You are on page 1of 29

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

LỜI MỞ ĐẦU

Lời nói đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu
sắc đối với Thầy Cô của trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là các Thầy
Cô môn tin học đại cương của nhà trường đã tạo điều kiệu cho em
được học tập ở Khoa để có nhiều thông tin và em cảm ơn Thầy Cô đã
tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong bộ môn này để giúp em hoàn
thiện tốt bài tiểu luận này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2022

THÀNH
NGÔ MINH THÀNH

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 1


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Mục Lục
ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG MÀU SẮC TRONG THƯƠNG HIỆU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ………………………………………………………………………………….4
II MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI: ………………………………………………………………………….4
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: …………………………………………………………………4
3.1 PHƯƠNG PHÁP TÀI LIỆU: ……………………………………………………………………….4
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHỆ THUẬT: ……………………………………………………………….5
3.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC TẾ: ………………………………………………………………………5
PHẦN NỘI DUNG: ………………………………………………………………………………………. 7
PHẦN 1: KHOA HỌC VỀ MÀU SẮC NHẬN DẠNG TRONG THƯƠNG HIỆU:……7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÀU SẮC TRONG NHẬN DẠNG THƯƠNG
HIỆU…………………………………………………………….................................................. 7
1.1 Khái niệm về màu sắc:…………………………………………………………………………….7
1.2 Khái niệm về nhận diện thương hiệu:……………………………………..................8
1.3 Khoa học và màu sắc trong thiết kế nhận diện thương hiệu: ……………......9
1.4 Tính ứng dụng màu sắc trong nhận diện thiết kế thương hiệu: ……………..9
CHƯƠNG II: Phân tích ý nghĩa màu sắc trong các logo của các nhãn hàng ….11
2.1 Phương pháp sử dụng màu sắc theo dòng sản phẩm…………………………….11
2.2 Hiệu ứng tạo nền trong ứng dụng màu sắc……………………………………………12
PHẦN 2: NHỮNG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MÀU SẮC HIỆN NAY TRONG NHẬN DIỆN
THIẾT KẾ THƯƠNG HIỆU…………………………………………………………………………..13
Chương 1 Màu sắc trong logo thiết kế của các công ty ……………………………….……13
1.1 Màu sắc ứng dụng trong các công ty thực phẩm thức ăn nhanh ………………..13
1.2 Màu sắc ứng dụng trong công ty thức ăn của trẻ em………………………..………..16

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 2


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

CHƯƠNG II: Màu sắc sử dụng trong thiết kế bao bì trưng bài quảng cáo của các
công ty thức ăn:..…………………………………………………………………………………………….17
2.1 Màu sắc thiết kế thương hiệu công ty: ………………………………………………………17
2.2 Màu sắc thiết kế bao bì công ty: ………………………………………………………………..20
KẾT LUẬN:………………………………………………………………………………………………………..28

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 3


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Đề tài ứng dụng màu sắc


trong nhận diện thương hiệu
I. Lý do chọn đề tài
Lý do chúng tôi chọn đề tài này là vì đề tài này có sự thu hút rất lớn đối với chúng
tôi, với một người có sở thích về nghệ thuật nhíp ảnh đường phố và những hình
ảnh có màu sắc nổi bật thì đây là điều hiển nhiên khi tôi chọn đề tài này.Việc tiếp
cận với nhíp ảnh đã cho bản thân chúng cách nhận thức về màu sắc rất thông
thạo nên việc chọn lừa đề tài này để thực hiện là điều mà chúng tôi hoàn toàn có
thể phát huy hết khả năng của bản thân mình.
II. Mục đích chọn đề tài
Với kinh nghiệm tiếp cận cận sớm với nghệ thuật hình ảnh thì chúng tôi muốn
tạo ra sự khác biệt đối với xã hội về việc vận dụng kiến thức để đưa màu sắc có
thể đa dạng và phát triển hơn nữa ở những đường nét nghệ thuật về màu sắc
trong hình ảnh logo thương hiệu góp phần cho một phần nào đó ở nền công
nghiệp 4.0 có sự đổi mới hơn trong lĩnh vực kinh doanh có riêng cho mình một
nhãn hiệu và logo nổi bật.
III. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp tài liệu :
Từ nhiều nguồn thông tin được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu thì các nguồn
báo chí tài liệu hầu như rất đa dạng để kể đến đề tài màu sắc ứng dụng trong các
thương hiệu thì chúng ta có những tài liệu sách phổ biến như:
Nghệ thuật Phối màu - Nhiều tác giả

