You are on page 1of 61

ACS10692 v2

Public Disclosure Authorized

Báo cáo số: ACS10692B

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


Nghiên cứu về Hạ tầng Định danh điện tử (eID)
Public Disclosure Authorized

nhằm Cải thiện Cung cấp Dịch vụ Công


Báo cáo về hợp tác công – tư trong lĩnh vực định danh điện tử
Public Disclosure Authorized

Tháng 10 / 2014

GITDR

ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG


Public Disclosure Authorized
.

Miễn trừ Trách nhiệm:

Ấn phẩm này là sản phẩm của cán bộ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế / Ngân hàng Thế giới. Những phát hiện, diễn giải và
kết luận trình bày trong báo cáo này không nhất thiết phản ánh đúng quan điểm của các thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thế
giới hay các chính phủ mà họ đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trong báo cáo này. Những ranh
giới, màu sắc, tên gọi và thông tin khác hiển thị trên bất kỳ bản đồ nào trong tài liệu này đều không ám chỉ phán đoán của Ngân hàng
Thế giới về tư cách pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào hay hàm ẩn sự phê chuẩn hay chấp nhận những ranh giới đó.

Tuyên bố Bản quyền:

Tài liệu trong ấn phẩm này đã được cấp bản quyền. Việc sao chép và/hoặc chuyển các phần hay toàn bộ tài liệu này mà không có sự
cho phép có thể cấu thành hành vi vi phạm luật áp dụng. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế / Ngân hàng Thế giới khuyến khích
việc phổ biến tài liệu này và thông thường sẽ ngay lập tức cho phép sao lại các phần trong báo cáo này.

Để xin phép sao chụp hay in lại bất kỳ phần nào trong tài liệu này, vui lòng gửi yêu cầu điền đầy đủ thông tin về Trung tâm Xử lý Bản
quyền (Copyright Clearance Center Inc.), địa chỉ số 222 Rosewood Drive, Danvers, MA 01923, USA. Điện thoại: 978-750-8400, fax
978-750-4470, http://www.copyright.com/.

Mọi yêu cầu khác liên quan tới quyền và giấy phép, bao gồm quyền thứ cấp phải được giải quyết lên Văn phòng Xuất bản (Office of
the Publisher), Ngân hàng Thế giới, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA, fax 202-522-2422, e-mail
pubrights@worldbank.org.
Mục lục

Nội dung

TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... 5

2 Tóm lược tổng quan .................................................................................................. 1

3 Giới thiệu ................................................................................................................. 4

3.1 Mục đích ........................................................................................................... 4

3.2 Bối cảnh Dự án.................................................................................................. 4


4 Đánh giá và phân tích bối cảnh dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử của quốc gia tại
Việt Nam ........................................................................................................................ 6

4.1 Bối cảnh kỹ thuật hiện tại cho Dịch vụ định danh điện tử tại Việt Nam........................6

4.2 Nhu cầu đối với dịch vụ định danh điện tử và Đánh giá nhu cầu ...............................8

4.3 Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử.......................................................9

5 Định nghĩa hợp tác công tư (PPP) ............................................................................. 14

6 Khuôn khổ pháp lý và luật định của Việt Nam về PPP ..................................................16

6.1 Các mô hình hợp tác công tư (PPP) ................................................................... 16

6.2 Những nguyên tắc chính của Khuôn khổ pháp lý về PPP tại Việt Nam .....................17

6.3 Các lĩnh vực CSHT đủ điều kiện đầu tư theo hình thức PPP ..................................18

6.4 Điều kiện pháp lý cho sự tham gia và hỗ trợ tài chính trực tiếp của Nhà nước ..........18
6.5 Khuyến nghị tăng cường khung luật định và pháp lý liên quan tới quan hệ hợp tác công
tư (PPP).................................................................................................................... 19

7 Đánh giá các tổ chức và quy trình hợp tác công tư tại Việt Nam ....................................21

7.1 Các tổ chức tham gia thực hiện dự án PPP .........................................................21


7.2 Các thủ tục thể chế và nguồn lực tham gia chuẩn bị và triển khai các chương trình hợp
tác công tư (PPP) ....................................................................................................... 22

8 Mô hình PPP và rà soát những bài học quốc tế rút ra ...................................................24


8.1 Các mô hình PPP cho dịch vụ định danh điện tử và dịch vụ Chính phủ điện tử tương tự
24
8.2 Ví dụ tình huống #1: Kinh nghiệm hợp tác công tư xây dựng hệ thống định danh điện tử
quốc gia tại An-ba-ni: .................................................................................................. 25

8.3 Ví dụ tình huống #2: Các dự án PPP về định danh điện tử tại Phi-líp-pin..................27

8.4 Ví dụ tình huống #3: Victoria – Trải nghiệm CSDL Khẩn cấp Di động tại Úc..............29

8.5 Các bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế ............................................................31

9 Đánh giá các phương án PPP và cơ cấu đề xuất.........................................................35


9.1 Xác định và đánh giá các phương án cơ cấu tổ chức theo hình thức hợp tác công – tư
35

9.2 Đề xuất mô hình kinh doanh dự án hợp tác công-tư ..............................................38

9.2.1 Đề xuất phương án cơ cấu tổ chức dự án thí điểm hợp tác công-tư cho dịch vụ định
danh điện tử: BOO .................................................................................................. 38

9.2.2 Đề xuất ma trận phân bổ rủi ro trong dự án hợp tác công-tư ...........................38

10 Mô tả luận chứng kinh tế cho dự án hợp tác công tư ................................................45

10.1 Đề xuất các sản phẩm dịch vụ và cơ cấu giá........................................................45

10.2 Những yếu tố cần cân nhắc trong mô hình tài chính của dự án hợp tác công-tư .......46
10.3 Lợi ích ước tính của dự án hợp tác công-tư cho các bên liên quan then chốt so với một
dự án công thông thường ............................................................................................ 46

10.4 Đánh giá các đối tác tư nhân tiềm năng .............................................................. 48

10.5 Các khuyến nghị .............................................................................................. 49


11 PHỤ LỤC: ĐỀ XUẤT ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CHO HỢP ĐỒNG TƯ VẤN GIAO DỊCH
HỢP TÁC CÔNG-TƯ ..................................................................................................... 51
TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Định nghĩa


ASA Cơ quan quản lý dịch vụ xác thực
BOO Xây dựng – Sở hữu – Vận hành
BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao
eID Định danh điện tử
e-KYC Nhận dạng và xác thực khách hàng điện tử
GoV Chính phủ Việt Nam
IA Thỏa thuận Thực hiện
ISWT Tổ công tác liên ngành
MIC Bộ Thông tin và Truyền thông
MoH Bộ Y tế
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MPS Bộ Công an
NID Hệ thống nhận dạng quốc gia
EISDF Khuôn khổ cung cấp dịch vụ theo định danh điện tử
PPP Hợp tác Công – tư
Quỹ hỗ trợ tài chính đảm bảo tính khả thi của dự án
VGF (Viability Gap Funding)
VSS Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
2 TÓM LƯỢC TỔNG QUAN
Chính phủ Việt Nam (CPVN) bày tỏ mối quan tâm lớn tới cơ hội triển khai một hệ thống Định danh
điện tử (eID) toàn diện tại Việt Nam. Việt Nam đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển
khai bao gồm Cơ sở hạ tầng mã khóa công khai (PKI) và cấp thẻ nhận dạng quốc gia bắt buộc.
Những sáng kiến này đã được thực hiện với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới trong khuôn khổ
Dự án Phát triển Công nghệ Thông tin & Truyền thông tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng
đang lên kế hoạch xây dựng một Khuôn khổ xác thực điện tử quốc gia (NAF) nhằm tạo môi trường
thuận lợi hết sức cần thiết để người sử dụng có thể tiếp cận các dịch vụ của chính phủ và tiếp cận
phúc lợi xã hội bằng một mã số định danh điện tử (eID) duy nhất, trong đó bao gồm nhận dạng
qua điện thoại di động.

Báo cáo đánh giá về Hợp tác Công – tư (PPP) này là một phần đóng góp quan trọng của Ngân
hàng Thế giới cũng như Quỹ tư vấn đầu tư hợp tác công – tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng (PPIAF)
hỗ trợ CPVN xây dựng một chiến lược đúng đắn để từ đó thiết kế và triển khai các hệ thống định
danh điện tử (eID) bao gồm nền tảng nhận dạng di động (mobile ID) hợp tác với các nhà cung cấp
dịch vụ công. Báo cáo này nên nghiên cứu kết hợp với “Báo cáo Kỹ thuật về Định danh điện tử tại
Việt Nam”, để có được tầm nhìn và chiến lược triển khai hệ thống định danh điện tử đề xuất ở Việt
Nam.

Hiện tại, Thẻ chứng minh thư nhân dân là một dạng thẻ nhận dạng trên giấy do Bộ Công an cấp
cho mọi người dân từ 14 tuổi trở lên ở cấp tỉnh, thành phố. Do chưa có một quy trình tạo và loại
bỏ trùng lặp thẻ nhận dạng công dân ở cấp quốc gia nên có thể xảy ra trường hợp cấp nhiều hơn
một thẻ nhận dạng cho người dân. Và do hiện tại chưa có một cơ chế chính thức nào đảm bảo mã
số chứng minh cấp cho một người dân ở địa phương có tính duy nhất ở cấp quốc gia nên có thể
cấp cùng một mã số chứng minh cho nhiều hơn một người dân ở các tỉnh thành khác nhau. Việc
này dẫn tới khó khăn trong việc nhận dạng công dân khi cung cấp dịch vụ chỉ dựa trên một thẻ
chứng minh duy nhất. Phương pháp nhận dạng hiện tại phát sinh nhiều vấn đề tồn tại như tình
trạng lạm dụng số chứng minh mà không phát hiện được và rò rỉ phúc lợi xã hội..

Cần thiết lập một hệ thống nhận dạng quốc gia hiệu quả và mạnh về kỹ thuật để giải quyết các vấn
đề hiện nhà cung cấp dịch vụ và công dân Việt Nam đang phải đối mặt liên quan tới tạo định danh
và xác thực định danh duy nhất. Hệ thống định danh điện tử (eID) là một tập hợp công nghệ cho
phép cá nhân chứng minh điện tử danh tính – hay đặc điểm danh tính của họ vào một hệ thống
thông tin nhất định. Để tạo điều kiện triển khai hệ thống định danh điện tử, đề xuất thiết lập Khuôn
khổ cung cấp dịch vụ theo định danh điện tử (EISDF) nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ điện tử ở
cấp quốc gia đảm bảo nhận dạng và xác thực định danh công dân duy nhất một cách trực tiếp
hoặc trực tuyến. Một hệ thống như vậy sẽ đem lại lợi ích kinh tế và xã hội cho quốc gia và người
dân.

Cơ sở xây dựng mô hình hợp tác công tư (PPP) cho hệ thống định danh điện tử khá thuyết phục.
Tính cần thiết của một dự án định danh điện tử rất rõ ràng đối với Việt Nam và mọi cấp trong
chương trình định danh điện tử trên toàn quốc sẽ đòi hỏi các khuôn khổ, quy trình và công nghệ
mới. Tuy nhiên, phần lớn những thay đổi cần thiết không chỉ đòi hỏi nhiều vốn mà còn phức tạp
về mặt kỹ thuật và thương mại. Ngoài ra, chúng còn vượt ngoài phạm vi và kỹ năng của đa số các
chính phủ. Trao cho khu vực tư nhân thay mặt Chính phủ đảm trách vận hành và cung cấp dịch
vụ sẽ là một giải pháp tiềm năng, có lợi cho tất cả mọi người. Khi khu vực tư nhân tham gia đóng
góp vốn và vận hành hệ thống định danh điện tử, Chính phủ sẽ ở vị thế tốt hơn đảm bảo cung cấp
dịch vụ một cách hiệu quả, đồng thời công dân sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ cao hơn.

Trang 1 / 61
Tài liệu nghiên cứu này trình bày tóm tắt bối cảnh kỹ thuật của Dự án xây dựng hệ thống định danh
điện tử quốc gia (NID); nội dung chi tiết hơn có trong “Báo cáo kỹ thuật về định danh điện tử tại
Việt Nam” như đã đề cập ở trên. Tại Việt Nam, cả cơ quan cung cấp dịch vụ ở khu vực công và
khu vực tư nhân đều yêu cầu Chứng minh nhận dạng (PoI) trước khi cung cấp dịch vụ cho các cá
nhân. Việc thiết lập định danh cho từng cá nhân và xác nhận họ đủ điều kiện hưởng những lợi ích
nhất định thực sự cần thiết khi cung cấp dịch vụ trên thực tế hay thanh toán cho người dân. Do
vậy, một hệ thống định danh điện tử hiệu quả sẽ cần tới một hệ thống xác thực điện tử
(eAuthentication) đủ tin cậy làm nền tảng cung cấp dịch vụ nhanh chóng và đảm bảo.

Bộ Công an cấp thẻ và mã số chứng minh cho tất cả những người đang cư trú tại Việt Nam. Các
nhà cung cấp dịch vụ sử dụng thẻ đó làm tài liệu chứng minh nhận dạng để từ đó thiết lập và xác
thực danh tính của người dân. Tại Việt Nam, đã tồn tại nhu cầu về một hệ thống định danh điện tử
(eID) và xác thực điện tử (eAuthentication), thể hiện qua các mục đích và mục tiêu phát triển của
Dự án trọng điểm xây dựng hệ thống nhận dạng của quốc gia (NID). Sự ra đời của các dịch vụ
định danh điện tử sẽ tạo điều kiện để định danh và xác thực/xác minh điện tử trở thành một dịch
vụ giá trị gia tăng, một phần không thể tách rời trong mục đích và mục tiêu của Dự án xây dựng
hệ thống nhận dạng quốc gia mở rộng. Sau khi hoàn thiện, chức năng định danh điện tử sẽ chỉ là
một hệ thống con trong một quy trình có quy mô lớn hơn. Các cuộc gặp trao đổi với nhiều bên liên
quan chủ chốt tại Việt Nam đã chứng minh dịch vụ định danh điện tử sẽ đem lại lợi ích to lớn cho
nhiều đơn vị phục vụ khách hàng khu vực công như Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (VSS), Bộ Y tế
(MoH), Tổng Cục Thuế và các doanh nghiệp khu vực tư nhân như ngân hàng thương mại và công
ty viễn thông.

Báo cáo rà soát và phân tích khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho thấy các dự án hợp tác công tư
được duyệt theo các quy định hiện hành, cụ thể là Nghị định 108 năm 2009 và Nghị định 71 năm
2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Hiện có thể tồn tại một số điểm chưa rõ ràng trong
những nghị định này liên quan tới quyền hạn hợp pháp và trách nhiệm chính thức của các tổ chức
liên quan như Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính song vẫn có những tiền đề đảm bảo giải quyết thành
công những điểm này.

Xét về mặt thể chế, đề xuất các cơ quan liên quan trong khu vực công tham gia vào Dự án xây
dựng hệ thống nhận dạng của quốc gia, cụ thể như Bộ KH&ĐT, Bộ Công an, Bộ Thông tin và
Truyền thông; cũng như các tổ chức thụ hưởng như Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và
Bộ Y tế đưa ra những bước đi cụ thể nhằm củng cố năng lực thể chế để có thể tiến hành các thủ
tục PPP như trên. Các dự án hợp tác công tư thí điểm trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam
đã giải quyết những thiếu sót này thông qua các Thỏa thuận Thực hiện PPP trong đó quy định rõ
quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của khu vực công trong các giao dịch PPP. Một giải pháp tương
tự có thể đáp ứng nhu cầu của dự án hợp tác công tư về lĩnh vực định danh điện tử trong tương
lai.

Kinh nghiệm quốc tế về triển khai dịch vụ chính phủ điện tử theo hình thức PPP hiện vẫn còn hạn
chế. Mặc dù lĩnh vực định danh điện tử hiện đang tăng trưởng nhanh chóng trên thế giới song đây
vẫn là một dịch vụ tương đối mới. Kết quả là, mới chỉ có một số ít dự án PPP hoàn thiện trong lĩnh
vực định danh điện tử. Báo cáo này nghiên cứu những kinh nghiệm và bài học rút ra tại An-ba-ni,
Úc và Phi-líp-pin. Các quốc gia này đã thiết kế và triển khai thỏa thuận PPP trong nhiều hợp phần
khác nhau của dự án định danh điện tử tại quốc gia mình. Dưới đây là những bài học then chốt có
thể hữu ích cho Dự án xây dựng hệ thống nhận dạng quốc gia:

Trang 2 / 61
 Chia sẻ rủi ro về nhu cầu. Đối với một lĩnh vực như định danh điện tử, mức độ nhu cầu
không rõ ràng hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát của đối tác tư nhân, cần Chính phủ chia sẻ
rủi ro như cấu trúc lại các “khoản thanh toán sẵn sàng cung cấp dịch vụ” cố định.

 Tích cực hỗ trợ công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về dịch vụ định danh điện
tử. Chính phủ cần tích cực hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng, phát triển và sử
dụng cơ sở dữ liệu Mã số định danh quốc gia (NIN). Nếu không có cơ sở dữ liệu này, các
nhà cung cấp dịch vụ (khu vực công và tư) và người dùng cuối có xu hướng tiếp tục phụ
thuộc vào cơ chế nhận dạng trên giấy truyền thống.

 Tính cần thiết của các chuẩn mực đầu ra rõ ràng đánh giá kết quả thực hiện. Việc
xây dựng các chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện hợp tác công tư PPP có thể là một thách
thức do khu vực công ít có kinh nghiệm xử lý công nghệ mới. Cần đầu tư thời gian và
nguồn lực để đảm bảo tính toàn diện, rõ ràng, súc tích và không mơ hồ của các chuẩn
mực đầu ra cuối cùng.

 An toàn dữ liệu định danh điện tử. Trong lĩnh vực định danh điện tử sẽ phải tiếp cận
hàng triệu hồ sơ và dữ liệu định danh duy nhất của công dân. Để các dự án hợp tác công
tư thành công trong lĩnh vực này, cần đưa các biện pháp rõ ràng vào trong hợp đồng PPP
để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về an toàn dữ liệu, bao gồm các tiêu chuẩn về
an ninh, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và quy trình vận hành của đối tác khu vực tư nhân
đồng thời tổ chức kiểm toán thường xuyên xác nhận tuân thủ theo các tiêu chuẩn về an
toàn.

Hiện có bốn phương án cấu trúc hợp tác công tư PPP đã được xác định và đánh giá dựa trên kết
hợp khác nhau giữa nhà cung cấp dịch vụ định danh điện tử khu vực tư nhân (một nhà cung cấp
hay nhiều nhà cung cấp), khách hàng và hình thức mua sắm dịch vụ định danh điện tử (một người
mua hay nhiều người mua). Trong bốn phương án trên, khuyến nghị lựa chọn cấu trúc PPP gồm
một nhà cung cấp tư nhân duy nhất thay vì tập hợp nhiều nhà cung cấp đủ năng lực. Những thách
thức về mặt kỹ thuật và hành chính khi phải đảm bảo khả năng tương tác liên thông giữa nhiều
nhà cung cấp khu vực tư nhân cũng như thách thức của việc “phân mảnh” lĩnh vực này cho nhiều
nhà cung cấp dịch vụ nhận dạng tư nhân khác nhau sẽ không đem lại lợi ích gì cho giai đoạn phát
triển ban đầu của một dự án mới triển khai một khái niệm mới. Một trong những tiêu chí then chốt
có thể đề xuất khi chấm thầu PPP làm cơ sở trao thầu trong tương lai là yêu cầu nhà thầu phải có
mức doanh thu tối thiểu được Chính phủ bảo lãnh thấp nhất.

Kết luận tổng quan cho phần đánh giá này như sau: hình thức hợp tác công tư PPP không chỉ có
tính khả thi mà còn là một phương án hấp dẫn đối với Chính phủ Việt Nam vì nó sẽ phân bổ rủi ro
về kỹ thuật, thương mại và hiệu quả thực hiện sang cho đối tác tư nhân có kinh nghiệm và đủ năng
lực. Tiếp theo, Chính phủ giữ chân đội ngũ cố vấn giao dịch PPP có trình độ để hoàn thiện thiết kế
chi tiết của dự án, đội ngũ này cũng sẽ chuẩn bị hồ sơ thầu và hợp đồng PPP. Ngoài ra, họ còn tư
vấn cho Chính phủ trong quá trình đấu thầu, chấm thầu, đàm phán hợp đồng chính thức và lập
đơn vị và kế hoạch giám sát hợp đồng PPP của Dự án. Bản dự thảo điều khoản tham chiếu được
sử dụng để tuyển cố vấn giao dịch PPP có trong Phụ lục của báo cáo này.

Trang 3 / 61
3 GIỚI THIỆU
3.1 Mục đích
Báo cáo này nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của cấu trúc đấu thầu theo hình thức hợp tác
công tư (PPP) để cung cấp dịch vụ Định danh điện tử (eID) và các dịch vụ xác thực và xác minh
liên quan theo nhu cầu của Chính phủ Việt Nam, mỗi công dân, doanh nghiệp và tổ chức phi chính
phủ trong quá trình triển khai Dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử quốc gia (NID).

Dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử quốc gia (NID) là một nhiệm vụ quan trọng và lâu dài
với mục tiêu cấp mã số định danh quốc gia cho hơn 62 triệu dân Việt Nam. Mã số NID đề xuất sẽ
được sử dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ của các Cơ quan quản lý dịch vụ xác thực (ASA)
khu vực công và nhiều doanh nghiệp tư nhân như ngân hàng thương mại và định chế tài chính.

Dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử quốc gia đề xuất bao gồm một số loại hình dịch vụ,
tất cả các dịch vụ này phải đảm bảo đạt được mục tiêu và mục đích tổng thể. Giai đoạn ban đầu
theo dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2020, thời điểm toàn bộ dân số Việt Nam sẽ được cấp mã số
định danh điện tử quốc gia duy nhất. Một yêu cầu dịch vụ cốt yếu của Dự án là đảm bảo hệ thống
định danh điện tử quốc gia hoạt động một cách nhanh chóng và đáng tin cậy. Ngoài ra, Cơ quan
quản lý dịch vụ xác thực khu vực công và doanh nghiệp tư nhân còn dễ dàng tiếp cận hệ thống
định danh điện tử quốc gia để xác minh danh tính duy nhất của từng công dân và doanh nghiệp
khi cung cấp dịch vụ công và thiết lập tài khoản mới.

Trọng tâm của báo cáo này là đánh giá một cách hệ thống tính khả thi của quy trình Xác minh điện
tử (eVerification) do một đối tác tư nhân có năng lực thực hiện theo hình thức hợp đồng PPP. Quy
trình này sẽ cung cấp một giải pháp hiệu quả và hấp dẫn kèm theo các lợi ích quan trọng và dài
hạn đáng với số tiền đầu tư bỏ ra (VfM).

3.2 Bối cảnh Dự án


Đánh giá tính khả thi của hợp tác công tư trong Dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử quốc
gia được xây dựng trên cơ sở và thực hiện song song với “Báo cáo Kỹ thuật về định danh điện tử
tại Việt Nam”. Báo cáo kỹ thuật đã xác định tầm nhìn và chiến lược triển khai cung cấp dịch vụ
định danh điện tử tại Việt Nam. Báo cáo này cũng định nghĩa những hình thức sử dụng dịch vụ
định danh điện tử phù hợp và đổi mới trong quá trình chuyển đổi, nâng cao trách nhiệm giải trình
và hiệu quả cung cấp đa dạng dịch vụ khách hàng và dịch vụ công của cả khu vực công và khu
vực tư nhân.

Các hệ thống định danh điện tử quốc gia, kể cả các hệ thống nhận dạng di động, đem lại nhiều lợi
ích quan trọng cho cá nhân, chính phủ và doanh nghiệp thương mại. Các công nghệ nhận dạng
sinh trắc học điện tử (gọi chung là định danh điện tử - eID) giúp mở rộng đáng kể quy mô của các
hệ thống nhận dạng chính thức, đây cũng là điều kiện cần thiết để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Chẳng hạn như, một cá nhân không có khả năng tự xác thực bản thân trước nhà cung cấp dịch
vụ làm hạn chế đáng kể khả năng tiếp cận quyền và nghĩa vụ cơ bản trong bối cảnh đương thời;
các quyền và nghĩa vụ này bao gồm khả năng tham gia bỏ phiếu bầu cử và tiếp nhận dịch vụ y tế
công, lợi ích giáo dục, thanh toán chuyển tiền điện tử và các đặc quyền công nghệ chính khác.

Các chính phủ trên toàn cầu hiện đang tạo lập hệ thống định danh điện tử để đẩy nhanh cung cấp
dịch vụ và lợi ích tới những đối tượng phụ thuộc nhiều nhất – nhóm nghèo nhất trong dân số.
Những ví dụ thường gặp về dịch vụ công được hỗ trợ bởi dịch vụ định danh điện tử bao gồm cung
cấp phúc lợi xã hội, như trong trường hợp cứu trợ thiên tai tại Kê-ni-a và Pa-ki-xtan, phúc lợi hưu
Trang 4 / 61
trí cho người già tại Ni-giê-ria và chuyển tiền có điều kiện giúp các bà mẹ cho con đi học tại Ấn Độ
và Tan-za-nia.

