You are on page 1of 14

PHÒNG GD&ĐT VŨ THƯ

TRƯỜNG THCS DUY NHẤT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ THI


GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CƠ SỞ
NĂM HỌC 2022-2023

Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp và hợp tác cho
học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 7

Họ và tên giáo viên; NGUYỄN THỊ TÂM


Đơn vị công tác: Trường THCS Duy Nhất – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình.
Chức vụ: Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân khối 6,7,9; Lịch sử và
Địa lí khối 7, Lịch sử khối 9.
Chuyên môn đào tạo: Đại học Giáo dục Chính trị

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN THUYẾT TRÌNH


Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh
trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 7
.
1. Lí do hình thành biện pháp
Mô n Giá o dụ c cô ng dâ n ở cấ p trung họ c cơ sở giữ vai trò chủ đạ o trong
việc giú p họ c sinh hình thà nh, phá t triển ý thứ c và hà nh vi củ a ngườ i cô ng dâ n.
Thô ng qua cá c bà i họ c về lố i số ng, đạ o đứ c, phá p luậ t, kinh tế, mô n Giá o dụ c
cô ng dâ n gó p phầ n bồ i dưỡ ng cho họ c sinh nhữ ng phẩ m chấ t chủ yếu và nă ng
lự c cố t lõ i củ a ngườ i cô ng dâ n, đặ c biệt là tình cả m, niềm tin, nhậ n thứ c, cá ch
ứ ng xử phù hợ p vớ i chuẩ n mự c đạ o đứ c và quy định củ a phá p luậ t, có kĩ nă ng
số ng và bả n lĩnh để họ c tậ p, là m việc, sẵ n sà ng thự c hiện trá ch nhiệm cô ng dâ n
trong sự nghiệp xâ y dự ng, bả o vệ Tổ quố c và hộ i nhậ p quố c tế.
Trong chương trình giá o dụ c phổ thô ng tổ ng thể mớ i củ a Việt Nam, việc
hình thà nh và phá t triển cá c nă ng lự c đượ c đặ c biệt chú trọ ng trong đó đá ng
chú ý là nă ng lự c giao tiếp và hợ p tá c. Nă ng lự c giao tiếp và hợ p tá c đượ c xem
là mộ t trong nhữ ng nă ng lự c quan trọ ng củ a con ngườ i trong xã hộ i hiện đạ i.
Trong mô n GDCD, nă ng lự c nà y có thể đượ c hình thà nh và bồ i dưỡ ng thô ng
qua nhiều hình thứ c khá c nhau, trong đó tổ chứ c hoạ t độ ng nhó m là hình thứ c
quan trọ ng giú p họ c sinh tă ng cườ ng giao tiếp vớ i nhau để hợ p tá c cù ng giả i
quyết nhiệm vụ đượ c giao.
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy, khi học môn GDCD đa phần các
em học sinh đều mang tâm thế ỷ lại, lơ là, học tập một cách nhàm chán, thụ động
không tích cực tham gia trả lời câu hỏi. Nhiều học sinh lại khá nhút nhát trong giao
tiếp, hợp tác với giáo viên hoặc với bạn trong nhóm học tập của mình. Vì vậy khi
được giáo viên yêu cầu trình bày một vấn đề nào đó trong giờ học hoặc trình bày

