You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT KHOA HỌC GIÁO DỤC NĂM HỌC 2023 - 2024
TỔ VẬT LÍ - CÔNG NGHỆ - THỂ DỤC Môn: VẬT LÍ (KHỐI 11)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN


Câu 1. Một chất điểm dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 20 cm. Biên độ
dao động của chất điểm là
A. 10 cm. B. -10 cm. C. 20 cm. D. -20 cm.
Câu 2. Một chất điểm dao động điều hoà. Trong 10 dao động toàn phần, chất điểm đi được
quãng đường dài 120 cm. Quỹ đạo dao động của vật có chiều dài là
A. 6 cm. B. 12 cm. C. 3 cm. D. 9 cm.
π
Câu 3. Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình x = 5cos (10πt + ) (cm). Li độ
3
của chất điểm khi pha của dao động bằng (π) là
A. 5 cm. B. -5 cm. C. 2,5 cm. D. -2,5 cm.
Câu 4. Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình li độ theo thời gian là:
π
x = 5√3cos (10πt + ) (cm)
3
Tại thời điểm t = 1 s, li độ của chất điểm có giá trị bằng
A. 2,5 cm. B. −5√3 cm. C. 5 cm. D. 2,5√3 cm.
Câu 5. Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình li độ theo thời gian là:
π
x = 6cos (10πt + ) (cm)
3
π
Li độ của chất điểm khi pha của dao động bằng (− ) là
3
A. 3√3 cm. B. −3 cm. C. 3 cm. D. −3√3 cm.
Câu 6. Một chất điểm M chuyển động đều trên một đường tròn, bán kính R, tốc độ góc ω.
Hình chiếu của M trên đường kính biến thiên điều hoà có
A. biên độ R. B. biên độ 2R. C. pha ban đầu ωt. D. độ dài quỹ đạo 4R.
Câu 7. Phương trình dao động của một vật có dạng:
π
x = −Acos (ωt + ) (cm)
3
Pha ban đầu của dao động là
π π 2π 2π
A. . B. − . C. . D. − .
3 3 3 3
Câu 8. (Câu 34, Đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, lần 2, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020)
Một điểm M chuyển động đều trên một đường tròn với tốc độ 10 cm/s. Gọi P là hình chiếu
của M lên một đường kính của đường tròn quỹ đạo. Tốc độ trung bình của P trong một dao
động toàn phần bằng
A. 6,37 cm/s. B. 5 cm/s. C. 10 cm/s. D. 8,63 cm/s.
Câu 9. (Câu 6, mã đề 201, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2020)
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) với A > 0; ω > 0. Đại lượng
A được gọi là
A. tần số của dao động. B. li độ của dao động.
C. biên độ của dao động. D. chu kì của dao động.

TRANG 1
Câu 10. (Câu 20, mã đề 202, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2020)
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) với A > 0; ω > 0. Đại lượng
x được gọi là
A. tần số của dao động. B. li độ của dao động.
C. biên độ của dao động. D. pha của dao động.
Câu 11. (Câu 18, mã đề 203, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2020)
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) với A > 0; ω > 0. Đại lượng
(ωt + φ) được gọi là
A. pha của dao động. B. chu kì của dao động.
C. li độ của dao động. D. tần số của dao động.
Câu 12. (Câu 7, mã đề 204, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2020)
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) với A > 0; ω > 0. Đại lượng
ω được gọi là
A. pha của dao động. B. tần số góc của dao động.
C. biên độ của dao động. D. li độ của dao động.
Câu 13. (Câu 22, mã đề 001, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2022, lần 1, THPT Kim Liên)
Một vật dao động điều hoà trên trục Ox. Hình bên là đồ
thị biểu diễn li độ (x) của vật theo thời gian (t). Biên độ dao
động của vật là
A. 3 cm. B. 2 cm.
C. 1 cm. D. 4 cm.
Câu 14. (Câu 16, mã đề 169, Đề thi THPT Quốc gia 2016)
Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính 10 cm với tốc độ góc
5 rad/s. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo có tốc độ cực đại

