You are on page 1of 10

Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới

và hiệu quả điều chỉnh những vấn đề pháp lý phát sinh trong
hoạt động của doanh nghiệp. Có thể thấy, hệ thống công ty tại
Đức có những đặc điểm nhất định cả về chủng loại và phương
thức quản trị. Một là hệ thống doanh nghiệp của Đức tương đối
phức tạp với nhiều loại hình công ty khác nhau, hai là các mô
hình quản trị công ty của Đức có tính chuẩn mực cao181. Đặc điểm
này hiện nay cũng ảnh hưởng rất lớn tới nhiều quốc gia trên thế
giới trong quá trình hoàn thiện pháp luật công ty. Sự phân loại
các hình thức công ty của pháp luật Đức được thiết lập trên cơ sở
sự kết hợp linh hoạt vừa có tính phân chia vừa có tính liên kết
giữa hai loại chế độ chịu trách nhiệm của các thành viên là hữu
hạn và vô hạn. Các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật
về công ty hiện nay gồm:
(1) Bộ luật dân sự (quy định về công ty hợp danh);
(2) Bộ luật thương mại (quy định về công ty hợp danh
thương mại);
(3) Luật công ty hợp danh chuyên nghiệp;
(4) Luật công ty cổ phần;
(5) Luật công ty trách nhiệm hữu hạn;
(6) Luật đồng quyết 1976 (bổ sung quy định về mô hình
quản trị của công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn).
5.1. Pháp luật về công ty
5.1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Là một quốc gia khá hùng mạnh về kinh tế nhưng về phương
diện quy mô doanh nghiệp, sức mạnh của nền kinh tế Đức lại
được tạo thành chủ yếu bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường
tổ chức theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Mô hình công
ty trách nhiệm hữu hạn là mô hình công ty do các nhà làm luật
người Đức sáng tạo trên cơ sở kết hợp ưu điểm của mô hình công
181Overview of German Business or Enterprise Law and the one-tier and two-tier board System Contrasted.

268
Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc

ty hợp doanh và công ty cổ phần. Nội dung về công ty trách nhiệm


hữu hạn được điều chỉnh bởi Luật công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo quy định của Luật công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có tư cách pháp nhân sau khi được
đăng ký. Thành viên góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn
phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phần
vốn góp của mình. Số vốn tối thiểu để thành lập một công ty trách
nhiệm hữu hạn là 25.000 EUR và tại thời điểm đăng ký, ít nhất ½
số vốn tối thiểu phải được góp vào một tài khoản tại ngân hàng.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật cũng cho phép nhà đầu tư có
thể thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn với quy mô nhỏ
hơn (Limited Liability Entrepreneurial Company) với số vốn điều
lệ ban đầu có thể chỉ là 1 EUR nhằm khuyến khích hoạt động
kinh doanh. Đây không phải là một hình thức công ty độc lập mà
chỉ là một dạng đặc biệt của hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn. Để bù lại sự thiếu hụt số vốn ban đầu, công ty phải giữ lại
một phần lợi nhuận hàng năm cho đến khi đạt được số vốn tối
thiểu của một công ty trách nhiệm hữu hạn thông thường (tức là
25.000 EUR) và khi đó sẽ tự động chuyển đổi sang công ty trách
nhiệm hữu hạn thông thường.
Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tương đối
dễ dàng. Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập trên cơ
sở một bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh giữa các thành viên
trước sự có mặt của công chứng viên. Văn phòng Thương mại và
Công nghiệp sẽ cung cấp mẫu thỏa thuận về hợp tác kinh doanh
cho các nhà đầu tư quan tâm. Đơn đăng ký công ty tại trang đăng
ký phải có chữ ký của Giám đốc điều hành với sự chứng kiến của
công chứng viên, người sẽ xác nhận và điền đầy đủ thông tin tại
trang web đăng ký thương mại dưới hình thức điện tử. Thời gian
thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là từ khoảng 2-3 tuần với
chi phí ước tính là 700-800 EUR cộng với phí cho luật sư nếu như