Sắc Màu Và Phương Pháp Sử Dụng - Uyên Huy

Lấy Màu Sắc Điểm Tô Cuộc Đời – Nghệ Thuật Phối Màu Cho Cuộc Sống Rực Rỡ

Có rất nhiều các nguồn thông tin tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau chúng ta có
thể tiềm kiếm rộng rãi hơn ở các trang web online từ đó để chúng tôi cũng như
các bạn có thể gom nhặt thêm kiến thức từ các tài liệu bổ ích này.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 4


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

3.2 Phương pháp nghệ thuật :


Từ kinh nghiệm những chuyến đi thực tế mà chúng tôi quan sát được qua quá
trình học tập, chúng tôi đã sẽ áp dụng những kỹ thuật về màu sắc để phân tích rõ
ra những chi tiết sắc xão của nhãn hàng và thương hiệu để mọi người cùng hiểu
biết thêm chiến lược phương pháp của các thương hiệu lớn là gì thông qua việc
sử dụng màu sắc chi tiết bố cục trong hình ảnh và cách nhận diện đa dạng về ứng
dụng màu sắc trong thiết kế nhận diện thương hiệu.
3.3 Phương pháp thực tế :
Từ sở thích vốn có về việc làm hình ảnh và nhíp ảnh phong cảnh ở bên ngoài
thiên nhiên ở nhiều thành phố thì việc tiếp cận với xã hội với những chuyến đi
thực tế là công việc thường ngày của chúng tôi đây là phương pháp theo chúng
tôi rất có hiệu quả tốt trong việc hình thành kĩ năng sáng tạo nội dung trong thiết
kế nhận diện thương hiệu vì ở những chuyến đi thực tế chúng tôi quan sát được
rất nhiều hình ảnh và những màu sắc từ nhãn đó và chúng rất bắt mắt và cực kì có
độ thu hút cho người nhìn và xem.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 5


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 6


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

PHẦN NỘI DUNG


Phần 1: Khoa học, về màu sắc trong nhận dạng
thương hiệu
Chương 1: Cở sở lý thuyết của màu sắc trong nhận diện
thương hiệu
1.1 Khái niệm về màu sắc:
Màu sắc là đặc trưng của nhận thức thị giác được mô tả thông qua các loại màu,
với các tên như đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương hoặc tím. Nhận thức về
màu sắc này xuất phát từ sự kích thích của các tế bào cảm quang (đặc biệt là tế
bào hình nón trong mắt người và mắt động vật có xương sống khác) bằng bức xạ
điện từ (trong phổ nhìn thấy trong trường hợp của con người).Các loại màu và
thông số kỹ thuật vật lý của màu được liên kết với các vật thể thông qua các bước
sóng của ánh sáng được phản xạ từ chúng và cường độ của chúng. Sự phản xạ này
bị chi phối bởi các tính chất vật lý của vật thể như sự hấp thụ ánh sáng, quang phổ
phát xạ, .v.v.
Khoa học về màu sắc đôi khi được gọi là khoa học sắc ký, hoặc đơn giản là khoa
học màu sắc. Nó bao gồm nghiên cứu về nhận thức màu sắc của mắt và não
người, nguồn gốc của màu sắc trong vật liệu, lý thuyết màu sắc trong nghệ
thuật và vật lý của bức xạ điện từ trong phạm vi nhìn thấy (nghĩa là, thường được
gọi đơn giản là ánh sáng).

Màu sắc có 2 cảm giác: màu nóng và màu lạnh.


Các màu có cảm giác nóng là các màu như: đỏ, vàng, cam, hồng...
Màu có cảm giác lạnh như: xanh da trời, xanh lá cây, tím nhạt...
Riêng màu trắng và đen hội họa không coi đấy là 2 màu.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 7


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

1.2 Khái niệm về nhận diện thương hiệu:

Nhận diện thương hiệu không còn là vấn đề mới mẻ tuy nhiên nó lại rất quan trọng,
cụ thể đó à tất cả những gì có thể nhìn thấy và có thể tạo liên tưởng về thương hiệu
mà doanh nghiệp muốn xây dựng và gìn giữ trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
Nó phải được xây dựng trên cơ sở các thuộc tính của thương hiệu: Sản phẩm , Tổ
chức sự kiện, Con người và Biểu tượng đại diện cho thương hiệu ….

Chúng ta thường thấy hoạt động nhận diện thương hiệu không đơn giản chỉ là hình
ảnh, hiểu một cách chính xác, Nhận diện thương hiệu là cách định vị thương hiệu
bằng hình ảnh, nó thể hiện linh hồn của thương hiệu, những gì mà doanh nghiệp
muốn người tiêu dùng cảm nhận về thương hiệu của mình.