A. 250 cm/s. B. 15 cm/s. C. 50 cm/s. D. 25 cm/s.
Câu 15. Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình li độ theo thời gian là:
π π
x = 10cos ( t + ) (cm)
3 2
Tại thời điểm t, vật có li độ 6 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Sau 9 s kể từ thời điểm t
thì vật đi qua li độ
A. 3 cm và đang hướng về vị trí cân bằng.
B. -3 cm và đang hướng về vị trí biên.
C. 6 cm và đang hướng về vị trí biên.
D. -6 cm và đang hướng về vị trí cân bằng.
Câu 16. Chọn kết luận đúng về dao động điều hòa của con lắc lò xo.
A. Quỹ đạo là đường hình sin. B. Quỹ đạo là một đoạn thẳng.
C. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian. D. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
Câu 17. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về chuyển động của một vật dao động điều
hòa?
A. Khi vật ở vị trí biên, vận tốc của nó cực đại.
B. Khi vật ở vị trí cân bằng, gia tốc của nó cực đại.
TRANG 2
C. Khi vật ở vị trí biên, gia tốc của nó bằng không.
D. Khi vật ở vị trí cân bằng, tốc độ của nó cực đại.
Câu 18. Cho đồ thị li độ - thời gian của một vật dao động
điều hòa như hình vẽ. Thông tin nào dưới đây là đúng?
A. Biên độ của dao động là 10 cm.
B. Tần số của dao động là 10 Hz.
C. Chu kỳ của dao động là 10 s.
D. Tần số góc của dao động là 0,1 rad/s.
Câu 19. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos5t (cm) (t tính bằng s). Tốc độ
của vật khi đi qua vị trí cân bằng là
A. 50 cm/s. B. 20 cm/s. C. 100 cm/s. D. 80 cm/s.
Câu 20. (Câu 16, mã đề 121, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2021, lần 1, Chuyên SP)
π
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 2cos (πt − ) (cm), trong đó t tính bằng
6
s. Tốc độ cực đại của vật là
A. 2π cm/s. B. 4π cm/s. C. 2 cm/s. D. π cm/s.
Câu 21. (Câu 5, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2020, lần 2, Chuyên ĐH Vinh)
Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Gia tốc của vật được tính
bằng công thức
A. a = −ω2 Acos(ωt + φ). B. a = −ω2 Asin(ωt + φ).
C. a = −ωAcos(ωt + φ). D. a = −ωAsin(ωt + φ).
Câu 22. (Câu 23, mã đề 001, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2021, lần 1, THPT Kim Liên)
Một vật dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn li độ x theo
thời gian t như hình bên. Chu kì dao động của vật là
A. 0,06 s. B. 0,12 s.
C. 0,1 s. D. 0,05 s.
Câu 23. (Câu 6, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Vận tốc của vật được tính
bằng công thức
A. v = ω2 Acos(ωt + φ). B. v = ωAsin(ωt + φ).
C. v = −ω2 Acos(ωt + φ). D. v = −ωAsin(ωt + φ).
Câu 24. (Câu 19, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Véctơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn
A. hướng ra xa vị trí cân bằng. B. cùng hướng chuyển động.
C. hướng về vị trí cân bằng. D. ngược hướng chuyển động.
Câu 25. (Câu 22, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị
biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc
của dao động là
A. 10 rad/s. B. 10π rad/s.
C. 5π rad/s. D. 5 rad/s.
Câu 26. (Câu 17, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
TRANG 3
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Véctơ gia tốc của vật
A. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật.
B. có độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của vật.
C. luôn hướng ngược chiều chuyển động của vật.
D. luôn hướng theo chiều chuyển động của vật.
Câu 27. (Câu 27, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v theo thời gian t của một vật dao
động điều hòa. Phương trình dao động của vật là
3  40  
A. x  cos  t    cm .
8  3 6
2,5
3  20  
B. x  cos  t    cm .
4  3 6
3  40  
C. x  cos  t    cm .
8  3 6 T
2
3  20  
D. x  cos  t    cm .
4  3 6
Câu 28. Một chất điểm dao động điều hòa. Khi vật đi qua vị trí có li độ là x1 = 3 cm thì vận
tốc của vật là v1 = 40 cm/s. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của vật là v2 = 50 cm/s.
Biên độ dao động của chất điểm là
A. 2,5 cm. B. 5 cm. C. 10 cm. D. 7,5 cm.
Câu 29. Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi đi qua vị trí cân bằng, tốc độ
của chất điểm là 40 cm/s, còn tại vị trí biên gia tốc của vật có độ lớn là 200 cm/s2. Biên độ dao
động của chất điểm là
A. 4 cm. B. 5 cm. C. 8 cm. D. 10 cm.
Câu 30. Một vật có khối lượng 400 g chịu tác dụng của một lực có dạng F = −0,8cos5t (N)
nên dao động điều hòa. Biên độ dao động của vật là
A. 32 cm. B. 20 cm. C. 12 cm. D. 8 cm.
Câu 31. (Câu 11, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao
động điều hòa với chu kì là
k m m k
A. 2π√ . B. 2π√ . C. √ . D. √ .
m k k m

