You are on page 1of 7

III.2.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


❖ Quan niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Theo quan niệm chung Nhà nước pháp quyền
là nhà nước tôn thượng pháp luật, hướng tới
những vấn đề tạo phúc lợi cho mọi người, tạo điều
kiện cho cá nhân được tự do, bình đẳng, phát huy
hết năng lực của mình. Chịu trách nhiệm trước
công dân về những hoạt động của mình và yêu cầu
công dân thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước
và xã hội. Có hình thức tổ chức quyền lực Nhà
nước thích hợp bảo đảm chủ quyền thuộc về nhân
dân, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Ngăn chặn được sự tùy tiện,
lạm quyền từ phía Nhà nước, xử lý nghiêm minh
các hành vi vi phạm pháp luật, kể cả vi phạm pháp
luật của các cơ quan và công chức Nhà nước.

- Nhà nước pháp quyền được hiểu là loại nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân điều phải được
giáo dục pháp luật và hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm
minh. Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước phải có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.
- Những nội dung khái quát về xây dựng Nhà nước pháp quyền:
● Đề cao vai trò tối thượng của hiến pháp và pháp luật.
● Đề cao quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo quyền con người.
● Tổ chức bộ máy vừa đảm bảo vừa tập trung, thống nhất, vừa có sự phân công giữa các
nhánh quyền lực, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền nhằm
đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, tránh lạm quyền.

- Như vậy, Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn với một giai cấp mà là
hình thức tổ chức quyền lực Nhà nước, bảo đảm tổ chức hoạt động của Nhà nước tuân theo quy
định của pháp luật, thực hiện được quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền
tự do, dân chủ của nhân dân.
- Quyền lực Nhà nước trong Nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên
tắc dân chủ: quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ
và tăng cường kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp.

❖ Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
● Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là nhà nước của
dân, do dân, vì dân.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại
diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân
dân và thông qua các cơ quan khác của
Nhà nước. Với quy định của Hiến pháp
năm 2013, nhân dân với nghĩa là chủ thể
tối cao của quyền lực nhà nước có thể
thực hiện quyền lực bằng nhiều hình thức
dân chủ trực tiếp hoặc đại diện, có thể
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và thông qua các cơ quan nhà nước
khác. Đúng như khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, quy định tại Điều
2, Hiến pháp năm 2013 “là một quy định nền tảng, chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích
và sức mạnh của quyền lực nhà nước ở nước ta là ở nhân dân”
- Đặc trưng này đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện thể chế bảo đảm chủ quyền nhân dân, vai
trò chủ thể, trung tâm của nhân dân; thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; mở rộng các hình thức thực hành dân chủ
trực tiếp; phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân; có cơ chế phát huy vai trò
nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân.
● Thứ hai, Nhà nước tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của hiến pháp và pháp
luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặc ở ví trí tối thượng
để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
- Hiến pháp do nhân dân chủ
thể tối cao của quyền lực nhà
nước xây dựng. Nhân dân
tham gia xây dựng Hiến pháp
bằng cách góp ý và xây dựng
Hiến pháp thông qua hoạt
động lập hiến của Quốc hội (cơ
quan do nhân dân trực tiếp bầu
ra). Trong Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam không
một cơ quan nào, một thiết chế
nào đứng trên Hiến pháp,
đứng ngoài Hiến pháp. “Nhà
nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ”. Hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến pháp còn thể hiện trình
tự, thủ tục thông qua Hiến pháp. Theo đó, Hiến pháp chỉ được thông qua nếu có ít nhất
2/3 số đại biểu biểu quyết tán thành.
● Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế
phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Ba cơ quan này hoạt động theo cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau tạo thành
hệ thống đồng bộ đảm bảo sự thống nhất quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân
dân.
- Có hai khía cạnh trong cấu trúc phân quyền:
+ Sự phân chia quản lý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, không có cơ quan nào
trong ba cơ quan thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay. Không cho phép lấn át chức năng
giữa các cơ quan trong nhà nước pháp quyền.
+ Sự phân chia không phải là biệt lập, tuyệt đối mà là phân công, phối hợp thống nhất
tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước chuyên sâu trong thực hiện quyền lực nhà nước,
bảo đảm quyền lực nhân dân.
- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội đảm nhiệm quyền lập pháp;
Chính phủ có trách nhiệm hành pháp và Toà án nhân dân có quyền tư pháp.
● Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng Sản
Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với Điểu 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của nhà
nước được giám sát bởi phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
thông các tổ chức, cá nhân được nhân dân uỷ quyền.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất
yếu lịch sử, quy luật của xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhân tố bảo đảm

bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mang tính chính danh,
tính chính đáng, hiến định. Đảng lãnh đạo, cầm quyền nhưng không đứng trên Hiến pháp
và pháp luật mà đặt mình trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức của
Đảng và đảng viên vừa phải gương mẫu, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật vừa phải nêu
cao vai trò tiên phong trong thực hiện đường lối, chủ trương, các quy định của Đảng. Điều
4 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận và khẳng định điều đó.
● Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền con
người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của
nhân dân được thực hiện một cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu cử và bãi
miễn những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự
nghiêm minh của pháp luật.
- Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt
động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo
mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật
pháp. Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyên tắc: Đối
với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; đối với công dân được làm
tất cả trừ những điều luật cấm.
- Việc ghi nhận quyền con người thể hiện tinh thần chủ động hội nhập quốc tế của Việt
Nam, thể hiện sự tôn trọng, ghi nhận vào bảo vệ quyền của con người, quyền công dân.
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ bảo vệ quyền công dân mà còn
bảo vệ quyền con người. Sự tôn trọng quyền con người, quyền công dân còn được thể
hiện ở khía cạnh nguồn gốc của quyền con người, quyền công dân là tự nhiên có. Theo
đó, Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ mà không phải là quy định mới có. Đây là
điểm đột phá trong Hiến pháp năm 2013 so với các Hiến pháp trước đây.
- Cụ thể: Điều 50, Hiến pháp năm 1992 quy định “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng,
thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Trong Hiến

pháp năm 2013, Điều 14 ghi nhận “Ở nước


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật…”. Lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy định thành nguyên
tắc trong Hiến pháp, Điều 14 quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
- Theo đó, không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền con người, quyền công dân,
ngoại trừ các trường hợp cần thiết do luật định. Quyền con người, quyền công dân là
những quyền mà con người, công dân có toàn quyền định đoạt. Các quyền đó chỉ có thể

bị hạn chế theo quy định của luật trong những trường hợp đặc biệt.
● Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng đảm
bảo quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
- Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế
độ nhà nước. Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân
chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền
dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://cspl.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/tinchitiet.aspx?tintucid=138566
http://www.xaydungdang.org.vn/uploads/thuhuyen/3-chuyendenhanuocphapquyen.pdf
https://nhandan.vn/ve-quan-niem-ban-chat-gia-tri-dac-trung-cua-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-
chu-nghia-viet-nam-post705766.html
http://dhannd.edu.vn/%C4%90%E1%BA%B7c-tr%C6%B0ng-c
Nguồn hình ảnh: internet.
Một số hình ảnh minh hoạ khác:

You might also like