Các dịch vụ định danh điện tử tạo điều kiện cho những đổi mới kinh tế then chốt ở các tổ chức
công và doanh nghiệp tư nhân: chúng hỗ trợ xác thực điện tử mạnh hơn và cho phép cung cấp
dịch vụ có giá trị cao hơn đòi hỏi mức độ đảm bảo an toàn lớn. Hệ thống định danh điện tử cũng
đem lại những lợi ích kinh tế lớn nhờ cắt giảm chi phí và gia tăng năng suất lao động trong khu
vực công, đồng thời tăng cường ứng dụng các dịch vụ trực tuyến. Củng cố niềm tin đối với định
danh trực tuyến và niềm tin hai chiều giữa các bên tham gia giao dịch và liên lạc trên kênh trực
tuyến cũng là một lợi thế cho tất cả các bên. Hệ thống định danh điện tử có thể giúp giảm tình
trạng gian lận danh tính và cho phép cá nhân tiếp cận các dịch vụ chính yếu một cách an toàn hơn
trong nhiều hoạt động như dịch vụ ngân hàng và thanh toán qua điện thoại di động, ứng dụng di
động trong lĩnh vực y tế.

Trong bối cảnh cơ sở xây dựng Dự án hệ thống định danh điện tử của quốc gia, Chính phủ Việt
Nam bày tỏ sự quan tâm tới cơ hội triển khai một hệ thống định danh điện tử toàn diện tại Việt
Nam. Bộ Công an hiện đang thí điểm hệ thống nhận dạng của quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ Thông
tin và Truyền thông cũng đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai hệ thống này – một
Cơ sở hạ tầng mã khóa công khai (PKI) và cấp thẻ nhận dạng NID bắt buộc. Một số cơ quan chính
phủ hiện đang tham gia triển khai Cơ sở hạ tầng mã khóa công khai trọng yếu và Chính phủ Việt
Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể so với lịch trình dự kiến. Chính phủ cũng đang lên kế hoạch xây
dựng một Khuôn khổ xác thực điện tử quốc gia (NAF) nhằm tạo môi trường thuận lợi hết sức cần
thiết để người sử dụng tiếp cận dịch vụ công và phúc lợi xã hội chỉ bằng một định danh điện tử
duy nhất.

Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ
dựa trên định danh điện tử vì có thể đảm bảo tính khả thi về tài chính và tính bền vững của Dự án.
Trên thế giới, vai trò của khu vực tư nhân trong quá trình thiết kế, cấp vốn và lắp đặt cơ sở hạ tầng
định danh điện tử và cung cấp dịch vụ định danh điện tử như xác thực và xác minh, ngày càng gia
tăng.

Thông qua hợp tác công tư (PPP), một số chính phủ đã triển khai dự án xây dựng hệ thống định
danh điện tử. Phạm vi của những PPP này rất khác nhau từ giao trách nhiệm cho khu vực công
cung cấp một dịch vụ định danh điện tử cụ thể (như sản xuất và cấp hộ chiếu điện tử). Các quốc
gia theo đuổi hình thức hợp tác công tư để xây dựng toàn bộ hoặc một phần hệ thống định danh
điện tửbao gồm Phi-líp-pin, An-ba-ni, E-xtô-nia, Ấn Độ, Bỉ, Ma-lay-xia, Na Uy và Thụy Điển. Những
bài học rút ra từ những kinh nghiệm quốc tế chọn lọc này đưa ra định hướng quý báu về những
thông lệ tốt nhất để sao chép cách thức cấu trúc PPP trong lĩnh vực định danh điện tử tại Việt
Nam, cũng như các lỗi thường gặp và khó khăn thực tế cần vượt qua. Báo cáo này nghiên cứu
một vài kinh nghiệm hợp tác công tư trong xây dựng hệ thống định danh điện tử như đề cập ở
trên.

Trang 5 / 61
4 ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH BỐI CẢNH DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG
ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ CỦA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM
Trong báo cáo đánh giá, phần này đi sâu vào rà soát và phân tích tình hình nhận dạng công dân
hiện nay ở Việt Nam, khẳng định nhu cầu đối với dịch vụ định danh điện tử và đề xuất một khuôn
khổ định danh điện tử trình lên Chính phủ Việt Nam xem xét. Cơ sở của Dự án xây dựng hệ thống
định danh điện tử đề xuất này dựa trên: (i) bối cảnh kỹ thuật, và (ii) mức độ nhu cầu dịch vụ định
danh điện tử. Cuối cùng, phần này sẽ trình bày Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử dự
kiến (EISDF).

4.1 Bối cảnh kỹ thuật hiện tại cho Dịch vụ định danh điện tử tại Việt Nam
Hệ thống định danh điện tử là một khái niệm mới đối với phần lớn các bên liên quan chính ở Việt
Nam: cả khu vực công và khu vực tư nhân cũng như mỗi công dân. Nhằm đánh giá tính khả thi
của phương pháp PPP trong cung cấp dịch vụ định danh điện tử, cần nắm rõ công nghệ, cách
thức vận hành dịch vụ định danh điện tử của Dự án. Phần lớn thông tin trình bày tóm tắt ở đây
được trích từ báo cáo kỹ thuật đã được lập song song với nghiên cứu này.

Tại Việt Nam, các đơn vị cung cấp dịch vụ công và tư nhân thường yêu cầu xuất trình Chứng minh
Nhận dạng (PoI) trước khi cung cấp dịch vụ cho cá nhân. Người dân Việt Nam cần xây dựng danh
tính thường xuyên trước khi tiếp nhận dịch vụ từ nhà cung cấp, bao gồm các hoạt động phổ biến
như mở tài khoản ngân hàng, rút hay gửi tiền, xin mã số thuế, hưởng phúc lợi hưu trí hay sử dụng
dịch vụ y tế.

Trong điều kiện hiện nay, bất kỳ đơn vị cung cấp dịch vụ nào tại Việt Nam cũng cần phải trước tiên
tạo lập nhận dạng của các cá nhân và sau đó xác nhận xem trên thực tế họ có đủ điều kiện hưởng
các lợi ích không - đây là những điều kiện tiên quyết để cung cấp dịch vụ hay thanh toán cho người
dân. Trong điều kiện lý tưởng, nhận dạng cá nhân cần mang tính duy nhất và xác minh nhận dạng
được thực hiện độc lập với dịch vụ sử dụng. Trong thực tiễn hiện tại ở Việt Nam, xác định rất cụ
thể quyền được hưởng dịch vụ và việc này do mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện một cách
riêng biệt. Chẳng hạn, thẻ bảo hiểm y tế thường được cấp dựa trên thẩm định nhận dạng cá nhân
(tên gọi, địa chỉ) và xác định quyền hưởng bảo hiểm y tế. Quá trình tạo lập nhận dạng thường bao
gồm hai bước:

 Tạo lập nhận dạng là cơ chế xác định nhận dạng của một cá nhân bằng cách cung cấp
(các) mã thông báo nhận dạng (token) cho người đó theo một hình thức nào đó (vật chất
và/hoặc điện tử). Đây là hoạt động diễn ra một lần.

 Xác thực nhận dạng là quy trình thẩm định “cá nhân người đòi hỏi đó là ai” bằng cách
kiểm tra mã thông báo nhận dạng gán cho cá nhân đó. Việc này có thể thực hiện một cách
thủ công, điện tử hoặc kết hợp cả hai.

Tại Việt Nam, Bộ Công an cấp Thẻ Chứng minh nhân dân cho người dân từ 14 tuổi trở lên kèm
theo một mã số nhận dạng tương ứng. Xuất trình thẻ chứng minh như là tài liệu chứng minh nhận
dạng (PoI) của mỗi cá nhân. Thẻ chứng minh sẽ tạo lập và xác thực nhận dạng của người dân tại
thời điểm cung cấp dịch vụ.

Do thiếu một hệ thống tạo lập nhận dạng công dân và quy trình loại bỏ trùng lặp nhận dạng ở cấp
quốc gia nên có thể xảy ra trường hợp cấp nhiều hơn một thẻ chứng minh cho cùng một người
dân. Ngoài ra, vì chưa có cơ chế chính thức đảm bảo mã số nhận dạng cấp cho một người dân ở

Trang 6 / 61
địa phương là duy nhất ở cấp quốc gia nên có thể cấp cùng một mã số nhận dạng cho hơn một
người dân tại thời điểm cung cấp dịch vụ nếu chỉ có thẻ chứng minh thư nhân dân như hiện tại.

Hiện nay ở Việt Nam, người dân tiếp xúc với nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, mỗi nhà cung
cấp lại có hệ thống tạo lập và cơ chế xác thực nhận dạng riêng. Nhà cung cấp dịch vụ ở khu vực
công và khu vực tư nhân thường tuân thủ theo quy trình của họ để tạo lập nhận dạng và xác định
điều kiện hưởng dịch vụ tại thời điểm cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
(VSS) duy trì cơ sở dữ liệu về người thụ hưởng và các hệ thống xác minh điều kiện hưởng dịch
vụ đối với nhiều chương trình phúc lợi khác nhau như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, v.v.
Một mã thông báo nhận dạng riêng (token) dưới dạng thẻ giấy được cấp cho người dân trong từng
chương trình. Mỗi chương trình sử dụng hệ thống xác thực nhận dạng và xác minh điều kiện
hưởng.

Đặt trong bối cảnh kỹ thuật như trình bày ở trên, các cơ chế tạo lập và xác thực nhận dạng tại Việt
Nam đã tạo ra những thách thức then chốt sau đây:

1. Do quy trình tạo lập nhận dạng của mỗi chương trình là khác nhau nên thông tin cá nhân
thu thập được từ mỗi người dân và thủ tục xác minh và thẩm định thông tin đó kéo theo
tình trạng tạo lập nhiều danh tính cho cùng một người dân.
2. Tồn tại những rò rỉ trong hệ thống phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội do tạp lập nhiều
danh tính và danh tính giả trong cùng một chương trình phúc lợi vì không thể nhận dạng
mỗi cá nhân là duy nhất ở Việt Nam.
3. Các cơ quan cung cấp dịch vụ công không có khả năng đối chiếu nhiều lợi ích khác nhau
cho từng cá nhân trong các chương trình khác nhau dẫn tới về mặt kỹ thuật không có khả
năng xác minh chính xác tình trạng có đủ điều kiện hưởng của mỗi người dân.
4. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ khu vực công và khu vực tư nhân đã thiết kế và xác định các
quy trình nhận dạng và xác thực nhận dạng khách hàng/người thụ hưởng đáp ứng các
yêu cầu riêng của họ, không có hoặc khả năng tương tác liên thông hạn chế vì đa số bằng
chứng thông báo nhận dạng (token) chỉ được chấp nhận cho một mục đích cụ thể và ở
một địa điểm nhất định.
5. Do hiện tại sử dụng hệ thống thẻ chứng minh dạng giấy, trong đó tạo lập nhiều danh tính
cho cùng một người dân ở các địa điểm khác nhau nên phát sinh rủi ro từ việc lấy cắp
danh tính và lạm dụng bản sao những loại giấy tờ chứng minh nhận dạng thường được
nộp làm bằng chứng cao hơn. Việc làm giả một tài liệu nhận dạng bản cứng là tương đối
dễ dàng nhưng khó có thể chứng minh được những tài liệu hay bản sao đó thực sự có
phải là giả không.
6. Sự trùng lặp trong quy trình tạo lập nhận dạng giữa “cục bộ” từng nhà cung cấp dịch vụ
làm gia tăng tổng chi phí dịch vụ nhận dạng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, còn gây ra sự bất
tiện lớn đối với người dân cần duy trì và tạo lập các bằng chứng thông báo nhận dạng
khác nhau cho mỗi dịch vụ công chính mà họ sử dụng.
7. Việc mỗi nhà cung cấp dịch vụ thiết kế một quy trình tạo lập và xác thực nhận dạng riêng
kéo theo chi phí thiết lập cơ chế xác thực có ý nghĩa quan trọng đối với nhà cung cấp dịch
vụ cao hơn. Hiện chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô từ một quy trình xác thực
nhận dạng chung. Tính không hiệu quả về chi phí sẽ tiếp tục gia tăng nếu phần lớn bằng
chứng thông báo nhận dạng do các đơn vị cung cấp dịch vụ dưới dạng token cứng trên
cơ sở phương pháp “những gì bạn có”.
8. Tại thời điểm hiện nay, không thể xác minh được một người mang bằng chứng nhận dạng
có thực sự là chủ sở hữu hợp pháp không trừ phi có in ảnh kèm theo.

Trang 7 / 61
9. Khó có thể xác định trường hợp lạm dụng danh tính và bằng chứng thông báo nhận dạng
vì không có hồ sơ kiểm tra truy nguyên xác thực. Để làm được việc này trong điều kiện
hiện nay đòi hỏi một quy trình kiểm tra thủ công tốn nhiều công sức.

4.2 Nhu cầu đối với dịch vụ định danh điện tử và Đánh giá nhu cầu
Một nhiệm vụ quan trọng cần làm trong bất kỳ đánh giá nào về tình trạng cung cấp dịch vụ công
thông qua thỏa thuận hợp tác công tư (PPP) là xác định xem liệu có tồn tại nhu cầu rõ ràng về dịch
vụ đó không và có ước tính đáng tin cậy nào về mức độ nhu cầu không. Ước tính mức độ nhu cầu
giúp xác định năng lực cần có của đối tác tư nhân và ngược lại xác định mức đầu tư vốn trang bị
được năng lực này.

Nhu cầu tổng thể về một hệ thống định danh điện tử và xác thực điện tử đáng tin cậy tại Việt Nam
được xác định dựa trên báo cáo kỹ thuật về hệ thống định danh điện tử. Các dịch vụ định danh
điện tử đề xuất sẽ cung cấp dịch vụ định danh điện tử và xác minh/xác thực trực tuyến dưới dạng
dịch vụ giá trị gia tăng, đây sẽ là một phần không thể tách rời để hoàn thành các mục tiêu và mục
đích của Dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử của quốc gia (NID) mở rộng. Hệ thống NID
này sẽ bao gồm nhiều hệ thống định danh điện tử con, một tập hợp công nghệ cho phép các cá
nhân chứng minh danh tính, hay một đặc điểm danh tính của họ qua kênh điện tử vào một hệ
thống thông tin cụ thể. Một hệ thống định danh điện tử hiệu quả tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cung
cấp dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy song cũng cần thiết lập một hệ thống xác minh và xác
thực điện tử đủ mạnh và chắc chắn làm nền tảng.

Các bên liên quan chính tại Việt Nam đã xác nhận tồn tại nhu cầu về cung cấp dịch vụ định danh
điện tử từ nhiều đơn vị phục vụ khách hàng khu vực công như Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Y tế
và các cơ quan khác cũng như các doanh nghiệp tư nhân (ngân hàng thương mại, công ty viễn
thông, v.v). Nhóm bên liên quan nòng cốt này thực sự có nhu cầu cấp thiết đối với dịch vụ xác
minh và xác thực điện tử. Tình trạng thiếu các phương thức điện tử sẵn có giúp nhận diện và xác
minh công dân là một điểm thắt nút quan trọng tới khả năng cung cấp dịch vụ kịp thời cho người
dân của các đơn vị này. Hệ thống định danh điện tử quốc gia sẽ không thể hoạt động nếu không
có một quy trình xác minh và xác thực danh tính điện tử thực sự hiệu quả và đáng tin cậy.

Mặc dù nhu cầu về dịch vụ định danh điện tử ở Việt Nam được các bên liên quan chính thừa nhận
là một phần thiết yếu của bất kỳ dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử quốc gia đáng tin cậy
và bền vững nào, song để ước tính và đo lường được mức độ nhu cầu đó thực sự là một thách
thức do kết hợp nhiều yếu tố.

Thứ nhất là, công nghệ định danh điện tử và nhiều dịch vụ điện tử khác bao gồm Khuôn khổ cung
cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF) về cơ bản đều là những khái niệm mới ở Việt Nam. Hiện
chưa có nhiều hồ sơ chính thức về mức độ nhu cầu sử dụng dịch vụ nhận dạng và xác minh điện
tử. Mặc dù có ước tính khái quát về tổng số định danh điện tử sẽ được tạo ra (dân số Việt Nam
hiện tại là 62 triệu người) song vẫn chưa có khung thời gian rõ ràng về thời điểm khi nào thì tất cả
các cơ quan liên quan của khu vực công chuyển sang hệ thống định danh điện tử. Đây là một
thách thức thường gặp khi ước tính nhu cầu dịch vụ định danh điện tử mới trong tương lai.

Thứ hai là, Dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử của quốc gia là một nhiệm vụ lâu dài, hiện
vẫn đang triển khai và dự kiến sẽ không hoàn thành trước năm 2020. Trong khoảng thời gian này
khi gán và phân bổ định danh điện tử, nhu cầu dịch vụ định danh điện tử dự kiến sẽ tăng. Tuy
nhiên, khó dự báo được chắc chắn mức độ nhu cầu dịch vụ cuối cùng cho đến khi hoàn thành việc

Trang 8 / 61
cấp định danh điện tử và sử dụng hệ thống định danh điện tử tại tất cả cơ quan khu vực công trên
cả nước.

Thứ ba là, một phần đóng góp quan trọng vào nhu cầu dự kiến về dịch vụ định danh điện tử là từ
các tổ chức tư nhân như ngân hàng thương mại, công ty viễn thông, hãng máy bay, doanh nghiệp
trực tuyến và bất kỳ doanh nghiệp nào khác thường yêu cầu khách hàng cung cấp nhận dạng.
Theo như nhận định của phần lớn các bên liên quan đã tiếp xúc trao đổi tại Việt Nam, nhu cầu về
dịch vụ định danh điện tử từ các doanh nghiệp tư nhân dự kiến sẽ tăng trong tương lai. Tuy nhiên,
khó dự báo được nhu cầu theo từng tháng hoặc từng năm, trong giai đoạn ngắn đến trung hạn (cụ
thể là trong 3-5 năm tới).

Đa số đánh giá nhu cầu cho các dự án hợp tác công tư đề xuất áp dụng theo phương pháp sau:
trước tiên nhận diện tất cả các tổ chức công có thể sử dụng dịch vụ mới, sau đó tiến hành khảo
sát một cách hệ thống mức độ nhu cầu của từng bên sử dụng khu vực công.

Những đơn vị khu vực công sử dụng dịch vụ định danh điện tử tại Việt Nam bao gồm Bộ Công an,
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động & Thương binh Xã hội (LĐ&TBXH),
Tổng Cục Thuế, Cơ quan Di trú, Đề án quốc gia về đảm bảo việc làm nông thôn, Cơ quan chứng
thực của Chính phủ, và Tập đoàn Bưu chính và Viễn thông Việt Nam.

Những đơn vị tư nhân sử dụng dịch vụ định danh điện tử bao gồm ngân hàng thương mại, định
chế tài chính, hãng bảo hiểm, công ty viễn thông, dịch vụ y tế, công ty vận tải, khách sạn, hãng du
lịch và các nhà cung cấp dịch vụ thương mại khác.

4.3 Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử


Cần triển khai một hệ thống định danh điện tử của quốc gia hiệu quả, mạnh về mặt kỹ thuật và mới
nhất để đối phó với những thách thức kỹ thuật đề cập ở Phần 3.1 mà hiện các nhà cung cấp dịch
vụ và người dân Việt Nam đang gặp phải liên quan tới việc tạo lập và xác thực nhận dạng duy
nhất. Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử đề xuất đặt mục tiêu giải quyết những thách
thức này và đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như nhà cung cấp dịch vụ.

Trang 9 / 61
DV nhận dạng và xác Dịch vụ tạo nguồn Dịch vụ thanh toán Dịch vụ chữ ký DỊch vụ nhận dạng
Dịch vụ xác thực
thực KH điện tử thông tin nhận dạng điện tử số
di động
điện tử

Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử


(EISDF) theo định danh điện tử

Định danh điện tử

Cấp quốc gia


Hệ thống tạo lập(eID + NID)
Bộ Công an ChÍnh phủ Việt Nam .

Hệ thống nhận dạng quốc gia

Hình 1: Cơ cấu tổ chức hệ thống định danh điện tử quốc gia


Các dịch vụ cung cấp. Dưới đây giải thích một số dịch vụ chính có thể cung cấp khi triển khai
Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF):

1. Dịch vụ xác thực định danh điện tử. Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử
(EISDF) sẽ tạo điều kiện cung cấp dịch vụ nhận dạng và xác thực nhận dạng điện tử duy
nhất ở tầm quốc gia cho mọi người dân qua kênh trực tiếp hoặc trực tuyến. Các nhà cung
cấp dịch vụ khu vực công và tư nhân sẽ sử dụng dịch vụ này để cung cấp dịch vụ định
danh điện tử sử dụng các ứng dụng định danh điện tử tới các đối tượng Khách hàng /
Người thụ hưởng / Người đăng ký thuê bao (CBS).

2. Dịch vụ tạo nguồn thông tin định danh điện tử. Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh
điện tử (EISDF) sẽ cung cấp dịch vụ tạo nguồn thông tin định danh điện tử cho phép sử
dụng dịch vụ xác thực định danh điện tử bằng cách đối chiếu hồ sơ khách hàng / người
hưởng thụ / người đăng ký thuê bao với Mã số chứng minh nhận dạng quốc gia (NIN) duy
nhất ở cấp quốc gia khi đăng ký thuê bao.

3. Dịch vụ chữ ký số. Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF) sẽ đưa việc
công dân sử dụng chữ ký số trên các tài liệu/văn bản điện tử trong các giao dịch với khu
vực công và khu vực tư nhân đi vào có hiệu lực. Dịch vụ này cho phép xử lý dịch vụ điện
tử không cần tới giấy tờ và loại bỏ yêu cầu chữ ký viết tay.

4. Dịch vụ nhận dạng và xác nhận khách hàng điện tử (eKYC). Khuôn khổ cung cấp dịch
vụ định danh điện tử (EISDF) sẽ cung cấp một quy trình nhận dạng và xác nhận khách
hàng điện tử (eKYC) tập trung, theo đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ có thể nhận diện khách
hàng / người hưởng thụ / người đăng ký thuê qua kênh điện tử để xác thực rõ ràng những
đối tượng này. Dịch vụ nhận dạng và xác nhận khách hàng điện tử (eKYC) trên cơ sở định
danh điện tử (eID) sẽ cung cấp bằng chứng nhận dạng (PoI) và bằng chứng địa chỉ (PoA),

Trang 10 / 61
cùng với ngày sinh và giới tính. Ngoài ra, còn cung cấp số điện thoại di động và địa chỉ
email của công dân cho nhà cung cấp, đẩy mạnh hợp lý hóa quy trình cung cấp dịch vụ.

5. Dịch vụ thanh toán điện tử (ePayment). Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử
(EISDF) sẽ cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử tập trung trên cơ sở định danh điện tử
thông qua Hệ thống cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDP). Với dịch vụ thanh toán
điện tử, các cơ quan chính phủ sẽ có thể chuyển tiền phúc lợi chương trình công như hưu
trí xã hội, phúc lợi y tế, học bổng, v.v tới những người thụ hưởng mục tiêu. Dịch vụ thanh
toán điện tử sẽ hỗ trợ thanh toán liền mạch giữa Chính phủ và Người dân vào thẳng tài
khoản ngân hàng của đối tượng thụ hưởng được xác định qua nhận dạng điện tử của đối
tượng thụ hưởng.

6. Nhận dạng di động (Mobile ID). Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF)
cho phép sử dụng điện thoại di động để nhận dạng di động khi cung cấp dịch vụ nhận
dạng. Dịch vụ này sẽ mở rộng đáng kể mức độ tiếp cận và lịch cung cấp dịch vụ định danh
điện tử tới toàn bộ công dân Việt Nam.

Những khái niệm chính liên quan đến Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử
(EISDF). Dưới đây là một số khái niệm chính cho phép triển khai các dịch vụ định danh điện tử
một cách liền mạch.

1. Nhà cung cấp dịch vụ nhận dạng tập trung ở cấp quốc gia. Khuôn khổ cung cấp dịch
vụ định danh điện tử (EISDF) sẽ do một nhà cung cấp dịch vụ nhận dạng tập trung, thuộc
chính phủ và ở cấp quốc gia.

2. Các ứng dụng và cung cấp dịch vụ đòi hỏi định danh điện tử. Các ứng dụng cung cấp
dịch vụ sử dụng các chức năng định danh điện tử để nhận diện và xác thực người dân,
hay còn gọi là “các ứng dụng đòi hỏi định danh điện tử”. Việc sử dụng các ứng dụng đòi
hỏi định danh điện tử còn được gọi là “cung cấp dịch vụ đòi hỏi định danh điện tử”.

3. Quy trình tạo lập nhận dạng tập trung ở cấp quốc gia. Khuôn khổ cung cấp dịch vụ
định danh điện tử (EISDF) sẽ dựa trên hệ thống tạo lập nhận dạng tập trung do cơ quan
trung ương vận hành cấp thẻ định danh điện tử. Một quy trình tạo lập nhận dạng tập trung
cần đảm bảo tính duy nhất của định danh điện tử. Do vậy, các nhà cung cấp dịch vụ sử
dụng Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử để xác thực nhận dạng cho các khách
hàng /người thụ hưởng / người đăng ký thuê bao sẽ không phải lặp lại quy trình riêng phục
vụ cho mục đích này. Việc này sẽ tránh trường hợp tạo lập quá nhiều danh tính cho cùng
một công dân từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau.

