You are on page 1of 15

BÁO CÁO TOÀN VĂN

HỘI THẢO QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH VỀ


NGÔN NGỮ VÀ GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ LẦN THỨ VII
(Huế, 26-27/11/2021)

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN


NGÀNH QUỐC TẾ HỌC VỀ CÁC PHẦN TIẾNG
Tên bài báo cáo:
ANH CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SÀI GÒN

Họ tên đầy đủ của tác giả: Hoàng Quốc


Trường Đại học Sài Gòn
Cơ quan công tác:
273 An Dương Vương, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ cơ quan công tác:

0
NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC VỀ CÁC
PHẦN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Hoàng Quốc

Trường Đại học Sài Gòn

Tóm tắt

Tác giả bài viết tiến hành tìm hiểu thái độ của sinh viên ngành Quốc tế học đối với các học phần Tiếng
Anh chuyên ngành. Cụ thể là nghiên cứu cách nhận định, cảm tình và hành vi của sinh viên đối với môn học
này theo phương pháp định tính và định lượng với trên 150 sinh viên ngành Quốc tế học đã học xong các học
phần Tiếng Anh chuyên ngành. Kết quả nghiên cứu là thông tin hữu ích cho giảng viên và sinh viên hiểu rõ
nguyện vọng của nhau hơn. Qua đó giúp cho hoạt động dạy và học các học phần Tiếng Anh chuyên ngành
ngày càng tốt hơn.
Từ khóa: Thái độ, sinh viên, tiếng Anh chuyên ngành, Quốc tế học, Trường Đại học Sài Gòn

1. Mở đầu

Môn Tiếng Anh chuyên ngành giảng dạy cho sinh viên ngành Quốc tế học tại Trường Đại
học Sài Gòn gồm 2 học phần, mỗi học học phần 4 tín chỉ. Môn học cung cấp cho sinh viên những
kiến thức sơ khởi và tạo lập những kĩ năng căn bản nhất để học tiếng Anh như một ngoại ngữ nói
chung và tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học nói riêng. Môn học trang bị cho sinh viên kĩ năng
đọc, khai thác và thảo luận các bài đọc, bài bình luận, báo cáo được đăng tải trên các sách, báo,
tạp chí bằng tiếng Anh về các chủ đề khác nhau thuộc chuyên ngành Quốc tế học như: chính trị,
kinh tế, văn hóa, lịch sử, đàm phán và các bài nghiên cứu thuộc chuyên ngành Quốc tế học.
Ngoài ra, môn học còn giúp sinh viên có khả năng làm chủ kiến thức trong nghiên cứu và tiếp
nhận nguồn thông tin, kiến thức được viết bằng tiếng Anh nhằm phục vụ cho các môn học khác;
giúp sinh viên tự tin khi giao tiếp, thảo luận, làm việc với người nước ngoài; giúp sinh viên rèn
luyện các kĩ năng xử lí tài liệu và làm việc nhóm để phục vụ cho các công việc nghiên cứu và học
tập ở bậc cao hơn.

Với những đặc trưng của môn học, dạy và học môn Tiếng Anh chuyên ngành có gì đặc
biệt không? Tác giả tiến hành tìm hiểu thái độ của sinh viên về môn học Tiếng Anh chuyên
ngành. Cụ thể là nghiên cứu cách nhận định, cảm tình và hành vi của sinh viên đối với môn học

1
này. Đây cũng là thông tin hữu ích giúp cho giảng viên và sinh viên hiểu rõ nguyện vọng của
nhau hơn. Qua đó góp phần giúp cho hoạt động dạy và học sau này có những biến đổi tích cực.

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu

Thăm dò thái độ của sinh viên đối với môn học Tiếng Anh chuyên ngành với hai mục tiêu
chính sau đây:

- Nhận biết thái độ của sinh viên đối với môn Tiếng Anh chuyên ngành.

- Tìm hiểu mức độ tác động của hành vi học ảnh hưởng đến kết quả sau buổi học của sinh
viên về môn Tiếng Anh chuyên ngành.

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu

Tiến hành thăm dò ý kiến của các sinh viên chuyên ngành Quốc tế học đã học xong hai
học phần môn Tiếng Anh chuyên ngành tại khoa Văn hóa và Du lịch, Trường Đại học Sài Gòn.

