You are on page 1of 12

Chương 9:

PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN

9.1. Mục tiêu của phân tích rủi ro:

Sinh viên nghiên cứu nội dung chương này có khả năng nắm được các kiến
thức căn bản về phân tích rủi ro của dự án. Đồng thời, sinh viên còn có kỹ năng tác
nghiệp nhằm đáp ứng các công việc phân tích rủi ro cho các dự án cụ thể tại ngân
hàng.

9.2. Khái niệm và sự cần thiết của phân tích rủi ro trong thẩm định
DAĐT:
9.2.1. Khái niệm phân tích rủi ro:

Phân tích rủi ro cho dự án là công việc sử dụng các kỹ thuật phân tích khác
nhau nhằm xác định các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án và
đánh giá tính khả thi của dự án dựa trên khả thay đổi của các biến số đầu vào.

9.2.2. Sự cần thiết của phân tích rủi ro trong thẩm định DAĐT:

Các chương trước đã trình bày đầy đủ về các kiến thức cần thiết để đánh giá
hiệu quả của dự án thông qua nhiều chỉ số khác nhau. Tuy nhiên, những kết quả này
mang tính không chắc chắn vì những chỉ số phản ánh hiệu quả được tính toán dựa
trên những biến số đầu vào như doanh thu, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động, lãi suất
cho vay. Sau khi quyết định đầu tư dự án, những sự kiện khách quan lẫn chủ quan
có thể xảy ra làm cho các biến số đầu vào ban đầu không bằng với những giá trị xảy
ra trong thực tế. Điều này làm cho các chủ đầu tư phải ra các quyết định đầu tư trong
hoàn cảnh rất khó khăn vì e sợ sự không chắc chắn của hiệu quả dự án.
Công việc phân tích rủi ro nhằm dự tính những thay đổi liên quan đến các
biến số đầu vào có khả năng xảy ra, từ đó tính toán tác động từ sự thay đổi của các
ước lượng đó lên hiệu quả dự án. Nhà phân tích sẽ dựa trên những thay đổi của các
biến số đầu vào dự kiến, kết hợp với các phương pháp phân tích rủi ro hợp lý nhằm
dự đoán những kỳ vọng về hiệu quả dự án mà mình thẩm định.

1
9.3. Các phương pháp phân tích rủi ro
9.3.1. Phân tích tất định: (deterministic)

Phân tích tất định có thể được hiểu là người phân tích sẽ chủ quan cho trước
các giá trị của từng biến số và tìm kết quả đầu ra từ mô hình tài chính.
Có hai phương pháp chủ yếu trong phân tích tất định là: phương pháp phân
tích độ nhạy và phương pháp phân tích kịch bản

9.3.1.1. Phân tích độ nhạy:


Khái niệm:

Phân tích độ nhạy là phương pháp xem xét sự thay đổi của các biến kết quả
tương ứng với sự thay đổi của một hoặc một cặp biến số đầu vào qua các giá trị xác
định của chúng.

Vai trò:

Phân tích độ nhạy cho phép xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với các
sự thay đổi các biến số đầu vào. Nhà phân tích có thể nhìn vào sự thay đổi của kết
quả của dự án tương ứng với sự thay đổi giá trị của từng biến số đầu vào. Từ đó
đánh giá mức độ nhạy cảm của dự án đối với từng biến số đầu vào.

Phương pháp:

Phân tích độ nhạy được thực hiện bằng 2 phương pháp chủ yếu là: phân tích
độ nhạy một chiều và hai chiều.