Cơ chế này sẽ loại bỏ nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ tạo lập nhận dạng trùng lặp
và dẫn tới cắt giảm chi phí nhận dạng. Khuôn khổ này sẽ tận dụng cải tiến công nghệ cho
phép nhà cung cấp đem đến dịch vụ chất lượng cao hơn cho người dân, trao quyền cho
công dân chức minh nhận dạng ở mọi nơi, mọi lúc và dưới nhiều hình thức khác nhau dựa
trên thẻ định danh điện tử phổ cập và không hủy ngang.

4. Nhận dạng số, có thể xác minh trực tuyến và tương tác liên thông. Kênh trực tuyến
luôn cho thấy sẽ gia tăng khả năng tiếp cận, tính thuận tiện và minh bạch cho người dân

Trang 11 / 61
thường. Do Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng Internet1 cao với mạng lưới cáp quang xuống
tới cấp xã và kết nối băng thông rộng không dây tới từng thôn làng, đạt tỷ lệ người sử
dụng2 điện thoại di động hơn 100% nên các khách hàng / người thụ hưởng / người đăng
ký thuê bao có nhu cầu ngày một tăng về dịch vụ điện tử từ cả tổ chức công và khu vực
tư nhân. Dịch vụ điện tử yêu cầu phải có định danh điện tử số, có thể xác minh trực tuyến.
Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF) sẽ tận dụng cải tiến về công nghệ
dựa trên thẻ định danh điện tử số, có khả năng xác minh trực tuyến và sự tương kết chuẩn
để đảm bảo nhận dạng công dân là duy nhất.

5. Nhận dạng dựa trên mã sô định danh công dân (NIN), đặc điểm nhân chủng học và
dữ liệu sinh trắc. Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF) sẽ khai thác
việc sử dụng định danh điện tử tuân thủ theo quy trình tạo lập nhận dạng của Bộ Công an.
Định danh điện tử duy nhất sẽ được định nghĩa theo đặc điểm nhân chủng học của một
người (tên, giới tính, độ tuổi, địa chỉ, v.v), dữ liệu sinh trắc học (dấu vân tay, võng mạc)
của người đó và mã số định danh công dân do trung ương cấp. Chỉ dữ liệu nhân chủng
học là không đủ để có thể đảm bảo tính duy nhất. Tuy nhiên, kết hợp chúng với đặc điểm
sinh trắc học của mỗi cá nhân để tạo lập một nhận dạng duy nhất khi tạo mã số định danh
công dân.

6. Mã số định danh công dân phổ cập và không hủy ngang. Mã số định danh công dân
(NIN) sẽ nhận dạng công dân và trao cho họ cách để tạo nhận dạng rõ ràng trước các cơ
quant ư nhân và khu vực công trên cả nước. Mã số định danh công dân sẽ có ba đặc điểm
chỉnh:

 Tính lâu bền. Mã số này sẽ giữ nguyên không đổi trong suốt cuộc đời của một
công dân.

 Tính duy nhất. Mỗi công dân sẽ có một mã số định danh và không xảy ra trường
hợp hai công dân trên cả nước có cùng mã số định danh.

 Tính phổ cập. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong nước sử dụng cùng một mã số
định danh trên tất cả các ứng dụng và miền (domain).

7. Tính duy nhất của mã số định danh nhờ loại bỏ trùng lặp dữ liệu sinh trắc học. Mã
số định danh sẽ do Bộ Công an cấp trong giai đoạn tạo lập hay còn gọi là đăng ký. Ở giai
đoạn này, tập hợp thông tin về nhân chủng học và sinh trắc học của người dân và đảm
bảo tính duy nhất của dữ liệu cung cấp thông qua một quy trình gọi là loại bỏ trùng lặp.
Quy trình loại bỏ trùng lặp sẽ bao gồm bước thu thập thông tin nhân chủng học và sinh
trắc học khi đăng ký thông qua đối chiếu 1:1 chặt chẽ giữa hai bộ dữ liệu để đảm bảo tính

1 Báo cáo thống kê Internet tại Việt Nam


- http://www.thongkeinternet.vn/jsp/trangchu/index.jsp
2 Thuê bao di động - http://www.itu.int/en/ITU-
D/Statistics/Documents/statistics/2012/Mobile_cellular_2000-2011.xls

Trang 12 / 61
chính xác 99,99% trước khi cấp một mã số nhận dạng duy nhất cho công dân. Sau khi loại
bỏ trùng lặp, có thể cấp mã số định danh quốc gia và gửi thư chi tiết cho người dân.

Thẻ định danh điện tử số, có khả năng xác minh trực tuyến giúp giảm nguy cơ đánh cắp
danh tính của người dân đồng thời loại bỏ vấn đề sao chép giấy tờ giả mạo. Việc giả mạo
giấy tờ chứng minh nhận dạng trên giấy dễ dàng hơn so với nhận dạng số do có khả năng
xác minh trực tuyến.

Sử dụng Dữ liệu Nhận dạng cá nhân (PID) để cấp thẻ định danh điện tử dựa vào thông tin
nhân chủng học và sinh trắc học của từng cá nhân theo chính sách quốc gia của Chính
phủ để đảm bảo tính tương kết.

8. Chuẩn hóa nhận dạng có sự hỗ trợ của bằng chứng thông báo nhận dạng. Khuôn
khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF) sẽ hỗ trợ việc sử dụng bằng chứng thông
báo nhận dạng (token) chuẩn hóa dưới nhiều dạng khác nhau, tùy theo yêu cầu xác thực
nhận dạng và chữ ký số của nhà cung cấp dịch vụ hoặc chương trình cụ thể. Khuôn khổ
cung cấp dịch vụ định danh điện tử sẽ hỗ trợ ba loại token nhận dạng: mã số nhận dạng
cá nhân (PIN), hay “điều mà người dùng biết”; mật khẩu sử dụng 1 lần/di động/chứng thực
số, hay “cái người dùng có”; và dấu vân tay hoặc võng mạc, hay “người dùng là ai”. Thẻ
định danh điện tử của công dân sẽ có nhiều bằng chứng thông báo nhận dạng được sử
dụng khi phù hợp để xác thực nhận dạng và chữ ký số dựa trên nhu cầu kinh doanh của
dịch vụ phát sinh.

Thông tin kỹ thuật chi tiết hơn về Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF) có trong
“Báo cáo Kỹ thuật về Định danh điện tử tại Việt Nam”.

Trang 13 / 61
5 ĐỊNH NGHĨA HỢP TÁC CÔNG TƯ (PPP)
Hợp tác công tư (PPP) là các hợp đồng giữa một đơn vị tư nhân và một đơn vị chính phủ trong đó
kêu gọi đối tác tư nhân cung cấp dịch vụ mong muốn và đưa ra giả định về những rủi ro liên quan.
Thông qua hợp tác PPP, giảm bớt gánh nặng hành chính và tài chính cho Chính phủ khi cung cấp
dịch vụ. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn giữ vai trò quan trọng trong điều tiết và giám sát kết quả thực
hiện của đối tác tư nhân.

Tính phổ biến của PPP nảy sinh từ nhu cầu tài trợ của các chính phủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng
và nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường xá và cơ sở năng lượng ngày một tăng. Triển khai PPP là
một công cụ để các chính phủ thực hiện trách nhiệm đối với công dân; Chính phủ có thể tận dụng
công nghệ mới nhất và chuyên môn của khu vực tư nhân trong khi tránh tạo áp lực quá lớn lên
nguồn ngân sách vốn đã eo hẹp. Người dân hưởng dịch vụ cải thiện mà không phải đóng thêm
thuế, đôi khi lại giảm phí người sử dụng đồng thời mở rộng tăng trưởng kinh tế trong các lĩnh vực
cạnh tranh giành các hợp đồng PPP hấp dẫn. Mô hình PPP tiếp tục nhận được sự chấp nhận và
đã nhanh chóng lan tỏa sang tất cả các lĩnh vực trong đời sống công bao gồm nguồn lực CNTT và
viễn thông, định danh điện tử (eID).

Hiện có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về các hình thức và mô hình PPP tiềm năng. Các hình thức
PPP được xác định theo mức độ chuyển giao trách nhiệm và rủi ro ngày càng tăng từ chính phủ
sang khu vực tư nhân. Bảng trong Hình 2 dưới đây trình bày tóm tắt các mô hình PPP và đặc điểm
của các mô hình này.

Hình 2: Các mô hình PPP và đặc điểm của mô hình

Phần tiếp theo nghiên cứu các khuôn khổ pháp lý và luật định của Việt Nam về PPP, đề cập tới
nhiều mô hình khác nhau phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, những nguyên tắc chính trong khuôn
Trang 14 / 61
khổ pháp lý, các lĩnh vực hạ tầng đủ điều kiện, điều kiện pháp lý cho phép Nhà nước tham gia và
hỗ trợ tài chính trực tiếp cũng như những khuyến nghị nhằm củng cố khuôn khổ pháp lý và luật
định.

Trang 15 / 61
6 KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ LUẬT ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ PPP
Khuôn khổ pháp lý hiện tại ở Việt Nam rõ ràng cho phép áp dụng mô hình hợp tác công tư (PPP).
Đánh giá trong phần này chỉ ra các dự án PPP được duyệt theo các quy định hiện hành, cụ thể là
Nghị định 108 năm 2009 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Quyết định 71 năm 2010. Mặc dù hiện còn
một số điểm chưa rõ ràng trong những nghị định này như về quyền hạn hợp pháp cụ thể và nghĩa
vụ chính thức của từng tổ chức liên quan (như Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, v.v) tới PPP nhưng đây
cũng là điều kiện tiền đề để giải quyết các vấn đề này.

Gần đây, Bộ KH&ĐT đã xây dựng nghị định về đầu tư theo hình thức PPP để giải quyết những
điểm còn mơ hồ trong các quy định về PPP trước đây. Luật điều chỉnh này dự kiến sẽ ban hành
trong năm 2014. Ngoài ra, các dự án PPP thí điểm hiện tại của Việt Nam trong lĩnh vực giao thông
vận tải đã xóa bỏ những lỗ hổng này thông qua Thỏa thuận Thực hiện PPP chi tiết trong đó quy
định rõ quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của khu vực công trong các giao dịch PPP. Một giải pháp
tương tự như thoả thuận thực hiện có thể đáp ứng nhu cầu của dự án hợp tác công tư đề xuất
này về định danh điện tử.

Xét từ quan điểm luật pháp Việt Nam, đầu tư vào PPP đồng nghĩa Nhà nước và nhà đầu tư đồng
triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng hay cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án.
Về mặt pháp lý, các dự án PPP cơ bản là dự án thí điểm trong đó Thủ tướng là người ra quyết
định triển khai.

Hiện nay, Quyết định số 71 ngày 9/11/2010 quy định đầu tư thí điểm theo hình thức hợp tác công
tư PPP là văn bản xác định tư cách pháp lý của PPP. Quyết định này được ban hành dựa trên
Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Đấu thầu, tất cả những bộ luật này ra đời vào năm 2005.
Về quy định các phương pháp đầu tư theo hình thức PPP, hiện có Nghị định số 108 ngày
27/11/2009 và thay thế sửa đổi bằng Nghị định số 24 ngày 5/4/2011 định nghĩa các hình thức đầu
tư PPP theo cấu trúc hợp đồng như Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT), Xây dựng –
Chuyển giao – Vận hành (BTO) hay Xây dựng và Chuyển giao (BT).

Mặc dù Quyết định số 71 và Nghị định 108 quy định quy trình chuẩn bị và phê duyệt các dự án
hợp tác công tư, việc triển khai các dự án PPP trên thực tế đòi hỏi nhà đầu tư cũng phải tuân thủ
theo các đạo luật quan trọng khác bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thuầ, Luật Cạnh tranh,
Luật Xây dựng, Luật Tổ chức Tín dụng và Pháp lệnh Ngoại hối cũng như các quy định tương tự
liên quan tới dự án hợp tác công tư trong một số lĩnh vực cụ thể.

Báo cáo này khuyến nghị các giải pháp kỹ thuật để sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý trong vấn
đề này để Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn các dự án PPP nói chung và dự án PPP về định danh
điện tử (eID) nói riêng, và sau đó triển khai thành công các dự án này. Lưu ý, do hiện tại chưa có
khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hợp tác công tư trong lĩnh vực định danh điện tử nên những quy
định chung về các dự án PPP cũng sẽ áp dụng đối với dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực định danh
điện tử này nếu dự án được duyệt.

6.1 Các mô hình hợp tác công tư (PPP)


Về mặt luật định, Quyết định số 71 không định nghĩa hay hạn chế các phương thức đầu tư cụ thể
theo hình thức PPP. Thay vào đó, Quyết định này quy định những điều khoản chung về quy trình
triển khai các dự án theo hình thức PPP trong đó Nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân phối hợp
thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng hay cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng. Đối

Trang 16 / 61
với dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử hiện tại, mô hình PPP sẽ cần đáp ứng các yêu cầu
pháp lý sau:

 Nhà nước và nhà đầu tư cùng tham gia và thực hiện dự án.
 Các dự án này được triển khai trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công, do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 Sự tham gia và phối hợp thực hiện giữa Nhà nước và nhà đầu tư trong dự án sẽ trên cơ
sở hợp đồng ký kết giữ Nhà nước và nhà đầu tư.
 Các dạng hợp đồng đầu tư hợp tác công tư PPP chính hiện nay gồm có BOT, BTO và BT.
Theo dự thảo nghị định, mới ra đời những phương thức đầu tư PPP như: Xây dựng – Sở
hữu – Vận hành (BOO); Tài chính – Vận hành – Chuyển giao (FOT); Xây dựng – Chuyển
giao – Cho thuê (BTL); và Vận hành – Quản lý (O&M).
 Hình thức thầu BOO trên thực tế đã áp dụng tại Việt Nam (như Dự án NHà máy nước Thủ
Đức). Tuy nhiên vẫn chưa được đề cập đến trong Luật Đầu tư năm 2005.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều hợp đồng hợp tác công tư PPP trong lĩnh vực định danh điện
tử và trong lĩnh vực CNTT & truyền thông được cấu trúc theo hình thức BOO, trong đó đối tác tư
nhân xây dựng các tài sản và hệ thống CNTT mới, vận hành trong một giai đoạn và sau đó tiếp
tục duy trì (tiếp tục sở hữu) sau khi chấm dứt hợp đồng. Thực tế này là do phần lớn tài sản trong
lĩnh vực CNTT & truyền thông nhanh chóng trở nên lỗi thời và đa phần các chính phủ ít quan tâm
tới việc kế thừa trách nhiệm đối với tài sản lạc hậu về công nghệ và đã khấu hao hết vì không còn
cạnh tranh sau khi kết thúc hợp đồng PPP.

Để bảo vệ lợi ích công, những hợp đồng BOO như vậy gần như luôn bao gồm các lựa chọn để
Chính phủ mua lại nếu Chính phủ lựa chọn mua lại các tài sản này trong tương lai. Đối với chính
phủ và đầu tư tư nhân, việc soạn thảo và đàm phán các hợp đồng BOO ít phức tạp hơn so với
hình thức BOT vì tránh được các vấn đề nảy sinh khi cụ thể hóa điều kiện của các tài sản dư thừa
trong tương lai.

6.2 Những nguyên tắc chính của Khuôn khổ pháp lý về PPP tại Việt Nam
Công tác xây dựng và soạn thảo các điều luật, nghị định, quyết định liên quan tới hợp tác công tư
cũng như các quy định khác đặt dưới các nguyên tắc và điều kiện chung sau đây:

 Mục tiêu của các dự án hợp tác công tư tại Việt Nam là thu hút vốn đầu tư mới từ khu vực
tư nhân trong và nước ngoài vào phát triển CSHT và cung cấp dịch vụ công.
 Việc huy động vốn đầu tư mới từ khu vực tư nhân, bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ trong và
ngoài nước của nhà đầu tư cũng như nguồn vốn đầu tư tư nhân khác không làm gia tăng
nợ phải trả của khu vực công như bảo lãnh Chính phủ.
 Để đảm bảo tính bền vững và cam kết dài hạn cho thành công của PPP, vốn chủ sở hữu
của nhà đầu tư trong các dự án PPP phải chiếm 30% tổng vốn đầu tư. Đối với khoản đầu
tư cần thiết còn lại, dự kiến nhà đầu tư sẽ tìm tới các khoản vay thương mại và các hình
thức vay khác (không có bảo lãnh chính phủ).
 Theo dự thảo Nghị định về PPP, những nguyên tắc trên phải được áp dụng một cách linh
động hơn. Chẳng hạn như, hiện tại đặt ra điều kiện là nhà đầu tư phải đóng góp tối thiểu
30% vốn chủ sở hữu thì đây sẽ không còn là một yêu cầu khắt khe nữa. Đối với dự án có
tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ VNĐ, yêu cầu nhà đầu tư sẽ không chỉ đóng góp tối thiểu 15%
tổng vốn đầu tư dưới dạng vốn chủ sở hữu. Đối với các dự án có tổng vốn đầu tư trên
1.500 tỷ VNĐ, số vốn chủ sở hữu bắt buộc phải trên mức 10% vốn đầu tư.

Trang 17 / 61
 Quá trình lựa chọn nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP sẽ dựa trên một quy trình cạnh
tranh, hiệu quả về mặt kinh tế và phù hợp với luật mua sắm tại Việt Nam cũng như các
chuẩn mực đấu thầu cạnh tranh quốc tế.

6.3 Các lĩnh vực CSHT đủ điều kiện đầu tư theo hình thức PPP
Những lĩnh vực sau đây hiện được xác định là đủ điều kiện để tham gia các dự án PPP thí điểm,
bao gồm:

 Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, phà


 Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt
 Giao thông đô thị
 Sân bay, cảng biển và cảng sông
 Hệ thống cấp nước sạch
 Nhà máy điện
 Y tế (bệnh viện)
 Môi trường (nhà máy xử lý nước thải)
 Các dự án phát triển CSHT và cung cấp dịch vụ công khác do Thủ tướng Chính phủ quyết
định

Đối với các lĩnh vực CSHT và dự án quy định cụ thể trong Quyết định số 71 và Nghị định 108, bộ
chủ quan và chính quyền địa phương có thể thu thập ý kiến từ các cơ quan chức năng liên quan,
trình ý tưởng dự án PPP lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ có quyền lựa
chọn những dự án nào sẽ chuẩn bị và thực hiện theo hình thức hợp tác công tư trên nguyên tắc
xét duyệt từng trường hợp cụ thể. Theo dự thảo nghị định PPP, những lĩnh vực đủ điều kiện đầu
tư theo hình thức PPP sẽ được mở rộng phạm vi ra gần như tất cả các dự án về cung cấp dịch vụ
công.

Cho đến khi hoàn thiện và ban hành chính thức nghị định PPP, một dự án PPP về cung cấp dịch
vụ định danh điện tử (eID) sẽ cần phải trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các tiêu chí lựa
chọn một dự án PPP dự kiến sẽ dựa trên các yếu tố sau:

 Tầm quan trọng, quy mô và tính cấp thiết của dự án đối với sự nghiệp phát triển kinh tế.
 Khả năng dự án tự thu hồi chi phí, bao gồm vốn đầu tư tư nhân từ các nguồn doanh thu
hợp lý từ người sử dụng (không phát sinh thêm nợ phải trả hay bảo lãnh chính phủ).
 Khả năng dự án hưởng lợi từ những lợi thế rõ ràng từ khu vực tư nhân bao gồm công
nghệ, sáng tạo đổi mới, quản lý, kinh nghiệm và tài chính.

Dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử quốc gia rõ ràng phải đáp ứng các tiêu chí đã nhất
định khi lựa chọn một dự án PPP. Tuy nhiên, cần phải xác định và đánh giá đầy đủ các yếu tố khác
nếu có tùy theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình duyệt chính thức.

6.4 Điều kiện pháp lý cho sự tham gia và hỗ trợ tài chính trực tiếp của Nhà nước
Nhiều dự án CSHT tạo ra lợi suất kinh tế cao do những lợi ích to lớn mà chúng đem lại (cả về tài
chính và phi tài chính) cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, lợi suất tài chính thường thấp hơn do
yêu cầu phải duy trì biểu thuế người dùng hợp lý cho số đông người thụ hưởng. Kết quả là, nhiều
dự án PPP có thể cần tới những hình thức tham gia và hỗ trợ của Nhà nước để dự án đủ sức hấp
dẫn đối với nhà đầu tư tư nhân và tổ chức cho vay thương mại.

Trang 18 / 61
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định mức độ tham gia của Nhà nước dựa trên yêu cầu
từ các cơ quan nhà nước liên quan và ý kiến thẩm định của Bộ KH&ĐT. Sự tham gia đóng góp tài
chính trực tiếp vào dự án PPP thường được biết đến dưới hình thức Quỹ hỗ trợ tài chính đảm bảo
tính khả thi của dự án (VGF). Phần đóng góp của Nhà nước không được phép vượt mức 30%
tổng vốn đầu tư của dự án, ngoại trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và Luật Ngân sách Nhà nước tại Việt Nam, phần đóng góp này
có thể dưới dạng bảo lãnh chính phủ cho một phần nợ thương mại của dự án hoặc vốn đầu tư
trực tiếp trích từ NSNN (trợ cấp hay vốn thứ cấp).

Mặc dù tồn tại những giới hạn về mức độ tham gia đóng góp tài chính trực tiếp của Nhà nước vào
dự án PPP theo quy định tại Quyết định số 71 và Nghị định số 108, song vẫn cho phép các hình
thức chia sẻ rủi ro và đóng góp gián tiếp của khu vực công vào các dự án PPP. Cụ thể, Nhà nước
có thể cấp đất theo nhu cầu của dự án hay cam kết “khoản thanh toán sẵn sàng cho PPP” để tạo
ra một nguồn doanh thu đảm bảo tối thiểu cho dự án cho dù nhu cầu thực tế đối của người dùng
cuối đối với dịch vụ là như thế nào. Những hình thức chia sẻ rủi ro quan trọng này từ phía khu vực
công vào trong trường hợp một dự án đối tác PPP về định danh điện tử sẽ được Nhà nước đánh
giá và phê duyệt theo từng trường hợp cụ thể.

6.5 Khuyến nghị tăng cường khung luật định và pháp lý liên quan tới quan hệ
hợp tác công tư (PPP)
a. Xác định các dự án Chính phủ điện tử và định danh điện tử là lĩnh vực đủ điều kiện
tham gia các dự án hợp tác công tư thí điểm

Theo quy định tại Điều 4, Quyết định số 71, hiện có 9 lĩnh vực được xác định rõ ràng là đủ điều
kiện lựa chọn tham gia vào các dự án PPP thí điểm. Mục 9 của điều luật này quy định các dự án
khác không nằm trong 9 lĩnh vực liệt kê có thể được duyệt triển khai theo hình thức PPP tùy thuộc
vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định hiện nay không cho phép “các dự án phát
triển CSHT và cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.” Quy định
này không chỉ rõ yêu cầu cân nhắc thực hiện dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử quốc gia
đề xuất theo hình thức PPP. Để loại bỏ những bất định khi lựa chọn, khuyến nghị trong dự thảo
nghị định cần đề cập đến một cách cụ thể các lĩnh vực như Chính phủ điện tử và định dạng điện
tử đủ điều kiện đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP).

b. Nguyên tắc hỗ trợ

Theo Quyết định số 71, danh mục dự án bao gồm nội dung và thông tin liên quan. Tuy nhiên, danh
mục dự án PPP không cung cấp nhiều thông tin và không đề cập đến sự hỗ trợ từ phía Chính phủ,
cụ thể theo hình thức VGF. Nhà nước chỉ hỗ trợ khi có báo cáo nghiên cứu khả thi, dẫn tới hạn
chế nhà đầu tư tham gia đề xuất các dự án PPP. Đồng thời, Nhà nước gặp khó khăn trong việc
thu thập báo cáo nghiên cứu khả thi. Để giải quyết vấn đề này, khuyến nghị điều chỉnh danh mục
dự án đầu tư và Nhà nước công bố các nguyên tắc hỗ trợ cho các dự án này. Công bố nguyên tắc
sẽ giúp thu hút tốt hơn nhà đầu tư vào các chương trình đối tác công tư, cụ thể như dự án hệ
thống định danh điện tử (eID).

c. Vốn tài trợ của Nhà nước vào các dự án hợp tác công tư

Quy định giới hạn tỷ lệ vốn đầu tư đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo hình thức VGF chiếm 30% tổng
vốn đầu tư là không chính xác. Theo các đạo luật hiện nay, tồn tại những rào cản đối với doanh
nghiệp có ý định đầu tư vào dự án PPP. Khuyến nghị tăng giới hạn mức vốn đầu tư của Nhà nước

Trang 19 / 61
vào trong các dự án này tùy theo điều kiện cụ thể của dự án để xác định mức đóng góp vốn của
Nhà nước. Ngoài ra, cũng có thể giữ nguyên vốn đầu tư do Nhà nước đóng góp trong liên doanh
giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, không nên coi những khoản vay do Nhà
nước bảo lãnh là phần đóng góp của Nhà nước.

d. Cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án PPP trong lĩnh vực dịch vụ công (hợp
tác công tư trong lĩnh vực định danh điện tử (eID), Chính phủ điện tử (eGov), v.v)

Dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử quốc gia là một chương trình phục vụ tất cả mọi người,
cả người sử dụng và khách hàng chủ yếu đến từ khu vực công. Ngoài ra, dự án này kéo theo sự
phát triển và cải thiện đáng kể về công nghệ. Do vậy, khuyến nghị dự thảo nghị định PPP cần làm
rõ những cơ chế khuyến khích đầu tư, cụ thể như:

 Nhà nước sẽ thay cho nhà đầu tư thu và trang trải chi phí phát sinh từ cung cấp dịch vụ.
 Nhà nước có thể đưa ra cơ chế đảm bảo lợi nhuận tối thiểu cho nhà đầu tư.

