You are on page 1of 4

2.1.2.

Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp:


2.1.2.1. Mức học phí tăng cao.
Khi sinh viên đặt ra những nguyện vọng ứng tuyển vào các trường đại học không
những chú trọng tiêu chí chất lượng đào tạo của trường và chú trọng yếu tố học phí có
phù hợp với sinh viên hay không. Do đó việc tự chủ tài chính có thể làm hạn chế khả
năng chọn trường của những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc sinh viên có mức
thu nhập trung bình dẫn đến làm chậm trễ việc phát triển quy mô đào tạo nhân lực
trình độ đại học. Việc tự chủ tài chính không những ảnh hưởng đến tiêu chí chọn
trường của sinh viên và ảnh hướng đến những sinh viên đang tham gia đào tạo tại nhà
trường.
Khóa 2019 Khóa 2020 Khóa 2021 Khóa 2022

Học phí (VNĐ/Năm) 14.150.000 14.150.000 27.500.000 27.500.000

Bảng 1: tiền học phí giữa các năm trường ĐH Bách Khoa.
Qua bảng cho thấy tiền học phí có sự thay đổi rất lớn qua giai đoạn tự chủ của trường
đại học, từ mức học phí của K19 và K20 so với K21 và K22 gần như là gấp đôi số tiền
học phí mà sinh vien phải bỏ ra để theo học. Điều này làm ảnh hưởng phần nào đó đến
những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong việc chi trả số tiền học phí.
Các chương trình học bổng sinh viên chưa thể đa dạng hoá. Các chương trình khuyến
khích, học bổng dành cho sinh viên cũng rất hạn hẹp. Khi học bổng mà nhà trường đưa
ra được đề cập chủ yếu hướng vào những sinh viên có gia cảnh nghèo khó, con liệt sĩ,
một vài trường hợp ngoại lệ khác có học lực khá trở lên chứ chưa thể hướng vào
những sinh viên có mức thu nhập trung bình. Hầu hết các sinh viên khi đi "săn" học
bổng đều có nhận học bổng khuyến khích ở mỗi kì của trường và một vài học bổng từ
phía doanh nghiệp tuy nhiên số lượng còn rất thấp.
Việc tăng giá học phí trong các trường đại học công lập tự chủ có thể làm hạn chế cơ
hội được đến trường của những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tạo bất bình
đẳng trong tiếp cận giáo dục ĐH giữa người dân có thu nhập khác nhau, làm chậm tiến
trình nới rộng quy mô đào tạo nhân lực trình độ đại học. Mặc dù tự chủ tài chính sẽ
làm cho cơ sở vật chất nâng cao giúp cho học sinh có thể học tập tốt hơn nhưng như
vậy lại tạo ra một áp lực vô hình đè nặng lên học sinh khi rớt môn và chịu khoản chi
phí cao để học lại.
Nguyên nhân các trường đại học tự chủ tài chính:
Thứ nhất, khi tự chủ tài chính sẽ giúp nguồn thu của các trường đại học tăng cao, từ đó
giúp trường có thể trang thiết bị cơ sở vật trường tốt hơn tạo ra môi trường học tốt hơn,
nâng cao chất lượng đào tạo, mức sống của viên chức, người lao động. Tạo ra môi
trường phát triển cho sinh viên tiếp cận đến nền giáo dục tiên tiến.
Thứ hai, việc tự chủ tài chính sẽ giúp giảm áp lực cho ngân sách nhà nước nên đây là
điều tất yếu.
2.1.2.2. Mức vay vốn của sinh viên.
Hàng năm, đều có lượng lớn học sinh đổ về TP. Hồ Chí Minh, trong đó có những học
sinh không có được hoàn cảnh tốt để trang trải cho chí phí học cao của các trường đại
học đã tự chủ kinh tế. Điều này làm cho nhu cầu vay vốn của sinh viên tăng cao nhằm
chi trả cho học phí, chi phí sinh hoạt đắt đỏ của TP. Hồ Chí Minh, chưa kể là mức vay
của đối tượng đến từng địa phương là khác nhau và thêm một số trường đang đào tạo
theo tính chỉ nên việc tính học phí theo từng tháng khi mức vay là chưa phù hợp.
Được biết, mức vay hiện còn khá thấp nên dù sinh viên có vay được cũng còn phải
gặp nhiều vấn đề khó khăn. Vào năm 2019, mức vay được biết là 2,5 triệu đồng/
tháng, ta có thể thấy mức tiền vay có khi còn không đủ để đóng học phí cho các
trường đại học đã tự chủ hoặc các trường có mức học phí cao. Chưa kể là mức phí
sinh hoạt tại Hồ Chí Minh lại khá đắt đỏ. Ngoài ra, còn có những hạn chế về đối
tượng vay, lãi suất và thời hạn cho vay cũng chưa hợp lý.
Thời hạn vay của Việt Nam tối đa là 10 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia
khác, chẳng hạn như Brazil (12 năm), Nhật Bản (18 năm), Malaysia và Hàn Quốc (20
năm), Trung Quốc (23 năm).
Một bất hợp lý khác là lãi suất cho vay cao. Theo ông Quân “lãi suất cho vay đang áp
dụng tại thời điểm năm 2021 là 6,6%/năm. Đây là mức lãi suất khá cao cho đối tượng
ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội (cho vay trồng rừng 1,2%/năm, cho vay nhà ở
từ 3 - 4,8%/năm)”.1
Từ năm 2019 đến nay, mức vốn cho vay được điều chỉnh tăng luôn lớn hơn 60%, cụ
thể, năm 2019 tăng khoảng 66,6% so với 2017 và năm 2022 tăng 60% so với 2019.