->Thế nào là “Nhận diện thương hiệu”?


Các công ty thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này: Ý muốn về nhận thức và
nhận thức. Điều bạn nói và điều người nghe hiểu có thể khác nhau.
Trong kinh doanh và làm thương hiệu, nhận diện thương hiệu của một công ty là
những gì mà họ nói về mình: Sản phẩm – dịch vụ mà họ cung cấp, chất lượng, lợi
thế cạnh tranh… Hình ảnh thương hiệu lại là những gì mà công chúng cảm nhận
về thương hiệu đó. Các công ty sẽ phải đối mặt với thách thức để xây dựng nhận
diện thương hiệu của mình và đảm bảo rằng nhận diện đó trùng khớp với hình
ảnh thương hiệu nhất có thể.

Hệ thống nhận diện thương hiệu như phần nổi của Tảng băng trôi, nó là phần
thương hiệu được thể hiện ra bên trên của tảng băng và là những gì khách hàng
thấy và nhận biết một thương hiệu. Nó là bộ mặt của thương hiệu thể hiện những
gì mà doanh nghiệp muốn người tiêu dùng nhận thức về thương hiệu của mình và
khắc sâu vào tâm trí khách hàng. Tạo dựng (thiết kế) Hệ thống Nhận diện là phần
quan trọng nhất trong tạo dựng và quản trị thương hiệu mạnh.

→Nội dung về nhận diện thương hiệu:

Chắc hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với khái niệm thương hiệu và những vai trò
của nó trong kinh doanh trên thị trường hiện nay, thương hiệu được xem là nội
dung rất quan trọng để quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dưới đây chúng
tôi sẽ đưa ra các nội dung cơ bản nhất để chúng ta có thể nhận diện được một

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 8


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

thương hiệu này với thương hiệu khác và để từ đó có thể biết được thương hiệu
như thế nào là đúng theo quy định.

1.3 Khoa học và màu sắc trong TKNDTH:

Con người đang sống trong một thế giới phủ đầy màu sắc, bao trọn chúng
ta từ thế giới thực tới thế giới tưởng tượng trong đầu. Hiện hữu khắp mọi
nơi và gắn chặt với tư duy, nhận thức của chúng ta về thế giới, màu sắc ảnh
hưởng mạnh mẽ tới suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Tận dụng khả năng
này, màu sắc được ứng dụng trong mọi ứng phẩm nghệ thuật và thiết kế.
Nếu trong nghệ thuật, màu sắc được dùng để truyền tải cảm xúc của người
nghệ sĩ thì trong thiết kế, nó được dùng để “thao túng” và định hướng nhận
thức của khách hàng về một sản phẩm hoặc một thương hiệu nào đó.
Là yếu tố đầu tiên mà mắt nhận biết và bao hàm những cảm xúc và ý nghĩa
phức tạp, màu sắc được đưa vào thiết kế cần mang đúng tinh thần mà
thương hiệu đang hướng tới. Để làm được điều này, việc biết và hiểu về
tâm lý học màu sắc là vô cùng quan trọng. Mỗi màu sắc sẽ gắn với những
cảm xúc và ý nghĩa khác nhau, những cảm xúc này xuất phát từ cảm nhận
chung về những sự vật ta thấy và trải nghiệm. Để biết những cảm xúc, ý
nghĩa đó là gì, chúng từ đâu mà tới, hãy cùng chúng tôi khám phá ý nghĩa
đằng sau những màu sắc phổ biến nhất và những thương hiệu nào đang tận
dụng triệt để chúng.
1.4Tính ứng dụng màu sắc trong nhận diện thiết kế thương hiệu :
Với các màu sắc rực rỡ và dịu dàng các doanh nghiệp đã ứng dụng vào
thương hiệu của mình một cách thông minh, nhất là ý tưởng độc đáo
trong cách thiết kế để người nhìn có thể nhận diện đó là sản phẩm của
nhãn hàng nào thương hiệu nào qua thị giác, và cách gây ấn tượng lớn
nhất đối với khách hang là khi sản phẩm đưa tới khách sẽ thấy được
điểm đặc của thương nhiệp đó mang tới.

