You are on page 1of 28

1

Lời mở đầu
Thế giới hậu COVID đang đối mặt với nhiều thách thức do biến động địa
chính trị và tác động kinh tế, khiến các doanh nghiệp phải chuyển hướng để
tìm kiếm các cơ hội và thị trường chưa được khám phá và khai thác. Trong
đó, các doanh nghiệp gia đình đã nhận thức rằng niềm tin là tài sản quý giá,
là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp và là điểm khác biệt quan
trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh này, khái niệm niềm
tin đã thay đổi, và công thức mới để xây dựng niềm tin cũng được đưa ra.

Khảo sát Doanh nghiệp gia đình năm 2023 của PwC nhấn mạnh việc rút ngắn
“khoảng cách niềm tin” là chìa khóa để đảm bảo sự phát triển của các doanh
nghiệp gia đình trong tương lai. Các doanh nghiệp gia đình hiện đang gặp khó
khăn trong việc dành ưu tiên cho các yếu tố nền tảng để xây dựng niềm tin
với tất cả các bên liên quan, bao gồm cả công chúng.

Trong báo cáo này, chúng tôi chia sẻ một công thức mới giúp xây dựng niềm
tin, trong đó ưu tiên những gì quan trọng nhất đối với tất cả các bên liên quan,
bao gồm tính minh bạch, truyền thông và trách nhiệm giải trình. Từ đó, doanh
nghiệp có thể nâng cao uy tín, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo một tương lai
bền vững cho các doanh nghiệp gia đình.

Thông điệp từ cuộc khảo sát lần này rất rõ ràng: không chỉ thực hiện những
thay đổi có tính chất chuyển đổi để xây dựng niềm tin, các doanh nghiệp gia
đình cần phải thể hiện các giá trị của mình thông qua những nỗ lực cụ thể
và truyền đạt một cách rõ ràng với các bên liên quan, bao gồm khách hàng,
nhân viên, thành viên gia đình và cả công chúng nói chung.

Johnathan Ooi Siew Loke


Phó Tổng giám đốc
Lãnh đạo Dịch vụ Doanh nghiệp
Tư nhân và Gia đình
PwC Việt Nam

2 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Mục lục
04 Các doanh nghiệp gia đình
Việt Nam đang phải đối mặt
với ‘khoảng cách niềm tin’

09 Xây dựng niềm tin với các


bên liên quan
11 Khách hàng
15 Nhà đầu tư
16 Nhân viên
17 Thành viên gia đình

21 Hướng chuyển đổi mới cho


các doanh nghiệp gia đình để
xây dựng niềm tin

24 Giới thiệu về Khảo sát Doanh


nghiệp Gia đình của PwC
3
Phần
1
Các doanh nghiệp
gia đình Việt Nam
đang phải đối mặt
với ‘khoảng cách
niềm tin’

4 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng
trong bối cảnh nhiều biến động
Kết quả kinh doanh khởi sắc trong Tăng trưởng kinh doanh trong năm tài chính
năm 2022 vừa qua
Châu Á
So với kết quả khảo sát năm 2021, thời gian Việt Nam Thái Bình Toàn cầu
qua các doanh nghiệp gia đình (‘DNGĐ’) Việt Dương
Nam có kết quả tăng trưởng kinh doanh tốt
trong năm 2022, với 53% doanh nghiệp báo Khảo sát 53% 66% 71%
cáo sự tăng trưởng về doanh số (Mức tương năm 2023
ứng của tỷ lệ toàn cầu và khu vực Châu Á
Thái Bình Dương lần lượt là 71% và 66%). Khảo sát
33% 51% 55%
Trong đó 36% doanh nghiệp Việt Nam tham năm 2021
gia khảo sát cho biết họ đạt được mức tăng
trưởng hai con số.
Câu hỏi: Nhìn lại năm tài chính vừa qua, bạn có cho rằng doanh số
Nền kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn đang bán hàng của bạn đã đạt được mức tăng trưởng
trên đà tăng trưởng, tuy nhiên các DNGĐ
đang phải đối mặt với một số thách thức, thể
hiện qua các dự báo tương lai dưới đây.

Mục tiêu tăng trưởng kém lạc quan trong vòng hai năm tới
Trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, các DNGĐ Việt Nam đang bắt đầu điều chỉnh tham
vọng tăng trưởng của mình.

Cụ thể, chỉ khoảng 14% doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm tới, thấp hơn
một nửa so với kết quả 33% trong cuộc khảo sát DNGĐ Việt Nam trước đây của chúng tôi. Các
DNGĐ Việt Nam cũng chọn ưu tiên cải thiện năng lực kỹ thuật số và tái tư duy hoạt động kinh
doanh, cân nhắc việc thay đổi / điều chỉnh mô hình kinh doanh với ưu tiên hàng đầu là mở rộng sang
các thị trường mới trong vòng hai năm tới.

Theo đó, các DNGĐ đang cần tập trung vào thế mạnh của mình để thích nghi và phát triển. Và sức
mạnh đến từ các mối quan hệ, hay nói cách khác, việc xây dựng niềm tin với các bên liên quan là
cần thiết.

Tăng trưởng Tăng trưởng Tăng trưởng


của Việt Nam của Châu Á toàn cầu
Tham vọng tăng trưởng cho hai năm tới Thái Bình
Dương

Khảo sát năm 2023 14% 50% 64% 75% 77%

Khảo sát năm 2021 33% 42% 75% 87% 86%

Tăng trưởng nhanh Tăng trưởng đều


và mạnh mẽ

Câu hỏi: Điều nào sau đây mô tả đúng nhất tham vọng của công ty bạn trong hai năm tới?

5
DNGĐ thường được tin tưởng hơn
các doanh nghiệp khác
Tín nhiệm là một trong những lợi thế của DNGĐ
Mức độ tin tưởng cao đã và đang là một lợi thế cạnh tranh quan trọng giúp các DNGĐ khác biệt
với các doanh nghiệp khác. Báo cáo đo lường mức độ tín nhiệm của Elderman cho thấy các DNGĐ
được tin tưởng hơn các doanh nghiệp khác: điểm tín nhiệm của các DNGĐ cao hơn 12% so với các
doanh nghiệp khác nói chung.

Khái niệm về cách xây dựng niềm tin trong kinh doanh đang thay đổi một cách cơ bản và nhanh chóng.
Đối với tất cả mọi người, bao gồm cả khách hàng và nhân viên, các vấn đề như môi trường, xã hội và
quản trị (ESG) và sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) đã trở thành phép thử cho sự tín nhiệm.