Phương pháp phân tích độ nhạy một chiều:

Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi từng biến số đầu vào lên kết quả của dự
án. Do xem xét riêng lẽ từng biến số lên kết quả dự án nên phương pháp này còn
được gọi là phương pháp phân tích độ nhạy một chiều.
Trong phương pháp này, nhà phân tích sẽ cho từng biến số đầu vào thay đổi
trong dãy giá trị của chúng. Trong điều kiện các biến số đầu vào còn lại không đổi,

2
mỗi một giá trị của biến số đầu vào đang được phân tích sẽ cho ra 1 kết quả dự án
khác nhau. Nhà phân tích tập hợp các kết quả của dự án và đánh giá kết quả.
Phương pháp phân tích độ nhạy hai chiều:
Phương pháp thứ 2 cũng tương tự như phương pháp thứ nhất đó là tìm kết
quả của dự án đối với sự thay đổi của biến số đầu vào. Tuy nhiên, trong phương
pháp thứ 2 cho phép xem xét thay đổi kết quả của dự án ứng với sự thay đổi của hai
biến số đầu vào cùng một lúc. Trong phương pháp này, nhà phân tích sẽ cho 2 biến
số đầu vào cùng thay đổi, tương ứng với mỗi cặp giá trị của 2 biến số được phân tích
sẽ cho ra 1 kết quả của dự án. Vì vậy phương pháp này còn được gọi là phân tích độ
nhạy 2 chiều.
Ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích độ nhạy:
Ưu điểm:
Dựa vào sự hỗ trợ của phần mềm EXCEL, nhà phân tích có thể dễ dàng xuất
các kết quả phân tích độ nhạy của từng biến số hoặc cặp hai biến số đối với kết quả
dự án. Khi nhà phân tích sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy 1 chiều và 2 chiều
có thể đánh giá phần nào mức độ nhạy cảm của dự án đối với các biến số đầu vào
hoặc mức độ rủi ro của dự án mà bắt nguồn từ 1 hoặc 2 biến số.
Nhược điểm:
Có thể nói ưu điểm sự đơn giản của phân tích độ nhạy làm chính nó phát sinh
nhược điểm căn bản. Một nhược điểm dễ dàng nhận ra của phương pháp phân tích
độ nhạy là mỗi lần chỉ cho phép phân tích tối đa sự thay đổi của 2 biến số lên kết
quả dự án. Điều này có nghĩa rằng khi sử dụng phân tích độ nhạy, thì nhà phân tích
phải giả định rằng các biến số còn lại không thay đổi ngoại trừ 1 hoặc 2 biến số
được phân tích. Trong khi đó, chúng ta điều biết rằng kết quả của dự án phụ thuộc
vào rất nhiều biến số đầu vào, việc chủ quan chỉ xem xét sự thay đổi 1 hoặc 2 biến
số đầu vào sẽ làm các kết quả dự án được tính toán không có độ chính xác cao. Điều
này làm công việc đánh giá rủi ro dự án bằng phương pháp phân tích độ nhạy mang
tính chủ quan. Vì vậy, khi dùng phương pháp phân tích độ nhạy để đánh giá rủi ro
của dự án, nhà phân tích chỉ có thể đưa ra những dự đoán chủ quan về kết quả dự án.

3
9.3.1.2. Phân tích kịch bản:
Khái niệm:

Phân tích kịch bản trong dự án là kỹ thuật dùng để phân tích các kết quả của
dự án khi xét đến sự thay đổi của tập hợp biến số đầu vào. Nhà phân tích sẽ sắp xếp
các giá trị thay đổi của các biến số đầu vào thành những kịch bản khác nhau và tìm
kết quả của dự án đối với từng kịch bản.

Vai trò:

Nhà phân tích luôn biết rằng các biến số đầu vào sẽ thay đổi so với những giá
trị kỳ vọng nhằm dự tính hiệu quả của dự án. Tại một thời điểm nào đó khi dự án
được triển khai nhiều biến số đầu vào sẽ thay đổi. Kỹ thuật phân tích kịch bản cho
phép nhà phân tích xem xét kết quả của dự án có khả năng xảy ra liên quan tới từng
kịch bản được thiết lập. Vì vậy vai trò quan trọng nhất của phân tích kịch bản là cho
phép nhà phân tích xây dựng các kịch bản theo ý muốn chủ quan của mình. Các kịch
bản được thiết lập có thể được đặt trên các nền tảng giả thuyết khác nhau theo ý
muốn của nhà phân tích. Trong các kịch bản này, các biến số đầu vào sẽ được đại
diện bởi một giá trị hằng số nhất định.
Phân tích kịch bản cho thấy kết quả của dự án xuất hiện với nhiều khả năng
khác nhau tương ứng với từng trường hợp kịch bản được thiết lập.
Phương pháp phân tích kịch bản:
Như đã phân tích ở trên phương pháp kịch bản rất hữu hiệu trong dự đoán
phạm vi kết quả của dự án. Vì vậy người phân tích kịch bản thường xây dựng 3 kịch
bản chủ yếu đó là: kịch bản bi quan, kịch bản lạc quan và kịch bản kỳ vọng. Kịch
bản bi quan và lạc quan của dự án sẽ cho phép nhà phân tích thấy được dãy giá trị
của kết quả dự án diễn ra trong tương lai. Trong khi đó kịch bản kỳ vọng cho nhà
phân tích xác định được kết quả của dự án có khả năng xảy ra cao nhất. Chúng ta có
thể thấy rằng nhà phân tích có thể lập rất nhiều kịch bản theo ý muốn chủ quan. Tuy
nhiên quá nhiều kịch bản có thể làm cho các phân tích không rõ ràng, tốn chi phí và
không cần thiết.

4
Đối với kịch bản bi quan, nhà phân tích sẽ dự đoán các biến số được xây
dựng trong kịch bản đều diễn biến theo hướng bất lợi cho dự án. Ngược lại, trong
kịch bản lạc quan nhà phân tích sẽ dự đoán các biến số được xây dựng trong kịch
bản đều diễn biến theo hướng có lợi cho dự án. Trong kịch bản kỳ vọng, nhà phân
tích sẽ xây dựng kịch bản mà được cho rằng có khả năng xảy ra cao nhất. Theo ý
kiến chủ quan của nhà phân tích, kịch bản kỳ vọng là kịch bản mà so với các kịch
bản khác sẽ có xác suất xảy ra lớn nhất. Vì vậy trong kịch bản kỳ vọng, các biến số
sẽ có thể diễn biến không cùng chiều.
Sau khi đã xây dựng được 3 kịch bản bi quan, lạc quan và kỳ vọng và sử
dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Dưới sự hỗ trợ của phần mềm MC EXCEL
nhà phân tích sẽ dễ dàng tính được 3 kết quả của dự án tương ứng với mỗi kịch bản.
Dựa vào kết quả của 3 kịch bản nhà đầu tư có thể quyết định đầu tư dự án hay bác
bỏ dự án. Đó là trong kịch bản bi quan mà kết quả dự án vẫn khả thi thì nhà đầu tư
có thể ra quyết định đầu tư dự án. Ngược lại trong kịch bản lạc quan mà kết quả dự
án không khả thi thi nhà đầu tư có thể ra quyết định bác bỏ dự án.
Ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích kịch bản:
Ưu điểm:
Phương pháp phân tích kịch bản cho ta thấy được giá trị của kết quả dự án
thông qua các ước lượng giá trị hằng số của các biến số đầu vào. Có thể nói phương
pháp này được thực hiện khá dễ dàng nếu nhà phân tích đã xây dựng được các kịch
bản cần thiết.
Một ưu điểm khác của phân tích kịch bản là cho phép nhà phân tích xây dựng
các kịch bản theo ý muốn. Trong các kịch bản đó, nhà phân tích có thể thể hiện mối
quan hệ giữa các biến số thông qua các ước lượng điểm giá trị của chúng.
Nhà phân tích có thể dễ dàng ra quyết định đầu tư dự án trong 2 trường hợp:
thứ nhất là kịch bản bi quan mà kết quả dự án vẫn khả thi và thứ hai là kịch bản lạc
quan mà kết quả dự án không khả thi. Có thể nói khi dự án có một trong hai kết quả
như trên thì các phân tích tiếp theo là không cần thiết vì lúc này nhà đầu tư hoàn
toàn có thể ra quyết định bác bỏ hay chấp nhận dự án.