Nội dung thăm dò, tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy, nội
dung giảng dạy, hình thức đánh giá môn học của giảng viên và hành vi học của sinh viên.

1.3. Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua kết quả thăm dò thái độ của sinh viên đối với môn học Tiếng Anh chuyên
ngành sẽ góp phần giúp cho giảng viên và sinh viên hiểu được những mong muốn của nhau.
Đồng thời cùng thống nhất với nhau về phương pháp dạy và học. Qua đó giúp cho hoạt động dạy
và học môn Tiếng Anh chuyên ngành ngày càng tốt hơn .

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này không chỉ là thông tin dành riêng cho môn Tiếng Anh
chuyên ngành, mà đó cũng là thông tin hữu ích cho các giảng viên giảng dạy các môn học tham
khảo nhằm góp phần làm cho hoạt động dạy và học ở trường ngày càng tốt hơn.

2.2. Cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu

2.2.1 Khái niệm về thái độ

Thuật ngữ thái độ ngôn ngữ được đề cập lần đầu tiên trong công trình của Gardner và
cộng sự khi ông nói đến vai trò của động cơ và thái độ trong việc thụ đắc L2 (Gardner &
Lambert, 1959).

2
Thái độ ngôn ngữ, dưới góc nhìn tâm lý học xã hội, hướng vào việc cá nhân khi tham gia
sử dụng ngôn ngữ sẽ nghĩ gì và làm gì đối với ngôn ngữ. Thái độ ngôn ngữ được nghiên cứu theo
hai khuynh hướng: tinh thần luận (mentalism) và hành vi luận (behaviorism). Khuynh hướng tinh
thần luận cho rằng thái độ là trạng thái bên trong do một loại kích thích nào đó gây nên và trạng
thái đó có thể làm trung gian cho những phản ứng của cơ thể xảy ra sau đó (dẫn theo Fasold,
1987). Nhà tâm lý học người Mỹ Allport (1935, tr.810) đã định nghĩa thái độ ngôn ngữ là “sự sẵn
sàng về mặt tinh thần được hình thành thông qua kinh nghiệm, ảnh hưởng trực tiếp hoặc chủ
động lên phản ứng của cá nhân đối với tất cả các đối tượng và hoàn cảnh có liên quan”.1 Ajzen
(1988, tr.4) coi thái độ là “một khuynh hướng phản ứng thích hoặc không thích đối với một đối
tượng, con người, tổ chức hoặc sự kiện”.2 Baker (1992, tr.10) định nghĩa thái độ là “một cấu trúc
giả định được sử dụng để giải thích hướng đi và sự bền bỉ của hành vi con người”.3 Dưới góc
nhìn Xã hội học, Gardner (1980, tr. 267) định nghĩa thái độ không chỉ gắn với nhận thức mà còn
tổng hòa nhiều giá trị thuộc về tinh thần ảnh hưởng tới hành vi của mỗi người như “bản năng và
cảm xúc của con người, thành kiến hoặc thiên kiến, những quan niệm cố hữu, nỗi sợ hãi, mối đe
dọa và niềm tin về bất cứ một vấn đề cụ thể nào”.4

Ở công trình tiếp theo, ông lại khái quát các yếu tố tổng hòa nên thái độ đồng thời tập trung
vào mô tả thái độ từ góc độ người tiếp nhận ngôn ngữ, không quá tập trung vào những sắc thái
mang tính tiêu cực. Từ đó, ông đưa ra quan niệm mới, Gardner (1985b): “Thái độ là một phản
ứng đánh giá đối với đối tượng nào đó, được suy ra trên cơ sở niềm tin hoặc ý kiến của cá nhân
đối với đối tượng đó” (tr.9)5.

1
“A mental and neural state of readiness, organized through experience, exerting a directive or dynamic
influence upon the individual’s response to all objects and situations with which it is related ” (Allport, 1935, p.
810).
2
“A disposition to respond favourably or unfavourably to an object, person, institution, or event” (Ajzen, 1988,
p.4)
3
“A hypothetical construct used to explain the direction and persistence of human behaviour” (Baker, 1992,
p.10).
4
“The sum total of a man’s instincts and feelings, prejudice or bias, preconceived notions, fears, threats, and
convictions about any specified topic” (Gardner, 1980, p. 267).
5
“Attitude is an evaluative reaction to some referent or attitude object, inferred on the basis of the individual’s
beliefs or opinions about the referent” (Gardner, 1985b, p.9).

