You are on page 1of 69

THÔNG LIÊN THẤT

VSD: ventricular septal defects


Interventricular Communications

BS LÊ THỊ ĐẸP

VIỆN TIM TPHCM


NỘI DUNG
■ Đại cương
■ Phôi thai học
■ Phân loại và tần xuất
■ Sự đóng tự nhiên của VSD
■ Nguy cơ bị VSD ở trẻ khi cha mẹ chúng bị VSD
■ Tiêu chuẩn siêu âm
■ Giới hạn của siêu âm trong chẩn đoán VSD
■ Điều trị và tiên lượng
■ Các bất thường kèm theo
1. Đại cương (1)

■ Vách liên thất là một cấu trúc cơ màng-


phức tạp xoắn lại với nhau để ngăn ra thành
2 buồng thất phải và thất trái. Sự phân chia
này đi từ mỏm của thất đến gắn vào vách
liên nhĩ ở ngang van nhĩ thất (gối nội mạc).
Đại cương (2)
■ Là sự thông nối giữa thất trái và thất phải, hoặc thất trái và
nhĩ phải. So với van ĐMC 2 mảnh, VSD là bệnh tim bẩm
sinh thường gặp nhất – có thể đến 40%
■ VSD là một bất thường về giải phẩu và sinh lý, có thể đơn
thuần hoặc phối hợp với các bệnh tim bẩm sinh khác. Các
đặc điểm quan trọng của VSD bao gồm: vị trí, các bờ, kích
thước, số lượng. VSD lổ nhỏ thường không có ảnh hưởng
huyết động đáng kể nhưng có nguy cơ cao viêm nội tâm
mạc nhiểm trùng hơn dân số chung.
■ VSD lổ lớn thường gây ra các triệu chứng suy tim 🡪cần
can thiệp phẫu thuật. Tiên lượng lâu dài sau phẫu thuật
đóng thông liên thất thường rất tốt.

TL: Moss and Adam, tenth edition, 2022, page 1830-1875


Đại cương (3)

■ VSD là bệnh thường gặp, được phát hiện từ


giữa thế kỷ XIX, được Roger mô tả đầu tiên
về các triệu chứng lâm sàng.Vì vậy có thuật
ngữ Roger để chỉ VSD lổ nhỏ.
■ Eisenmenger mô tả các dấu chứng muộn ở
bệnh nhân bị VSD lổ lớn và động mạch chủ
cưỡi ngựa có tím chết lúc 32 tuổi. Thuật
ngữ phức hợp Eisenmenger được hình
thành để chỉ VSD có tăng kháng lực phổi
nặng và shunt P🡪T
Four Cha mbe r Cu ts through the No rma l Ve ntri cular Se ptum

P Vn

A
RV P Vn
Ao
Se pt. LA LA
IC
V MS

CS CS LV
R
RA A
LV
Se pt Se pt

CF B RV
RV

More inferior Mo re superi or Cu t


cut
T he se two cuts are take ni n the conventi onal e cho cuti n the mo re i nfe ri or and the n the mo re
superi or sli ces. I n the posteri or vi ew, cut through the fo ur cha mbe rs o f the he art, the central
fi brous bo dy (CF B)i s noted. I n the mo re anteri or cut through the aorta (Ao ), the fi brous ti ssue
of the me mbranous septum (MS)i s seen. T he s ma l l arrows wi tho ut lettersi ndi cate the
inserti on o f the m i tral and tri cuspi d valves to the septum. Abbrevi ati ons: A Se pt = a tri al
septum, CS =co ronary si nus, I CV=i nfe ri or caval vei n, LA left a tri um, LV left ve ntri cle P Vn =
Pul mo nary vei n, RA ri ght a tri um, RV = ri ght ve ntri cle, Se pt = ve ntri cular septum.
Norman. H. Silverman MD.DSc/ MD1 world.com
Vi ews o f the No rma l Ve ntri cular Se ptum
Ri ght Si de Left
side

The se are "o verall" vi ews o f the ri ght and left ve ntri cles,i llustrati ng thei ri nlet, api cal, and
outlet compo nents.
The red li ne transecti ng the ve ntri cle runs from the cardi ac apex through the me mbranous
septum a t ri ght
angles to thi s cuti n the central fo ur-c ha mbe r vi ew.
Norman. H. Silverman MD.DSc/ MD1 world.com
Nl. 4 Chamber vs. AVSD

Both specimens have been cut in a four-chamber plane. The normal heart on the left is
compared to the AVSD specimen on the right. The normal heart has two atrioventricular
junctions. In AVSD there is a common AV junction even when there are two orifices.
The primary septum has not fused to the AV junction in the AVSD, leaving an atrial
communication (AC) and a ventricular communication below the inferior leaflet (VC). A
separate atrial communication is noted in the oval fossa (OF) region. Note how much
shorter the inlet septum is than in the normal heart (red arrows). Abbreviation: CFB =
central fibrous body. The echo (middle image) matches these morphologic features.