Niềm tin của khách hàng là quan trọng

75%
nhất đối với DNGĐ
Các DNGĐ Việt Nam hiểu rằng xây dựng niềm tin
là vấn đề quan trọng. Khách hàng (75%), nhân viên số người được hỏi
(61%) và nhà đầu tư (61%) là những đối tượng quan
cho rằng sự tin
trọng nhất đối với DNGĐ để xây dựng niềm tin. Trong
đó, đạt được sự tin tưởng và lòng trung thành của
tưởng từ khách hàng
khách hàng là điều cốt yếu đối với bất kỳ doanh là điều cốt yếu.
nghiệp nào để thành công lâu dài.
Toàn cầu: 82%, Châu Á
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là niềm tin của các thành Thái Bình Dương: 79%
viên trong gia đình được xem là ít quan trọng hơn
(28%), thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn
cầu (63%) và Châu Á - Thái Bình Dương (54%).

Ít quan trọng
Các bên liên quan chính
hơn

Thành viên
Khách hàng Nhân viên Nhà đầu tư
gia đình

Việt Nam 75% 61% 61% 28%


Châu Á -
Thái Bình 79% 67% 47% 54%
Dương
Toàn cầu 82% 68% 40% 63%

Câu hỏi: Sự tin tưởng của các nhóm bên liên quan sau đây đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với
sự thành công của công ty bạn? (Cốt yếu)

6 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Tuy nhiên, DNGĐ hiện đối mặt với
vấn đề ‘khoảng cách niềm tin’
Có khoảng cách niềm tin giữa doanh nghiệp và các bên liên quan chính
Khảo sát của chúng tôi cho thấy các DNGĐ Việt Nam, cũng giống như các DNGĐ trên toàn cầu và
khu vực, đang phải đối mặt với sự thiếu hụt niềm tin. Cụ thể là, các DNGĐ đều đề cao sự tín nhiệm
của khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư, nhưng họ cho rằng doanh nghiệp chưa hoàn toàn giành
được niềm tin từ các bên liên quan chủ chốt này. Rõ ràng các DNGĐ cần phải thu hẹp khoảng cách
niềm tin giữa DNGĐ và các bên liên quan chính.

Sự tin tưởng của nhóm này là rất Chúng tôi hoàn toàn giành được
quan trọng đối với chúng tôi niềm tin từ nhóm này

75%

cách 61% cách biệt 61% cách biệt


biệt 11% 14%
43%
50%
47%

32%

Khách hàng Nhân viên Nhà đầu tư

Câu hỏi:
Sự tin tưởng của các nhóm bên liên quan sau đây đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty bạn?
Bạn cho rằng câu nào dưới đây mô tả đúng nhất mức độ tin tưởng của các bên liên quan đối với công ty bạn?

Mức độ tin tưởng thấp giữa các thành viên


trong gia đình
Khoảng

40%
Chúng ta không được bỏ qua tầm quan trọng của niềm tin
trong chính nội bộ DNGĐ. Khảo sát của chúng tôi cho thấy,
nhìn chung, khoảng 40% số người được hỏi thừa nhận mức
độ tin tưởng thấp giữa các thành viên trong gia đình, đặc
biệt là giữa thế hệ kế nghiệp (NextGen) và thế hệ đương số người được hỏi
nhiệm; và giữa các thành viên hội đồng quản trị với những thừa nhận mức độ
người khác. tin tưởng thấp giữa
các thành viên trong
Để đạt được sự tin tưởng trong nội bộ, các thế hệ cần hợp
tác chặt chẽ với nhau trong việc thiết lập cấu trúc quản trị gia
gia đình.
đình và thông lệ trong hoạt động kinh doanh nhằm chuyên
nghiệp hóa DNGĐ.
7
Góc nhìn từ lãnh đạo
Doanh nghiệp Gia đình
Xây dựng niềm tin đa bên rất quan trọng
và việc chuẩn bị cho kế hoạch chuyển
giao là thiết yếu đối với doanh nghiệp
gia đình Việt Nam.

Ông Phạm Đình Đoàn


Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Holdings, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp
Gia đình Việt Nam và Phó chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ

Ông Phạm Đình Đoàn là một doanh nhân tiêu Ông Đoàn cũng tin rằng các doanh nghiệp Việt
biểu và là Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Holdings. Nam nên ưu tiên thực hành ESG vì đây là xu hướng
Công ty được thành lập vào năm 1993 và được phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Ông lưu
đánh giá cao trong ngành kinh doanh và phân ý rằng các đối tác quốc tế và các thị trường xuất
phối sản phẩm tiêu dùng. Thông qua sự hợp khẩu lớn thường coi trọng việc bảo vệ môi trường,
tác thành công với nhiều tập đoàn toàn cầu, sức khỏe và quyền của người lao động, tuân thủ
Tập đoàn đã tạo dựng được danh tiếng về sự tín thượng tôn pháp luật, minh bạch… Do đó, các
nhiệm và phát triển trong hoạt động kinh doanh. doanh nghiệp Việt Nam nên nắm bắt và thiết lập
Bất chấp những thách thức do đại dịch gây ra, một tiến trình chuyển đổi cho phù hợp.
Tập đoàn vẫn tiếp tục phát triển, một phần nhờ
Nói đến niềm tin giữa các thành viên trong gia đình,
vào niềm tin mà Tập đoàn đã xây dựng và nuôi
ông Đoàn cho rằng các doanh nghiệp gia đình Việt
dưỡng trong nhiều năm. Niềm tin chính là một
Nam nên áp dụng tư duy công ty cổ phần, minh
yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng và mở
bạch và có cấu trúc quản trị gia đình để tạo dựng
rộng không ngừng của Tập đoàn.
niềm tin. Ông nhìn nhận giữa thế hệ đương nhiệm
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tạo dựng và kế nhiệm như sau: “Là Chủ tịch Hội đồng Doanh
niềm tin, ông Đoàn chia sẻ: “Môi trường kinh nghiệp Gia đình Việt Nam, tôi nhận thấy nhiều
doanh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp gia doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam đang thực sự
đình phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tạo dựng đối mặt với thách thức lớn trong việc hoạch định
niềm tin với nhiều bên liên quan. Họ không chỉ người kế nhiệm do sự khác biệt về tính cách và tư
bao gồm khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư duy giữa các thế hệ. Nếu không có một kế hoạch
mà còn bao gồm các thành viên gia đình, đối tác chuyển giao phù hợp, khi những sự kiện khẩn cấp
kinh doanh và xã hội. Niềm tin được xây dựng bất ngờ xảy ra, có thể dẫn đến sự suy yếu của
dựa trên “cái thật” của doanh nghiệp bằng cách doanh nghiệp và mất mát cho xã hội. Tôi nghĩ cần
thực hiện những gì đã hứa và đề cao các giá phải đào tạo cả người chuyển giao lẫn người kế
trị như tính chuyên nghiệp, minh bạch, đạo đức nghiệp về kế hoạch chuyển giao. Nó đòi hỏi sự kiên
và tôn trọng quyền của người lao động.” Chính nhẫn, nỗ lực, chia sẻ giá trị của các nhà lãnh đạo
cam kết của Tập đoàn đối với các giá trị này đã thế hệ đương nhiệm và đối xử bình đẳng với những
dẫn đến quan hệ lâu dài với các đối tác. “Cho người kế nhiệm.” Ông khuyên các nhà lãnh đạo thế
đến nay, chúng tôi chưa bao giờ để mất bất kỳ hệ đương nhiệm nên suy nghĩ về các lựa chọn kế
đối tác kinh doanh nào, kể cả những đối tác mà nhiệm bao gồm chuyển giao vai trò quản lý doanh
chúng tôi đã cộng tác từ năm 1995. Các đối tác nghiệp cho con cái hoặc người ngoài để bảo vệ sự
kinh doanh lâu năm còn bày tỏ mong muốn tiếp phát triển bền vững của doanh nghiệp gia đình.
tục mối quan hệ và thậm chí còn đề nghị hỗ trợ
và đào tạo cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo, thể
hiện cam kết mạnh mẽ trong quan hệ đối tác”,
ông chia sẻ thêm.
8 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Phần
2
Xây dựng niềm tin
với các bên liên quan