3
Quan điểm này tương tự nhận định của Eagly và Chaiken (1993): Thái độ là “một xu
hướng tâm lý được bày tỏ bằng sự đánh giá một đối tượng cụ thể bằng các mức độ ủng hộ hay
phản đối” trong khi thực hiện một nhiệm vụ (tr.94)6. Trong giáo dục, đó là cách người học phản
ứng khi họ được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ. Nó được thể hiện theo hai cách, cách tích cực là
khi họ quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ và theo cách tiêu cực, khi họ không muốn hoặc bị
buộc không quan tâm thực hiện chúng. Theo đó, thái độ của cá nhân với đối tượng sẽ quyết định
cách ứng xử của cá nhân với đối tượng ấy, tức thái độ là nguyên nhân dẫn đến hành vi và hành vi
là kết quả tất yếu từ thái độ. Cách tiếp cận này có hạn chế là ở chỗ vì thái độ là trạng thái bên
trong chứ không phải là những phản ứng bên ngoài nên chúng ta khó phát hiện ra được thái độ.
Còn theo hành vi luận, thái độ được nhìn nhận là những phản ứng của con người đối với cảnh
huống xã hội, nghĩa là thái độ của cá nhân đó nằm ngay ở hành vi, vì vậy, muốn biết thái độ chỉ
cần quan sát hành vi. Ưu điểm này khiến cho khuynh hướng hành vi luận được nhiều nhà nghiên
cứu áp dụng.

Trong lĩnh vực giáo dục, việc nghiên cứu thái độ chủ yếu tập trung vào thái độ của SV đối
với trường học, môn học, GV và các SV khác. Trong số các nghiên cứu có liên quan đến môn
học, thái độ của học sinh đối với việc học một ngôn ngữ khác được Baker, Gardner và Lambert
nghi6en cứu. Những nhà nghiên cứu này đã trình bày những vấn đề liên quan đến thái độ của SV
hướng tới L2.

Thái độ là nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến sự thụ đắc ngôn ngữ. Nhận thức rõ điều này
nên việc nghiên cứu về thái độ ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu xem xét theo nhiều mối quan
hệ và phạm vi khác nhau. Baker nghiên cứu thái độ người học trong giáo dục song ngữ. Gardner
nghiên cứu thái độ người học trong giáo dục ngoại ngữ nói chung. Gardner và Lambert bắt đầu
công trình nghiên cứu của mình vào những năm 1950. Dưới góc nhìn giáo dục ngoại ngữ,
Gardner và Lambert (1972) nhiều lần xem xét ý nghĩa nội hàm của thái độ, trong đó có quan
niệm coi “Thái độ là tính kiên trì bền bỉ mà người học thể hiện kh nỗ lực đạt tới một mục tiêu nào
đó.” (tr.103)7. Brown (1980) cho rằng: Thái độ là niềm tin của người học đối với cộng đồng sử
dụng ngôn ngữ đó và nền văn hóa của họ. Xuất phát từ quan điểm về thái độ, các tiêu chí khảo sát

6
"A psychological tendency that is expressed by evaluating a particular entity with some degree of favor or
disfavor" (Eagly & Chaiken, 1993, p.94).
7
“Attitude is the persistence shown by the learner in striving for a goal” (Gardner & Lamber, 1972, p.103).