Norman H Silverman MD. DSc- MD.1. World


2/ PHÔI THAI HỌC (1)
■ Sự phân chia mầm tim nguyên phát thành
các buồng nhĩ và thất bắt đầu từ ngày thứ
28 của thai kỳ. Trước tiên vách liên thất
hình thành 1 ụ nhô ở giữa sàn tâm thất gần
mỏm. Khiếm khuyết vách liên thất trước
tiên hình thành ở phần gần của vách liên
thất gọi là lổ vách liên thất. Sau đó là sự
tăng sinh dần dần của mầm tim nguyên
phát và vách cơ dầy dần lên.
PHÔI THAI HỌC (2)
■ Bờ tự do của vách tiên phát nối tiếp với gối
nội mạc vào khoảng ngày thứ 49 của thai kỳ.
Lổ vách liên thất đóng vào khoảng ngày thứ
56 của thai kỳ khi mô của gối nội mạc đã
hình thành từ 1/ ụ nhô ở hành thất phải. 2/
ụ nhô (ridge) ở hành thất trái. 3/ gối nội
mạc. Vách liên thất dầy nhất ở phần mỏm và
mỏng dần đến van nhĩ thất là mỏng nhất.
PHÔI THAI HỌC (3)

■ Như vậy thông liên thất xảy ra do:


+ Dừng đóng phần dưới van động mạch
chủ do rối loạn quá trình phát triển của:
1/ Vách cơ phôi thai học. 2/ Gối nội mạc.
3/ Sự phồng lên của conal (conal
swellings).
+ Do gia tăng hủy mô cơ tim trong quá
trình hình thành cơ bè của phần vách cơ.
3/ PHÂN LOẠI VÀ TẦN SUẤT (1)
■ Tần suất: 5-50/1000 trẻ sinh ra còn sống và 0.3/1000
người trưởng thành
■ 10.000 -11.000 trẻ sơ sinh có VSD đơn thuần được
chần đoán hàng năm ở Mỹ . 1/5 được phẫu thuật.
■ VSD có thể nằm trong bệnh cảnh của nhiều bệnh tim
bẩm sinh khác nhau: bất thường thân nón như : tứ
chứng Fallot, thân chung động mạch, chuyển vị đại
động mạch, thất 2 đường thoát, tắc nghẽn cung ĐMC

TL: Moss and Adam, tenth edition, 2022, page 1830-1875


PHÂN LOẠI VÀ TẦN SUẤT (2)
• VSDs là bệnh tim thai thường gặp.
• Thông liên thất quanh màng (peri-membranous VSDs)
là thể thường gặp nhất, 80%.
• Một khi thấy có thông liên thất quanh màng, cần phải
tiến hành đánh giá chi tiết các đại động mạch.
• Các bất thường nhiễm sắc thể liên quan: Trisomy 21, 18
và 13.
• 80% Thông liên thất phần cơ có kích thước nhỏ
(muscular VSDs) sẽ tự đóng trước khi sinh hoặc trong 2
năm đầu tiên.
Alfred Abuhamad et al. A Practical Guide to Fetal Echocardiography - Normal and Abnormal Hearts. 2nd edition. 2010.
Lippincott William & Wilkins.
PHÂN LOẠI VÀ TẦN SUẤT (3)
■ VSD đơn thuần rất thường gặp (van ĐMC 2 mảnh
thường gặp nhất), chiếm 30% trẻ em bị bệnh tim
sinh ra còn sống, chiếm 9,7% bào thai bị bệnh
tim.
■ VSD chiếm đa số là đơn thuần, nhưng có đến 40%
phối hợp với các bệnh tim khác.
■ VSD có nhiều kích thước khác nhau và có thể 1
hay nhiều lổ.
■ Các bất thường khác của vách liên thất bao gồm:
phì đại vách liên thất, phình vách liên thất, không
có vách liên thất.
3/ PHÂN LOẠI VÀ TẦN SUẤT (4)

