
đúng.
7. Chất rắn huyền phù (SS)
Lượng vật chất hòa tan có kích thước nhỏ có trong nước thải được xác định bằng
cách chọn lọc qua giấy lọc hoặc ly tâm và sấy đến khối lượng khô không đổi
8. Chất rắn huyền phù bay hơi (VSS)
Chất rắn huyền phù phân tán trong mẫu nước được sấy khô và nung ở 600-650oC.
Như vậy chất rắn huyền phù bay hơi bằng tổng chất rắn phù trừ lượng tro còn lại
sau nung. Thông số này biểu thị tổng số chất hữu cơ hòa tan trong nước thải và
tổng số bùn hoạt tính có trong bể sục khí.

14
9. Khối lượng khô sau nung (AFDW)
Lượng chất khô trong nước thải được sấy khô và nung ở 600-650oC. Khối lượng
tro còn lại được đo bằng tổng lượng các chất hữu cơ ( hòa tan và huyền phù ) có
trong nước.
10. Nước đầu vào.
Nước đầu vào thường xử lý sơ bộ trước khi xử lý bằng biện pháp sinh học. Xử lý
sơ bộ điển hình thường bằng: Sàng tuyển, lắng cặn, bẫy và lắng để loại bỏ chất rắn
thô. Trong nước thải sinh hoạt thô, khoảng 60-70% tồn tại ở dạng huyền phù.
Sau khi xử lý sơ bộ, trong nước thải còn khoảng 40% chất hữu cơ ở dạng chất rắn
huyền phù. Như vậy, quá trình xử lý bằng biện pháp sinh học phản loại bỏ cả các
chất hữu cơ hòa tan và huyền phù có trong nước thải.
11. Nước đầu ra.
Nước chảy qua máy phân loại nước cuối cùng phải không có các chất hữu cơ hòa
tan và huyền phù, chỉ còn chứa 1 lượng tối thiểu thành phần muối khoáng như
NH4, NO3, PO4. Thường chỉ tiêu nước đạt tiêu chuẩn là OD- 100mg/lít, BOD-
20mg/lít và SS : 30mg/l .
Câu : Xử lý nước thải hữu cơ bằng các biện pháp sinh học.
Nguyên tắc xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học là dựa chính vào sự hoạt
động sống của vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ hoặc vô cơ làm
nguồn năng lượng và nguồn carhon để thực hiện quá trình sinh trưởng phát triển
của chúng, cả hai nhóm vi sinh vật: tự dưỡng và dị dưỡng cùng được sử dụng để
xử lý nước thải. Tuy vậy, trong nhóm vi sinh vật dị dưỡng có 3 nhóm nhỏ: hiếu khí,
kỵ khí và kỵ khí không bắt buộc cùng tham gia vào quá trình phân huỷ các chất.
Nhóm hiếu khí cần oxy hoà tan để phân huỷ các chất hữu cơ, ngược lại nhóm kỵ
khí có khả năng oxy hoá các chất hữu cơ trong điều kiện không cần oxy tự do.
Chúng có thể sử dụng năng lượng có trong các hợp chất như nitrat, sulfat. Còn
nhóm kỵ khí không bắt buộc có thể phát triển trong điều kiện có và không có oxy
hoà tan.
Sơ đồ trao đổi chất hữu cơ nhò các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí trình bày theo
phương trình sau:
- Điều kiện hiếu khí:

15
(CHO)nNS  CO2(40%) + H2O + Tế bào VSV + Các sản phẩm dự trữ
+ NH4 + H2S + Năng lượng + NO3 + SO4
- Điều kiện kỵ khí:
(CHO)nNS —> CO2 (5%) + H2O + Tế bào VSV + Các sản phẩm dự trữ
+ Các chất trung gian + CH4 (70%) + H2 (5%)
+ NH4 / + H2S + Năng lượng
Biện pháp sinh học làm sạch nước thải là quá trình công nghệ được sử dụng
rộng rãi nhất trong nhiều lĩnh vực công nghiệp có lượng lớn nước nhiễm bẩn, song
với nồng độ các chất thấp. Làm sạch nước thải bằng biện pháp sinh học là dùng các
loại vi sinh vật sử dụng các chất dinh dưỏng có trong nước thải làm nguồn năng
lượng. Chúng phân hưỷ các chất thành CO2, nước, muôi khoáng và một sô' chất
thành NO3 và NO2.
Câu : Vai trò của VSV trong quá trình làm sạch nước thải.
Bùn hoạt tính bao gồm các búi nhỏ màu nâu thẫm có kích thước từ vài chục đến
vài trăm micromet . Khi quan sát dưới kính hiển vi thì nhận thấy nó bao gồm 70%
là cơ thể sinh vật sống và khoảng 30% là các chất có bản chất vô cơ. Cơ thể sinh
vật sống cùng với các chất mang quện lại với nhau tạo thành dạng keo tụ - một
quần lạc sinh vật bao bọc bởi một màng nhày xung quanh.
Tỷ lệ giữa các tế bào có nha bào (màng nhày) và tế bào không có màng nhày
trong bùn hoạt tính được biểu thị bằng hệ sộ kz.
Xử lý bằng bùn hoạt tính hiếu khí.
Một số chi vi khuẩn thường thấy trong bùn hoạt tính của phương pháp xử lý nước
thải bằng phương pháp sục khí. Tuy vậy, việc nhận biết chức năng của các chi này
trong nước thải còn nhiều hạn chế. Các loại nấm mốc và nấm men cũng thường có
mặt trong bùn hoạt tính song chưa rõ loại nào chiếm ư thế và thường xuất hiện
trong điều kiện có lượng đường hoặc các chất hữu cơ cao.
Xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học.
Tùy thuộc vào từng loại màng lọc sinh học, các hệ VSV trong quá trình xử lý
nước thải có sự phân bố khác nhau trong hệ thống.
Xử lý kỵ khí.

