You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHCB – BỘ MÔN VẬT LÍ




Biên soạn: Nguyễn Đắc Nhân - D16


CHUYÊN ĐỀ NHIỆT HỌC
PHẦN I: Chất khí- Chất rắn – Chất lỏng.
I. Các dạng vật chất

1. Chất khí-lỏng-rắn.

2. Plasma
- Ở vài ngàn độ, các electron bức khỏi nguyên tử làm nguyên tử trở thành ion +.
Nhiệt độ càng cao thì số electron bức ra càng nhiều. Hiện tượng này gọi là sự ion hóa
chất khí tạo thành PLASMA: Tia tử ngoại, tia X, tia βchiếu vào chất khí.

3. BEC (Base-Einstein Condensate)


- Chất khí trong đó nguyên tử không còn chuyển động một cách hỗn độn nữa
mà bị buộc phải hoạt động theo 1 không giao thống nhất hoàn toàn, cùng vận tốc,
cùng phương, cùng hướng.
- Có tính siêu dẻo, có khả năng trèo lên thành ống cao và ra ngoài.

II. Chất Khí


1. Cấu tạo chất khí.
Chất khí có cấu tạo phân tử, chuyển động hỗn loạn không ngừng, nhiệt đô càng
cao chuyện động càng nhanh.
Giữa các phân tử chất khí có cả lực đẩy và lực hút. Khi ở gần thì đẩy nhau, ở
xa thì hút nhau.
2. Chất khí lý tưởng.
Là chất điểm, chỉ tương tác khi va chạm. Có các thông số trạng thái P,V,T.
a. Quá trình đẳng nhiệt.
- Định luật Boyle-Marriote: Với nhiệt độ T không đổi

hay
b. Quá trình đẳng tích.
- Định luật Charles: Với thể tích V không
đổi.

hay
c. Quá trình đẳng nhiệt
- Định luật Gay-Lussac: Với áp suất P không đổi.

hay

d. Phương trình trạng thái khí lí tưởng.

e. Phương trình Clayperon- Mendeleev.

Đơn vị:
- P là áp suất đơn vị Pascal.
- V là thể tích đơn vị m3.
- T là nhiệt độ tuyệt đối (t0C +273)
- R = 8,31 J/(mol.K)
- n là số mol của chất khí lí tưởng.

III. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.


1. Sự nở dài.
Sự tăng độ dài của vật rắn khi tăng nhiệt độ gọi là sự nở

2. Sự nở khối.
Sự tăng lên về thể tích cảu vật rắn khi tăng nhiệt độ gọi là sự nở khối.

β= 3α
3. Ứng dụng
- Tính toán khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt (đường ray xe lửa)
- Role nhiệt đóng ngắt điện tự động.

IV. Chất lỏng


1. Hiện tượng căng bề mặt.
*Ứng dụng: Áo đi mưa, xà phòng.

2. Hiện tượng dính ướt.


- Giọt nước nhỏ lên bản thủy tinh sẽ bị lan rộng ra thành một hình dạng bất kì,
vì nước dính ướt thủy tinh.
- Giọt nước nhỏ lên bản thủy tinh phủ một lớp nilon sẽ vo tròn lại và bị dẹt
xuống do tác dụng của trọng lực, vì nước không dính ướt với nilon.
-Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nước có dạng mặt khum lõm khi thành
bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt.

3. Hiện tượng mao dẫn.


V. Các quá trình biến đổi.
1. Sự nóng chảy
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Nhiệt đô nóng
chảy là xác định.
- Nhiệt nóng chảy

2. Sự bay hơi – ngưng tụ.


- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay
hơi.
- Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Sự bay hơi ở nhiệt độ bất kì và luôn đi kèm sự ngưng tụ.

3. Sự sôi
- Sự chuyển từ thể long sang thể khí diễn ra cả bên trong và bên ngoài bề mặt
chất lỏng gọi là sự sôi.

4. Tóm tắt các quá trình.


PHẦN II: Nhiệt động lực học.

I. Nội năng.
1. Khái niệm.
- Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phần tử cấu tạo nên
vật.
- Nội năng cảu vật phụ thuộc to và V.
U = f(T,V)
2. Các cách biến đổi nội năng.
- Thực hiện công: chuyển năng lượng từ vật này sang vật khác.
- Truyền nhiệt: Chỉ truyền nội năng từ vật này sang vật khác.