2
kết quả thảo luận thì một số em thường lúng túng, trình bày không rõ vấn đề hoặc
hợp tác làm việc nhóm chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu dựa vào năng lực của người
trưởng nhóm.
Nhận thức được thực trạng đó, bản thân tôi đã nảy sinh ý tưởng áp dụng một
số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực trong đó chú trọng tổ chức
hoạt động nhóm và đưa ra giải pháp: “ Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực giao
tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 7” để giải
quyết tất cả những vấn đề đã đặt ra. Đồng thời, tìm hiểu thực trạng vận dụng
phương pháp này trong dạy học và đưa ra một số kinh nghiệm vận dụng có hiệu
quả trong quá trình giảng dạy bộ môn.
2. Nội dung biện pháp
*Một số khái niệm:
Giao tiếp
- Khái niệm:
+Hoạt động trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lí, hiểu biết giữa người nói và người
nghe nhằm đạt mục đích mong muốn là quá trình giao tiếp.
-Mục đích:
+Giao tiếp tạo ra ấn tượng, cảm xúc mới giữa các chủ thể. Giao tiếp giúp HS suy
nghĩ để trình bày kết quả của mình đến người khác một cách rõ ràng và thuyết
phục. Trong quá trình giao tiếp, các ý tưởng cũng được đánh giá xem xét từ nhiều
góc nhìn giúp con người nhận thức vấn đề sâu sắc hơn. Đồng thời quá trình giao
tiếp cũng tạo ra sự tương tác, kết nối về mặt cảm xúc tình cảm.
Hợp tác:
- Khái niệm:
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một
lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung.
-Mục đích:
+ Qua hợp tác, HS trao đổi ý tưởng giúp nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo và tự mình tìm kiếm tri thức bằng chính hành động của mình.

3
Năng lực: Là thuộ c tính cá nhâ n đượ c hình thà nh, phá t triển nhờ tố chấ t sẵ n
có và quá trình họ c tậ p, rèn luyện, cho phép con ngườ i huy độ ng tổ ng hợ p cá c
kiến thứ c, kĩ nă ng và cá c thuộ c tính cá nhâ n khá c như hứ ng thú , niềm tin, ý chí,
… thự c hiện thà nh cô ng mộ t loạ i hoạ t độ ng nhấ t định, đạ t kết quả mong muố n
trong nhữ ng điều kiện cụ thể.
*Một số biện pháp cụ thể:
Một là: Xác định thành tố cụ thể của năng lực giao tiếp và hợp tác ngay khi
xác định mục tiêu của chủ đề.
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình môn GDCD 7, của từng chủ đề
để xác định các yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp và hợ p tá c như sau:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC
NĂNG THÀNH TỐ YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÃ
LỰC CHÍNH (Các thành tố nhỏ) HÓA
- Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai GT&H
trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi T1.1
giao tiếp.
- Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp GT&H
cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận T1.2
dụng để giao tiếp hiệu quả.
Xác định mục - Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề GT&H
đích, nội dung, đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có T1.3
phương tiện và sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu,
thái độ giao công thức, kí hiệu, hình ảnh.
tiếp - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số GT&H
liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày T1.4
thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề
đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong GT&H
giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và T1.5
đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
Thiết lập, phát - Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các GT&H
4
Năng mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng T2.1
triển các quan
lực giao (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,...).
hệ xã hội; điều
tiếp và - Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với GT&H
chỉnh và hoá
hợp tác người khác hoặc giữa những người khác với T2.2
giải các mâu
nhau; có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp
thuẫn
mâu thuẫn.
Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi GT&H
Xác định mục
được giao nhiệm vụ; biết xác định được những T3
đích và phương
công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp
thức hợp tác
tác theo nhóm.
Xác định trách GT&H
Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả
nhiệm và hoạt T4
năng của mình và tự nhận công việc phù hợp
động của bản
với bản thân.
thân
Xác định nhu GT&H
Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng
cầu và khả T5
thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ
năng của người
chức hoạt động hợp tác.
hợp tác
Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần GT&H
Tổ chức và
việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt T6
thuyết phục
động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên
người khác
trong nhóm.
Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, GT&H
Đánh giá hoạt
của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm T7
động hợp tác
trong công việc.
Hội nhập quốc - Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam GT&H
tế với một số nước trên thế giới và về một số tổ T8.1
chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt
Nam.