Câu 32. (Câu 12, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao
động điều hòa với tần số góc là
k m m k
A. 2π√ . B. 2π√ . C. √ . D. √ .
m k k m

Câu 33. (Câu 12, mã đề 003, Đề thi thử THPT Quốc gia 2020, lần 1, THPT Kim Liên)

TRANG 4
Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100 g và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa với
chu kì 0,2 s. Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo là
A. 50 N/m. B. 200 N/m. C. 100 N/m. D. 62,8 N/m.
Câu 34. (Câu 2, Đề thi tham khảo, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023)
Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = Acos(ωt + φ). Khi vật
đi qua vị trí cân bằng thì độ lớn gia tốc của vật có giá trị là
A. ωA. B. 0,5A. C. ω2A. D. 0.
Câu 35. (Câu 5, Đề thi tham khảo, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023)
Hai dao động điều hòa cùng tần số có pha ban đầu là φ1 và φ2. Hai dao động này cùng pha
khi
A. φ2 − φ1 = (2n + 1)π với n = 0, ±1, ±2, …
B. φ2 − φ1 = 2nπ với n = 0, ±1, ±2, …
1
C. φ2 − φ1 = (2n + ) π với n = 0, ±1, ±2, …
5
1
D. φ2 − φ1 = (2n + ) π với n = 0, ±1, ±2, …
3
Câu 36. (Câu 13, Đề thi tham khảo, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023)
Một con lắc lò xo đang dao động điều hoà theo phương nằm ngang. Mốc thế năng ở vị trí
cân bằng. Khi nói về cơ năng của con lắc, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương của biên độ dao động.
B. Cơ năng của con lắc bằng động năng cực đại của con lắc.
C. Cơ năng của con lắc bằng thế năng cực đại của con lắc.
D. Cơ năng của con lắc tỉ lệ nghịch với bình phương của biên độ dao động.
Câu 37. (Câu 26, Đề thi tham khảo, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023)
Ở một nơi trên mặt đất, con lắc đơn có chiều dài ℓ dao động điều hoà với chu kì T. Cũng tại

nơi đó, con lắc đơn có chiều dài dao động điều hoà với chu kì là
4
T T
A. . B. 4T. C. . D. 2T.
4 2
Câu 38. (Câu 19, mã đề 001, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2022, lần 1, THPT Kim Liên)
Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hoà theo phương ngang với
phương trình x  Acos t . Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
1 1
A. m2A2 . B. A 2 . C. mA 2 . D. m2 A 2 .
2 2
Câu 39. (Câu 19, mã đề 001, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2022, lần 3, THPT Kim Liên)
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 40 N/m dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm
ngang với biên độ 6 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
A. 0,018 J. B. 0,036 J. C. 0,012 J. D. 0,072 J.
Câu 40. (Câu 23, mã đề 001, Đề khảo sát Tốt nghiệp THPT 2022, Sở GD&ĐT Hà Nội)
Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang có biên độ bằng 3 cm, cơ năng
bằng 0,18 J. Động năng của vật khi nó đi qua vị trí có li độ x = -1 cm bằng
A. 0,12 J. B. 0,16 J. C. 0,06 J. D. 0,15 J.
Câu 41. (Câu 24, Đề thi tham khảo, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2022)

