You are on page 1of 26

Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu “ Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ
Thới” được thực hiện với mục tiêu: mô tả thực trạng học Tiếng Anh của học sinh
trường THPT Mỹ Thới nhằm là rõ hơn thái độ học tập của các em học sinh.
Thái độ gồm ba thành phần: Nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi. Vì vậy mô
hình nghiên cứu cũng sẽ dựa trên ba thành phần của thái độ. Từ mô hình nghiên cứu
sẽ làm rõ những nhân tố làm ảnh hưởng đến thái độ học tập của các em học sinh.
Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước:
Ø Bước 1: nghiên cứu sơ bộ, tiến hành chọn đề tài nghiên cứu, thiết lập đề cương sơ
bộ và bảng câu hỏi chưa chính thức.
Ø Bước 2: nghiên cứu chính thức, sau khi chỉnh sửa bảng câu hỏi hoàn chỉnh thì
tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu
hỏi.Có được dữ liệu từ phỏng vấn tiến hành làm sạch và dùng công cụ Excel để xử
lý và phân tích số liệu. Sau đó mô tả thái độ và phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến thái độ thông qua kết quả nghiên cứu được.

Tuy phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp chỉ với 60 mẫu nhưng hi vọng đây sẽ là tài liệu
tham khảo thiết thực cho Ban giám hiệu và tổ bộ môn ngoại ngữ trường THPT Mỹ
Thới.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 1 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1 .Cơ sở hình thành đề tài:


Như chúng ta đã biết trong thời đại hội nhập kinh tế ngày nay thì tiếng Anh
được xem như là một ngôn ngữ quốc tế. Tiếng Anh đóng vai trò như là chiếc cầu nối
giúp các quốc gia trở nên gần nhau hơn, từ đó việc hợp tác giao lưu giữa các nước sẽ
dễ dàng và thuận tiện hơn, thực tế cho thấy việc hợp tác sẽ tốt đẹp hơn khi các quốc
gia vượt qua được rào cản về ngôn ngữ.

Ở Việt Nam hiện nay có một thực trạng đáng báo động về việc học Anh văn
ở trường phổ thông, sau bảy năm học tiếng Anh thì học sinh vẫn không nói được
tiếng Anh hoặc đã học bốn năm ở bậc THCS nhưng đến khi lên THPT thì các em
học sinh vẫn phải học lại từ đầu. Đó là ở bậc phổ thông còn ở bậc Đại học thì sao?
Hiện nay nhiều sinh viên phài vô cùng vất vả mới theo được chương trình môn
ngoại ngữ nhất là những sinh viên vùng sâu, vùng xa. Thậm chí nếu không có sự“
nương tay“ của các giảng viên môn ngoại ngữ thì nhiều sinh viên không thể tốt
nghiệp.
Trường THPT Mỹ Thới mặc dù là một trường thuộc nội ô thành phố Long
Xuyên nhưng phần lớn học sinh nơi đây là đến từ nông thôn. Để tìm hiểu xem thái
độ học tập Tiếng Anh của các em học sinh nơi đây như thế nào, thông qua đó xem
có phản ánh đúng thực trạng nêu trên hay không? Và bài nghiên cứu “Tìm hiểu thái
độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới “ sẽ cho chúng ta thấy rõ
điều đó.

1.2 .Mục tiêu nghiên cứu:


- Mô tả hiện trạng học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ thới.
- Mô tả thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới.
1.3.Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: lập bảng câu hỏi, sau khi hoàn thành bảng câu
hỏi thì phát bảng câu hỏi trực tiếp đến các em học sinh trả lời. Sau khi có được bảng
phỏng vấn từ các em học sinh thì tiến hành làm sạch dữ liệu, dùng công cụ Excel để
phân tích và xử lý số liệu để thống kê lại kết quả. Cỡ mẫu sẽ được chọn ngẫu nhiên
là 60 mẫu cho đề tài nghiên cứu này. Mẫu sẽ chia đều cho 30 nam và 30 nữ, qua đó
so sánh kết quả học tập của nam và nữ .
1.4.Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài này chỉ tập trung mô tả thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường
THPT Mỹ Thới.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2010 đến 30/4/2010 sẽ hoàn thành.
- Không gian nghiên cứu: trường THPT Mỹ Thới.
GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 2 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

1.5.Ý nghĩa:
- Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đặc biệt là bước đầu vân dụng môn
phương pháp nghiên cứu khoa học vào nghiên cứu.
- Thông qua bài nghiên cứu tôi hi vọng nó sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực cho Ban
giám hiệu và giáo viên môn ngoại ngữ của trường THPT Mỹ Thới để nâng cao hơn
nữa chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh của trường .