5
- Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội GT&H
nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm T8.2
của nhà trường, địa phương.
Cụ thể khi dạy bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Xá c định cụ thể thà nh tố củ a nă ng lự c giao tiếp và hợ p tá c là :
Xá c định mụ c đích, nộ i dung, phương tiện và thá i độ giao tiếp: Biết lắ ng nghe

có phả n hồ i tích cự c trong giao tiếp; nhậ n biết đượ c ngữ cả nh giao tiếp và đặ c
điểm, thá i độ củ a đố i tượ ng giao tiếp.
Xá c định trá ch nhiệm và hoạ t độ ng củ a bả n thâ n: Hiểu rõ nhiệm vụ củ a nhó m;
đá nh giá đượ c khả nă ng củ a mình và tự nhậ n cô ng việc phù hợ p vớ i bả n thâ n.
Cụ thể khi dạy bài 8: Quản lí tiền
Xá c định cụ thể thà nh tố củ a nă ng lự c giao tiếp và hợ p tá c là :
Xá c định trá ch nhiệm và hoạ t độ ng củ a bả n thâ n: Hiểu rõ nhiệm vụ củ a nhó m;
đá nh giá đượ c khả nă ng củ a mình và tự nhậ n cô ng việc phù hợ p vớ i bả n thâ n.
Tổ chứ c và thuyết phụ c ngườ i khá c Biết chủ độ ng và gương mẫ u hoà n thà nh
phầ n việc đượ c giao, gó p ý điều chỉnh thú c đẩ y hoạ t độ ng chung; khiêm tố n
họ c hỏ i cá c thà nh viên trong nhó m.
Đá nh giá hoạ t độ ng hợ p tá c: Nhậ n xét đượ c ưu điểm, thiếu só t củ a bả n thâ n,
củ a từ ng thà nh viên trong nhó m và củ a cả nhó m trong cô ng việc.
Hai là: Tổ chức hoạt động nhóm
- Hoạt động nhóm:
+Nhóm là tập hợp từ hai thành viên trở lên, có thời gian làm việc cùng nhau, cùng
thực hiện chung một nhiệm vụ để đạt mục tiêu nhóm kì vọng, hoạt động theo quy
định chung của nhóm;
+GV chia lớp thành nhiều nhóm, thông thường mỗi nhóm có từ 5-8 HS.
Tùy vào mục đích sư phạm mà cách chia nhóm có thể ngẫu nhiên hoặc chủ định,
nhóm duy trì hoặc thay đổi, nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể giống nhau hoặc nằm
trong các phần của một chủ đề chung;

6
+Trong tổ chức hoạt động nhóm, trước tiên cả lớp tiếp nhận nội dung, nhiệm vụ
học tập. Sau đó, các nhóm lập kế hoạch, thỏa thuận nguyên tắc làm việc, giao
nhiệm vụ từng cá nhân làm việc độc lập, trao đổi trong nhóm, đại diện trình bày
kết quả. Cuối cùng là thảo luận, tổng kết chung cả lớp.
- Vai trò của hoạt động nhóm trong bồi dưỡng năng lực giao tiếp và hợp tác
cho HS:
+Qua hoạt động nhóm, HS biết giao tiếp và hợp tác với nhau trên nhiều phương
diện như: HS nêu được quan điểm của mình, nghe được quan điểm của bạn; hoạt
động nhóm cho phép một cá nhân nhỏ lẻ vượt qua chính mình để đạt kết quả cao
và kéo các thành viên khác cùng tham gia hoạt động nhóm; HS nhìn và xem xét
giải quyết vấn đề sâu rộng và toàn diện hơn, từ đó kiến thức của họ sẽ bớt phần
chủ quan và trở nên sâu sắc hơn; HS sẽ hào hứng hơn khi có sự đóng góp của mình
vào thành quả chung; vốn hiểu biết, kinh nghiệm xã hội của HS thêm phong phú;
kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của HS được
rèn luyện và phát triển. Từ đó, HS cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
*Tổ chức hoạt động nhóm để hình thành 1 đơn vị kiến thức trong phần khám
phá:
Cụ thể khi dạy bài: Quản lí tiền môn GDCD 7, tiết 1: Ý nghĩa của quản lí tiền
-Để hiểu được ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả, Gv tổ chức hoạt động thảo luận
nhóm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Chia Hs thành 5 nhóm nhưng chú ý cách chia nhóm:
+Với 1 bàn 4 Hs thì sẽ xếp 2 Hs có năng lực giao tiếp và hợ p tá c tố t ngồ i vớ i 2
Hs cò n nhú t nhá t hoặ c nhữ ng Hs thiếu sự tậ p trung sẽ đượ c xếp ngồ i trong
nhó m có nhữ ng bạ n có nă ng lự c quả n lí tố t.
-Cử nhóm trưởng và thư kí, thành viên báo cáo
-Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Quan sát các hình ảnh 1,2,3,4 thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