TRANG 5
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m. Khi con lắc dao động điều
hoà với biên độ 4 cm thì động năng cực đại của con lắc là
A. 0,25 J. B. 0,08 J. C. 0,32 J. D. 0,04 J.
Câu 42. (Câu 29, mã đề 001, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2022, lần 2, THPT Kim Liên)
Một vật nhỏ có khối lượng 1 kg dao động điều hòa với phương trình x  Acos  t    .
Mốc thế năng tại vị trí cân bằng, lấy π2 = 10. Biết thế năng của vật biến thiên theo biểu thức
 
Wt  0,1cos  4t    0,1 (J). Phương trình dao động của vật có dạng là
 2
   
A. x  10cos  4t   (cm). B. x  10cos  2t   (cm).
 4  4
   
C. x  10cos  4t   (cm). D. x  10cos  2t   (cm).
 4  4
Câu 43. (Câu 25, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo có độ cứng 20 N/m đang dao động điều hòa với chu

kì 2 s. Khi pha của dao động là thì vận tốc của vật là 20 3 cm/s . Lấy π2 = 10. Khi vật đi
2
qua vị trí có li độ 3π (cm) thì động năng của con lắc là
A. 0,36 J. B. 0,72 J. C. 0,03 J. D. 0,18 J.
Câu 44. (Câu 29, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2022, lần 2, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)
Hai con lắc lò xo giống hệt nhau. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa cùng pha
với biên độ lần lượt là 3A và A. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của hai con lắc. Khi
động năng của con lắc thứ nhất là 0,72 J thì thế năng của con lắc thứ hai là 0,24 J. Khi thế năng
của con lắc thứ nhất là 0,18 J thì động năng của con lắc thứ hai là bao nhiêu?
A. 0,30 J. B. 0,32 J. C. 0,08 J. D. 0,31 J.
Câu 45. (Câu 3, mã đề 204, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2021)
Một con lắc đơn có chiều dài , đang dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g.

