You are on page 1of 2

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 3

Module SDSS Kế hoạch giảng dạy

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SINH VIÊN BÀI 9


MODULE SINH DỤC SINH SẢN
CASE LÂM SÀNG: THAY ĐỔI CHU KỲ KINH NGUYỆT Ở PHỤ NỮ TIỀN
MÃN KINH

I. TỔNG QUAN

Bài giảng này sử dụng case lâm sàng là một trường hợp rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
thời kỳ tiền mãn kinh, để giúp sinh viên dễ dàng nắm vững về cơ chế hoạt động của
trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng và áp dụng để giải thích các hiện tượng thay đổi
sinh lý (chu kỳ buồng trứng, chu kỳ nội mạc tử cung) và các rối loạn nội tiết sinh sản
thường gặp ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.
- Bài 9: Dậy thì – mãn dục
- Số tiết: 04
- Đối tượng: Sinh viên Y Đa khoa năm thứ 3 K42

II. MỤC TIÊU:

1. Giải thích được vai trò của trục nội tiết dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
trong điều hòa chu kỳ buồng trứng và chu kỳ nội mạc tử cung? Giải thích vai
trò của các nội tiết buồng trứng tham gia điều hòa hoạt động của trục nội tiết
này?
2. Giải thích được sự thay đổi hoạt động của trục nội tiết hạ đồi – tuyến yên –
buồng trứng dẫn đến những thay đổi về chu kỳ buồng trứng và chu kỳ kinh
nguyệt ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh?
III. TÌNH HUỐNG CA LÂM SÀNG

Cô B 45 tuổi, khỏe mạnh, đẻ 2 lần. Tiền sử kinh nguyệt đều, chu kỳ 30 ngày; 1 năm
nay chu kỳ ngắn dần, 20-22 ngày. KCC cách đây 18 ngày, máu kinh ít, thẫm màu lẫn
ít nhầy (đỏ thẫm và nâu đen). Hai ngày nay cô B ra máu âm đạo với tính chất tương tự
các chu kỳ trước đó, không có biểu hiện bất thường nào khác.
Khám phụ khoa: có ít máu thẫm ra từ buồng tử cung, cổ tử cung + tử cung và 2 phần
phụ bình thường.
Siêu âm: cung ngả trước, dAP 31mm, mật độ cơ tử cung đều, niêm mạc 5mm, buồng
trứng phải có 2 nang nhỏ, buồng trứng trái có một nang thưa âm vang, bờ mỏng, kích
thước 15x18mm và 1 nang nhỏ, cùng đồ sau không có dịch.
Hướng dẫn học tập ca lâm sàng
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 3
Module SDSS Kế hoạch giảng dạy

XN: beta hCG 0,1mIU/ml, FSH 30 mUI/mL, LH 25mIU/ml, E2 40 pg/ml, AMH 0.5
ng/ml, testosterone và prolactin huyết thanh bình thường.
1. Phần chuẩn bị:

- Trước khi đến lớp sinh viên cần tập trung đọc tài liệu tham khảo liên quan đến ca
lâm sàng ở phần HDSV học tập.

- Sinh viên xem video về nội dung bài giảng 9: Dậy thì – mãn dục

- Sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra ngắn (pretest on e-learning) cho mỗi buổi học
trước khi đến lớp để kiểm tra mức độ hiểu bài và đọc bài trước ở nhà.

2. Câu hỏi thảo luận:

1. Câu hỏi chuẩn bị ở nhà:

Câu 1. Giải thích hoạt động của trục nội tiết dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
trong điều hòa chu kỳ của buồng trứng và chu kỳ nội mạc tử cung trong thời kỳ
sinh sản và thời kỳ quanh mãn kinh.
Tài liệu học tập:

1. Module YHSS, Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng, “Bài giảng module
YHSS” (2022), Tài liệu lưu hành nội bộ.

Tài liệu tham khảo:

1. Huge S. Taylor, L.P., Emre Seli, Speroff's Clinical Gynecologic Endocrinology


and Infertility. 9th ed. 2019: Wolters Kluwer.

2. Jerrome F. Strauss III, R.L.B., Yen & Jaffe’s Reproductive endocrinology:


Physiology, Pathology and Clinical Management. 8th ed. 2019: Elsevier.

3. Kim E. Barrett, S.M.B., Heddwen L.Brooks, Jason Juan, Ganong's Review of


Medical Physiology, "Section III :Endocrine and Reproductive Physiology". 26th ed.
2019: Mc Graw Hill Education Lange.

Hướng dẫn học tập ca lâm sàng

You might also like