5
Nhược điểm:
Nhà phân tích sẽ dễ dàng ra quyết định khi kết quả dự án trong trường hợp bi
quan là khả thi và trong trường hợp lạc quan là không khả thi. Tuy nhiên, nhà phân
tích sẽ gặp khó khăn khi xảy ra các trường hợp như kết quả dự án trong kịch bản bi
quan là không khả thi và trong kịch bản lạc quan thì khả thi. Đáng tiếc đây là trường
hợp thường xảy ra trong các dự án. Trong dự án xảy ra các trường hợp kết quả như
trên, nhà phân tích phải dự vào kinh nghiệm của mình và chủ quan đưa ra quyết định
về mức độ rủi ro của dự án và quyết định đầu tư. Vì trong phân tích kịch bản như đã
nói ở trên sẽ không cho nhà phân tích biết được xác suất cụ thể của các trường hợp
kịch bản.
Có thể nói ưu điểm của phân tích kịch bản là cho phép nhà phân tích xây
dựng được các kịch bản mong muốn với sự thay đổi của nhiều biến số đầu vào. Tuy
nhiên, xây dựng một kịch bản hợp lý và logic là điều không dễ dàng. Để xây dựng
được một kịch bản hoàn chỉnh, nhà phân tích cần phải có kinh nghiệm để nắm bắt
được mối quan hệ của các biến số đầu vào. Vì vậy các kịch bản được xây dựng
mang tính chủ quan rất nhiều của nhà phân tích.

9.3.2. Phân tích bất định: (probabilistic)

Phân tích bất định hay còn gọi là phân tích xác suất theo một số giáo trình
khác. Phương pháp phân tích này xem xét và xử lý các biến số đầu vào theo một
hàm phân phối xác suất nào đó ứng với mỗi biến số đầu vào. Hàm phân phối xác
suất xem xét sự thay đổi của các biến số đầu vào trong dãy giá trị của chúng kèm
theo xác suất của các giá trị.
Trong phương pháp phân tích bất định hay phân tích xác suất được sử dụng
rất phổ biến hiện nay. Có nhiều kỹ thuật phân tích khác nhau, tuy nhiên trong phạm
vi giáo trình này chỉ trình bày phương pháp chủ yếu là : phương pháp phân tích mô
phỏng monte carlo (monte carlo simulation).
Khái niệm:

6
Phương pháp phân tích mô phỏng monte carlo là một kỹ thuật bao gồm nhiều
lớp thuật toán dùng để xác định xác suất của kết quả kỳ vọng. Phương pháp này sử
dụng các số ngẫu nhiên trong dãy giá trị các biến số đầu vào sắp xếp theo các phân
phối xác suất được khai báo từ trước và tìm kết quả đầu ra. Quy trình tính toán trên
được lặp lại nhiều lần đối với từng giá trị của biến đầu vào nhằm tính toán kết quả
kỳ vọng và xác định phân phối xác suất của kết quả này.
Vai trò:
Phương pháp mô phỏng monte carlo cho nhà phân tích xem xét khả năng
thay đổi của nhiều thông số đầu vào theo phân phối xác suất của chúng. Khác với
các phương pháp phân tích tất định, nhà phân tích chỉ có thể tìm kết quả dự án tương
ứng với từng giá trị hằng số của các biến số đầu vào cho trước. Phương pháp monte
carlo cho phép nhà phân tích có thể giả định các phân phối xác suất phù hợp cho
từng biến số đầu vào ứng với các điều kiện đặc biệt của từng biến số.
Phương pháp này cho nhà phân tích biết được phân phối xác suất kết quả của
dự án xảy ra trong môi trường thay đổi của các biến số đầu vào. Đây là vai trò quan
trọng nhất của phương pháp phân tích mô phỏng monte carlo. Bằng cách lặp lại
nhiều lần các công việc tính toán ở mô hình tài chính, tương tứng với mỗi lần sẽ có
một kết quả dự án. Các kết quả dự án này sẽ được tập hợp lại và cho nhà phân tích
biết được phân phối xác suất của kết quả dự án. Vì vậy, ứng với từng giá trị kết quả
dự án sẽ có một xác suất xuất hiện khác nhau hoặc cho phép biết được xác suất của
tập hợp các giá trị nào đó trong phạm vi các kết quả dự án. Điều này rất hữu ích khi
nhà đầu tư ra quyết định đầu tư hoặc so sánh các dự án tương đương. Ví dụ: nhà
phân tích có thể xem xét xác suất lớn hơn không của hệ số NPV của một dự án nào
đó hoặc so sánh xác suất kết quả của 2 hoặc nhiều dự án tại cùng 1 giá trị NPV. Việc
dựa trên một tỷ lệ phần trăm xác suất khả thi hoặc không khả thi để đánh giá dự án
làm quá trình ra quyết định của chủ đầu tư tương đối dễ dàng hơn. Lúc đó, chủ đầu
tư có thể đánh giá mức độ rủi ro của dự án có phù hợp với giá trị thu được hoặc so
sánh mức độ rủi ro của các dự án khác nhau khi đầu tư. Chúng ta đã biết rằng bản
chất của hoạt động đầu tư là sự đánh đổi. Với phương pháp monte carlo sự đánh đổi