7
Hãy quan sá t cá c hình ả nh 1,2,3,4 và cho biết:
?1. Hình ả nh nà o thể hiện lợ i ích củ a việc biết quả n lí tiền hiệu quả ?
?2. Hãy cho biết lợ i ích cụ thể củ a việc biết quả n lí tiền hiệu quả qua mỗ i hình
ả nh đó ?
?3. Từ đó rú t ra ý nghĩa củ a quả n lí tiền hiệu quả ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Gv yêu cầu các thành viên trong nhóm phải hợp tác với nhau trong quá trình
thảo luận, có phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên và bắt buộc phải
chia sẻ quan điểm của bản thân để trả lời câu hỏi do Gv đưa ra cho những thành
viên còn lại lắng nghe. Các thành viên còn lại nghe xong phải có ý kiến bổ sung và
sửa chữa.
*Lưu ý: Gv có thể yêu cầu bất kì thành viên nào trong nhóm chia sẻ về ý kiến của
mình trong thời gian đang tiến hành thảo luận.
-> Với bước thực hiện nhiệm vụ thì năng lực giao tiếp và hợp tác đã được thể hiện
nhưng chủ yếu là phát triển năng lực hợp tác.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Gv yêu cầu đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Gọi các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm bạn và Gv
cũng có thể hỏi kết quả thảo luận của chính nhóm đó, sau đó so sánh các kết quả.
-> Với bước báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thì năng lực giao tiếp đã được thể
hiện, Gv động viên, khích lệ những bạn có kĩ năng giao tiếp chưa thực sự tốt.
8
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-Gv nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm rồi rút ra kết luận chung.
Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người:
- Rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí
- Tiết kiệm
- Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai
- Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
- Có thể giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
*Lưu ý: Gv gọi luân phiên thành viên trong 1 nhóm chứ không nhất định là nhóm
trưởng để ai cũng có cơ hội phát triển kĩ năng giao tiếp.
*Tổ chức hoạt động nhóm để hình thành 1 đơn vị kiến thức trong phần khám
phá nhưng có sử dụng thêm 1 kĩ thuật dạy học tích cực.
Cụ thể khi dạy bài: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ môn GDCD 7, tiết 1:
Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
-Để giúp Hs nêu được các biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ, Gv tổ
chức hoạt động thảo luận nhóm có sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực: “Các mảnh
ghép”
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv chia Hs thành 3 nhóm nhưng chú ý cách chia nhóm:
+Mỗi Hs trong nhóm chuyên gia sẽ ghi nhớ số thứ tự của mình.
Gv sẽ chia đều Hs có năng lực giao tiếp và hợ p tá c tố t và o 3 nhó m Hs.
-Cử nhóm trưởng và thư kí của nhóm chuyên gia.
-Giao nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia:
Gv yêu cầu Hs quan sát các hình ảnh trên máy chiếu, có 6 bức ảnh đã được đánh
thứ tự từ 1->6.

