You are on page 1of 3

Trường Đại học Y Hà Nội.

Ban Đổi mới CTĐTBSYK


Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021

CHUYỂN HOÁ VITAMIN D VÀ CÁC XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG
MÃ BÀI GIẢNG: SEM1.S2.4.MD

- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 2
- Số lượng: 50 sinh viên
- Thời lượng: 02 tiết (100 phút)
- Địa điểm: Phòng giảng Seminar
- Giảng viên biên soạn: Nguyễn Thị Thanh Hải (nguyenthanhhai@hmu.edu.vn)
- Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Đức Tuấn, Trần Huy Thịnh
- Mục tiêu học tập
1.Trình bày được chuyển hoá vitamin D, vai trò của các dạng chuyển hoá vitamin D trong cơ thể
2. Giải thích được ý nghĩa lâm sàng xét nghiệm canxi máu.
3. Giải thích được sự thay đổi chỉ số xét nghiệm trong loãng xương do các nguyên nhân khác
nhau.

1. Chủ đề/ tình huống/ vấn đề


1.1. Chủ đề/ tình huống/ vấn đề 1: Còi xương, thiếu vitamin D do thiếu hụt 1-hydroxylase

Một bé gái 6 tuổi được cha mẹ đưa đến bác sĩ nhi khoa thăm khám với lý do chiều cao của bé thấp hơn
nhiều so với các bạn cùng tuổi và đôi chân bị cong hình chữ X. Trẻ vẫn uống sữa thường xuyên, không
uống thuốc gì đặc biệt, các đặc điểm khác bình thường. Xét nghiệm máu: canxi toàn phần: 1,95 mmol/L
(khoảng tham chiếu: 2,15- 2,65 mmo/L), albumin 41 g/L (khoảng tham chiếu: 35 - 52 g/L); vitamin D
25-hydroxy 35 ng/mL (khoảng tham chiếu: 20- 57 ng/mL) và 1,25-dihydroxy vitamin D thấp dưới
ngưỡng phát hiện <1 pg/mL (khoảng tham chiếu: 20- 75 pg/mL).
- Câu hỏi mở:
1. Vẽ sơ đồ chuyển hoá của vitamin D. Mô tả lỗi bẩm sinh của quá trình trao đổi chất với bệnh nhân này.
2. Tầm quan trọng của nồng độ vitamin D 25-hydroxy và 1,25-dihydroxy trong các xét nghiệm là gì?
Bệnh nhân nên được bổ sung vitamin D dạng nào (Ergocalciferol, Calcifediol, Calcitriol)?
3. Xét nghiệm magie máu giảm nhẹ 0,6 mmol/l (khoảng tham chiếu 0,7 – 1,1 mmol/L), phosphat giảm
nhẹ 0,9 mmol/l ( khoảng tham chiếu 1,07-1,74 mmol/l với trẻ nhỏ hơn 15 tuổi). Giải thích kết quả xét
nghiệm.
1.2. Chủ đề/ tình huống/ vấn đề 2: Còi xương, thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021