9
Đặt nền móng cho niềm tin

Để thu hẹp khoảng cách niềm tin, các DNGĐ


cần nắm bắt nhu cầu của các bên liên quan và
ưu tiên các nền tảng cơ bản để xây dựng niềm
tin với từng bên. DNGĐ cũng cần lưu ý rằng các
bên liên quan khác nhau có thể có những kỳ
vọng khác nhau, vì thế cách xây dựng niềm tin
cũng có thể khác nhau.

Để xây dựng được niềm tin, các DNGĐ cần phải


làm tốt hơn nữa trong hành động lẫn truyền
thông. Mục tiêu là thể hiện nỗ lực với các bên
liên quan và truyền tải thông điệp một cách
nhất quán.

Điều này đặc biệt quan trọng khi nói đến chủ đề phát
triển bền vững. Chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp
tư nhân và gia đình có thể dẫn đầu trong hành trình
hướng đến một tương lai bền vững hơn. Điều này đòi
hỏi tính minh bạch và sự hợp tác lâu dài.

Nội dung tiếp theo sẽ thảo luận sâu hơn về việc


xây dựng niềm tin của DNGĐ với bốn bên liên
quan chủ chốt để đảm bảo sự phát triển và
thành công trong tương lai.

Khách hàng Nhà đầu tư

Thành viên
Nhân viên gia đình

10 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Xây dựng niềm tin với Khách hàng
Các DNGĐ đã tích cực nỗ lực đáp ứng mong đợi của khách hàng

“Khách hàng là thượng đế” là câu châm ngôn của tất cả doanh nghiệp, cho dù đó là B2B hay B2C.
Và niềm tin của khách hàng là điều cốt lõi. Khảo sát CEO Toàn cầu của PwC cho thấy rằng sau yếu
tố điều kiện thị trường, mức độ tin tưởng của khách hàng là yếu tố quyết định lớn nhất tiếp theo để
tạo nên sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh.

Sự hài lòng của khách hàng là một trong những mục tiêu kinh doanh hàng đầu
Các DNGĐ tại Việt Nam đặc biệt đề cao yếu tố niềm tin của khách hàng. Đồng thời, họ cũng thừa
nhận về khoảng cách niềm tin hiện hữu (xem Trang 7).

Nhìn nhận tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin từ khách hàng, các DNGĐ đã đặt sự hài lòng
của khách hàng làm mục tiêu kinh doanh hàng đầu (86%), bên cạnh mục tiêu doanh thu và lợi nhuận.

Con số này cao hơn đáng kể so với toàn cầu (77%) và Châu Á Thái Bình Dương (76%)

Các mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp (bên cạnh doanh thu và lợi nhuận)

Việt Nam Châu Á - Thái


Toàn cầu
Bình Dương

Sự hài lòng của


khách hàng
77% 76%

Tăng trưởng 67% 68%

Tác động môi trường 31% 24%

Quản trị 24% 30%

Tác động xã hội 24% 25%

Đa dạng và hòa nhập 9% 9%

Không điều nào trong


số trên
4% 4%

Câu hỏi: Ngoài doanh thu và lợi nhuận, các mục tiêu và chỉ tiêu nào sau đây
được doanh nghiệp ưu tiên?…

Cùng với việc chú trọng vào sự hài lòng của khách hàng,
các DNGĐ Việt Nam cũng thể hiện trách nhiệm giải trình
83%
số DNGĐ tại Việt Nam
đối với khách hàng. 83% số người được hỏi cho rằng đạt
hiện đo lường / giám sát
được lợi nhuận là quan trọng nhưng không nên đánh đổi
bằng chi phí của khách hàng.
tiến độ hoàn thành so
với mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, cùng tỷ lệ số người được hỏi cho biết họ theo dõi
tiến bộ đạt được so với mục tiêu. Điều này cho thấy mức Toàn cầu: 82%,
độ cam kết cao để xây dựng niềm tin với khách hàng. Châu Á - Thái Bình Dương: 80%

11
Xây dựng niềm tin với Khách hàng
(tiếp theo)
Vẫn còn nhiều điều cần làm để đạt được sự tin tưởng của khách hàng…

96%
Khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến
các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị
(ESG)
Theo Khảo sát Thói quen tiêu dùng năm 2023 của PwC, người tiêu dùng được
hơn 90% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả khảo sát tại Việt Nam
nhiều hơn cho các sản phẩm được sản xuất có đạo đức, cho biết họ sẵn sàng chi
bền vững, mang tính địa phương hoặc có chuỗi cung trả nhiều hơn cho sản
ứng minh bạch. Điều này là do sự thay đổi mạnh mẽ phẩm của các công ty
về nhân khẩu học khi hầu hết khách hàng và nhân viên
có đạo đức kinh doanh.
ngày nay thuộc thế hệ Gen Y (Millennials) và thế hệ Gen
Z, những người có giá trị khác với giá trị của thế hệ trước Nguồn: Khảo sát thói quen tiêu
như Baby Boomers.
dùng 2023 của PwC
Đây là lúc các DNGĐ Việt Nam cần nắm bắt cơ hội và
chuyển trọng tâm, nguồn lực vào ESG.