4
thái độ cũng được đặt ra. Gardner và Lambert (1972) đã đưa ra hai khái niệm liên quan đến thái
độ: động cơ mang tính công cụ và động cơ hội nhập và sự phân biệt này còn được nhắc lại trong
công trình của Gardner (1979). Nếu động cơ mang tính hội nhập liên quan đến mong muốn mang
tính cá nhân của người học, cụ thể “thái độ tích cực hướng tới cộng đồng nói ngôn ngữ đích và
khả năng hội nhập trong cộng đồng đó”8 thì động cơ công cụ liên quan đến những lý do mang
tính chức năng như tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn hay được nâng lương, hay đơn giản chỉ
là để vượt qua một kỳ kiểm tra. Sau đó, Baker (1985) thông qua mô hình nhân quả, kiểm tra liệu
trong cùng một thời điểm, thái độ của người học bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cùng một lúc hay
không. Ở một hướng nghiên cứu khác, Baker đã đề xuất ý tưởng nghiên cứu thái độ ngôn ngữ
trong sự liên kết với nền tảng văn hóa và ngôn ngữ ban đầu cũng như những yếu tố xã hội học
khác như tuổi tác, giới tính, thành quả học tập và hình thức giảng dạy.

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu thái độ ngôn ngữ của người Việt học tiếng Anh
(TA) nói chung và của SV học tiếng Anh (TA) nói riêng có thể kể đến là bài viết của tác giả Vũ
Thị Thanh Hương (2005): “Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa thái độ và hành vi ngôn ngữ”,
hay đề tài nghiên cứu “Language attitudes and linguistic behaviour: a sociolinguistic study of a
Vietnamese speech community” (Công trình nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội về thái độ và hành
vi ngôn ngữ của cộng đồng ngôn ngữ Việt Nam) (Vũ Thị Thanh Hương, 2006); “Undergraduate
Students’ Attitude Towards Learning English: A case study at Nong Lam University” (Võ Văn
Việt, 2017); “Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông” (Đỗ Thùy Trang, 2018); “Thái độ
ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay” của
Trịnh Cẩm Lan (2014); “Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt” (luận án
tiến sĩ ngôn ngữ) của Trần Minh Hùng (2018); “Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa
tiếng Anh trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh” (Trương Khánh
Mỹ, 2020),…

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về thái độ nói chung và thái độ ngôn ngữ nói riêng thể
hiện sự đa dạng, phong phú trong góc nhìn, cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu. Đây cũng là
thuận lợi cho người nghiên cứu vì có nguồn tư liệu phong phú và hữu ích.

Thái độ gồm 3 thành phần cơ bản:

8
“Positive attitude towards the target language group and the potential for integrating into that group” (Gardner &
Lamber, 1972).

5
Dưới góc nhìn tâm lý - xã hội học, quá trình học tập là một quá trình thay đổi tích cực của
cá nhân về mặt tình cảm, nhận thức cũng như hành vi. Khi học một ngôn ngữ, rõ ràng mỗi người
học có cách suy nghĩ, niềm tin và hành xử khác nhau. Do đó, khái niệm thái độ ngôn ngữ có thể
được xem xét dưới cái nhìn ba chiều trong đó mỗi một yếu tố sẽ có tác động khác nhau tới thụ
đắc ngôn ngữ. Tâm lý học xã hội khẳng định thái độ được hình thành từ ba yếu tố: nhận thức
(cognition), tình cảm (affect), và hành vi (readiness for action).

Mặt nhận thức của thái độ: Liên quan tới lối suy nghĩ và niềm tin của người học về tri
thức mà họ nhận được và những hiểu biết trong suốt quá trình học. Thái độ về mặt nhận thức có
thể được phân vào 4 nhóm: kết nối kiến thức cũ và mới, tạo tri thức mới, kiểm tra kiến thức mới
và áp dụng kiến thức mới vào các tình huống khác nhau.

Mặt tình cảm của thái độ: Tiến trình học tập luôn gắn với cảm xúc. Thái độ có thể giúp
SV thể hiện sự yêu thích hay hờ hững, thậm chí ghét những đối tượng hay tình huống xung
quanh. Có thể thấy rằng cảm xúc bên trong và tâm trạng của những người học ngoại ngữ ảnh
hưởng tới quan điểm và thái độ của họ đối với ngôn ngữ mục tiêu. Một số thái độ được hình
thành từ những cảm xúc mạnh mẽ sẽ trở thành nhân tố chủ đạo thúc đẩy người học đạt được
thành quả nhanh chóng, ví dụ: việc học một ngôn ngữ hiếm xuất phát từ sự lo sợ tình trạng mai
một của ngôn ngữ đó, sự yêu thích văn hóa, nghệ thuật thúc đẩy việc học ngôn ngữ của ngữ cảnh
văn hóa, nghệ thuật ấy...