Một bé gái 4 tuổi vào viện với cân nặng 12 kg, chiều cao thấp hơn so với các bạn cùng tuổi, hay quấy
khóc, tóc rụng hình vành khăn sau gáy. Trẻ không uống thuốc gì đặc biệt, các đặc điểm khác bình
thường. Xét nghiệm máu: canxi 1,95 mmol/L (khoảng tham chiếu: 2,15 -2,65 mmo/L), albumin 41 g/L
(khoảng tham chiếu: 35 - 52 g/L); PTH tăng 68 pg/mL (khoảng tham chiếu: 15- 65 pg/mL), vitamin D
25-hydroxy15 ng/mL (khoảng tham chiếu: 20 -57 ng/mL) và 1,25-dihydroxy vitamin D thấp 14 pg/mL
(khoảng tham chiếu: 20-75 pg / mL).
- Câu hỏi mở:
1. Vẽ sơ đồ chuyển hoá Vitamin D? Tầm quan trọng của xét nghiệm nồng độ vitamin D 25-hydroxy
và 1,25-dihydroxy trong huyết thanh?
2. Bệnh nhân nên được bổ sung chất gì trong chế độ ăn?
3. Xét nghiệm máu có magie giảm nhẹ 0,6 mmol/l (khoảng tham chiếu 0,7 – 1,1 mmol/L), phosphat
giảm nhẹ 0,9 mmol/l ( khoảng tham chiếu 1,07- 1,74 mmol/l với trẻ nhỏ hơn 15 tuổi). Giải thích kết quả
xét nghiệm
1.3. Chủ đề/ tình huống/ vấn đề 3: Loãng xương do suy thận
Một phụ nữ 68 tuổi bị suy thận 15 năm, đang chạy thận nhân tạo chu kỳ 3 lần/tuần. Bệnh nhân có tiền sử
bị gãy cổ xương bên đùi phải sau ngã gần đây. Bệnh nhânhiện tại không đi lại được, thường xuyên thấy
đau nhức xương đùi và cột sống thắt lưng. Bệnh nhân đi khám được bác sĩ chỉ định đo mật độ xương và
kết quả là loãng xương.
-Câu hỏi mở:
1. Vẽ sơ đồ chuyển hoá Vitamin D?
2. Giải thích cơ chế gây loãng xương ở bệnh nhân này?
3. Bệnh nhân nên được bổ sung Vitamin D dạng nào? Tại sao ?
1.4. Chủ đề/ tình huống/ vấn đề 3: Loãng xương do thiếu hụt hormon sinh dục
Một phụ nữ 74 tuổi, bị gãy cổ xương đùi bên trái do trượt chân khi lau sàn nhà bếp Bệnh nhân có tiền sử
bị gãy xương cẳng tay phải sau ngã gần đây. Bệnh nhân có thói quen chỉ uống sữa ngũ cốc và không bổ
sung canxi hoặc vitamin D. Bệnh nhân đã mãn kinh từ năm 49 tuổi và không sử dụng hormon thay thế.
Chiều cao của bệnh nhân hiện nay bị thấp đi 4 cm so với hồi còn trẻ tuổi. Đo mật độ xương có loãng
xương . Xét nghiệm công thức máu bình thường, canxi và albumin máu bình thường, chức năng thận,
chức năng tuyến giáp bình thường, Phosphatase kiềm (ALP ) trong huyết thanh tăng nhẹ.
- Câu hỏi mở:
1. Vẽ sơ đồ điều hoà nồng độ canxi trong máu và giải thích kết quả xét nghiệm
2. Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá xương và canxi?
3. Bệnh nhân nên bổ sung thêm chất gì hoặc điều trị thuốc gì? (canxi, estrogen hoặc alendronate)
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
M.02B.LEC.TBL.SEM.CTĐM
10/9/2021

1.5. Loãng xương do thiếu hụt hormon và thiếu vitamin D


Một phụ nữ 82 tuổi sống trong viện dưỡng lão và hầu như không đi ra ngoài do chân đi không vững, khó
khăn khi đi lại. Bệnh nhân không dung nạp được sữa nên không có thói quen uống sữa và cũng không
dùng bất kỳ chất bổ sung nào. Xét nghiệm máu theo dõi sức khoẻ hàng năm nồng độ canxi hơi thấp ở
mức 2,0 mmol/L (khoảng tham chiếu:2,15- 2,65 mmol/L), ure 2,5 và creatinin 68 mol/L. PTH tăng ở
mức 181 pg/mL và 25(OH)D thấp ở mức 6 ng/mL (khoảng tham chiếu:20-50 ng/mL).
-Câu hỏi mở:
1. Kết quả xét nghiệm nào bất thường? Vẽ sơ đồ điều hoà nồng độ canxi trong máu và giải thích kết quả
xét nghiệm
2. Triệu chứng của bệnh nhân này có thể do 2 nguyên nhân. Đó là những nguyên nhân gì?
3. Chức năng thận của bệnh nhân có liên quan đến bệnh lý này không?
4. Bệnh nhân nên được điều trị như thế nào? (định lượng Estrogen)
2. Yêu cầu về sản phẩm trình bày của nhóm sinh viên
- Sinh viên nghiên cứu tài liệu về tất cả các chủ đề/tình huống/vấn đề và các câu hỏi trên
- Mỗi nhóm sinh viên chọn 1 chủ đề/tình huống/vấn đề để thảo luận và trình bày (5 nhóm trình bày
đủ 5 chủ đề/tình huống/vấn đề)
- Sản phẩm nhóm được trình bày trong file ppt. Thời gian trình bày: 8 phút
- Sản phẩm nhóm phải được nộp online đúng quy định trước 24 giờ trước khi dự giảng bài SEM)

3. Tài liệu học tập


Hoá sinh lâm sàng, Tạ Thành Văn, 2015, Nhà xuất bản Y học, chương 17, 294-306
4. Tài liệu tham khảo
- Hoá sinh, Tạ Thành Văn, 2018, Nhà xuất bản Y học
- Clinical chemistry: techniques, principles, correlations, 6 th edition, Michael l. Bishop,
(pp501-515)

You might also like