You are on page 1of 5

4.

Đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Chính sách Xã Hội Việt
Nam (Social Policy Bank - SPB)
4.1 Kết quả đạt được:
Với sự nỗ lực của tập thể Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam đã đạt
những kết quả đáng kể trong thời gian qua. Các chỉ tiêu hoạt động đều cơ bản
hoàn thành và hoàn thành vượt mức trong năm 2021. Một số kết quả đạt được
cụ thể như sau:
 Về tình hình sử dụng vốn: Gian đoạn 2019- 2021, tình hình huy động
vốn của Ngân Hàng có xu hướng tăng trưởng đáng kể. Đây là một
trong những thành tựu nổi bật của Ngân hàng trong điều kiện khó khan
của dịch bệnh. Điển hình tổng dư nợ đến 31/12/ 2021 đạt 247.970 tỷ
đồng, tăng 21.773 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 9,6%) so với năm 2020.
 Về tình hình cho vay và dư nợ: Doanh số cho vay và dư nợ của Ngân
hàng luôn trưởng qua các năm trong giai đoạn 2015- 2021. Hoạt động
tín dụng của Ngân hàng đã góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh,
làm tăng lợi nhuận cho Ngân Hàn. Điều đó cho thấy những thành tựu
của Ngân Hàng trong việc mở rộng quy mô tín dụng.
 Về tình hình thu nợ: Doanh số thu nợ tăng qua từng năm trong giai
đoạn 2015-2021, cho thấy nỗ lực của Ngân Hàng trong công tác kiểm
tra giám sát các khoản vay và thu hồi nợ . Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong công tác thu hồi nợ của Ngân
Hàng Chính sách Xã Hội Việt Nam.
 Về tình hình nợ quá hạn: Tuy tình hình nợ quá hạn vẫn còn gia tăng
trong giai đoạn 2015-2021 nhưng sự gia tăng này tương đối chama,
đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn vẫn được kiểm soát ở mức tương đối. Đây là
dấu hiệu khả quan của Ngân Hàng trong công tác xử lý nợ quá hạn.
Việc xử lý nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn luôn được ban lãnh đạo quan tâm và
các cán bộ tín dụng giám sát,có những biện pháp xử lý kiên quyết và
triệt để nên hiệu quả của hoạt động tín dụng được đảm bảo tỷ lệ nợ xấu
luôn dưới mức cho phép.
 Về công tác thẩm định tín dụng: Cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp nhận hồ
sơ phân tích thẩm định khách hàng theo đúng quy trình tín dụng và liên
kết với một số công ty có năng lực cũng như các chuyên gia xem xét và
tham khảo them về giá trị tài sản đảm bảo. Việc thẩm định tín dụng ,
đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn dựa trên việc chấm điểm xếp hạn
tín dụng doanh nghiệp được thực hiện khá chi tiết và chặt chẽ.

Bảng thống kê nguồn vốn và dư nợ


Bảng kết cấu dư nợ 2021
4.2 Hạn chế
=> Tình hình huy động vốn tăng trưởng chậm : Doanh số huy động năm
2020 tăng 10,5% so với năm 2019, nhưng sang 2021 chỉ tăng 9,6% so với
năm ngoái. Điêu này cho thấy tình hình huy động vốn đang có nguy cơ
giảm sút. Ngân hàng cần chú trọng đến công tác Marketing, chăm sóc
khách hàng, tăng cường công tác huy động vốn.
=> Tình hình thu hồi nợ: Hệ số thu hồi nợ của Ngân Hàng chủ yếu đánh
vào người nghèo nên khả năng cho vay và trả nợ chiếm nhiều thời gian để
có thể thu hồi.
=> Tình hình nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng: Nợ quá hạn tăng qua từng năm
tỏng giai đoạn 2015-2021. Điều này nhắc nhở Ngân hàng phải tăng cường
công tác thẩm định tín dụng, cũng như công tác giám sát khoản vay nhằm
giảm thiểu tối đa.

Nguồn: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2022/10/2021_-BCTN-
2021_NHCSXH_-bong4.pdf
https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2021/12/2020_-BCTN-
2020_NHCSXH_-bong4b.pdf
https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2021/04/2019_-BCTN-
2019_NHCSXH_-bong7-FULL.pdf

You might also like