269
Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới

việc soạn thảo thỏa thuận về hợp tác kinh doanh do luật sư đưa
ra. Trước khi công ty bắt đầu hoạt động, Văn phòng Thương mại
và Công nghiệp phải được thông báo về các hoạt động kinh doanh.
Các khoản thuế phải nộp gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thương mại và phụ phí hiệp hội (solidarity surcharge), tổng cộng
trung bình tối đa là 30% thu nhập doanh nghiệp, một số bang thì
tối đa 23% thu nhập doanh nghiệp.
Về quản trị, pháp luật quy định hai mô hình tổ chức quản lý
công ty trách nhiệm hữu hạn gồm mô hình hai cấp (gồm Hội đồng
thành viên và Giám đốc/Ban giám đốc) và mô hình ba cấp (gồm
Hội đồng thành viên, Giám đốc/Ban giám đốc và Ban kiểm soát).
Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên của công ty,
là cơ quan có quyền lực cao nhất trong công ty trách nhiệm hữu
hạn, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty như sửa đổi, bổ
sung điều lệ, tăng, giảm vốn điều lệ... Hội đồng thành viên quyết
định các vấn đề của công ty thông qua biểu quyết, hoạt động
không thường xuyên (họp ít nhất một lần/năm).
Giám đốc phải là cá nhân có đầy đủ năng lực, có trách nhiệm
điều hành các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp và là
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Một công ty có
thể có nhiều Giám đốc và do đó có nhiều người đại diện. Thẩm
quyền đại diện của từng Giám đốc được phân chia rõ ràng và người
này không phải chịu trách nhiệm liên đới về hậu quả từ hành vi
sai trái của người kia nhưng vẫn có thể bị xem xét về nghĩa vụ
giám sát trong quản trị nội bộ công ty. Theo quy định, nếu công ty
có trên 2.000 lao động thì phải có ít nhất 02 Giám đốc.
Về Ban kiểm soát, theo quy định của Luật đồng quyết năm
1976, công ty có trên 2.000 lao động thì phải có Ban kiểm soát và
phải có đại diện của Công đoàn hoặc của người lao động tham gia
Ban kiểm soát. Công ty có trên 500 lao động và ít hơn 2.000 lao
động phải có Ban kiểm soát theo quy định của Luật về sự tham

270
Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc

gia của bên thứ ba năm 2004; theo đó, số lượng thành viên của
Ban kiểm soát phải có ít nhất là 3, trong đó 1/3 số lượng thành
viên phải là đại diện của người lao động. Luật đồng quyết năm
1976 cũng quy định về số lượng thành viên Ban kiểm soát. Nếu
công ty có từ 2.000 - 10.000 lao động thì Ban kiểm soát có 12
thành viên; công ty có từ 10.000 - 20.000 lao động thì Ban kiểm
soát có 16 thành viên. Và nếu công ty có trên 20.000 lao động thì
Ban kiểm soát phải có 20 thành viên.
5.1.2. Công ty cổ phần
Nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức cũng là một minh
chứng mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình công ty cổ phần.
Đây là hình thức phù hợp với quy mô đầu tư lớn, khi huy động
được một lượng vốn khá lớn để kinh doanh. Nội dung cụ thể về
công ty cổ phần được quy định cụ thể tại Luật công ty cổ phần.
Về pháp lý, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân sau khi
đăng ký. Công ty có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng các
tài sản đó. Quyền và nghĩa vụ của công ty độc lập với quyền và
nghĩa vụ của các cổ đông của công ty.Vốn tối thiểu khi thành lập
một công ty cổ phần là 50.000 EUR. Mệnh giá thấp nhất của một
cổ phần có thể là 1 EUR.
Về thủ tục thành lập, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng
có thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Việc đăng ký thành
lập công ty cổ phần dựa trên thỏa thuận hợp tác kinh doanh giữa
các cổ đông sáng lập và có xác nhận của công chứng. Trên thực
tế, các thỏa thuận thành lập này có sự tham gia rất mật thiết của
các nhà tư vấn luật. Cổ đông sáng lập phải chuẩn bị một báo cáo
thành lập với những nội dung liên quan đến việc thành lập công
ty cổ phần. Báo cáo này phải được xem xét cẩn thận bởi các cơ
quan quản lý.
Về quản trị, công ty cổ phần được quản lý bởi Đại hội đồng
cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