Mặt hành vi của thái độ: Gắn với cách thức người học xử sự và phản ứng trong những
tình huống học tiếng cụ thể. Trong thực tế, việc học ngoại ngữ thành công thúc đẩy người học tự
tin thể hiện mình với người bản ngữ và thực hiện các hành động thể hiện đặc trưng của các thành
viên tham gia vào cộng đồng ngôn ngữ mục tiêu.

Thái độ của sinh viên đối với môn học, đó chính là sự phản ánh tích cực hay tiêu cực, tán
thành hay không tán thành đối với các yếu tố sau: phương pháp giảng dạy, hình thức đánh giá,
nội dung môn học.

2.2.2 Mô hình nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết ở trên về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học, mô
hình nghiên cứu được xây dựng như sau:

6
- Cách dạy
Nhận thức
- Cách đánh giá

- Nội dung dạy


- Giảng viên
Thái độ của sinh
viên đối với môn Tình cảm
- Cách dạy
Tiếng Anh
chuyên - Nội dung học
ngànhngànhng
- Không khí
ành - Thựchọc
hiện yêu
buổi
Hành vi cầu của GV

- Chuẩn bị bài
Mô hình đề xuất của tác giả - Học nhóm
Theo mô hình thì thái độ của sinh viên đối với môn Tiếng Anh chuyên ngành gồm 3 phần
đó là nhận thức, tình cảm, hành vi.

Trong từng thành phần có các yếu tố liên quan, và mô hình này được sử dụng để làm rõ
cụ thể các thành phần của thái độ.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Bảng 1. Các bước nghiên cứu được tiến hành

Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật

1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm

N = 10

2 Nghiên cứu chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp

Xử lý và phân tích dữ liệu

7
3.3.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu thực hiện chủ yếu bằng thảo luận nhóm, gồm 10 sinh viên ngành Quốc tế học
đã học xong hai học phần Tiếng Anh chuyên ngành. Sau đó chọn ra ý kiến chung, dựa vào sự
biểu quyết của số đông về các khái niệm và một số nhân tố có trong bảng câu hỏi có sẵn. Mục
đích chính của nghiên cứu sơ bộ là nhằm hiệu chỉnh các khái niệm và nhân tố được đưa vào trong
bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức.

Nội dung cuộc thảo luận được ghi nhận lại, tổng hợp để làm cơ sở cho điều chỉnh và bổ
sung cũng như loại bỏ bớt các nhân tố không liên quan. Từ đó bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ được
thiết kế chủ yếu là sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Nội dung của bảng câu hỏi dựa trên ý kiến
chung của cuộc thảo luận nhóm để chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.

3.2.3 Nghiên cứu chính thức

Đây là bước nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ liệu.
Dữ liệu thu thập sẽ được tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi được mã hóa và làm
sạch, dữ liệu sẽ trải qua các phần chính sau: (1) Thống kê mô tả, (2) Phân tích tần số, (3) Phân
tích bảng chéo để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố.

3.2.4 Mẫu và thông tin mẫu

Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Kết quả là sau khi tiến hành phỏng vấn trực
tiếp với những sinh viên chuyên ngành Quốc tế học đã học hai học phần môn Tiếng Anh chuyên
ngành tại Văn hóa và Du lịch, Trường Đại học Sài Gòn với số lượng quan sát thu về là 154.

Sau khi làm sạch, tổng số hồi đáp dùng để phân tích tiếp theo sau là 150, đạt số lượng
mẫu dự tính.

Sau đây là một số thông tin về phân bố mẫu theo các biến phân loại chính:

Trong nghiên cứu này, số sinh viên nam được phỏng vấn nhiều hơn số sinh viên nữ
(tương đương là 56% và 44%) nhưng sự chênh lệch này không đáng kể. Đáng lưu ý là nhóm sinh
viên có điểm kết thúc môn Tiếng Anh chuyên ngành đạt loại khá giỏi (≥ 7 điểm), chiếm tỉ lệ là
62%; nhóm sinh viên có điểm thuộc loại trung bình (< 7 điểm) là 38%.

