You are on page 1of 9

CHƯƠNG I.

TỔNG QUAN

1. Tổng quan về các vaccine khuyến cáo trên phụ nữ trước khi mang thai
1.1. Vaccine sởi - quai bị - rubella
1.1.1. Chế phẩm
- Có 2 loại vaccine sởi-quai bị- rubella cơ bản: vaccine sống giảm độc lực MMRII
và Priorix
1.1.2. Chỉ định
- Vắc xin MMR-II phòng Sởi – Quai bị – Rubella được chỉ định dành cho trẻ từ 12
tháng tuổi trở lên và người lớn.
- Vắc xin Priorix được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn.
- Vaccine sởi - quai bị - rubella cần được tiêm trước mang thai 3 tháng.
1.1.3. Chóng chỉ định và thận trọng
- Chống chỉ định:
+ Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, kể cả gelatin.
+ Người đang mang thai, phải tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm vắc xin cho
phụ nữ đối với MMRII, đối với Priorix là 1 tháng.
+ Có tiền sử dị ứng với neomycin.
+ Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.
+ Các đối tượng có dấu hiệu quá mẫn sau khi tiêm liều vaccine sởi- quai bị-
rubella trước đó.
+ Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng
thuốc ức chế miễn dịch.
+ Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu hay u hạch bạch huyết; hoặc ở người
có những khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
+ Người bị bệnh suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế bào (nguyên phát hoặc
mắc phải) như nhiễm HIV có triệu chứng.
- Thận trọng:
+ Luôn có sẵn dụng cụ và phác đồ cấp cứu sốc phản vệ khi tiêm chủng vaccine
+ Cẩn trọng với người có tiền sử co giật và tổn thương não
+ Quá mẫn với trứng: người có phản ứng dị ứng với trứng cần thận trọng vì
vaccine sống phòng sởi và quai bị được nuôi cây trên phôi gà
+ Người bệnh giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine này thì mức độ giảm tiểu cầu
sẽ trầm trọng hơn
+ Người bị nhiễm HIV nhưng không có biểu hiện lâm sàng của suy giảm miễn
dịch thì vẫn có thể tiêm phòng nhưng phải theo dõi hiệu quả đáp ứng miễn dịch.
1.1.4. Liều dùng
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
1.1.5. Tác dụng bất lợi
- Cảm giác rát bỏng hoặc đau nhói tại vùng tiêm.
- Tác dụng ít gặp: sốt (từ 38 độ C trở lên, trên da có vùng ban đỏ nhưng thường
nhẹ.
1.2. Vaccine viêm gan B
1.2.1. Chế phẩm
Vắc xin viêm gan B được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp. Hai loại vắc
xin đơn kháng nguyên, Engerix-B và Recombivax HB, được liên hợp với nhôm.
Heplisav-B (HepB-CpG) sử dụng chất bổ trợ kích thích miễn dịch, cytidine-
phosphate-guanosine oligodeoxynucleotide (CpG-ODN).
1.2.2. Chỉ định
- Vắc xin viêm gan B là vắc xin thường quy dành cho trẻ em
- Vắc xin viêm gan B cũng được chỉ định cho tất cả người lớn từ 19 tuổi đến 59
tuổi chưa được tiêm phòng trước đó.
1.2.3. Chống chỉ định và thận trọng
- Chống chỉ định chính của vắc xin viêm gan B là:
+Phản ứng dị ứng trầm trọng, sốc phản vệ sau khi uống trước hoặc với nấm men
hoặc bất kỳ thành phần vắc-xin nào
- Các thận trọng chính vắc-xin HepB là: bệnh nhẹ hoặc nặng có hoặc không có sốt
(tiêm vắc-xin được trì hoãn lại cho đến khi hồi phục)
1.2.4. Liều dùng
- Liều của Engerix-B và Recombivax HB là 0,5 mL tiêm bắp cho đến 20 tuổi hoặc
1 mL tiêm bắp cho người lớn (≥ 20 tuổi).
- Liều Heplisav-B (HepB-CpG) là 0,5 mL tiêm bắp cho người lớn ≥ 18 tuổi.