Tái ưu tiên ESG để nắm bắt các cơ hội xanh


Không chỉ tích cực lắng nghe khách hàng, các DNGĐ cần chứng tỏ họ có thể đáp ứng được kỳ vọng
của khách hàng, vượt ra ngoài các yêu cầu cơ bản về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Khảo sát cho
thấy các DNGĐ Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị
(ESG) và sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI).

Khi được yêu cầu xếp hạng năm ưu tiên hàng đầu trong hai năm tới, DNGĐ xếp ESG va DEI hạng ưu tiên thấp:

Chỉ 17% số người được hỏi Chỉ 6% chọn cải thiện kết Không ai chọn giảm phát
chọn tăng cường trách nhiệm quả thực hiện liên quan đến thải carbon của tổ chức
xã hội của tổ chức; và tính đa dạng và hòa nhập và hỗ trợ cộng đồng địa
phương

12 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Xây dựng niềm tin với Khách hàng
(tiếp theo)
… thông qua sự minh bạch và nhất quán trong truyền thông

Niềm tin được xây dựng thông qua giao tiếp cởi mở và trung thực, trong khi tính nhất quán tạo ra
cảm giác đáng tin cậy. Bằng cách minh bạch về các hoạt động kinh doanh và duy trì chất lượng
nhất quán trong các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, các DNGĐ có thể tạo nền tảng vững chắc để
xây dựng niềm tin với khách hàng. Và điều này có thể mang lại thành công lâu dài.

Truyền thông về mục đích kinh DNGĐ đang truyền thông về mục đích kinh doanh
doanh của doanh nghiệp… như thế nào:
Châu Á
Các giá trị gia đình đằng sau một doanh Việt Nam Toàn cầu Thái Bình
Dương
nghiệp thường được coi là điểm khác
Được truyền thông với bên
biệt chính của DNGĐ so với các doanh ngoài một cách chủ động 50% 41% 37%
nghiệp khác. và thường xuyên
Được truyền thông với các
89% số người được hỏi khẳng định thành viên gia đình một cách 41% 36% 31%
chủ động và thường xuyên
doanh nghiệp của họ đã đặt ra những
mục đích rõ ràng. Tuy nhiên, chỉ một Được lập thành văn bản/
31% 46% 42%
được công bố trên trang web
nửa tích cực truyền thông với công
chúng về mục đích của doanh nghiệp, Q. Tuyên bố nào đúng với mục đích của doanh nghiệp (trong số các doanh
trong khi chưa đến một nửa truyền đạt nghiệp cho biết có mục đích cụ thể)

với các thành viên trong gia đình và chỉ


khoảng một phần ba công khai trên
trang web của doanh nghiệp.

…và thực hiện những gì doanh Chỉ

34%
nghiệp đã cam kết
Khách hàng và các bên liên quan
khác tin tưởng rằng các DNGĐ thực
hiện đúng lời hứa của họ. Mặc dù số người được hỏi cho
các DNGĐ đặt ưu tiên và tích cực đo biết doanh nghiệp thường
lường sự hài lòng của khách hàng, xuyên trao đổi thông tin
nhưng họ cũng cần cho khách hàng về kết quả thực hiện các
thấy hành động của mình.
mục tiêu phi tài chính đã
Truyền thông về hiệu quả thực hiện đối xác lập.
với các mục tiêu phi tài chính đã xác
lập là cách để doanh nghiệp chứng Toàn cầu: 37%
minh với khách hàng. Tuy nhiên, chỉ Châu Á - Thái Bình Dương: 35%
mới có 34% doanh nghiệp cho biết họ
đang làm việc này thường xuyên.

13
Việc báo cáo các mục tiêu phi tài chính liên quan
đến ESG có thể phức tạp. Tuy nhiên, các DNGĐ
có thể bắt đầu từng bước nhỏ bằng cách tập
trung vào các vấn đề ESG chính có liên quan
đến ngành và các bên liên quan. Ví dụ, doanh
nghiệp có thể chia sẻ về cách họ bảo vệ quyền
riêng tư dữ liệu, vốn là vấn đề mà người tiêu
dùng đang rất quan tâm. Hoặc, DNGD có thể
chia sẻ về các hoạt động trách nhiệm xã hội /
từ thiện mà theo khảo sát của chúng tôi cho
thấy, hiện có 72% DNGĐ đang thực hiện những
hoạt động này.

Nguyễn Hoàng Nam


Phó Tổng Giám đốc,
Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn ESG,
Dịch vụ Kiểm toán và Đảm bảo
PwC Việt Nam

14 | Báo
Báocáo
cáoKhảo
Khảosát
sátDoanh
Doanhnghiệp
nghiệpGia
Giađình
đìnhViệt
ViệtNam
Namnăm
năm2023
2023
Xây dựng niềm tin với Nhà đầu tư

Để đáp ứng kỳ vọng của các nhà …doanh nghiệp cần cân đối các KPI
đầu tư… ngắn hạn
Các nhà đầu tư chia sẻ những giá trị và mục Trong hai năm tới, các DNGĐ Việt Nam ưu
tiêu tương đồng với doanh nghiệp có thể tiên cải thiện năng lực kỹ thuật số (58%) và
cung cấp khả năng tiếp cận vốn, chuyên tái tư duy hoạt động kinh doanh, cân nhắc
môn và trách nhiệm giải trình để giúp doanh thay đổi/điều chỉnh mô hình kinh doanh
nghiệp phát triển và thành công. Do đó, sự (50%). Cả hai tỷ lệ này đều cao hơn nhiều so
tin tưởng của nhà đầu tư là rất quan trọng đối với mức trung bình toàn cầu và khu vực.
với sự thành công của doanh nghiệp.
Các DNGĐ đã tập trung vào phát triển sản
Khảo sát Nhà đầu tư toàn cầu của PwC cho phẩm và dịch vụ, nắm bắt nhu cầu của khách
thấy các nhà đầu tư xem đổi mới sáng tạo và hàng, thu hút và giữ chân nhân tài. Tuy nhiên,
hiệu quả tài chính là hai lĩnh vực ưu tiên nhất họ thừa nhận ít tập trung vào ESG và đổi mới
đối với các doanh nghiệp. sáng tạo/nghiên cứu & phát triển.