4. Kết quả nghiên cứu

8
Bài viết phần tích thái độ học của sinh viên đối với môn Tiếng Anh chuyên ngành theo
từng thành phần của thái độ, cụ thể là các thành phần: nhận thức, cảm tình, hành vi với kết quả
như sau:

Nhận thức của sinh viên về môn Tiếng Anh chuyên ngành được đánh giá qua nhiều yếu
tố. Sau đây là trình bày chi tiết về thành phần nhận thức.

- Về cách giảng dạy:

Nhìn chung, đa số sinh viên đánh giá tốt về cách giảng dạy. Có 54% ý kiến của sinh viên
cho rằng cách giảng dạy môn học Tiếng Anh chuyên ngành hấp dẫn, thu hút sự theo dõi bài,
không khí buổi học thoải mái, không bị căng thẳng. Đa số sinh viên tán thành với cách dạy này,
giúp cho khả năng theo dõi môn học của sinh viên ngày càng tốt hơn (chiếm 58%). Vì không có
trước tài liệu nên đòi hỏi người học phải tập trung nhiều vào buổi học, các bài tập tình huống đưa
ra đúng lúc sẽ làm giảm bớt phần căng thẳng của buổi học, sinh viên tiếp thu bài tốt hơn. Số sinh
viên đánh giá phương pháp giảng dạy phù hợp với môn học là 30%. Kết quả cho thấy, phương
pháp giảng dạy môn Tiếng Anh chuyên ngành của giảng viên phù hợp với đặc thù của môn học.
Song, cũng có đến 52% ý kiến trung lập, điều này cho thấy có khá nhiều sinh viên chưa quan tâm
đến phương pháp giảng dạy của giảng viên.

Bảng 2. Nhận thức về phương pháp giảng dạy của môn học

Tỉ lệ %

Hoàn toàn Nói chung Trung hòa Nói chung Hoàn


phản đối là phản đối là đồng ý toàn
đồng ý

Hấp dẫn 0 10 36 38 16

Có tác động tích cực 2 12 28 40 18

Phù hợp với môn học 6 12 52 24 6

[Nguồn: Tác giả tổng hợp]

9
- Về nội dung học:

Nhìn chung, sinh viên có nhận xét tích cực về nội dung học của môn Tiếng Anh chuyên
ngành (chiếm 48%). Đó là, nội dung môn học rất hữu ích, giúp cho khả năng nhận xét và ứng xử
của sinh viên nhanh hơn qua các bài tập tình huống. Môn học này giúp sinh viên hình dung một
cách tương đối nhất về công việc cụ thể phải làm sau khi ra trường.

Qua bảng trên, tỉ lệ giữa ý kiến đồng ý nội dung học được cung cấp đầy đủ trong tài liệu
(chiếm 36%) và ý kiến cho rằng nội dung học chưa được cung cấp đầy đủ trong tài liệu (chiếm
30%) có mức chênh lệch 6%. Sự chênh lệch quá thấp, chưa đủ độ tin cậy để nghiêng về ý kiến
nào. Điều này có thể giải thích vì môn Tiếng Anh chuyên ngành là một môn học liên quan nhiều
lĩnh vực khác, cho nên mức độ thỏa mãn với tài liệu giảng dạy phụ thuộc vào mục đích học của
mỗi người: học vì điểm, học để thi, học để đi làm…

Phần lớn sinh viên đồng ý với ý kiến là các bài tập tình huống rất dễ hiểu và gần gũi
(chiếm 42%). Với nhận thức này, đa số sinh viên đều có hướng giải quyết các bài tập tình huống
của giảng viên đưa ra. Tuy nhiên, có 22% sinh viên lại cho rằng các bài tập tình huống là khó
hiểu và không gần gũi. Như vậy vẫn còn khá nhiều sinh viên gặp khó khăn trong khi giải bài tập
tình huống.

Một trong những thành phần về thái độ của sinh viên đáng được quan tâm đó là cảm tình
của sinh viên đối với môn học Tiếng Anh chuyên ngành. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn
sinh viên thích nội dung của môn học vì nó rất hay, hữu ích (chiếm 36%). Vì nội dung môn học
giúp cho sinh viên giúp sinh viên có khả năng làm chủ kiến thức trong nghiên cứu và tiếp nhận
nguồn thông tin, kiến thức được viết bằng tiếng Anh.