Tóm tắt khuyến nghị về khung pháp lý và luật định về quan hệ hợp tác công tư (PPP)

Dựa trên đánh giá hệ thống pháp lý áp dụng đối với các dự án PPP và trong quá trình chuẩn bị
triển khai dự án PPP tại Việt Nam, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị sau:

Chính phủ Việt nam có thể ban hành một khung pháp lý chặt chẽ quy định rõ ràng và đảm bảo tính
hợp pháp của nhà đầu tư để khuyến khích nhà đầu tư và/hoặc khu vực tư nhân đầu tư vào các dự
án PPP trong lĩnh vực CSHT và dịch vụ công. Có thể xây dựng khung pháp lý dựa trên bài học
kinh nghiệm rút ra từ các quốc gia đã từng triển khai dự án PPP tương tự như Singapore, Hàn
Quốc và Anh.

Cần tăng cường hợp tác và trao đổi liên lạc giữa các cấp có thẩm quyền liên quan về PPP tại Việt
Nam. Việc này sẽ tăng hiệu quả của cơ chế PPP và tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư tiềm
năng. Có thể xây dựng và soạn thảo các văn bản chuẩn hóa để nâng cao hiệu quả triển khai các
dự án PPP. Những tài liệu này bao gồm mẫu hợp đồng và mẫu hồ sơ thầu (yêu cầu chứng minh
năng lực, thư mời thầu) và các thủ tục quản lý hợp đồng.

Trang 20 / 61
7 ĐÁNH GIÁ CÁC TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI
VIỆT NAM
7.1 Các tổ chức tham gia thực hiện dự án PPP
Theo các quyết định và nghị định PPP hiện tại ở Việt Nam liên quan tới thực hiện một dự án hợp
tác công tư, Bộ KH&ĐT sẽ phải thiết lập một tổ công tác liên ngành (ISWT) để hỗ trợ các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xây dựng và triển khai dự án. Mỗi tổ công tác liên ngành sẽ gồm đại diện
từ nhiều bộ ngành khác nhau (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương và Bộ Xây
dựng), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan Nhà nước khác phù hợp theo từng dự án
PPP cụ thể.

Do Dự án thiết lập hệ thống định danh điện tử quốc gia hiện vẫn ở giai đoạn ban đầu được đánh
giá là tiềm năng để đầu tư theo hình thức PPP nên vẫn chưa thiết lập tổ công tác liên ngành cho
dự án này. Các thành viên trong tổ công tác liên ngành phải cố vấn cho các bộ ban ngành, cơ
quan liên quan về các dự án. Nhiệm vụ chính của tổ công tác liên ngành như sau:

 Chỉ định thành viên tham gia nhóm chuyên gia thầu để lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo
nghiên cứu khả thi và để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
 Tham gia thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và kết quả lựa chọn nhà đầu tư của dự
án.
 Tham gia đàm phán và hoàn thiện hợp đồng PPP.
 Hỗ trợ các cơ quan nhà nước liên quan giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình triển
khai dự án.
 Rà soát kinh nghiệm rút ra từ các dự án PPP thí điểm để cải thiện chính sách đầu tư theo
hình thức PPP, xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực cho ngành và địa phương.
 Hỗ trợ các cơ quan nhà nước liên quan xác định tỷ trọng đóng góp của Nhà nước vào dự
án.

Để khuyến khích các dự án PPP, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban Chỉ đạo quản lý đầu
tư theo hình thức PPP. Ủy ban này là một tổ chức chính thức hỗ trợ Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ trong việc tìm kiếm, kiểm soát và triển khai dự án, đặc biệt là các dự án PPP. Phó Thủ
tướng Chính phủ đảm trách vị trí Trưởng Ban và chịu trách nhiệm đối với các hoạt động đầu tư
theo hình thức PPP bao gồm soạn thảo và hoàn thiện khung pháp lý, phê duyệt danh mục dự án,
trình tờ trình phê duyệt lên Thủ tướng Chính phủ, thu xếp các khoản đóng góp tài chính và hỗ trợ
đã được duyệt từ khu vực công cho các dự án thí điểm được lựa chọn cũng như xây dựng các
quy định về huy động vốn đầu tư CSHT.

Làm rõ vai trò tổ chức trong PPP

Do vai trò và trách nhiệm thể chế của mỗi cơ quan nhà nước liên quan tham gia vào Dự án xây
dựng hệ thống định danh điện tử quốc gia chưa rõ ràng (đặc biệt là trách nhiệm phê duyệt dự án
PPP) nên lập và soạn thảo một Thỏa thuận Thực hiện (IA) dài 29 trang hay “Cơ chế thí điểm” cho
Dự án này. Thỏa thuận Thực hiện là một nghị định mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy
định rõ vai trò và trách nhiệm của từng tổ chức công liên quan tới dự án PPP này. Những đặc điểm
chính của Thỏa thuận Thực hiện:

 Xác định rõ Quỹ VGF Nhà nước sẽ đóng góp vào Dự án, cách thức quản lý, giải ngân và
giám sát Quỹ này.

Trang 21 / 61
 Thiết lập các đơn vị công mới cho Dự án, bao gồm tổ công tác liên ngành, bộ phận mua
sắm và đàm phán, bộ phận triển khai và quản lý dự án và các cơ chế phê duyệt ngân sách
cho các đơn vị mới này.
 Vai trò tổ chức và thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư thứ hai cho dự án.
 Vai trò tổ chức và thủ tục cấp chứng nhận đầu tư.
 Vai trò tổ chức và thủ tục triển khai dự án, bao gồm, xây dựng, thiết kế, lựa chọn nhà thầu,
giám sát kỹ sư, chuyển giao cơ sở sau khi hoàn thành thi công, quản lý vận hành, v.v.
 Vai trò tổ chức và thủ tục khuyến khích đầu tư và dự phòng an toàn cho các nhà đầu tư
tư nhân và tổ chức cho vay.

Dự kiến dự thảo nghị định PPP sẽ xóa bỏ phần lớn những điểm chưa chắc chắn và lỗ hổng về vai
trò và trách nhiệm thể chế, nguồn lực và thủ tục triển khai các giao dịch PPP một cách hiện quả.
Nghị định mới không đủ để giải quyết tất cả những vấn đề này do thách thức kế thừa và yêu cầu
hoàn thành PPP tại Việt Nam. Có khả năng sẽ cần thiết lập một cơ chế thí điểm mới, hay Thỏa
thuận Thực hiện để làm rõ vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể của mỗi bên liên quan then
chốt từ khu vực công cho một dự án PPP về hệ thống định danh điện tử.

7.2 Các thủ tục thể chế và nguồn lực tham gia chuẩn bị và triển khai các
chương trình hợp tác công tư (PPP)
Dựa trên những điều kiện cụ thể quy định tại Nghị định số 108 và Quyết định số 71, quy trình triển
khai các dự án PPP xét trong bối cảnh thể chế của Việt Nam gồm các bước cụ thể sau đây trong
vòng đời quản lý dự án PPP:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án PPP (Lựa chọn và Xác định)

Giai đoạn 2: Báo cáo nghiên cứu khả thi PPP

Giai đoạn 3: Lựa chọn nhà đầu tư thông qua quy trình đấu thầu

Giai đoạn 4: Hợp đồng Dự án

Giai đoạn 5: Cấp giấy chứng nhận đầu tư và bảo lãnh Chính phủ

Giai đoạn 6: Tiến hành giám sát hợp đồng và đánh giá kết quả triển khai PPP

Tuy nhiên, khung thể chế PPP quy định trong Nghị định số 108 và Quyết định số 71 hiện đang
trong quá trình cập nhật và dự kiến dự thảo nghị định sẽ cung cấp thêm hướng dẫn triển khai cụ
thể và chi tiết phục vụ công tác quản lý các giao dịch PPP.

Thông qua phỏng vấn các tổ chức liên quan từ khu vực công tại Việt Nam và đánh giá được tài
trợ thực hiện trước đây về môi trường hợp tác công tư tại Việt Nam cho thấy phần lớn các bên liên
quan chính chưa hiểu rõ khung thể chế hiện tại theo Quyết định số 71. Ngoài ra, một thách thức
tiềm ẩn tới quá trình thực hiện dự án PPP về hệ thống định danh điện tử là nguồn lực thể chế và
năng lực giới hạn để các tổ chức công liên quan phải thực hiện các thủ tục này.

Bối cảnh thể chế liên quan tới công tác chuẩn bị và triển khai PPP tại Việt Nam được xác định theo
thủ tục thể chế cụ thể trong vòng đời dự án PPP, như quy định tại Quyết định số 71. Các tổ chức
quan trọng (Bộ KH&ĐT, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Tài

Trang 22 / 61
chính và các bộ khác) tham gia vào dự án PPP về hệ thống định danh điện tử có nguồn lực và
năng lực, đặc biệt kỹ năng quản lý PPP để triển khai các bước quy trình sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án PPP

Các hoạt động trong Giai đoạn 1 bao gồm: (i) lựa chọn và nhận diện các dự án phù hợp; (ii) hoàn
thiện tài liệu mô tả/ý tưởng dự án; và (iii) rà soát các dự án đề xuất và báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi của Bộ KH&ĐT.

Giai đoạn 2: Báo cáo nghiên cứu khả thi PPP

Trong Giai đoạn 2, hoàn thành nghiên cứu khả thi có lấy ý kiến của đơn vị tư vấn. Xác định mức
độ dịch vụ đầu ra của dự án đồng thời xây dựng và quản lý kế hoạch lấy ý kiến các bên liên quan.
Ngoài ra trong Giai đoạn này, tiến hành phân tích tính hợp lý về chi phí của dự án, phân tích nhu
cầu và phân tích khả thi về mặt kỹ thuật. Các phân tích khác bao gồm phân tích tính khả thi về mặt
tài chính và tính khả thi về mặt thể chế của dự án. Để dự phòng rủi ro, tiến hành đánh giá tác động
môi trường và xã hội, nhận diện rủi ro, phân tích và giảm thiểu rủi ro để phát triển và đề xuất cơ
cấu phân bổ rủi ro. Cuối cùng, lập dự thảo thỏa thuận và thẩm định dự án xin Quỹ VGF và sau đó
trình lên phê duyệt.

Giai đoạn 3: Lựa chọn nhà đầu tư thông qua quy trình đấu thầu:

Sau khi dự án PPP được duyệt, có thể tiến hành gửi yêu cầu hồ sơ chứng minh năng lực. Sau đó,
thẩm định hồ sơ năng lực của các nhà thầu quan tâm và dự thảo hồ sơ mời thầu (RfP). Đồng thời,
giải đáp các câu hỏi của nhà thầu và hoàn thiện hồ sơ mời thầu. Quá trình chấm thầu gồm 2 phần
như sau: hồ sơ kỹ thuật và pháp lý, và tài chính.

Giai đoạn 4: Hợp đồng Dự án

Trong Giai đoạn 4, đàm phán hợp đồng PPP cuối cùng, thiết kế và thành lập bộ phận quản lý hợp
đồng của Cơ quan quản lý dịch vụ xác thực.

Giai đoạn 5: Cấp giấy chứng nhận đầu tư và bảo lãnh Chính phủ

Đạt được thỏa thuận PPP.

Giai đoạn 6: Tiến hành giám sát hợp đồng và đánh giá kết quả triển khai PPP

Ở bước này, thiết kế và thành lập bộ phận quản lý hợp đồng của cơ quan triển khai. Tiến hành
giám sát dựa trên các tiêu chí: đối tác tư nhân có chốt tài chính, kết quả thực hiện trong quá trình
thi công và kết quả thực hiện trong giai đoạn vận hành/cung cấp dịch vụ. Công tác quản lý tập
trung vào yêu cầu và trường hợp điều chỉnh giá PPP, yêu cầu sửa đổi hay đàm phán lại hợp đồng
PPP và bất kỳ tranh chấp nào phát sinh. Giai đoạn hợp đồng PPP cuối cùng cũng được quản lý
trong giai đoạn này.

Các tổ chức khu vực công liên quan tới Dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử (như Bộ
KH&ĐT, Bộ Công an và Bộ Công thương) và các tổ chức thụ hưởng (như Bộ Tài chính, Bảo hiểm
Xã hội Việt Nam, Bộ Y tế) cần đưa ra những biện pháp để tăng cường năng lực thể chế thực hiện
các thủ tục đầu tư theo hình thức PPP như đã liệt kê và trình bày ở trên. Ngoài ra, những tổ chức
này có thể cân nhắc nhận hỗ trợ xây dựng năng lực về PPP từ nhiều kênh khác nhau như các
quốc gia đối tác hay nhà tài trợ.

Trang 23 / 61
8 MÔ HÌNH PPP VÀ RÀ SOÁT NHỮNG BÀI HỌC QUỐC TẾ RÚT RA
Mặc dù lĩnh vực định danh điện tử đang tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới nhưng vẫn là một
dịch vụ tương đối mới. Do vậy, hiện có ít dự án PPP trong lĩnh vực định danh điện tử hơn so với
các lĩnh vực hạ tầng kinh tế truyền thống như phát điện, đường bộ thu phí, cảng biển và trung
chuyển công-ten-nơ, nhà máy xử lý nước, v.v. Mặc dù trong hai thập kỳ vừa qua đã xây dựng bộ
tiêu chuẩn chung đánh giá hiệu quả thực hiện, các điều kiện và điều khoản cho các sáng kiến như
thỏa thuận mua điện mô hình (PPAs) tại nhiều quốc gia song vẫn còn quá sớm để thiết lập tiêu
chuẩn chung cho PPP trong lĩnh vực định danh điện tử.

Cần nghiên cứu kinh nghiệm hợp tác công tư tại một số quốc gia chọn lọc đã nỗ lực phát triển và
triển khai thỏa thuận PPP trong những hợp phần khác nhau của dự án và dịch vụ định danh điện
tử mới. Phần này tóm tắt dữ liệu ví dụ tình huống quan trọng, phân tích điểm mạnh yếu và đưa ra
bài học then chốt từ kinh nghiệm đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực định danh điện tử tại
An-ba-ni, Úc và Phi-líp-pin.

Lưu ý phạm vi kỹ thuật của các dự án xây dựng hệ thống định danh điện tử này khác nhau giữa
các quốc gia. Tương tự phạm vi hợp đồng PPP về định danh điện tử cũng khác nhau. Chẳng hạn
như, tại một số quốc gia, mô hình hợp tác công tư PPP được sử dụng để cấp định danh điện tử
mới tới người dân và công dân trong khi tại các quốc gia khác, hợp đồng PPP chỉ tập trung tới
quyền tiếp cận các dịch vụ và CSDL định danh điện tử. Do vậy, phạm vi của một số dự án PPP
này tại các quốc gia khác có thể khác với phạm vi cụ thể đề xuất cho dự án PPP về định danh điện
tử tại Việt Nam.

8.1 Các mô hình PPP cho dịch vụ định danh điện tử và dịch vụ Chính phủ điện
tử tương tự
Một dự án hợp tác công tư (PPP) cho dịch vụ định danh điện tử có thể được hiểu là một hợp đồng
có khả năng thực thi về mặt pháp lý giữa một tổ chức tư nhân và cơ quan Chính phủ yêu cầu đối
tác tư nhân cung cấp dịch vụ công điện tử như mong muốn. Khu vực tư nhân sẽ phải đầu tư một
phần nguồn lực của mình (về tài chính, công nghệ, thời gian, danh tiếng doanh nghiệp, v.v) và sẽ
chịu trách nhiệm đối với một số rủi ro liên quan tới cung cấp dịch vụ. Đối tác tư nhân nhận thanh
toán theo kết quả thực tế.

Các cấu trúc PPP thường dựa trên cơ sở kết quả đầu ra. Chính phủ quy định kết quả đầu ra mà
đối tác tư nhân phải thực hiện thông qua các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng dựa trên kết quả đầu ra
và đối tác tư nhân chịu rủi ro lựa chọn đầu vào (thiết kế dự án, tài chính, tìm nguồn thiết bị, xây
lắp, bảo trì, đổi mới và thay thế tài sản, v.v) để đáp ứng những tiêu chuẩn đầu ra cần thiết. Cơ chế
để đảm bảo khu vực tư nhân có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn những gì khu vực công có thể ở đây
chính là nguyên tắc thanh toán theo kết quả thực hiện. Khách hàng trong khu vực công chỉ thanh
toán cho đối tác tư nhân trong trường hợp đối tác tư nhân cung cấp dịch vụ và đạt được kết quả
đầu ra cần thiết.

Các chương trình hợp tác công tư về dịch vụ định danh điện tử và các dịch vụ khác liên quan bao
gồm đa dạng loại hình hợp đồng trong đó đối tác tư nhân và cơ quan chính phủ chia sẻ mức độ
rủi ro khác nhau từ dự án định danh điện tử. Trong một số dự án PPP, Chính phủ chịu trách nhiệm
cấp vốn và sở hữu CSHT mạng lưới điện tử và cơ sở vật chất của dự án trong khi đối tác tư nhân
chịu trách nhiệm vận hành dịch vụ định danh điện tử mới sử dụng mạng lưới này. Trong các trường
hợp khác, đối tác tư nhân chịu trách nhiệm thiết kế, cấp vốn, xây lắp và vận hành mạng lưới điện
tử mới bao gồm cung cấp dịch vụ Chính phủ điện tử.

Trang 24 / 61
Các mô hình PPP cho dịch vụ định danh điện tử và các dịch vụ liên quan được sử dụng tại các
quốc gia khác, bao gồm:

 Hợp đồng dịch vụ định danh điện tử và quản lý cơ sở CNTT và truyền thông. Đấu
thầu hoặc thuê ngoài bao gồm cung cấp dịch vụ và CSHT trước đây do Chính phủ cung
cấp. Phương pháp đấu thầu cho phép Chính phủ đưa ra thông số kỹ thuật. Hợp đồng dịch
vụ cho phép Chính phủ mua sắm dịch vụ cung cấp trong một khoảng thời gian cụ thể. Cơ
chế thầu PPP chung bao gồm dịch vụ, quản lý và cho thuê.

 Các thỏa thuận Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao và Xây dựng – Sở hữu – Vận
hành. Các chính phủ trên thế giới áp dụng mô hình dự án chìa khóa trao tay với các công
ty tư nhân để xây dựng mạng lưới và cơ sở vật chất về CNTT và truyền thông cũng như
các CSHT lớn khác. Các chính phủ ở nền kinh tế đang phát triển và tiên tiến thường áp
dụng thỏa thuận BOT để mua hoặc cho thuê cơ sở vật chất do đối tác tư nhân hoàn thiện
sau khi các doanh nghiệp này thu về khoản đầu tư và lợi nhuận hợp lý từ quá trình vận
hành trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận.

 Nhượng quyền. Khi nhượng quyền, đối tác tư nhân (bên được nhượng quyền) chịu toàn
bộ trách nhiệm đối với một ngành hay mạng lưới dịch vụ định danh điện tử, bao gồm thiết
kế, công nghệ, tài chính, vận hành, bảo trì và định kỳ đổi mới và thay thế tài sản. Trong
các dự án nhượng quyền, bên được nhượng quyền phục vụ trực tiếp thị trường người
dùng cuối, thu phí người dùng để đổi lại yêu cầu dịch vụ hay giao dịch. Tài sản cố định giữ
nguyên tài sản pháp lý của cấp thẩm quyền khu vực công hoặc chuyển sang hình thức sở
hữu công vào cuối giai đoạn nhượng quyền.

8.2 Ví dụ tình huống #1: Kinh nghiệm hợp tác công tư xây dựng hệ thống định
danh điện tử quốc gia tại An-ba-ni:
Kể từ năm 2000, An-ba-nia đã thu hút các khoản đầu tư tư nhân ước tính gần 2,45 tỷ USD vào
lĩnh vực CSHT. Đa số các khoản đầu tư này (58 phần trăm) là vào lĩnh vực CNTT và truyền thông.
Mức đầu tư tư nhân vào lĩnh vực CSHT tại An-ba-ni tương đương với các quốc gia láng giềng ở
Đông Nam Âu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tư nhân và tư bản tài chính thường chỉ ra những bất
định trong khuôn khổ PPP của một quốc gia, về mặt pháp lý, luật định và thể chế, là những rào
cản tới việc hoàn thiện thêm nhiều hạng mục đầu tư. Thực tế này cho thấy An-ba-ni có tiềm năng
thu hút nhiều hơn mức đầu tư PPP hiện tại.

Các bên liên quan chính trong lĩnh vực PPP ở An-ba-ni như Bộ Kinh tế, Bộ Thương mại và Năng
lượng, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại An-ba-ni, Quỹ Phát triển Doanh nghiệp An-ba-ni Mỹ, và Viện
Chính sách Công tư đã cho thấy hạn chế rõ ràng của các dự án PPP tại quốc gia này: cụ thể là
những bất định, sự thiếu nhất quán và một số điều khoản pháp lý cụ thể ngăn cản những hình thức
tham gia nhất định của khu vực tư nhân trong khuôn khổ pháp lý và luật định hiện tại.

Mặc dù một số hợp đồng PPP đã được ký kết và triển khai tại An-ba-ni nhưng vẫn thực hiện trên
cơ sở “dự án thí điểm” mà chưa có nền tảng luật định PPP đầy đủ quy định rõ ràng những bước
đi, thủ tục, phê duyệt cần thiết và nhiệm vụ giám sát để đảm bảo tính bền vững của các PPP. Năm
2011, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) tiến hành rà soát một cách hệ thống và
đánh giá so sánh khung pháp lý PPP của toàn bộ quốc gia thành viên của EBRD.

Trang 25 / 61
Hãng luật quốc tế Gide, Loyrett, Nouel (có nhiều kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các đạo luật và
hợp đồng PPP) được mời tham gia thực hiện đánh giá pháp lý này. Mặc dù An-ba-ni lúc đó chưa
có đạo luật riêng cho PPP (đã có luật nhượng quyền và các đạo luật khác liên quan tới hợp đồng
khu vực tư nhân, v.v), An-ba-ni đạt số điểm 85% đánh giá về khung pháp lý PPP song chỉ đạt 55%
về khả năng thực thi những đạo luật này và biến chúng hoạt động hiệu quả trong thực tế.3 Theo
nhận định khái quát, An-ba-ni cần thêm năng lực thể chế, thẩm quyền và cơ chế để thực thi các
điều khoản pháp lý và luật định về PPP hơn là chỉ ban hành pháp luật mới về PPP.

Vào tháng 4 năm 2013, đạo luật PPP của An-ba-ni đã được Chính phủ thông qua và ban hành.
Các bên liên quan tham gia vào các sáng kiến phát triển dự án CSHT và hỗ trợ PPP tại An-ba-ni
cho biết họ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) vào quá trình xây
dựng và dự thảo đạo luật mới này.

Hợp tác công tư về các giấy tờ định danh điện tử quốc gia

Chính phủ An-ba-ni đã xác định việc triển khai hệ thống giấy tờ nhận dạng và hộ chiếu điện tử tiên
tiến là một trong những mục tiêu chiến lược của quốc gia này. Hệ thống này bao gồm: (i) cơ sở
vật chất trung tâm cá nhân hóa tập trung (CSHT, thiết bị CNTT, hệ thống, hạ tầng khóa công khai
- PKI); (ii) hạ tầng trang thiết bị đăng ký; (iii) cấp thẻ định danh điện tử cho toàn bộ công dân An-
ba-ni trên 16 tuổi; và (iv) cấp hộ chiếu điện tử mới tuân theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng
không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và quy định của Liên minh Châu Âu (EU).

Dự án mới này có các mục tiêu chiến lược là thúc đẩy phát triển kinh tế trong nhiều ngành phụ
thuộc vào thủ tục và yêu cầu định danh điện tử bằng cách: (i) trao quyền tiếp cận của các cá nhân,
công ty và các tổ chức liên quan khác dễ dàng hơn tới các dịch vụ kinh tế - xã hội chính do Bộ Nội
vụ, Bộ Lao động và các tổ chức công khác cung cấp; và (ii) tăng cường an ninh và kiểm soát tại
An-ba-ni nhờ xóa bỏ tình trạng gian lận, sao chép danh tính và tội phạm liên quan.

