You are on page 1of 4

1.

Cơ chế điều hòa đường huyết:


_Insulin và glucagon là hai hormone giúp điều hòa nồng độ đường (glucose)
trong máu.Glucose hấp thụ từ thức ăn,đóng vai trò làm nhiên liệu quan trọng
cho cơ thể.Vai trò của insulin và glucagon trong việc kiểm soát đường huyết
đều quan trọng như nhau,giúp đảm bảo các chức năng hoạt động của cơ thể.
2.Liệu pháp dung nạp glucose
_Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là phương pháp được sử dụng
để đo khả năng sử dụng đường glucose của cơ. ( uống nước đường)
_Phương pháp còn có thể được dùng để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và
đái tháo đường.
_Đường huyết lúc đói : 99-124 mg/dl (5,5-6,9 mmol/l)
_Sau 2 giờ : < 140 mg/dl : Bình thường
140-199 mg/dl : Tiền đái tháo đường
> 200 mg/dl : Đái tháo đường
3.Hệ thống máu ABO
_Tên của nhóm máu hệ ABO được gọi theo tên kháng nguyên có mặt trên bề
mặt hồng cầu.
– Ở người bình thường, trong huyết thanh có kháng thể tự nhiên chống loại
kháng nguyên vắng mặt trên hồng cầu của cá thể đó. Cụ thể:
+ Người nhóm máu A có kháng thể chống B.
+ Người nhóm máu B có kháng thể chống A.
+ Người nhóm máu O có cả hai kháng thể chống A và kháng thể chống B.
+ Người nhóm máu AB không có cả hai kháng thể chống A và chống B.
4.Nguyên lý đo huyết áp
_Nguyên lý đo huyết áp là bơm căng một băng tay bằng cao su, làm mất
mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần và ghi lại những phản
ứng của động mạch
_Chỉ số huyết áp bình thường
+Thu : 90-140 mmHg
+Trương : 60- 90 mmHg
5.Chu trình tim
_Chu kỳ tim là hoạt động của tim con người từ đầu của một nhịp tim đến đầu
của một nhịp tiếp theo. Nó bao gồm hai giai đoạn: một giai đoạn trong đó cơ
tim giãn và nạp máu, được gọi là tâm trương, tiếp theo là một khoảng thời gian
co thắt mạnh và bơm máu, được gọi là tâm thu.
_Gồm 3 pha:
+Tâm thu : Tâm nhĩ thu và Tâm thất thu
+Tâm trương :Tâm dãn chung

6.Hoạt động điện học của tim


Pha 0: Khử cực nhanh
Pha 1: Tái cực 1 phần
Pha 2: Pha bình nguyên
Pha 3: Tái cực nhanh
Pha 4 :Điện thế màng quay về điện thế nghỉ
7.Hệ thống dẫn truyền trong tim
Nút xoang -> Dẫn truyền nội nhĩ->Nút nhĩ thất->Hệ dẫn truyền Purkinje
->Dẫn truyền trong cơ thất
8.Hô hấp ký
*Các thể tích hô hấp
_Thể tích khí lưu thông (Vt) : là thể tích mỗi lần hít vào hoặc thở ra bình
thường,khoảng 500 ml
_Thể tích dữ trữ hít vào (IRV):sau khi hít vào bthuong,nếu cố gắng hít vào
hết sức để đưa thêm vào phổi khoảng 1800 ml khí
_Thể tích dự trữ thở ra (ERV):sau khi thở ra bthuong, nếu cố gắng hít vào
hết sức để tống ra khỏi phổi khoảng 1200 ml khí
_Thể tích khí cặn (RV):Sau khi thở hết sức,trong phổi vẫn còn khoảng 1000
ml khí
_Dung tích sống (VC):tổng của V khí lưu thông và V dự trữ hít vào ,V dự trữ
thở ra ,thu được sau một lần hít vào hết sức,rồi thở ra hết sức -> Đánh giá thể
lực,chức năng phổi và tim.Bình thường là 3500ml ở nam và 3000ml ở nữ
_Dung tích hít vào (IC):tổng của V lưu thông và thể tích dự trữ hít vào,
khoảng 2300ml
_Dung tích căn chức năng (FRC):tổng của V dự trữ thở ra và V khí căn,
khoảng 2500ml
_Dung tích toàn phổi (TLC):tổng của dung tích sống và V khí căn,khoảng
4500ml
*Các lưu lượng thở (Định nghĩa)
_Các thể tích và dung dịch hô hấp là những đơn vị tĩnh,nếu ta đo thể tích khí
lưu chuyển qua phổi trong một đơn vị thời gian,ta có các lưu lượng thở,đây là
các thể tích động
_Thể tích thở ra tôi đa giây (FEV1):Là thể tích lớn nhất có thể thở ra được
1s đầu tiên thở ra,ta có FEV1,nếu đo giây thứ 2 ta có FEV2
_Thông khí tối đa (MVV):Lưu lượng thở tối đa trong 6s rồi quy ra số lít trong
1 phút
Tiffeneau = FEV1/VC x 100 (tỷ số % của V thở ra tối đa s trên dung tích sống)
Gaender = FEV1/FVC x 100
9.Điện tâm đồ

0,04s 0,2s 0,5mV

a) Khoảng R-R:
VD: 4 ô lớn + 4,5 ô nhỏ = 4 x 0,2 + 4,5 x 0,04 =0,98
Nhịp tim : 60 / 0,98 = 61 nhịp/phút
b)Trục nhịp tim
VD: I: 3-4 = -1mm
II:13,5-2,5= 11mm
III:11,5-0,5= 9 mm
c) Sóng P: 0,5-1 (ô nhỏ) = 0,02-0,04s
d)Khoảng PQ
I : 3-3-2,5
II: 2,5-3-3,5
=>Có sự khác biệt nhỏ giữa các nhịp
e)Phúc bộ QRS
I : 2-1,5-1,75 (ô nhỏ)
II: 2-1,75-1,75 (ô nhỏ)
=>Sóng Q rất nhỏ
g)Khoảng QT:
I: 1 lớn + 5 ô nhỏ
II: 1 x 0,2 + 5 x 0,04 = 0,4
=>Là nhịp xoang
10.Hô hấp ký
*Kết quả:

_Bước 1: Chọn VC hoặc FVC (trị số lớn)


Đánh giá hội chứng hạn chế
VC (%FVC) dự đoán Bậc hạn chế
< 80 – 60 1
< 60 – 40 2
< 40 3
_Bước 2: Tắc nghẽn:
FEV1/VC giảm < 70% hoặc FEV1/FVC < 70%
% FEV1 dự đoán Bậc tắc nghẽn
< 80 – 60 1
< 60 – 40 2
< 40 3

You might also like