You are on page 1of 7

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Quản trị dự án

Chương 2: Lựa chọn dự án

Chủ đề 2: Lựa chọn dự án trong điều kiện bất trắc - phân tích rủi ro dự án

Phần 2: Phân tích định lượng rủi ro dự án

Slide 1

Chào các anh/chị, ở video trước chúng ta đã tìm hiểu về phân tích rủi ro dự án bằng phương

pháp định tính. Bây giờ, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các phương pháp phân tích định lượng.

Slide 2

Việc đánh giá dự án đầu tư tuy có toàn diện và tinh vi đến đâu cũng không thể lường trước được

các yếu tố rủi ro và bất trắc. Ngày nay, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra nhiều phương pháp

khác nhau để định lượng hoá các yếu tố rủi ro và bất trắc nói trên, xem xét ảnh hưởng của

chúng tới tính hiệu quả và khả thi của dự án. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu 3 phương pháp

phân tích định lượng rủi ro dự án, đó là phương pháp tỉ suất chiết khấu điều chỉnh, phương pháp

phân tích độ nhạy và phương pháp xác suất.

Slide 3

Phương pháp đầu tiên là phương pháp tỉ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro. Người ta cho

rằng cần sử dụng tỉ suất chiết khấu có điều chỉnh để đánh giá rủi ro đối với 1 khoản đầu tư.

1
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tỷ suất chiết khấu khác nhau được áp dụng cho các dự án khác nhau tùy thuộc vào rủi ro của nó.

Trong thực tế, có 3 phương pháp để xác định tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro:

Phương pháp thứ nhất

RA = (RF + I + RP)t

Trong đó RA: tỉ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro

RE: tỷ suất chiết khấu khi không có rủi ro

I: tỷ số lạm phát cho phép

RP: phần thưởng rủi ro để điều chỉnh tỷ suất chiết khấu

Phương pháp thứ 2: RA = R/(1-p) với p là P là xác suất xuất hiện rủi ro và R là tỷ suất chiết

khấu trước khi điều chỉnh (không giải thích R là cái gì)

Phương pháp thứ 3 là phương pháp kinh nghiệm. Theo phương pháp này, người ta sẽ cộng

thêm một tỉ lệ nhất định vào tỉ suất chiết khấu tùy vào mức độ mạo hiểm của dự án. Tỉ suất này

gọi là tỉ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro. Dự án nào càng mạo hiểm thì tỉ suất chiết

khấu điều chỉnh càng lớn. Phương pháp này phân ra 3 mức độ mạo hiểm như sau:

Các loại dự án Tỉ lệ chiết khấu điều chỉnh

Dự án an toàn rd = r + 2%

Dự án có mức độ mạo hiểm thấp rd = r + 4%

2
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Dự án có mức độ mạo hiểm cao rd = r + 8%

Trong đó: r và rd lần lượt là suất chiết khấu trước và sau khi điều chỉnh.

2 phương pháp đầu gọi là phương pháp lý thuyết vì nó đưa ra công thức tính tỷ lệ chiết khấu

đầy đủ dựa vào lý thuyết. Phương pháp thứ 3 gọi là phương pháp kinh nghiệm vì nó dựa vào

kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia. Ta sử dụng tỉ suất chiết khấu sau khi điều chỉnh này để

đánh giá lại các chỉ tiêu đánh giá định lượng ở phần trên như giá trị hiện tại ròng (NPV), tỉ suất

nội hoàn (IRR)…. Nếu các chỉ tiêu này vẫn cho thấy các dự án có hiệu quả thì nhà quản trị có

thể lựa chọn dự án đó để đầu tư.

Slide 4

Phương pháp tiếp theo là phương pháp phân tích độ nhạy. Đây là phương pháp đánh giá các tác

động của rủi ro đến hiệu quả của dự án, bằng cách xác định sự thay đổi khả năng sinh lời của

vốn đầu tư khi các yếu tố đầu vào thay đổi. Phương pháp phân tích độ nhạy giải quyết 2 bài toán

sau:

Bài toán thứ nhất là tìm giá trị tối thiểu của một hoặc một số yếu tố đầu vào như giá bán sản

phẩm, mức sản phẩm cần thiết phải bán được, thời gian cần để khai thác dự án… để dự án hòa

vốn. Như vậy, nếu dự án có nhiều khả năng vượt qua các giá trị tối thiểu này, dự án sẽ có hiệu

quả và có thể lựa chọn được. Giải phương trình NPV bằng 0 sẽ tìm được các giá trị tối thiểu của

một hoặc một số yếu tố đầu vào.

3
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bài toán thứ hai là nghiên cứu sự thay đổi các yếu tố đầu ra khi các yếu tố đầu vào thay đổi.