- Liều lịch trình thông thường cho người lớn sử dụng Engerix-B, PreHevbrio hoặc
Recombivax HB là một loạt 3 liều với 2 liều cách nhau ≥ 4 tuần và liều thứ ba cách liều
thứ hai từ 4 tháng đến tháng. Heplisav-B (HepB-CpG) được tiêm 2 liều cách nhau ít
nhất 4 tuần và có thể được tiêm thay thế trong liệu trình 3 liều bằng một loại vắc xin
HepB khác.PreHevbrio là 1,0 mL tiêm bắp cho người lớn ≥ 18 tuổi.
1.2.5. Tác dụng bất lợi
- Tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm và bao gồm sốc phản vệ.
- Những ảnh hưởng nhẹ bao gồm đau ở chỗ tiêm và thỉnh thoảng tăng nhiệt độ lên
khoảng 38℃.
1.3. Vaccine bạch hầu- ho gà- uốn ván
1.3.1. Chế phẩm:
Có 2 chế phẩm vắc xin phòng bệnh bạch hầu/uốn ván/ho gà:
- Vắc-xin bạch hầu-ho gà vô bào-uống ván (DTaP hoặc là Tdap) chỉ định cho
trẻ < 7 tuổi
- Vắc-xin uốn ván-bạch hầu-ho gà (Tdap) cho thanh thiếu niên và người lớn
1.3.2. Chỉ định
- DTaP là vắc xin định kỳ dành cho trẻ em
- Tdap thường được tiêm liều duy nhất cho trẻ từ 11 đến 12 tuổi và đối với những
người ≥ 13 tuổi chưa bao giờ được tiêm Tdap
- Các liều bổ sung của Tdap cũng được đề nghị cho:
+ Phụ nữ mang thai trong mỗi thai kỳ (tốt nhất là ở tuổi thai 27 đến 36 tuần), bất
kể khoảng cách kể từ lần dùng Tdap trước
+ Phụ nữ sau khi sinh chưa bao giờ tiêm Tdap
- Những người trưởng thành cần tiêm phòng uốn ván như một phần của việc xử lý
vết thương.
1.3.3. Chống chỉ định và thận trọng
- Chống chỉ định cho DTaP và Tdap là:
+ Phản ứng dị ứng trầm trọng, ví dụ sốc phản vệ sau liều thuốc trước hoặc đối
với thành phần vắc-xin.
+ Đối với thành phần ho gà: bệnh não (như hôn mê, suy giảm nhận thức, co giật
kéo dài) xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi dùng DTaP hoặc Tdap trước và điều này không
phải do nguyên nhân khác.
- Thận trọng:
+ Nhiễm trùng cấp trung bình hoặc trầm trọng có hoặc không kèm sốt (tiêm vắc-
xin cần được hoãn lại cho đến khi bệnh tật hồi phục)
+ Hội chứng Guilain - Barre xuất hiện trong vòng 6 tuần sau khi dùng liều trước
đó cho một vắc-xin có chứa độc tố uốn ván
+ Chỉ đối với thành phần ho gà: Một rối loạn thần kinh tiến triển hoặc không ổn
định, các cơn co giật không kiểm soát hoặc bệnh não tiến triển (tiêm chủng được hoãn lại
cho đến khi một phác đồ điều trị được thiết lập và rối loạn được ổn định)
+ Tiền sử của phản ứng quá mẫn cấp III sau khi tiêm vaccine phòng uốn ván
hoặc bạch hầu, cần trì hoãn tiêm vaccine 10 năm kể từ mũi tiêm vaccine phòng uốn ván
cuối cùng.
1.3.4. Liều dùng
- Liều dùng cho DTaP hoặc Tdap là 0,5 mL tiêm bắp.
- Vắc-xin DTaP được tiêm 5 mũi tiêm cơ bản và 1 mũi tiêm nhắc lại trong độ tuổi
trẻ em như sau: ở tháng thứ 2, tháng thứ 4, tháng thứ 6, từ tháng thứ 15 đến 18, và từ 4
đến 6 tuổi (trước khi vào trường). Liều thứ năm là không cần thiết nếu liều thứ tư được
tiêm khi ≥ 4 tuổi và sau liều thứ ba ít nhất 6 tháng.
- Tiêm mũi nhắc lại duy nhất của Tdap, ngoại trừ phụ nữ có thai nên tiêm một liều
trong mỗi lần mang thai, tốt nhất là khi được 27 tuần đến 36 tuần tuổi thai.
- Phụ nữ mang thai nên tiêm liều Tdap nhắc lại trong mỗi lần mang thai.