Mặc dù các đạo luật tư nhân hóa và nhượng quyền tại An-ba-ni cho phép xây dựng và ký kết hợp
đồng PPP chẳng hạn như cho lĩnh vực định danh điện tử song cần phải vượt qua những thách
thức để làm rõ các thủ tục pháp lý liên quan tới cấu trúc và triển khai dự án. Một quy trình đấu thầu
quốc tế đã được áp dụng với nhiều vụ đấu thầu công khai mở ra vào Tháng 2 năm 2008.

Đánh giá này được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn cung cấp “những gì đáng đống tiền bỏ ra nhất”.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2008, liên minh Pháp Sagem Sécurité (hiện tại là Morpho) và Quỹ Doanh
nghiệp An-ba-ni Mỹ (AAEF) trở thành đơn vị trúng thầu trong số bẩy liên minh quốc tế tham gia
nộp thầu. Hợp đồng nhượng quyền được ký kết vào ngày 21 tháng 8 năm 2008 giữa Bộ Nội vụ
nước Cộng hòa An-ba-ni và liên minh thắng thầu. Phần lớn dự án PPP do AAEF cấp vốn.

Nhượng quyền đòi hỏi quản lý toàn bộ quy trình (đăng ký, cá nhân hóa, cấp và phân phối) sản
xuất thẻ và hộ chiếu nhận dạng sinh trắc học có độ an toàn cao. Trên 2,6 triệu hộ chiếu điện tử và
3,2 triệu thẻ định danh điện tử đã được cấp, mang lại nhiều lợi ích cho người dân An-ba-ni. Kể từ
năm 2010, những người mang hộ chiếu điện tử đi du lịch tới Khu vực Schengen không cần phải
xin cấp thị thực, đây đã từng là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả người dân An-ba-ni. Morpho tiếp
tục sản xuất định danh điện tử và tích hợp thêm tính năng để tăng độ an toàn.

3 Xem chi tiết đánh giá pháp lý PPP tại An-ba-ni của EBRD trên trang sau:
http://www.ebrd.com/downloads/legal/concessions/albania.pdf

Trang 26 / 61
Trong giai đoạn nhượng quyền, trang cá nhân hóa tập trung của Dự án được cấp chứng chỉ tiêu
chuẩn ISO 27000. Nền tảng dịch vụ nhận dạng eTrusted giúp tiếp cận thuận tiện và an toàn các
dịch vụ điện tử. Công dân An-ba-ni sử dụng thiết bị như máy tính, điện thoại bảng và điện thoại di
động có khả năng thực hiện các giao dịch công (như ứng dụng kê khai thuế, giấy chứng sinh) và
cá nhân (như ngân hàng, bảo hiểm và pháp lý) trực tuyến.

8.3 Ví dụ tình huống #2: Các dự án PPP về định danh điện tử tại Phi-líp-pin
Phi-líp-pin đã từng là một trong những nền kinh tế đang phát triển đầu tiên xây dựng và áp dụng
một chính sách dài hạn để tăng đáng kể tỷ trọng đóng góp trong lĩnh vực CSHT thông qua khu vực
tư nhân. Kể từ khi ban hành chính sách BOT vào năm 1990, quốc gia này đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng, trong đó có thu hút hơn 58 tỷ USD đầu tư tư nhân dài hạn vào các lĩnh vực điện,
viễn thông, giao thông, nước và các CSHT khác.

Phi-líp-pin

Lĩnh vực Đầu tư (USD)

Năng lượng 27.674

Viễn thông 17.922

Giao thông 4.351

Nước & nước thải 8.276

Tổng cộng 58.223

Bảng 1: Tóm tắt tổng cộng các khoản đầu tư tư nhân vào lĩnh vực CSHT tại
Phi-líp-pin (Nguồn: CSDL PPI của Ngân hàng Thế giới)

Chỉ trong lĩnh vực định danh điện tử nói riêng, Phi-líp-pin đã triển khai nhiều dự án PPP không chỉ
liên quan tới sản xuất và cấp thẻ định danh điện tử và các giấy tờ khác mà còn cả dự án PPP về
cung cấp dịch vụ công dựa vào dịch vụ định danh điện tử như Xác thực điện tử (eAuthentication)
và Xác minh điện tử (eVerification). Trong số các dự án này có hợp tác công tư Dự án CNTT Hệ
thống Đăng ký Hộ tịch của Tổng Cục Thống Kê Quốc gia (NSO).

Khuôn khổ pháp lý PPP của Phi-líp-pin:

Sự ra đời của Trung tâm BOT năm 1990 trực thuộc Văn phòng Tổng thống nhằm đối phó với tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng CSHT và Chính phủ không có khả năng tài trợ cho các dự án mới
trong giai đoạn những năm 1970 và 1980. Cơ sở pháp lý đi cùng với thông qua Luật Cộng hòa
(RA) 6957, Quốc hội Phi-líp-pin năm 1990 cho phép khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực
CSHT nhất định. Quốc hội đã thiết lập đơn vị triển khai liên ngành, Trung tâm BOT, trao quyền
phân tích, thẩm định, đàm phán và trao nhượng quyền. Các nhà phát triển chương trình BOT tại
Phi-líp-pin khẳng định để thành công, đơn vị kỹ thuật này sẽ phải đặt ở cấp cao hơn các bộ chủ
quản hạ tầng.

Trang 27 / 61
Vai trò của Trung tâm BOT tại Phi-líp-pin chủ yếu dựa trên mối quan hệ xây dựng năng lực và cố
vấn cho các bộ chủ quản và chính quyền địa phương, thúc đẩy cơ hội và chính sách đầu tư PPP.
Chương trình này tại Phi-líp-pin kêu gọi thiết lập “các bộ phận BOT/PPP” trong mỗi bộ chủ quản
cơ sở hạ tầng đủ điều kiện để điều phối các nhiệm vụ và quyết định dự án PPP của bộ ngành liên
quan.

Các quy tắc và quy định triển khai Luật BOT đã chi tiết hóa và điều tiết cao quy trình phê duyệt
PPP tại Phi-líp-pin nhằm thúc đẩy tính minh bạch và công bằng. Để triển khai, cần ba ủy ban Chính
phủ khác nhau thẩm định và phê duyệt dự án, bao gồm ủy ban thẩm định của Trung tâm BOT và
ủy ban điều phối đầu tư quốc gia. Quy trình mất tối thiểu 3 đến 6 tháng. Các yêu cầu quy trình phê
duyệt đã được xác định là một trở ngại ngày càng lớn tới việc hoàn thiện các dự án PPP. Trong
các lĩnh vực khác, thực hiện theo các thủ tục đấu thầu cạnh tranh quốc tế đối với các dự án như
hai dự án nhượng quyền nước lớn tại Manila và dự án PPP định danh điện tử của Cục Giao thông
Đường bộ về dịch vụ kiểm tra phương tiện và cấp giấy phép.

Hợp tác công tư Dự án CNTT Hệ thống Đăng ký Hộ tịch tại Phi-líp-pin

Vào tháng 5/2000, Tổng Cục Thống kê Quốc gia đã ký kết hợp đồng 12 năm với Tổng Công ty
Unisys (Phi-líp-pin) theo hình thức BTO về phát triển hệ thống CNTT trị giá 65 triệu USD có nhiệm
vụ cấp bản sao giấy chứng sinh, giấy chứng tử và các giấy tờ nhận dạng khác. Mục tiêu của hệ
thống này là cho phép người dân, các cá nhân và người dùng có thể xin bản sao giấy tờ chứng
nhận một nhanh chóng hơn.

Trước dự án này, một hệ thống “hối lộ” phi chính thống tại địa phương với những kết nối bên trong
đã phát triển mạng lưới đầu mối có thể cấp giấy chứng nhận đăng ký (đôi khi có giá trị và đôi khi
làm giả) thu phí xử lý và tiền đút lót. Mục tiêu của dự án này đã được Tổng thống Phi-líp-pin khi
đó trình bày tại buổi lễ ra mắt dự án PPP vào năm 2000 để cuối cùng “giải quyết vấn đề tồn tại lâu
năm liên quan tới lưu trữ và truy vấn hồ sơ” đồng thời giúp “giệt trừ những kẻ hối lộ lợi dụng người
dân Phi-líp-pin”.

Những tiêu chuẩn đánh giá kết quả đạt được do Tổng Cục Thống kê Quốc gia đặt ra đối với người
dân xin bản sao giấy tờ Đăng ký Hộ tịch bao gồm: (i) thời gian chờ tối đa 30 phút tại khu vực Thủ
đô Manila; và (ii) thời gian chờ tối đa 2 tiếng ở các địa điểm cấp tỉnh và khu vực.

Hệ thống này dựa trên công nghệ ảnh để thu thập, lưu trữ, quản lý và tiếp cận toàn bộ các giấy tờ
Đăng ký Hộ tịch. Về kiểm tra xác minh, dự án cũng thu thập, lưu trữ và so sánh danh sách chữ ký
tại tất cả các đơn vị đăng ký được ủy quyền cấp đô thị và thành phố và các hệ thoogs Đăng ký Hộ
tịch (CRS) ủy quyền để tránh làm giả. Dự án PPP không tạo ra chi phí trực tiếp tới Chính phủ và
huy động vốn từ thu phí người dùng cuối.

“Giai đoạn phát triển” của dự án kéo dài 7 năm và đạt vận hành toàn diện trong 5 năm cuối của
hợp đồng PPP 12 năm. Đến tháng 3 năm 2004, CSDL của Tổng Cục Thống kê Quốc gia đã quét,
chỉ số hóa và tải hồ sơ gồm 73,5 triệu trẻ mới sinh (1945-2002), 15,1 triệu đăng ký kết hôn (1945-
2002), 2,3 triệu người chết (1996-2001), và hình ảnh của báo cáo thống kê quan trọng trong giai
đoạn 1960-1998. Bên cạnh sáu Trung tâm Census Serbilis (CSC) ở vùng đô thị Manila, Tổng Cục
Thống kê Quốc gia đã nhân rộng ra 14 chi nhánh cấp khu vực và 20 chi nhánh cấp tỉnh.

Trang 28 / 61
Trung tâm Census Serbilis
Tổng Cục Thống kê Quốc gia
Phi-líp-pin

Manila 6

Luzon 18

Visayas 7

Mindanao 10

Bảng 2: Tổng số Trung tâm Điều tra Dân số Quốc gia theo Dự án PPP
của Hệ thống Đăng ký Hộ tịch (CRS)

Hệ thống Đăng ký Hộ tịch:


Số lượng giấy tờ chứng nhận được số hóa

Giấy chứng sinh 99,8 triệu

Giấy chứng nhận kết 22,1 triệu


hôn

Giấy chứng tử 18,4 triệu

Tổng cộng 140,4 triệu

Bảng 3: Kết quả PPP CNTT cho Hệ thống Đăng ký Hộ tịch của Phi-líp-pin:
Số lượng giấy tờ chứng nhận được số hóa, 2000-2012

Các dịch vụ của Dự án đã hỗ trợ Tổng Cục Thống kê Quốc gia tăng doanh thu. Đây là nguồn
doanh thu công lớn thứ 11 của quốc gia này. Trước khi triển khai PPP, đơn vị này thậm chí chưa
bao giờ nằm trong nhóm 20 đứng đầu. Mức độ hài lòng của khách hàng với Hệ thống Đăng ký Hộ
tịch của Tổng Cục Thống kê Quốc gia đã tăng từ 19% lên 82% theo khảo sát đánh giá kết quả
thực hiện của đối tác tư nhân. Những cải thiện dựa trên công nghệ nhờ PPP bao gồm tiếp cận
thuận tiện và an toàn hơn tới các dịch vụ giấy tờ đăng ký hộ tịch thông qua tin nhắn/SMS và dịch
vụ trực tuyến. Ngoài ra, đem các dịch vụ đăng ký hộ tịch lại gần hơn tới khách hàng thông qua đầu
tư của đối tác tư nhân vào mạng lưới ki-ốt và dịch vụ tiếp cận di động.

8.4 Ví dụ tình huống #3: Victoria – Trải nghiệm CSDL Khẩn cấp Di động tại Úc
Các chính quyền liên bang và tiểu bang ở Úc đã áp dụng phương thức hợp tác công tư trong nhiều
lĩnh vực, không chỉ dự án CNTT và truyền thông, định danh điện tử (eID) mà còn các lĩnh vực
đường bộ, nước, bệnh viện, công trình công và các CSHT khác. Chính quyền Bang Victoria đã
triển khai một số dự án PPP về thi công và vận hành tư nhân các hệ thống thông tin liên lạc khẩn
Trang 29 / 61
cấp di động cho đội ngũ cảnh sát và cấp cứu của Chính quyền bang. Việc này đòi hỏi đối tác tư
nhân truy cập gần như ngay lập tức và xác thực dữ liệu từ các CSDL khu vực công liên quan tới
nhận dạng, cụ thể như bằng lái xe, sở hữu tài sản và hồ sơ tội phạm.

Khuôn khổ PPP của Bang Victoria

Với dân số 5 triệu người, Bang Victoria đã phát triển một trong những khuôn khổ triển khai dự án
PPP hiệu quả hơn. Vào năm 2000, Chính quyền Bang đã triển khai khuôn khổ Hợp tác Victoria
(Partnerships Victoria) toàn diện để theo đuổi các dự án PPP. Hiện nay, Hợp tác Victoria đã thu
hút 5 tỷ vốn đầu tư tư nhân mới vào nhiều lĩnh vực, bao gồm định danh điện tử, CNTT và truyền
thông, giao thông, y tế và tiện ích công. Chính sách này đã nêu rõ mục tiêu của PPP là đạt được
sự cân bằng tối ưu về chia sẻ rủi ro giữa khu vực công và khu vực tư nhân, nhờ đó tăng tối đa giá
trị mà Nhà nước và công dân được hưởng từ đầu tư vào CSHT và dịch vụ công.

Để triển khai, bắt đầu từ tháng 6 năm 2000 và kết thúc vào tháng 6 năm 2005, Hợp tác Victoria đã
phát triển một loạt mô hình PPP và hướng dẫn cho từng bước trong vòng đời dự án PPP, bao gồm
(i) Chính sách hợp tác Victoria; (ii) Hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ hợp tác Victoria; (iii) Hướng dẫn
các vấn đề hợp đồng và phân bổ rủi ro; (iv) Công cụ so sánh khu vực công – Lưu ý kỹ thuật; (v)
Khung quản lý hợp đồng; (vi) Công cụ so sánh khu vực công: Lưu ý kỹ thuật bổ sung; (vii) Sử dụng
tỷ lệ chiết khấu; và (viii) Nguyên tắc thương mại chuẩn.

Những mô hình và hướng dẫn được công bố rộng rãi này cung cấp thủ tục rõ ràng và thực tiễn
cho các cơ quan khu vực công thực hiện theo từng bước triển khai dự án PPP. Khuôn khổ PPP
tại Úc có mục tiêu rõ ràng là duy trì tính minh bạch về vai trò và trách nhiệm thể chế của các cơ
quan khu vực công, đồng thời không làm phức tạp hóa quy trình với nhiều đợt rà soát và phê duyệt
của các cơ quan giám sát.

Dự án PPP về mạng lưới dữ liệu khẩn cấp di động

Một trong những dự án PPP đầu tiên tại Úc là cung cấp mạng lưới dữ liệu điện tử, di động mới
cho Dịch vụ Cứu thương và Cảnh sát Bang Victoria4. Dự án này kêu gọi đối tác tư nhân thiết kế,
phát triển và vận hành mạng lưới dữ liệu cho phép nhân lực ngành cảnh sát, cứu thương và phản
ứng khẩn cấp khác tiếp cận CSDL của Chính phủ và dữ liệu công khai ở trong và ngoài các tổ
chức này. Đây bao gồm các dữ liệu và dịch vụ liên quan tới nhận dạng để đồng thời tiếp cận hồ
sơ thực thi pháp luật và cảnh sát, giấy phép lái xe, hồ sơ sở hữu tài sản, bản đồ địa lý, chức năng
định vị, kế hoạch khẩn cấp và các dữ liệu điện tử khác.

Phạm vi dự án PPP và các tiêu chuẩn dịch vụ đầu ra

Phạm vi tổng thể của dự án mà đối tác tư nhân phải thực hiện theo hợp đồng như sau: (i) dịch vụ
kỹ thuật chung; (ii) quản lý dự án; (iii) thiết kế tư vấn và phát triển Mạng lưới Dữ liệu Di động
(MDN); (iv) triển khai và nhân rộng dịch vụ MDN; (v) thử nghiệm; (vi) tài liệu hóa; (vii) đào tạo; (viii)
nghiệm thu; và (ix) quản lý vận hành và hỗ trợ hậu cần.

4 Để biết thêm thông tin về PPP này, bao gồm bản sao hợp đồng PPP, vui lòng xem
http://www.partnerships.vic.gov.au/CA25708500035EB6/0/CCF275DF691DCC1CCA2570D90016
72A7

Trang 30 / 61
Hợp đồng yêu cầu đối tác tư nhân đảm bảo MDN mới có khả năng tương kết về mặt kỹ thuật 10
hệ thống vô tuyến hiện tại và mới nổi tại Úc, bao gồm: MPT 1327, DataTAC Public, Mobitex, CDPD,
iDEN, GPRS, APCO25, TETRA, GSM, CDMA và Native IP cũng như các hệ thống thông tin di
động khác được và dự kiến sẽ được chấp nhận rộng rãi ở Úc.

Trong số các dịch vụ mà đối tác tư nhân phải cung cấp có: (i) truyền thông tin quan trọng về khẩn
cấp và những người được chuyển trực tiếp tới phương tiện phản ứng khẩn cấp; (ii) công nghệ vệ
tinh để theo dõi vị trí phương tiện, cho phép điều động các phương tiện nằm gần nhất tới tình
huống khẩn cấp; (iii) tiếp cận di động CSDL như đăng ký phương tiện và bằng lái xe; (iv) nộp báo
cáo cảnh sát điện tử qua máy tính ở trong hiện trường.

Dự án yêu cầu đơn vị vận hành cung cấp 99,9% độ tin cậy vận hành đảm bảo thông qua điều
khoản hợp đồng. Mục tiêu chính của dự án này là đảm bảo gửi thông điệp tốc độ cao tới cán bộ
cảnh sát và cấp cứu trên hiện trường và các cơ sở dữ liệu họ cần tiếp cận.

Năm 2013, hợp đồng PPP được trao cho Công ty TNHH Motorola Australia Pty. có thời hạn 5 năm
và hai giai đoạn tùy chọn 1 năm/giai đoạn. Tổng chi phí thanh toán PPP của dự án (dựa trên cơ
sở giá trị hiện tại thuần với hệ số chi phí vốn 8,65% của Nhà nước) cho Chính phủ trị giá 85 triệu
USD. Tiếp theo các mô hình PPP của Hợp tác Victoria PPP, một phân tích “đáng đồng tiền bỏ ra”
đã được thực hiện để ước tính chi phí của dự án nếu được thực hiện và cấp vốn từ khu vực công.
Theo đó, chỉ ra Nhà nước đã tiết kiệm được 7,8 triệu USD (11% chi phí dự án) nhờ theo đuổi giải
pháp PPP.

8.5 Các bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế


a. Đưa ra những lý do hợp lý khi sử dụng mô hình hợp tác công-tư

Thực tế cho thấy, chính phủ các nước thường sử dụng mô hình hợp tác công-tư (PPP) cho ba
mục đích chính: (i) bổ sung cho thiếu hụt nguồn vốn công; (iii) tận dụng các luật lao động linh hoạt
hơn để cắt giảm; và (iii) tránh báo cáo các nghĩa vụ nợ bổ sung trên bảng cân đối do các dự án
hợp tác công-tư có thể được coi như một khoản ngoại bảng.

Những khắc phục ngắn hạn thường dẫn đến xác định kế hoạch kinh doanh không tốt và quản lý
các dự án hợp tác công-tư kém hiệu quả. Nếu chỉ coi hợp tác công-tư như một nguồn bổ sung cho
ngân sách, các cơ quan nhà nước có thể xem xét các phương án cấp vốn và mua sắm khác, các
phương án này sẽ được mô tả chi tiết hơn trong phần “Cân nhắc các Nguồn vốn khác”. Một dự án
hợp tác công-tư sẽ được tận dụng tối đa như một công cụ tạo giá trị từ tiền vốn đầu tư. Trong tất
cả các trường hợp nghiên cứu đã được trình bày, hiểu biết rõ ràng về bối cảnh hiện hữu và nhận
diện các mục đích đúng đắn đóng vai trò quan trọng đối với thành công của dự án.

Để đảm bảo các dự án trình Chính phủ Việt Nam cân nhắc có thể đạt được hiệu quả giá trị cao từ
đầu tư, trong giai đoạn sau của quá trình triển khai chương trình định danh điện tử cần tính đến
những yếu tố sau đây:

1. Tập trung vào luận chứng kinh tế cho các hợp tác công-tư về khả năng cải thiện chương
trình bằng cách tận dụng phương pháp luận, các kỹ năng, sản phẩm và thông lệ quản lý
sáng tạo của đối tác tư nhân.

2. Trước khi dự án hợp tác công tư cung cấp dịch vụ định danh điện tử được phê duyệt, phải
xem xét tiến hành một phân tích một đối tác khu vực công tương đương (public sector
comparator), hoặc phân tích giá trị từ đầu tư (value for money), để chứng minh hiệu quả

Trang 31 / 61
tiết kiệm chi phí của dự án hợp tác công-tư trong suốt thời gian dự án khi so sánh với các
phương án triển khai công khác.

3. Kế hoạch kinh doanh của dự án hợp tác công tư cung cấp dịch vụ định danh điện tử có
thể được hỗ trợ bởi các bên liên quan/nhà bảo trợ địa điểm hoặc tài chính để có thể giảm
bớt các rủi ro bất ổn chính trị và nhà thầu sẽ có vị trí tốt hơn khi thực hiện dự án.

b. Tìm hiểu và xử lý những thách thức thường gặp trong hợp tác công-tư

Chính phủ Việt Nam cần nhận thức được những hạn chế hoặc thách thức thường gặp trong các
dự án hợp tác công-tư – và những vấn đề này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực định danh điện tử.

1. Tham nhũng. Chính phủ Việt Nam có thể dự phòng tệ nạn tham nhũng, ngăn không cho
tham nhũng nhanh chóng hủy hoại những ý định tốt đẹp khi theo đuổi các dự án hợp tác
công-tư cung cấp dịch vụ định danh điện tử bằng cách xác định và ban hành các biện
pháp đối phó, ví dụ: các cơ chế khuyến khích để đấu tranh chống các hành vi tham nhũng.

2. Những thất bại trước đây trong các dự án đầu tư công nghệ đã làm mất niềm tin.
Những khoản chi công cho công nghệ không phải lúc nào cũng thu được kết quả mong
muốn. Do đó, công chúng coi các dự án công nghệ là sự lãng phí tiền của và có rất ít sự
ủng hộ cho các dự án đầu tư ICT hay định danh điện tử khác.

3. Nhận định cho rằng tiền thuế bị sử dụng sai mục đích. Khi một đối tác tư nhân được
tham gia một dự án cung cấp dịch vụ công, thường có rủi ro là công chúng sẽ cho rằng
tiền đóng thuế của người dân được chuyển giao cho các doanh nghiệp hoạt động vì lợi
nhuận.

4. Lợi nhuận tư nhân để đổi lấy chất lượng dịch vụ. Công chúng thường cho rằng cách
duy nhất để các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân thu được lợi nhuận trong các dự án hợp
tác công-tư là thông qua cắt giảm chất lượng dịch vụ. Những thất bại trước đây trong các
dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn theo mô hình hợp tác công-tư đã gây ra định kiến cho
các sáng kiến hợp tác công-tư hiện nay trong các ngành.

5. Thiếu một người phát ngôn với công chúng. Các dự án hợp tác công-tư thường không
có một đại diện phát ngôn như các dự án truyền thống. Không có nhóm liên quan nào, ví
dụ các khách hàng sử dụng các dịch vụ điện, nước, các bác sỹ, hoặc phụ huynh học sinh,
dễ được nhận diện để làm việc cùng từ giai đoạn lập kế hoạch cho dự án hợp tác công-
tư.

6. Chưa có ngành CNTT và truyền thông (ICT) tư nhân trong nước. Nhiều nền kinh tế
mới nổi còn thiếu ngành ICT tư nhân đủ phát triển để hợp tác với Chính phủ trong các dự
án hợp tác công-tư cung cấp dịch vụ định danh điện tử.

c. Tiến hành tham vấn sâu rộng với các bên liên quan

Đại diện dự án cần phải nhận diện và tham vấn với tất cả các bên liên quan tiềm năng, bao gồm
các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, người dùng cuối, và các nhà cung cấp dịch vụ
thương mại. Thông qua các buổi tham vấn, dự án có thể thu thập được rất nhiều thông tin thiết
yếu, ví dụ như mức độ nhu cầu tiềm năng, mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ của người tiêu dùng,
mức độ quan tâm của các nhà cung cấp dịch vụ về việc tham gia dự án hợp tác công-tư, cũng như
những công nghệ phù hợp nhất và các mô hình hợp tác công-tư.