II. Hai nguyên lý nhiệt động lực học.


1. Nguyên lý I.

- ∆U: Độ biến thiên nội năng. ∆U > 0: Nội năng tăng,∆U < 0: Nội năng giảm.
- A: Công. A>0: Hệ nhận công, A<0: Hệ sinh công.
- Q: Nhiệt. Q>0: Hệ nhận nhiệt, Q<0: Hệ truyền nhiệt.
2. Nguyên lý II.
- Clausius: Nhiệt không thể tự truyền từ một vật nàu sang một vật khác nóng
hơn.
- Carriot: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt nhận được thành
công cơ học.
III. Động cơ nhiệt.
1. Cấu tạo động cơ nhiệt.
- Nguồn cung cấp nhiệt lượng Q1
- Bộ phận phát động: Vật trung gian nhận nhiệt sinh
công và các thiết bị phát động.
- Nguồn lạnh để thu nhiệt lượng do tác nhân tỏa ra
Q2.

2. Vận dụng.
- Hiệu suất của động cơ nhiệt. (Hiệu suất thực tế)

- Hiệu suất cực đại của động cơ nhiệt. (Hiệu suất tốt nhất)

- Hiệu năng của máy lạnh.


- Hiệu năng cực đại của máy lạnh.

IV. Công và năng lượng trong cơ thể.


1. Các dạng công trong cơ thể.
- Công hóa học (Q thu): Được sinh ra khi tổng hợp các hợp chất cao phân tử
(protit, axit nucleotid,…) từ các chất có trọng lượng phân tử thấp và khi thực hiện các
phản ứng hóa học xác định.
- Công cơ học (Q tỏa): Là công sinh ra khi dịch chuyển các bộ phận, cơ quan
trong cơ thể hay toàn bộ cơ thể nhờ vào lực cơ học (co cơ).
- Công thẩm thấu (Q tỏa): Là công sinh ra khi vận chuyển các chất khác nhau
qua màng hay hệ đa màng từ vùng có nồng độ thấp sang vùng có nồng độ cao hơn.
- Công điện (Q tỏa): Là công sinh ra khi vận chuyển các hạt mang điện (ion)
trong điện trường, sinh ra điện thế sinh vật và dẫn truyền kích thích trong tế bào.
2. Năng lượng trong cơ thể.
- Năng lượng trong cơ thể là năng lượng hóa học của thức ăn (protid, lipid,
glucid,…) tỏa ra khi bị oxi hóa. Đối với thực vật là năng lượng mặt trời dự trữ trong
quá trình quang hợp. Năng lượng này cũng được động vật sử dụng khi ăn thực vật.
- Đầu tiên năng lượng chuyển thành những liên kết cao năng cảu chất nào đó
mà chủ yếu là adenosine triphotphat (ATP). Sau đó ATP phân hủy trong những tổ
chức tương ứng trong tế bào và giải phóng tại đó nguồn năng lượng cần thiết để sinh
công.
ATP + H2O  ADP + H3PO4 + (7-8,5 Kcal)

3. Nhiệt sơ cấp và nhiệt thứ cấp


- Nhiệt sơ cấp là lượng nhiệt tán xạ trong quá trình trao đổi chất, được quy
định bởi tính bất thuận nghịch của quá trình hóa sinh, lý sinh. Nhiệt sơ cấp tỉ lệ với
cường độ quá trình trao đổi chất và tỉ lệ nghịch với hiệu suất của chúng.
- Nhiệt thứ cấp là lượng nhiệt sinh ra trong các quá trình sinh công khác nhau.
Nhiệt thứ cấp tỉ lệ với hoạt tính của mô, đô linh hoạt của cơ.

V. Nguyên lý I hệ thống sống.

1. Nguyên lý.

- ∆Q: Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đồng hóa thức ăn.
- ∆M: Năng lượng dự trữ dưới dạng hóa năng (ATP, ADP…) trong cơ thể.
- ∆E: Năng lượng mất mát vào môi trường xung quanh (năng lượng khuếch
tán)
- ∆A: Công cơ học cơ thể thực hiện đối với môi trường bên ngoài.
2. Hệ quả: Định luật Hess.
Hiệu ứng nhiệt (Qv và Qp) của một quá trình hóa học phức tạp không phụ
thuộc vào các giai đoạn trung gian mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái
cuối của quá trình.
VI. Entropy.
1. Khái niệm.
Trong nhiệt động lực học, entropy nhiệt động lực học là dS là tỷ số giữa năng
lượng dQ phát tán hay hấp thụ khi một hệ vật lý chuyển tráng thái tại một nhiệt
độ xác định T.