Trong 5 năm tới, để đối phó với tình trạng Sự mất cân đối giữa các KPI ngắn hạn và việc
biến đổi khí hậu và các mối đe dọa an ninh đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư (bao gồm
mạng ngày càng tăng, các nhà đầu tư tin những kỳ vọng liên quan đến ESG) có thể làm
rằng các doanh nghiệp cần cải thiện năng lực ảnh hưởng đến sự thành công dài hạn.
quản lý biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo và
công bố báo cáo về những nỗ lực này.
Châu Á -
Các ưu tiên chính trong hai năm tới Việt Nam Toàn cầu Thái Bình
Dương
Cải thiện năng lực số 44% 43%
Tái tư duy hoạt động kinh doanh – thay đổi/điều chỉnh mô hình
kinh doanh 34% 37%
Mở rộng sang thị trường mới hoặc phân khúc khách hàng mới 51% 55%
Bảo vệ hoạt động kinh doanh cốt lõi – trang trải chi phí/tồn tại 44% 53%
Gia tăng khách hàng trung thành 42% 40%
Tăng cường hợp tác với các công ty hoặc các tổ chức khác 20% 23%
Nâng cao sự tin tưởng của nhân viên 32% 30%
Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới 41% 43%
Tăng cường đầu tư vào đổi mới sáng tạo và nghiên cứu & phát triển 27% 28%
Giảm sự phụ thuộc theo chuỗi giá trị 17% 14%
Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 15% 12%
Theo đuổi các giao dịch mua bán hoặc sáp nhập mang tính
chiến lược
26% 24%
Tăng cường đa dạng hóa 11% 11%
Giảm phát thải carbon của tổ chức 0% 20% 12%

Câu hỏi: 5 ưu tiên HÀNG ĐẦU của doanh nghiệp trong hai năm tới, nếu có, gồm những gì?…

15
Xây dựng niềm tin với Nhân viên

Củng cố niềm tin nội bộ


Niềm tin phải được xây dựng từ bên trong. Và doanh nghiệp sẽ không được khách hàng tin tưởng
nếu không được nhân viên tin tưởng. Theo Khảo sát Tương lai của việc làm và kỹ năng của PwC, các
công ty tích cực tạo cơ hội cho nhân viên trau dồi kỹ năng sẽ có khả năng đạt doanh thu cao hơn và
thường thành công hơn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài.

Các DNGĐ Việt Nam cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin với nhân viên. Điều này
thể hiện qua việc có tới 50% doanh nghiệp tin rằng họ đã có được sự toàn tâm toàn ý của nhân viên và
39% cho biết tăng cường niềm tin với nhân viên nằm trong 5 ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp trong
hai năm tới. Các doanh nghiệp này đã và đang nỗ lực xây dựng niềm tin với nhân viên, đặc biệt thông qua
các chương trình khuyến khích nhân viên và xây dựng văn hóa trách nhiệm giải trình.

Châu Á
Các hành động đang thực hiện Việt Nam Toàn cầu Thái Bình
Dương
Cung cấp các phúc lợi/ khuyến khích cho
nhân viên ở tất cả các cấp 33% 28%
Cấp quản lý khuyến khích văn hóa trách nhiệm
giải trình 43% 37%

Truyền thông minh bạch 34% 30%


Có quy trình nội bộ cho phép nhân viên kháng nghị
hoặc chất vấn quyết định của cấp quản lý 22% 19%

Ba yếu tố để xây dựng và duy trì niềm tin của nhân viên:

Mục đích và giá trị Cam kết với ESG Trách nhiệm giải trình
Các DNGĐ thường rất Theo Khảo sát lực lượng Thiết lập cơ chế trách
thành công trong việc lao động toàn cầu của nhiệm giải trình cho phép
truyền đạt các mục đích và PwC, hơn một nửa số nhân viên lên tiếng về các
giá trị của mình, với 89% người được hỏi cho biết họ mối quan tâm của họ là
số người được hỏi cho biết kỳ vọng chủ lao động phải cách hữu hiệu để giúp xây
họ có mục đích rõ ràng và minh bạch về tác động môi dựng niềm tin. Theo kết
59% khẳng định thông điệp trường của doanh nghiệp quả khảo sát, khoảng 47%
đang được truyền đạt tới và các chỉ số DEI. số người được hỏi cho biết
các bên liên quan nội bộ. các lãnh đạo doanh nghiệp
Tuy nhiên, hiện chỉ có 34% thường khuyến khích trách
DNGĐ Việt Nam thường nhiệm giải trình trong
xuyên trao đổi thông tin doanh nghiệp.
về kết quả thực hiện các
mục tiêu phi tài chính đã Tuy nhiên, hiện chỉ có 17%
xác lập. doanh nghiệp có quy
trình nội bộ cho phép
nhân viên bày tỏ mối
quan tâm, lo ngại.
16 | Báo
Báocáo
cáoKhảo
Khảosát
sátDoanh
Doanhnghiệp
nghiệpGia
Giađình
đìnhViệt
ViệtNam
Namnăm
năm2023
2023
Xây dựng niềm tin với
Thành viên trong gia đình

Niềm tin trong nội bộ gia đình chưa thực sự


được chú trọng
Trong kinh doanh gia đình, sự tin tưởng trong nội bộ gia
đình là rất quan trọng. Thật vậy, DNGĐ đặc biệt ở chỗ các
thành viên trong gia đình không chỉ làm việc cùng nhau Chỉ

28%
mà còn chia sẻ lịch sử, giá trị và tầm nhìn về tương lai của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, tất cả điều này thường được
xem là lẽ đương nhiên.

Theo kết quả khảo sát, 40% thừa nhận rằng mức độ tin số người được hỏi cảm
tưởng thấp giữa một số nhóm thành viên trong gia đình thấy việc được các thành
nhưng chỉ gần một phần ba xem việc được các thành viên
viên trong gia đình tin
trong gia đình tin tưởng là điều cần thiết. Kết quả này thấp
hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu (63%) và khu vực
tưởng là điều cần thiết
Châu Á - Thái Bình Dương (54%). Toàn cầu: 63%
Khi các thành viên trong gia đình không tin tưởng lẫn nhau Châu Á - Thái Bình Dương: 54%
sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn, thiếu gắn kết và có thể dẫn đến
thất bại trong kinh doanh. Điều này có thể giải thích kết quả
64% số người được hỏi chia sẻ rằng xung đột gia đình trong
doanh nghiệp hay xảy ra, cao hơn nhiều so với mức trung
bình toàn cầu (30%) và Châu Á - Thái Bình Dương (29%).