Đại lượng T  2 được gọi là


g
A. pha ban đầu của dao động. B. tần số góc của dao động.
C. tần số của dao động. D. chu kì của dao động.
Câu 46. (Câu 24, mã đề 201, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2023)
Một con lắc đơn có chiều dài 1,00 m, dao động điều hoà tại nơi có g = 9,80 m/s2. Tần số
góc dao động của con lắc là
A. 0,319 rad/s. B. 0,498 rad/s. C. 3,13 rad/s. D. 9,80 rad/s.
Câu 47. (Câu 28, mã đề 202, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2022)
Một con lắc đơn có chiều dài không đổi đang dao động điều hoà. Nếu ở nơi có gia tốc trọng
trường g1 = 9,68 m/s2 thì chu kì dao động của con lắc là T1 = 2 s. Nếu ở nơi có gia tốc trọng
trường g2 = 9,86 m/s2 thì chu kì dao động của con lắc là T2. Giá trị T2 là
A. 1,96 s. B. 1,98 s. C. 2,04 s. D. 2,02 s.
Câu 48. (Câu 30, mã đề 003, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2020, lần 1, THPT Kim Liên)
TRANG 6
Để đo chiều dài của một dãy phòng học, do không có thước để đo trực tiếp, nên một học
sinh đã làm như sau: Lấy một cuộn dây chỉ mảnh, không dãn, căng và đo lấy một đoạn bằng
chiều dài của dãy phòng, sau đó gấp đoạn chỉ đó làm 74 phần bằng nhau. Dùng một con lắc
đơn có chiều dài dây treo bằng chiều dài của một phần vừa gấp, kích thích cho con lắc dao
động với biên độ góc nhỏ thì thấy con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần trong 18 giây.
Lấy g = 9,8 m/s2. Dãy phòng học mà bạn học sinh đo được có chiều dài gần nhất với kết quả
nào sau đây?
A. 70 m. B. 80 m. C. 50 m. D. 60 m.
Câu 49. (Câu 22, mã đề 201, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2023)
Dao động cưỡng bức có
A. biên độ không đổi theo thời gian.
B. biên độ giảm dần theo thời gian.
C. tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. tần số lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
Câu 50. (Câu 7, mã đề 203, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2023)
Dao động tắt dần có
A. cơ năng không đổi theo thời gian. B. biên độ không đổi theo thời gian.
C. biên độ tăng dần theo thời gian. D. cơ năng giảm dần theo thời gian.
Câu 52. (Câu 5, mã đề 201, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2022)
Một hệ đang dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
D. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi.
Câu 53. (Câu 20, mã đề 202, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2022)
Một hệ đang dao động tắt dần. Cơ năng của hệ
A. giảm dần theo thời gian. B. tăng dần rồi giảm dần theo thời gian.
C. là đại lượng không đổi. D. tăng dần theo thời gian.
Câu 54. (Câu 4, mã đề 001, Đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2022 lần 3, THPT Kim Liên)
Bộ phận giảm xóc của xe là ứng dụng của
A. dao động tắt dần. B. dao động cưỡng bức.
C. dao động tự do. D. dao động duy trì.
Câu 55. (Câu 4, Đề thi minh họa, Kì thi Tốt nghiệp THPT 2021)
Có một câu chuyện về một giọng hát ôpêra cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy tinh
để gần. Đó là kết quả của hiện tượng nào sau đây?
A. Cộng hưởng điện. B. Dao động tắt dần.
C. Dao động duy trì. D. Cộng hưởng cơ.
Câu 56. (Câu 14, mã đề 201, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2021)
Khi một con lắc lò xo đang dao động tắt dần do tác dụng của lực ma sát thì cơ năng của con
lắc chuyển hóa dần thành
A. điện năng. B. quang năng. C. hóa năng. D. nhiệt năng.

TRANG 7
Câu 57. (Câu 2, mã đề 202, Đề thi Tốt nghiệp THPT 2021)
Một con lắc đơn đang dao động tắt dần trong không khí. Lực nào sau đây làm dao động của
con lắc tắt dần?
A. Trọng lực của vật. B. Lực căng của dây treo.
C. Lực cản của không khí. D. Lực đẩy Ác-si-mét của không khí.
Câu 58. (Câu 18, Đề thi tham khảo, lần 1, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020)
Một con lắc lò xo đang thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực cưỡng
bức với phương trình F = 0,25cos4πt(N) (t tính bằng s). Con lắc dao động với tần số góc là
A. 4π rad/s. B. 0,5 rad/s. C. 2π rad/s. D. 0,25 rad/s.
Câu 59. (Câu 31, Đề thi tham khảo, lần 2, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020)
Tác dụng vào hệ dao động một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn
có biên độ không đổi nhưng tần số f thay đổi được. Ứng với một
giá trị của f thì hệ sẽ dao động cưỡng bức với biên độ A. Hình bên
là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của A vào f. Chu kì dao động
riêng của hệ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,15 s. B. 0,35 s.
C. 0,45 s. D. 0,25 s.
Câu 60. (Câu 24, mã đề 001, Đề thi tham khảo, Kỳ thi THPT Quốc gia 2019)
Thực hiện thí nghiệm về dao động cưỡng bức như hình vẽ bên.
Năm con lắc đơn: (1), (2), (3), (4) và M (con lắc điều khiển) được
treo trên một sợi dây. Ban đầu hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng.
Kích thích M dao động nhỏ trong mặt phẳng vuông góc với mặt
phẳng hình vẽ thì các con lắc còn lại dao động theo. Không kể M,
con lắc dao động mạnh nhất là
A. con lắc (2). B. con lắc (1). C. con lắc (3). D. con lắc (4).
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Một vật dao động điều hoà có đồ thị li độ - thời gian
được cho như hình vẽ.
a) Xác định biên độ và chu kỳ của dao động.
b) Viết phương trình li độ, phương trình vận tốc và
phương trình gia tốc của vật.
c) Xác định li độ, vận tốc và gia tốc của vật tại thời
điểm t = 3,50 s.
d) Tìm vận tốc của vật khi nó có li độ 20,0 cm.
Bài 2. Một xe chạy trên đệm khí được mắc vào lò xo nhẹ có một đầu cố định như hình vẽ.
Khối lượng của xe là 0,12 kg và xe dao động với biên độ 0,0750 m. Khi qua vị trí cân bằng,
xe có tốc độ là 0,524 m/s. Hãy xác định:
a) Độ cứng của lò xo.
b) Gia tốc của xe khi nó ở biên dương.
c) Cơ năng dao động của xe.
d) Vị trí mà tại đó xe có động năng gấp đôi thế năng.