2. Độ biến thiên entropy.


- Độ biến thiên entropy của một hệ trong quá trình thuận nghịch bất kì biến
đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2).

3. Tính chất của entropy.


- S là một hàm trạng thái (chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối).
- S được xác định sai khác một hàng số.
- Entropy của hệ bằng tổng entropy của từng phần riêng rẽ.
4. Ý nghĩa thống kê của entropy.
- Đặc trưng cho mức hỗn loạn, vô trật tự của sự phân bố phân tử của một hệ.
- Các quá trình tự diễn biến tự nhiên trong hệ cô lập có chiều sao cho entropy
S của hệ tăng. Hệ đạt trạng thái cân bằng khi S đạt cực đại (phân bố đồng
đều).
5. Nguyên lý tăng entropy.
- Trong một hệ cô lập thì mọi quá trình xảy ra đều có chiều sao cho entropy
tăng hoặc không đổi ∆S ≥ 0.
- Nhận xét:
+ Quá trình thuận nghịch ∆S = 0, S = const.
+ Quá trình bất thuận nghịch ∆S > 0, S tăng.
+ Khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng S= Smax quá trình bất thuận nghịch kết thúc
PHẦN III: Cơ học chất lưu.
I. Khối lượng riêng
- Khối lượng riêng của một chất lỏng (chất rắn) là một đại lượng vật lí được đo
bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

II. Áp suất.
1. Áp suất thủy tĩnh.
- Chất lỏng có khả năng nén lên các vật đặt
trong nó. Lực mà chất lỏng nén lên vật có phương
vuông góc với bề mặt vật.

2. Áp suất thay đổi theo đô sâu.

3. Nguyên lý Pascal.
- Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong
bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của
chất lỏng và thành bình.

4. Máy ép dùng chất lỏng.


I. Chuyển động của chất lỏng lý tưởng.
1. Khái niệm.
- Chuyện động cảu chất lỏng được chia thành hai loại: chảy ổn định (chảy thành
dòng) hay chảy không thành dòng (chảy cuộn xoáy).
- Chuyển động của chất lỏng lý tưởng thỏa mãn các điều kiện:
+ Chất lỏng không nhớt, tức là bỏ qua ma sát cảu chất lỏng.
+ Sự chảy ổn định thành lớp, thành dòng.
+ Chất lỏng không chịu nén, tức là khối lượng riêng của chất lỏng không đổi.
2. Hệ thức giữa vận tốc và tiết diện.
- Hệ thức liên hệ giữa vận tốc và tiết diện

- Lưu lượng A có giá trị như nhau ở mọi điểm.

3. Định luật Bernoulli.


- Trong sự chảy ổn định, tổng áp suất tĩnh và áp suất động là không đổi dọc theo
ống.

4. Ứng dụng.
a. Đo áp suất tĩnh.
- Đặt một ống hình trụ hở hai đầu, sao cho miệng ống song song với dòng chảy,
biết tiệt diện của ống và độ cao của cột chất lỏng, ta tính được áp suất thủy tĩnh
của ống.
b. Đo áp suất toàn phần.
- Dùng ống hình trụ hở hai đầu, một đầu được uốn vuông góc. Đặt ống sao cho
miệng ống vuông góc với dòng chảy. Biết tiết diện ống và độ cao của cột chất
lỏng, ta tính được áp suất toàn phần tại điểm đặt ống.
c. Đo vận tốc chất lỏng.
Ống venturi được đặt nằm ngang gồm một phần có tiết diện S và một phần có tiết
diện s. Một áp kế hình chữ U có hai đầu nối với hai ống đó. Biết hiệu áp suất tĩnh
giữa hai tiết diện ∆P, S và s, ta tính được vận tốc.

d. Đo vận tốc máy bay.


Ống pito được gắn vào cánh máy bay, dòng khí bao xung quanh ống. Vận tốc khí
“chảy” vuông góc vii tiết diện S của một ống nhánh chữ U. Nhánh kia thông qua
một buồng bằng áp suất tĩnh của một dòng không khí bên ngoài. Độ chênh lệch
cảu hai mực chất lỏng trong ống chữ U cho phép ta tính được vận tốc của dòng
khí tức là vận tốc máy bay.

You might also like