You are on page 1of 1

Về nội dung haiku có luật cơ bản là không đả động đến cảm xúc mà chủ yếu chỉ ghi lại

sự việc
xảy ra trước mắt. Vì số chữ giới hạn trong 17 âm tiết nên thơ haiku thường chỉ diễn tả được một
sự kiện diễn ra nhãn tiền ngay tức thì. Tuy là một sự việc nhưng haiku lại lồng hai ý tưởng bất
ngờ lại với nhau.
Ôi những hạt sương (sự kiện hiện tại)
Trân châu từng hạt (ý tưởng thứ 1)
Hiện hình cố hương (ý tưởng thứ 2)
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là bốn mùa của thiên nhiên và tính
tương quan giữa hai ý tưởng. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả
mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không thì không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ
nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh
bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường.
Tiếng ve kêu râm ran (tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
Như tan vào trong than trong đá
Ôi, sao tĩnh lặng quá!
Nhà thơ không giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh này, chỉ diễn tả sự vật
theo bản chất tự nhiên của nó. Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng
có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới. Một bài thơ haiku hay là
làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để
tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn, cảm
nhận.
Chim vân tước bay
Thở ra sương gió
Dẫm lướt từng mây
Thơ có âm hưởng như một bài kệ, sàng lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao
nói đến chính cái đang là - "đương hạ tức thị". Nó nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nảy
mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế
giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện
tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình. Kỹ xảo của haiku là giản
lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc. Kết quả là nó phá
bỏ ngăn cách giữa thi sĩ và độc giả để cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm
rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.
● Trong thơ haiku cổ điển bắt buộc phải có kigo (季語, quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả
một mùa nào đó trong năm. Từ này có thể trực tiếp chỉ mùa (mùa Xuân, mùa Thu...)
hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, loài hoa, loài cây cỏ động vật, hoạt động, lễ
hội... mang đặc trưng của một mùa trong năm.
● Một bài haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không có gì rõ
ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người
đọc.
● Mỗi bài haiku thông thường có cấu trúc âm tiết 5 + 7 + 5 trong ba câu. Tuy nhiên,
ngay cả tổ sư của haiku Matsuo Basho cũng đôi khi sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn
số âm tiết đã nói trên

You might also like