16
Phụ thuộc vào điệu kiện môi trường bên trong và bên ngoài nước thải, các
nhóm vi sinh vật có thể tồn tại trong bùn hoạt tính khác nhau, chúng biểu thị khả
năng thích ứng trên các nguồn cơ chất sẵn có trong nước thải, cũng như khả năng
thích ứng vối điều kiện sống mới.
Thay đổi thành phần môi trường nước thải có thể làm tăng hay giảm số lượng
từng loài khác nhau bỏi chúng cùng cạnh tranh nguồn cơ chất vì tất cả chúng đều
nằm trong cùng một quần lạc (biosenose). Ảnh hưởng lên mối tương tác giữa các
vi sinh vật và các sản phẩm sinh tổng hợp của các nhóm khác nhau có thể không
thể sông cộng sinh mà sống đối kháng.
Một yếu tố quan trọng trong quá trình làm sạch nước là sự có mặt của các
protozoa (động vật nguyên sinh) có trong bùn hoạt tính. Chức năng của các
protozoa rất khác nhau: Không những chúng tham gia vào việc sử dụng các chất
hữu cơ mà còn điều chỉnh thành phần loài và tuổi của vi sinh vật trong bùn hoạt
tính giữ chúng luôn ở mức tối ưu. Hấp phụ phần lớn các vi sinh vật, các loại
protozoa có khả năng kích thích một lượng lớn các loại enzym ngoại bào của vi
sinh vật, mà chúng được làm đậm đặc trong màng nhầy và tích cực tham gia vào
việc phân huỷ các chất nhiễm bẩn.
Câu : Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm sạch nước thải.
Điều chỉnh hiệu suất của quá trình làm sạch nước thải bằng biện pháp sinh học
là điều kiện nuôi cấy vi sinh vật cần được duy trì ở mức tối ưu cho từng môi
trường xử lý nước thải. Các thông số cần quan tâm nhất là: Nhiệt độ, pH, nồng độ
oxy hoà tan, mức độ khuấy trộn, nồng độ và tuổi của bùn hoạt tính quay vòng
trong hệ thống và các hợp chất gây ngộ độc cho vi sinh vật có trong nước.
1. Nhiệt độ
Phần lớn các thiết bị làm sạch nước thải dạng hiếu khí làm việc trong điều kiện
hở và khó có thể điều chỉnh được nhiệt độ. Nhiệt độ có thể thay đổi rất lớn phụ
thuộc vào thời gian trong năm và điều kiện khí hậu do vậy nhiệt độ có thể dao
động từ 2 - 5 cho tới 25 - 35°c. Sự dao động này trước hết ảnh hưỏng đến thành
phần quần thể sinh vật - giảm nhiệt độ xuống dưới 10 - 15°C thì vi sinh vật ưa lạnh
phát triển mạnh sẽ giảm số lượng tổng số vi sinh vật và sinh vật khác. Tốc độ quá
trình làm sạch sẽ giảm xuống 2 lần nếu nhiệt độ giảm từ 20°C xuống 6°C.
Nếu tăng nhiệt độ thì không những làm tăng quá trình làm sạch. Nếu tăng nhiệt
độ thì không những làm tăng quá trình làm sạch mà còn làm giảm khả năng hòa tan
oxy trong nước, cho nên phải tăng cường thổi khí.

17
2. Ý nghĩa của pH.
Phần lớn các loại vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường trung bình hoặc kiềm
nhẹ, còn phần lớn nấm mốc và nấm men pH tối ưu là 5 - 6,5. Trong môi trường
kiềm vi khuẩn không phát triển. Do vậy, cần điều chỉnh Ph môi trường nước thải
tương đối phù hợp sao cho các loại vi sinh vật phát triển được.
3. Nồng độ oxy hòa tan.
Tốc độ hòa ta oxy trong nước thải không nhất thiết phụ thuộc vào tốc độ sử
dụng oxy của VSV có trong bùn hoạt tính. Điều kiện sử dụng oxy cũng như các cơ
chất khác được xem là ảnh hưỏng nồng độ của oxy lên tốc độ phát triển của vi sinh
vật được mô tả theo phương trình tương tự của Monod. Giảm nồng độ oxy hoà tan
sẽ giảm tốc độ phát triển của bùn hoạt tính dẫn đến làm giảm tốc độ làm sạch.
Nếu giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước không chỉ gây cản trở cho việc tiêu
thụ các chất nhiễm bẩn hữu cơ mà tăng các sản phẩm của quá trình hoạt động của
VSV nước thải.
4. Khuấy trộn nước thải và bùn hoạt tính trong bể sục.
Quá trình này nhằm giữ cho bùn hoạt tính luôn ỏ trạng thái chuyền động tạo
điều kiện thuận lợi cho vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy. Tăng cường khuấy
sẽ đánh tan các cụm bùn hoạt tính lớn cho nhỏ ra vối mục đích làm tăng bề mặt
tiếp xúc của vi sinh vật với môi trường. Tuy vậy, nếu kích thước các búi bùn nhỏ
quá sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lắng của bùn sau này, số lượng tế bào vi sinh vật và
nguyên sinh động vật tự do sẽ giảm.
Trong xử lý nước bằng hể sục khí (aerotank), khả năng cấp khí và hoà tan oxy
trong bể xử lý cực kỳ quan trọng. Để cấp khí, người ta thường sử dụng 2 phương
pháp cấp khí để giảm thiểu khuấy trộn nước thải mà vẫn đảm bảo oxy hoà tan tốt,
đó là cấp khí bằng cách sục từ trên xuống hoặc thổi khí từ dưới lên.
5. Các nguyên tố dinh dưỡng.
Ngoài carbon, vi sinh vật còn cần nitơ và phospho làm vật liệu để xây dựng lên tế
bào và giữ vai trò quan trọng trong trao đổi năng lượng trong tế bào. Nếu thiếu nitơ
và phospho sẽ là giảm hiệu suất quá trínhlàm sạch. Lượng nitơ và phospho cần
thiết cho vi sinh vật được xác đínhbằng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải có
thể tính toán trôn cơ sở lý thuyết.