1.3.5. Tác dụng bất lợi
- Tác dụng phụ là hiếm gặp và chủ yếu là do thành phần ho gà. Chúng bao gồm:
+ Bệnh não trong 7 ngày
+ Động kinh, có hoặc không có sốt, trong vòng 3 ngày
+ ≥ 3 giờ liên tục, nghiêm trọng, la hét vô thức hoặc khóc trong vòng 48 giờ
+ Truỵ mạch hoặc sốc trong vòng 48 giờ
+ Nhiệt độ ≥ 40,5°C, không giải thích được do nguyên nhân khác, trong vòng 48
giờ
+ Phản ứng nặng ngay lập tức hoặc phản vệ với vắc-xin,
- Các phản ứng phụ nhẹ bao gồm đỏ, sưng và đau ở vị trí tiêm.
1.4. Vaccine thủy đậu
1.4.1. Chế phẩm
Có 2 chế phẩm đang được sử dụng hiện nay là: vaccine sống giảm độc lực Varivax
và Varicella
1.4.2. Chỉ định
Vắc xin Varivax và Varicella là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu
(varicella) sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho các đối tượng từ 12
tháng tuổi trở lên.
1.4.3. Chống chỉ định và thận trọng
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bao gồm cả: gelatin,
neomycin.
+ Người đang mắc các bệnh bạch, loạn sản máu, các bệnh u lympho, hoặc các
khối u ác tính ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, tủy xương.
+ Người đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm corticoid liều
cao). Hoặc đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
+ Người đã có miễn dịch do mắc phải.
+ Người đang mắc các bệnh lý tiến triển, sốt cao trên 38 độ C. Tuy nhiên không
có chống chỉ định cho trường hợp sốt nhẹ.
+ Người mắc bệnh lao thể hoạt động chưa được điều trị.
- Thận trọng:
+ Cũng như các vắc xin khác; cần có hộp chống sốc đầy đủ trước khi tiêm.
+ Cần thận trọng đối với các đối tượng phụ nữ cho con bú dù chưa rõ virus thủy
đậu có thể bài tiết qua sữa mẹ hay không.
1.4.4. Liều dùng
- Trẻ từ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 02 mũi:
+ Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
+ Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 01 tháng.
- Vaccine thủy đậu cần tiêm trước mang thai 3 tháng.
1.4.5. Tác dụng bất lợi
- Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu, người tiêm hay gặp những phản ứng
nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Cụ thể như sau:
+ Tại chỗ tiêm: phát ban dạng thủy đậu, đau, đỏ, sưng.
+ Toàn thân: sốt
1.5. Vaccine cúm
1.5.1. Chế phẩm:
- Có 2 loại vaccine cúm cơ bản: vaccine cúm bất hoạt (IIV) và vaccine cúm sống
giảm độc lực (LAIV).
1.5.2. Chỉ định
- Vaccine cúm bất hoạt (IIV) có thể được tiêm cho tất cả mọi người ≥ 6 tháng tuổi,
kể cả phụ nữ mang thai. Người lớn ≥ 65 tuổi nên dùng IIV liều cao (Liều cao chỉ được
khuyến nghị cho những người ≥ 65 tuổi)
- Vaccine cúm sống giảm độc lực (LAIV) có thể được tiêm cho những người khỏe
mạnh từ 2 đến 49 tuổi, không mang thai và những người không bị các tình trạng suy giảm
miễn dịch. Độ an toàn của LAIV chưa được thiết lập ở những người có các rối loạn khiến
họ bị biến chứng do cúm, bao gồm cả bệnh phổi tiến triển hoặc hen suyễn.
1.5.3. Chống chỉ định và thận trọng
- Chống chỉ định chính của IIV: Phản ứng dị ứng nặng sau liều IIV trước đó. -
Thận trọng với IIV: Bệnh cấp tính mức độ vừa hoặc nặng có hoặc không sốt (hoãn tiêm
vaccine cho đến khi bệnh khỏi). Hội chứng Guillain - Barré trong vòng 6 tuần sau lần
tiêm liều vaccine cúm trước đó.
- Chống chỉ định với LAIV:
+ Phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vaccine (trừ trứng) hoặc
với liều trước đó của bất kỳ loại vaccine cúm nào.
+ Suy giảm miễn dịch.
+ Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, sử dụng đồng thời với aspirin hoặc các
salicylat khác.