Trang 32 / 61
d. Thiết lập mối quan hệ phù hợp với các đối tác trong dự án hợp tác công-tư

Thiết kế một kế hoạch kinh doanh phù hợp và coi các đối tác trong dự án hợp tác công-tư như
những liên minh chiến lược (là những ý kiến phản hồi thống nhất trong các cuộc phỏng vấn các
đối tác tư nhân) là những yếu tố tạo tiền đề cho thành công của dự án hợp tác công-tư cung cấp
dịch vụ định danh điện tử. Do tính chất dài hạn của các hợp đồng hợp tác công tư, cần phải quản
lý các quan hệ đối tác để thu được giá trị từ đầu tư cũng như quản lý hiệu quả hoạt động lâu dài.

Các cơ quan nhà nước không hiếm khi tập trung vào quản lý hợp đồng theo kiểu truyền thống, chú
trọng đến các thỏa thuận chất lượng dịch vụ nghiêm ngặt và các chế tài xử phạt, cũng như những
giới hạn dựa trên tuân thủ để hạn chế lợi nhuận của đối tác tư nhân. Họ thường suy xét về mức
chi trả trong thời gian hợp đồng, thời lượng của hợp đồng, ví dụ như thường xuyên tái tục hợp
đồng để tránh những quan ngại về phản ứng chính trị và cạnh tranh không công bằng, đặc biệt
trong trường hợp làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Để tạo điều kiện cho một mối quan hệ tích cực với các đối tác trong hợp tác công tư, Chính phủ
Việt Nam có thể cân nhắc coi các công ty ICT là các đối tác chiến lược, thay vì bối cảnh quan hệ
khách hàng – nhà thầu thông thường. Một quan hệ hợp tác hiệu quả phải được xây dựng dựa trên
một khuôn khổ hợp tác chính thức với thời gian ít nhất là 7-10 năm. Quan trọng không kém là công
tác so sánh định chuẩn mức độ hiệu quả dịch vụ cơ sở và xác định kết quả mong muốn trong dài
hạn, đồng thời xây dựng một phương pháp quản lý dự án rõ ràng, trên tinh thần hợp tác kèm theo
các mốc thời gian linh hoạt ở giữa và yêu cầu chuyển giao kiến thức. Cuối cùng, việc đặt ra các
chiến lược rút lui có thể dự báo trước, có tính đến các cột mốc dự án quan trọng và kỳ bầu cử,
cũng sẽ có lợi cho quan hệ hợp tác.

e. Xây dựng nguồn lực cho hợp tác công tư

Có nhiều ý nghĩa về mặt quản lý nội bộ đối với Chính phủ Việt Nam khi xem xét các dự án hợp
tác công-tư. Quan trọng nhất là những tác động đến năng lực và nguồn lực: bộ phận IT của các
bộ ngành cơ quan liên quan vốn không phát triển các vị trí cần thiết để xử lý các vấn đề luật định,
tài chính và quản lý của các dự án hợp tác công-tư cung cấp dịch vụ định danh điện tử. Chính phủ
Việt Nam có thể cân nhắc xây dựng năng lực theo các cách sau:

 Thiết lập một tổ chuyên trách cho hợp tác công-tư cung cấp dịch vụ định danh điện tử bao
gồm các chuyên gia trong lĩnh vực hợp tác công tư cũng như định danh điện tử, và đầu tư
đào tạo cho nhân viên.

 Thuê các nhà thầu để lấp đầy lỗ hổng năng lực, ví dụ các tổ chức công xác thực và thẩm
định độc lập, đây là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh.

 Kết hợp các năng lực tài chính, tài khóa, pháp lý và quản lý nhà thầu của dự án để phân
tích và quản lý các rủi ro và để thực thi hợp đồng.

 Rà soát các bài học thu được từ các dự án hợp tác công tư ngoài lĩnh vực công nghệ
thông tin tại Việt Nam để lập kế hoạch kinh doanh, và xây dựng các năng lực, đồng thời
phải ghi nhớ rằng các sáng kiến công nghệ thông tin trở nên lỗi thời nhanh hơn nhiều.

f. Các nhắc các nguồn vốn khác

Trang 33 / 61
Bên cạnh nguồn tài trợ từ hợp tác công tư, Chính phủ Việt Nam có thể xem xét các phương pháp
tiếp cận tiềm năng khác để hiện thực hóa dự án hợp tác công-tư cung cấp dịch vụ định danh điện
tử, ví dụ quỹ đầu tư công nghệ và các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm/đầu tư tư nhân dưới đây.

 Quỹ đầu tư công nghệ cho các dự án định danh điện tử. Chính phủ một số nước đã
thử nghiệm tạo lập một số nguồn vốn để dùng tài trợ cho các sáng kiến liên ngành của
toàn chính phủ mang tính đột phá hoặc có rủi ro cao/giá trị cao. Ví dụ, Chính phủ liên bang
Úc dự kiến thành lập một quỹ “tái đầu tư” có quy mô 500 triệu đô-la Úc trong ba năm bằng
cách tập hợp các nguồn lực tiết kiệm được thông qua triển khai dự án rà soát ICT Gershon.

Để hỗ trợ vận hành một quỹ đầu tư công nghê, cần có các quy trình rõ ràng về việc sử
dụng quỹ, và phải được phát hành cho một cơ quan thẩm quyền quản lý cụ thể dưới dạng
một hội đồng hoặc một ủy ban. Quỹ này sẽ được bổ sung vốn thông qua quy trình lập ngân
sách hàng năm, hoặc từ các khoản tiết kiệm ngân sách các bộ nhờ vào các dự án.

Quỹ đầu tư công nghệ có thể là một đề xuất hấp dẫn nếu các bộ ngành không sẵn sàng
chấp nhận rủi ro triển khai, song tiềm năng lợi ích từ đầu tư cải tiến công nghệ lại khá cao.
Quỹ cũng có thể được dùng như một cơ chế khuyến khích cho các cơ quan hoặc các
nhóm cơ quan nhà nước lên kế hoạch và triển khai các giải pháp công nghệ dùng chung
một cách dễ dàng hơn. Khó khăn trong việc thực hiện một quỹ đầu tư công nghệ là việc
tìm kiếm nguồn vốn ban đầu, các quy trình và mức độ bổ sung vốn, và cương vị quản lý.

 Các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC)/ quỹ đầu tư tư nhân. Thay vì sử dụng các quỹ đầu từ
mạo hiểm từ ngân sách của chính phủ hoặc của cơ quan cụ thể, các cơ quan nhà nước
có thể sử dụng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ các định chế tài chính tư nhân cho các dự
án định danh điện tử đột phá. Nếu sáng kiến ICT có tính đột phá, có nhu cầu sử dụng với
mức độ kỳ vọng cao hợp lý về các kết quả tích cực, thì có thể thu hút các nhà đầu tư mạo
hiểm bên ngoài.

Chính phủ Việt Nam cần chú ý rằng các nhà đầu tư trong khu vực công thường khá thận
trọng, thường ưu tiên các dự án rủi ro thấp và kết quả chắc chắn; trong khi các quỹ góp
vốn tư nhân (PE) và các nhà đầu tư mạo hiểm thường ưu tiên các dự án rủi ro cao với lợi
nhuận cao. Tư duy khác biệt đó giữa khu vực công và khu vực tư nhân đặt ra thách thức
cho việc sử dụng các quỹ đầu tư mạo hiểm cho các dự án định danh điện tử.

g. Giám sát dự án hợp tác công tư

Chính phủ Việt Nam có thể xem xét triển khai các cơ chế quản lý hiệu quả để đảm bảo sử dụng
hợp lý các nguồn vốn công, nhanh chóng đưa ra các quyết định, và các bên liên quan phản ứng
nhanh. Ngoài ra, còn cần đảm bảo đầu tư quỹ công cho các dự án băng thông rộng đem lại lợi ích
hữu hình để duy trì vốn liên tục cho các loại hoạt động này và không bị ngắt quãng. Các tổ chức
công có thể tiến hành giám sát định kỳ vì công tác giám sát định kỳ thường được thực hiện bởi cơ
quan nhà nước đảm nhận dự án.

Để hỗ trợ các tổ chức công thực hiện các trách nhiệm giám sát, phải đặt ra các yêu cầu trong hợp
đồng với nhà cung cấp ICT, có thể gắn các trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ với lịch thanh
toán, ví dụ các mốc triển khai nhân rộng, các ngày “sẵn sàng cung cấp dịch vụ”, số lượng khách
hàng kết nối, và số lượng các dịch vụ điện tử đã triển khai.

Trang 34 / 61
9 ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN PPP VÀ CƠ CẤU ĐỀ XUẤT
Phần này sẽ xem xét các mô hình PPP khác nhau và các thỏa thuận mua sắm để cơ cấu bối cảnh
thị trường của dự án Định danh Điện tử (eID) cũng như các cơ chế phân chia các rủi ro chính giữa
khu vực công và đối tác tư nhân, đồng thời đề xuất một cơ cấu tổ chức theo hình thức quan hệ
hợp tác công-tư (PPP) để đạt được các mục tiêu đề ra, cũng như để đương đầu với những thách
thức cụ thể khi triển khai mô hình đó.

9.1 Xác định và đánh giá các phương án cơ cấu tổ chức theo hình thức hợp tác
công – tư
Có nhiều phương án cơ cấu tổ chức theo hình thức hợp tác công-tư (PPP), từ loại hình hợp đồng
dịch vụ ngắn hạn thường yêu cầu đối tác tư nhân đầu tư một phần vốn nhỏ ngay từ ban đầu hoặc
không có yêu cầu này, cho đến các hình thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
(BOT) và hợp đồng nhượng quyền trong dài hạn với thời gian lên đến 20 năm hoặc hơn. Các hình
thức hợp đồng dài hạn thường cần các đối tác tư nhân đầu tư hàng chục triệu USD tiền vốn ban
đầu. Bảng dưới đây tóm tắt lại những đặc điểm chính để phân biệt các phương án cơ cấu tổ chức
theo các hình thức quan hệ hợp tác công-tư (PPP) chính.

Nhận lợi Quy


Kỳ hạn nhuận hoạch
hợp Cung ròng Sở hữu ngành
đồng cấp dịch Cấp vốn hoặc hợp và điều
Công cụ hợp trung vụ hoặc lưu chịu lỗ Cấp vốn pháp tài tiết các
đồng PPP bình quản lý động ròng dài hạn sản dịch vụ

Cổ phần hóa & Công/ Công/


đầu tư tư nhân Mãi mãi Công Tư Công Tư Công Công

Hợp đồng dịch


vụ 2-3 năm Tư Công Công Công Công Công

Hợp đồng quản


lý 2-5 năm Tư Công Công Công Công Công
Cho thuê/Đặc 7-15
quyền năm Tư Tư Tư Công Công Công
20-30+
BOT năm Tư Tư Tư Tư Công Công
20-30+
BOO năm Tư Tư Tư Tư Tư Công

20-30+
Nhượng quyền năm Tư Tư Tư Tư Công Công

Thoái vốn & bán


tài sản mãi mãi Tư Tư Tư Tư Tư Công

Đối với Dự án xây dựng Hệ thống nhận dạng quốc gia (NID), có bốn phương án cơ cấu tổ chức
theo hình thức quan hệ hợp tác công-tư (PPP) đã được xác định và đánh giá dựa trên các tiêu chí
sau: (i) một hay nhiều nhà cung cấp dịch vụ định danh điện tử (ID) tư nhân được cấp phép; and
(ii) một hay nhiều khách hàng (và bên mua) các dịch vụ định danh điện tử (eID). Các phương án
PPP bao gồm:
Trang 35 / 61
 Phương án 1. Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO): Chỉ có duy nhất một nhà vận hành
tư nhân cho các dịch vụ định danh điện tử và duy nhất một bên mua dịch vụ thuộc khu vực
công, và Chính phủ bảo đảm một mức nhu cầu/doanh thu tối thiểu cho đối tác tư nhân.

 Phương án 2. Nhượng quyền: Chỉ có duy nhất một nhà cung cấp tư nhân cho các dịch
vụ định danh điện tử với nhiều bên mua dịch vụ thuộc khu vực công. Đối tác tư nhân sẽ
chịu rủi ro về những biến động trong khối lượng và nhu cầu dịch vụ định danh điện tử, và
sẽ không được đảm bảo mức nhu cầu hay doanh thu tối thiểu.

 Phương án 3. Thuê ngoài cạnh tranh A: Nhiều nhà cung cấp tư nhân được cấp phép triển
khai các dịch vụ định danh điện tử, và mỗi nhà cung cấp được thanh toán thông qua một
bên mua chung (ví dụ như Bộ Thông tin và Truyền thông -Bộ Thông tin và Truyền thông
(MIC)).

 Phương án 4. Thuê ngoài cạnh tranh B: Nhiều nhà cung cấp tư nhân được cấp phép triển
khai các dịch vụ định danh điện tử, và mỗi nhà cung cấp được thanh toán thông qua phí
người dùng và được trả bởi từng khách hàng thuộc khu vực công (nghĩa là theo từng bộ
hoặc từng cơ quan nhà nước).

Trang 36 / 61
Bảng tổng hợp các phương án cấu trúc PPP:

Tiêu chí 1: Số lượng nhà cung cấp dịch vụ định danh


điện tử (eID)

Một nhà cung cấp tư nhân Nhiều nhà cung cấp tư nhân

Phương án 1: Xây dựng - Sở Phương án 3: Thuê ngoài


hữu - Kinh doanh (BOO): cạnh tranh A: Nhiều nhà cung
Một bên mua Một nhà vận hành tư nhân cấp tư nhân được cấp phép
dịch vụ định với một bên mua và Chính cung cấp các dịch vụ định
danh điện tử phủ đảm bảo một mức nhu danh điện tử (eID) cho Chính
trong khu vực cầu/doanh thu tối thiểu cho phủ, mỗi nhà cung cấp được
Tiêu chí 2:
công đối tác tư nhân. thanh toán thông qua một bên
Số lượng
bên mua mua chung.
dịch vụ
định danh Phương án 2: Nhượng Phương án 4: Thuê ngoài
điện tử quyền: Một nhà cung cấp tư cạnh tranh B: Nhiều nhà cung
(eID) trong Nhiều bên mua nhân cho các dịch vụ định cấp tư nhân được cấp phép
khu vực dịch vụ trong danh điện tử (eID) với các cung cấp các dịch vụ định
công khu vực công bên mua thuộc khu vực danh điện tử (eID) cho Chính
(tức là các bộ công. Đối tác tư nhân sẽ chịu phủ, mỗi nhà cung cấp được
và các cơ quan “rủi ro cầu” và không được thanh toán bởi từng khách
riêng) đảm bảo mức nhu hàng trong khu vực công (từng
cầu/doanh thu tối thiểu. cơ quan nhà nước hoặc từng
bộ/ngành)

Cơ cấu tổ chức mô hình hợp tác công-tư (PPP) được đề xuất là cơ cấu có một nhà cung cấp dịch
vụ tư nhân thay vì có nhiều nhà cung cấp được cấp phép. Bởi sẽ phát sinh các thách thức về mặt
kỹ thuật và quản lý khi phải đảm bảo khả năng vận hành thống nhất giữa nhiều nhà cung cấp, cũng
như rủi ro “phân mảnh” trong triển khai nảy sinh từ một cơ chế phức tạp gồm nhiều bên. Mặc dù
Chính phủ Việt Nam có thể muốn xem xét các phương án phát triển một cấu trúc thị trường cạnh
tranh cho một số dịch vụ định danh điện tử cụ thể về lâu dài, song dự án hợp tác công-tư ban đầu
chỉ nên có một nhà cung cấp dịch vụ định danh điện tử tư nhân.

Một trong những câu hỏi chính mà Chính phủ mong muốn tìm ra câu trả lời thông qua đánh giá
khả thi dự án hợp tác công-tư là mức độ bảo đảm nhu cầu tối thiểu mà các nhà thầu tư nhân sẽ
yêu cầu. Một trong những tiêu chí chấm thầu chính trong dự án hợp tác công-tư (PPP) có thể làm
cơ sở quyết định kết quả thắng thầu là xem nhà thầu nào yêu cầu mức bảo đảm doanh thu tối
thiểu thấp nhất từ Chính phủ Việt Nam.

Một trong những quan ngại khác của Chính phủ Việt Nam là tìm được một đối tác tư nhân với các
cơ chế khuyến khích hợp đồng và tài chính rõ ràng để thu hút thêm các cơ quan nhà nước khác
chuyển sang sử dụng các dịch vụ định danh điện tử (eID). Công thức thanh toán trong dự án hợp
tác công-tư (PPP), theo đánh giá trong phần kế hoạch kinh doanh dưới đây, sẽ xem xét các
phương án lồng ghép các cơ chế thưởng bằng tiền một cách rõ ràng vào hợp đồng dự án hợp tác

Trang 37 / 61
công-tư (PPP) để đối tác tư nhân nỗ lực đào tạo và khuyến khích thêm nhiều tổ chức công và tư
sử dụng các dịch vụ định danh điện tử (eID).

Một khía cạnh quan trọng khi thống nhất các cơ chế khuyến khích trong một hợp đồng hợp tác
công-tư (PPP) là khả năng chia sẻ doanh thu với chính phủ từ các dịch vụ định danh điện tử (eID)
được cấp cho các tổ chức tư nhân như các ngân hàng, công ty viễn thông, v.v… Điều đó có thể
đem lại một nguồn thu mới cho Chính phủ Việt Nam và Dự án Hệ thống định danh quốc gia, như
vậy dự án sẽ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào chi ngân sách nhà nước.

9.2 Đề xuất mô hình kinh doanh dự án hợp tác công-tư


9.2.1 Đề xuất phương án cơ cấu tổ chức dự án thí điểm hợp tác công-tư cho dịch vụ định
danh điện tử: BOO
Dựa vào đánh giá ở trên về nhu cầu, bối cảnh kỹ thuât, bối cảnh luật định và định chế, cơ cấu mô
hình kinh doanh dự án hợp tác công-tư (PPP) được đề xuất là mô hình gồm có duy nhất một nhà
cung cấp tư nhân cho các dịch vụ định danh điện tử (eID), thay vì có nhiều nhà cung cấp được
được cấp phép. Mô hình BOO cũng được coi là mô hình “cân bằng” nhất trong số tất cả các kịch
bản cơ cấu tổ chức hợp tác công-tư đã được cân nhắc, nếu giả định có một cơ chế chia sẻ rủi ro
nhất định, ít nhất là về mặt doanh thu. Do đó, để một cơ cấu tổ chức hợp tác công-tư bất kỳ được
chấp nhận, phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ dự kiến sẽ yêu cầu một mức độ đảm bảo nhu cầu
tối thiểu từ Chính phủ Việt Nam. Một trong những tiêu chí chấm thầu chính trong dự án hợp tác
công-tư (PPP) có thể làm cơ sở quyết định kết quả thắng thầu là xem nhà thầu nào yêu cầu mức
bảo đảm doanh thu tối thiểu thấp nhất từ Chính phủ Việt Nam.

9.2.2 Đề xuất ma trận phân bổ rủi ro trong dự án hợp tác công-tư


Ma trận sau đây tóm tắt những rủi ro chính trong Dự án Hệ thống định danh quốc gia và đề xuất
cơ chế phân bổ rủi ro, bao gồm các kỹ thuật chia sẻ rủi ro.

Trang 38 / 61
# Loại rủi ro Mô tả rủi ro Phân bổ rủi ro Cơ sở đề xuất

Chia Chính Đối


sẻ phủ tác tư
Việt nhân
Nam

1 Thị trường/ Các  Khối lượng nhu cầu thực tế từ người dùng X X Bởi đây là một dịch vụ mới với
rủi ro về mức độ các dịch vụ định danh điện tử (eID) thấp mức độ nhu cầu chưa rõ ràng,
nhu cầu hơn so với dự kiến. đó là một rủi ro mà các nhà vận
 Các mức thuế suất hoặc giá của dự án hành tư nhân không thể kiểm
không được điều chỉnh theo các công thức soát. Trong mô hình BOO, với
đã thống nhất từ đầu. một nhà thầu duy nhất thay vì
một hợp đồng nhượng quyền,
Chính phủ Việt Nam nên chịu rủi
ro về nhu cầu.

2 Địa điểm/ Tính  Chưa có hoặc chưa giải phóng được mặt X Để đảm bảo an ninh cho các cơ
sẵn có và khả bằng, ví dụ các trung tâm dữ liệu, v.v… sở vật chất của dự án định danh
năng giải phóng cho các tài sản và thiết bị của dự án. điện tử (eID) và khả năng kết nối
mặt bằng đặt cơ  Không chắc chắn về chi phí cần thiết để với các cơ sở dữ liệu liên quan
sở vật chất giải phóng mặt bằng cần thiết cũng như của chính phủ cũng như các
thời điểm sẵn sàng sử dụng. điểm kết nối, Chính phủ cần
cung cấp địa điểm dự án.

3 Địa điểm không  Phát hiện ra các điều kiện bất lợi liên quan X Chính phủ có thể kiểm soát rủi
phù hợp đến địa điểm mà ban đầu chưa nhìn ra ro này tốt hơn so với đối tác tư
nhân.

4 Môi trường  Dự án gây ra các tác động môi trường đến X Chính phủ Việt Nam nên chịu
các nguồn tài nguyên tự nhiên xung các rủi ro về tác động môi
quanh. trường gây ra bởi địa điểm của
các cơ sở vật chất trong dự án.
Còn đối tác tư nhân phải chịu
các rủi ro về tác động môi

Trang 39 / 61
# Loại rủi ro Mô tả rủi ro Phân bổ rủi ro Cơ sở đề xuất

Chia Chính Đối


sẻ phủ tác tư
Việt nhân
Nam

trường gây ra bởi hoạt động của


dự án trong suốt giai đoạn vận
hành.

5 Nơi làm việc và  Không tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn X Là một doanh nghiệp tư nhân,
Sức khỏe, An liên quan về điều kiện nơi làm việc, an đối tác cung cấp dịch vụ tư nhân
toàn và Giấy toàn, sức khỏe và giấy phép của người lao phải xin cấp và đảm bảo các yêu
phép của người động cầu của giấy phép an toàn và
lao động sức khỏe người lao động.

6 Khả năng quy  Không có ngoại tệ để quy đổi tiền vốn của X Do dự án có thể được triển khai
đổi ngoại tệ và dự án từ đồng Việt Nam đồng sang các một phần bởi các nhà đầu tư và
chuyển tiền ngoại tệ khác. các công ty nước ngoài, các rủi
 Lợi nhuận thu được từ dự án hợp tác ro liên quan đến ngoại tệ và
công-tư ở trong nước không thể chuyển chuyển tiền phải do Chính phủ
cho bên thụ hưởng ở nước ngoài. chịu trách nhiệm.

7 Chi phí hoạt  Chi phí hoạt động của dự án cao hơn so X Đối tác tư nhân quản lý các rủi
động với dự kiến. ro thương mại thông thường
hiệu quả hơn.

8 Lãi suất  Tăng lãi suất của các khoản vay dùng để X Đối tác tư nhân quản lý các rủi
tài trợ vốn đầu tư ban đầu cho dự án. ro thương mại thông thường
hiệu quả hơn.

Trang 40 / 61
# Loại rủi ro Mô tả rủi ro Phân bổ rủi ro Cơ sở đề xuất

Chia Chính Đối


sẻ phủ tác tư
Việt nhân
Nam

9 Tỷ giá hối đoái  Đồng Việt Nam bị mất giá so với các đồng X Do dự án có thể được triển khai
ngoại tệ là đồng tiền của các khoản vay và một phần bởi các nhà đầu tư và
vốn chủ sở hữu trong dự án hợp tác công- các công ty nước ngoài, các rủi
tư. ro liên quan đến ngoại tệ và
chuyển tiền phải do Chính phủ
chịu trách nhiệm.

10 Trách nhiệm  Thiết kế cho dự án và các cơ sở vật chất, X Là một yếu tố đầu vào then chốt
thiết kế tài sản, thiết bị và vận hành không đủ đáp của dự án, thiết kế của dự án
ứng mức độ nhu cầu của dự án. định danh điện tử (eID) phải do
đối tác tư nhân chịu trách nhiệm.
Trong quá trình đấu thầu, phải
yêu cầu các nhà thầu tư nhân
trình bày các thiết kế để Chính
phủ đánh giá nhằm xác nhận
các thiết kế “đủ điều kiện kỹ
thuật” và có thể đáp ứng các tiêu
chuẩn hiệu quả hoạt động của
dự án định danh điện tử (eID).

11 Các thông số  Các tiêu chuẩn hoạt động và thông số thiết X Chính phủ phải chịu rủi ro liên
hoạt động và kế của Dự án Hệ thống định danh quốc gia quan đến lựa chọn các tiêu
tiêu chuẩn đầu không phù hợp với các yêu cầu của dự án. chuẩn chi tiết cho hiệu quả định
ra của dự án danh điện tử làm đầu ra mà các
đối tác tư nhân phải đáp ứng.