18
Nguồn nguyên tố dinh dưõng có thể lấy từ nước thải, từ nguồn phân chuồng hay bể
phốt có chứa lượng lớn nitơ và phospho, nhưng nhìn chung chúng có thổ là chất ức
chế cho sự phát triển của bùn hoạt tính.
Câu : Phân loại các phương pháp xử lý nước thải.
Kiểm soát nước thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng biện pháp sinh học
đang được quan tâm hiện nay. Trừ môi trường nước có chứa các chất thải nguy hại
có các phương pháp xử lý đặc biệt, còn hầu hết các loại chất thải có thể xử lý nhò
vi sinh vật. Phụ thuộc vào bản chất của nước thải cần xử lý, các quần thể vi sinh
vật có trong môi trường nước thải khác nhau mà lựa chọn các giải pháp xử lý khác
nhau. Dựa vào các đặc điểm này, người ta phân loại các phương pháp chính để lựa
chọn trong quá trình thiết kế xây dựng cho phù hợp với tính chất của các loại nước
thải cần xử lý.
Các phương pháp sinh học xử lý nước
- Hiếu khí ( Aerobic)
+ Bùn hoạt tính hiếu khí
+ Đĩa quay sinh học
+ Màng lọc sinh học
+ Ao hồ ổn định nước thải
- Thiếu khí (Anoxic)
+ Khử nitrat.
- Kỵ khí.
+ Bể kỵ khí
+ Bể lọc kỵ khí.
Sơ đồ công nghệ làm sạch nước thải theo phương pháp hiếu khí.
(1) Lắng cát sỏi , (2) Bể trung gian , (3) Lắng sơ bộ , (4) Bể sục khí , (5) Lắng
lần hai , (6) Kênh sinh học , (7) Bể làm trong , (8) Xử lý bằng chất phản ứng.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp lọc sinh học .
(1) Nước thải , (2) Lưới lọc , (3) Bể lọc cát , (4) Lắng sơ bộ , (5) Lắng lần 2 , (6)
Lọc sinh học , (7) lắng bùn , (8) nước sạch.

19
Câu : Xử lý nước thải bằng bể hiếu khí ( quá trình bùn hoạt tính ).
Công nghệ xử lý nước thải bằng bể hiếu khí (bùn hoạt tính) là quá trình xử lý
sinh học hiếu khí, trong đó vi sinh vật tạo thành (trong bùn hoạt tính) được hồi lưu
nưốc thải trong bổ có sục khí. Để đảm bảo có oxy thường xuyên và trộn đều với
nước thải với bùn hoạt tính, người ta cung cấp oxy bằng hệ thông khuấy trộn và
thổi khí, hoặc cung cấp oxy tinh khiết. Công nghệ này dựa trên cơ sở của hệ thiết
bị Bể hiếu khí - bể lắng thứ cấp
Nguyên lý của quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính là trong bể hiếu khí,
hệ sinh vật trong bể được cung cấp các chất hữu cơ và oxy. Các loại vi sinh vật sử
dụng chất hữu cơ và chuyển hoá chúng bằng các quá trình trao đổi chất hiếu khí -
một phần chuyển thành vi sinh vật mối, phần còn lại chuyển thành CO2, nước và
chất khoáng. Theo dòng nước thải từ bể hiếu khí đến bể lắng, vi sinh vật tạo bông
và kết lắng trong bùn hoạt tính. Từ bể lắng, một phần bùn hoạt tính được hồi lưu
lại bể hiếu khí để duy trì hoạt tính của vi sinh vật, còn bùn hoạt tính thừa được đưa
vào bể nén và tách bùn.
1. Bể hiếu khí khuấy trộn hoàn toàn thông thường.
Nước thải và bùn hoạt tính được khuấy trộn hoàn toàn trong bể sục. Nồng độ chất
thải cũng như mức độ sử dụng O2 ở mọi phần của bể hiếu khí đều giống nhau.
Loại bể này thường được áp dụng khi nước thải được chảy liên tục vào bể có
khuấy trộn. Nước thải sau khi lắng và bùn hồi lưu được đưa vào bể sục sao cho
chất hữu cơ và oxy hoà tan đồng đều theo chiều dài của bể. Thời gian nước thải lưu
trong bể từ 3 đến 5 giờ.
2. Bể hiếu khí theo dòng chảy nút.
Bùn hoạt tính hồi lưu trộn cùng với nước thải đầu vào bể sục khí. Dòng chảy
của nước thải và bùn hoạt tính qua bể hiếu khí chảy theo các vách ngăn. Nhu cầu
sử dụng cơ chất và oxy giảm dần theo chiều dài của dòng nước chảy. Không khí
cho vào đồng đều theo suốt chiều dài của bể hiếu khí.
Quá trình làm thoáng khí xảy ra sự hấp thụ, kết bông và oxy hoá các chất hữu
cơ nhờ vi sinh vật. Bùn hoạt tính được tách ra ỏ bể lắng thứ cấp. Thời gian nước
thải lưu trong bể sục là 4 - 8 giờ.
3. Bể hiếu khí làm thoáng theo bậc.