+ Tiếp xúc gần gũi và/hoặc chăm sóc cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch
nặng cần có môi trường bảo vệ (trừ khi tránh tiếp xúc trong 7 ngày sau khi tiêm LAIV).
+ Mang thai.
+ Không có lách về mặt giải phẫu hoặc về mặt chức năng.
+ Dùng các loại thuốc kháng virus cúm trong 48h qua.
+ Rò rỉ dịch não tủy hoặc cấy ốc tai.
+ < 2 tuổi hoặc ≥ 50 tuổi
+ Từ 2 đến 4 tuổi nếu trẻ bị hen suyễn hoặc đã bị các đợt thở khò khè hoặc hen
suyễn trong 12 tháng qua.
- Thận trọng đối với LAIV:
+ Một số tình trạng rối loạn mãn tính như bệnh phổi, tim, thận, gan, huyết học
mạn tính, hoặc các rối loạn chuyển hóa.
+ Hen suyễn ở người trên 5 tuổi.
+ Bệnh cấp tính mức độ vừa hoặc nặng có hoặc không sốt (hoãn tiêm vaccine
cho đến khi bệnh khỏi).
+ Hội chứng Guillain-Barré trong vòng 6 tuần sau khi tiêm liều trước đó của
vaccine cúm.
+ Sử dụng các loại thuốc kháng virus cụ thể. Ví dụ: amantadine, rimantadine,
zanamivir, oseltamivir (những loại thuốc này được ngừng lại trước khi tiêm vaccine 48h
và không được tiếp tục trong 14 ngày sau khi tiêm vaccine).
- Chống chỉ định chính của RIV4:
+ Phản ứng dị ứng nặng sau liều RIV4 trước đó.
- Thận trọng với RIV4:
+ Bệnh cấp tính mức độ vừa hoặc nặng có hoặc không sốt (hoãn tiêm vaccine
cho đến khi bệnh khỏi).
+ Hội chứng Guillain - Barré trong vòng 6 tuần sau khi tiêm liều trước đó của
vaccine cúm.
- Thận trọng cho bệnh nhân nghi ngờ dị ứng với trứng:
+ Người có tiền sử dị ứng với trứng, chỉ bị nổi mề đay sau khi tiếp xúc với trứng
nên được tiêm vaccine cúm.
5.4. Liều dùng:
Vaccine cúm được tiêm hàng năm.
- Liều IIV:
+ Tiêm bắp 0,25mL hoặc 0,50mL (tùy thuộc vào loại vaccine) cho trẻ từ 6 đến 35
tháng tuổi.
+ Tiêm bắp 0,5mL cho những trẻ ≥ 3 tuổi.
+ Tiêm bắp 0,1mL cho những người từ 18 đến 64 tuổi, được tiêm trong da. Trẻ từ
6 tháng đến 8 tuổi đã tiêm ít hơn 2 liều vaccine cúm hoặc chưa rõ tiền sử tiêm
vaccine cúm cần phải được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 4 tuần. Liều nhỏ hơn,
tiêm trong da có thể được sử dụng để bảo tồn vaccine trong thời gian ngắn.
- Liều LAIV: 0,1mL xịt vào mỗi mũi (tổng liều là 0,2mL).
1.5.4. Tác dụng bất lợi
- Đối với IIV, tác dụng bất lợi thường chỉ giới hạn ở đau nhẹ ở vị trí tiêm. Sốt, đau
cơ và các tác dụng toàn thân khác tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, những người đã
được tiêm vaccine có thể nhầm lẫn rằng vaccine đang gây ra bệnh cúm. Những
phản ứng đó không phải là chống chỉ định cho việc tiêm vaccine trong tương lai,
điều mà cần được khuyến khích.
- Đối với LAIV tác dụng bất lợi nhẹ, chảy nước mũi là phổ biến nhất và có thể bị
thở khò khè nhẹ.