271
Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới

Đại hội đồng cổ đông, gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết,
có quyền quyết định cao nhất trong công ty cổ phần. Các quyết
định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi có ít nhất 75%
phiếu biểu quyết đồng ý. Các quyết định này thường là về những
vấn đề quan trọng của công ty như thay đổi điều lệ, tăng vốn điều
lệ, thay đổi nhân sự cấp cao…
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty cổ phần,
gồm thành viên do Ban kiểm soát bầu. Hội đồng quản trị có trách
nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công
ty và đại diện cho công ty trong quan hệ với bên thứ ba.
Về Ban kiểm soát, trường hợp công ty có ít hơn 500 lao động
thì không cần có đại diện của người lao động trong Ban kiểm soát.
Công ty có từ 500 - 2.000 lao động phải có 1/3 số thành viên Ban
kiểm soát là đại diện cho người lao động. Công ty có trên 2.000
lao động thì 1/2 số thành viên Ban kiểm soát phải là đại diện của
người lao động.
5.1.3. Công ty hợp danh
Đặc điểm chính của công ty hợp danh là sự cam kết giữa
các cá nhân về nhiệm vụ và công việc của họ trong công ty hợp
danh. Bất kỳ một công ty hợp danh nào cũng phải có ít nhất 2
thành viên. Công ty hợp danh là một hình thức liên kết hợp tác
kinh doanh dành cho các lĩnh vực tự do nhưng cần thiết phải
hoạt động một cách chuyên nghiệp, ví dụ như kiến trúc sư. Khác
với công ty thông thường, công ty hợp danh không phải là một
pháp nhân độc lập mà chỉ thể hiện tính liên kết giữa các thành
viên. Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh cá nhân
có trách nhiệm đối với công ty bằng cả các tài sản cá nhân, hoạt
động vì lợi ích công ty. Không có bất kỳ quy định nào về số vốn
tối thiểu, trách nhiệm về kiểm toán, kế toán và yêu cầu công bố
thông tin ít hơn so với các loại hình công ty khác. Việc thành lập
công ty hợp danh rất đơn giản, không đòi hỏi về tăng số vốn tối

272
Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc

thiểu. Việc quản lý công ty hợp danh chỉ có thể thực hiện bởi các
thành viên hợp danh. Dựa vào từng loại hình công ty hợp danh,
việc đăng ký thương mại được yêu cầu khác nhau. Đơn đăng ký
phải có chữ ký của tất cả các thành viên, phải được điền đầy đủ
thông tin trước sự chứng kiến của công chứng viên và phải đăng
ký điện tử tại trang đăng ký thương mại. Về thuế, bản thân công
ty hợp danh không phải chịu thuế như các loại công ty khác mà
do cá nhân các thành viên hợp danh thực hiện. Doanh thu chịu
thuế được xác định theo mức doanh thu của công ty và được phân
bổ cho các thành viên tương ứng với tỷ lệ vốn của họ. Công ty hợp
danh chỉ có nghĩa vụ nộp thuế thương mại. Thông thường, tổng
thuế của một công ty hợp danh khoảng 30%. Trong một số vùng
của Đức, do tỷ lệ thuế khác nhau giữa các bang nên tổng thuế của
công ty hợp danh có thể thấp hơn 23%. Tỷ lệ thuế mà một thành
viên của công ty hợp danh phải nộp có thể được điều chỉnh nhiều
mức dựa vào thuế suất của công ty.
Công ty hợp danh dân sự (Civil Law Partnership -
Gesellschaft des buergerlichen Rechts - GbR) được quy định tại
Bộ luật dân sự là sự liên kết giữa các cá nhân hoặc doanh nghiệp
trên cơ sở một thỏa thuận hợp tác nhằm đạt được mục đích lợi
nhuận có tính cùng hưởng lợi ích, cùng chịu trách nhiệm.
Công ty hợp danh dân sự không có tư cách pháp nhân và
không phải đăng ký thành lập. Công ty hợp danh dân sự chỉ có
một loại thành viên là thành viên hợp danh. Các thành viên chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản
nợ của công ty. Trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh
bắt đầu từ khi gia nhập công ty và kéo dài sau 5 năm kể từ khi
việc chấm dứt tư cách thành viên được thông báo cho các chủ nợ.
Công ty hợp danh dân sự chỉ được phép thực hiện các hoạt động
kinh doanh quy mô nhỏ. Khi doanh thu của công ty vượt quá thu
nhập hàng năm, nguồn vốn và số lượng người lao động hoặc áp