20
Đây là phương pháp cải tiến của phương pháp xử lý bằng bùn hoạt tính thông
thường. Nước thải sau khi lắng qua bể lắng sơ cấp cho vào bể sục ỏ nhiều điểm
tương ứng, như vậy nhu cầu oxy giảm dần.
Với biện pháp làm thoáng kéo dài, thời gian lưu của nưốe thải trong bể sục đủ
để oxy hoá lượng lớn các chất hữu cơ và lượng sinh khối tổng hợp được cao. Thời
gian lưu bùn 5-15 ngày, lượng bùn hồi lưu 25 - 75%.
4. Bể hiếu khí ổn định tiếp xúc.
Quá trình này gồm 2 bể riêng biệt, một bể ổn định bùn hoạt tính và bể tiếp theo
là bể xử lý nước thải để bùn hoạt tính và nước thải tiếp xúc nhanh trong bể xử lý.
Sau bể sục khí, nước thải qua bể lắng thứ cấp và bùn hồi lưu đưa vê bể ổn định.
Nhu cầu làm thoáng khí chỉ bằng 50% so với công nghệ xử lý bằng bùn hoạt tính
cổ điển. Phương pháp này được sử dụng đê xử lý nước thải mà chất hữu cơ chủ
yếu ở dạng lơ lửng hoặc dạng keo, thời gian lưu trong bể ổn định 1,5 - 5 giờ, trong
bể tiếp xúc 20 - 40 phút.
Câu: Xử lý nước thải bằng lên men kỵ khí (quá trình sinh methan)
Làm sạch nước thải bằng biện pháp xử lý kỵ khí được sử dụng để xử lý các
nguồn nưóc thải có nồng độ các chất hữu cơ cao. Quá trình lên men được thực hiện
trong thiết bị lên men đặc biệt - bể sinh methan.
Mô tả quá trình phân hủy các chất hữu cơ bằng lên men kỵ khí sinh Methan
theo 3 giai đoạn sau.
+ Ở giai đoạn 1: Dưới tác dụng của các enzym hydrolaza ngoại bào của vi sinh vật,
các chất hữu cơ như chất béo, hydratcarbon (chủ yếu là cellulose và tinh bột),
protein bị phần huỷ và chuyển hoá thành các hợp chất hữu cơ đơn giản dễ tan trong
nước như đường đơn, peptid, glycerol, acid béo, acid amin,...
+ Ở giai đoạn 2: Dưới tác dụng của vi khuẩn, các chất hữu cơ sẽ chuyển hoá thành
các acid hữu cơ có khối lượng phân tử nhỏ hơn như acid acetic, acid butyric, acid
propionic, các aldehyd, alcol và một số nhỏ các loại khí: CO2, H2 , NH3, N2...
+ Ở giai đoạn 3: là giai đoạn sinh methan và cũng là giai đoạn quan trọng nhất của
toàn bộ quá trình. Dưối tác dụng của các vi khuẩn sinh methan, các acid hữu cơ và
các hợp chất đơn giản khác sẽ chuyển hoá thành CH4, CO2, O2, H2S,...
Câu : VSV học của quá trình lên men sinh methan (kỵ khí )