1.6. Kế hoạch nghiên cứu

Công việc Thời gian thực hiện

1.Lập đề cương sơ bộ Từ 02/03/2010 - 08/03/2010


2.Nộp đề cương sơ bộ cho GVHD 10/03/2010
3.Gặp GVHD để chỉnh sữa đề cương sơ Từ 15/03/2010 - 18/03/2010
bộ
4.Lập đề cương chi tiết va bảng câu hỏi Từ 20/03/2010 - 28/03/2010
5.Nộp đề cương chi tiết và bảng câu hỏi 02/04/2010
cho GVHD
6.Gặp GVHD để chỉnh sữa đề cương chi Từ 05/04/2010 – 10/04/2010
tiết và hoàn thiện bảng câu hỏi
7.Tiến hành thu thập số liệu thông qua Từ 12/04/2010 – 16/04/2010
bảng hỏi
8.Tiến hành mã hóa, làm sạch và phân Từ 18/04/2010 – 22/04/2010
tích số liệu

9.Viết báo cáo Từ 23/04/2010 – 25/04/2010

CHƯƠNG 2

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 3 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.Định nghĩa:
Tìm hiểu là quá trình theo dõi, quan sát của chủ thể này đối với các chủ thể
khác hay đối với một sự vật hiện tượng nào đó đang diễn ra trong cuộc sống.

Theo Philip Kotler thì thái độ thể hiện sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể,
được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay
ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có
thể.

Thái độ làm cho con người sẵn sàng thích hay không thích một đối tượng nào
đó, cảm thấy gần gũi hay xa cách nó. Thái độ cho phép cá thể xử sự tương đối ổn
định đối với những vật giống nhau. Cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc chính vì thế
mà thái độ rất khó thay đổi.

Thái độ bao gồm ba thành phần và chúng có quan hệ với nhau:

 Nhận thức: là quá trình bạn áp dụng để lựa chọn, tổ chức và


diễn giải thông tin theo cách giúp bạn có một bức tranh, có ý
nghĩa về thế giới.

 Tình cảm: là cảm nghĩ của chủ thể về một đối tượng nào đó và
cảm nghĩ này có thể là tốt mà cũng có thể là xấu.

 Xu hướng hành vi: nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự
của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức được.

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ:


Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến thái độ: động cơ, cá tính và sự hiểu biết.

Động cơ: động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người
phải tìm cách và phương hướng để thỏa mãn nó. Hay nói cách khác động cơ là sức
mạnh gây ra hành vi làm thỏa mãn nhu cầu.
Các nhà tâm lý học đã xây dựng một loạt những lý thuyết về động cơ của con
người. trong đó phổ biến nhất là lý thuyết động cơ của Zigmund Freud và lý thuyết
động cơ của Maslow.
Lý thuyết động cơ của Freud cho rằng con người chủ yếu không ý thức được
những lực lượng tâm lý thực tế hình thành nên hành vi của mình, con người lớn lên
trong khi phải kìm nén trong lòng mình biết bao nhiêu ham muốn. Những ham muốn

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 4 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

này không bao giờ biến mất hoàn toàn và cũng không bao giờ chịu sự kiểm soát
hoàn toàn. Như vậy con người không ý thức được nguồn gốc của động cơ mình.
Còn theo Maslow, Ông cho rằng nhu cầu của con người đượ sắp xếp, trật tự
theo thứ bậc ý nghĩa quan trọng, từ cấp thiết nhất đến cấp ít cấp thiết nhất và được
thể hiện qua tháp nhu cầu sau:

Cá tính: nói đến hành động kiên định của một người hay sự phản ứng đối
với những tình huống diễn ra có tính lặp lại. Đây chính là yếu tố dẫn đến mức độ
yêu thích môn học khác nhau của từng học sinh.