2. Tình hình tiêm ngừa vaccine trên phụ nữ trước mang thai trên thế giới
Trước năm 2011, liều vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà vô bào (Tdap) được khuyến cáo
cho phụ nữ chưa được tiêm chủng trước khi mang thai. Báo cáo này được mô tả trên
phạm vi tiêm chủng theo từng tiểu bang sử dụng dữ liệu từ 6.852 phụ nữ được lấy mẫu đã
sinh con trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2011 tại một trong 16 tiểu bang
hoặc Thành phố New York (NYC). Trong số 17 khu vực pháp lý, tỷ lệ phần trăm trung
bình phụ nữ sinh con sống đã báo cáo đã tiêm vắc xin Tdap là 55,7%, dao động từ 38,2%
ở NYC đến 76,6% ở Nebraska. Tỷ lệ phần trăm trung bình được tiêm Tdap trước khi
mang thai là 13,9% (phạm vi = 7,7%–20,1%), khi mang thai là 9,8% (phạm vi = 3,8%–
14,2%) và sau khi sinh là 30,9% (phạm vi = 13,6%–46,5%)

Báo cáo tỷ lệ phụ nữ tiêm chủng Tdap trước, trong và sau khi mang thai từ tháng 9 đến
tháng 12 năm 2011 trên khu vực 16 tiểu bang và Thành phố New York
Chú thích: Tdap = vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà
AR = Arkansas; GA = Georgia; MD = Maryland; TÔI = Maine; MN = Minnesota; MO =
Missouri; NE = Nebraska; NJ = Áo mới; NM = New Mexico; NY = New York; NYC =
Thành phố New York; Được = Oklahoma; UT = Utah; VT = Vermont; WA = Washington;
WV = Tây Virginia; WY = Wyoming.
3. Tình hình tiêm ngừa vaccine trên phụ nữ trước mang thai tại Việt Nam.
Theo một thống kê tại Thừa Thiên Huế năm 2020 về tình trạng tiêm vaccine cho phụ nữ
trước khi mang thai tại 3 huyện (TP Huế, Phong Điền, Phú Vang) cho kết quả như sau
trong số các phụ nữ được chọn từ độ tuổi 18 đến 35 tuổi thì tỉ lệ có tiêm vaccine trước khi
mang thai là 11.8% trong số đó thì tỷ lệ cho từng loại vaccine (Viêm gan B, cúm, thủy
đậu, sởi - quai bị - rubella) lần lượt là 7,2%, 6,5%, 5,1%, 9,1%. Đặc điểm chung của
những phụ nữ này là trên 30 tuổi, trình độ học vấn thường là tốt nghiệp trung học cơ sở,
nghề nghiệp là lao động trí óc, có kiến thức và nhận biết dược tầm quan trọng và lợi ích
của tiêm vaccine trước mang thai [1].
Cần tăng cường chương trình giáo dục sức khỏe thông qua các phương tiện truyền thông
áp phích, internet, tranh cổ động, báo đài, ti vi. Cũng như nói rõ tầm quang trọng của các
loại vaccine có lợi ích như thế nào đế sức khỏe sinh sản và sự an toàn của trẻ. Tại Ba Vì,
Hà Nội sau khi nhận thấy dù tỉ lệ đã tiêm đủ mũi vaccine sởi trước khi mang thai nhưng
vẫn có sự gia tăng tỉ lệ mắc sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi là nhóm trẻ chưa có lịch tiêm
chúng mũi đầu tiên của vaccine nên các nhà nghiên cứu đã tiến hành một khảo sát trên
1235 phụ nữ ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi tại 25 xã trong đó 952 người được tiêm phòng
sởi số còn lại được tiêm phòng cúm trước khi mang thai và quan sát nồng độ kháng thể
của trẻ tại các thời điểm 3,6.9 tháng và nhận thấy khi so với nhóm tiêm vaccine cúm
không có sự khác biệt thậm chí cả 2 nhóm đều giảm sau 3 tháng tuổi. Do vậy dù tỉ lệ tiêm
sởi của phụ nữ trước sinh đẻ là rất cao nhưng hiệu quả vaccine vẫn cần phải được đánh
giá lại vì chưa có đủ bằng chứng về hiệu quả của nó [2].
Thực trạng tiêm vaccine phòng bệnh rubella của phụ nữ trước mang thai tại huyện Ba vì,
Hà Nội năm 2016 được ghi nhận tỷ lệ tiêm phòng bệnh rubella tại 2 xã Thụy An và Phú
Sơn năm 2016 là 4,0%, trong đó Thụy An: 3,6% và Phú sơn 4,4%. Người có kiến thức về
vaccine rubella có tỷ lệ tiêm cao gấp 3,36 lần người có kiến thức hạn chế về vaccine.