Màu Đỏ
Màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất trên quang phổ và thường được gắn với
những tính từ rực rỡ, mãnh liệt. Là màu sắc mang lại cảm giác ấm áp, được nhiều
người yêu thích vậy nên màu đỏ thường được dùng cho các thương hiệu đồ ăn, ví
SVTH: NGÔ MINH THÀNH 9
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

dụ như Coca-Cola, KFC, McDonald’s. Là màu sắc của tia lửa và ánh hoàng hôn nên
nó cũng khơi gợi một năng lượng mạnh mẽ, được sử dụng làm nhận diện cho
những thương hiệu thể thao như Ferrari F1 và Manchester United. Ngoài ra màu
đỏ còn là màu của máu, nó tạo ra tính căng thẳng, gay gắt khiến người nhìn phải
chú ý vậy nên được đặt làm màu mặc định cho biển báo cấm.

MÀU XANH LÁ
Là màu của cây cối, màu xanh lá mang lại cảm giác thiên nhiên, an toàn, vậy nên
nó là màu đại diện cho nhiều thương hiệu về sức khỏe, những sản phẩm thành
phần từ thiên nhiên. Cũng như mầm cây, màu xanh lá cũng là biểu tượng cho sự
non trẻ và hy vọng. Và bởi chứa đựng một nguồn năng lượng tươi mới, thân
thiện, xanh lá rất được ưu chuộng sử dụng cho những công ty đại chúng, ví dụ
như Spotify và Starbucks.

Nếu như dự án của bạn về sức khỏe và thể hình, việc sử dụng màu xanh lá nhẹ
nhàng với tông màu của thiên nhiên sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời để truyền tải
thông điệp của dự án.

Màu xanh cũng mang nghĩa là “đi" trong biển báo đường vì vậy, màu xanh là là
một màu thích hợp để áp dụng cho những nút ấn, những thông báo tích cực và
những tin nhắn thành công. Ví dụ như khi người dùng đã nhập các thông tin chính
xác, bạn có thể biểu thị bằng cách sử dụng màu xanh lá trong icon.

Màu Hồng
Nếu màu đỏ được giảm độ bão hòa, ta sẽ có màu hồng. Dù bản chất màu hồng
chính là màu đỏ nhưng cảm giác của màu hồng đem lại lại hoàn toàn khác biệt.
Nếu màu đỏ cho chúng ta cảm giác mãnh liệt thì màu hồng lại cho cảm giác mơ
mộng, dễ thương. Bởi sự dễ thương ấy mà màu hồng là màu sắc mặc định dành
cho bé gái, hầu hết các sản phẩm đồ chơi, quần áo, phụ kiện dành cho bé gái
thường có màu hồng.

Đối với đối tượng trưởng thành, màu hồng tuy ít phổ biến hơn nhưng vẫn mang
thiên hướng dành cho nữ giới. Chính vì vậy, màu hồng vẫn luôn là lựa chọn an
toàn nếu thương hiệu cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho phụ nữ, một số ví dụ
điển hình có thể kể đến như hãng mỹ phẩm Benefit, hãng đồ lót Victoria Secret.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 10


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Chương 2: Phân tích ý nghĩa màu sắc trong LOGO


của các nhãn hàng
2.1 Phương pháp sử dụng màu sắc theo dòng sản phẩm :
Màu quang phổ:

Như các bạn nhìn thấy trên cầu vòng sau cơn mưa: chùm sáng 7 sắc lung linh
trên bàu trời đó chính là hơi nước bị khúc xạ ánh sáng mà phân thành nhiều
màu.

Thế nhưng bản chất của dài màu ánh sáng này – sau đây chúng tôi gọi là màu
Quang Phổ - không phải là nhiều màu như thế. Nó được tạo bởi 3 màu cơ bản:
R (red), G (green) và B (blue). Ba màu này hoà trộn vào nhau với tỷ lệ nhất định
sẽ tạo ra các màu, kể cả màu đen và trắng, khi RGB đạt giá trị min, ta có màu
đen và khi đạt max, ta có màu trắng.
Lý thuyết này được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ truyền hình, sân
khấu…v.v
Con người muốn thể hiện màu sắc mà không cần ánh sáng, họ tìm đến những vật
liệu ngoài thiên nhiên, các loại khoáng chất để có được màu sắc. Cái này các bạn
có thể thấy qua những bức tranh vẽ cổ xưa, hoặc ngay như tranh Đông Hồ nổi
tiếng màu sắc cũng lấy từ những vật liệu thiên nhiên gần gũi.
Vậy màu hữu cơ được phân chia ra như thế nào ?
Màu hữu cơ cũng được phân chia ra thành 3 màu cơ bản như sau:

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 11


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Đỏ cánh sen:

(Magrita), Vàng: (Yello) w

Xanh cô-ban: (Cyan)