Tri giác: diễn tả kinh nghiệm giúp con người có khả năng khái quát về một
đối tượng nào đó. Tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các nhân tố kích
thích vật lý, mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ của các tác nhân kích thích đó với
môi trường xung quanh. Con người có thể có những phản ứng khác nhau đối với
cùng một tác nhân kích thích do sự tri giác có chon lọc, sự bóp méo có chon lọc và
sự ghi nhớ có chọn lọc.
 Tri giác có chọn lọc: con người có khuynh hướng chú ý đến những
tác nhân kích thích có liên quan đến nhu cầu hiện có tại thời điểm đó, những tác
nhân kích thích mà họ mong đợi và những tác nhân kích thích có ý nghĩa đặc biệt
khác hẳn những tác nhân thông thường.
 Sự bóp méo có chọn lọc: nghĩa là con người có khuynh hướng biến
đổi thông tin, gán cho nó những ý nghĩa của cá nhân mình.
 Sự ghi nhớ có chọn lọc: là cá thể có khuynh hướng chỉ ghi lại thông
tin ủng hộ thái độ và niềm tin của họ.

2.3.Mô hình nghiên cứu:


GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 5 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

Để hiểu rõ thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới, ta quan sát
mô hình nghiên cứu sau:

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu

THÁI ĐỘ

Nhận thức Cảm tình Hành vi


Đặc tính của môn Thích hay không thích Học thêm
học. môn học. Tự học
Lợi ích và tầm quan Học tập một cách chủ Trang bị thêm tài
trọng của môn học. động hay thụ động. liệu

Giải thích mô hình nghiên cứu: như đã trình bày thì thái độ gồm ba thành phần đó
là: Nhận thức, cảm tình và động cơ.

 Phần nhận thức các yếu tố cần xem xét là: Đặc tính của môn học, lợi ích
và tầm quan trọng của môn học.

 Phần cảm tình thì các yếu tố quan tâm là: Thích hay không thích môn học
và học tập một cách chủ động hay thụ động.

 Phần hành vi các yếu tố xét đến là: Học thêm, tự học và việc đọc thêm
sách khác viết bằng Tiếng Anh.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 6 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Thiết kế nghiên cứu:


Bài nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước:

Ø Bước 1: nghiên cứu sơ bộ, tiến hành chọn đề tài nghiên cứu, thiết lập đề
cương sơ bộ và bảng câu hỏi chưa chính thức.

Ø Bước 2: nghiên cứu chính thức, sau khi chỉnh sửa bảng câu hỏi hoàn chỉnh
thì tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu
hỏi.Có được dữ liệu từ phỏng vấn tiến hành làm sạch và dùng công cụ Excel để xử
lý và phân tích số liệu. Sau đó mô tả thái độ và phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến thái độ thông qua kết quả nghiên cứu được.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 7 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

3.1.1 .Tiến độ thực hiện các bước :

Bài nghiên cứu được thực hiện theo tiến độ như sau:
Công việc Tuần thứ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

A Đề cương
1
Cơ sở lý thuyết
,.
2
Soạn thảo
Lập bản câu hỏi phác
3
thảo
4
Trình bày đề cương

B Nghiên cứu sơ bộ
Phỏng vấn bằng bản
1
câu hỏi phác thảo
Hiệu chỉnh và cho ra
2
bản câu hỏi chính thức

Nghiên cứu chính


C thức

1 Phát hành bảng câu


hỏi
2
Thu thập hồi đáp
Xử lý và phân tích dữ
3
liệu

D Soạn thảo báo cáo


Trình bày kết quả
1
nghiên cứu
2
Hiệu chỉnh cuối cùng

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 8 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

3.2.Quy trình nghiên cứu:


Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Lập bảng câu hỏi sơ bộ

Chỉnh sữa bảng câu hỏi

Tiến
Làmhành
sạchphỏng vấn
dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Soạn thảo báo cáo

3.3. Thang đo:


- Sử dụng thang đo thứ bậc để xem xét yếu tố nào ảnh hưởng nhiếu nhất đến thái độ
học tiếng Anh của học sinh.
- Thang đo Nominal: gồm 2 giá trị giới tính nam và nữ.
- Thang đo Likert 5 điểm: để đo nhận thức, tình cảm, xu hướng, hành vi và các yếu
tố ảnh hưởng đến thái độ.
3.4. Mẫu
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu: Dùng phương pháp chọn mẫu phi xác suất cho đề
tài nghiên cứu, việc chọn mẫu dựa trên tính thuận tiện, dễ thu thập số liệu.