9
?Hãy nêu các biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ hoặc chưa biết quan
tâm, cảm thông và chia sẻ trong các hình ảnh được giao?
Nhóm 1: Hình ảnh 1 và 2
Nhóm 2: Hình ảnh 3 và 4
Nhóm 3: Hình ảnh 5 và 6
Sau đó yêu cầu Hs thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi vào bảng phụ nhóm:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Gv yêu cầu các thành viên trong nhóm chuyên gia phải hợp tác với nhau trong
quá trình thảo luận, có phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên và bắt
buộc phải chia sẻ quan điểm của bản thân để trả lời câu hỏi do Gv đưa ra cho
những thành viên còn lại lắng nghe. Các thành viên còn lại nghe xong phải có ý
kiến bổ sung và sửa chữa.
Sau khi vòng chuyên gia kết thúc, các thành viên các nhóm di chuyển để hình
thành nhóm mới, “các mảnh ghép” và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
*Lưu ý: Gv có thể yêu cầu bất kì thành viên nào trong nhóm mảnh ghép chia sẻ về
kết quả thảo luận của nhóm khác mà mình đã tiếp thu.
10
-> Với bước thực hiện nhiệm vụ này thì năng lực giao tiếp và hợp tác đã được thể
hiện rõ ràng hơn, đòi hỏi việc hợp tác cao hơn.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Gv yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Gọi các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm bạn sau đó
so sánh các kết quả.
-> Với bước báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thì năng lực giao tiếp đã được thể
hiện, Gv động viên, khích lệ những bạn có kĩ năng giao tiếp chưa thực sự tốt.
*Lưu ý: Gv gọi luân phiên thành viên trong 1 nhóm chứ không nhất định là nhóm
trưởng để ai cũng có cơ hội phát triển kĩ năng giao tiếp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-Gv nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm rồi rút ra kết luận chung.
BIỂU HIỆN CỦA SỰ QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
+ Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.
+ Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.
+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác
+ Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã
hội;...
+ Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
Ba là: Tổ chức trò chơi.
- Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là phương phá p giá o viên thô ng
qua việc tổ chứ c cá c trò chơi liên quan đến nộ i dung bà i họ c, có tá c dụ ng phá t
huy tính tích cự c nhậ n thứ c, gâ y hứ ng thú họ c tậ p cho họ c sinh. Qua trò chơi,
họ c sinh tiếp thu kiến thứ c mộ t cá ch nhẹ nhà ng, tự nhiên, đồ ng thờ i qua trò
chơi phá t triển nă ng lự c giao tiếp và hợ p tá c cho họ c sinh.
- Cụ thể khi dạy bài 8: Quản lí tiền môn GDCD 7, tiết 1 tổ chức trò chơi:
Vòng quay 12 con giáp
-Nếu muôn trở thành đội thắng cuộc thì các thành viên trong đội chơi phải hợp tác
với nhau để trả lời câu hỏi liên quan đến trò chơi, liên quan đến nội dung bài học.

11
Muốn trả lời nhanh thì phải huy động trí nhớ của nhiều thành viên trong đội chơi,
vì vậy phải hợp tác chặt chẽ với nhau.

III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học
Sau một thời gian quan tâm, áp dụng các giải pháp trên vào trong những bài
dạy môn GDCD 7 tại trường THCS Duy Nhất, tôi nhận thấy khả năng giao tiếp
và hợp tác, mức độ hứng thú học tập và kết quả học tập của các em có sự thay đổi
rõ rệt. Cụ thể như sau:
- Khả năng giao tiếp và hợp tác của học sinh đối với thầy cô, bạn bè trong mọi hoạt
động ở lớp, ở trường, hoạt động ngoại khóa, giao lưu, ...đều tốt hơn rất nhiều.
- Tạo thói quen cho Hs trong việc chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động nhóm, phân
công cụ thể người viết bảng, nhóm trưởng điều hành. Học sinh đã quen cách hoạt
động nên làm việc rất nhanh, trình bày bảng phụ đủ, ngắn gọn hình thành cho các
em tính dạn dĩ khi đứng trước tập thể trình bày kết quả.
- Qua các tiết làm việc như vậy giúp các em có thói quen làm việc tập thể, mạnh
dạn đưa ra ý kiến cá nhân, có khả năng nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của
nhóm bạn để tự rút ra bài học. Từ đó, học sinh rất hứng thú với các chủ đề trong
chương trình.
- Phát huy những kinh nghiệm thực tế, tư duy sáng tạo của từng cá nhân cũng như
sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm.