Các chủ doanh nghiệp cần nhận ra tầm quan trọng của việc
xây dựng và duy trì niềm tin nội bộ gia đình, vì đây là yếu tố
then chốt cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.

Tăng cường sự tin tưởng thông qua cơ cấu quản


trị chính thức và trao đổi thông tin minh bạch

50%
Các DNGĐ cần tạo ra một hệ thống rõ ràng cho phép các
thành viên trong gia đình thảo luận cởi mở và quản lý các
xung đột trong gia đình. Điều này có thể được thực hiện
thông qua: số người được hỏi tin
rằng doanh nghiệp của
• Cấu trúc quản trị chính thức: Một tín hiệu tích cực đó
là có tới 83% số người được hỏi cho biết đã áp dụng
họ có cơ cấu trúc quản
một số chính sách quản trị trong doanh nghiệp. Tuy trị rõ ràng.
nhiên, chỉ một nửa cho rằng họ có cơ cấu quản trị rõ
Toàn cầu: 65%
ràng. Vẫn còn nhiều điểm DNGĐ cần cải thiện, chẳng
Châu Á - Thái Bình Dương: 61%
hạn như cần xây quy tắc/giao thức tương tác trong gia
đình (28%) và cơ chế giải quyết xung đột (25%).

• Thông tin minh bạch: Mức độ tương tác giữa các thành
viên trong gia đình khá cao nhưng chỉ 42% cho biết thông
tin liên quan được chia sẻ một cách minh bạch và kịp thời
giữa các thành viên trong gia đình (thấp hơn so với mức
trung bình 65% trên toàn cầu và 58% ở khu vực). 17
Xây dựng niềm tin với
Thành viên trong gia đình (tiếp theo)

Cần sẵn sàng để chuyển giao


Khi được hỏi về mức độ tin tưởng giữa các thành viên trong
gia đình, 42% cho biết giữa Thế hệ kế nghiệp và Thế hệ
đương nhiệm có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. 42%
Trên thực tế, Khảo sát về Thế hệ kế nghiệp năm 2022 tại số người được hỏi cho
Việt Nam của PwC cho thấy 61% Thế hệ kế nghiệp cảm biết có mức độ tin
thấy khó khăn trong việc chứng tỏ bản thân như một nhà
lãnh đạo mới, chủ yếu xuất phát từ 2 lý do: Thế hệ đương
tưởng thấp hơn giữa Thế
nhiệm chưa sẵn sàng chuyển giao (42%); và Thế hệ kế nhiệm hệ kế nghiệp và Thế hệ
gặp khó khăn trong việc khám phá thế mạnh, đam mê của đương nhiệm.
bản thân (42%).
Toàn cầu: 26%
Sự phân chia thế hệ này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình Dương: 34%
chuẩn bị cho Thế hệ lãnh đạo kế nghiệp tham gia vào công
việc kinh doanh của gia đình.

Khác biệt về giá trị và kỳ vọng giữa Thế hệ đương nhiệm và


Thế hệ kế nghiệp có thể khiến doanh nghiệp không thể xây
dựng giá trị lâu dài tồn tại qua nhiều thế hệ.

Cùng nhau nỗ lực xây dựng niềm tin


Bằng cách cùng nhau giải quyết các vấn đề dẫn đến sự
thiếu tin tưởng lẫn nhau, hai thế hệ có thể phát triển sự
hiểu biết tốt hơn về quan điểm và thế mạnh của nhau, từ
đó giúp cho công việc kinh doanh gia đình trở nên hài hòa
hơn và thành công hơn. Kết quả khảo sát cho thấy có hai
lĩnh vực trọng tâm cần được quan tâm:

• Làm rõ vai trò và trách nhiệm: 53% số người được


hỏi cho biết doanh nghiệp có đề ra vai trò và trách
nhiệm rõ ràng đối với những người tham gia điều hành
doanh nghiệp. Việc xác định rõ ràng vai trò và trách
nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình có thể giúp
giảm thiểu hiểu lầm và xung đột.

• Thiết lập các giá trị và mục tiêu chung: 53% số người
được hỏi đồng ý rằng tất cả các thành viên gia đình
tham gia vào hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh
đều có đồng quan điểm và cùng ưu tiên liên quan đến
hướng phát triển của doanh nghiệp. Các thành viên của
hai thế hệ có thể cùng nhau xác định các giá trị và mục
tiêu chung. Điều này có thể giúp hình thành ý thức về
mục đích và tầm nhìn chung cho doanh nghiệp.

18 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Các thành viên thuộc Thế hệ kế nghiệp sở hữu
những kỹ năng quý giá có thể mang lại lợi ích
cho DNGĐ. Tầm quan trọng ngày càng gia
tăng của các yếu tố ESG như một yêu cầu kinh
doanh mang đến cơ hội mới cho Thế hệ kế
nghiệp chứng minh giá trị của bản thân và thúc
đẩy sự thành công bền vững của doanh nghiệp.

Khảo sát về Thế hệ kế nghiệp tại Việt Nam


của chúng tôi cho thấy Thế hệ kế nghiệp ngày
càng nhận thức rõ hơn về ESG. Do đó, việc tập
trung vào ESG như một động lực tăng trưởng
kinh doanh sẽ góp phần mang đến thành công
trong tương lai cho các DNGĐ Việt Nam.

Hoàng Việt Cường


Giám đốc, Dịch vụ Doanh
nghiệp Tư nhân và Gia đình
PwC Việt Nam

19
Góc nhìn từ lãnh đạo
Doanh nghiệp Gia đình
Thúc đẩy và củng cố niềm tin từ bên trong
là nền tảng để Doanh nghiệp Gia đình xây
dựng và đón nhận niềm tin từ bên ngoài.