Người ta gọi hệ màu này là CMYK


Về lý thuyết thì 3 màu này có thể pha thành tất cả các màu, ví dụ: màu cờ Tổ quốc

Đỏ cánh sen: + Vàng: = Đỏ cờ

hoặc để pha màu xanh lá cây, ta dùng:

Xanh cô-ban: + Vàng: = Xanh lá cây

2.2 Hiệu ứng tạo nền trong ứng dụng màu sắc :

Màu sắc ảnh hưởng tới con người theo cách này hoặc cách khác, phụ thuộc
vào độ tuổi, giới tính, vùng miền và khí hậu. Những màu sắc nhất định (hoặc
một nhóm màu) chủ yếu sẽ có chung một xu hướng tác động tới mọi người; sự
đa dạng xuất phát từ mức độ đậm nhạt hoặc tông màu được sử dụng.

Để phối màu logo đẹp, các màu sắc riêng lẻ đóng vai trò như “nút bật” cho
khởi nguồn thành công. Cách các màu sắc riêng lẻ được kết hợp sẽ làm cho
thương hiệu trở nên đáng nhớ.

Màu cơ bản: Đỏ, vàng và xanh dương

Tất cả các màu sắc đều có nguồn gốc từ 3 màu cơ bản. Đây là 3 sắc tố màu
không thể được tạo bởi bất kỳ sự kết hợp nào của các màu khác.

Màu bậc 2: Xanh lá, cam và tím

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 12


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Màu bậc 2 có thể được hình thành nhờ phối hợp các màu cơ bản.

Màu bậc 3: Màu vàng cam, đỏ cam, đỏ-tím, xanh-tím, xanh lục và vàng xanh
lục

Đây là sự phối trộn giữa một màu cơ bản và màu bậc hai.

Phần 2: Những vấn đề sử dụng màu sắc hiện nay trong thiết kế nhận diện
thương hiệu

PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MÀU SẮC HIỆN


NAY TRONG NHẬN DIỆN THIẾT KẾ THƯƠNG HIỆU
Chương 1: Màu sắc trong logo thiết kế của các công ty
1.1 Màu sắc ứng dụng trong công ty thực phẩm thức ăn nhanh :

Theo nghiên cứu khoa học, tâm trí của con người phản ứng cao với các kích thích
thị giác. Và một trong những yếu tố kích thích quan trọng nhất chính là màu sắc.
Trên cả hai mức độ ý thức và tiềm thức, màu sắc có thể chuyển tải ý nghĩa không
chỉ trong thế giới tự nhiên mà còn trong thế giới vật thể. Nghiên cứu cho thấy
màu sắc có thể ảnh hưởng đến các hành vi của khách hàng. Chính vì vậy, trong
việc thiết kế logo, việc chọn lựa sắc phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được
cảm tình của các khách hàng mục tiêu.màu

Màu da cam
Màu sắc này là thực sự lý tưởng để các thương hiệu pha trộn sự lạc quan và sức
sống của thương hiệu. Màu sắc thương hiệu này sẽ làm nổi bật lên nhờ độ sáng
của màu da cam, nó toát lên một nguồn năng lượng vô tận. Thêm vào đó đây cũng
là một màu sắc vui vẻ gợi lên một cảm giác thân thiện và khiến khách hàng muốn
khám phá nó.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 13


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Màu nâu
Màu nâu đại diện cho sự đơn giản và nó là màu của đất, thường được ưa thích để
phản ánh sự ổn định và sức mạnh. Đây là màu sắc được ưa thích của các thương
hiệu yêu thích sự cổ điển và đáng tin cậy, không muốn sự táo bạo mà muốn dung
hòa mọi thứ. Màu nâu được kết hợp với trái đất cũng có thể nhắc nhở mọi người
về vấn đề bảo vệ môi trường. Thêm vào đó đây là màu trung tính, nhã nhặn và
muốn dành cho thương hiệu nào yêu thích sự nhẹ nhàng tinh tế.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 14


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Màu đen
Một sự lựa chọn rất phổ biến của các thương hiệu có xu hướng đơn giản và có cái
gì đó rất huyền bí. Nó vừa toát lên sự cổ điển, quý phái, sang trọng, lại toát lên một
cái gì đó rất quyền lực, nó sẽ làm thương hiệu nổi bật lên. Nó có vẻ rất phù hợp với
các thương hiệu cao cấp, pha trộn các yếu tố cổ điển và mạnh mẽ. Màu đen là một
trong những màu sắc khiến cảm xúc của người nhìn trở nên mạnh mẽ, kích thích
vào tâm trí họ, và nó làm gia tăng sự hấp dẫn, quý phái của thương hiệu.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 15