273
Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới

dụng các chuẩn mực kế toán thương mại cao hơn khi công ty có
hoạt động kinh doanh mang tính thương mại cao thì công ty phải
chuyển sang đăng ký thương mại và tự động trở thành công ty
hợp danh mang tính thương mại.
Về thủ tục thành lập, việc thành lập công ty hợp danh dân
sự không phức tạp. Chỉ cần ít nhất 2 thành viên hợp danh đồng
ý thiết lập một công ty hợp danh và thực hiện các thỏa thuận hợp
tác, mà không bắt buộc phải có thỏa thuận bằng văn bản. Nếu
một công ty hợp danh thực hiện các hoạt động kinh doanh quy mô
nhỏ thì chỉ cần đăng ký tại Văn phòng Thương mại địa phương
mà không cần phải đăng ký trên trang thương mại.
Về quản trị, việc điều hành công ty hợp danh dân sự do các
thành viên thỏa thuận cùng thực hiện. Mọi thành viên đều có
quyền đại diện theo pháp luật cho công ty hợp danh trừ trường
hợp các thành viên có thảo thuận khác.
Công ty hợp danh thương mại (General Commercial
Partnership - Offene Handelsgesellschaft - OHG) là hình thức
công ty hợp danh chủ yếu phù hợp với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, có cấu trúc giống như công ty hợp danh dân sự, là sự phát
triển với quy mô rộng hơn và lớn hơn so với công ty hợp danh dân
sự. Tuy nhiên, về thủ tục, công ty hợp danh thương mại phải đăng
ký tại Phòng Đăng ký thương mại. Ngoài các quy định chung về
công ty hợp danh trong Bộ luật dân sự, công ty hợp danh thương
mại còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật thương mại.
Công ty hợp danh thương mại có tư cách pháp nhân, gồm
các thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty và đại diện cho
công ty, có trách nhiệm liên đới về tất cả các khoản nợ và nghĩa
vụ của công ty. Công ty phải đăng ký thương mại với Văn phòng
Thương mại địa phương. Đơn đăng ký thương mại phải được lập
bởi tất cả các thành viên hợp danh, được xác nhận và ký trước sự

274
Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc

chứng kiến của công chứng viên. Chi phí cho việc thành lập nhìn
chung khoảng 400EUR.
Công ty hợp danh hữu hạn (Limited Partnership - Komman-
ditgesellschaft - KG) là hình thức gần giống như công ty hợp danh
thương mại nhưng trách nhiệm của các thành viên hợp danh bị
giới hạn hơn. Hình thức công ty phù hợp với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ mong muốn tìm thêm các nguồn vốn tại thời điểm mới
thành lập nhưng giới hạn trách nhiệm của các thành viên. Công
ty hợp danh hữu hạn thường linh hoạt hơn so với các hình thức
công ty hợp danh khác như vốn có thể được gia tăng bằng cách
thêm các thành viên trách nhiệm hữu hạn.
Khác với công ty hợp danh thương mại, công ty hợp danh
hữu hạn có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành
viên góp vốn. Phải có ít nhất một thành viên hợp danh chịu trách
nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ của
công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ trong phần vốn của mình nhưng không được tham gia quản lý
công ty. Đơn đăng ký thương mại phải được lập bởi tất cả thành
viên hợp danh và được xác nhận trước một công chứng viên. Chi
phí cho việc đăng ký có thể khác nhau nhưng ở mức chung là 400
EUR.
Công ty hợp danh ẩn danh (Stille Gesellschaft - SG) là một
dạng của công ty hợp vốn đơn giản. Điểm khác biệt với công ty
hợp vốn đơn giản là công ty hợp danh ẩn danh có thành viên hiện
hữu và thành viên ẩn danh. Thành viên hiện hữu có các quyền và
nghĩa vụ như thành viên hợp danh của công ty hợp vốn đơn giản
còn thành viên ẩn danh chỉ thực hiện việc góp vốn vào công ty mà
không được ghi tên trong danh sách thành viên và không được
quyền quản lý công ty.
Công ty hợp danh chuyên nghiệp (Partnerschaftsgesetz -
PartG) về bản chất giống như công ty hợp danh nhưng thành

