You are on page 1of 3

Bài tập tình huống - Ngoại ứng

Liệu thị trường có thể đủ sức


bảo vệ môi trường?
Những năm gần đây, con người trở nên đặc biệt ý thức về những tác động mà ô nhiễm gây ra
đối với môi trường. Thế nhưng nếu các chất thải và chất hoá học đổ vào các dòng sông và
biển cả cũng như việc xả thải các khí độc vào môi trường gây ra nhiều tác hại như vậy, tại sao
tình trạng này vẫn tiếp diễn? Nếu tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng từ các hoạt động này, cả
người tiêu dùng lẫn người sản xuất, vậy thì tại sao không có một cơ chế thị trường thuần tuý
để giải quyết vấn đề này? Suy cho cùng, một thị trường cần phải đáp ứng các mối quan tâm
của con người.
Lý do ở đây là chi phí của sự ô nhiễm phần lớn là chi phí ngoại ứng. Chúng được chia sẻ
bởi toàn xã hội và chỉ một phần rất nhỏ (nếu có) bởi đối tượng gây ô nhiễm. Ví dụ như, nếu
có 10.000 người chịu tác động bởi khói từ một nhà máy (kể cả chủ nhà máy) thì chủ nhà máy
cũng chỉ chia sẻ 1/10000 của tác động. Chi phí cá nhân có thể không đáng kể khi người chủ
xác định rằng nhà máy đem lại lợi nhuận. Và nếu như người chủ sống ở xa khu vực này, chi
phí cá nhân của sự ô nhiễm bằng 0.
Như vậy, chi phí xã hội của các hoạt động gây ô nhiễm vượt xa các chi phí cá nhân. Nếu
con người cư xử một cách ích kỷ và chỉ quan tâm tới những tác động của bản thân tới cá nhân
mình, sẽ xuất hiện tình trạng các hoạt động gây ô nhiễm tăng vượt mức.
Do đó, có ý kiến rằng chính phủ phải can thiệp để ngăn ngừa hoặc quản lý tình trạng ô
nhiễm, hoặc theo một cách khác đánh thuế các hoạt động gây ô nhiễm hoặc tài trợ cho các
biện pháp làm giảm ô nhiễm. Nhưng nếu con người là những cá thể ích kỷ đơn thuần, tại sao
họ lại mua các sản phẩm “xanh”? Ví dụ như tại sao họ lại mua các chất “thân thiện với tầng
ozon”? Suy cho cùng, tổng thiệt hại gây ra cho tầng ozon từ việc sử dụng các chất không thân
thiện có thể hoàn toàn chỉ trong chốc lát. Câu trả lời là nhiều người có nhận thức xã hội.
Thỉnh thoảng, họ có cân nhắc liệu các hành động của mình có tác động tới người khác không.
Họ không hoàn toàn ích kỷ. Họ thích được đóng góp một phần công sức, dù là nhỏ bé, để bảo
vệ môi trường.
Tuy nhiên, trông chờ vào nhận thức của con người có thể là một phương pháp rất không
hợp lý để kiểm soát ô nhiễm. Trong môi trường thị trường mà con người không ngừng được
khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn nữa hàng hoá và chủ nghĩa vật chất là lý tưởng của thế hệ,
cần phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới “suy nghĩ xanh” trước khi thị trường có thể
thực sự giải quyết được vấn đề ô nhiễm.
Một số loại tác hại tới môi trường có thể nhận được sự quan tâm nhiều hơn trong giới
truyền thông như mưa axit, hiệu ứng nhà kính, các tác động tới tầng ozone và những tác động
tới trí não của trẻ em từ các loại xăng nhiễm chì. Tuy nhiên, những hoạt động gây ô nhiễm
khác phụ thuộc vào nhận thức của con người về vấn đề và nhận thức xã hội của họ quá khó
xác định.

1
Sản Giá một đơn Chi phí biên (cá nhân Chi phí ngoại ứng (ô Chi phí xã hội biên
lượng vị của doanh nghiệp nhiễm) biên (MSC = MC + MEC)
(đơn vị) (MSB) (MEC) (£)
(MC)
(£) (£)
(£)
1 100 30 20 50

2 100 30 22 52

3 100 35 25 60

4 100 45 30 75

5 100 60 40 100

6 100 78 55 133

7 100 100 77 177

8 100 130 110 240

Câu hỏi
Bảng trên phản ánh chi phí và lợi nhuận của một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường
cạnh tranh hoàn hảo: hoạt động của doanh nghiệp gây ra tình trạng ô nhiễm nhất định. Giả
định rằng chi phí của tình trạng ô nhiễm này đối với xã hội có thể đo lường chính xác.
(a) Đâu là mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp?
(b) Đâu là mức sản lượng hiệu quả xã hội?
(c) Tại sao chi phí ô nhiễm biên có thể tăng lên như trong trường hợp này?

Trả lời

Chi phí biên (cá nhân)


Sản Giá một đơn vị Chi phí ngoại ứng (ô Chi phí xã hội biên
của doanh nghiệp (MC)
lượng (MSB) nhiễm) biên (MSC = MC + MEC)
(£)
(đơn vị) (£) (£)
(MEC)
(£)
1 100 30 20 50

2 100 30 22 52

3 100 35 25 60

4 100 45 30 75

5 100 60 40 100

6 100 78 55 133

7 100 100 77 177

8 100 130 110 240

2
Bảng trên phản ánh chi phí và lợi nhuận của một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường
cạnh tranh hoàn hảo: hoạt động của doanh nghiệp gây ra tình trạng ô nhiễm nhất định. Giả
định rằng chi phí của tình trạng ô nhiễm này đối với xã hội có thể đo lường chính xác.
(a) Đâu là mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp?
(b) outputĐâu là mức sản lượng hiệu quả xã hội?
(c) Tại sao chi phí ô nhiễm biên có thể tăng lên như trong trường hợp này?

(a) 7 đơn vị (Khi doanh thu biên (= P) bằng chi phí biên).
(b) 5 đơn vị (khi lợi ích xã hội biên (= P) bằng chi phí xã hội biên)
(c) Nguyên nhân là do môi trường ngày càng khó có thể đối phó với lượng ô nhiễm tăng
thêm.

You might also like