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

1.2 Màu sắc ứng dụng trong các công ty thức ăn trẻ em:

Màu sắc là một phần quan trọng của thế giới xung quanh, về thiên hướng của
ngôn ngữ, văn hóa, xã hội và là phần quan trọng giúp tăng cường tiềm năng học
tập, trí nhớ, trí thông minh của trẻ.
Mỗi màu sắc có ý nghĩa riêng vì nó tác động đến tâm sinh lý, cảm xúc, nhận thức,
hành vi và khả năng học tập của mỗi con người. Ở thời điểm vàng trong việc luyện
tập tương tác với màu sắc, nhóm tuổi mầm non luôn vận dụng việc học tập thông
qua màu sắc, vừa tạo được sự hứng thú, vừa giúp dây thần kinh phát triển.
Các màu thực phẩm được làm từ các loại rau củ tự nhiên rất tốt cho trẻ em
• Màu đỏ và hồng: Phúc bồn tử (Raspberry) hoặc củ dền (Beet root). ...
• Màu vàng: củ nghệ (turmeric) hoặc nhị hoa nghệ tây (saffron)

• Màu vàng da cam: cà rốt.

• Màu xanh lá cây: rau chân vịt (spinach), trà xanh (matcha) hoặc lá nếp/ lá
dứa (pandan leaves)
Ưu điểm:
• An toàn tuyệt đối với sức khỏe của người sử dụng.
• Sử dụng dễ dàng để ra các màu sắc tự nhiên.
• Được chiết xuất từ tự nhiên nên bổ sung hàm lượng vitamin và khoáng chất
lớn

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 16


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Chương 2: Màu sắc sử dụng trong thiết kế bao bì trưng


bài quảng cáo của các công ty thức ăn
2.1 màu sắc trong thiết kế thương hiệu công ty :

-> Điển hình như thương hiệu của công ty Burger King

Burger King (BK) là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh hamburger toàn cầu của
Mỹ. Có trụ sở tại khu vực chưa hợp nhất của Hạt Miami-Dade, Florida, công ty
được thành lập vào năm 1953 với tên Insta-Burger King, một chuỗi nhà hàng ở
thành phố Jacksonville, Florida. Sau khi Insta-Burger King gặp khó khăn về tài
chính vào năm 1954, hai thương hiệu nhượng quyền có trụ sở tại Miami là David
Edgerton và James McLamore đã mua công ty và đổi tên thành "Burger King"

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 17


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Như với các thiết kế trước năm 1999, logo mới trông đơn giản và rõ ràng hơn với
hai nửa chiếc bánh đang kẹp dòng chữ Burger King. Jones Knowles Ritchie giải
thích: “Chúng tôi lấy cảm hứng từ logo ban đầu của thương hiệu và tìm hiểu
phương thức mà nó đã phát triển để có được một vị trí mang tính biểu tượng
trong nền văn hóa. Logo mới thể hiện sự tôn kính đối với di sản của Burger King
cùng những đường nét thiết kế tinh tế, tự tin, đơn giản và thú vị.“

Logo của Burger King cho thấy một hình ảnh quyến rũ và năng động của một nhà
hàng thức ăn nhanh, đó là lý tưởng cho các nền văn hóa thức ăn nhanh trong số
các thanh thiếu niên. Những màu sắc lấp lánh được sử dụng trong logo là đủ sống
động để gây sự chú ý của khán giả.
Logo của Burger King là một hình tròn nghiêng với nửa phần bánh mì trên cả hai
mặt của logo và phông chữ được ghi ở trung tâm. Ba màu sắc được sử dụng trong
logo của Burger King là màu đỏ, màu vàng và màu xanh. Sự kết hợp ba màu cơ bản
tạo thành một biểu tượng nổi bật đủ để kéo mọi người, không phân biệt lứa tuổi.

->Logo 7UP
7 Up (cách điệu là 7up tại các thị trường bên ngoài Hoa Kỳ) là một thương hiệu
nước giải khát không chứa caffein, hương chanh của Mỹ. Quyền đối với thương
hiệu được nắm giữ bởi Keurig Dr Pepper tại Hoa Kỳ và bởi 7 Up
International (thuộc PepsiCo) ở các thị trường còn lại ngoài Hoa Kỳ.