21
Nhóm vi sinh vật tham gia vào quá trình sinh acid hữu cơ, thì trước hết phải
tham gia vào giai đoạn phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải thành các aciđ
hữu cơ và khí. Song vi khuẩn kỵ khí trong bê lên men sinh’methan thường chiếm
tuyệt đôi còn vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc thường không quá 106 tế bào/ml.
Các vi sinh vật kỵ khí thường là vi khuẩn Gram âm, không hình thành bào tử, phân
huỷ các polysaccharid thành acid acetic, acid butytic và CO2. Có tới 30% chủng
phân lập có khả năng tạo thành hydro.
Một số vi khuẩn quan trọng tham gia vào quá trình hình thành các acid hữu cơ.
Tuy vậy, thực tế cho đến nay, ngưòi ta còn ít quan tâm nghiên cứu đến hệ sinh thái
tham gia vào quá trình phân huỷ kỵ khí, nhất là các loài phân huỷ các chất hữu cơ
và chuyển hoá chúng thành acid hữu cơ.
Vi khuẩn sinh methan.
Các sản phẩm tạo ra ỏ giai đoạn 1 chưa được phân huỷ hoàn toàn như các chất
béo bậc thấp, các alcol bậc thấp sẽ tiếp tục phân hủy để tạo thành methan và
carbonic, ớ giai đoạn này, vi khuẩn sinh mcthan đóng vai trò chủ yếu. Chúng là
loại vi sính vật yếm khí tuyột đồi và rất khó phân lập. Do vậy, người ta biết về
chúng rất ít, nhất là về sinh lý.
Trong bể lên men kỵ khí sinh methan, các chủng vi khuẩn sinh methan thường
cạnh tranh với vi khuẩn tạo hydrosunfua và tạo methan, thường khử lẫn nhau. Vì
vậy, trong bể ủ thì giai đoạn đầu tạo hydrosulfua còn giai đoạn sau tạo methan.
Câu : Xử lý nước thải trong công nghiệp hóa chất
Nước thải đầu ra của nhà máy hoá chất bao gồm lượng nước của các quy trình
sản xuất khác nhau, do vậy các chất gây bấn cho nước có các tính chất lý học, hoá
học và sinh học rất khác nhau. Điều đó giải thích tại sao toàn bộ các bước xử lý
chất thải này cần áp dụng nhiều phương pháp lý học, hoá học và sinh học, đặc biệt
là đốì với các nhà máy hoá chất.
1. Xử lý nước thải.
Cần xác định diều kiện hình thành nước thải để loại bỏ các hợp chất làm giảm hiệu
suất xử lý, nhất là xử lý bằng phương pháp sinh học. Các số liệu cần thiết đó là:
- Thu thập các số liệu về ehloro-hyđrocarbon trong nước thải và chuyển chúng
sang dạng tetracloetylen bằng phương pháp chlo hoá.
- Chuyển hoá hydro chlorid trong sản xuất vinyl chlorit và acid silic.

22
(1). Xử lý sơ bộ nước thải .
Nồng độ các chất độc trong nưóc thải hữu cơ cao cần xử lý sơ bộ bằng các
phương pháp lý, hoá học:
- Xử lý trao đổi ion nước thải có hàm lượng đồng cao.
- Lưu lượng nước thải trong sản xuất hydrocarbon được chlo hoá (giảm nồng độ
xuống còn 2mg/l ỏ đầu ra).
- Tách nước acid khỏi quá trình tổng hợp các hợp chất silicon hữu cơ.
- Xử lý chloro-hyđrocarbon có trong nước thải bằng các chất hấp phụ.
- Khử độc nước thải trong quá trình sản xuất các loại thuôc bảo vệ thực vật.
- Tách các chất rắn khỏi nước thải bằng phương pháp ly tâm.
Nước thải trong phân xưỗng sản xuất PVC (250m3/giờ) cần xử lý bằng phương
pháp keo tụ (kết bông) và trưng hoà trước khi xử lý sinh học. Hệ thông xử lý sơ bộ
nước thải bao gồm 1 bể phôi trộn có khuấy, 1 bể tạo bông và 2 bể lắng (648m2) với
thời gian lưu 2,3 - 6 giờ. Lưu lượng nước trong bể lắng 0,33 - 0,9m3/m2. Chất
trung hòa HCl, NaOH và sữa vôi được bổ sung vào bể phối trộn với dung dịch
17m3, sau đó qua máy lắng cặn bùn quay.
(2). Xử lý sinh học nước thải.
Các thông số thiết kế cho giai đoạn xử lý sinh học được xác định từ các kết quả
nghiên cứu nhiều năm. Tại trọng BOD5 của nước thải trong nhà máy là 20
tấn/ngày và nước thải đầu vào là 833m3/giờ. Quá trình xử lý nước thải bằng biện
pháp sinh học của nhà máy bằng phương pháp hiếu khí .
Sơ đồ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học: (1) Trung hòa , (2) Bể trộn , (3)
Bể sục khí , (4) Bể lắng, (5) Ao oxy hóa bằng sục khí.
Vì nước thải thiếu chất dinh dưỡng vô cơ, cho nên cần bổ sung thêm các hợp
chất phospho và nito. Bùn sa lắng được đựng trong 4 bể với dung tích 3000m3.
Lưu lượng nước đầu vào cao nhất là 833m3/giờ.
2. Chất lượng nước.
Nước ra đạt tiêu chuẩn nưốc sạch : BOD5 < 50mgl và COD < 150mg/l. Xử lý
nước thải của nhà máy hoá chất bằng biện pháp xử lý sinh học 2 giai đoạn là tương
đốĩ hoàn thiện. Ảnh hưỏng của các chất độc là thuộc tính của nước thải trong việc