7
được lượng hoá bằng con số làm cho các quyết định dễ dàng hơn. Do đó, có thể nói
phương pháp mô phỏng monter carlo cho nhà phân tích ước lượng được gần đúng
khả năng xảy ra của kết quả dự án.
Phương pháp:
Để thực hiện phương pháp phân tích mô phỏng monte carlo khi thẩm định dự
án đầu tư, nhà phân tích cần có sự hỗ trợ của máy tính và phần mềm phân tích mô
phỏng. Phần mềm phân tích mô phỏng được sử dụng phổ biến hiện này là phần mềm
Crystal Ball. Phần mềm này tương thích rất tốt với phần mềm MC EXCEL nên
người dùng dễ cài đặt cũng như sử dụng. Để phân tích mô phỏng bằng phần mềm
Crystal Ball nhà phân tích phải trải qua các bước sau:
Bước 1: Thiết lập mô hình bảng tính
Bước 2: Xác định các biến nhạy cảm và phân phối xác suất của chúng
Bước 3: Xác định các biến dự báo
Bước 4: Chạy mô phỏng
Bước 5: Phân tích kết quả thu được
Nhà phân tích sẽ phải tiến hành lần lượt từng bước nếu muốn quá trình phân
tích cũng như chạy mô hình mô phỏng một cách thuận lợi.
Bước 1: Thiết lập mô hình bảng tính.
Mô hình bảng tính ở đây chính là mô hình mà nhà phân tích dựa vào để tìm
các kết quả đầu ra từ các biến số đầu vào khai báo trước. Có thể thấy trong thẩm
định dự án, mô hình bảng tính là tập hợp nhiều bảng từ bảng thông số, các bảng tính
trung gian và kết quả theo yêu cầu của nhà phân tích. Kết quả đầu ra của mô hình
bảng tính trong dự án thường là các chỉ số NPV, IRR, DSCR…
Bước 2: Xác định các biến nhạy cảm và phân phối xác suất của chúng.
Như chúng ta đã biết trong các phần phân tích trước, kết quả của dự án phụ
thuộc vào nhiều các biến số đầu vào. Sự tác động của các biến số đầu vào này vào
kết quả dự án rất khác nhau. Như đã nói trong phần phân tích độ nhạy, kết quả của
dự án có mức độ nhạy cảm khác nhau đối với từng biến số. Trong phương pháp
phân tích mô phỏng monte carlo nhà phân tích có thể chọn một vài biến số được cho