Theo kết quả thăm dò cho thấy, đa phần sinh viên thích cách đánh giá kết quả của môn
Tiếng Anh chuyên ngành (chiếm 42%). Điều này thể hiện cách đánh giá này là hợp lí, chính xác
và phù hợp với môn học.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên có cảm tình với môn Tiếng Anh chuyên
ngành. Cụ thể là sinh viên thích nội dung của môn học vì tính hữu ích; thích cách học theo nhóm
để cùng giải quyết bài tập tình huống và thích hình thức đánh giá môn học của giảng viên.

10
Kết quả thăm do về hành vi của sinh viên cho thấy, đa số sinh viên có sự chuẩn bị trước
nội dung môn học cho buổi học tới. Đây là hành vi tích cực giúp cho sinh viên tiếp thu bài trên
lớp tốt hơn (chiếm 46%). Tuy nhiên vẫn còn 24% sinh viên không có sự chuẩn bị bài trước buổi
học. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho những sinh viên thụ động trong giờ học khi
trao đổi với giảng viên về nội dung vốn có từ nhiều bài tập tình huống.

Bảng 3. Nhận thức về nội dung môn học

Tỉ lệ %

Hoàn toàn Nói chung Trung hòa Nói chung Hoàn


phản đối là phản đối là đồng ý toàn
đồng ý

Phù hợp với tên môn 22 16 38 16 8


học

Rất hữu ích 6 14 32 36 12

Được cung cấp đầy đủ 8 22 34 30 6


trong tài liệu

Bài tập tình huống dễ 2 20 36 36 6


hiểu, gần gũi

- Về mức độ ảnh hưởng của cách học đến kết quả môn Tiếng Anh chuyên ngành

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học như: Phương pháp giảng
dạy, phương pháp học tập, mục tiêu của người học, thái độ của sinh viên đối với môn học… Tuy
nhiên, nghiên cứu này chỉ tìm hiểu về thái độ của sinh viên đối với môn học Tiếng Anh chuyên
ngành, nên phần này chỉ phân tích mức độ ảnh hưởng của phương pháp học tập đến kết quả học
môn Tiếng Anh chuyên ngành. Và kết quả cho thấy, hành vi học của sinh viên không phải là yếu
tố quyết định mức độ tiếp thu bài giảng, mà mức mức độ này có liên quan đến nhiều yếu tố khác.

5. Kết luận

11
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên có thái độ tích cực về môn học. Tuy nhiên vẫn
có một số vấn đề cần được quan tâm để cải tiến sao cho phù hợp với nhu cầu của sinh viên để kết
quả học của môn Tiếng Anh chuyên ngành được tốt hơn.

Về nhận thức: Đa số sinh viên tán thành với các bài tập tình huống giảng viên đưa ra là
gần gũi và dễ hiểu; cách giảng dạy phù hợp với đặc trưng của môn học nên có tác động tích cực
đến năng lực học tập và cách đánh giá về môn học là kết quả chính xác.

Về cảm tình: Đa số sinh viên thích nội dung học của môn Tiếng Anh chuyên ngành vì
giúp ích cho công việc của cho sinh viên sau này. Đặc biệt là phương pháp học theo nhóm vì đa
số sinh viên cho rằng học theo cách này rất có hiệu quả.

Xu hướng hành vi: Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tích cực về môn học của sinh
viên là khá tốt: Sinh viên chủ động trao đổi với giảng viên, tìm thêm tài liệu, làm việc với nhóm.

Mức độ ảnh hưởng của hành vi học đến khả năng tiếp thu bài giảng: Hành vi học không
có sự tương quan đáng kể với khả năng tiếp thu bài trên lớp. Vì còn rất nhiều yếu tố khác có liên
quan đến.

Riêng về việc tìm thêm tài liêu cần phải có chọn lọc, tránh những tài liệu quá xa với các
chủ đề cần thảo luận trên lớp.