3.4.2. Cỡ mẫu: cỡ mẫu được chọn ngẫu nhiên là 60 em học sinh. Mẫu sẽ chia
đều cho 30 nam và 30 nữ, qua đó so sánh kết quả học tập của nam và nữ.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 9 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

Hình 3.2. Biểu đồ thông tin từ các khối

20 20 20

20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
khối 10 khối 11 khối 12

Qua biểu đồ thì mẫu thu thập được có 20 học sinh khối 10, 20 học sinh khối 11 và
20 học sinh thuộc khối 12

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 10 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

CHƯƠNG 4
HIỆN TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
MỸ THỚI
4.1. Thông tin chung
Trong thời đại ngày nay thì Tiếng Anh được xem như là một ngôn ngữ quốc
tế .Cùng với xu thế phát triển của thời đại, Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ
hợp tác với các nước trên thế giới. Nhận biết được tầm quan trọng và cần thiết của
Tiếng Anh thì ở Việt Nam Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc tại các
trường học.
Trường THPT Mỹ Thới nằm trên quốc lộ 91, thuộc địa bàn phường Mỹ Thới,
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Qua trao đổi với cô Nguyễn Kim Phượng-
giáo viên dạy môn Tiếng Anh của trường thì hiện nay trường đang dạy hai môn
ngoại ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Pháp trong đó Tiếng Anh là môn bắt buộc.
Hiện tại thì trường có 6 giáo viên dạy môn Tiếng Anh. Số tiết học được phân bổ ở
các khối như sau: khối 10 và khối là 5 tiết/tuần trong đó 3 tiết là chính khóa còn 2
tiết do trường tăng thêm nhằm giúp các em học sinh nâng cao việc học. Do khối 12
phải thi tốt nghiệp nên số tiêt học nhiều hơn khối 10 và 11 cụ thể là 7 tiết trong đó
có 4 tiết tăng thêm.
Mặc dù còn gặp khó khăn về trang thiết bị nhưng trường cũng đã ứng dụng công
nghệ thông tin vào việc dạy và học môn Tiếng Anh. Hiên tại trường vẫn dạy đủ bốn
kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho các em học sinh, nhưng do đáp ứng nhu cầu học và
thi của các em nên trường ít chú tâm đến việc dạy kỹ năng nói nhiều cho học sinh.
Theo cô Phượng thì tình hình học Tiếng Anh của trường chưa đạt chất lượng cao,
học sinh còn thụ động trong việc học, ít phát biểu trong giờ học, các em chưa chú
tâm nhiều đối với môn học này, điều này được thể hiện rõ ở chất lượng học của các
em có phần giảm so với các năm trước.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 11 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

4.2. Hiện trạng năng lực học tập


Sau đây là biểu đồ năng lực học tập môn tiếng Anh của học sinh

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện năng lực học tập của học sinh

kém , 3% giỏi, 7%
yếu , 15%
khá, 22%

,trung bình
53%

Chúng ta thấy thì năng lực học tập của các em học sinh đối với môn Tiếng Anh là
khá thấp. Tỷ lệ giỏi chỉ có 5%, tỷ lệ khá là 22 % trong khi đó tỷ lệ trung bình là cao
nhất với 53% , đáng chú ý là tỷ lệ học sinh yếu kém là khá cao với 15% là yếu và
3% là kém. Qua khảo sát thì điểm học tập của các em là khá thấp, điểm trung bình là
5.9, cao nhất là 9.4 và thấp nhất là 2.7. Nhìn chung thì năng lực học tập của các em
là trung bình.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 12 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ học giữa nam và nữ

70%
60%
60%

50% 46%

40%
Nam

30% 27% Nữ
23%
20% 17%
10%
10% 7% 7%
3%
0%
0%
giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém

Nhìn chung thì năng lực học tập của nữ hơn hẳn nam thể hiện có 7% nữ học giỏi và
nam con số này là 3%. Nữ hơn hẳn nam về tỷ lệ Khá và trung bình, có 23% nữ loại
khá, nam thì chỉ có 10%. Do số học sinh khá giỏi ít nên học lực của nam tập trung
nhiều ở học lực trung bình, yếu và kém trong khi nam có đến 7% loại kém thì nữ
không có học sinh nào loại kém.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 13 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 đã trình bày thực trạng học tiếng Anh của trường Mỹ Thới. Tiếp theo
chương này sẽ mô tả thái độ học Tiếng Anh của học sinh. Như đã giới thiệu ở
chương 2 thì thái độ gồm thành phần chính: Nhận thức, cảm tình và xu hướng hành
vi. Từng thành phần sẽ được trình bày theo trình bày theo thứ tự. Trước tiên là phần
nhận thức.
5.1. Nhận thức của học sinh đối với việc học Tiếng Anh
Đa số các em học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh.
Điếu đó thể hiện ở lý do mà các bạn học môn này, ngoài việc đây là môn học bắt
buộc thì còn có nhiều lý do để các em học môn này. Mặc dù theo các em thì môn
học này không phải dễ và các em gặp không ít khó khăn khi học môn này.
Hình 5.1. Biểu đồ thể hiện lý do học sinh chọn học môn Tiếng
Anh

Tiếp cận thông tin 13%

Tìm công việc 52%

Dùng vi tính 27%

Muốn giao tiếp 25%

Tự ý thức 35%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

.
Các em học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh đối với tương
lai của các em điều đó được thể hiện việc có đến 52% cho biết lý do học Tiếng Anh
là do muốn tìm công việc tốt trong tương lai, và 35% là do các em tự ý thức được
việc cần thiết phải học Tiếng Anh, 25% học vì muốn giao tiếp, 27% học vì muốn sử
dụng vi tính được dễ dàng hơn và chỉ có 13% học là để tiếp cận thông tin từ bản tin
Tiếng Anh.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 14 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

5.2. Cảm tình của học sinh đối với việc học Tiếng Anh
Phần này sẽ mô tả cảm tình của các em khi học môn này, quan sát biểu đồ sau ta
thấy:
Hình 5.2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ học sinh thích và không thích học
môn Tiếng Anh

Qua biểu đồ thì có đến 85% học sinh thích học môn Tiếng Anh và chỉ có 15% là
không thích, đây cũng là một tín hiệu vui cho trường vì các em thích môn học này
khá cao. Măc dù thích học môn Tiếng Anh nhưng học sinh gặp không ít khó khăn
khi học môn này.
Hình 5.2.2. Biểu đồ thể hiện khó khăn gặp phải khi học Tiếng Anh

70% 65%
60% 53%
50%
40% 32%
30%
20%
7%
10%
0%
Ngữ pháp khó Khó phát âm Nhiều từ vựng Mất căn bản

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 15 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

Hầu hết các em đều gặp khó khăn khi học Tiếng Anh. Khó khăn lớn nhất theo các
em là từ vựng Tiếng Anh quá nhiều với tỷ lệ 65% , tiếp theo là do các em mất căn
bản với 53% do lúc trước không ý thức được việc học Tiếng Anh nên các em hơi lơ
là trong việc học không chú ý nghe giảng nên đến khi hoc phổ thông các em không
nhớ kiến thức cũ. Có 32% học sinh cho rằng ngữ pháp Tiếng Anh là khó học và chỉ
có 7% là nghĩ Tiếng Anh khó phát âm.Trong 4 kỹ năng được học trên lớp thì 100%
cho rằng kỹ năng viết là được học nhiều nhất. Điều này phản ánh đúng thực trạng
mà hầu hết các trường THPT đều danh nhiều thời gian dạy kỹ năng viết cho học
sinh.
Hình 5.2.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kỹ năng học giỏi nhất

5%

40% đọc
viết
nói
55%

Có đến 55% học sinh cho rằng là mình giỏi nhất là kỹ năng viết so với các kỹ năng
khác, tiếp đến là kỹ năng đọc với tỷ lệ là 40%, kỹ năng nói là 5% và đáng chú ý là
không học sinh nào nghĩ là mình giỏi kỹ năng nghe.
Lý giải điều này thì theo cô Phượng là do với việc thi môn Tiếng Anh với hình thức
trắc nghiệm nên dạy kỹ năng viết là phù hợp nhất, mặc khác trong thang điểm thi thì
phần viết chiếm tỷ trọng điểm khá cao, các kỹ năng khác chiếm tỷ trọng điểm thấp
và các kỹ năng này rất khó truyền đạt đến các em.
Nếu kỹ năng viết là phần lớn các học sinh cho rằng là mình giỏi nhất thì kỹ năng
nghe là kỹ năng mà các học sinh yếu nhất, điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 16 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