Logo của 7 Up tại thị trường Hoa Kỳ là một vòng tròn màu đỏ cam giữa số “7” và
chữ “Up”; vòng tròn màu đỏ cam này đã được hoạt hình hóa và sử dụng làm linh
vật cho thương hiệu, được đặt tên là Cool Spot. Trước đó, linh vật là một nhân
vật hư cấu có tên Fido Dido được tạo ra bởi Joanna Ferrone và Sue Rose. 7
Up cạnh tranh chủ yếu với thương hiệu Sprite của The Coca-Cola Company và
thương hiệu Sierra Mist của chính PepsiCo.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 18


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

7 Up được tạo ra bởi Charles Leiper Grigg, người đã thành lập công ty The Howdy
Corporation có trụ sở tại St. Louis vào năm 1920. Grigg đã đưa ra công thức cho
một loại nước giải khát vị chanh vào năm 1929. Sản phẩm, ban đầu được đặt tên
là “Bib-Label Lithiated Lemon-Lime Soda“, được ra mắt hai tuần trước vụ sụp đổ
phố Wall năm 1929.

Sản phẩm chứa lithium citrate, một chất giúp ổn định tâm trạng, cho đến năm
1948. Tên của nó sau đó được rút ngắn thành “7 Up Lithiated Lemon Soda” trước
khi được rút ngắn xuống chỉ còn “7 Up” vào năm 1936.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 19


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

2.2 Màu sắc trong thiết kế bao bì công ty:

Màu sắc và thương hiệu là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Màu sắc
giúp khách hàng dễ nhận diện và thể hiện được thông điệp muốn truyền tải.

Màu sắc trong thiết kế bao bì giúp kích thích thị giác, tạo ấn tượng với người
dùng.Cùng biểu tượng, hình ảnh, từ ngữ, chữ số, màu sắc chính là các nhận diện
thương hiệu hoàn hảo. Khách hàng chỉ cần nhìn thấy màu sắc đó sẽ dễ nhận biết
được đó là sản phẩm của nhà sản xuất nào.

Thể hiện ngôn ngữ sản phẩm


Sử dụng màu sắc chủ đạo trên bao bì có khả năng phát được tín hiệu nhận biết. Từ
đó giúp người dùng biết được sản phẩm này thuộc ngành nào.
Trong bao bì ăn uống, thực phẩm để tạo cảm giác thèm ăn thường chọn những
tone màu kích thích thị giác như cam, đỏ, xanh…
Với lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị điện tử thường dùng thùng carton 5 lớp,
bao bì màu trắng, đen để thể hiện sự cá tính.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 20


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Màu sắc bao bì thường ảnh hưởng lớn đến tâm lý mua hàng
Khi mua sắm khách hàng thường có xu hướng chọn sản phẩm dựa theo màu sắc
bao bì.Bởi vậy nhà sản xuất nên chọn phương án tốt cho thiết kế bao bì của mình.

Màu sắc trong màu sắc trong thiết kế bao bì

Màu đỏ
Màu đỏ là đại diện cho năng lượng, quyết tâm, hành động, đam mê, hào hứng, may
mắn. Ngoài ra theo như nền văn hóa Việt Nam màu đỏ là màu tượng trưng cho lá
cờ của dân tộc Việt Nam luôn hào hung và mạnh mẽ.

Thiết kế bao bì thường ứng dụng theo 3 loại màu đỏ sau:

▪ Màu đỏ đậm: Tông màu có sức hút mạnh mẽ với khách hàng, tạo cảm xúc
tuyệt vời. Hơn nữa, nó cũng cho thấy sự sang trọng, quyến rũ tuyệt vời và
chuyên nghiệp.
▪ Màu đỏ hồng: Thường thấy trên bao bì sản phẩm dành cho phụ nữ vì màu
này gợi lên sự lãng mạn và tình yêu và sự lãng mạn.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 21


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

▪ Màu đỏ nhạt: Dù tạo ra cảm giác giá trị ít hơn màu đỏ sẫm, nhưng màu này
có ý nghĩa rất lớn trong tín dục và sự đam mê.

Màu trắng
Màu trắng là màu của sự thánh thiện, tinh khiết có ý nghĩa tinh tú. Màu trắng
thường được nhiều người liên tưởng đến thiên thần hoặc dòng sữa. Do đó, màu
trắng thường được dùng trong thiết kế bao bì y tế, sản phẩm công nghệ điện tử,
sữa …

Màu đen
Màu đen huyền bí, thanh lịch, trang
trọng, vô cùng quyền lực. Do đó, nhiều
nhà sản xuất ô tô như Mercedes dùng
màu đen để nâng tầm sản phẩm.

