You are on page 1of 2

Gv.Bs.

Trần Đức Tâm – Bm Nhi – ĐHYDHP (sưu tập)

1. Vaccine sởi (MVVac (Việt Nam))


- Thành phần: Mỗi lọ chứa 10 liều vắc xin Sởi dạng bột đông khô pha với nước cất.
Virus Sởi sống, giảm độc lực chủng AIK-C: 1000³ PFU.
- Lịch chủng ngừa: theo lịch tiêm của chương trình TCMR) và liều thứ hai tiêm nhắc
lại khi trẻ được 15 – 18 tháng tuổi.
- Cách dùng
Đường tiêm: Vắc xin sởi chỉ được tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch
Liều tiêm: 0,5mL/liều.
Vị trí tiêm: Mặt ngoài giữa đùi/ mặt ngoài trên cánh tay.
- Chống chỉ định:
 Đối tượng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin.
 Tạm hoãn tiêm các trường hợp đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
 Các đối tượng suy giảm miễn dịch (trừ trẻ em bị HIV).
 Phụ nữ có thai.
 Đối tượng mắc bệnh lao tiến triển chưa được điều trị.
- Thận trọng:
 Tạm hoãn tiêm vắc xin với các đối tượng đang sốt. Chỉ tiêm vắc xin cho trẻ khi đã hết
sốt ít nhất là 3 ngày
 Các đối tượng đang trong quá trình điều trị có ảnh hưởng và liên quan đến hệ miễn dịch
như: dùng thuốc ức chế miễn dịch, truyền máu hay nhận các chế phẩm từ máu… Chỉ tiêm vắc
xin sau khi kết thúc điều trị tối thiểu là 4 tuần.
 Thận trọng đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng, co giật.
- Tương tác:
 Vắc xin sởi MVVac có thể dùng đồng thời với các vắc xin Quai bị, Rubella mà không
làm giảm đáp ứng miễn dịch của các loại vắc xin dùng đồng thời. Tuy nhiên không được trộn
lẫn MVVac với các vắc xin khác. Phải dùng bơm tiêm khác và tiêm khác vị trí.
 Các vắc xin sống giảm độc lực dùng đường tiêm hoặc uống (vắc xin lao BCG, Bại liệt,
thủy đậu..) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và đáp ứng miễn dịch của các vắc xin khi dùng đồng
thời. Vì vậy nguyên tắc là chủng ngừa cách nhau tối thiểu 4 tuần.
 Tạm hoãn tiêm vắc xin ở các đối tượng đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch. Nếu
dùng các thuốc ức chế miễn dịch với liều cao và kéo dài thì nên đợi ít nhất sau 6 tháng rồi mới
tiêm vắc xin. Trường hợp truyền máu hay nhận các chế phẩm từ máu, có chứa kháng thể Sởi
sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin này.
 Phản ứng Tubeculin có thể bị giảm đi 1 tháng sau khi tiêm vắc xin.
- Phản ứng sau tiêm
 Đau nhức. Một vài trẻ có thể cảm thấy đau tại nơi tiêm trong 24 giờ sau tiêm. Phần
lớn phản ứng này sẽ mất đi trong vòng 2 đến 3 ngày mà không cần phải điều trị gì.
 Sốt. Khoảng 5% trẻ có biểu hiện sốt sau khi tiêm 5 đến 12 ngày và sốt kéo dài 1 đến 2
ngày.
 Ban. Khoảng 1/20 trẻ có biểu hiện ban nhẹ trong khoảng 5 đến 12 ngày sau tiêm. Ban
thường kéo dài khoảng 2 ngày.
Gv.Bs. Trần Đức Tâm – Bm Nhi – ĐHYDHP (sưu tập)

 Những phản ứng nặng hiếm gặp; Viêm não cũng đã được ghi nhận là có khoảng 1 trên
1 triệu liều vắc xin được tiêm. Tuy nhiên trong những trường hợp đó, không có chứng cứ
chứng tỏ nguyên nhân là do vắc xin.
- Lưu ý: Những trẻ có nguy cơ cao (nhiễm HIV, sống trong những trại tị nạn, hoặc
đang trong vùng có dịch) có thể được tiêm 1 liều vào lúc 6 tháng tuổi và tiêm tiếp 1 liều nữa
khi được 9 tháng.

You might also like