Hình 5.2.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kỹ năng học yếu nhất

22%

3% nghe
nói
12% đọc
viết
63%

Có đến 63% học sinh trả lời là mình yếu nhất kỹ năng nghe, 22% yếu kỹ năng nói,
3% kỹ năng đọc và 12% là kỹ năng viết. Chúng ta thấy rằng dù kỹ năng viết là kỹ
năng mà các em học nhiều nhất nhưng vẫn còn học sinh học yếu kỹ năng này.
Còn khi được hỏi kỹ năng nào mà các em muốn học thì có đến 74% là muốn học kỹ
năng nói
Hình 5.2.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kỹ năng học mà học sinh muốn học

15%

3%
Đọc
8% Viết
Nghe
Nói

74%

Và 8% muốn học kỹ năng nghe, kỹ năng đọc có 15% và chỉ có 3% muốn học thêm
kỹ năng viết. Chúng ta thấy rằng có một sự trái ngược ở đây phần trên thì có đến

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 17 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

63% cho rằng yếu nhất là kỹ năng nghe nhưng đến khi hỏi kỹ năng nào muốn học
thi có đến 74% là muốn học kỹ năng nói trong khi kỹ năng nghe chỉ có 15%. Để lý
giải thì theo đa số các em đều cho rằng nếu học tốt kỹ năng nói thì sẽ kéo theo kỹ
năng nghe cũng sẽ tiến bộ hơn, điều này nghe cũng khá hợp lý vì nếu các em không
nói được thì khó có thể mà nghe được.
Dù có đến 85% thích học môn Tiếng Anh nhưng hầu hết học sinh đều học một cách
thụ động, chưa chủ động trong việc học, điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 5.2.6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ học sinh dùng từ điển khi học
Tiếng Anh

5%
17%
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Chưa từng
78%

Như chúng ta biết thì từ điển là phương tiện rất hữu ích cho chúng ta khi học bất kỳ
một ngoại ngữ nào. Quan sát biểu đồ trên thì có 17% là thường dùng từ điển khi học,
có đến 78 % là thỉnh thoảng dùng và đáng chú ý là có 5% chưa từng dùng từ điển
cho việc học. Điều này giải thích tại sao vốn từ vựng của các em là khá ít, theo cô
Phượng thì các em thường không xem lại từ đã học, khi trả bài các em thì có những
từ khá đơn giản mà các em vẫn không biết, các em thường phụ thuộc vào giáo viên
về từ vựng không chủ động trong việc tra cứu từ vựng để học.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 18 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

5.3. Xu hướng hành vi của học sinh khi học Tiếng Anh
Đây là thành phần cuối cùng của thái độ, phần này sẽ xét đến các yếu tố sau:
Xem các học sinh có đọc thêm sách khác bằng Tiếng Anh, học thêm và dành bao
nhiêu thời gian tự học.
Để học tốt môn Tiếng Anh ngoài việc học theo sách giáo khoa thì việc đọc
thêm sách khác là rất cần thiết qua đó giúp mở rộng vốn từ vựng, học được thêm cấu
trúc ngữ pháp mới. Để tìm hiểu học sinh trường Mỹ Thới có thường đọc sách khác
bằng Tiếng Anh ta quan sát biểu đồ sau:
Hình 5.3.1. Biểu đổ thể hiên tỷ lệ học sinh có đọc thêm sách khác bằng
Tiếng Anh

không đọc sách


25%
không đọc sách
có đọc sách
có đọc sách
75%

Có đến 75% học sinh không đọc thêm sách khác bằng Tiếng Anh và Qua biểu đồ thì
chỉ có 25% học sinh là đọc thêm sách khác bằng Tiếng Anh. Cô Nguyễn Kim
Phượng còn cho biết thêm hầu như các em ít khi đọc sách giáo khoa ở nhà trước khi
đến lớp. Điều này cũng góp phần lý giải tại sao mà vốn từ vựng của các em là khá ít,
măc khác do không đọc sách ở nhà để chuẩn bị bài nên khi đến lớp các học sinh
không theo kịp baì giảng của giáo viên là điều tất yếu.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 19 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

Tiếp theo chúng ta xét đến việc các em học sinh có dành thời gian đi học thêm môn
học này không ?