275
Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới

viên hợp danh chỉ có thể là các cá nhân hoạt động trong các lĩnh
vực đặc biệt như pháp luật, khám chữa bệnh… Công ty hợp danh
chuyên nghiệp không có tư cách pháp nhân nhưng phải được
đăng ký thành lập tại một cơ quan đăng ký riêng và chịu sự kiểm
tra nghiêm ngặt. Chế độ chịu trách nhiệm của các thành viên hợp
danh cũng giống như công ty hợp danh thông thường, chỉ khác là
trách nhiệm được gắn liền với hành vi mà thành viên thực hiện.
Một thành viên không phải liên đới chịu trách nhiệm về hành vi
do thành viên khác thực hiện nếu không liên quan đến việc thực
hiện hành vi đó.
Công ty hợp danh cổ phần (Kommanditgesellschaft auf
Aktien - KGaA) là sự kết hợp cấu trúc của công ty cổ phần và
công ty hợp vốn đơn giản; giữa những thỏa thuận mang tính kinh
doanh, vai trò, vị trí của trách nhiệm cá nhân của cổ đông và đặc
tính về cơ cấu tổ chức, nguồn vốn của một công ty cổ phần đại
chúng. Ưu điểm của công ty hợp danh cổ phần là được quyền phát
hành cổ phần để huy động vốn của công chúng theo các quy định
của Luật chứng khoán. Công ty hợp danh cổ phần hoạt động theo
quy định của Luật công ty cổ phần.
Công ty đối vốn hợp danh không có sự giới hạn về số lượng
nhà đầu tư (các thành viên có trách nhiệm hữu hạn), là thành
viên có trách nhiệm pháp lý tương ứng với tỷ lệ vốn góp của từng
người. Thành viên trách nhiệm hữu hạn ít nhiều có quyền như
cổ đông trong công ty cổ phần, tuy nhiên, không được tham gia
vào quá trình quản lý công ty. Mỗi công ty hợp danh cổ phần có ít
nhất một thành viên hợp danh (thành viên trách nhiệm chung) có
nghĩa vụ đối với nợ và trách nhiệm của công ty hợp danh đối vốn.
Công ty hợp danh đối vốn có tư cách pháp lý sau khi được đăng ký
thương mại với Văn phòng Thương mại địa phương.
Bên cạnh hệ thống pháp luật trong nước, các công ty tại Đức
còn phải tuân theo các quy định pháp luật của Liên minh Châu

276
Chương III: Thể chế pháp luật kinh tế Úc

Âu, cụ thể ở đây là Luật công ty của Liên minh Châu Âu. Theo
đó, công ty của Liên minh Châu Âu có thể được thành lập và hoạt
động kinh doanh tại Đức, tổ chức theo loại hình công ty cổ phần
chịu sự điều chỉnh của Luật công ty cổ phần.
Nhìn chung, các quy định về công ty của Đức phản ánh rõ
nét sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống các quy phạm pháp
luật, phù hợp sự biến chuyển không ngừng của nền kinh tế. Các
quy định này không chỉ phục vụ cho mục tiêu quản lý của Nhà
nước mà còn phục vụ đắc lực cho sự phát triển một cách trật tự,
minh bạch của nền kinh tế. Các hình thức công ty được thiết lập
phù hợp với nhu cầu đầu tư và kinh doanh đa dạng của cá nhân,
tổ chức, tạo điều kiện và khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
kinh doanh, qua đó, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
5.2. Pháp luật về mua bán, sáp nhập, giải thể, phá sản
5.2.1. Các quy định về mua bán, sáp nhập
Ở Đức không có luật riêng quy định về việc sáp nhập và mua
bán công ty. Mỗi giao dịch sẽ được thực hiện theo các quy định
pháp luật chung có liên quan. Một số văn bản điều chỉnh vấn đề
mua bán, sáp nhập công ty gồm:
(1) Bộ luật thương mại;
(2) Luật công ty cổ phần;
(3) Luật công ty trách nhiệm hữu hạn;
(4) Luật về các giao dịch;
(5) Luật kinh doanh chứng khoán;
(6) Luật về sở giao dịch chứng khoán;
(7) Bộ luật dân sự.
Các giao dịch mua bán giữa các công ty Đức với nhau hoặc
giữa một công ty nước ngoài và công ty trong nước có thể được
phân thành hai loại là (1) mua bán cổ phần/phần vốn và (2)

277

You might also like