You are on page 1of 6

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Quản trị dự án

Chương 2: Lựa chọn dự án

Chủ đề 1: Lựa chọn dự án và các tiêu chí lựa chọn

Phần 3: Sử dụng các tiêu chí định tính để lựa chọn dự án

Slide 1

Chào các anh/chị, ở video trước, chúng ta đã tìm hiểu về các chỉ tiêu định lượng để lựa chọn dự

án. Trong phần tiếp theo của chương 2 này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các tiêu chí định tính

để lựa chọn dự án.

Slide 2

Các chỉ tiêu định lượng là các con số cụ thể tính toán được bằng tiền, thể hiện hiệu quả của dự

án. Tuy nhiên, có nhiều lợi ích của dự án không lượng hóa được bằng tiền; hoặc không thể thu

thập dữ liệu, hoặc việc làm đó đòi hỏi quá nhiều thời gian, công sức, chi phí…Lúc này, người ta

có thể xác định các tiêu chí định tính để đánh giá xem dự án có đáng giá để lựa chọn hay không.

Việc xác định các tiêu chí định tính này được thực hiện nhờ vào kinh nghiệm của nhà phân tích,

hoặc thông qua phỏng vấn chuyên gia.

Slide 3

Để lựa chọn dự án dựa trên phương pháp này ta làm như sau:

1
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đầ u tiên, xác định tất cả các tiêu chí có thể của dự án để đánh giá

Sau đó cho điểm trọng số các tiêu chí này, và đồng thời đánh giá giá trị của từng tiêu chí đối với

từng dự án cần lựa chọn

Từ đó xác lập ma trận giá trị để lựa chọn ra dự án mang lại nhiều lợi ích nhất.

Slide 4

Bây giờ ta cùng xem xét 1 ví dụ về cách lựa chọn dự án sử dụng các tiêu chí định tính như sau:

Giả sử một người có một số tiền và mong muốn đầu tư kiếm lợi. Bạn bè của ông tư vấn cho ông

nhiều hướng khác nhau. Sau một hồi bàn thảo, ông kết luận là có 3 hướng tốt nhất có nhiều cơ

hội mang lại lợi nhuận cho ông là: dự án xây dựng cao ốc văn phòng, dự án kinh doanh khách

sạn, nhà hàng hoặc dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa.

-Thứ nhất, đối với dự án xây dựng cao ốc văn phòng, dự án này mang lại lợi nhuận cao nhất

trong ba dự án, tuy nhiên khả năng xin được cấp phép xây dựng, khả năng giải phóng mặt bằng

không đơn giản, dự án này lại chịu rủi ro và sự tác động của môi trường kinh tế xã hội như các

chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và văn phòng. Mặt khác, kinh

nghiệm chuyên môn của chủ đầu tư trong lĩnh vực này, cũng như khả năng quản lý khai thác dự

án sau này của chủ đầu tư ở mức trung bình.

-Hướng thứ hai là đầu tư vào dự án kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Dự án loại này lợi nhuận ở

mức trung bình, nhưng là lĩnh vực chuyên môn của chủ đầu tư, hơn nữa chủ đầu tư cũng có

năng lực khai thác quản lý tốt, nên đầu tư vào dự án này sẽ có uy tín và khả năng phát triển lâu

2
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

dài. Tuy nhiên việc xin cấp phép đầu tư và khả năng giải phóng mặt bằng là khá khó khăn, dự

án này cũng có nhiều rủi ro.

-Hướng thứ ba là đầu tư vào dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa. Dự án này thì lợi nhuận ở mức

thấp nhất, tuy nhiên lại rất dễ dàng trong việc xin cấp phép và giải phóng mặt bằng, đồng thời

ngành kinh doanh này đang có nhu cầu cao, nên khả năng phát triển lâu dài là rất lớn. Dự án này

ít chịu rủi ro, tuy nhiên chủ đầu tư chưa quen với lĩnh vực kinh doanh mới này nên có thể phải

thuê tư vấn quản lý khai thác, vì vậy khả năng khai thác quản lý được đánh giá ở mức trung

bình.

Biết rằng 3 hướng đầu tư này cần được đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau như đã nói ở trên.

Giả sử ở đây tiêu chí lợi nhuận chỉ có điểm trọng số 0,3; tức là chiếm 30% tổng số điểm so với

các tiêu chí khác về mức độ rủi ro, tính khả thi, kinh nghiệm của chủ dự án… Các tiêu chí sẽ

được đánh giá từ mức 1 – 5 với các giá trị từ thấp nhất đến cao nhất.

Với các dữ liệu này, ông đã xây dựng bảng ma trận để hỗ trợ trong quá trình ra quyết định lựa

chọn các dự án. Các tiêu chí để đánh giá các dự án này được cho điểm trọng số tùy thuộc vào

mức độ quan trọng của từng tiêu chí, và các trọng số này phải có tổng bằng 1. Thông thường giá

trị của các trọng số này được xác định theo kinh nghiệm, hoặc có thể tham khảo ý kiến các

chuyên gia. Ở đây ông đã xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí như sau:

-Yếu tố lợi nhuận ảnh hưởng 30% đến quyết định lựa chọn dự án, trọng số là 0,3

-Khả năng cấp phép, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng 15% đến quyết định của nhà đầu tư, trọng

số là 0,15

3
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-Kinh nghiệm và chuyên môn của chủ đầu tư ảnh hưởng 20% đến quyết định cuối cùng, trọng

số là 0,2

-Yếu tố rủi ro ảnh hưởng 15% đến quyết định của nhà đầu tư, trọng số là 0,15

-Khả năng khai thác, quản lý của chủ đầu tư ảnh hưởng 10% đến quyết định của ông này, trọng

số là 0,1

-Khả năng phát triển sau này ảnh hưởng 10% đến quyết định lựa chọn dự án, trọng số là 0,1

Các tiêu chí đánh giá dự án được gán điểm từ 1 đến 5 với các giá trị từ thấp nhất đến cao nhất.