Tuy nhiên, bản thân màu đen cũng


mang đến sự trầm và tĩnh lặng cho nên
nên sử dụng hợp lý màu sắc này vào
những sản phẩm mang tính thư giãn
cao.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 22


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Màu tím
Màu sắc trong thiết kế bao bì dùng màu tím thể hiện được sự lãng mạn, thủy
chung. Bởi vì nó là sự kết hợp của màu xanh chắc chắn và màu đỏ nhiệt huyết:

▪ Màu tím đậm: Tạo cảm giác ma mị, điều khiển được tâm trí của người khác.
Nhưng nếu dùng quá nhiều trong thiết kế bao bì, nó sẽ phản tác dụng vì tạo
ra sự cưỡng chế trong tâm lý khách hàng.
▪ Màu tím nhạt: Dễ dàng để đưa con người về quá khứ, khao khát tình yêu.
Sau đó, khách hàng dễ bị thuyết phục hơn.

Màu xanh dương


Đây là màu của biển và trời, tạo ra được một cảm giác tin tưởng, sâu sắc, trí tuệ và
thông thái. Màu xanh dương cũng mang đến cảm giác tinh khiết, trong sáng. Vì vậy,
nhiều thương hiệu nước khoáng dùng màu này trên bao bì của họ.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 23


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 24


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Màu xanh lá

Màu đại diện cho thiên nhiên, cây cối, thanh lọc, sự tươi mát. Màu sắc trong thiết
kế bao bì của các sản phẩm liên quan đến môi trường nên chọn màu này làm màu
chủ đạo.

Màu vàng
Màu vàng là màu của sự sống, hạnh phúc, hưng thịnh, phát triển và giàu có. Đó
cũng là màu của sự mạnh mẽ và thông thái. Màu vàng sẽ kích thích hoạt động của
trí óc, thuyết phục khách hàng về lý trí. Màu vàng làm tăng giá trị sản phẩm. Tuy
vậy, dùng quá nhiều sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 25


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Màu cam
Màu cam là sự giao thoa ấm áp, mạnh mẽ của màu đỏ và màu vàng. Vì vậy, màu
cam toát lên sự đam mê cùng với sự sảng khoái, tươi mát. Màu cam rất quyến rũ,

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 26


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

hấp dẫn, tạo không khí hạnh phúc. Tươi mát năng động tương thích như một ánh
mặt trời màu cam hầu như nổi bật cho cho những thương hiệu về đồ ăn.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 27


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Như các bạn đã biết, màu sắc có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm
xúc của con người. Chính vì thế, màu sắc được xem là một công cụ để giao
tiếp. Đồng thời màu sắc có thể được sử dụng để chỉ ra một hành động ảnh
hưởng đến tâm trạng hay tâm trí mọi người. Bên cạnh đó, tuỳ vào mỗi cá
nhân sẽ có những cảm nhận riêng bạn về màu sắc.
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, màu sắc đóng vai trò quan
trọng trong việc kích thích tâm lý, tình cảm của con người. Một số màu sắc
có khả năng làm tăng huyết áp, tăng sự trao đổi chất hay gây mỏi mắt, nếu
nhìn quá lâu. Ý nghĩa của màu sắc có thể liên quan đến quá khứ, kinh
nghiệm hay các nền văn hóa.

Màu sắc là một trong những yếu tố tiên quyết của các ngành thiết kế hiện đại, kể
cả lĩnh vực thiết kế web vì nó có mối liên kết cảm xúc và ảnh hường cách mà con
người nhìn nhận, đánh giá hình ảnh mà họ nhìn thấy.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 28


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ I- ỨNG DỤNG MÀU SẮC

Mặc dù ý nghĩa và tính biểu tượng có thể biến đổi khác nhau theo từng khu vực và
văn hóa. Nhưng về mặt tâm lý học, màu sắc liên kết đến cảm giác theo cách riêng
của nó, từng màu sắc sẽ tác dụng lên một cảm xúc cụ thể của con người trong vô
thức.

Màu sắc và hình ảnh chính là những công cụ hữu hiệu và trực quan nhất để xây
dựng nhận diện thương hiệu. Chúng giúp bạn biểu đạt, định hình những ấn tượng
sơ khai nhưng lại mang ý nghĩa trực tiếp nhất về doanh nghiệp một cách nhanh
chóng.

Vì vậy việc nhận biết ý nghĩa và những cảm xúc được gắn với màu sắc sẽ giúp bạn
có nhiều cơ sở hơn trong việc chọn lựa màu sắc cho các hình ảnh thương hiệu của
mình, từ đó ghi điểm với khách hàng của mình.

SVTH: NGÔ MINH THÀNH 29

You might also like