1
https://tuoitre.vn/sinh-vien-gap-kho-vay-von-hoc-tap-20220114090333317.htm
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:

Hiện nay, chỉ có sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như mồ côi hoặc thành viên của hộ gia
đình thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập thấp hoặc gia đình gặp khó khăn
về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh mới được vay. Ở thời điểm hiện nay,
các tiêu chí xác định chuẩn hộ nghèo, cận nghèo, có mức sống trung bình đã thay đổi nên
các quy định về tiêu chuẩn vay vốn cần phải được rà soát lại để đảm bảo phù hợp với
thực tế.

Mức lãi suất vay quá cao khiến cho những sinh viên không có đủ khả năng chi trả sau khi
vay dẫn đến tình trạng không đủ tự tin nhập học, và có những trường hợp sẽ bỏ bê việc
2
https://dangcongsan.vn/ban-doc/hoi-dap/sinh-vien-duoc-vay-toi-da-bao-nhieu-tien-606951.html
học để đi làm nhằm kiếm tiền trang trải cuộc sống. Và thời hạn vay của Việt Nam còn
khá thấp sẽ dẫn đến thời gian xoay sở cho việc trả khoản vay thành áp lực cho sinh viên
vay.

2.1.2.3. Giải pháp.

Thứ nhất, về vấn đề thu nhập bình quân vẫn đang ở mức thấp so với chi phí đào tạo:
Chính phủ, cơ quan chủ quản các trường đại học công lập nên đầu tư cơ sở vật chất và
hỗ trợ một mức vốn ban đầu đủ lớn cho các trường công lập khi chuyển đổi sang chế
độ tự chủ tài chính. Như vậy sẽ không tạo ra cú sốc lớn với người lao động, vừa giúp
các trường yên tâm hơn khi chuyển đổi sang chế độ tự chủ tài chính. Từ đó, giúp các
trường tự chủ tài chính thành công, đồng thời nâng cao được chất lượng giảng dạy.
Thứ hai, về vấn đề điều kiện được vay vốn: Chính phủ cần xem xét mở rộng đối
tượng vay vốn, trước hết là các hộ gia đình có thu nhập không đến mức phải đóng
thuế thu nhập cá thể. Về dài hạn, mọi sinh viên điều được vay vốn học hành, không
phân biệt có khó khăn gì không.
Thứ ba, giảm mức lãi suất cho vay của sinh viên theo lộ trình học, điều chỉnh thời
gian cho vay lên gấp 2 hoặc 3 lần thời gian vay và tính toán mức cho vay theo định
mức phù hợp cho từng trường hợp thay vì theo hàng tháng như hiện nay.

You might also like