■ Có 2 loại chính: phần vách màng và


phần vách cơ
■ Phần vách cơ chia thành: buồng nhận,
buồng tống và cơ bè.
■ Vì vậy có 2 loại chính là: loại vách
màng và vách mỏm.
Tiêu chuẩn phân loại VSD
■ Xác định vùng VSD
■ Các ranh giới: quanh màng, phần cơ hoặc dưới đại ĐM
■ Mối liên quan VSD đối với trục dẫn truyền nhĩ thất – van
nhĩ thất , van đại ĐM
■ Xác định vị trí VSD/ thất phải và vách liên thất: mở vào
buồng nhận, cơ bè vùng mỏm hoặc phần thoát thất phải
■ Xác định sự hiện diện của lệch vách (septal malalignment):
vách thoát dưới động mạch phổi hoặc sự lệch hang của
vách nhĩ và vách cơ thất
■ Xác định kích thước của VSD
Anderson's Pediatric Cardiology, fourth edition, 2020
Xác định ranh giới của VSD
■ VSD quanh màng: sự nối tiếp liên tục giữa van 2 lá và van
ĐMC: mở vào buồng nhận, buồng tống thất phải, hợp lưu.
■ VSD phần cơ: được bao bọc trong phần cơ của vách liên
thất: mở vào buồng nhận thất phải, giữa các thảnh phần của
mỏm, phía trước vào vùng cơ vách bờ ( Septomarginal
Trabeculation hay dải điều hòa), buồng thoát dưới động
mạch phổi, nhiều lổ.
■ VSD dưới đại động mạch: các lá van động mạch, các mô
sợi: có phần rìa cơ sau dưới, lan rộng để hình thành VSD
quanh màng.
Anderson's Pediatric Cardiology, fourth edition, 2020
The normal ventricular septum

Anderson's Pediatric Cardiology, FOURTH EDITION, 2020


VSD dưới đại động mạch

■ VSD mở vào thất phải: bình


thường được che kín bởi mào
trên thất
■ Sự liên tục của các mô sợi được
hình thành giữa các lá van động
mạch chủ và van động mạch
phổi
■ Rìa cơ sau dưới

STM: septomarginal trabeculation

Anderson's Pediatric Cardiology, fourth edition, 2020


VSD PHẦN CƠ

■ Mở vào vùng mỏm, buồng


nhận , buồng thoát của thất
phải
■ Có thể mở ra trước liên
quan đến phần thân của trụ
cơ vách- bờ (hay dải điều
hòa)
■ Liên quan đén trục dẫn
truyền nhĩ thất
Anderson's Pediatric Cardiology, fourth edition, 2020
HÌNH THÁI HỌC

■ Hội lồng ngực Hoa


kỳ chia thành 4 loại:

– Loại 1: Dưới đại


động mạch
– Loại 2: quanh
màng
– Loại 3: buồng
nhận
– Loại 4: Phần cơ

MS: membranous septum

TL: Moss and Adam, tenth edition, 2022, page 1830-1875


Giải phẫu học

■ Phần màng:
■ Phần trên mào (phần
phễu)
■ Phần cơ
■ Buồng nhận

TL: Otto MC. Textbook of Clinical Echocardiography, 2018, 6th ed- Elsevier Saunders
Color coding of the location of the common
types of ventricular septal defects.

The Practice of Clinical Echocardiography, 2012


Các mặt cắt ngang chuẩn:
1.Bốn buồng - Four Chamber View.
2.Đường ra thất trái (LVOT).
3.Đường ra thất phải (RVOT).
4.Ba mạch máu-khí quản - Three Vessels
Trachea View.

Practice Guideline for the Performance of Fetal


Echocardiography. 2013 by the American Institute of Ultrasound
in Medicine.
Guideline developed in conjunction with the American College of Obstetricians
and Gynecologists (ACOG), the Society for Maternal-Fetal Medicine (SMFM),
and the American Society of Echocardiography (ASE), and endorsed by the
American College of Radiology (ACR).
Giải phẫu học của vách liên thất
Anderson's Pediatric Cardiology, FOURTH EDITION, 2020
common locations of
ventricular septal
defects. FO, foramen
ovale; PM, papillary
muscle; RAA, right
atrial appendage;
region 1, membranous
interventricular
septum; region 2,
outflow
interventricular
septum; region 3,
trabecular septum;
region 4, inflow
septum; region 5,
subarterial region;
region 6, distal multiple
“Swiss cheese” septal
defects.