Kết quả khảo sát


* Số học sinh được khảo sát: 104 học sinh gồm 3 lớp của trường THCS Duy Nhất
năm học 2021– 20202
* Hình thức khảo sát:
- Dùng phiếu điều tra.
- Số lượng học sinh được khảo sát:104 học sinh (gồm 3 lớp).

BẢNG 1: Kết quả khảo sát về khả năng giao tiếp và hợp tác của học sinh sau
khi tổ chức các hoạt động nhóm trong những bài dạy môn GDCD 7
Lớp Số Khả năng giao tiếp và hợp tác
12
học Có khả năng GT Có khả năng GT Khả năng GT và
sinh và HT tốt và HT HT chưa tốt
7A 33 24 7 2
100% 72.7 % 21.2 % 6,1 %
7B 36 26 8 2
100% 72,2% 22.2 % 5.6 %
7C 35 22 10 3
100% 62,9 % 28,6% 8.5%
104 72 25 7
TC
100% 69,3 % 24% 6,7 %

BẢNG 2: Kết quả khảo sát về hiệu quả của việc tổ chức hoạt động nhóm
trong những bài dạy môn GDCD 7 đã tạo hứng thú học tập cho học sinh
Tổ chức hoạt động nhóm, trò
Số học sinh Thích Không thích
chơi
Để hình thành 1 đơn vị kiến thức
103 (21.7%) 1 (78.3%)
trong phần khám phá
Để hình thành 1 đơn vị kiến thức
trong phần khám phá nhưng có
102 (93%) 2 (7%)
sử dụng thêm 1 kĩ thuật dạy học
104 HS tích cực
100% Giáo viên trình chiếu video, hình
104 (90.4%) 11(9.6%)
ảnh
Giáo viên đặt tình huống có vấn
105 (91.3%) 10 (8.7%)
đề
Giáo viên cho học sinh thảo luận
112 (97.4%) 3 (2.6%)
nhóm để trả lời câu hỏi

BẢNG 3: Kết quả học tập cụ thể năm học 2021-2022 như sau:

Số
Lớp học 8.0-10 % 6.5-7.9 % 3.5-4.9 % 0-3.4 %
sinh
7A 33 12 36,4 21 63,6 0 0 0 0
7B 36 18 50 18 50 0 0 0 0
7C 35 10 28,6 25 71,4 0 0 0 0

4. Kết luận của biện pháp


Trên đây là giải pháp được tôi áp dụng vào suốt quá trình giảng dạy của
mình và sẽ được áp dụng trong suốt những năm giảng dạy tiếp theo. Tôi khẳng
định rằng bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, góp một phần nhỏ vào
13
việc hình thành và phát triển các năng lực nói chung, năng lực giao tiếp và hợp tác
của học sinh nói riêng.
Tôi xin cam đoan giải pháp trên là của tôi, không sao chép của người khác
và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi. Nếu sai, tôi hoàn chịu
trách nhiệm về hành vi của mình.
Duy Nhất, ngày 8 tháng 2 năm 2023
NGƯỜI TRÌNH BÀY

Nguyễn Thị Tâm

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ


Trường THCS Duy Nhất - Vũ Thư - Thái Bình xác nhận: Giải pháp của cô
Nguyễn Thị Tâm áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên
dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen
thưởng cá nhân trước đó.

Duy Nhất, ngày ... tháng .... năm .......


HIỆU TRƯỞNG
(Ký và đóng dấu)

Nguyễn Thị Kim Nhung

14

You might also like