Hướng giải quyết xây dựng mạng lưới truyền thông nâng cao kiến thức cho phụ nữ tuổi
sinh đẻ và cung cấp dịch vụ hỗ trợ tiêm vắc xin rubella tăng cường khả năng tiêm vắc xin
phòng bệnh rubella cho nữ trước mang thai tại địa bàn can thiệp [3]. Một nghiên cứu về
Tình hình tiêm vaccine HPV trong độ tuổi sinh đẻ của sinh viên nữ khối ngành khoa học
sức khỏe tại Đà Nẵng với mục tiêu là xác định tỷ lệ đã tiêm vaccine và các rào cản trong
việc tiêm chủng tại Đại học Đà Nẵng. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực
hiện trên các sinh viên từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2022. Trong tổng số 424 sinh viên
tham gia, có 70 sinh viên (16,5%) đã tiêm đủ liều vaccine HPV. Những lý do khiến tỉ lệ
chưa tiêm cao với lý do giá thành cao, một vài bạn thì cho rằng chưa quan hệ tình dục
nên chưa cần tiêm, lo sợ tác dụng phụ của vaccine là những rào cản chính của việc chưa
tiêm chủng. Các buổi tư vấn, ngoại khóa nhằm tuyên truyền về lợi ích của vaccine đồng
thời nhấn mạnh tính an toàn, hiệu quả của vaccine có thể thúc đẩy việc tiêm vaccine HPV
[4].
Kết luận tình hình tiêm vaccine ở Việt Nam người dân đặc biệt là phụ nữ ở tuổi sinh đẻ
đã có ý thức về tầm quan trọng và lợi ích của việc tiêm vaccine, tỷ lệ tiêm vaccine có
tăng qua các năm gần đây nhưng chưa giống nhau giữa các vùng, địa phương, cơ quan.
4. Các yếu tố liên quan đến tiêm ngừa vaccine trên phụ nữ trước mang thai.
-Có nhiều yếu tố liên quan đến tiêm ngừa vaccine ở phụ nữ trước khi mang thai có thể kể
đến như là: kiến thức, điều kiện kinh tế, tâm lý lo âu, cho rằng chưa mang thai nên chưa
cần thiết tiêm ngừa, vật tư trang thiết bị tiêm phòng.
+Theo nghiên cứu tiêm ngừa vaccine phòng cúm ở phụ nữ quận Đống Đa tại TYT
phường, TTYT dự phòng Hà Nội rút ra kết luận lý do không tiêm vaccine phổ biến nhất
là không quan tâm, tiếp đến không biết vaccine cũng như không biết về tác dụng vaccine,
không biết tiêm vaccine ở đâu (1)
+Theo nghiên cứu về tiêm vaccine HPV của sinh viên nữ khối ngành khoa học sức khỏe
tại Đà Nẵng năm 2022 rút ra kết luận rằng yếu tố kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất trong các
nguyên nhân chưa tiêm vaccine là 61,1%, lý do tiêm HPV giá thành cao vì ở Việt Nam
chỉ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ (2)
+Theo nghiên cứu của cô Trần Tú Nguyệt cô Phan Thị Trung Ngọc cùng với các cộng sự
về tiêm ngừa vaccine HPV ở phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi rút ra được kết luận tỷ lệ kiến thức
đúng và thực hành đúng về việc tiêm vaccine HPV lần lượt là 18,1% và 5,4%. Một số yếu
tố liên quan đến kiến thức đúng là nhóm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,
khả năng tiếp cận thông tin.
(1) Trương Thị Ánh Nguyệt, Lê Thọ Minh Hiếu, Nguyễn Thị Mỹ Hiếu, Nguyễn Thị
Phương Trinh, Nguyễn Tấn Thạch, và Hoàng Thị Nam Giang, "Tình hình tiêm vắc-xin
HPV của sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe tại Đà Nẵng," in UD-JST, vol 21, số
p.h 3, 2023, pp. 110-114
(2) https://sdh.hmu.edu.vn/images/TVLAquanytcc35.pdf
(3) 44.Meites E., Szilagyi P.G., Chesson H.W., Unger E.R., Romero J.R and
Markowitz L.E (2019), “Human Papilloma virus Vaccination for Adults:
Updated Recommendations of the Advisory Committee on Immunization
Practices”. MMWR Morb. Mortal. Wkly. Rep, 68, pp 698-702. doi:
10.15585/mmwr.mm6832a3

You might also like