Feigenbaum’s Echocardiography, eighth edition, 2019


Feigenbaum’s
Echocardiogr
aphy, eighth
edition, 2019
PHÂN LOẠI
■ Sinh lý học ► Huyết động
– Hạn chế: áp lực tâm thu ► Nhỏ: Tỉ lệ áp lực tâm thu động
mạch phổi/ hệ thống <0.3 và
thất phải< thất trái Qp/Qs <1.4.
– Không hạn chế: : áp lực ► Trung bình: Tỉ lệ áp lực tâm
tâm thu thất phải = thất thu động mạch phổi/ hệ thống
trái (khi không có tắc <0.3 và Qp/Qs 1.4–2.2.
nghẽn đường thoát thất ► Lớn: Tỉ lệ áp lực tâm thu động
phải) mạch phổi/ hệ thống > 0.3 và
Qp/Qs >2.2.
► Hội chứng Eisenmenger: Tỉ lệ
áp lực tâm thu động mạch phổi/
hệ thống >0.9 và Qp/Qs <1.5.
Canadian Consensus Conference, 2001
4/ Sự đóng tự nhiên của VSD (1)

■ 74% thai kỳ có VSD đơn thuần được quan


sát thấy ở 2 người độc lập với nhau và VSD
này sẽ đóng tự nhiên trước sinh. Tuy nhiên
có một số không đóng, nhưng có đến 76%
sẽ đóng trong năm đầu đời.
4/ Sự đóng tự nhiên của VSD (2)
■ Kích thước và vị trí lổ thông có vai trò
trong sự đóng tự nhiên của nó. Thông
thường, VSD ở phần mỏm và phần
quanh màng có kích thước lớn có
khuynh hướng tồn tại. Trong khi đó,
VSD phần cơ có kích thước nhỏ và dài
thì có khuynh hướng tự đóng nhiều
hơn.
Tiến triển tự nhiên
■ Tùy thuộc vào loại, kích thước ► Sa van động mạch chủ vào lổ thông
của VSD và các bất thường liên
quan. ► Hẹp phổi
■ Nếu không điều trị: VNTMNK, ► Tăng áp phổi
loạn nhịp, suy tim, hở van động
mạch chủ, bệnh mạch máu phổi ► Trước thời đại VSD được đóng
tắc nghẽn. thường quy ở trẻ, hội chứng
Eisenmemger thường gặp ở người
■ Đóng tự nhiên: 40–60% ở trẻ trưởng thành # 9.4%/ VSD
em, rất hiếm ở người lớn
■ VSD buồng nhận và dưới đại ► VNTMNK # 11%
động mạch hiếm khi đóng tự ► VSD lổ lớn không phẫu thuật: tử
nhiên. Tuy nhiên VSD dưới đại vong cao (80% lúc 40 tuổi)
động mạch có thể đóng do sa van
động mạch chủ vào lổ thông ► VSD được đóng trước 2 tuổi: tiên
■ Giả phình vách liên thất lượng tốt

Congenital Heart Disease in Adults, First edition:© Grada Publishing as, 2003,
Praha
5/Nguy cơ bị VSD ở trẻ khi cha
mẹ chúng bị VSD:
■ Tăng nguy cơ bị VSD.
■ Một nghiên cứu hồi cứu chỉ ra nguy cơ bị tim bẩm
sinh 3% trẻ sinh ra từ những bố mẹ này.
■ Nếu đã sinh ra một bé có VSD thì lần sinh sau
nguy cơ bị VSD là 2-5%, nhưng nếu đã có 2 con bị
rồi thì nguy cơ tăng một cách động học từ 10-
15%.
6/ Tiêu chuẩn siêu âm:
■ VSD có thể chẩn đoán trước sinh.
■ Doppler xung và màu rất hữu ích trong chẩn
đoán, nhưng tiêu chuẩn vàng vẫn là siêu
âm 2-D.
■ VSD là bệnh tim thường gặp nhất.
■ VSD chiếm 5% và đứng thứ 5 sau các bệnh
tim bẩm sinh gặp ở thai kỳ( CAV 18%, Hội
chứng giảm sản tim trái 16%, hẹp eo ĐMC
11%, bất thường Ebstein 7%).
■ Chẩn đoán dựa vào siêu âm 2-D thấy sự đứt
đoạn rõ rệt ở vách liên thất, biểu hiện bằng
1 vùng không echo (cùng nhìn thấy ở nhiều
mặt cắt)
■ Cần làm siêu âm tim thai nhiều lần với đầu
dò có tần số cao( 5-7.5MHZ).
Mục tiêu của siêu âm:
📫Xác định vị trí và kích thước lổ thông.