Hình 5.3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ học sinh đi học thêm

Không học Trường


thêm , 40% THPT Mỹ
Thới, 43%

Trung tâm Đại học An


ngoại ngữ Giang, 2%
khác, 15%

Nhìn vào biểu đồ thì tỷ lệ các em có học thêm và không học thêm là khá
ngang nhau. Có 40% học sinh học thêm tại trường Mỹ Thới, chỉ có Điều này không
có gì là lạ bởi các em học sinh thường có quan niệm chỉ học thêm thầy cô dạy mình
trên lớp nếu thầy cô không dạy thêm thì các em sẽ không học mặc dù thầy cô khác
có mở lớp dạy thêm.

Trên đây là việc học thêm của học sinh, tuy nhiên để học tốt một môn học thì ngoài
việc học trên lớp thì việc học ở nhà cũng quan trọng không kém. Do lượng các học
sinh không đi học thêm cũng khá cao chiếm đến 40% vậy ta xét xem nếu không học
thêm thì các em có dành nhiều thời gian cho tự học hay không ?

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 20 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

Hình 5.3.3 Biểu đồ thể hiện thời gian tự học

4-5h, 15%
1-2h, 40%

3-4h, 22%

2-3h, 23%

Qua biểu đồ ta thấy rõ các em học sinh dành rất ít thời gian để tự học ở nhà, có đến
40% học sinh dành 1-2h cho việc tự học, 23% là học từ 2-3h, 22% là học từ 3-4h và
chỉ có 15% là dành nhiều thời gian cho tự học từ 4-5h. Việc dành ít thời gian tự học
ũng ảnh hưởng phần nào đến thái độ học của các em trên lớp, do dành thời gian ít
cho môn học này nên các em không chuẩn bị ở nhà trước khi đi học từ đó khi đến
lớp không hiểu bài là việc tất yếu.
Hình 5.3.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thời gian tự học giữa nam và nữ

50% 47%

45%

40% 37%

35%

30% 27%

25% Nam
20% 20% 20% Nữ
20%
16%
15% 13%

10%

5%

0%
1-2h 2-3h 3-4h 4-5h

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 21 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

5.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của học sinh

Thái độ học Tiếng Anh của học sinh đã được mô tả ở phần trên, phần này sẽ trình
bày và phân tích rõ những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học của học sinh.
Đầu tiên xét đến động cơ học tập của các em học sinh, hầu hết học sinh phổ thông
đều có chung mong muốn là học đại học vì vậy việc chọn khối thi có môn Tiếng
Anh thì buộc các em phải đầu tư nhiều hơn cho môn học này nếu muốn vào đại học.
Biểu đồ sau sẽ thể hiên tỷ lệ các khối thi mà học sinh chọn:

Hình 5.4.1. Biểu đồ thể hiện học sinh chọn khối thi đại học

D, 20%

C, 13.0% A, 54%

B, 13.0%

Từ biểu đồ ta thấy có đến 53.4% học sinh chọn thi khối A, tỷ lệ thi khối B và C là
ngang nhau với mức 13.3% và chỉ có 20% là chọn thi khối D. Phần lớn các học sinh
thi khối A vì vậy sẽ đầu tư nhiều hơn cho các môn thi đại học sẽ ít đầu tư hơn cho
môn Tiếng Anh. Theo một số giáo viên ở trường cho biết thì phần lớn các em
thường dành nhiều thời gian cho các môn tự nhiên như: Toán, lý, hóa ít chú ý đến
các môn học khác nếu đi học thêm thì đa số học sinh chỉ học thêm các môn học này.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 22 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

Hình 5.4.2. Biểu đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của học
sinh khi học Tiếng Anh

60%
50%
40%
30%
20% Rất đồng ý
10%
0% Đồng ý
Tiếng Nội Bạn Bạn Môn Nội Trung hòa
Anh là dung luôn học vì học dung Không đồng ý
một của thấy đây là này sách Rất không đồng ý
môn bài thoải môn mang giáo
học dễ học thì mái học lại khoa
với sinh khi bắt nhiều là gần