Trang 41 / 61
# Loại rủi ro Mô tả rủi ro Phân bổ rủi ro Cơ sở đề xuất

Chia Chính Đối


sẻ phủ tác tư
Việt nhân
Nam

12 Dữ liệu thiết kế  Sử dụng dữ liệu sai hoặc không chính xác X Chính phủ phải chịu rủi ro liên
trong suốt quá trình thiết kế và lắp đặt của quan đến xác nhận dữ liệu, ví dụ
dự án. dữ liệu về các mức độ nhu cầu
đối với định danh điện tử và các
tiêu chuẩn hiệu quả, cho các đối
tác tư nhân xây dựng thiết kế
dựa vào các dữ liệu đó.

13 Mua sắm, lắp  Chậm tiến độ hoàn thành xây dựng/lắp đặt X Đây là một yếu tố đầu vào của
đặt và xây dựng và nghiệm thu Dự án Hệ thống định danh dự án, phụ thuộc vào thiết kế và
quốc gia. công nghệ do đối tác tư nhân
lựa chọn, nên đối tác tư nhân
phải chịu rủi ro này.

14 Chi phí xây  Tổng chi phí xây dựng, cung ứng và lắp X Đây là một yếu tố đầu vào của
dựng/lắp đặt đặt thiết bị vượt quá dự toán. dự án, phụ thuộc vào thiết kế và
công nghệ do đối tác tư nhân
lựa chọn, nên đối tác tư nhân
phải chịu rủi ro này.

15 Lập kế hoạch và  Chậm tiến độ hoàn thành dự án hoặc chi X Rủi ro thương mại thông
triển khai phí vượt quá dự toán do sai sót trong lập thường.
kế hoạch triển khai.
16 Chi phí vận hành  Dự án không thể vận hành hay hoạt động X Rủi ro thương mại thông
hoạt động và đúng như kế hoạch về các tiêu chuẩn khả thường.
lạm phát năng truy cập, tốc độ và tính ổn định.

Trang 42 / 61
# Loại rủi ro Mô tả rủi ro Phân bổ rủi ro Cơ sở đề xuất

Chia Chính Đối


sẻ phủ tác tư
Việt nhân
Nam

 Chi phí vận hành và bảo dưỡng dự án X Rủi ro thương mại thông
định danh điện tử (eID) cao hơn dự kiến. thường.

17 Bảo dưỡng  Các tài sản, thiết bị và cơ sở vật chất của X Rủi ro thương mại thông
dự án định danh điện tử (eID) không được thường.
bảo dưỡng hiệu quả.

18 Các đặc điểm  Các dịch vụ cơ sở hạ tầng phụ trợ mà Dự X Các cơ quan nhà nước chuyên
phụ thuộc và liên án Hệ thống định danh quốc gia cần có, trách có thể quản lý tốt nhất các
kết nối các điều kiện kết nối, các dịch vụ cơ bản rủi ro này.
và các dịch vụ công (điện,…) không được
cung cấp và hoàn thiện đúng thời hạn.

19 Tài sản còn lại  Điều kiện của các tài sản thuộc Dự án Hệ X Đây là mô hình BOO, không
và chuyển giao thống định danh quốc gia vào cuối thời phải mô hình BOT, các tài sản
hạn hợp đồng không còn đủ khả năng tiếp còn lại sẽ vẫn thuộc về đối tác
tục đáp ứng các tiêu chuẩn hoạt động. tư nhân. Trong hợp đồng hợp
tác công-tư (PPP), sẽ có thể lựa
chọn mua lại đối tác tư nhân và
các tài sản của đối tác nếu được
đồng ý, bao gồm trước khi hết
hạn hợp đồng.

20 Quy định  Không đáp ứng các điều khoản và điều X Chính phủ phải chịu những rủi
kiện của hợp đồng hợp tác công-tư (PPP) ro chính trị và luật định thông

Trang 43 / 61
# Loại rủi ro Mô tả rủi ro Phân bổ rủi ro Cơ sở đề xuất

Chia Chính Đối


sẻ phủ tác tư
Việt nhân
Nam

về khả năng đối tác tư nhân có thể thu thường. Chính phủ cần đồng ý
doanh thu và tăng mức phí hợp lý theo cho phép tăng giá trị thanh toán
công thức điều chỉnh giá của hợp đồng; trong hợp đồng PPP để đối tác
hoặc tư nhân bù đắp được phần chi
 Các điều luật, quy định hoặc thuế mới phí gia tăng.
được ban hành làm tăng chi phí hoặc giảm
doanh thu của nhà thầu trong hợp đồng
hợp tác công-tư mà không được bồi
thường.

21 Chính trị / Chủ  Chính phủ quốc hữu hóa dự án. X Chính phủ phải chịu các rủi ro
quyền  Chính phủ hủy hợp đồng mà không tuân chính trị và luật định thông
theo quy trình thủ tục hủy bỏ của hợp đồng thường.
hợp tác công-tư (PPP).

22 Trường hợp bất  Dự án không thể hoạt động do xảy ra thiên X Đối tác tư nhân được tạm thời
khả kháng tai (động đất, lũ lụt…), hành động khủng miễn trừ các trách nhiệm hoạt
bố, bạo động, chiến tranh, v.v… động trong suốt sự kiện bất khả
kháng. Đối tác tư nhân phải mua
bảo hiểm phòng trừ các rủi ro cụ
thể này.

Trang 44 / 61
10 MÔ TẢ LUẬN CHỨNG KINH TẾ CHO DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG TƯ
10.1 Đề xuất các sản phẩm dịch vụ và cơ cấu giá
Phát hiện của nghiên cứu này và những kinh nghiệm từ các dự án hợp tác công-tư (PPP) tương
tự về cung cấp các dịch vụ liên quan đến định danh điện tử tại các nước khác cho thấy các tiêu
chuẩn hoạt động cần thiết cho dự án hợp tác công-tư cung cấp dịch vụ định danh điện tử tại Việt
Nam có thể được xác định theo:

 Công suất và số lượng yêu cầu, truy vấn hoặc giao dịch dịch vụ định danh điện tử (eID)
 Tốc độ đáp ứng các yêu cầu định danh điện tử (eID)
 Các tiêu chuẩn về tính sẵn sàng và ổn định tối thiểu
 Khả năng hoạt động và kết nối kỹ thuật với các cơ sở dữ liệu hiện hữu theo yêu cầu
 Đào tạo và xây dựng nhận thức cho các bên liên quan trong khu vực công và tư về các
quy trình thủ tục định danh điện tử (eID) và thẩm định và sử dụng các dịch vụ của dự án
 Cac tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn hoạt động cụ thể khác của dự án

Báo cáo kỹ thuật đi kèm mô tả chi tiết hơn về các dịch vụ đầu ra và các tiêu chuẩn đặt ra cho đối
tác tư nhân. Các tiêu chuẩn đầu ra khác mà đối tác tư nhân phải đáp ứng bao gồm xây dựng trung
tâm dữ liệu, quản lý nguồn lực định danh điện tử (eID), phục hồi sau thảm họa, và “khả năng hoạt
động liên tục của Chính phủ” để đảm bảo rằng hệ thống định danh điện tử sẽ cung cấp một môi
trường có thể chấp nhận được cho các bộ ngành và cơ quan nhà nước.

Dựa trên kinh nghiệm từ các cơ sở định danh điện tử khác, một dự án hợp tác công tư về định
danh điện tử phải đáp ứng tiêu chuẩn kiểm toán Tuyên bố Tiêu chuẩn Cam kết Chứng thực số 16
(SSAE-16). Theo đó, danh sách các quy trình an ninh, quản lý cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và
vận hành do tổ chức vận hành công bố sẽ được kiểm tra một cách có hệ thống; sau đó sẽ tiến
hành một đợt kiểm toán chuyên sâu để xác nhận mức độ tuân thủ theo các công bố vận hành đó.
Có các tiêu chuẩn ngành quốc tế và có thể tuân thủ theo cũng như sử dụng các tiêu chuẩn đó cho
đo lường và kiểm toán. Các tiêu chuẩn này được chia thành các nhóm cơ sở vật chất, an ninh
thông tin, và phục hồi sau thảm họa và khả năng hoạt động liên tục của Chính phủ.

Chính phủ Việt Nam có thể cân nhắc giao cho một đơn vị triển khai duy nhất để thiết lập
toàn bộ Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF) hoặc lựa chọn các nhà cung cấp
phù hợp cho các quy trình và dịch vụ khác nhau phù hợp với phương thức PPP. Các quy trình
tổng thể bao gồm: đăng ký, xác nhận, ban hành, dịch vụ. Đăng ký có thể do khu vực tư nhân thực
hiện, nhưng các khâu xác nhận và ban hành phải do khu vực công thực hiện, dĩ nhiên một số công
việc như gửi lại tài liệu nhận dạng có thể được thuê ngoài. Về dịch vụ, hạ tầng CNTT nền tảng
cũng hoàn toàn có thể được thuê ngoài, nhưng việc quản lý và giám sát phải thuộc về cơ quan
công quyền. Cách tiếp cận sau đòi hỏi phải có một chương trình tổng thể nhằm phối hợp các vai
trò để đảm bảo toàn bộ các dịch vụ và quy trình do các nhà cung cấp khác nhau xây dựng phải
đồng bộ với nhau trong một hệ thống

Chính phủ Việt Nam có thể cân nhắc thu phí đăng ký dịch vụ đối với các tổ chức tư nhân (các ngân
hàng thương mại, công ty viễn thông, hãng hàng không, khách sạn…) sử dụng các dịch vụ định
danh điện tử (eID) của dự án trong Giai đoạn 2 của dự án hợp tác công tư cung cấp dịch vụ định
danh điện tử (giai đoạn nhân rộng toàn quốc). Điều đó có thể bổ sung nguồn thu cho Chính phủ
Việt Nam để bù đắp tổng chi phí chi trả cho đối tác tư nhân trong dự án hợp tác công-tư. Phương
án này có thể được tính toán kỹ lưỡng trước khi áp dụng. Nếu các công ty tư nhân không sẵn lòng

Trang 45 / 61
thanh toán cho các dịch vụ định danh điện tử (eID), hoặc cho rằng giá dịch vụ khá đắt, các công
ty này có thể tìm cách né tránh thực hiện các thủ tục như xác thực và thẩm định điện tử đối với
khách hàng, dẫn đến hạ thấp lợi ích tổng thể của Dự án Hệ thống định danh quốc gia như đề xuất
cho toàn nền kinh tế. Cần chú ý rằng, mọi khoản phí thu từ các tổ chức tư nhân khi sử dụng các
dịch vụ định danh điện tử (eID) đều sẽ chuyển thành chi phí cho người tiêu dùng dưới dạng tăng
phí dịch vụ, ví dụ phí mở tài khoản ngân hàng, đăng ký số điện thoại di động, đặt vé tàu…

10.2 Những yếu tố cần cân nhắc trong mô hình tài chính của dự án hợp tác công-

Khi tính toán mô hình tài chính trong dự án hợp tác công-tư (PPP) cho cung cấp dịch vụ định danh
điện tử, cần cân nhắc những yếu tố sau đây:

 Tổng vốn đầu tư do đối tác tư nhân yêu cầu để thiết kế và lắp đặt hệ thống định danh điện
tử (eID).
 Đối tác tư nhân có thể tài trợ cho phiên bản dự án thí điểm của dự án hợp tác công-tư
thông qua vốn chủ sở hữu.
 Ước tính sơ bộ mức thanh toán Bộ Thông tin và Truyền thông có thể trả cho đối tác tư
nhân để thực hiện dự án này.

10.3 Lợi ích ước tính của dự án hợp tác công-tư cho các bên liên quan then chốt
so với một dự án công thông thường
Các mục tiêu và kế hoạch lợi ích của dự án hợp tác công-tư (PPP) theo đề xuất đều thống nhất
với các mục tiêu chính sách chung của Chính phủ Việt Nam như đã nêu trong Nghị định 108 và
Quyết định 71. Lợi ích dự kiến khi triển khai các dịch vụ định danh điện tử (eID) thông qua cơ cấu
tổ chức mô hình hợp tác công-tư (PPP) thay cho hình thức tài trợ, quản lý và mua sắm công truyền
thống là:

1. Thu được giá trị cao hơn từ tiền đầu tư công. Một cơ cấu hợp tác công-tư (PPP) có
thể đem lại chất lượng tổng thể tốt hơn cho các dịch vụ định danh điện tử (eID), đảm bảo
thực hiện đúng hạn và tính ổn định cho khoản tiền đã chi trả cho dịch vụ, so với cấp độ
dịch vụ do bản thân khu vực công cung cấp.
2. Cam kết các tiêu chuẩn đầu ra dịch vụ rõ ràng. Cơ cấu hợp tác công-tư là hình thức
thanh toán để đổi lấy một thỏa thuận hiệu quả hoạt động, với các cấp độ đầu ra tối thiểu
rõ ràng của dịch vụ mà đối tác tư nhân phải đáp ứng. Bằng cách chuyển giao rủi ro đảm
bảo phải có các dịch vụ định danh điện tử (eID) sẵn sàng và ổn định sang cho nhà cung
cấp tư nhân, một hợp đồng hợp tác công-tư (PPP) sẽ nâng cao đảm bảo đáp ứng các
mức độ hiệu quả tối thiểu của dự án trong suốt thời gian dự án.
3. Đảm bảo nguồn lực cung cấp và duy trì các dịch vụ định danh điện tử. Giống như
các nền kinh tế thị trường mới nổi khác, khu vực công tại Việt Nam hiện phải đối mặt với
rất nhiều thách thức trong tuyển dụng và giữ chân các chuyên gia công nghệ thông tin
giàu kinh nghiệm để thiết kế, quản lý và vận hành các dịch vụ định danh điện tử (eID). Một
mô hình hợp tác công-tư có thể đưa ra các biện pháp hữu hiệu để chuyển giao trách nhiệm
này sang cho một nhà cung cấp dịch vụ tư nhân đủ tiêu chuẩn.
4. Giải phóng nguồn vốn công hạn chế để đầu tư cho các dự án công ưu tiên khác.
Bằng cách yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tư nhân tài trợ khoản đầu tư ban đầu cần thiết
cho dự án hợp tác công-tư về cung cấp dịch vụ định danh điện tử, Chính phủ Việt Nam sẽ

Trang 46 / 61
có cơ hội sử dụng nguồn vốn công hạn chế cho các dự án ưu tiên khác.

Bảng dưới đây tóm tắt các bên liên quan được hưởng lợi từ dự án và các lợi ích dự kiến cho họ:

Các nhóm liên quan được hưởng lợi từ dự Các lợi ích chính
án

Chính phủ Việt Nam và các bộ ngành và cơ  Thu được giá trị cao hơn từ khoản tiền
quan nhà nước là bên sử dụng dịch vụ, bao công chi trả cho các dịch vụ định danh
gồm nhưng không giới hạn trong: Bộ Công An, điện tử (eID), bao gồm quản lý thông tin
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư Pháp, Bộ và truyền thông.
Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,  Không cần tạo các khoản nợ công để tài
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (VSS), và Tập đoàn trợ cho cơ sở hạ tầng, tài sản và dịch vụ
Bưu chính Viễn thông Việt Nam. định danh điện tử.
 Đảm bảo các cấp độ chất lượng dịch vụ
định danh điện tử, bao gồm khả năng
truy cập, tốc độ và tính ổn định, theo yêu
cầu trong hợp đồng hợp tác công-tư
(PPP).
 Đảm bảo nguồn lực từ khu vực tư nhân
để thiết kế, quản lý và duy trì các dịch vụ
định danh điện tử (eID) cho Chính phủ
Việt Nam.
 Dự đoán tốt hơn các chi phí dịch vụ định
danh điện tử trong suốt thời gian dự án
dựa trên mức giá và lịch thanh toán của
hợp đồng hợp tác công-tư (PPP).
 Chuyển giao kiến thức từ khu vực tư
nhân về việc sử dụng các dịch vụ và
công nghệ đám mây
 Dòng doanh thu tiềm năng cho chính phủ
dựa trên các phương án thu phí truy cập
từ các tổ chức tư nhân khi sử dụng các
dịch vụ định danh điện tử (eID) của Việt
Nam.

Trang 47 / 61
Các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực tư  Cơ hội đầu tư tư nhân thu lợi nhuận cao
nhân: trong lĩnh vực định danh điện tử (eID) và
Công nghệ thông tin và truyền thông
 Các ngân hàng thương mại và định chế (ICT) tại Việt Nam.
tài chính, các công ty bảo hiểm, v.v…  Cơ hội cung cấp các dịch vụ bổ trợ,
 Các công ty viễn thông, đặc biệt là các thương mại các dịch vụ điện tử và ICT
nhà cung cấp các dịch vụ di động liên quan khác tại Việt Nam.
 Các nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân
 Các công ty vận tải (các hãng hàng
không, công ty đường sắt, công ty xe
buýt, v.v…)
 Các khách sạn, công ty du lịch và các
nhà cung cấp dịch thương mại khác

Công dân Việt Nam, người cư trú tại Việt Nam,  Thu được giá trị cao hơn từ khoản đầu
xã hội dân sự và cộng đồng. tư công cho các dịch vụ công nghệ thông
tin và truyền thông khu vực công và các
dịch vụ quản lý định danh điện tử
 Cải thiện hiệu suất, khả năng truy cập,
và tính ổn định trong quản lý và vận hành
các dịch vụ công nhờ nâng cao hiệu quả
ICT và định danh điện tử.

10.4 Đánh giá các đối tác tư nhân tiềm năng


Dựa trên kinh nghiệm từ các dự án định danh điện tử (eID) tại các nước đã và đang phát triển, có
nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy các đối tác tư nhân rất quan tâm theo đuổi các dự án hợp tác
công-tư trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm quốc tế trong các dự án hợp tác công-tư cung cấp dịch
vụ định danh điện tử đều chứng tỏ các quốc gia ở cả hai cấp độ phát triển kinh tế đều có thể thu
hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân.

Quy mô thị trường tiềm năng cho các dịch vụ định danh điện tử (eID) tại Việt Nam, với dân số 62
triệu người, được coi là tương đối hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tư nhân. Các dự án với các công
ty cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông trong nước đã chỉ ra mối quan tâm rõ nét đối với dự án
hợp tác công-tư cung cấp dịch vụ định danh điện tử. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tư nhân sẽ mong
muốn Chính phủ Việt Nam đảm nhận trách nhiệm đảm bảo một mức nhu cầu tối thiểu đối với các
dịch vụ định danh điện tử (eID) vì đây là một dịch vụ mới với nhu cầu trong nước chưa được thẩm
định. Các hãng tư nhân tương tự khi tham gia cũng gần như đồng lòng nhất trí rằng đây sẽ không
phải là một thị trường hấp dẫn cho các dự án đầu tư tư nhân đầu cơ nếu không có một mức bảo
lãnh nhu cầu tối thiểu rõ ràng từ Chính phủ Việt Nam.

Các nhà đầu tư tư nhân cũng có thể sẵn sàng chấp nhận những rủi ro về mặt thị trường/nhu cầu
cho Giai đoạn 2 với quy mô cả nước của dự án hợp tác công-tư nếu giai đoạn thí điểm của dự án
này đạt thành công, và việc tạo lập hệ thống định danh quốc gia của Bộ Công An đạt tiến độ khả
quan, cũng như có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ công và tư chuyển sang dùng các dịch vụ
định danh điện tử (eID). Các nhà đầu tư tư nhân cũng sẽ hứng thú hơn với dự án hợp tác công-tư
thí điểm nếu được trao cơ hội đấu thầu cho Giai đoạn 2 sau đó. Song không khuyến khích đưa ra

Trang 48 / 61
các ưu tiên cho đối tác tư nhân đã được lựa chọn tham gia dự án thí điểm khi chấm thầu cho Giai
đoạn 2, và không khuyến khích cho phép thương lượng trực tiếp với một nhà thầu để cung cấp
các dịch vụ định danh điện tử (eID) toàn quốc, mà phải thực hiện thông qua một quy trình mua
sắm minh bạch và có cạnh tranh.

10.5 Các khuyến nghị


a. Cân nhắc triển khai một dự án định danh điện tử thí điểm

Chính phủ Việt Nam có thể cân nhắc triển khai một dự án hợp tác công-tư cung cấp dịch vụ định
danh điện tử thí điểm để thể hiện giá trị rõ ràng và hữu hình cho các bên liên quan thuộc khu vực
công và tư nhân.

Xét về quy mô của dự án thí điểm, Chính phủ Việt Nam cùng với Cơ quan Quản lý Nhận dạng
Quốc gia Việt Nam (NIDAV) nên lựa chọn năm nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thuộc chính phủ và
các tổ chức tư nhân để thí điểm việc triển khai dịch vụ nhập định danh điện tử vào hệ thống. Các
cơ quan nhà nước có thể tham gia vào đợt thí điểm là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (VSS) và Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội; còn từ khu vực tư nhân là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập
đoàn Bưu điễn và Viễn thông Việt Nam.

Bằng cách khởi đầu bằng một dự án thí điểm hợp tác công-tư, có thể tránh được rủi ro lớn hơn
khi phải cơ cấu một mô hình hợp tác công-tư khả thi cho cung cấp dịch vụ định danh điện tử toàn
quốc nhờ đã vận hành thử nghiệm ban đầu trên một quy mô nhỏ hơn.

Trước nhu cầu không phải bàn cãi thêm về các dịch vụ định danh điện tử (eID) tại Việt Nam, cũng
như trước những thách thức trong ước tính chính xác mức độ nhu cầu dịch vụ, dưới đây là những
kết luận và khuyến nghị chính đã được rút ra:

1. Tính bất định về mức độ nhu cầu cần thiết là quá lớn để một đối tác tư nhân có thể chấp
nhận được trong một dự án hợp tác công-tư, đặc biệt tại giai đoạn ban đầu của Dự án Hệ
thống định danh quốc gia.

2. Mức độ nhu cầu thực tế đối với các dịch vụ định danh điện tử (eID) sẽ được xác định bởi
tốc độ hoàn thành quy trình tạo lập hệ thống định danh quốc gia và các quyết định chuyển
sang sử dụng các dịch vụ định danh điện tử (eID) của các tổ chức công. Những vấn đề
quản lý “các rủi ro dự án” phần lớn thuộc phạm vi xem xét của Chính phủ Việt Nam và
những bên có thẩm quyền ra quyết định thuộc khu vực công.

3. Các đối tác tư nhân tiềm năng cho mọi hợp đồng hợp tác công-tư (PPP) cung cấp dịch vụ
định danh điện tử (eID) sẽ kỳ vọng rằng, do tình hình mức độ nhu cầu chưa rõ ràng, Chính
phủ Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm một mức độ nhu cầu tối thiểu về các dịch vụ
định danh điện tử (eID) mà đối tác tư nhân được kỳ vọng sẽ cung cấp trong suốt giai đoạn
thực hiện hợp đồng hợp tác công-tư (PPP).

4. Sau khi Dự án Hệ thống định danh quốc gia đã hoàn tất việc tạo lập định danh điện tử cho
toàn bộ người dân Việt Nam gồm trên 63 triệu người trước năm 2020 – và toàn bộ các tổ
chức công và tư đã chuyển sang sử dụng các dịch vụ định danh điện tử (eID) – tổng mức
nhu cầu dịch vụ định danh điện tử (eID) dự kiến sẽ rất lớn xét theo tổng số định danh điện
tử trong cơ sở dữ liệu của Bộ Công An, số lượng các dịch vụ công và tư cần có các định

Trang 49 / 61
danh điện tử, và tần suất yêu cầu các dịch vụ định danh điện tử khác nhau, ví dụ như Xác
thực điện tử (eAuthentication), 2. Dịch vụ tạo nguồn thông tin định danh điện tử
(eSeeding), Nhận dạng và xác thực khách hàng điện tử (eKYC), Thanh toán điện tử
(ePayment), Chữ ký điện tử (eSignature), v.v… Thay vì chờ đợi nhiều năm để hoàn tất
quy trình này, có nhiều lợi ích tiềm năng quan trọng khi cung cấp sớm các dịch vụ định
danh điện tử (eID) thông qua một chương trình hợp tác công-tư trên cơ sở một dự án thí
điểm quy mô nhỏ hơn và dễ quản lý hơn. Cơ chế này sẽ đòi hỏi một mức độ bảo đảm nhu
cầu tối thiểu nhỏ hơn cho đối tác tư nhân cung cấp các dịch vụ định danh điện tử (eID) cụ
thể trong Khuôn khổ cung cấp dịch vụ định danh điện tử (EISDF) cho một số tổ chức công
cụ thể, ví dụ có thể bắt đầu với năm tổ chức.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam được đề xuất chuẩn bị các sáng kiến đào tạo hợp tác công-tư cụ
thể cho các bên liên quan then chốt trong Dự án Hệ thống định danh quốc gia, bao gồm các kỹ
thuật nói chung và các dịch vụ điện tử nói riêng. Các cuộc họp với các tổ chức công quan trọng đã
cho thấy mức độ hiểu biết khái niệm hợp tác công-tư còn thấp, cũng như những yêu cầu về các
điều khoản hợp đồng và chia sẻ rủi ro, cũng như cách thức đảm bảo thực hiện các quyền lợi và
yêu cầu của khu vực công.

