You are on page 1of 3

ACTIVITY

Một số chi tiết cần chú ý khi tổ chức hoạt động cho lớp học: tên hoạt động (Name), lợi
ích của hoạt động (Benefits), hướng dẫn tham gia hoạt động (Instructions), câu hỏi hướng
dẫn tham gia hoạt động (ICQs) và những lưu ý.

Tên hoạt động (Name):


- Khuyến khích tự đặt tên cho hoạt động
- Đối với những hoạt động mới, giáo viên bắt buộc phải tự đặt tên.
- Đối với những hoạt động có tên gọi dài, giáo viên nên rút gọn.
- Đối với những hoạt động có sẵn, giáo viên nên thêm vào những chi tiết mới để
tăng thêm tính độc đáo và sáng tạo cho hoạt động, từ đó củng cố tính độc đáo cho
tiết học và tăng tính cá nhân cho giáo viên. Do đó, đối với những hoạt động có
sẵn, giáo viên vẫn phải đặt tên mới cho hoạt động.
- Đối với một số hoạt động mang tính truyền thống và gần như đã có tên gọi gắn
liền với hoạt động đó (như “Do what I say, say what I do” hay “Role-play”), giáo
viên nên tiếp tục sử dụng những tên gọi này nhằm thuận tiện hơn trong việc đưa
hướng dẫn (Instructions) và câu hỏi hướng dẫn (ICQs).
- Đối với mỗi lớp, giáo viên nên cố định 01 tên gọi cho 01 hoạt động.
- Giáo viên nên liên tục sáng tạo trong việc tạo thêm hoạt động mới nhằm kích thích
việc học tập của học sinh và thay đổi không khí lớp học. Giáo viên cần tránh việc
học sinh đã quá quen thuộc với hoạt động, không chỉ đánh mất hứng thú trong việc
tiếp nhận việc học kiến thức mới mà còn gián tiếp tạo cách biệt phi lý giữa những
học sinh đã quen thuộc với hoạt động và những học sinh mới tham gia hoạt động
lần đầu.
- Tên gọi của hoạt động cần mang tính khái quát, giúp cho việc đưa hướng dẫn và
câu hỏi hướng dẫn thuận tiện hơn.

Lợi ích hoạt động (Benefits):


- Giáo viên cần phổ biến lợi ích của hoạt động đến học sinh ở mọi độ tuổi và mọi
cấp độ, đặc biệt ở lần đầu tiên tổ chức hoạt động đó.
- Đối với những lớp học dành cho người lớn, giáo viên cần đặc biệt lưu ý việc phổ
biến các lợi ích hoạt động.
- Lợi ích của hoạt động được chia thành 2 dạng: lợi ích trước mắt (short-term
benefits) và lợi ích đường dài (long-term benefits). Lợi ích trước mắt là phần
thưởng sau khi tham gia hoạt động đó (có thể là stickers, kẹo, stamps,…). Lợi ích
đường dài là lợi ích quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của học
viên (có thể là tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể, giúp nhớ từ vựng
nhanh và lâu hơn, tăng cường khả năng nghe chép chính tả,…). Giáo viên phải đáp
ứng được cả 2 hình thức lợi ích này (tức là phải vừa tặng kẹo vừa giúp học viên
củng cố kiến thức).
- Việc phổ biến lợi ích hoạt động giúp học viên phân định được giữa việc tham gia
hoạt động và chơi game, nâng cao cảm giác được tôn trọng trong học viên. Qua
đó, học viên cũng trân trọng thời gian tham gia hoạt động và tham gia hết mình
hơn, giúp thời gian tham gia hoạt động không bị lãng phí. Từ đó, học viên cũng
tôn trọng giáo viên và thời gian trên lớp hơn.
- Lợi ích chung nhất của tất cả các hoạt động là: tạo môi trường học đường thân
thiện và thoải mái giúp tăng cường khả năng tiếp thu của học viên (do môi
trường tổ chức hoạt động luôn luôn và bắt buộc vui vẻ), tăng cường tốc độ và tối
ưu hóa năng lực học tập của học viên (do học viên cạnh tranh lành mạnh với
nhau qua các hoạt động), kết nối học viên (do những thành viên trong một nhóm
phải đoàn kết để giành được kết quả cao nhất và được thành phần thành viên trong
mỗi nhóm được thay đổi thường xuyên), tối ưu hóa thời gian học tập tại lớp của
học viên (do những hoạt động được tổ chức tại lớp là những hoạt động mà học
viên không thể hoặc rất khó hoặc rất hiếm khi có thể tự tổ chức hoạt động tại nhà),
tạo môi trường giúp học viên ngay kiến thức vừa học vào thực hành (vì ngoại
ngữ là môn học đòi hỏi cao phần thực hành).
Luật chơi, hướng dẫn tham gia và câu hỏi hướng dẫn (Rules/ Instructions & ICQs):

- Giáo viên cần hỏi lại nhằm kiểm tra mức độ hiểu của học viên về luật chơi trước
khi bắt đầu tổ chức hoạt động.
- Tránh những câu hỏi mang tính sáo rỗng như: “Got it?” hay “Do you understand?”
- Có bao nhiêu vế trong luật chơi, giáo viên hỏi bấy nhiêu câu hỏi.
- Đối với những hoạt động có độ khó cao về luật chơi, giáo viên cần cho học viên
chơi vòng Demo trước.
- Giáo viên không đưa hướng dẫn khi lớp ồn.
- Một trong những phương pháp hiệu quả giúp giảm tiếng ồn trong lớp mà không
ảnh hưởng đến thanh quản của giáo viên là dựa vào âm thanh của một vật khác (có
thể là đồ chơi hoặc âm nhạc hoặc SFX).

Cách tính điểm (Score system):


- Cách tính điểm phải có sự cân bằng
- Sự cân bằng trong cách tính điểm tạo động lực cho học viên (đội thắng không dựa
vào điểm số cao mà vẫn phải tiếp tục cố gắng giữ lấy điểm số, đội thua không vì
điểm số quá ít mà nản chí nghỉ chơi).
- Một trong những phương pháp hiệu quả nhằm tạo sự cân bằng trong cách tính
điểm là chơi xúc xắc. Đội nào trả lời đúng câu hỏi, giáo viên sẽ cho ném xúc xắc
và tính điểm dựa trên số điểm trên xúc xắc. Nếu học viên ném được các số 1, 2 và
3 thì được hưởng số điểm dựa trên điểm số mà học viên ném được. Nếu học viên
ném được số 4 thì số điểm sẽ được nhân đôi. Nếu học viên ném được số 5 thì toàn
bộ số điểm đã tích lũy được sẽ biến mất. Nếu học viên ném được số 6 thì điểm số
hai đội sẽ hoán đổi (không cần biết đội ném có số điểm cao hơn hay không).

You might also like