Nhìn chung thì các yếu tố ảnh hưởng đến các bạn là không nhiều, chỉ do hầu hết các
bạn cho rằng Tiếng Anh là môn khó học đều này đã ảnh hưởng đến thái độ học của
các bạn ví cứ nghĩ trong đầu môn này khó quá nên luôn cảm thấy không thoải mái
khi học giờ Tiếng Anh. Do các bạn còn thụ động trong giờ học không tự giác học
nên kết quả học thấp.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 23 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Nội dung chính của đề tài nghiên cứu là mô tả thái độ học Tiếng Anh của học
sinh trường THPT Mỹ Thới và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập
của học sinh khi học Tiếng Anh. Từ kết quả nghiên cứu thì chúng ta thấy rằng về
nhận thức thì đa số các em đều nhận thức được tầm quan trọng của môn học này, dù
theo các em thì để học tốt môn học này không phải là dễ. Về mặt tình cảm tuy hầu
hết các em đều thích môn học này và chỉ có một số ít là không thích học Tiếng Anh.
Tuy là thích học môn Tiếng Anh nhưng hầu hết các em đều học một cách thụ động,
chưa tự giác trong việc học thể hiện ở việc các em chỉ thỉnh thoảng phát biểu trong
giờ học, thỉnh thoảng mới sử dụng từ điển, dẫn đến việc kết quả học tập của các em
chưa cao và nhìn chung thì kết quả học tập là ở mức trung bình. Về mặt hành vi thì
thời gian tự học của các em chưa nhiều, phần lớn các em đều không đọc thêm sách
khác bằng Tiếng Anh, điều này ít nhiều cũng ít hưởng đến việc học của các em học
sinh trong việc trao dồi khả năng Tiếng Anh.
Tóm lại thì thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ thới là
chưa tốt, điều này được thể hiện qua năng lực học tập của các em chỉ có 5% là giỏi,
2% là khá, 54 % là trung bình, 15% xếp loại yếu và đáng chú ý là có 3 % loại kém.
Nhìn chung thì năng lực học tập đang có chiều hướng giảm so với các năm trước.
6.2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu cho ta thấy việc dạy và học Tiếng Anh của trường là chưa tốt,
vấn đề đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên bộ môn ngoại ngữ hiện
nay là làm sao để cải thiện chất lượng dạy và học của trường, nâng cao năng lực học
tập của học sinh. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường tôi có một
số kiến nghị sau:
 Nên cân bằng thời gian giảng dạy giữa các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết
để học sinh phát triển toàn diện cả bốn kỹ năng này giúp các em tự tin và thấy hứng
thú hơn trong việc.
 Khi bắt đầu năm học mới nên dành thời gian nhiều hơn để ôn lại kiến thức
cũ cho các em, khi nắm vững kiến thức cũ thì mới tiếp tục dạy thêm kiến thức năm
học mới cho các em .
 Nhà trường nên dành nhiều thời gian sinh hoạt bộ môn ngoại ngữ hơn cho
học sinh thay vì chỉ có 4 buổi/năm như hiện nay. Tạo điều kiện cho các em giao lưu,
tổ chức nhiều trò chơi sinh động bằng Tiếng Anh để các em tham gia. Thông qua đó
kích thích sự hứng thú trrong học tập của các em.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 24 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

 Nhà trường nên tăng số lượng truyện tranh song ngữ trong thư viện để các
em tìm đọc. Thông qua đó hình thành thói quen đọc sách cho các em, giúp các em
mở rộng vốn từ vựng.
 Dù nhà trường đã áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, tuy
nhiên chỉ dừng lại ở việc cho xem tranh ảnh minh họa cho bài học trên lớp. Vì vậy
Nhà trường nên cho các em xem thêm những đoạn phim đối thoại bằng tiếng Anh
nhằm rèn luyện kỹ năng nói theo nhân vật trong phim, giúp các em tự tin hơn khi
nói.

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 25 SVTH: Phạm Thanh Điền
Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thành Long. 2008. Tài liệu giảng dạy Phương Pháp Nghiên Cứu Quản
Trị Kinh Doanh. Giảng viên trường Đại học An Giang.
Võ Thị Thu. 2008. Thái độ học Anh Văn Chuyên Ngành của sinh viên Khoa kinh tế
- Quản trị kinh doanh. Chuyên đề semina. Đại học An Giang.
Ngô Xuân Trang. 2009. Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường
THCS Lý Thường Kiệt. Chuyên đề semina. Đại học An Giang

GVHD: Th.s Trần Minh Hải Trang 26 SVTH: Phạm Thanh Điền

You might also like