8
là có tác động đáng kể lên kết quả dự án. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của máy
tính và phần mềm crystal ball, sự chọn lựa của các nhà phân tích được mở rộng. Nhà
phân tích có thể chọn nhiều biến số đầu vào để phân tích tuỳ ý kiến chủ quan của
mình. Do đó, khi phân tích trên mô hình bảng tính MC EXCEL, nhà phân tích có thể
lựa chọn tối đa những biến số được cho có khả năng thay đổi để phân tích.
Một điều cần lưu ý trong bước 2, đó là sau khi chọn lựa các biến đầu vào nhà
phân tích phải xác định các phân phối xác suất phù hợp cho từng biến. Có thể nói
bước 2 là bước rất quan trọng và quyết định tính chính xác của kết quả mô hình.
Nếu nhà phân tích chọn sai các phân phối xác suất của các biến đầu vào thì kết quả
của mô hình sẽ không phản ánh được chính xác điều gì có khả năng xảy ra đối với
kết quả dự án.
Dựa trên phân tích sự thay đổi của biến số đầu vào và ý kiến chủ quan của
nhà phân tích. Nhà phân tích có thể chọn các phân phối xác suất cho các biến đầu
vào mà họ nghĩ là phù hợp. Phiên bản Crystal ball 11 có 22 kiểu phân phối để nhà
phân tích lựa chọn.
Bước 3: Xác định các biến dự báo.
Việc xác định biến dự báo là xác định các kết quả cần phân tích mô phỏng
hoặc biến đầu ra cần xem xét khi chạy mô hình. Trong thẩm định dự án các biến đầu
ra thường được xem xét là: NPV, IRR hay DSCR...
Bước 4: Chạy mô phỏng.
Sau khi khai báo hết các thông tin quan trọng, nhà phân tích có thể chạy mô
hình mô phỏng . Khi chạy mô phỏng đối với các máy tính có cấu hình yếu, nhà phân
tích cần thiết phải tắt các chương trình khác để tránh gặp lỗi khi tiến hành chạy mô
phỏng.
Bước 5: Phân tích kết quả thu được.
Sau quá trình chạy mô phỏng đã cho nhà phân tích thấy được các kết quả liên
quan tới biến được dự báo là NPV hoặc IRR. Khác với các phương pháp phân tích
rủi ro khác, phương pháp mô phỏng cho nhà phân tích thấy được cụ thể ước lượng
thành công hay thất bại của dự án. Nhà phân tích có thể kiến nghị lựa chọn dự án,

9
bác bỏ dự án hoặc so sánh mức độ rủi ro của các dự án với nhau để tìm ra dự án tốt
nhất. Tuy nhiên, phân tích mô phỏng chỉ cho ra các ước lượng rủi ro chứ không thể
đưa ra các quyết định thay cho nhà đầu tư. Vì đối với các nhà đầu tư khác nhau, mức
độ rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận là khác nhau.
Ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích mô phỏng:
Ưu điểm:
Phương pháp phân tích mô phỏng cho phép nhà phân tích xem xét được sự
thay đổi các biến số đầu vào theo phân phối xác suất của chúng. Như chúng ta đã
biết trong phương pháp phân tích tất định, các kết quả dự án được xuất ra dựa trên
các giá trị hằng số của các biến đầu vào. Điều đó không phản ánh được những thay
đổi trong dãy giá trị của từng biến. Phương pháp phân tích mô phỏng cho phép nhà
phân tích giả định các biến số đầu vào thay đổi theo kiểu phân phối xác suất được
mong muốn hay có thể dựa trên dãy giá trị của từng biến mà gán các phân phối xác
suất cho chúng.
Phương pháp phân tích mô phỏng cho phép nhà phân tích biết được xác suất
xuất hiện của các biến số đầu ra. Như chúng ta đã thấy ở trên, phương pháp này cho
phép biết được xác suất của các giá trị NPV dương hoặc âm. Điều này cho phép nhà
phân tích ước lượng được xác suất thành công hay thất bại của dự án trong điều kiện
các biến số đầu vào thay đổi. Có thể nói đây là ưu điểm lớn nhất của phương pháp
phân tích mô phỏng. Trong khi các phương pháp phân tích tất định chỉ cho nhà phân
tích biết được các kết quả dự án riêng lẽ và không biết được khả năng xảy ra của kết
quả dự án. Dựa vào ưu điểm này của nhà đầu tư có thể ra các quyết định đầu tư hay
bác bỏ dự trên cảm nhận về rủi ro hoặc so sánh mức độ rủi ro của các dự án khác
nhau.
Với sự giúp đỡ của chương trình Crystal Ball và công nghệ máy tính phổ
thông hiện nay, quá trình chạy phân tích mô phỏng diễn ra dễ dàng. Trước đây các
nhà phân tích muốn thực hiện phân tích mô phỏng phải nhờ đến các hệ thống máy
tính lớn. Các hệ thống máy tính này rất phức tạp và đòi hỏi chi phí cao. Hiện nay