Kết quả nghiên cứu trên, theo thiển nghĩ của tác giả, cũng phần nào giúp ích cho giảng
viên giảng dạy môn Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học tại Trường Đại học Sài Gòn hiểu hơn
về thái độ của sinh viên đối với môn học. Từ đó có những cải tiến, đổi mới phương pháp giảng
dạy môn học thích hợp để sinh viên có kết quả học tập tốt hơn, giúp sinh viên vận dụng những
kiến thức đã học vào xử lý công việc cụ thể hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo

Allport, G.W. (1935). Attitudes. In C. A. Murchison (Ed.), A handbook of social psychology


(pp. 798 – 844). Worcester, MA: Clark University Press.

Allport, G.W. (1954). The historical background of modern social psychology. In G. Lindzey
(Ed.), Handbook of social psychology, 1, 1-46. Cambridge, MA: Addison- Wesley.

Baker, C. (1985). Aspects of bilingualism in Wales. Clevedon: Multilingual Matters Publisher.

12
Baker, C. (1992). Attitudes and Language. Clevedon: Multilingual Matters.

Baker, C. (1996). Foundations of bilingual education and bilingualism. Clevedon: Multilingual


Matters.

Eagly, A.H. & Chaiken, S. (1993). The psychology of attitudes. New York: Harcourt Brace
Jovanovich College Publishers.

Gardner, R.C. & Lambert, W.E. (1959). Motivational variables in second language acquisition.
Canadian Journal of Psychology, 13, 266-272.

Gardner, R.C. & Lambert, W.E. (1972). Attitude and motivation in second language learning.
Mass.: Newbury House

Trần Minh Hùng. (2018). Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt (luận
án tiến sỹ ngôn ngữ). Truy xuất từ https://text.123doc.net/

Trần Minh Thành, Nguyễn Trần Ánh & Nguyễn Thị Bích Ngọc. (2020). Thái độ đối với việc
học tiếng Anh của sinh viên năm thứ hai: một nghiên cứu tại trường Đại học Công
nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái nguyên. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ - Đại học Thái Nguyên, 225(12), 32-38. Truy xuất từ
http://jst.tnu.edu.vn/jst/article/view/3132

Trịnh Cẩm Lan. (2014). Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt
trên mạng Internet hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân
văn, 30(3), 28-38.

25. Trương Khánh Mỹ. (2020). Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa tiếng Anh trường
Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh. Tạp chí Khoa học Ngôn
ngữ và Văn hóa, 4(1). Truy xuất từ
http://tapchinnvh.hucfl.edu.vn/index.php/tckhdhnn/article/view/153/pdf

Trịnh Cẩm Lan. (2014). Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt
trên mạng Internet hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân
văn, 30(3), 28-38.

Trương Khánh Mỹ. (2020). Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa tiếng Anh trường Đại
học ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng tiếng Anh. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ
và Văn hóa, 4(1). Truy xuất từ
http://tapchinnvh.hucfl.edu.vn/index.php/tckhdhnn/article/view/153/pdf

Vũ Thị Thanh Hương. (2005). Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa thái độ và hành vi ngôn
ngữ. Kỷ yếu hội thảo quốc tế ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI-H. KHXH, 624-636.

13
Vũ Thị Thanh Hương. (2006). Language Attitudes and Linguistics behaviour: a sociolinguistic
study of a Vietnamese speech community, Báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học, Học
viện Harvard-Yenching, Panel 1: Anthropological Understanding of Social Changes-
Boston.

Vũ Văn Tuấn. (2019). Thái độ của sinh viên đại học đối với việc học tiếng Anh. Tạp chí Khoa
học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 225(3), 41-47. Truy xuất từ
http://jst.tnu.edu.vn/jst/article/view/2042

RESEARCH ON ATTITUDE OF THE STUDENTS OF INTERNATINAL


STUDIES ON SPECIALIZED ENGLISH COURSES AT SAI GON UNIVERSITY
Hoang Quoc
Sai Gon University

Abstract

The author research on students' attitude to the English for International studies courses. Specifically,
research on how students realize, sympathize and behave to the course of the English for International studies
courses by using qualitative and quantitative method with 150 students who have been studied the courses of
English for International studies. The findings is useful for teachers and students to understand each other's
aspirations. And this reseach findings also helps the teaching and learning activities for more better in the near
future.
Keywords: Attitude, student, specialized English courses, International studies, Saigon University

14

You might also like