Ông Đỗ Tiến Dũng


Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Indevco

Ông Đỗ Tiến Dũng là Chủ tịch kiêm Tổng Giám Điều này rất quan trọng để gia đình cùng lèo lái
đốc Tập đoàn Indevco. Tập đoàn Indevco được doanh nghiệp tiến về phía trước.” Ông Dũng tin
ông Đỗ Thành Trung, là bố của ông Dũng, thành rằng sự liên kết, đồng thuận trong gia đình sẽ ảnh
lập năm 1996, đến nay đã hoạt động trong nhiều hưởng đến cách thức doanh nghiệp gia đình xây
lĩnh vực như dịch vụ cảng biển, sản xuất kính, dựng niềm tin với các bên khác như khách hàng,
công viên nghĩa trang và bất động sản. Ông nhân viên, đối tác v.v.
Dũng đã tham gia vào hoạt động kinh doanh
Theo ông Dũng, việc tạo dựng niềm tin trong xã
của gia đình từ năm 2010 - phụ trách mảng kinh
hội cũng rất quan trọng với doanh nghiệp gia đình
doanh kính và sau đó giữ chức vụ Tổng Giám đốc
mà theo đó doanh nghiệp cần phải hoạt động
của Công ty Kính nổi Chu Lai từ 2016 đến 2018.
theo hướng có lợi cho cộng đồng. Thực hiện theo
Vì thế, ông Dũng đã được chuẩn bị sẵn sàng cho
kim chỉ nam này, Tập đoàn đã có những thay đổi
vai trò lãnh đạo Tập đoàn hiện tại sau khi được
trong cách thức đóng góp cho xã hội. Khác với
chuyển giao vào năm 2019.
các hình thức đóng góp truyền thống như quyên
Xây dựng niềm tin trong nội bộ gia đình, đặc biệt góp từ thiện trước đây, trong những năm gần đây
giữa thế hệ kế nhiệm và các thế hệ đi trước, là Indevco tập trung vào các khoản đầu tư mang lại
điều cốt lõi để bảo vệ sản nghiệp của gia tộc qua giá trị bền vững tại địa phương. Ông Dũng chia sẻ:
thời gian. Ông Dũng chia sẻ: “Khi chuyển giao “Các bậc cha chú thường thực hiện trách nhiệm
thế hệ, giá trị cốt lõi thời kỳ đầu của người sáng của doanh nghiệp qua việc đóng góp từ thiện vào
lập có thể sẽ không được tiếp thu hoàn toàn bởi cộng đồng, giúp đỡ người nghèo, xây đường xá,
người kế nghiệp hoặc không phù hợp trong bối trường học v.v. Tuy nhiên, thế hệ tôi ngày nay xem
cảnh kinh doanh mới ở thế hệ tiếp quản. Để quá việc đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho địa
trình chuyển giao được thành công, thế hệ sáng phương là một phần đóng góp có giá trị lâu dài
lập và kế nhiệm lẫn các thành viên trong gia đình cho đất nước, xã hội”.
cần thẳng thắn chia sẻ về việc xây dựng các giá
Indevco đã đầu tư xây dựng nhà máy tại các địa
trị và mục đích chung, vai trò và trách nhiệm của
phương như Quảng Nam, Ninh Bình, Thái Nguyên, tạo
các thành viên gia đình.
việc làm với mặt bằng lương cao, khuyến khích người
dân quay về địa phương làm việc thay vì làm việc tha
phương. Những thay đổi này cũng có tác động tích
cực đến suy nghĩ của người dân địa phương. Thay vì
dựa vào sự hỗ trợ thiện nguyện của các doanh nghiệp
hoặc chính phủ, người dân đã bắt đầu nhận ra tầm
quan trọng của việc đầu tư phát triển cá nhân để tự
chủ hơn trong cuộc sống của mình.

20 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Phần
3
Hướng chuyển đổi
mới cho các doanh
nghiệp gia đình để
xây dựng niềm tin

21
Công thức mới để xây dựng niềm tin
Công thức mới để xây dựng niềm tin

Xây dựng niềm tin ngày nay đòi hỏi một cách tiếp cận mang tính chuyển đổi
Thật may niềm tin là hữu hình và có thể được xây dựng một cách có hệ thống. Tuy nhiên nếu các
DNGĐ muốn bảo vệ lợi thế dựa trên niềm tin thì cần phải chuyển đổi - một thực tế mà nhiều nhà
lãnh đạo doanh nghiệp vốn đã nhận biết.

Để bảo vệ di sản gia đình, các DNGĐ cần mở rộng trọng tâm và làm quen với cách tiếp cận mới
mang tính chuyển đổi để xây dựng niềm tin.

Công thức mới để xây dựng niềm tin

Doanh nghiệp cần đạt Doanh nghiệp cần làm gì để Doanh nghiệp cần gì
được sự tin tưởng của đạt được sự tin tưởng? để giúp đạt được sự tin
những ai? tưởng?
Các kỳ vọng ngày càng cao:
Thành phần các bên liên Bộ công cụ đã có sự
quan đã được mở rộng, thay đổi:
bao gồm:

Dịch vụ/ sản phẩm Báo cáo hàng năm của


Khách hàng
tuyệt vời chủ sở hữu

Nhận diện thương hiệu/


Nhà đầu tư Website
lịch sử thương hiệu

Nhân viên

Mục đích được xác


Gia đình Truyền thông xã hội
định rõ ràng

Cam kết về ESG và Lên tiếng về các vấn


DEI đề xã hội

Hành động để thực


Công chúng Truyền thông minh
hiện cam kết
bạch và hiệu quả

Nguồn: Phân tích của PwC

22 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Ba hành động để xây dựng niềm tin

Doanh nghiệp cũng cần chuyển các cam kết “đóng góp” lâu dài cho xã hội thông qua hoạt động từ
thiện thành những hành động cụ thể, có thể quan sát được, tập trung vào những điều quan trọng
nhất đối với các bên liên quan trên phạm vi rộng hơn. Điều này có nghĩa là các DNGĐ sẽ cần phải
thay đổi chính sách và thực tiễn, xem xét lại các ưu tiên và truyền đạt những thay đổi đó tới tất cả
các bên liên quan và giữa các thế hệ. Doanh nghiệp cần tập trung vào ba hành động ưu tiên sau:

1
Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hai chiều với các bên liên
quan
Có thể nói rằng các DNGĐ có những lý tưởng rất mạnh mẽ, tuy nhiên điều này
chưa đủ. Các DNGĐ cần phải mô hình hóa những lý tưởng đó trong mối quan
hệ với các bên liên quan cả nội bộ và bên ngoài, bắt đầu với một hệ thống nội
bộ công bằng để báo cáo hành vi sai trái và cơ chế phản hồi rõ ràng cho khách
hàng. Đây là những giải pháp hữu hình giúp xây dựng niềm tin.

Xây dựng niềm tin thông qua minh bạch

2
Các DNGĐ đã quen với việc giữ kín thông tin và thường miễn cưỡng chia sẻ
thông tin chi tiết về doanh nghiệp một cách công khai. Tuy nhiên để có được
sự tin tưởng thì doanh nghiệp cần phải minh bạch. Hay nói cách khác, doanh
nghiệp cần báo cáo công khai và thường xuyên về các mục tiêu ESG và DEI
cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với các mục tiêu đó.