23
sản xuất PVC. Nếu chỉ số bùn quá cao (trên 200) sẽ làm giảm hiệu suất xử lý vì
bùn hoạt tính bị phân tán. ở giai đoạn xử lý sinh học, ổn định bùn bằng cách bổ
sung thêm các chất điện ly cation, sau đó lọc ép đến khô (10%) và nung ở 800°C.
Nguồn nước thải được kiểm tra tự động bằng máy đo để theo dõi quá trình xử lý và
điều chính quá trình xử lý khi cần thiết.
Câu : Xử lý nước thải trong công nghiệp sản xuất sữa.
Các sản phẩm công nghiệp sữa có thể chia thành các dạng sản phẩm sau đây:
sữa uông và sữa tươi; bơ; phomat; váng sữa; sữa bột; các sản phẩm nước ngưng
(huyết thanh sữa, lactose) và casein.
Phụ thuộc vào quy trình sản xuất, người ta phân chia sữa thô trước hết tinh chế
bằng cách ly tâm đĩa. Các bước tiếp theo là phân đoạn crem và sữa chuẩn và khử
trùng bằng phương pháp Pasteur. Crem được chế biến thành bơ, phomat; còn sữa
chuẩn được chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau.
1. Xử lý nước thải.
(1). Số liệu trong nhà máy.
Cần quan tâm đôn việc làm giảm tải trong gây ô nhiễm cũng như khôi lượng
nước thải. Dung dịch rửa để làm sạch các thiết bị cần bơm ngược lại trong bể chứa
và có thể tái sử dụng. Lưu lượng nước thải để chế biến sữa thấp (0,8m3/1.000kg
sữa) và tải trọng chất ô nhiễm đặc hiệu của sữa khá thấp.
(2). Hệ thống nước thải.
Nhà máy tập trung nước thải vào 2 hệ thống dẫn chính. Nước thải quá trình sản
xuất và nước vệ sinh chi xử lý bằng biện pháp sinh học và thải ra nơi tiếp nhận.
Nước ỉàm lạnh, nước rửa xe máy, cần tập trung vào hệ thống khác. Sau khi để
nguội, nước đổ trực tiếp vào nơi tiếp nhận không cần xử lý bổ sung.
(3). Xử lý sơ bộ .
Các hệ thông xử lý sau đây dùng cho xử lý sơ bộ:
- Bẫy bùn (dung tích 4m3).
- Bể lọc có sàng tuyển cho nước đầu vào (dung tích 15m3).
- Bể 3 dùng để xử lý cơ học nước thải vệ sinh.
- Thiết bị trung hoà nước thải từ phòng thí nghiệm và buồng nồi hơi.

24
(4). Xử lý sinh học nước thải.
Xử lý sinh học nước thẩi được thực hiện trong bể sục khí đơn giản bằng bùn
hoạt tính cho loại nước thải có mức độ ô nhiễm nhẹ. Hai bể sục khí, mỗi bể có
dung tích 217,5m3. Bể có các thông số thiết kế như sau:
- Lưu lượng nước thải : 150m3/ngày
- Tải trọng BOD5 : 180kg/ngày
- Chất rắn huyền phù trong nước : 5kg/m3
- Tải trọng BOD5 của bùn : 0,08kg/kg. ngày
- Tải trọng BOD5 của nước thải : 0,4kg/m3 ngày
Để hoàn thiện tính chất sa lắng của bùn, cần bổ sung sữa vôi vào bể sục. Kết
quả chỉ số bùn trung bình 120 - 170ml/g.
Giai đoạn lắng thứ cấp cần tiến hành song song 2 bể lắng với dung tích 216m3
và diện tích mặt là 100m2. Nước thải đã xử lý cho chảy qua bể lắng thứ cấp với
lưu lượng dòng chảy mặt là 0,06m3/m2.giờ. Bùn hoạt tính lọc qua máy lọc khung
bản có,dung tích 120m3. Thiết bị dùng để xử lý bùn:
- Phân huỷ bùn bằng phương pháp kỵ khí (dung tích bể 120m3).
- Bể tích trữ bùn từ bể lắng sơ cấp.
- Bể tích trữ bùn đã phân huỷ.
(5) Chất lượng nước ra và kinh nghiệm vận hành.
Giá trị BOD5 khoảng 15mg/l và tương đương COD 60 - 90mg/l. Hiệu suất xử
lý với BOD5 là 99% và COD là 96%.
- Kết quả xử lý bằng biện pháp sinh học là rất thích hợp cho xử lý nước thải của
công nghiệp sản xuất sữa, Thành công có thể giảm bởi:
+ Nồng độ các chất hữu cơ và vô cơ quá cao.
+ Lưu lượng nước thải quá cao.
+ Nồng độ hydrocarbon và acid hữu cơ cao kích thích các loại sinh vật có tiên mao
phát triển.