📫Mối tương quan với các cấu trúc lân


cận.
📫Đánh giá huyết động.

📫Chức năng thất.

📫Các tổn thương phối hợp.


■ Mặt cắt chuẩn rõ nhất, thường dùng, ít
sai sót là 4 buồng, nhưng mặt cắt 4
buồng dưới sườn tiếp cận với vách liên
thất tốt nhất do chùm tia siêu âm
thẳng góc với vách liên thất.
■ Nhưng mặt cắt dưới sườn chỉ thấy
VSD buồng nhận và cơ bè nên cần làm
thêm các mặt cắt khác như: mặt cắt
trục dọc và mặt cắt trục ngang di
chuyển từ mỏm 🡪đáy.
Thông liên thất phần màng: là VSD thường
gặp nhất và thường cần phẫu thuật để đóng
lại. Đây là phần trung tâm của vách liên thất.
Thông liên thất buồng nhận (màu đen)
Thông liên thất phần cơ (màu đen), tất cả
thông liên thất này là khiếm khuyết vách cơ
sau dưới mà vị trí của nó sau lá van 3 lá.
Thông liên thất phần phễu là thông liên thất nằm giữa
phần phễu và phần cơ bè cạnh mép trước vách của
van 3 lá, còn vách chóp
Thông liên thất phần phễu (màu đen) mất
vách chóp, nằm sát van động mạch phổi, vách
màng còn nguyên vẹn
■ 2-D: thường thấy VSD đường kính từ
3mm trở lên, những lổ nhỏ hơn khó
thấy,đường kính này sai số từ 1-2mm.
■ Trẻ khi sinh ra có VSD thì khi làm
Doppler màu thấy hình ảnh xoáy của
dòng máu khi qua lổ thông. Ngược lại
trong bào thai, hình ảnh doppler xung
và màu ít có giá trị do áp lực tự nhiên
của 2 thất bằng nhau( trường hợp tim
bình thường).
■ Nếu VSD đơn thuần thì không gây ra
rối loạn huyết động khi còn trong bụng
mẹ. Ngoại lệ, khi có hẹp hay không có
đường thoát thất phải. Khi có shunt
thường vận tốc thấp, tuy nhiên có vài
báo cáo có cả shunt 2 chiều và shunt 1
chiều( 2 chiều thì shunt T🡪P vào thời
kỳ tâm thu và P🡪T vào thời kỳ tâm
trương, còn 1 chiều là T🡪P. Rất hiếm
khi xảy ra dòng vận tốc cao.
■Siêu âm contrast: các thuốc contrast
( FDA chưa chấp thuận cho sử dụng
trong thai kỳ) có thể giúp nhìn rõ VSD
khi có những lý luận thuyết phục
nhằm đánh giá tuần hoàn thai nhi.
Theo giả thuyết, chất contrast sẽ giúp
nhìn rõ shunt từ thất này sang thất
kia.
7/ Giới hạn của siêu âm:
■ Chẩn đoán sớm: tính khả thi,( không
có khả năng tin cậy), siêu âm tim thai(
thai được 11-16 tuần) là có.( tác giả
Gembuch và cộng sự). Nhưng luôn
nhớ rằng: không chính xác hoàn toàn
vì tim thai lớn gấp đôi vào tuần 14-18
của thai kỳ nên luôn đánh giá tiếp ở
tam cá nguyệt sau.
■ Độ tin cậy của chẩn đoán: chưa cao vì
theo Crawford và cộng sự, Benacarraf
và cộng sự bỏ sót VSD là 35% và
70%.
8/ Điều trị:
■ Trước sinh: Nếu nghi ngờ VSD trên siêu âm
thường quy thì phải có chương trình chăm
sóc toàn diện trước sinh như siêu âm tim
thai kỹ lưỡng cùng với đánh giá lại các bất
thường khác qua siêu âm thường. Có nhiều
ý kiến không điều trị VSD đơn thuần trước
sinh, chỉ cần chăm sóc sản khoa đầy đủ.
Tuy nhiên, nếu có VSD kèm di tật khác thì
dù cho thai vẫn khỏe mạnh cũng nên tiến
hành can thiệp khi phổi trưởng thành.
■ Sau sinh: Hầu hết VSD đơn thuần
đóng tự nhiên 74% trước sinh và bởi
vì VSD trong bào thai không ảnh