Phương pháp này sẽ đánh giá xem các giá trị NPV, IRR, T tăng/giảm như thế nào khi các yếu tố

đầu vào như vốn đầu tư ban đầu, lợi nhuận dự kiến đạt được hàng năm, thời gian khai thác dự

án, giá trị thanh lý… tăng/giảm một lượng nhất định (thí dụ như 5%, 10%).

Trình tự giải bài toán theo các bước sau:

-Bước 1: chọn các yếu tố đầu vào được coi là không an toàn nhất

-Bước 2: tính toán đánh giá dự án trong điều kiện an toàn

-Bước 3: ấn định mức thay đổi của các yếu tố đầu vào so với giá trị gốc, thường lấy ± 10% làm

mức thay đổi trên và dưới

-Bước 4: tính sự biến đổi của các yếu tố đầu ra do sự thay đổi của 1 hay nhiều yếu tố đầu vào

cùng 1 lúc

Tóm lại: Phân tích độ nhạy là nhằm xác định những thông số có ảnh hưởng đáng kể đến tính

khả thi của dự án và lượng hóa mức độ ảnh hưởng này.

Slide 5

Phương pháp cuối cùng là phương pháp xác suất. Để đánh giá xem rủi ro ảnh hưởng đến kết quả

của dự án như thế nào, có thể giả thiết một số kịch bản xảy ra đối với dự án. Ở mỗi kịch bản, dự

án sẽ đòi hỏi những mức chi phí và đạt được các mức thu nhập nhất định. Người ta sẽ tính toán

xác suất xảy ra của từng kịch bản. Khi đó, giá trị kì vọng của lợi nhuận dự án được tính theo

công thức:

4
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giá trị kỳ vọng của lợi nhuận mong đợi EV = Vi . Pi

i=1

Trong đó: Vi : lợi nhuận ở kịch bản i

Pi: Xác suất xảy ra kịch bản i

Như vậy, giá trị kì vọng của lợi nhuận dự án chính là lợi nhuận trung bình của các kịch bản với

xác suất tương ứng. Trong phương pháp này, dự án được lựa chọn là dự án có giá trị lợi nhuận

kì vọng cao hơn.

Slide 6

Để hiểu rõ hơn về phương pháp xác suất, ta lấy ví dụ như sau: Giả sử với 10 tỷ đồng, một công

ty vận tải đang xem xét hai dự án. Dự án A đầu tư cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành

khách thông qua việc đầu tư xe chở khách chất lượng cao; và dự án B đầu tư cải thiện dịch vụ

vận chuyển hàng hoá thông qua việc mua thêm một số xe tải.

Sau khi phân tích đánh giá hiệu quả, các chuyên gia nhận thấy, ở tình trạng bình thường (điều

kiện an toàn), cả hai dự án đều được chấp nhận với NPV> 0 và IRR > r. Tuy nhiên công ty

muốn căn cứ vào mức độ mạo hiểm để quyết định đầu tư. Công ty nhận thấy có 3 giả thiết có

thể xảy ra khi thực hiện 2 dự án này. Các số liệu được ước tính trong từng giả thiết như trên

slide:

5
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giả thiết Lợi nhuận hàng năm (đvt) Xác suất

xuất hiện
A: Dự án vận tải B: Dự án vận

hành khách tải hàng hoá

Giả thiết bi quan 500 300 0,2

Giả thiết trung 750 800 0,6

bình 900 950 0,2

Giả thiết lạc quan

Như vậy, theo số liệu này, ta có thể tính được giá trị kỳ vọng của các khoản lợi nhuận mong đợi

hàng năm như sau:

Như vậy, sau khi tính toán ta có thể thấy rằng dự án A có giá trị lợi nhuận kỳ vọng cao hơn, nên

A sẽ là dự án được chọn trong trường hợp này.

Slide 7

6
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chúng ta biết rằng, lựa chọn dự án là khâu đầu tiên rất quan trọng để quyết định sự thành công

của dự án. Lựa chọn dự án sai lầm sẽ dẫn đến những hậu quả lớn, thậm chí ảnh hưởng đến nhiều

hoạt động của nền kinh tế chứ không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của chủ dự án. Việc lựa chọn

được thực hiện trên cơ sở phân tích đánh giá dự án về các mặt tài chính, kinh tế, kỹ thuật, pháp

luật, môi trường. Mặt khác, việc lựa chọn dự án cần xem xét đến tính khả thi và đánh giá mức

độ rủi ro mà chủ dự án chấp nhận được.

Chúng ta vừa tìm hiểu xong chương 2 “Lựa chọn dự án”. Cảm ơn các anh/chị đã lắng nghe. Xin

chào và hẹn gặp lại các anh/chị ở bài sau.

You might also like