Theo dữ liệu ở trên, ông đánh giá điểm cho từng tiêu chí như sau:

-Yếu tố lợi nhuận: dự án 1 đạt mức cao tương đối (4 điểm), dự án 2 đạt mức trung bình (3 điểm),

và dự án 3 là thấp nhất (1 điểm)

-Đánh giá khả năng dễ dàng xin cấp phép, khả năng giải phóng mặt bằng và sự hỗ trợ của chính

quyền địa phương trong suốt quá trình thực hiện dự án: dự án 1 và 2 điểm khá thấp (2 điểm); dự

án 3 thì khác hẳn, do nó được khuyến khích ưu tiên đầu tư, nên điểm cho dự án này là cao nhất

(5 điểm)

-Về kinh nghiệm và chuyên môn của chủ dự án trong lĩnh vực đầu tư: do chủ đầu tư có kinh

nghiệm trong lĩnh vực khách sạn – nhà hàng, nên dự án 2 được điểm khá cao (4 điểm); trong khi

dự án 1 ở mức trung bình (3 điểm), và dự án 3 thì mới mẻ với ông nên chỉ tính điểm thấp (2

điểm)

-Yếu tố rủi ro do sự tác động của môi trường kinh doanh, cơ chế chính sách của nhà nước, sự

biến động giá cả của thị trường, sự thay đổi của nền kinh tế như kinh tế tăng trưởng hoặc suy

4
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

thoái, sự thay đổi của nhu cầu và thu nhập của người dân... các rủi ro này là khá cao đối với dự

án 1 và 2 nên các dự án này được điểm thấp (2 điểm); dự án 3 ít chịu sự tác động của các yếu tố

ngoại cảnh như đã kể trên, nên được điểm cao hơn (4 điểm).

-Khả năng khai thác và quản lý của chủ dự án được đánh giá cao đối với dự án 2 do ông này

quen thuộc và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này (4 điểm); trong khi 2 dự án kia nếu đầu tư thì

chủ dự án phải thuê người quản lý, nên được điểm thấp hơn (3 điểm).

-Về khả năng phát triển sau này và các lợi ích khác, dự án 3 được đánh giá là cao nhất (5 điểm),

trong khi dự án 2 thì thấp hơn (4 điểm) và dự án 1 ở mức trung bình (3 điểm).

Sau đó, tổng điểm của từng dự án được tính toán, đó là điểm trung bình có trọng số của tất cả

các tiêu chí. Nhận thấy dự án kinh doanh khách sạn - nhà hàng có điểm trọng số cao nhất (3.1

điểm) trong các dự án, nên đây chính là dự án nên chọn.

Qua ví dụ này, có thể thấy rằng, đây chính là cách để ta chọn ra 1 dự án vừa căn cứ vào các chỉ

tiêu có thể tính toán được (như NPV,IRR…) và cả những tiêu chí không tính toán được nhưng

cũng hết sức quan trọng (như xã hội, chính quyền..), ta xem xét tất cả những yếu tố đó rồi cân

đối để chọn ra dự án thích hợp nhất.

Slide 5

Việc sử dụng các tiêu chí định tính để đánh giá và lựa chọn dự án có nhiều ưu điểm:

 Cho phép sử dụng nhiều tiêu chí đánh giá, bao gồm cả tiêu chí tài chính.

 Dễ dàng trong việc xác định và xây dựng ma trận quyết định

5
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 Thích hợp với phần lớn các dự án, đặc biệt loại dự án chưa từng được thực hiện trong quá

khứ nên chưa có dữ liệu làm căn cứ để phân tích lựa chọn dự án.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm sau:

oMa trận quyết định được xây dựng hoàn toàn dựa vào ý kiến và phán đoán chủ quan của người

đánh giá nên độ tin cậy chưa cao.

oTất cả các tiêu chí để đánh giá lựa chọn dự án được mặc nhận là độc lập, không tính đến yếu tố

tương thuộc giữa các tiêu chí đó.

Slide 6

Trên đây là cách lựa chọn dự án trong trường hợp bình thường, tức là ta giả thiết rằng các số

liệu đầu vào dùng để tính toán là chắc chắn, không biến động, lúc này ta có thể sử dụng các chỉ

tiêu định lượng hoặc các tiêu chí định tính như đã đề cập để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong

thực tế, dự án nằm trong môi trường kinh tế xã hội luôn vận động và thay đổi, vì vậy có rất

nhiều yếu tố rủi ro xuất hiện và gây ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Chúng ta sẽ cùng nhau

tìm hiểu cách lựa chọn dự án trong điều kiện có rủi ro ở phần sau. Cảm ơn các anh/chị đã lắng

nghe.

You might also like