hưởng đến tỉ lệ bệnh tật và tử vong.
Theo dõi trước sinh thường xuyên
cũng không có lợi thậm chí gây tâm lý
lo lắng có hại cho sản phụ, nhưng
đánh giá lại sau sinh nên làm.
+ Giai đoạn chu sinh: khám thực thể kỹ
nhằm tìm ra các dấu chứng mà chưa được
phát hiện lúc còn trong bụng mẹ, những
test xâm nhập không cần thiết nếu VSD
không biến chứng.
+ Trẻ nhỏ có VSD nhỏ chưa cần điều trị,
nếu VSD trung bình đến lớn thì theo dõi sát
và can thiệp kịp thời.
+ Cần phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm
trùng.
+ Điều trị bao gồm: nội và ngoại khoa:
- Nội: khi có suy tim với các thuốc:
digoxin, ức chế men chuyển, furosemide,
spronolacrone. BS tim mạch nhi vẫn còn
đang tranh cãi câu hỏi tiếp tục điều trị nội
khoa đến bao giờ khi mà đứa bé vẫn còn
triệu chứng và phát triển còi cộc.
- Ngoại: khi có TAĐMP, suy tim sung
huyết, giảm oxy máu(14%) hoặc suy tim
tiến triển nhanh.
Nguy cơ phẫu thuật ở trẻ sơ sinh còn cao hơn
trẻ 1-2 tuổi cho nên thời điểm tối ưu để đóng VSD
rất quan trọng cần phải thực hiện trước khi tiến
triển đến tăng áp ĐMP tắc nghẽn, khi đề kháng
mạch máu phổi tăng không hồi phục. Vì vậy cần
phải có chiến lược theo dõi từng bệnh nhi. Đa số
các tác giả đều thống nhất khi ALĐMP >= 0.75
ALMMHT thì tiến hành phẫu thuật sớm trước 12
tháng tuổi. Block nhánh phải thường xuất hiện
sau mổ, có thể 45-60% nếu VSD cơ bè.
■ Tiên lượng:
– Tử vong tùy thuộc vào: giải phẫu học và
mức độ rối loạn huyết động.
– Theo Campell: nếu không điều trị 27%
bnhân tử vong< 20 tuổi, 53% lúc 40 tuổi,
69% lúc 60 tuổi.
– Năm 1993, một nghiên cứu dài hạn 1300
bnhân bị VSD, các tác giả đã rút ra kết
luận: tỉ lệ rối loạn nhịp nặng và đột tử
“cao hơn bình thường”, có thể đến 30%
bao gồm cả VSD lổ nhỏ . Sống còn đến
87% sau 25 năm, tỉ lệ sống tăng có thể
do điều trị tốt hơn, chấm dứt thai kỳ tăng
hơn khi thai có bệnh tim, điều trị nội và
ngoại khoa hiệu quả hơn, chăm sóc trước
sinh và sau sinh tốt hơn.
- Có tỉ lệ cao có ý nghĩa việc chấm dứt
thai kỳ( 41%), chết tự nhiên( 16%),
chết chu sinh 15% và tỉ lệ tử vong ,
bệnh tật của trẻ nhỏ và trẻ lớn 3% so
với trẻ sinh ra không bị bệnh tim.
9/ Các bất thường liên quan:
■ Tứ chứng Fallot, chuyển vị đại động
mạch, không lổ van động mạch phổi,
không lổ van 3 lá, kênh nhĩ thất, thất
phải 2 đường ra……
■ Có thể có các bất thường của nhiễm
sắc thể kèm theo như: NST 21 trong
hội chứng Down, NST 18 trong hội
chứng Edwards)…..
Associated Defects with Ventricular Septal Defect

The Practice of Clinical Echocardiography, 2012


TÀI LiỆU THAM KHẢO
■ Fetal echocardigraphy (Julia Adrose, BA, RDMS, RDCS,
RVT)
■ Echocardiography in pediatric and congenital heart
disease from fetus to adult( Wyman W.lai, Luc L.
Mertens, Meryl S Cohen, Tal Geva), second edition, 2016
■ Fetal Echocardiography, 2018
■ Feigenbaum’s Echocardiography, eighth edition, 2019
■ Anderson's Pediatric Cardiology, FOURTH EDITION, 2020
■ Moss and Adam, tenth edition, 2022

You might also like