25
Trước mắt, nước thải của công nghiệp sữa vẫn xử lý bằng phương pháp bùn
hoạt tính có tải trọng thấp. Tuy vậy, công nghệ xử lý khác như xử lý kỵ khí đã thử
nghiệm rất thành công trong vài năm lại đây và sẽ được tiếp tục phát triển.
Câu : Xử lý nước thải trong công nghệ sản xuất bia.
Hàng năm ỏ Đức đã sản xuất khoảng 9,5.103 lít bia. Tuy vậy chỉ có 10% là sản
xuất ỏ mức độ công nghiệp lớn, còn lại 90% là do các cơ sở nhỏ sản xuất.
Như vậy, nhìn chung quá trình sản xuất bia có 2 bước: Chuẩn bị malt và lên
men bia. Quá trình làm malt bao gồm rửa sạch hạt đại mạch và ngâm, ủ cho hạt
nảy mầm (không làm thay đổi enzym), làm khô và bao gói. Phụ thuộc thiết bị và
sẳn lượng bia cần sản xuất mà người ta có thể xây dựng hoặc không xây dựng dây
chuyền làm malt hay không.
1. Xử lý nước thải
(1). Số liệu trong nhà máy.
Theo nguyên tắc, khử các chất nhiễm bẩn trong nước thấi cần có các số liệu sau:
- Tách tất cả các chất thải rắn như hạt đại mạch đã thuỷ phân tinh bột và hoa
huplông đã tách chiết, men thừa, nấm men đã kết lắng, bánh men sau khi lọc và các
loại bột trợ lọc.
- Bổ sung các chất rắn huyền phù tách ra từ thùng lọc vào hạt đại mạch đã thuỷ
phân để bán.
(2). Hệ thống nước thải.
Nước thải sản xuất và nưóc vệ sinh tập trung vào một hệ thống và được xử lý bằng
bể sục một giai đoạn. Nước làm lạnh và nước mưa thải vào nơi tiếp nhận không
cần xử lý thêm.
(3). Xử lý sơ bộ nước thải.
Nước thải rửa chai lọ và téc cần qua một sàng tuyển để loại bỏ mảnh thuỷ tinh vỡ
và nhãn giấy. Nước thải sản xuất hỗn hợp cần cho vào bể tách dầu trước khi xử lý
sinh học.
(4) Xử lý sinh học nước thải.
Sơ đồ sử lý nước thải và bùn ở nhà máy bia. (1) Nước thải loại bùn nồi hơi , (2)
Sàng , (3) Loại dầu , (4) Bể cân bằng và sục khí 1500m3 , (5) Bể lắng 225m3 , (6)
Nước ra. Bùn thừa (1) Lọc bùn 86m3 , (2) Bể sục O2 105M3 , (3) Sấy khô
26
(5) Chất lượng nước ra.
COD 50 -70mg/l
BOD5 5 – 20mg/l
Chất rắn sa lắng < 0,1ml/l
pH 7,5 – 7,8
Chlorid 40mg/l
Nito amon 0,4 – 2mg/l
Phospho vô cơ 0,2 – 8mg/l
Câu : Xử lý nước thải trong công nghệ sản xuất rau củ quả
Nước thải > Lưới lược rác > Bể điều hòa > Bể kỵ khí > Bể hiếu khí > Bể lắng > Bể khử
trùng

(1) Bể điều hòa:


Nước thải sinh hoạt, rửa dụng cụ từ trạm y tế qua được thu gom theo hệ thống ống
chảy qua lưới lược rác vào bể điều hòa.
Bể điều hòa được xáo trộn bằng hệ thống sục khí cấp bởi hai máy thổi khí đặt tron nhà
điều hành. Bể này có chức năng chính như sau:
-Điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, tránh
gây sốc tải cho các công trình xử lý phía sau (do chế độ xả nước không ổn định) thông
qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể.
-Giảm thể tích của các công trình xử lý phía sau, từ đó giảm chi phí đầu tư.
-Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định;
-Phân hủy một phần các chất ô nhiễm, đặc biệt là chỉ tiêu amoni.
Hai bơm chìm được lắp tại đây và được điều khiển bởi hệ thống phao với 2 mức nước
(cạn tắt, đầy bơm). Hai bơm này hoạt động luân phiên, có nhiệm vụ chuyển nước qua
bể kỵ khí.
(2) Bể kỵ khí:
Tại bể kỵ khí, dưới tác dụng của các vi sinh vật kỵ khí phân giải các chất hữu cơ thành
CH4, CO2, NH3, H2S, … Bể kỵ khí có các vai trò:
+ Phân hủy các chất hữu cơ, giảm nồng độ BOD, N, P cho các công trình xử lý phía
sau.
+ Tăng hiệu quả xử lý N, P trong quy trình xử lý.
+ Phân giải các chất hữu cơ thành các chất dễ phân hủy khi chuyển qua bể hiếu khí.
Sau đó nước tràn lên bể lọc kỵ khí, qua các lớp cát - than - đá trước khi sang bể
thiếu/hiếu khí.

27
(3) Bể hiếu khí:
Bể thiếu khí, hiếu khí được chia làm 2 khu vực: khu vực thiếu khí sục khí ít, bể hiếu khí
sục khí nhiều.
-Khu vực thiếu khí có vai trò tăng cường khả năng khử Nitơ nhằm đảm bảo nước thải
đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy trình. Bùn hoàn lưu từ bể lắng về bể thiếu khí sẽ tạo
thành dòng cung cấp nitrat cùng cơ chất là nước thải từ bể kỵ khí sang. Vi sinh thiếu
khí sẽ sử dụng các chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải và oxy trong ion nitrit, nitrat
cho quá trình tổng hợp tế bào và gia tăng sinh khối. Nhờ đó, các ion nitrit, nitrat bị khử
thành N2.
-Tại khu vực hiếu khí, dưới sự cung cấp oxy không khí từ hai máy thổi khí chạy luân
phiên trong nhà điều hành, các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trưởng và phát triển sinh khối
nhờ vào quá trình tiêu thụ các chất hữu cơ ô nhiễm. Bể có bố trí giá thể để vi sinh sinh
trưởng và phát triển, làm tăng nồng độ sinh khối, từ đó nâng cao hiệu quả xử lý. Cụ thể
quá trình như sau:
+ Không khí được đưa vào bằng máy thổi khí, lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn
được duy trì trong khoảng 2 – 4 mg/L nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh
vật sống tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Tại đây các chất hữu cơ ô nhiễm được vi
sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn để tạo nên tế bào mới. Sản phẩm của quá trình
này chủ yếu là CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật. Trong quá trình phân hủy chất hữu
cơ, vi sinh vật cũng tiêu tốn một lượng nhỏ Nito và Photpho. Do đó, hỗn hợp NPK cũng
được bơm vào tại đây để cung cấp cơ chất cho vi sinh phát triển.
(4) Bể lắng:
Tại bể lắng, bùn sinh học sẽ được lắng lại tại đây còn nước tiếp tục chảy qua máng thu
nước sang bể trung gian. Phần bùn tại bể lắng sẽ được chia thành hai dòng như sau:
- Dòng tuần hoàn trở lại bể thiếu khí để duy trì nồng độ sinh khối giúp quá trình khử
BOD, N đạt hiệu quả cao.
-Dòng bùn dư rất ít được xả vào bể chứa bùn. Định kỳ thuê xe hút hầm cầu đưa đi xử
lý theo quy định hoặc phơi khô làm phân bó cho cây trồng.
Dòng bùn được bơm tuần hoàn từ bể lắng về bể thiếu khí được bơm bằng bơm khí
nâng (Airlift Pump).
(5) Bể khử trùng
Sau khi qua bể lắng, phần nước trong tiếp tục qua bể khử trùng thông qua tiếp xúc với
chlorine chứa trong hộp khử trùng đặt trong bể khử trùng.