10
bằng máy tính cá nhân và chương trình Crystal Ball, nhà phân tích rủi ro cho dự án
có thể thao tác 1 cách dễ dàng và quá trình chỉ mất vài phút.
Nhược điểm:
Tính chính xác của kết quả mô phỏng phụ thuộc rất lớn vào mức độ chính
xác của các biến số đầu vào. Nếu nhà phân tích khai báo không chính xác kiểu phân
phối của các biến số đầu vào thì kết quả đầu ra được dự báo cũng không chính xác.
Tuy nhiên, việc xác định đúng kiểu phân phối cho các biến số đầu vào là một công
việc rất khó khăn. Để xác định đúng các kiểu phân phối đòi hỏi nhà phân tích phải
có kinh nghiệm hoặc chuyên môn trong một số lĩnh vực nhất định. Đối với một số
biến số nhà phân tích đòi hỏi phải có dãy giá trị lịch sử để tìm kiểu phân phối của
chúng.
Mô hình được xây dựng đòi hỏi phải chính xác và có mức độ chi tiết hợp lý.
Như chúng ta biết, nếu thiết lập mô hình sai thì kết quả đầu ra được dự báo cũng sai.
Cho dù nhà phân tích dành nhiều thời gian và chi phí để tìm kiểu phân phối hợp lý
cho các biến số đầu vào nhưng mô hình được lập không chính xác thì cũng vô ích.

9.4. Tóm tắt chương 9

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu qua các phương pháp phân tích rủi ro phổ biến
hiện nay. Các phương pháp này thường được chia theo hai nhánh đó là các phương
pháp phân tích tất định và các phương pháp phân tích bất định hoặc mô phỏng. Các
phương pháp phấn tích tất định tiêu biểu là phương pháp phân tích độ nhạy và
phương pháp phân tích kịch bản. Đặt trưng của các phương pháp phân tích này là
các giá trị của biến số đầu vào là các giá trị hằng số cho trước. Dựa trên các giá trị
hằng số cho trước của từng biến số đầu vào mà nhà phân tích tìm kết quả đầu ra. Đối
với phương pháp phân tích bất định hoặc xác suất, nhà phân tích sẽ tính đến phân
phối xác suất của các biến số đầu vào như trong phương pháp phân tích mô phỏng.
Sự đa dạng các phương pháp sẽ cho nhà phân tích biết được tổng quát nhất về
mức độ rủi ro của dự án và cơ sở để hoạch định các chiến lược quan trọng. Mỗi
phương pháp kể trên đều chứa nhưng ưu điểm hoặc hạn chế của mình. Do đó, một

11
nhà phân tích giỏi cần phải làm là kết hợp các phương pháp phân tích để đạt được
mục tiêu một cách tốt nhất. Cuối cùng, các phương pháp trên cho thấy mức độ rủi ro
dự án hoặc lợi ích đạt được của chủ đầu tư thông qua các quyết định. Tuy nhiên sự
cân nhắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi ích kỳ vọng đạt được còn tuỳ thuộc vào chủ
quan của từng chủ đầu tư. Các phương pháp trên chỉ cho phép chủ đầu tư cơ sở để
cân nhắc rủi ro và lợi ích kỳ vọng hoặc cơ sở để giảm thiểu rủi ro chứ không hoàn
toàn thay thế cho các quyết định của chủ đầu tư.

12

You might also like