You are on page 1of 3

GV biên soạn: Đặng Thị Thoan

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


A. NL về 1 tư tưởng, đạo lý
I.MỞ BÀI
- Giới thiệu, dẫn dắt đến tư tưởng đạo lí cần bàn + Nêu tư tưởng đạo lý (Vấn đề NL ở đề
bài)
- Trích dẫn ý kiến (Nếu đề bài có ý kiến/câu châm ngôn...)
Yêu cầu:
- Tự viết MB
- Có thể tham khảo các mẫu ngắn gọn như sau:
Mẫu 1:
“Nếu biết trăm năm là hữu hạn/Cớ gì ta không sống thật sâu” (Phạm Lữ Ân). Đúng vậy, trong
cuộc sống mỗi người chúng ta cần có nhiều bài học để trưởng thành. Một trong những bài học
quan trọng đó là bài học về +YÊU CẦU NGHỊ LUẬN (ở đề bài)
Mẫu 2:
Tôi luôn tự nói với mình: “hãy không ngừng tiến về phía trước”, bởi mỗi bước đi sẽ là một cơ
hội mới để tôi chiêm nghiệm về cuộc đời và nhận cho mình những bài học có ý nghĩa. Một
trong những bài học quan trọng đó là bài học về +YÊU CẦU NGHỊ LUẬN (ở đề bài)
……….
II.THÂN BÀI

1.Giải thích VĐNL (tư tưởng đạo lí cần bàn)

+ Giải thích khái niệm (nếu cần)

+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng (nếu cần)

+ Giải thích mệnh đề/các vế của cấu nói/ý kiến (nếu có), hình ảnh trong câu nói (nếu cần)

- Nêu khái quát ý nghĩa của tư tưởng đạo lí cần bàn luận

2. Bàn luận:

* (a) Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai có liên quan đến vấn đề NL

Gợi ý:

+ Nên chia nhỏ VĐNL thành các mặt, các khía cạnh để bàn luận

+ Mỗi 1 khía cạnh, 1 mặt của VĐNL có thể đặt thành các câu hỏi: “Vì sao....?”; Tại sao...?; ....
như thế nào?; v...v...

Ví dụ: VĐNL là bàn về niềm tin trong CS, ta có các ý trong phần II.2.b(1) như sau:

Vì sao lại cần phải có niềm tin trong cuộc sống?


1
GV biên soạn: Đặng Thị Thoan
Người có niềm tin trong cs biểu hiện ntn?

Cần làm gì để xây dựng/nuôi dưỡng niềm tin trong cs? (ý này nên trình bày thật
ngắn gọn, để dành lí lẽ cho phần Bài học, viết nhiều sẽ dễ bị trùng lặp ở phần sau hoặc không
còn lí lẽ để viết)

* (b) Dẫn chứng (lấy TỐI THIỂU 02 dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục)

* (c) MR+ phản đề:

+ Mở rộng: nới rộng, khơi sâu để nhận diện rõ VĐNL hoặc làm cho VĐNL có ý nghĩa sâu sắc
hơn

+ Phản đề: đưa ra những VĐ trái ngược để phê phán hoặc ca ngợi

Ví dụ: Trái ngược với VĐNL là ….. Đó là những hiện tượng cần lên án, phê phán/ngợi ca

LƯU Ý: phần 2.Bàn luận BẮT BUỘC PHẢI ĐỦ 3 ý như trên (ý: (a) (b) (c)

3. Bài học

- BH nhận thức: Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như
trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu
hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống
bản thân?…).

Ví dụ: Mỗi chúng ta cần nhận thức được + VĐNL

- BH hành động: Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể

Ví dụ: Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập, rèn luyện….v..v..

III.KẾT BÀI

- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận; có thể nêu suy nghĩ cảm nhận của bản thân
hoặc đặt câu hỏi tu từ/câu hỏi gợi mở để KB ấn tượng

- Có thể tham khảo mẫu KB ngắn gọn như sau:


Nick Vuijic từng nói: “Nếu bạn không nhận được điều kì diệu thì hãy trở thành 1 điều kì diệu”.
Quả thật, bài học về………là món quà kì diệu đối với mỗi chúng ta.

MỘT SỐ YÊU CẦU CỦA CÔ:

1. Phải thuộc và nắm chắc cấu trúc lý thuyết của kiểu bài này để vận dụng vào các
đề cụ thể
2. Các phần chữ in nghiêng màu đen nên học thuộc vì đó là hướng dẫn cụ thể, chi
tiết cho cấu trúc lý thuyết.
3. Với các Mở bài, Kết bài:

2
GV biên soạn: Đặng Thị Thoan
- Khuyến khích các em tự viết, đầu tư các MB hay (nên tự viết và PHẢI HỌC
THUỘC 1 mẫu MB để vận dụng vào tất cả các đề + Tiết kiệm thời gian khi
làm bài)

- Với các bạn không thể tự viết MB, KB: Có thể học thuộc mẫu MB, KB của cô

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!

CÔ gửi lại khung cấu trúc này để các bạn in ra hoặc chép lại (Nếu ở trên lớp các em
chưa ghi đủ, đúng cấu trúc)

You might also like