Câu : Xử lý nước thải trong công nghệ sản xuất đồ uống

Quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống


Việc xử lý nước thải thường được thiết kế và bố trí theo mạng lưới thoát nước riêng. Để tối ưu hoạt
động của hệ thống xử lý nước thải nên lắp đặt song chắn rác. Bởi nó loại bỏ tạp chất, rác thải và một
số hợp chất hưu có kích thước lớn lẫn trong nước thải. Đồng thời, tránh tình trạng tắc nghẽn khiến
cho hệ thống xử lý nước thải trong nhà máy sản xuất đồ uống. Từ đó, hệ thống hoạt động hiệu quả
hơn. Do không tốn kém điện năng và tăng chi phí bảo trì, bảo dưỡng.

28
Tại bể tiếp nhận
Nước thải đồ về bể tiếp nhận và được xử lý. Nước thải sản xuất được xử lý bằng việc sàng lọc rác thải
có kích thước lớn lẫn trong nước thải. Phía sau bể thu gom thường được bố trí lưới rác tinh. Bởi,
chúng giúp loại bỏ rác thải có kích thước nhỏ hơn.

Tại bể điều hòa


Nước thải chảy tràn xuống bể điều hòa. Tại bể điều hòa sẽ được trang bị máy khuấy trộn chìm để
trộn đều lượng nước thải và hợp chất hữu cơ có trong bể. Do đó, giúp ngăn ngừa hiện tượng lắng
cặn ở bề điều hòa sinh ra mùi hôi gây khó chịu. Sau đó, tiếp tục được bơm đến bể trung hòa.
Xử lý sinh học yếm khí tại bể UASB
Nước thải được bơm đến bể trung hòa để xử lý UASB. Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các
chất hữu cơ thành vô cơ ở dạng đơn giản và sinh ra khí biogas.

Xử lý sinh học hiếu khí tại bể sinh học MBBR


Xử lý sinh học hiếu khí không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống.
Nước thải sẽ được dẫn sang bể anoxic kết hợp với MBBR để xử lý tổng hợp. Chúng giúp khử BOD,
nitrat hóa, nguyên tử nito.. Trong suốt quá trình xử lý nước thải sản xuất nước giải khát tại bể hiếu
khí sinh ra một lượng oxy phụ vụ cho quá trình sục khí. Tại đây, sẽ tiết kiệm được 50% lượng oxy cần
cho quá trình nitrat hóa. Sau khi nước thải được xử lý tiếp tục theo dòng chảy sang bể lắng.

Tại bể lắng
Bùn được giữ nguyên tại đáy bể. Lượng nước thải tiếp tục được bơm ngược qua bể trung gian lên bể
lọc. Do đó, chúng giúp loại bỏ: sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính, hợp chất hữu cơ hòa tan và các
chất khó phân giải sinh học.

Tại bể khử trùng


Sau khi lắng bùn và xử lý sạch cặn bẩn trong nước thải, nước thải di chuyển trong ống trung tâm
xuống đáy bể theo chiều từ dưới lên trên. Sau đó, chúng chảy vào máng thu nước để tràn sang bể
khử khuẩn. Trong bể khử trùng, nước Javen sẽ được bơm vào theo đúng quy định. Liều lượng
khuyến cao để tiêu diệt các vi sinh vật và mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi xử lý nước
thải nhà máy sản xuất đồ uống, nước thải sẽ chảy về nguồn tiếp nhận.

Tại bể chứa bùn thải


Phần bùn dư tại bể lắng sinh học hoặc bùn rắn trong suốt quá trình vận hành sẽ được dẫn về bể
chứa bùn. Tại đây, chúng thực hiện quá trình ổn định bùn kỵ khí trong khoảng thời gian dài. Bởi,
chúng giúp giảm mùi hôi và tiêu diệt các nhân tố gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, bùn được đưa
vào máy ép bùn nhằm làm giảm thể tích bùn. Cuối cùng, bùn được đưa đi chôn lấp tại nơi quy định.

29

You might also like