Báo cáo Mức độ sẵn sàng thực hành ESG của Doanh nghiệp tư nhân và gia
đình Việt Nam của PwC cho thấy tín hiệu khả quan, với 69% doanh nghiệp
được khảo sát cho biết họ đã khởi động hành trình ESG. Tuy nhiên về mặt
báo cáo công khai thì vẫn còn nhiều điều cần cải thiện vì có đến 82% số
người được hỏi cho biết doanh nghiệp của họ không có hoặc có nhưng rất
hạn chế báo cáo với bên ngoài về các vấn đề ESG.

3
Lên tiếng về các vấn đề xã hội
Các DNGĐ được kỳ vọng sẽ đóng vai trò năng động hơn, tích cực hơn trước
các vấn đề xã hội. Niềm tin của công chúng rất quan trọng và điều đó có
nghĩa là chúng ta phải thể hiện rằng chúng ta quan tâm đến những gì đang
diễn ra trên thế giới. Khía cạnh này có vẻ còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên,
gần đây chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn hơn
trong việc chia sẻ quan điểm và hành động của mình trước các vấn đề xã hội
như bình đẳng giới, đa dạng giới (LGBTQ+) và đưa lên các diễn đàn công khai
hoặc tuyên bố của công ty.

23
Phần
4
Giới thiệu về Khảo sát
Doanh nghiệp Gia đình
của PwC

24 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Giới thiệu về Khảo sát
Doanh nghiệp Gia đình của PwC

Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình 2023 của PwC là một khảo sát toàn cầu về các doanh nghiệp gia
đình. Mục đích của cuộc khảo sát này nhằm hiểu được cách các nhà lãnh đạo DNGĐ nhìn nhận về
doanh nghiệp của họ và về môi trường kinh doanh. Khảo sát được thực hiện trực tuyến với sự hỗ trợ
của Mạng lưới Doanh nghiệp Gia đình Quốc tế (Family Business Network International - FBN). Khảo
sát đã nhận được sự tham gia từ 2.043 chủ doanh nghiệp ở 82 vùng lãnh thổ, trong khoảng thời gian
từ ngày 20 tháng 10 năm 2022 đến ngày 22 tháng 1 năm 2023, trong đó có 36 đại diện DNGĐ tại
Việt Nam.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn các nhà lãnh đạo DNGĐ sau đây đã chia sẻ với chúng tôi những
câu chuyện của chính doanh nghiệp họ, giúp bổ sung các quan điểm và dấu ấn riêng cho kết
quả khảo sát của chúng tôi.

• Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Holdings, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp
Gia đình Việt Nam và Phó chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ

• Ông Đỗ Tiến Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Indevco

25
Đại diện DNGĐ tham gia khảo sát

Doanh thu công ty Ngành, lĩnh vực

Dưới hoặc bằng 10 triệu USD 11 - 20 triệu USD Ngành sản xuất công nghiệp và ô tô
21 - 50 triệu USD Từ 51 triệu USD Hàng tiêu dùng
Công nghệ. Truyền thông, Viễn thông
Các dịch vụ tài chính Khác

Vai trò của gia đình trong doanh nghiệp Vị trí công việc hiện nay/chức vụ

Chủ sở hữu

TGĐ/GĐ Điều hành

Chủ tịch HĐQT

Thành viên HĐQT

Thành viên Ban TGĐ


Chủ sở hữu quản lý Gia đình quản lý
Gia đình kiểm soát Gia đình sở hữu
(vận hành cho bên ngoài)

Tuổi Giới tính

Dưới 35 Nữ Nam

26 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023
Trao đổi thêm cùng đội ngũ
chuyên gia của chúng tôi

Johnathan Ooi Siew Loke Võ Tấn Long Nguyễn Hoàng Nam


Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc
Lãnh đạo Dịch vụ Doanh nghiệp Lãnh đạo Tư vấn Dịch vụ Kiểm toán
tư nhân và gia đình Giám đốc Chuyển đổi số PwC Việt Nam
PwC Việt Nam PwC Việt Nam Email: nguyen.hoang.nam@pwc.com
Email: johnathan.sl.ooi@pwc.com Email: vo.tan.long@pwc.com SĐT: +84 28 3823 0796
SĐT: +84 28 3823 0796 SĐT: +84 24 3946 2246

Phan Thị Thùy Dương Hoàng Việt Cường TS Lê Anh Tú


Giám đốc Giám đốc Giám đốc
Dịch vụ Tư vấn Luật & Thuế Lãnh đạo Dịch vụ Doanh nghiệp tư Lãnh đạo Dịch vụ Doanh
PwC Việt Nam nhân và gia đình nghiệp tư nhân và gia đình
Email: phan.thi.thuy.duong@pwc.com PwC Việt Nam PwC Việt Nam
SĐT: +84 28 3823 0796 Email: hoang.viet.cuong@pwc.com Email: anh.tu.le@pwc.com
SĐT: +84 24 3946 2246 SĐT: +84 24 3946 2246

Quét mã
để tìm hiểu thêm:

Trần Văn Thắng


Giám đốc
Dịch vụ Kiểm toán
PwC Việt Nam
Email: tran.van.thang@pwc.com
SĐT: +84 28 3823 0796

Xem thêm về các ấn phẩm phù hợp với nhu cầu của
Doanh nghiệp tư nhân và gia đình qua website của chúng tôi:
www.pwc.com/vn/vn/services/private-business-services.html

27
Văn phòng PwC Việt Nam:
Thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội
Tầng 8, Saigon Tower Tầng 16, Tòa nhà Keangnam Landmark 72
Số 29 Lê Duẩn, Quận 1 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm
thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Hà Nội, Việt Nam
SĐT: +84 28 3823 079 SĐT: +84 24 3946 224

©2023 Công ty TNHH PwC (Việt Nam). Bảo lưu mọi quyền. Trong tài liệu này, “PwC” là Công ty TNHH PwC
(Việt Nam), và trong một số trường hợp có thể là mạng lưới PwC, trong đó mỗi công ty thành viên là một
pháp nhân độc lập và riêng biệt. Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết thêm chi tiết.

Tại PwC Việt Nam, mục tiêu của chúng tôi là tạo dựng uy tín trong xã hội và giải quyết các vấn đề quan
trọng. Chúng tôi là thành viên của mạng lưới các công ty PwC tại 152 quốc gia với hơn 327.000 nhân viên
luôn cam kết cung cấp các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo, tư vấn quản lý tài chính, tư vấn thuế và pháp lý
chất lượng cao. Hãy trao đổi với chúng tôi các vấn đề của bạn và tìm hiểu rõ hơn về chúng tôi bằng cách
truy cập trang web www.pwc.com/vn

28 | Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023

You might also like