Những quan ngại của các bên liên quan cong cho thấy thực tế rằng hợp tác công-tư còn là một
khái niệm tương đối mới mẻ tại Việt Nam và khu vực công còn chưa quen thuộc với các kỹ thuật
trong hợp tác công-tư. Nhiều bên liên quan bày tỏ quan ngại về cách thức nhà cung cấp tư nhân
sẽ đảm bảo an ninh cho dữ liệu và hệ thống định danh điện tử, cũng như mức giá do nhà cung
cấp dịch vụ tư nhân đưa ra là hợp lý và/hoặc chấp nhận được đối với các khách hàng thuộc khu
vực công. Những vấn đề đó có thể được giải quyết hiệu quả thông qua đào tạo và xây dựng năng
lực hợp tác công-tư do Phòng Hợp tác Công-tư (PPP) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông hiện
đang xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Hợp tác phát
triển Quốc tế Anh (DfID), và Cơ Quan Phát Triển Pháp (AFD).

Chính phủ Việt Nam cũng có thể xem xét cung cấp một Thỏa thuận Thực hiện (IA) cho dự án hợp
tác công-tư cung cấp dịch vụ định danh điện tử để thu hút các đối tác. Thỏa thuận Thực hiện có
thể bảo đảm giảm thiểu những yếu tố trì hoãn triển khai do những bất định trong vai trò và thẩm
quyền định chế. Đây là một biện páp giải quyết quan ngại của các nhà đầu tư tư nhân và các bên
bảo trợ cho các dự án hợp tác công-tư liên quan đến tính minh bạch của khuôn khổ chương trình
tại Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam có thể thuê các Nhà Tư vấn Giao dịch hợp tác công-tư có kinh nghiệm để hỗ
trợ khởi động dự án hợp tác công-tư (PPP) cung cấp dịch vụ định danh điện tử (eID). Các nhà
cung cấp dịch vụ ICT tư nhân cũng đã bày tỏ quan ngại rằng Chính phủ Việt Nam có ít kinh nghiệm
trong việc chuẩn bị, rà soát, cơ cấu, phê duyệt và đấu thầu các dự án hợp tác công-tư, từ đó có
thể dẫn đến triển khai chậm trễ hoặc cơ cấu dự án không rõ ràng. Các Nhà Tư vấn Giao dịch có
thể giúp xử lý những vấn đề này vì các nhiệm vụ cụ thể của họ sẽ bao gồm hoàn thành cơ cấu chi
tiết cho mô hình hợp tác công-tư, gồm toàn bộ các tiêu chuẩn hoạt động đầu ra kỹ thuật, cơ chế
phân bổ rủi ro, và dự thảo hợp đồng hợp tác công-tư (PPP). Các nhà tư vấn cũng có thể hỗ trợ
hoàn thiện quy trình thủ tục đấu thầu dự án, mua sắm, trao thầu và ký kết hợp đồng hợp tác công-
tư. Xem Phụ lục để biết chi tiết một bản mẫu các điều khoản tham khảo cho Nhà Tư vấn Giao dịch
để làm hướng dẫn cho Chính phủ Việt Nam khi triển khai dự án hợp tác công-tư (PPP) cung cấp
dịch vụ định danh điện tử (eID).

Trang 50 / 61
11 PHỤ LỤC: ĐỀ XUẤT ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CHO HỢP ĐỒNG TƯ VẤN
GIAO DỊCH HỢP TÁC CÔNG-TƯ
DỰ THẢO ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
HỢP ĐỒNG TƯ VẤN GIAO DỊCH HỢP TÁC CÔNG-TƯ
DỰ ÁN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG-TƯ

Giới thiệu

Chính phủ Việt Nam mong muốn thuê một Đơn vị Tư vấn Giao dịch để hỗ trợ Chính phủ triển khai
mô hình hợp tác công-tư nhằm xây dựng và vận hành dự án các dịch vụ định danh điện tử (eID)
cho khu vực công tại Việt Nam. Đơn vị Tư vấn sẽ phải hoàn tất giao dịch hợp tác công-tư theo hai
giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Hoàn thiện cơ cấu chi tiết cho mô hình hợp tác công-tư, bao gồm các tiêu chuẩn
đầu ra dịch vụ, công thức tính phí dịch vụ, và dự thảo hợp đồng hợp tác công-tư (PPP) hoàn
chỉnh.
 Giai đoạn 2: Hỗ trợ Chính phủ quản lý một quy trình đấu thầu dự án hợp tác công-tư cạnh
tranh, để kết quả thu được là có một nhà đầu tư tư nhân chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng,
vận hành và duy trì dự án Định danh điện tử (eID) theo các điều khoản trong thỏa thuận hợp
tác công-tư. Công việc này bao gồm hỗ trợ Chính phủ trong mọi khía cạnh của giao dịch, bao
gồm chuẩn bị các tài liệu đấu thầu hợp tác công-tư và các tiêu chí chấm thầu, và hỗ trợ Ủy
ban Dự án hợp tác công-tư của Chính phủ theo yêu cầu.

Bối cảnh ngành và dự án

Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ về việc xem xét cơ hội triển khai một hệ
thống định danh điện tử toàn diện tại Việt Nam. Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện tiên
quyết cần thiết cho việc triển khai, bao gồm Cơ sở hạ tầng công then chốt (PKI) và ban hành bắt
buộc thẻ định danh (ID) quốc gia. Các sáng kiến này đã được thực hiện với sự hỗ trợ của Ngân
hàng Thế giới trong khuôn khổ Dự án Phát triển CNTT và truyền thông tại Việt Nam5. Chính phủ
Việt Nam cũng đang lập kế hoạch xây dựng Khung Xác thực điện tử Quốc gia (NAF) để cung cấp
nguồn lực cần thiết cho người dùng có thể tiếp cận các dịch vụ chính phủ và các lợi ích xã hội
bằng cách sử dụng một định danh điện tử duy nhất, và thông qua các thiết bị di động.

Các hệ thống định danh điện tử quốc gia, thường được triển khai dưới dạng các dự án định danh
di động, đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho các cá nhân, chính quyền và doanh nghiệp thương
mại. Các công nghệ định danh sinh trắc học kỹ thuật số (thường được gọi chung là định danh điện
tử - eID) mở rộng đáng kể phạm vi của các hệ thống định danh chính thức vốn là một điều kiện
tiên quyết cho phát triển kinh tế hơn nữa. Ví dụ, việc một cá nhân không thể xác thực bản thân
trước nhà cung cấp dịch vụ sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận các quyền lợi và dịch vụ
trong xã hội hiện đại, chẳng hạn như khả năng bỏ phiếu; hay tiếp nhận các dịch vụ y tế công, các
quyền lợi giáo dục và thanh toán điện tử, v.v… Trên khắp thế giới, chính phủ các nước đang thiết
lập các hệ thống định danh điện tử để đẩy nhanh việc triển khai các dịch vụ và lợi ích cho những

5 Dự án Phát triển CNTT & Truyền thông tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới P079344, Khoản tín dụng số
4116-VN.

Trang 51 / 61
đối tượng phụ thuộc nhiều nhất vào các dịch vụ và lợi ích đó – chính là những công dân nghèo
nhất.

Các dịch vụ định danh điện tử (eID) tạo điều kiện hỗ trợ các đột phá kinh tế then chốt cho cả các
tổ chức công và doanh nghiệp tư nhân: các dịch vụ này hỗ trợ xác thực điện tử hiệu quả hơn, và
cho phép triển khai các dịch vụ chất lượng cao hơn vốn thường đòi hỏi khả năng bảo mật tốt hơn.
Các hệ thống định danh điện tử cũng đem lại những lợi ích kinh tế quan trọng thông qua cắt giảm
chi phí và nâng cao năng suất trong khu vực công; đồng thời cũng tăng cường ứng dụng các dịch
vụ trực tuyến. Xây dựng lòng tin hoặc sự bảo đảm về định danh trực tuyến – hoặc thậm chí là niềm
tin hai chiều giữa các đối tác giao dịch hoặc tương tác trực tuyến – là một lợi ích thiết thực khác
cho tất cả các bên tham gia. Hệ thống định danh điện tử có thể giúp giảm bớt tình trạng mạo danh
và cho phép các cá nhân tiếp cận các dịch vụ cốt yếu một cách an toàn hơn trong nhiều bối cảnh
khác nhau, như dịch vụ ngân hàng và thanh toán di động, các ứng dụng y tế qua thiết bị di động...

Khu vực tư nhân đóng vai trò trọng yếu trong triển khai cơ sở hạ tầng dịch vụ dựa trên định danh
điện tử vì khu vực này có thể đảm bảo năng lực tài chính và duy trì năng lực tài chính bền vững
cho dự án. Trên thế giới, khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò nhiều hơn trong thiết kế, tài trợ,
và lắp đặt các cơ sở hạ tầng định danh điện tử, cũng như cung cấp các dịch vụ định danh điện tử
(eID), như xác thực và thẩm định điện tử. Thông qua hợp tác công-tư, một số chính phủ đã triển
khai các dự án xây dựng các hệ thống định danh điện tử. Các dự án hợp tác công tư có phạm vi
đa dạng, từ mức chỉ định cho khu vực tư nhân đảm trách một dịch vụ định danh điện tử cụ thể (ví
dụ: xây dựng và phát hành hộ chiếu điện tử) cho đến chỉ định đảm trách một nhóm các dịch vụ
định danh điện tử (eID), bao gồm các dịch vụ xác thực điện tử và thẩm định điện tử. Các quốc gia
đã áp dụng mô hình hợp tác công-tư để xây dựng các cấu phần cụ thể và các dịch vụ của hệ thống
định danh điện tử bao gồm Phi-líp-pin, An-ba-ni, E-xto-nia, Ấn Độ, Bỉ, Malaysia, Na Uy và Thụy
Điển.

Trong năm 2014, tầm nhìn chung và thiết kế Khuôn khổ cung cấp dịch vụ nhận dạng quốc gia
(NISDF), cũng như một nghiên cứu đánh giá tính khả thi trong triển khai khuôn khổ này theo một
dự án hợp tác công-tư đã được hoàn tất. Nghiên cứu được tài trợ bởi Cơ quan hỗ trợ phát triển
hạ tầng (PPIAF) và được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới (WB) dưới
sự hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam. Bản đánh giá này đã kết luận rằng việc thiết lập một
dự án định danh điện tử (eID) để triển khai các dịch vụ định danh điện tử (eID) cụ thể thông qua
một Hệ thống cung cấp dịch vụ nhận dạng quốc gia (NISDP) dưới dạng một dự án hợp tác công-
tư là hoàn toàn khả thi, và hình thức này có thể đem lại lợi ích lớn hơn và hiệu quả cao hơn so với
một dự án công thông thường. Có được điều đó là do một dự án hợp tác công-tư có thể đem đến
chất lượng dịch vụ tốt hơn – xét về khả năng truy cập, tốc độ và tính ổn định – thông qua các tiêu
chuẩn định trước trong hợp đồng hợp tác công-tư (PPP), và bởi vì Chính phủ hiện thiếu nguồn
nhân lực ổn định và bền vững để duy trì việc triển khai các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.

Cơ sở kỹ thuật cho đề xuất các dịch vụ định danh điện tử (eID) tại Việt Nam đã được xác định rõ
ràng nhờ hiệu suất và hiệu quả tốt hơn cho nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong cả khu vực công và
tư của Việt Nam. Cơ sở này được hỗ trợ trực tiếp bởi Dự án Định danh quốc gia đầy tham vọng
của Chính phủ Việt Nam hiện đang trong quá trình thiết lập trên 63 triệu định danh điện tử riêng
cho công dân Việt Nam đến trước năm 2020. Vì định danh điện tử đại diện cho một công nghệ
mới, nên rất khó để ước tính chính xác mức độ nhu cầu trong tương lai cho dịch vụ này trong
phạm vi khu vực công do tốc độ thiết lập các định danh điện tử và việc các cơ quan nhà nước
chuyển sang sử dụng các dịch vụ này có thể biến đổi. Do đó, Chính phủ đã quyết định bước đầu

Trang 52 / 61
xây dựng một dự án thí điểm quy mô nhỏ, trong đó xây dựng các định danh điện tử và cung cấp
các dịch vụ cho ba quận của Hà Nội, bao gồm một nhóm dân số ước tính khoảng một triệu người
với 100.000 định danh di động được đăng ký. Nếu giai đoạn thí điểm ban đầu của dự án hợp tác
công-tư (PPP) cung cấp dịch vụ định danh điện tử (eID) đạt thành công, thì sẽ có dự án và hợp
đồng hợp tác công tư với quy mô lớn hơn để cung cấp các dịch vụ định danh điện tử (eID) trên
phạm vi cả nước.

Sau khi so sánh chi phí, yêu cầu và lợi ích tiềm năng của năm phương án mô hình hợp tác công-
tư, phương án được đề xuất là mô hình Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO), bao gồm một đối
tác tư nhân cung cấp các dịch vụ định danh điện tử (eID) cho một khách hàng thuộc khu vực công
dựa trên một thỏa thuận bao tiêu. Nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã xác định mô hình
này dựa trên thời gian của các tài sản trong dự án, một hợp đồng hợp tác công-tư (PPP) thường
có thời gian từ 3 đến 5 năm.

Mối quan hệ hợp tác công-tư sẽ được cơ cấu để đáp ứng các yêu cầu pháp lý và luật định của
khuôn khổ hợp tác công-tư hiện nay của Việt Nam theo các quy định sau:

 Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo
hình thức đối tác công - tư (Quyết định 71); và
 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số
24/2011/NĐ-CP ngày 5/4/2011, về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh
– chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng –
chuyển giao (Nghị định 108).

Cần chú ý rằng một nghị định hợp tác công-tư mới đang được Chính phủ soạn thảo, và khi được
áp dụng và ban hành chính thức, nghị định này sẽ đưa ra các yêu cầu mới và rõ ràng hơn về các
thủ tục chuẩn bị, phê duyệt và triển khai các dự án hợp tác công-tư. Hợp đồng hợp tác công-tư
(PPP) sẽ dựa trên đầu ra, yêu cầu đối tác tư nhân đáp ứng các tiêu chuẩn kết quả kỹ thuật cụ thể
trong suốt thời gian hợp đồng, nếu không Chính phủ sẽ có thể giảm số tiền thanh toán. Các hợp
đồng sẽ bao gồm các tiêu chuẩn chi tiết về cách thức các bên thụ hưởng đã đăng ký có thể truy
cập các dịch vụ định danh điện tử (eID), và tốc độ hoàn thành các yêu cầu và các dịch vụ định
danh điện tử (eID), cũng như các tin nhắn và xác nhận; ngoài ra còn có mô tả tiêu chuẩn về tính
ổn định chung của dịch vụ.

Nhà Tư vấn Giao dịch hợp tác công-tư sẽ phải hoàn thiện và sau đó triển khai một cơ cấu tổ chức
một dự án hợp tác công-tư PPP để đạt được tối đa các mục tiêu của Chính phủ.

Trách nhiệm của Nhà Tư vấn Giao dịch hợp tác công-tư theo từng giai đoạn

Nhiệm vụ của Nhà Tư vấn Giao dịch hợp tác công-tư được chia làm hai giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Hoàn thiện Cơ cấu tổ chức chi tiết của dự án hợp tác công-tư
 Giai đoạn 2: Hỗ trợ triển khai và hoàn tất giao dịch hợp tác công-tư

Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Dự án Hợp tác công-tư của chính phủ sẽ phải phê duyệt cơ cấu tổ
chức chính thức của dự án vào cuối Giai đoạn 1 trước khi Nhà Tư vấn Giao dịch chuyển tiếp sang
giai đoạn triển khai (Giai đoạn 2).

Giai đoạn 1: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức dự án hợp tác công-tư

Trang 53 / 61
Trong Giai đoạn 1, Nhà Tư vấn Giao dịch được yêu cầu:

 Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc tham vấn với các tổ chức liên quan trong khu
vực công nhằm đạt được đồng thuận về phương pháp tiếp cận; bao gồm, nhưng
không giới hạn trong các bên: Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Văn phòng Thủ tướng, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ
Y tế, và một số ngân hàng thương mại và công ty viễn thông trong nước.
 Xin phê duyệt cơ cấu tổ chức dự án hợp tác công-tư và phương pháp tiếp cận được
đề xuất trước khi chuyển sang giai đoạn triển khai.
 Tổ chức và triển khai một hội thảo với các bên liên quan để giải trình chi tiết phương
án thay thế được đề xuất.

Tham vấn và quản lý các bên liên quan

Chính phủ Việt Nam mong muốn làm việc với tất cả các bên liên quan quan trọng với tham vọng
thu hút sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong Dự án Hệ thống định danh quốc gia. Vào
cuối Giai đoạn 1, Nhà Tư vấn Giao dịch sẽ tổ chức một hội thảo để trình bày các kết quả phân tích
và các khuyến nghị cho công tác triển khai trong Giai đoạn 2. Trong hội thảo này, Nhà Tư vấn Giao
dịch cũng sẽ đệ trình các khuyến nghị về các phương án tài trợ tiềm năng theo hình thức hợp tác
công-tư.

Tài liệu cơ cấu tổ chức dự án hợp tác công-tư chi tiết

Theo kết luận đánh giá và tư vấn, Nhà Tư vấn Giao dịch sẽ chuẩn bị một tài liệu cơ cấu tổ chức
dự án hợp tác công-tư chi tiết. Tài liệu này sẽ trình bày chi tiết cơ cấu giao dịch được đề xuất, bao
gồm cơ chế phân bổ rủi ro và trách nhiệm giữa khu vực công và đối tác tư nhân, công thức thanh
toán chính thức theo mô hình hợp tác công-tư, và tất cả các tiêu chuẩn hiệu quả đầu ra mà đối tác
tư nhân phải đáp ứng theo hợp đồng hợp tác công-tư (PPP), dự kiến bao gồm nhưng không giới
hạn trong:

 Công suất và số lượng yêu cầu, truy vấn hoặc giao dịch dịch vụ định danh điện tử (eID)
 Tốc độ đáp ứng các yêu cầu định danh điện tử (eID)
 Các tiêu chuẩn về tính sẵn sàng và ổn định tối thiểu
 Khả năng hoạt động và kết nối kỹ thuật với các cơ sở dữ liệu hiện hữu theo yêu cầu
 Đào tạo và xây dựng nhận thức cho các bên liên quan trong khu vực công và tư về các
quy trình thủ tục định danh điện tử (eID) và thẩm định và sử dụng các dịch vụ của dự án
 Cac tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn hoạt động cụ thể khác của dự án

Phê duyệt chuyển sang giai đoạn triển khai dự án hợp tác công-tư

Tài liệu ý tưởng chi tiết sẽ được Ủy ban Dự án Hợp tác công-tư của Chính phủ và Văn phòng Thủ
tướng xét duyệt. Phải có được quyết định phê duyệt trước khi Nhà Tư vấn Giao dịch có thể chuyển
sang giai đoạn triển khai (Giai đoạn 2).

Giai đoạn 2: Triển khai giao dịch hợp tác công-tư

Sau khi đã nhận được quyết định phê duyệt vào cuối Giai đoạn 1 để chuyển tiếp sang Giai đoạn
2, Nhà Tư vấn Giao dịch sẽ hỗ trợ Chính phủ quản lý công tác đấu thầu và mua sắm trong giai
đoạn triển khai; bao gồm hỗ trợ quá trình thẩm định trước các nhà thầu tư nhân tiềm năng, chuẩn
bị tất cả các tài liệu cần thiết trong quy trình mua sắm, hỗ trợ Ủy ban Dự án Hợp tác công-tư của

Trang 54 / 61
Chính phủ trả lời các câu hỏi và yêu cầu làm rõ của các nhà thầu, hỗ trợ đánh giá, đàm phán, chốt
và thiết kế các thỏa thuận quản lý và giám sát thực hiện hợp đồng hợp tác công-tư (PPP). Các
nhiệm vụ cụ thể dự kiến bao gồm:

 Thiết kế và soạn thảo hợp đồng dự án hợp tác công-tư


 Soạn thảo Hồ sơ Yêu cầu Năng lực (RfQ) (bao gồm các yêu cầu năng lực tối thiểu).
 Chuẩn bị dự thảo Hồ sơ mời thầu (RfP) cho dự án hợp tác công-tư.
 Trình tất cả các hồ sơ đấu thầu cho Ủy ban Dự án Hợp tác công-tư của Chính phủ
xem xét và phê duyệt.
 Tư vấn để hoàn tất các công việc chuẩn bị cần thiết trước đấu thầu cho dự án hợp tác
công-tư (chuẩn bị địa điểm theo yêu cầu và tiếp cận các cơ sở vật chất, đào tạo cho
các bên liên quan then chốt về triển khai dịch vụ định danh điện tử và các yêu cầu
trong hợp tác công-tư, lập kế hoạch giám sát hoạt động và quản lý hợp đồng hợp tác
công-tư, v.v…)
 Soạn thảo và phát hành Thư mời Bày tỏ quan tâm (REoI) tuyên bố về dự án hợp tác
công-tư (PPP) cung cấp dịch vụ định danh điện tử (eID) sắp triển khai và cơ hội đấu
thầu cho các tổ chức tư nhân, và đánh giá các hồ sơ tham dự nhận được.
 Soạn thảo và phát hành một Biên bản Ghi nhớ Thông tin (InfoMemo) cho dự án hợp
tác công-tư, tóm tắt chính xác các dữ liệu then chốt về cơ cấu dự án cho các nhà đầu
tư tư nhân có quan tâm, cung như tổ chức các Hội nghị Nhà đầu tư hợp tác công-tư.
 Soạn thảo và phát hành Hồ sơ Yêu cầu Năng lực (RfQ) cho dự án hợp tác công-tư,
tiếp nhận và hỗ trợ Chính phủ đánh giá các hồ sơ nhận được.
 Chuẩn bị thanh tra địa điểm tiềm năng (nghĩa là đi khảo sát với bên dự thầu) cho các
điểm đặt trung tâm dữ liệu hoặc các cơ sở vật chất liên kết cần thiết cho dự án, và
chuẩn bị phòng dữ liệu ảo cho các bên dự thầu tư nhân (tức là các dữ liệu về các tài
sản của dự án thí điểm định danh điện tử, các tổ chức thụ hưởng, tạo lập cơ sở dữ
liệu định danh điện tử v.v…).
 Công bố dự thảo hồ sơ mời thầu (RfP) và soạn câu trả lời cho các câu hỏi và yêu cầu
làm rõ của các bên dự thầu (các nhà thầu tư nhân sẽ rà soát toàn bộ dự thảo hợp
đồng hợp tác công-tư, hình thức và các yêu cầu đấu thầu trước khi chốt tất cả các tài
liệu đấu thầu), đồng thời tạo lập một môi trường cho các bên dự thầu có thể tiến hành
soát xét toàn diện (due diligence) trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thầu.
 Phát hành các tài liệu đấu thầu dự án hợp tác công-tư chính thức và tiếp nhận các hồ
sơ thầu kỹ thuật và tài chính chính thức.
 Hỗ trợ Chính phủ thiết lập Ủy ban Chấm thầu dự án hợp tác công-tư.
 Hỗ trợ Ủy ban Đánh giá Kỹ thuật trong việc đánh giá các hồ sơ dự thầu đề xuất kỹ
thuật và pháp lý cho dự án hợp tác công tư, cũng như trong việc công bố kết quả.
 Hỗ trợ đánh giá các hồ sơ dự thầu tài chính và chi phí, và công bố nhà thầu dự án hợp
tác công-tư được lựa chọn.
 Hỗ trợ Chính phủ trong quá trình cập nhật cuối cùng, đàm phán và ký kết hợp đồng
hợp tác công-tư (PPP).
 Hỗ trợ thành lập Đơn vị Quản lý hợp đồng và Giám sát Kết quả thực hiện PPP của
Chính phủ
 Hỗ trợ Chính phủ giám sát tiến độ của công ty trong dự án hợp tác công-tư trong việc
chốt vấn đề tài chính.
 Hỗ trợ Tổ Giám sát hoạt động và Quản lý hợp đồng hợp tác công-tư trong việc giám
sát thực hiện dự án hợp tác công-tư trong suốt quá trình lắp đặt/xây dựng (Chính phủ
Trang 55 / 61
và Đơn vị có mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle) thống nhất chỉ định nhà tư
vấn/kỹ sư giám sát độc lập trong quá trình xây lắp).

Yêu cầu năng lực

Nhà Tư vấn Giao dịch hợp tác công-tư phải chứng minh những năng lực và kinh nghiệm trong các
lĩnh vực sau đây:

 Triển khai giao dịch hợp tác công-tư


 Phân tích tài chính của dự án
 Các dịch vụ Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và Chính phủ điện tử
(eGovernment)
 Rà soát và soạn thảo quy định pháp lý
 Quản lý và giám sát thực hiện hợp đồng hợp tác công-tư (PPP)

Kinh nghiệm của Nhà Tư vấn Giao dịch hợp tác công-tư trong từng lĩnh vực trên sẽ được đánh
giá. Nhà Tư vấn Giao dịch phải có kinh nghiệm sâu rộng về các lĩnh vực Công nghệ thông tin và
truyền thông (ICT) và Chính phủ điện tử (eGovernment) trên khắp thế giới, bao gồm các quốc gia
đang phát triển. Cả các công ty đấu thầu hợp đồng Tư vấn Giao dịch và các cá nhân tham gia dự
án phải chứng minh kinh nghiệm trong các lĩnh vực này.

Trang 56 / 61

You might also like