TRANG 8
Bài 3. Một nguyên tử trong tinh thể dao động điều hoà với tần số 1,0.1014 Hz. Biên độ dao
động của nguyên tử đó là 2,0.10-12 m. Xác định:
a) Tốc độ cực đại của nguyên tử.
b) Gia tốc cực đại của nguyên tử.
Bài 4. Cho hai dao động điều hoà (1) và (2) có đồ thị
li độ - thời gian như hình vẽ. Hãy xác định:
a) Biên độ, chu kỳ, tần số của mỗi dao động.
b) Độ lệch pha của hai dao động tính theo đơn vị
độ và rađian.
Bài 4. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Biết rằng trong quá trình dao động, tỉ số giữa độ lớn
7
lực đàn hồi lớn nhất và nhỏ nhất là , biên độ dao động là 10 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính tần số
3
dao động của vật.
Bài 5. Một con lắc đơn gồm vật nhỏ treo vào sợi dây
có chiều dài 2,23 m tại nơi có gia tốc trọng trường g.
Đồ thị vận tốc – thời gian của vật nhỏ khi con lắc
dao động như hình vẽ. Xác định:
a) Gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc.
b) Gia tốc cực đại của vật.
c) Li độ của vật tại thời điểm t = 2,00 s.
Bài 6. Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng
cách khảo sát sự phụ thuộc của chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn
vào chiều dài của con lắc. Từ kết quả thí nghiệm, học sinh này vẽ đồ thị
biểu diễn sự phụ thuộc của T2 vào chiều dài ℓ của con lắc như hình vẽ. Học
sinh này xác định được góc α = 760. Lấy ℼ ≈ 3,14. Theo kết quả thí nghiệm
thì gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm là bao nhiêu?
Bài 7. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi động năng theo li độ của một vật dao
động điều hoà có chu kỳ 0,12 s. Xác định:
a) Khối lượng của vật.
b) Thế năng khi vật ở vị trí có li độ x = 1 cm.
c) Vị trí mà tại đó động năng bằng thế năng.
Bài 8. Tháng 4 năm 1983, một lữ đoàn lính diễu hành bước đều qua cầu treo Broughton của
Anh. Theo các ghi chép vào thời điểm đó, cây cầu đã bị phá huỷ làm nhiều người rơi xuống
nước. Hãy cho biết lí do gây ra tai nạn trên và cách phòng tránh sự cố tái diễn.
Bài 9. Một con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang. Cứ sau mỗi chu kì biên
độ giảm 2%. Gốc thế năng tại vị trí của vật mà lò xo không biến dạng. Phần trăm cơ năng của
con lắc bị mất đi trong hai dao động toàn phần liên tiếp có giá trị bằng bao nhiêu?
Bài 10. Một con lắc đơn dài 44 cm được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động
mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của đường ray. Hỏi tàu sẽ chạy thẳng đều với tốc độ
bằng bao nhiêu thì biên độ dao động của con lắc sẽ lớn nhất? Cho biết chiều dài của mỗi đường
ray là 12,5 m. Lấy g = 9,8 m/s2.
-----------Hết------------
TRANG 9

You might also like